Quyển 1 - Chương 1: Phân tán địch, tập trung ta, Thái Sơn áp đỉnh
Đường Nhạn Sinh
29/03/2014
"Binh pháp Tôn Tử" đã chỉ ra: "... Ta tập trung, địch phân tán. Ta tập
trung một, địch phân tán mười, lấy mười đánh một, ắt rằng ta đông, địch
ít...". Phân tán, phân hóa địch, thế địch tự nhiên biến thành yếu ớt,
tập trung lực lượng của ta đối phó với sự yếu nhỏ của quân địch, ưu thế
lấy đá chọi trứng đã được hình thành. Đây chính là cơ mưu "Phân tán
địch, tập trung ta, Thái Sơn áp đỉnh".
Nhìn lại lịch sử từ xưa tới nay, trong các đế vương phong kiến, có người theo kế đó mà thành nghiệp lớn, trong thương trường hiện đại cũng có người dựa vào kế đó mà làm lũng loạn đối phương.
Trong phần mở đầu cuốn "Tam quốc diễn nghĩa" một bộ sách đứng đầu trong "Tứ đại kỳ thư" có một câu khiến người đọc nhớ mãi: "Thiên hạ đại thế (thế lớn trong thiên hạ), phân lâu tất sẽ hợp, hợp rồi tất lại phân". Cứ theo sự phát triển của Trung Quốc thì dường như nó rất ứng nghiệm với câu danh ngôn từ ngàn xưa này.
Thời Xuân Thu chiến quốc, quần hùng cát cứ tranh giành lẫn nhau, đất nước năm bè bảy mảng. Sau đó bị nước Tần tiêu diệt dần dần, thiên hạ thống nhất. Những năm cuối triều Tần, thiên hạ lại một lần nữa đại loạn. Sở, Hán tương chiến, khói lửa liên miên, kết quả lại bị triều Hán thống nhất. Sau mấy trăm năm, triều đình nhà Hán suy tàn, quần hùng lại nổi lên, tranh giành thiên hạ, thế là cục diện chia ba chân vạc đối chọi nhau, ngũ hồ, thập lục quốc, nam bắc tranh giành, kéo dài tới 400 năm. Cho đến năm 581, Dương Kiên Tùy Văn Đế tài năng suất chúng, khống chế quần hùng, lại một lần nữa khiến nước Hoa Hạ trở về với cục diện hòa bình, thiên hạ hợp nhất.
Từ câu "Thiên hạ đại thế" trải qua thảm họa chiến tranh, hỗn loạn, chia rẽ hàng trăm năm, Tùy Văn Đế đã thống nhất đất nước âu cũng là thuận ý người, hợp ý trời. Nhưng chúng ta muốn nói rằng, trong tính tất nhiên có tính ngẫu nhiên, bất cứ hiện thực tất nhiên nào của lịch sử cũng đều là kết quả nỗ lực hết sức gian khổ của một vài nhân vật lịch sử ngẫu nhiên nào đó. Đại nghiệp thống nhất Trung Quốc, tại sao lại do một Thừa tướng Bắc Chu Dương Kiên mà không phải là hoàng đế Bắc Chu - Vũ Văn Vân hoặc là hoàng đế Nam triều Trần Thúc bảo...
Tùy Văn Đế Dương Kiên đã nỗ lực cực khổ muôn phần để hoàn thành đại nghiệp thống nhất đất nước; như vậy bước thứ nhất của ông ta là sử dụng kế sách: "phân tán địch, tập trung ta, Thái Sơn áp đỉnh". Từ vị trí là Thừa tướng triều Bắc Chu, ông đã nhảy sang vị trí ngôi báu của hoàng đế triều Tùy.
Năm 577, khi Chu Vũ Đế, hoàng đế cuối cùng của triều Bắc Chu - một triều đại cuối cùng ở phương bắc, hậu kỳ Nam bắc triều qua đời, Chu Tuyên Đế - Vũ Văn Vân lên kế vị. Như vậy sau khi trải qua thời gian dài chiến tranh chia cắt, toàn quốc thống nhất, hòa bình trở lại, hợp với xu hướng của tình thế và không có gì có thể hợp với lòng người hơn. Nếu có thể nhận biết đúng tình thế, hăng hái muốn giúp nước, chắc chắn vinh quang thống nhất thiên hạ sẽ thuộc về Vũ Văn Vân. Đáng tiếc rằng Vũ Văn Vân không có chí lớn lại hoang dâm vô độ. Đối với cái chết của Chu Vũ Đế, ông ta không những không buồn rầu, đăm chiêu mà còn cầm cây gậy gỗ đến gõ vào quan tài và nói: "ông chết thật là quá muộn màng!". Quan tài còn chưa kịp chôn xuống đất, ông ta đã bức hiếp các phi tần của Vũ Đế. Lên ngôi không lâu, ông ta lập tức tuyển chọn các mỹ nữ từ khắp nơi trong thiên hạ. Thậm chí đối với cả vợ con của các đại thần cũng ép bắt giữ ở lại với ông ta. Ông ta còn tàn sát bừa bãi, dám giết những trung thần thân thích đã hết lòng khuyên ngăn ông ta. Thế là thiên hạ bất bình, lòng người chia rẽ.
Chu Tuyên Đế lên ngôi được một năm, nhưng vì phóng túng dâm lạc, không muốn thiết triều nghị chính, bèn đem ngôi báu giao cho con trai là Vũ Văn Xiển mới gần bảy tuổi. Không lâu sau, vì tửu sắc vô độ, bệnh tật khắp người, dùng thuốc kích thích rồi bệnh nặng, đột ngột qua đời.
Trong vương triều này, có một đại thần nhiều cơ mưu, ấp ủ chí lớn tên là Dương Kiên. Dương Kiên được phong là Tùy Quốc công, là Thừa tướng triều Bắc Chu. Nhận thấy hoàng đế đương triều mới chỉ 8 tuổi, liền giả tạo ra di chiếu của Vũ Văn Vân lúc lâm chung, lấy danh nghĩa giúp triều đình để nắm toàn bộ quốc gia đại sự.
Dương Kiên hiểu sâu biết rộng, thống nhất đất nước tuy là xu thế chung, nhưng họ hàng thân thích của nhà Chu không cam tâm để toàn quyền cho người khác, những trung thần hảo thủ không dễ hòa nhập vào khuôn mẫu của ông ta, vì vậy những người tài giỏi mưu lược tất sẽ phải gặp nhau trước khi chống chọi ác liệt. Giả sử như khiến địch phân hóa từ mạnh biến thành yếu có hiệu quả thì quân ta tất sẽ từ yếu biến thành mạnh, hình thành lên hình thế Thái Sơn áp đỉnh, và giành được ngôi vị hoàng đế một cách nhanh chóng, thuận lợi. Sau đó mấu chốt quan trọng là thống nhất đất nước.
Thế là Dương Kiên vừa mới bắt đầu phụ giúp triều chính, liền "cải cách lại chính sách tàn khốc của Tuyên Đế" và chính mình "tự thân thực hiện tiết kiệm" nên đã giành được sự quy tụ của thiên hạ, cuối cùng đã gần như đoàn kết được tất cả các lực lượng của địa phương, khiến ông nắm được triều chính của nhà Chu, quyền lực của ông nhanh chóng được tăng cường.
Đương nhiên, hoạt động giành quyền trong các việc chính sự của cung đình có biến đổi, nhưng điểm then chốt còn ở chỗ đối sách lực lượng của nội bộ trong triều đình. Chính vì vậy mà Dương Kiên một mặt trọng dụng những nghĩa sĩ ở Sơn Đông như Lý Đức Lâm, Cao Dĩ để hình thành một tập đoàn quân sự chính trị vững chắc mà lấy chính mình làm trung tâm. Đồng thời ông ta còn có thể phân hóa, làm tan rã thế lực của quân địch.
Chu Tuyên Đế Vũ Văn Vân có sáu người em. Người em lớn nhất là Vũ Văn Tán đã đủ tuổi làm quan, tính tình phóng túng lại ngu đần, nhưng Dương Kiên lại để anh ta làm hữu Thừa tướng, một vị trí trụ cột của đất nước. Tuy chẳng có quyền bính gì, nhưng ngược lại bổng lộc thì hậu hĩnh. Còn năm người em kia của Chu Tuyên Đế còn nhỏ tuổi, không thể đưa vào triều nhưng tất cả đều được đãi ngộ hết sức chu đáo.
Hữu Thừa tướng Vũ Văn Tán lúc thiết triều cứ có cơ hội lại thường bàn chuyện thiên hạ đại sự cùng với Chu Tĩnh Đế Vũ Văn Xiển. Vũ Văn Tán là chú của Chu Tĩnh Đế, Tĩnh Đế đương nhiên nghe nhiều mà nói ít. Dương Kiên rất sợ hai người có mưu cơ gì bí mật không có lợi cho mình bèn sai Lưu Phảng mang những ả đào xinh đẹp tặng cho Vũ Văn Tán. Vũ Văn Tán tuổi nhỏ nhưng hiếu sắc, được tặng mỹ nữ nên lòng vui mừng hớn hở coi Lưu Phảng như người tri âm tri kỷ. Lưu Phảng thấy vậy liền khuyên nhủ Vũ Văn Tán: "Thừa tướng là em lớn nhất của tiên đế, nay đã thu phục được lòng dân. Vũ Văn Xiển tuổi còn nhỏ không biết gì, đâu thể đảm nhận được trọng trách giang sơn. Nay vì tiên đế vừa qua đời, quần thần chưa ổn định, chính ra không nên gây trở ngại mà trước hết ngài nên yên tĩnh trong dinh phủ của mình, đợi khi mọi chuyện trở lại ổn định, lúc đó sẽ ngồi vào ngôi vị hoàng đế. Đó chính là thượng sách." Vũ Văn Tán nghe vậy tin tưởng và cho rằng đúng, liền cả ngày chỉ ở trong dinh thự của mình cùng với mỹ nữ uống rượu hưởng lạc không còn nghĩ tới việc thiên hạ đại sự nữa. Năm người chú của Chu Tĩnh Đế tuy ngu dốt, không biết gì nhưng nếu không bị phân tán thì quyền lực của họ sẽ rất mạnh có thể "hô vân hoán vũ", khi đó Dương Kiên sẽ không thể đối đầu với họ được, cùng với việc Vũ Văn Tán khi lên thiết triều thường bàn bạc việc thời cuộc đại sự với Chu Tĩnh Đế. Tất cả những mối nguy hiểm đó nếu hợp lại sẽ thành đối thủ lớn đe dọa Dương Kiên. Thế nhưng, Dương Kiên lại không ngừng sử dụng kế sách mềm hóa khiến kẻ địch trở thành bạn hữu. Cuối cùng ông khống chế được năm kẻ địch trong tay của mình và kết giao "bạn hữu" với họ. Từ đó đã nhanh chóng hình thành kế sách Thái Sơn áp đỉnh.
Lực lượng đôi bên rõ ràng có lợi cho Dương Kiên, ông ta đã đưa ra kế sách chu đáo muôn phần, lại còn tiếp tục phân hóa lực lượng yếu ớt của địch. Khi mà những binh sĩ quan trọng đã nắm trong tay thì phân tán năm vua ra phụ thuộc của các địa phương: Triệu Vương, Trần Vương, Việt Vương, Đại Vương và Đằng Vương. Nếu như không ổn định chỗ của năm vương này thì tình hình chính sự trong cung đình có thay đổi. Cho dù là thành công thì chiến tranh quân sự trên một qui mô lớn cũng là khó có thể tránh khỏi. Vì vậy Dương Kiên lợi dụng con gái của Triệu Vương Vũ Văn Chiếu được gả cho thủ lĩnh Đột Quyết lệnh cho năm vương cùng ra kinh thành đưa tiễn. Năm vương không biết đó là kế sách liền cùng nhau vâng lệnh rời xa phong địa của mình. Dương Kiên lập tức giam lỏng năm vương ở kinh sư, càng không muốn thả hổ về rừng. Năm kẻ địch lớn mạnh này hóa ra là vô hình.
Ngoài ra Dương Kiên còn thông báo cho Đột Quyết, Nam và triều Trần, ổn định nơi ở sau đó đến lương thực, cho dù ở phương diện nào cũng phải phòng thủ nghiêm ngặt và ngăn chặn những cái chốt chân chính của kẻ địch để dành được khả năng trợ giúp bên ngoài.
Như vậy Dương Kiên đã ổn định được việc cướp đoạt nhà Chu, tạo điều kiện chín muồi cho triều Tùy.
Ý đồ cướp đoạt ngôi nhà Chu của Dương Kiên ngày càng rõ rệt. Năm 580, đại thần thân thích của nhà Chu gặp tổng quản Uất Trì Quýnh, mọi người không cam để nhà Chu bị tiêu diệt, quyền hành bị thao túng nên đã xuất binh đánh Dương Kiên. Nhưng Uất Trì Quýnh sớm ở vào tình thế đơn độc nên nội trong 68 ngày ngắn ngủi binh sĩ bị bại trận rồi.
Tháng 2 năm 581, Dương Kiên ép Chu Tĩnh Đế nhường ngôi, thuận tiện cho việc lên ngôi lập quốc của hoàng đế triều Tùy. Đại đa số các đế vương phong kiến đều ăn không ngồi rồi, là những người không có tài năng, rất ít người có tài. Hãy xem, những vị vua dựng nước thường là mưu kế hơn người. Tùy Văn Đế cũng thế, chẳng hề có chiến tranh mà dễ dàng giành được ngôi vị hoàng đế. Sau khi giành được ngôi vị hoàng đế thì có thể dựng nước, thống nhất đất nước.
Tùy Văn Đế giành được thành công ở ngôi vị hoàng đế, vấn đề mấu chốt là ở chỗ ông ta có khả năng biết đoàn kết, biết cô lập kẻ địch, chẳng qua ông đã sử dụng kế sách "phân tán địch, tập trung ta, Thái Sơn áp đỉnh".
Trong kinh doanh thương trường, mưu kế "phân tán địch, tập trung ta, Thái Sơn áp đỉnh" trên thực tế chính là một qui tắc cơ bản của chiến lược: "Tập trung được lực lượng chính là điểm để ta có thể dẫn đầu". (B.D. Charderlin), một mặt mong cho đối thủ cạnh tranh phân tán khắp nơi, mặt khác tập trung vốn nhân lực, nguyên liệu vốn có hạn của mình vào một chỗ, đã dẫn đầu lại càng dẫn đầu. Cụ thể là tìm điểm yếu nhất trong kẽ hở của đối thủ để đột phá, chọn địa điểm và thời cơ có lợi nhất, làm tan rã liên minh của đối thủ việc này đòi hỏi phải dùng kế sách Thái Sơn áp đỉnh, nhất loạt làm tan rã đối thủ, thuận lợi cho việc chiếm lĩnh thị trường một cách vững chắc.
Vào thập niên 70, công ty Philip Moris thấy tình hình của công ty thuốc lá lập ra rất nhiều, biết rõ rằng để giành được ưu thế trong các mặt như phục vụ, hương vị thuốc, bao bì là hoàn toàn không hy vọng, nên đã sử dụng kế sách "phân tán địch, tập trung ta, Thái Sơn áp đỉnh", dứt khoát tập trung toàn bộ vào việc Tuyên truyền, quảng cáo nguyên liệu để đi tới một điểm: dốc hết tất cả sức lực để khai phá và Tuyên truyền loại xì gà có hàm lượng nicotin thấp. Sau đó tung loại thuốc lá này ra thị trường, còn những loại thuốc lá có hàm lượng nicotin cao có nguy cơ khiến người ta bị bệnh ung thư đang dùng trên thị trường, khi mà tất cả các loại thuốc lá thơm này bị giảm trên thị trường thì thị trường của công ty chiếm độc tôn và không ngừng phát triển. Vậy vì cớ gì? Các công ty khác đều phân tán các mặt như chế biến thuốc, các trình tự tiêu thụ thuốc, kết quả là mặt nào cũng đều yếu về lực lượng. Thế mà công ty Moris đã khắc phục được nhược điểm đó và đã giành được tiếng thơm, đương nhiên sẽ giành được thành công.
Trong ngành máy tính trên thế giới hiện nay, Nhật Bản cũng gia nhập vào ngành điện toán với thái độ thận trọng...
Nguyên nhân là như thế nào? Vào đầu những năm 50, chính phủ Nhật Bản đã nhận thấy rằng, Nhật Bản là một quốc gia có mật độ dân số đông, đất đai hạn hẹp, tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, nên đã quyết định đưa ra chiến lược "xây dựng một đất nước khoa học, kỹ thuật". Dùng tài nguyên có hạn đó để tập trung phân bổ cho sự nghiệp máy tính. Như vậy, nước Mỹ tuy có thực lực hùng hậu, nguồn lực tăng mạnh, nhưng do lực lượng phân tán, lại luôn ở vị trí dẫn đầu, nhưng trong ngành khoa học kỹ thuật cao then chốt này dần dần như con ngựa mất móng, lại đối mặt với một binh lực ưu thế của Nhật Bản nên ngày càng rơi vào tình thế "lực bất tòng tâm", chạy ngược chạy xuôi. Hiển nhiên, người Nhật, trên một chiến lược vĩ mô đã chọn kế sách "Phân tán địch, tập trung ta, Thái Sơn áp đỉnh".
Nhìn lại lịch sử từ xưa tới nay, trong các đế vương phong kiến, có người theo kế đó mà thành nghiệp lớn, trong thương trường hiện đại cũng có người dựa vào kế đó mà làm lũng loạn đối phương.
Trong phần mở đầu cuốn "Tam quốc diễn nghĩa" một bộ sách đứng đầu trong "Tứ đại kỳ thư" có một câu khiến người đọc nhớ mãi: "Thiên hạ đại thế (thế lớn trong thiên hạ), phân lâu tất sẽ hợp, hợp rồi tất lại phân". Cứ theo sự phát triển của Trung Quốc thì dường như nó rất ứng nghiệm với câu danh ngôn từ ngàn xưa này.
Thời Xuân Thu chiến quốc, quần hùng cát cứ tranh giành lẫn nhau, đất nước năm bè bảy mảng. Sau đó bị nước Tần tiêu diệt dần dần, thiên hạ thống nhất. Những năm cuối triều Tần, thiên hạ lại một lần nữa đại loạn. Sở, Hán tương chiến, khói lửa liên miên, kết quả lại bị triều Hán thống nhất. Sau mấy trăm năm, triều đình nhà Hán suy tàn, quần hùng lại nổi lên, tranh giành thiên hạ, thế là cục diện chia ba chân vạc đối chọi nhau, ngũ hồ, thập lục quốc, nam bắc tranh giành, kéo dài tới 400 năm. Cho đến năm 581, Dương Kiên Tùy Văn Đế tài năng suất chúng, khống chế quần hùng, lại một lần nữa khiến nước Hoa Hạ trở về với cục diện hòa bình, thiên hạ hợp nhất.
Từ câu "Thiên hạ đại thế" trải qua thảm họa chiến tranh, hỗn loạn, chia rẽ hàng trăm năm, Tùy Văn Đế đã thống nhất đất nước âu cũng là thuận ý người, hợp ý trời. Nhưng chúng ta muốn nói rằng, trong tính tất nhiên có tính ngẫu nhiên, bất cứ hiện thực tất nhiên nào của lịch sử cũng đều là kết quả nỗ lực hết sức gian khổ của một vài nhân vật lịch sử ngẫu nhiên nào đó. Đại nghiệp thống nhất Trung Quốc, tại sao lại do một Thừa tướng Bắc Chu Dương Kiên mà không phải là hoàng đế Bắc Chu - Vũ Văn Vân hoặc là hoàng đế Nam triều Trần Thúc bảo...
Tùy Văn Đế Dương Kiên đã nỗ lực cực khổ muôn phần để hoàn thành đại nghiệp thống nhất đất nước; như vậy bước thứ nhất của ông ta là sử dụng kế sách: "phân tán địch, tập trung ta, Thái Sơn áp đỉnh". Từ vị trí là Thừa tướng triều Bắc Chu, ông đã nhảy sang vị trí ngôi báu của hoàng đế triều Tùy.
Năm 577, khi Chu Vũ Đế, hoàng đế cuối cùng của triều Bắc Chu - một triều đại cuối cùng ở phương bắc, hậu kỳ Nam bắc triều qua đời, Chu Tuyên Đế - Vũ Văn Vân lên kế vị. Như vậy sau khi trải qua thời gian dài chiến tranh chia cắt, toàn quốc thống nhất, hòa bình trở lại, hợp với xu hướng của tình thế và không có gì có thể hợp với lòng người hơn. Nếu có thể nhận biết đúng tình thế, hăng hái muốn giúp nước, chắc chắn vinh quang thống nhất thiên hạ sẽ thuộc về Vũ Văn Vân. Đáng tiếc rằng Vũ Văn Vân không có chí lớn lại hoang dâm vô độ. Đối với cái chết của Chu Vũ Đế, ông ta không những không buồn rầu, đăm chiêu mà còn cầm cây gậy gỗ đến gõ vào quan tài và nói: "ông chết thật là quá muộn màng!". Quan tài còn chưa kịp chôn xuống đất, ông ta đã bức hiếp các phi tần của Vũ Đế. Lên ngôi không lâu, ông ta lập tức tuyển chọn các mỹ nữ từ khắp nơi trong thiên hạ. Thậm chí đối với cả vợ con của các đại thần cũng ép bắt giữ ở lại với ông ta. Ông ta còn tàn sát bừa bãi, dám giết những trung thần thân thích đã hết lòng khuyên ngăn ông ta. Thế là thiên hạ bất bình, lòng người chia rẽ.
Chu Tuyên Đế lên ngôi được một năm, nhưng vì phóng túng dâm lạc, không muốn thiết triều nghị chính, bèn đem ngôi báu giao cho con trai là Vũ Văn Xiển mới gần bảy tuổi. Không lâu sau, vì tửu sắc vô độ, bệnh tật khắp người, dùng thuốc kích thích rồi bệnh nặng, đột ngột qua đời.
Trong vương triều này, có một đại thần nhiều cơ mưu, ấp ủ chí lớn tên là Dương Kiên. Dương Kiên được phong là Tùy Quốc công, là Thừa tướng triều Bắc Chu. Nhận thấy hoàng đế đương triều mới chỉ 8 tuổi, liền giả tạo ra di chiếu của Vũ Văn Vân lúc lâm chung, lấy danh nghĩa giúp triều đình để nắm toàn bộ quốc gia đại sự.
Dương Kiên hiểu sâu biết rộng, thống nhất đất nước tuy là xu thế chung, nhưng họ hàng thân thích của nhà Chu không cam tâm để toàn quyền cho người khác, những trung thần hảo thủ không dễ hòa nhập vào khuôn mẫu của ông ta, vì vậy những người tài giỏi mưu lược tất sẽ phải gặp nhau trước khi chống chọi ác liệt. Giả sử như khiến địch phân hóa từ mạnh biến thành yếu có hiệu quả thì quân ta tất sẽ từ yếu biến thành mạnh, hình thành lên hình thế Thái Sơn áp đỉnh, và giành được ngôi vị hoàng đế một cách nhanh chóng, thuận lợi. Sau đó mấu chốt quan trọng là thống nhất đất nước.
Thế là Dương Kiên vừa mới bắt đầu phụ giúp triều chính, liền "cải cách lại chính sách tàn khốc của Tuyên Đế" và chính mình "tự thân thực hiện tiết kiệm" nên đã giành được sự quy tụ của thiên hạ, cuối cùng đã gần như đoàn kết được tất cả các lực lượng của địa phương, khiến ông nắm được triều chính của nhà Chu, quyền lực của ông nhanh chóng được tăng cường.
Đương nhiên, hoạt động giành quyền trong các việc chính sự của cung đình có biến đổi, nhưng điểm then chốt còn ở chỗ đối sách lực lượng của nội bộ trong triều đình. Chính vì vậy mà Dương Kiên một mặt trọng dụng những nghĩa sĩ ở Sơn Đông như Lý Đức Lâm, Cao Dĩ để hình thành một tập đoàn quân sự chính trị vững chắc mà lấy chính mình làm trung tâm. Đồng thời ông ta còn có thể phân hóa, làm tan rã thế lực của quân địch.
Chu Tuyên Đế Vũ Văn Vân có sáu người em. Người em lớn nhất là Vũ Văn Tán đã đủ tuổi làm quan, tính tình phóng túng lại ngu đần, nhưng Dương Kiên lại để anh ta làm hữu Thừa tướng, một vị trí trụ cột của đất nước. Tuy chẳng có quyền bính gì, nhưng ngược lại bổng lộc thì hậu hĩnh. Còn năm người em kia của Chu Tuyên Đế còn nhỏ tuổi, không thể đưa vào triều nhưng tất cả đều được đãi ngộ hết sức chu đáo.
Hữu Thừa tướng Vũ Văn Tán lúc thiết triều cứ có cơ hội lại thường bàn chuyện thiên hạ đại sự cùng với Chu Tĩnh Đế Vũ Văn Xiển. Vũ Văn Tán là chú của Chu Tĩnh Đế, Tĩnh Đế đương nhiên nghe nhiều mà nói ít. Dương Kiên rất sợ hai người có mưu cơ gì bí mật không có lợi cho mình bèn sai Lưu Phảng mang những ả đào xinh đẹp tặng cho Vũ Văn Tán. Vũ Văn Tán tuổi nhỏ nhưng hiếu sắc, được tặng mỹ nữ nên lòng vui mừng hớn hở coi Lưu Phảng như người tri âm tri kỷ. Lưu Phảng thấy vậy liền khuyên nhủ Vũ Văn Tán: "Thừa tướng là em lớn nhất của tiên đế, nay đã thu phục được lòng dân. Vũ Văn Xiển tuổi còn nhỏ không biết gì, đâu thể đảm nhận được trọng trách giang sơn. Nay vì tiên đế vừa qua đời, quần thần chưa ổn định, chính ra không nên gây trở ngại mà trước hết ngài nên yên tĩnh trong dinh phủ của mình, đợi khi mọi chuyện trở lại ổn định, lúc đó sẽ ngồi vào ngôi vị hoàng đế. Đó chính là thượng sách." Vũ Văn Tán nghe vậy tin tưởng và cho rằng đúng, liền cả ngày chỉ ở trong dinh thự của mình cùng với mỹ nữ uống rượu hưởng lạc không còn nghĩ tới việc thiên hạ đại sự nữa. Năm người chú của Chu Tĩnh Đế tuy ngu dốt, không biết gì nhưng nếu không bị phân tán thì quyền lực của họ sẽ rất mạnh có thể "hô vân hoán vũ", khi đó Dương Kiên sẽ không thể đối đầu với họ được, cùng với việc Vũ Văn Tán khi lên thiết triều thường bàn bạc việc thời cuộc đại sự với Chu Tĩnh Đế. Tất cả những mối nguy hiểm đó nếu hợp lại sẽ thành đối thủ lớn đe dọa Dương Kiên. Thế nhưng, Dương Kiên lại không ngừng sử dụng kế sách mềm hóa khiến kẻ địch trở thành bạn hữu. Cuối cùng ông khống chế được năm kẻ địch trong tay của mình và kết giao "bạn hữu" với họ. Từ đó đã nhanh chóng hình thành kế sách Thái Sơn áp đỉnh.
Lực lượng đôi bên rõ ràng có lợi cho Dương Kiên, ông ta đã đưa ra kế sách chu đáo muôn phần, lại còn tiếp tục phân hóa lực lượng yếu ớt của địch. Khi mà những binh sĩ quan trọng đã nắm trong tay thì phân tán năm vua ra phụ thuộc của các địa phương: Triệu Vương, Trần Vương, Việt Vương, Đại Vương và Đằng Vương. Nếu như không ổn định chỗ của năm vương này thì tình hình chính sự trong cung đình có thay đổi. Cho dù là thành công thì chiến tranh quân sự trên một qui mô lớn cũng là khó có thể tránh khỏi. Vì vậy Dương Kiên lợi dụng con gái của Triệu Vương Vũ Văn Chiếu được gả cho thủ lĩnh Đột Quyết lệnh cho năm vương cùng ra kinh thành đưa tiễn. Năm vương không biết đó là kế sách liền cùng nhau vâng lệnh rời xa phong địa của mình. Dương Kiên lập tức giam lỏng năm vương ở kinh sư, càng không muốn thả hổ về rừng. Năm kẻ địch lớn mạnh này hóa ra là vô hình.
Ngoài ra Dương Kiên còn thông báo cho Đột Quyết, Nam và triều Trần, ổn định nơi ở sau đó đến lương thực, cho dù ở phương diện nào cũng phải phòng thủ nghiêm ngặt và ngăn chặn những cái chốt chân chính của kẻ địch để dành được khả năng trợ giúp bên ngoài.
Như vậy Dương Kiên đã ổn định được việc cướp đoạt nhà Chu, tạo điều kiện chín muồi cho triều Tùy.
Ý đồ cướp đoạt ngôi nhà Chu của Dương Kiên ngày càng rõ rệt. Năm 580, đại thần thân thích của nhà Chu gặp tổng quản Uất Trì Quýnh, mọi người không cam để nhà Chu bị tiêu diệt, quyền hành bị thao túng nên đã xuất binh đánh Dương Kiên. Nhưng Uất Trì Quýnh sớm ở vào tình thế đơn độc nên nội trong 68 ngày ngắn ngủi binh sĩ bị bại trận rồi.
Tháng 2 năm 581, Dương Kiên ép Chu Tĩnh Đế nhường ngôi, thuận tiện cho việc lên ngôi lập quốc của hoàng đế triều Tùy. Đại đa số các đế vương phong kiến đều ăn không ngồi rồi, là những người không có tài năng, rất ít người có tài. Hãy xem, những vị vua dựng nước thường là mưu kế hơn người. Tùy Văn Đế cũng thế, chẳng hề có chiến tranh mà dễ dàng giành được ngôi vị hoàng đế. Sau khi giành được ngôi vị hoàng đế thì có thể dựng nước, thống nhất đất nước.
Tùy Văn Đế giành được thành công ở ngôi vị hoàng đế, vấn đề mấu chốt là ở chỗ ông ta có khả năng biết đoàn kết, biết cô lập kẻ địch, chẳng qua ông đã sử dụng kế sách "phân tán địch, tập trung ta, Thái Sơn áp đỉnh".
Trong kinh doanh thương trường, mưu kế "phân tán địch, tập trung ta, Thái Sơn áp đỉnh" trên thực tế chính là một qui tắc cơ bản của chiến lược: "Tập trung được lực lượng chính là điểm để ta có thể dẫn đầu". (B.D. Charderlin), một mặt mong cho đối thủ cạnh tranh phân tán khắp nơi, mặt khác tập trung vốn nhân lực, nguyên liệu vốn có hạn của mình vào một chỗ, đã dẫn đầu lại càng dẫn đầu. Cụ thể là tìm điểm yếu nhất trong kẽ hở của đối thủ để đột phá, chọn địa điểm và thời cơ có lợi nhất, làm tan rã liên minh của đối thủ việc này đòi hỏi phải dùng kế sách Thái Sơn áp đỉnh, nhất loạt làm tan rã đối thủ, thuận lợi cho việc chiếm lĩnh thị trường một cách vững chắc.
Vào thập niên 70, công ty Philip Moris thấy tình hình của công ty thuốc lá lập ra rất nhiều, biết rõ rằng để giành được ưu thế trong các mặt như phục vụ, hương vị thuốc, bao bì là hoàn toàn không hy vọng, nên đã sử dụng kế sách "phân tán địch, tập trung ta, Thái Sơn áp đỉnh", dứt khoát tập trung toàn bộ vào việc Tuyên truyền, quảng cáo nguyên liệu để đi tới một điểm: dốc hết tất cả sức lực để khai phá và Tuyên truyền loại xì gà có hàm lượng nicotin thấp. Sau đó tung loại thuốc lá này ra thị trường, còn những loại thuốc lá có hàm lượng nicotin cao có nguy cơ khiến người ta bị bệnh ung thư đang dùng trên thị trường, khi mà tất cả các loại thuốc lá thơm này bị giảm trên thị trường thì thị trường của công ty chiếm độc tôn và không ngừng phát triển. Vậy vì cớ gì? Các công ty khác đều phân tán các mặt như chế biến thuốc, các trình tự tiêu thụ thuốc, kết quả là mặt nào cũng đều yếu về lực lượng. Thế mà công ty Moris đã khắc phục được nhược điểm đó và đã giành được tiếng thơm, đương nhiên sẽ giành được thành công.
Trong ngành máy tính trên thế giới hiện nay, Nhật Bản cũng gia nhập vào ngành điện toán với thái độ thận trọng...
Nguyên nhân là như thế nào? Vào đầu những năm 50, chính phủ Nhật Bản đã nhận thấy rằng, Nhật Bản là một quốc gia có mật độ dân số đông, đất đai hạn hẹp, tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, nên đã quyết định đưa ra chiến lược "xây dựng một đất nước khoa học, kỹ thuật". Dùng tài nguyên có hạn đó để tập trung phân bổ cho sự nghiệp máy tính. Như vậy, nước Mỹ tuy có thực lực hùng hậu, nguồn lực tăng mạnh, nhưng do lực lượng phân tán, lại luôn ở vị trí dẫn đầu, nhưng trong ngành khoa học kỹ thuật cao then chốt này dần dần như con ngựa mất móng, lại đối mặt với một binh lực ưu thế của Nhật Bản nên ngày càng rơi vào tình thế "lực bất tòng tâm", chạy ngược chạy xuôi. Hiển nhiên, người Nhật, trên một chiến lược vĩ mô đã chọn kế sách "Phân tán địch, tập trung ta, Thái Sơn áp đỉnh".
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.