Năm Đó Nhớ Thương Đại Sư Huynh
Chương 69: (Phồn hoa) Kinh thế hãi tục
Một Cái Vỏ Ve
29/06/2023
Con rối lại lần nữa phát ra âm thanh từ nơi lồng ngực: "Đưa đệ ấy đi."
Tiết Tử Dung bước tới, y chậm rãi nhìn vạt áo mở tung để lộ lồng ngực gỗ có khảm quả cầu ấy. Sau đó, y gỡ lá ngọc sơn thủy ở chuôi kiếm của mình, dùng linh khí khảm lá ngọc ấy vào, che kín quả cầu lại.
Con rối nghiêng đầu lặp lại: "Đưa đệ ấy đi."
Tiết Tử Dung kéo vạt áo che kín lồng ngực của con rối, thắt lại nút chéo trên vạt áo, y phủi áo ngoài của con rối cho thẳng thớm rồi nhìn vào nó đến ngẩn người.
"Đưa đệ ấy…" Con rối giơ bàn tay về phía trước.
Tiết Tử Dung bỗng dang tay ra ôm lấy con rối.
Y không dám dùng sức, hai tay vòng ra sau cẩn thận đặt lên tấm lưng cứng còng thẳng tắp của con rối gỗ rồi kéo nó vào lòng mình, nhẹ nhàng như thể sợ làm nó đau vậy.
"...đi." Con rối máy móc phát ra tiếng cuối cùng trong câu nói.
Tiết Tử Dung thất thần đáp: "Đệ đưa đi rồi."
Y nói xong thì siết chặt con rối vào lòng mình.
Bờ ngực có khảm quả cầu bên trên phủ lá ngọc sơn thủy của con rối hơi nhô lên, cấn vào lồng ngực của người sống khiến Tiết Tử Dung bị đau.
Bỗng chốc y tỉnh táo lại.
"Sống trăm năm thì dưỡng trăm năm," Tiết Tử Dung nghĩ thầm, "sống ngàn năm thì dưỡng ngàn năm." Y gác cằm lên bờ vai bằng gỗ của Ly Tương, bị cấn khớp nối trên vai hắn nhưng y vẫn không buông ra, "Cho đến ngày huynh trở lại."
Chuyện Tiết Tử Dung dùng con rối gỗ để nuôi dưỡng hai mảnh thần thức của Ly Tương chẳng mấy chốc cả đỉnh Túc Phong đều hay biết. Ngoại trừ Tô Mộc ngạc nhiên vì hiệu quả cải tạo của mình, lần đầu tiên nhìn thấy còn há hốc mồm thì tất cả đều như nghe phải, nhìn thấy chuyện kinh hãi thế tục.
Sáng ngày hôm sau, khi Tiết Tử Dung ra ngoài, y định để Ly Tương ở lại trong viện nhưng còn chưa đi được bao xa đã nghe tiếng đổ vỡ trong phòng.
Trong phòng vốn không có vật gì dễ cháy cả, đến cả vật thắp sáng cũng là dùng ngọc nhưng âm thanh đó vẫn như nện vào người Tiết Tử Dung. Y ba chân bốn cẳng chạy về thì thấy cảnh Ly Tương đang từ từ đứng dậy, cánh tay hắn cứng ngắc chống đỡ thân mình, âm thanh từ lồng ngực đang không ngừng vang ra câu "đưa đệ ấy đi" quen thuộc.
Điều sau cùng mảnh thần thức ấy nhớ được chỉ là lời ấy, dù trên người Ly Tương không có phù chú điều khiển công việc như dược đồng thì hắn vẫn nhớ mãi một chuyện.
Tiết Tử Dung vội vã đỡ người lên. Y phủi đất bụi trên áo Ly Tương thật cẩn thận, sau cùng cũng đưa người theo ra ngoài.
Vừa nhìn thấy dáng vẻ hai bóng người từ xa đi tới, ai nấy cũng đều biết "bóng người" đang đi cạnh Tiết Tử Dung là con rối gỗ nhưng đến khi tới gần, bọn họ chỉ còn lại kinh hãi và suy nghĩ "Thập Nhất sư huynh điên rồi" khi nhìn thấy gương mặt trên con rối ấy.
Nhưng quả thật không ai dám nói với y, bọn họ đành đi tìm Ly Nguyên Thượng để báo lại.
Dọc đường đi từ Phù Uyển Cư đến nơi diễn ra đại hội Thúy Vi, bắt gặp các kiểu ánh mắt với đủ cung bậc cảm xúc, Tiết Tử Dung vẫn không nói gì. Y tìm chỗ trống trải cho Ly Tương ngồi, kiên nhẫn dặn dò hắn phải ngồi yên ở đấy mặc kệ hắn có hiểu hay chăng.
Đôi mắt Ly Tương trống rỗng, con ngươi không chút dao động, trên khuôn mặt cũng không lộ ra cảm xúc gì cả. Ly Tương yên lặng ngồi đó nhìn lên đài tỉ thí như thể trên đấy có trận đấu hấp dẫn nào đang diễn ra vậy.
Thực tế thì giờ phút này, trên đài thi đấu đang là cảnh tượng một nữ tu múa kiếm pháp của môn phái mình, chẳng có trận đấu nào diễn ra cả.
Khi Kiều Trác Việt hay tin chạy đến khán đài nơi Tiết Tử Dung đang ngồi, trông thấy cảnh này thì cả người tê dại, hắn còn chưa kịp lên tiếng đã nghe Tiết Tử Dung nói: "Nhị sư huynh, huynh đến đúng lúc lắm. Huynh ở đây trông… với đại sư huynh một chút đi, đến phiên đệ phải lên đài rồi."
Y vốn định nói "ở đây trông đại sư huynh" nhưng lại cảm thấy lời này nói ra không ổn chút nào bèn sửa lại. Sau đó y còn lấy chăn ngắn trong túi trữ ra đắp lên chân Ly Tương rồi đặt hai tay hắn vào trong chăn, làm xong y mới rời đi, để lại một Kiều Trác Việt không dám tin vào mắt mình và "Ly Tương".
Con rối gỗ cứng ngắc quay đầu sang nhìn Kiều Trác Việt. Nó không chớp mắt, chỉ mấp máy môi nói: "Đưa đệ ấy đi."
Âm thanh quen thuộc phát ra từ lồng ngực.
Bên kia, Tiết Tử Dung vừa bước lên đài cao.
Kiều Trác Việt nhìn lên đài rồi lại nhìn về phía con rối, hắn lẩm bẩm: "Phù thuật."
Không phải cấm thuật nhưng cũng không phải thứ người ta có thể tùy tiện thực hiện.
Bất kỳ trận pháp hay phù chú nào liên quan đến thần thức, linh hồn đều tự mang trên mình sự cấm kỵ và e dè.
Kiều Trác Việt phóng thần thức ra, hắn dò xét pháp trận khảm trên lồng ngực con rối.
Con rối nghiêng đầu nhìn lại hắn.
Tiết Tử Dung chỉ vừa Trúc Cơ không lâu, pháp trận được y khắc xen vào không tính là xuất sắc, chỉ vừa đủ để cải tổ lại con rối này. Mà trên người con rối lại không có bất kỳ pháp trận nào khống chế con rối theo một hoạt động định sẵn cả.
Vậy nên câu nói đấy là của đại sư huynh thật sao?
Kiều Trác Việt chua xót nghĩ.
Hắn đưa tay ra, định đặt lên vai con rối nhưng do dự nửa ngày cuối cùng cũng bỏ tay xuống.
Hắn đột nhiên sợ mình ra tay quá sức sẽ làm hỏng con rối này.
Trên đài, không biết sư tỷ nào ở Tiết Khí Đài làm cho tuyết bắt đầu rơi nhè nhẹ.
Tiết Tử Dung cũng vừa lúc rút kiếm khỏi vỏ.
Sau khi trở về đỉnh Túc Phong, quả nhiên Tiết Tử Dung tìm thấy túi trữ trong lời Ly Tương đêm đó, bên trong chứa vỏn vẹn một cái vỏ kiếm.
Lúc vừa lấy nó ra, Tiết Tử Dung không khỏi bật cười: "Tay nghề vẫn xấu như vậy."
Vỏ kiếm kiểu dáng đơn giản nhưng hẳn rất hợp ý Tiết Tử Dung: Bên trên chỉ có Tử Ngọc, nơi mũi kiếm có đính mạt vụn Hồng Ngọc, dưới ánh sáng mặt trời, chúng lấp lánh nhưng không chói lòa.
Tiết Tử Dung rút thanh kiếm gỗ cong vẹo không có kiếm tuệ ra khỏi vỏ kiếm. Dưới màn tuyết mỏng, y bắt đầu đánh ra chiêu Túc Phong Triều Nhật, chiêu thức đầu đầu tiên của Túc Phong Khởi Thịnh.
Đúng lúc này, Kiều Trác Việt cảm nhận được khí tức quen thuộc tiến sát đến kèm theo cả sát khí, dù chưa xoay người lại nhìn hẳn vẫn đưa tay ra theo bản năng.
Đến khi xoay người lại, Chương Kha đã lùi về sau mấy bước.
Lúc nãy Kiều Trác Việt bị sát khí kích thích mới ra tay, nhưng hắn cũng không dốc toàn lực nên Chương Kha chỉ lùi lại vài bước chứ chưa đến mức thổ huyết.
Con rối muộn màng cứng ngắc nhìn về phía Chương Kha.
Chương Kha đưa tay lên ôm ngực mình, nhìn chằm chằm con rối gỗ vô tri kia. Kiều Trác Việt xen vào giữa sư đệ mình với con rối rồi hỏi Chương Kha: "Đệ không sao chứ?" Sau đó hắn nhìn vẻ mặt kỳ quái của người đối diện, hỏi thêm: "Đệ muốn làm gì?"
"Đệ muốn làm gì huynh không biết sao?" Chương Kha đi đến cạnh Kiều Trác Việt, y chỉ vào con rối rồi đáp: "Phá hủy thứ này đi."
"Đệ… Thứ này là Tử Dung dùng để... điều dưỡng thần thức đại sư huynh." Kiều Trác Việt nói, "Đệ đừng làm bừa."
Chương Kha đi tới ngồi xuống.
Nơi này là do Tiết Tử Dung chọn, các đệ tử khác thấy con rối mang bộ dạng đại sư huynh cũng không dám lại gần nên lúc nãy không ai thấy cảnh Chương Kha ngã xuống cả, thi thoảng nhìn qua chỉ thấy Chương Kha vừa tới mà thôi.
"Nhị sư huynh, chính huynh còn không tin lời mình nói kìa." Chương Kha nhìn thẳng vào mắt sư huynh mình, "Huynh chỉ thiếu một bước đã trở thành thánh nhân, không lẽ còn không bằng sâu kiến Trúc Cơ như đệ, không nhìn ra mảnh thần thức đó đã chết?"
"Nhìn ra thì sao? Cho đệ ấy một hy vọng có gì không tốt?" Kiều Trác Việt nói, "Nếu không phải huynh đến trễ, đại sư huynh đã không…"
Khi hắn chạy đến nơi đã là ngày hôm sau.
Không ai trách cứ hắn, thậm chí Tiết Tử Dung còn chưa từng hỏi hắn tại sao lại tới trễ lấy một câu nhưng Kiều Trác Việt vẫn không thể nào ngừng nghĩ tới cái "nếu như" nọ.
"Sư huynh, phù thuật là thứ phù chú mê hoặc lòng người, huynh và đệ điều hiểu, nếu không diệt trừ thứ này, ngày sau Tử Dung làm sao bước trên con đường tu hành được nữa? Đệ ấy đang lấy rượu độc giải khát đấy." Chương Kha không từ bỏ ý định, y tiếp tục phóng ra lá phù chú.
Kiều Trác Việt liếc mắt đã nhận ra là bùa nổ.
Đứa sư đệ này của hắn nghiên cứu trận pháp, phù chú rất nhiều nhưng về mặt đánh nhau thì quả thật quá kém, toàn dùng mớ phù chú do mình tự nghĩ ra là chính.
Hắn đưa tay lên bắt lại lá bùa, hơi dùng linh lực dẫn nổ nó trong tay mình.
"Cho đệ ấy vài năm, vài chục năm cũng được." Kiều Trác Việt liếc nhìn xuyên qua màn tuyết mỏng, ánh mắt hắn dừng lại nơi đài cao. Trên đó, Tiết Tử Dung đã đánh sang thức thứ hai: Túc Phong Bán Bộ.
Hắn không nhìn Chương Kha, tiếp tục nói: "Đến chừng đó, đệ ấy sẽ mệt mỏi, sẽ thông suốt."
"Huynh không cảm thấy đệ ấy quá thân thiết với đại sư huynh hay sao?" Chương Kha bỗng đổi vấn đề.
Kiều Trác Việt có hơi giật mình nhưng rất nhanh đã đáp: "Tử Dung là do huynh ấy nhặt về, cũng là huynh ấy cứu mạng, nuôi nấng, đệ ấy cũng là người đầu tiên nhìn thấy sư huynh…" Y nói đến đây thì hạ giọng, "Thân thiết cũng là dễ hiểu."
Chương Kha cười cười.
Không hiểu sao Kiều Trác Việt cảm thấy nụ cười ấy chẳng chút nào vui vẻ, như xoáy sâu vào hắn vậy.
Chỉ nghe Chương Kha nói tiếp: "Huynh có tin lời mình nói không?"
"Có khác gì nhau sau? Dù là tình cảm ấy là gì thì vài chục năm cũng sẽ phai nhòa. Chúng ta là tu sĩ, thọ mệnh thênh thang. Vài chục năm có tính là gì." Kiều Trác Việt quay sang, y vụng về kéo góc chăn trên chân rối, gạt bông hoa tuyết bay lạc lên đó rồi từ tốn nói: "Để đệ ấy phí hoài vài chục năm cũng có làm sao? Tu sĩ Trúc Cơ bình thường cũng phải vài chục năm mới kế đan đã tính là có thiên phú."
Kiều Trác Việt nói xong thì không ai lên tiếng nữa. Sự im lặng cứ kéo dài mãi cho đến khi Tiết Tử Dung xuống đài.
Tiết Tử Dung đứng trên đài đánh ra năm thức kiếm, mỗi một lần ánh mắt y nương theo thân kiếm là một lần y nhớ lại mảnh gương hồ ly ba năm trước.
Hóa ra mảnh gương đó là nói đến ngày này.
Trước khi đại sư huynh… Ly Tương có hứa sẽ cùng lên đài, cùng đánh ra năm thức Túc Phong Khởi Thịnh với y nhưng kết quả? Gương hồ ly không lừa người.
Chỉ có mình y đứng giữa màn tuyết trắng mỏng manh ấy.
Sau khi kết thúc thức cuối cùng, Tiết Tử Dung vội vã quay lại chỗ Ly Tương.
Quả thật y không ngờ tuyết sẽ rơi nên vội vã quay về. Y sợ Nhị sư huynh tay chân vụng về không thể lo cho đại sư huynh được.
Chỉ là y không ngờ Chương Kha cũng ở đây.
Tiết Tử Dung vừa nhìn thấy Bát sư huynh mình thì gật đầu sau đó ngồi xổm trước mặt đại sư huynh mình, y nói khẽ: "May mà đệ có đem theo chăn."
Vừa nói vừa cẩn thận gạt bông tuyết xuống, chẳng chút vụng về như Kiều Trác Việt làm ban nãy.
Chương Kha nhìn thấy vậy, y bỗng gọi: "Tử Dung."
Tiết Tử Dung nghe tên mình thì ngẩng đầu nhìn về vị sư huynh y mới gặp trực tiếp lần đầu, chỉ nghe người đó nói: "Chôn một hạt giống xuống đất, dù đệ không chăm bẵm thì hạt giống ấy vẫn có cơ hội nảy mầm, nhưng nếu thứ đệ chôn xuống là một hòn đá thì nó chẳng bao giờ mọc lên được cái gì hết." Chương Kha nói rồi chỉ vào con rối gỗ trước mặt Tiết Tử Dung, "Thứ đó chỉ là một hòn đá."
Tiết Tử Dung đứng bật dậy, y muốn nói lời gì đó phản bác, biện giải nhưng lại không biết phải nói sao, y cứ nhìn chằm chằm Chương Kha, tay còn siết chặt kiếm.
Kiều Trác Việt thấy tình hình không ổn bèn nhích lên.
Lúc Tiết Tử Dung hãy còn là tu sĩ dẫn linh thì đã đủ khả năng vượt cấp thịt những kiểu tu sĩ chân yếu tay mềm như Chương Kha, càng đừng nói bây giờ người đã Trúc Cơ.
"Đưa đệ ấy đi."
Giọng nói quen thuộc của Ly Tương bỗng vang lên. Kế đó, hắn đứng dậy khiến cho tấm chăn rơi khỏi chân nhưng hắn cũng chẳng đếm xỉa đến, chỉ kiên nhẫn lặp lại lời vừa rồi: "Đưa đệ ấy đi."
Tiết Tử Dung vội thả lỏng bàn tay nắm chặt kiếm, y bước vội tới chỗ Ly Tương, lấy tấm áo choàng trong túi trữ choàng lên cho sư huynh mình.
Y đáp khẽ: "Đệ đưa rồi."
Sau đó y đưa người rời đi mà chẳng thèm nhìn lại.
Kiều Trác Việt nhìn cái cách tiểu sư đệ mình chăm lo cho con rối gỗ thì có hơi giật mình. Chương Kha cũng nhìn theo.
Dường như lời của con rối trong một chốc làm y ngơ ngác như gặp lại sư huynh mình. Nhưng rất nhanh y đã quay sang gằn giọng với Kiều Trác Việt: "Huynh cứ đợi đến ngày đệ ấy làm ra chuyện kinh thế hãi tục đi!"
Nói xong y cũng phất tay áo bỏ khỏi khán đài.
Chương Kha còn chưa đi được bao xa thì y với Kiều Trác Việt bỗng nghe giọng tiểu sư đệ mình truyền đến: "Đệ sẽ không làm ra chuyện gì kinh thế hãi tục đâu."
Ngoài trời tuyết rơi không dày nhưng Tiết Tử Dung vẫn che ô đưa Ly Tương về Phù Uyển Cư. Chốc chốc Ly Tương lại nói "đưa đệ ấy đi", lần nào Tiết Tử Dung cũng đáp lời lại, rồi như nghĩ ra điều gì thú vị lắm vậy, y quay sang nói với Ly Tương: "Đệ biết đặt tên gì cho thanh kiếm rồi."
Con rối giương mắt nhìn y, còn chớp hai cái, chỉ là không đáp lại lời ấy.
Tiết Tử Dung cũng không phiền, y thả một tia linh lực ra rồi tiếp tục dẫn Ly Tương đạp tuyết rời đi.
Mà chiếc ô không có tua rua và lá ngọc sơn thủy trong tay y dần dần bị linh khí phủ lên, từng tia linh khí mỏng manh mà sắc bén chạm xuống, khắc vào cán ô tên của thanh kiếm mà chủ nhân nó vừa nghĩ ra.
Con đường sau lưng bọn họ bị tuyết phủ dần. Hai chiếc bóng cao cứ thế rời khỏi Võ Trường, đạp tuyết mất hút, chỉ nghe tiếng gọi văng vẳng của một người.
"Sư huynh!"
Lát sau, linh khí trên cán ô tản đi, để lộ cái tên vừa được khắc lên thanh kiếm.
Kiếm tên "Tương Phùng".
...Hết quyển 2: Phồn hoa...
...Quyển 3: Thần, linh...
Tiết Tử Dung bước tới, y chậm rãi nhìn vạt áo mở tung để lộ lồng ngực gỗ có khảm quả cầu ấy. Sau đó, y gỡ lá ngọc sơn thủy ở chuôi kiếm của mình, dùng linh khí khảm lá ngọc ấy vào, che kín quả cầu lại.
Con rối nghiêng đầu lặp lại: "Đưa đệ ấy đi."
Tiết Tử Dung kéo vạt áo che kín lồng ngực của con rối, thắt lại nút chéo trên vạt áo, y phủi áo ngoài của con rối cho thẳng thớm rồi nhìn vào nó đến ngẩn người.
"Đưa đệ ấy…" Con rối giơ bàn tay về phía trước.
Tiết Tử Dung bỗng dang tay ra ôm lấy con rối.
Y không dám dùng sức, hai tay vòng ra sau cẩn thận đặt lên tấm lưng cứng còng thẳng tắp của con rối gỗ rồi kéo nó vào lòng mình, nhẹ nhàng như thể sợ làm nó đau vậy.
"...đi." Con rối máy móc phát ra tiếng cuối cùng trong câu nói.
Tiết Tử Dung thất thần đáp: "Đệ đưa đi rồi."
Y nói xong thì siết chặt con rối vào lòng mình.
Bờ ngực có khảm quả cầu bên trên phủ lá ngọc sơn thủy của con rối hơi nhô lên, cấn vào lồng ngực của người sống khiến Tiết Tử Dung bị đau.
Bỗng chốc y tỉnh táo lại.
"Sống trăm năm thì dưỡng trăm năm," Tiết Tử Dung nghĩ thầm, "sống ngàn năm thì dưỡng ngàn năm." Y gác cằm lên bờ vai bằng gỗ của Ly Tương, bị cấn khớp nối trên vai hắn nhưng y vẫn không buông ra, "Cho đến ngày huynh trở lại."
Chuyện Tiết Tử Dung dùng con rối gỗ để nuôi dưỡng hai mảnh thần thức của Ly Tương chẳng mấy chốc cả đỉnh Túc Phong đều hay biết. Ngoại trừ Tô Mộc ngạc nhiên vì hiệu quả cải tạo của mình, lần đầu tiên nhìn thấy còn há hốc mồm thì tất cả đều như nghe phải, nhìn thấy chuyện kinh hãi thế tục.
Sáng ngày hôm sau, khi Tiết Tử Dung ra ngoài, y định để Ly Tương ở lại trong viện nhưng còn chưa đi được bao xa đã nghe tiếng đổ vỡ trong phòng.
Trong phòng vốn không có vật gì dễ cháy cả, đến cả vật thắp sáng cũng là dùng ngọc nhưng âm thanh đó vẫn như nện vào người Tiết Tử Dung. Y ba chân bốn cẳng chạy về thì thấy cảnh Ly Tương đang từ từ đứng dậy, cánh tay hắn cứng ngắc chống đỡ thân mình, âm thanh từ lồng ngực đang không ngừng vang ra câu "đưa đệ ấy đi" quen thuộc.
Điều sau cùng mảnh thần thức ấy nhớ được chỉ là lời ấy, dù trên người Ly Tương không có phù chú điều khiển công việc như dược đồng thì hắn vẫn nhớ mãi một chuyện.
Tiết Tử Dung vội vã đỡ người lên. Y phủi đất bụi trên áo Ly Tương thật cẩn thận, sau cùng cũng đưa người theo ra ngoài.
Vừa nhìn thấy dáng vẻ hai bóng người từ xa đi tới, ai nấy cũng đều biết "bóng người" đang đi cạnh Tiết Tử Dung là con rối gỗ nhưng đến khi tới gần, bọn họ chỉ còn lại kinh hãi và suy nghĩ "Thập Nhất sư huynh điên rồi" khi nhìn thấy gương mặt trên con rối ấy.
Nhưng quả thật không ai dám nói với y, bọn họ đành đi tìm Ly Nguyên Thượng để báo lại.
Dọc đường đi từ Phù Uyển Cư đến nơi diễn ra đại hội Thúy Vi, bắt gặp các kiểu ánh mắt với đủ cung bậc cảm xúc, Tiết Tử Dung vẫn không nói gì. Y tìm chỗ trống trải cho Ly Tương ngồi, kiên nhẫn dặn dò hắn phải ngồi yên ở đấy mặc kệ hắn có hiểu hay chăng.
Đôi mắt Ly Tương trống rỗng, con ngươi không chút dao động, trên khuôn mặt cũng không lộ ra cảm xúc gì cả. Ly Tương yên lặng ngồi đó nhìn lên đài tỉ thí như thể trên đấy có trận đấu hấp dẫn nào đang diễn ra vậy.
Thực tế thì giờ phút này, trên đài thi đấu đang là cảnh tượng một nữ tu múa kiếm pháp của môn phái mình, chẳng có trận đấu nào diễn ra cả.
Khi Kiều Trác Việt hay tin chạy đến khán đài nơi Tiết Tử Dung đang ngồi, trông thấy cảnh này thì cả người tê dại, hắn còn chưa kịp lên tiếng đã nghe Tiết Tử Dung nói: "Nhị sư huynh, huynh đến đúng lúc lắm. Huynh ở đây trông… với đại sư huynh một chút đi, đến phiên đệ phải lên đài rồi."
Y vốn định nói "ở đây trông đại sư huynh" nhưng lại cảm thấy lời này nói ra không ổn chút nào bèn sửa lại. Sau đó y còn lấy chăn ngắn trong túi trữ ra đắp lên chân Ly Tương rồi đặt hai tay hắn vào trong chăn, làm xong y mới rời đi, để lại một Kiều Trác Việt không dám tin vào mắt mình và "Ly Tương".
Con rối gỗ cứng ngắc quay đầu sang nhìn Kiều Trác Việt. Nó không chớp mắt, chỉ mấp máy môi nói: "Đưa đệ ấy đi."
Âm thanh quen thuộc phát ra từ lồng ngực.
Bên kia, Tiết Tử Dung vừa bước lên đài cao.
Kiều Trác Việt nhìn lên đài rồi lại nhìn về phía con rối, hắn lẩm bẩm: "Phù thuật."
Không phải cấm thuật nhưng cũng không phải thứ người ta có thể tùy tiện thực hiện.
Bất kỳ trận pháp hay phù chú nào liên quan đến thần thức, linh hồn đều tự mang trên mình sự cấm kỵ và e dè.
Kiều Trác Việt phóng thần thức ra, hắn dò xét pháp trận khảm trên lồng ngực con rối.
Con rối nghiêng đầu nhìn lại hắn.
Tiết Tử Dung chỉ vừa Trúc Cơ không lâu, pháp trận được y khắc xen vào không tính là xuất sắc, chỉ vừa đủ để cải tổ lại con rối này. Mà trên người con rối lại không có bất kỳ pháp trận nào khống chế con rối theo một hoạt động định sẵn cả.
Vậy nên câu nói đấy là của đại sư huynh thật sao?
Kiều Trác Việt chua xót nghĩ.
Hắn đưa tay ra, định đặt lên vai con rối nhưng do dự nửa ngày cuối cùng cũng bỏ tay xuống.
Hắn đột nhiên sợ mình ra tay quá sức sẽ làm hỏng con rối này.
Trên đài, không biết sư tỷ nào ở Tiết Khí Đài làm cho tuyết bắt đầu rơi nhè nhẹ.
Tiết Tử Dung cũng vừa lúc rút kiếm khỏi vỏ.
Sau khi trở về đỉnh Túc Phong, quả nhiên Tiết Tử Dung tìm thấy túi trữ trong lời Ly Tương đêm đó, bên trong chứa vỏn vẹn một cái vỏ kiếm.
Lúc vừa lấy nó ra, Tiết Tử Dung không khỏi bật cười: "Tay nghề vẫn xấu như vậy."
Vỏ kiếm kiểu dáng đơn giản nhưng hẳn rất hợp ý Tiết Tử Dung: Bên trên chỉ có Tử Ngọc, nơi mũi kiếm có đính mạt vụn Hồng Ngọc, dưới ánh sáng mặt trời, chúng lấp lánh nhưng không chói lòa.
Tiết Tử Dung rút thanh kiếm gỗ cong vẹo không có kiếm tuệ ra khỏi vỏ kiếm. Dưới màn tuyết mỏng, y bắt đầu đánh ra chiêu Túc Phong Triều Nhật, chiêu thức đầu đầu tiên của Túc Phong Khởi Thịnh.
Đúng lúc này, Kiều Trác Việt cảm nhận được khí tức quen thuộc tiến sát đến kèm theo cả sát khí, dù chưa xoay người lại nhìn hẳn vẫn đưa tay ra theo bản năng.
Đến khi xoay người lại, Chương Kha đã lùi về sau mấy bước.
Lúc nãy Kiều Trác Việt bị sát khí kích thích mới ra tay, nhưng hắn cũng không dốc toàn lực nên Chương Kha chỉ lùi lại vài bước chứ chưa đến mức thổ huyết.
Con rối muộn màng cứng ngắc nhìn về phía Chương Kha.
Chương Kha đưa tay lên ôm ngực mình, nhìn chằm chằm con rối gỗ vô tri kia. Kiều Trác Việt xen vào giữa sư đệ mình với con rối rồi hỏi Chương Kha: "Đệ không sao chứ?" Sau đó hắn nhìn vẻ mặt kỳ quái của người đối diện, hỏi thêm: "Đệ muốn làm gì?"
"Đệ muốn làm gì huynh không biết sao?" Chương Kha đi đến cạnh Kiều Trác Việt, y chỉ vào con rối rồi đáp: "Phá hủy thứ này đi."
"Đệ… Thứ này là Tử Dung dùng để... điều dưỡng thần thức đại sư huynh." Kiều Trác Việt nói, "Đệ đừng làm bừa."
Chương Kha đi tới ngồi xuống.
Nơi này là do Tiết Tử Dung chọn, các đệ tử khác thấy con rối mang bộ dạng đại sư huynh cũng không dám lại gần nên lúc nãy không ai thấy cảnh Chương Kha ngã xuống cả, thi thoảng nhìn qua chỉ thấy Chương Kha vừa tới mà thôi.
"Nhị sư huynh, chính huynh còn không tin lời mình nói kìa." Chương Kha nhìn thẳng vào mắt sư huynh mình, "Huynh chỉ thiếu một bước đã trở thành thánh nhân, không lẽ còn không bằng sâu kiến Trúc Cơ như đệ, không nhìn ra mảnh thần thức đó đã chết?"
"Nhìn ra thì sao? Cho đệ ấy một hy vọng có gì không tốt?" Kiều Trác Việt nói, "Nếu không phải huynh đến trễ, đại sư huynh đã không…"
Khi hắn chạy đến nơi đã là ngày hôm sau.
Không ai trách cứ hắn, thậm chí Tiết Tử Dung còn chưa từng hỏi hắn tại sao lại tới trễ lấy một câu nhưng Kiều Trác Việt vẫn không thể nào ngừng nghĩ tới cái "nếu như" nọ.
"Sư huynh, phù thuật là thứ phù chú mê hoặc lòng người, huynh và đệ điều hiểu, nếu không diệt trừ thứ này, ngày sau Tử Dung làm sao bước trên con đường tu hành được nữa? Đệ ấy đang lấy rượu độc giải khát đấy." Chương Kha không từ bỏ ý định, y tiếp tục phóng ra lá phù chú.
Kiều Trác Việt liếc mắt đã nhận ra là bùa nổ.
Đứa sư đệ này của hắn nghiên cứu trận pháp, phù chú rất nhiều nhưng về mặt đánh nhau thì quả thật quá kém, toàn dùng mớ phù chú do mình tự nghĩ ra là chính.
Hắn đưa tay lên bắt lại lá bùa, hơi dùng linh lực dẫn nổ nó trong tay mình.
"Cho đệ ấy vài năm, vài chục năm cũng được." Kiều Trác Việt liếc nhìn xuyên qua màn tuyết mỏng, ánh mắt hắn dừng lại nơi đài cao. Trên đó, Tiết Tử Dung đã đánh sang thức thứ hai: Túc Phong Bán Bộ.
Hắn không nhìn Chương Kha, tiếp tục nói: "Đến chừng đó, đệ ấy sẽ mệt mỏi, sẽ thông suốt."
"Huynh không cảm thấy đệ ấy quá thân thiết với đại sư huynh hay sao?" Chương Kha bỗng đổi vấn đề.
Kiều Trác Việt có hơi giật mình nhưng rất nhanh đã đáp: "Tử Dung là do huynh ấy nhặt về, cũng là huynh ấy cứu mạng, nuôi nấng, đệ ấy cũng là người đầu tiên nhìn thấy sư huynh…" Y nói đến đây thì hạ giọng, "Thân thiết cũng là dễ hiểu."
Chương Kha cười cười.
Không hiểu sao Kiều Trác Việt cảm thấy nụ cười ấy chẳng chút nào vui vẻ, như xoáy sâu vào hắn vậy.
Chỉ nghe Chương Kha nói tiếp: "Huynh có tin lời mình nói không?"
"Có khác gì nhau sau? Dù là tình cảm ấy là gì thì vài chục năm cũng sẽ phai nhòa. Chúng ta là tu sĩ, thọ mệnh thênh thang. Vài chục năm có tính là gì." Kiều Trác Việt quay sang, y vụng về kéo góc chăn trên chân rối, gạt bông hoa tuyết bay lạc lên đó rồi từ tốn nói: "Để đệ ấy phí hoài vài chục năm cũng có làm sao? Tu sĩ Trúc Cơ bình thường cũng phải vài chục năm mới kế đan đã tính là có thiên phú."
Kiều Trác Việt nói xong thì không ai lên tiếng nữa. Sự im lặng cứ kéo dài mãi cho đến khi Tiết Tử Dung xuống đài.
Tiết Tử Dung đứng trên đài đánh ra năm thức kiếm, mỗi một lần ánh mắt y nương theo thân kiếm là một lần y nhớ lại mảnh gương hồ ly ba năm trước.
Hóa ra mảnh gương đó là nói đến ngày này.
Trước khi đại sư huynh… Ly Tương có hứa sẽ cùng lên đài, cùng đánh ra năm thức Túc Phong Khởi Thịnh với y nhưng kết quả? Gương hồ ly không lừa người.
Chỉ có mình y đứng giữa màn tuyết trắng mỏng manh ấy.
Sau khi kết thúc thức cuối cùng, Tiết Tử Dung vội vã quay lại chỗ Ly Tương.
Quả thật y không ngờ tuyết sẽ rơi nên vội vã quay về. Y sợ Nhị sư huynh tay chân vụng về không thể lo cho đại sư huynh được.
Chỉ là y không ngờ Chương Kha cũng ở đây.
Tiết Tử Dung vừa nhìn thấy Bát sư huynh mình thì gật đầu sau đó ngồi xổm trước mặt đại sư huynh mình, y nói khẽ: "May mà đệ có đem theo chăn."
Vừa nói vừa cẩn thận gạt bông tuyết xuống, chẳng chút vụng về như Kiều Trác Việt làm ban nãy.
Chương Kha nhìn thấy vậy, y bỗng gọi: "Tử Dung."
Tiết Tử Dung nghe tên mình thì ngẩng đầu nhìn về vị sư huynh y mới gặp trực tiếp lần đầu, chỉ nghe người đó nói: "Chôn một hạt giống xuống đất, dù đệ không chăm bẵm thì hạt giống ấy vẫn có cơ hội nảy mầm, nhưng nếu thứ đệ chôn xuống là một hòn đá thì nó chẳng bao giờ mọc lên được cái gì hết." Chương Kha nói rồi chỉ vào con rối gỗ trước mặt Tiết Tử Dung, "Thứ đó chỉ là một hòn đá."
Tiết Tử Dung đứng bật dậy, y muốn nói lời gì đó phản bác, biện giải nhưng lại không biết phải nói sao, y cứ nhìn chằm chằm Chương Kha, tay còn siết chặt kiếm.
Kiều Trác Việt thấy tình hình không ổn bèn nhích lên.
Lúc Tiết Tử Dung hãy còn là tu sĩ dẫn linh thì đã đủ khả năng vượt cấp thịt những kiểu tu sĩ chân yếu tay mềm như Chương Kha, càng đừng nói bây giờ người đã Trúc Cơ.
"Đưa đệ ấy đi."
Giọng nói quen thuộc của Ly Tương bỗng vang lên. Kế đó, hắn đứng dậy khiến cho tấm chăn rơi khỏi chân nhưng hắn cũng chẳng đếm xỉa đến, chỉ kiên nhẫn lặp lại lời vừa rồi: "Đưa đệ ấy đi."
Tiết Tử Dung vội thả lỏng bàn tay nắm chặt kiếm, y bước vội tới chỗ Ly Tương, lấy tấm áo choàng trong túi trữ choàng lên cho sư huynh mình.
Y đáp khẽ: "Đệ đưa rồi."
Sau đó y đưa người rời đi mà chẳng thèm nhìn lại.
Kiều Trác Việt nhìn cái cách tiểu sư đệ mình chăm lo cho con rối gỗ thì có hơi giật mình. Chương Kha cũng nhìn theo.
Dường như lời của con rối trong một chốc làm y ngơ ngác như gặp lại sư huynh mình. Nhưng rất nhanh y đã quay sang gằn giọng với Kiều Trác Việt: "Huynh cứ đợi đến ngày đệ ấy làm ra chuyện kinh thế hãi tục đi!"
Nói xong y cũng phất tay áo bỏ khỏi khán đài.
Chương Kha còn chưa đi được bao xa thì y với Kiều Trác Việt bỗng nghe giọng tiểu sư đệ mình truyền đến: "Đệ sẽ không làm ra chuyện gì kinh thế hãi tục đâu."
Ngoài trời tuyết rơi không dày nhưng Tiết Tử Dung vẫn che ô đưa Ly Tương về Phù Uyển Cư. Chốc chốc Ly Tương lại nói "đưa đệ ấy đi", lần nào Tiết Tử Dung cũng đáp lời lại, rồi như nghĩ ra điều gì thú vị lắm vậy, y quay sang nói với Ly Tương: "Đệ biết đặt tên gì cho thanh kiếm rồi."
Con rối giương mắt nhìn y, còn chớp hai cái, chỉ là không đáp lại lời ấy.
Tiết Tử Dung cũng không phiền, y thả một tia linh lực ra rồi tiếp tục dẫn Ly Tương đạp tuyết rời đi.
Mà chiếc ô không có tua rua và lá ngọc sơn thủy trong tay y dần dần bị linh khí phủ lên, từng tia linh khí mỏng manh mà sắc bén chạm xuống, khắc vào cán ô tên của thanh kiếm mà chủ nhân nó vừa nghĩ ra.
Con đường sau lưng bọn họ bị tuyết phủ dần. Hai chiếc bóng cao cứ thế rời khỏi Võ Trường, đạp tuyết mất hút, chỉ nghe tiếng gọi văng vẳng của một người.
"Sư huynh!"
Lát sau, linh khí trên cán ô tản đi, để lộ cái tên vừa được khắc lên thanh kiếm.
Kiếm tên "Tương Phùng".
...Hết quyển 2: Phồn hoa...
...Quyển 3: Thần, linh...
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.