Chương 91: Khổng Dung Nhường Lê
bảo trâm
26/04/2023
Ôi, cỡ tuổi nó không phải là nên chăm chỉ học hành rồi ăn với ngủ thôi hay sao? Trong lòng tôi bỗng có chút nghi ngờ, là bây giờ người trẻ đều như vậy, hay thằng bé này đã bị bạn bè xấu làm hư rồi?
Nhưng ít ra Quốc Chẩn còn không đến nỗi bị người khác thao túng bán đứng anh em của mình, cơ bản chỉ là thấy việc chướng mắt thì nói.
Tôi lại hỏi tiếp:
"Con cảm thấy nếu như anh cả phạm sai lầm thì ngôi thái tử sẽ về tay con đúng không?"
Lần này thằng bé hoảng sợ lắc đầu nguầy nguậy.
Tôi ừ một tiếng, lại hỏi:
"Hay là con cảm thấy mẹ mong muốn con làm như vậy, còn cha của con sẽ yêu thương con nhiều hơn?"
Quốc Chẩn lại khóc nấc lên:
"Con chỉ muốn anh ấy đừng làm như vậy nữa thôi ạ!"
Tôi đứng dậy bước tới bên cạnh tay nâng nó dậy, thấy hai chân thằng bé muốn đứng không vững thì lòng đau như cắt vội đỡ nó ngồi lên ghế dài, lại lót thêm một lớp vải bông dày cho khỏi lạnh. Thụy Hương bên ngoài đã bưng lên một bát canh cá lăng còn bốc khói nghi ngút. Tôi lấy khăn ướt lau mặt Quốc Chẩn, sau đấy ra hiệu có thể ăn.
Quốc Chẩn ngoan ngoãn vừa sụt sịt vừa ăn canh, thi thoảng vẫn còn chảy nước mũi. Tôi chống cằm nhìn, lại nhớ tới năm đó giặc Nguyên đánh sang thằng nhóc này ương bướng ngang ngược đến nỗi đập vỡ bát cháo, chính tôi đánh nó một cái nhớ đời. Sau đấy cũng không thấy thằng bé ương ngạnh nữa, cực kỳ hiểu chuyện. Mãi cho đến hôm nay.
Kỳ thực việc làm của thằng bé cũng không có gì gọi là quá đáng, là nó thấy thằng nhóc Thuyên theo bè bạn trốn nhà đi chơi thì lập tức chạy đi báo với Trần Khâm. Sau đấy Trần Khâm nổi điên lên sai nội hầu đi tìm về vừa hay bắt gặp thằng con cầu con khẩn của mình đang đánh nhau với đám thiếu niên ngoài phố trong tình trạng say xỉn.
Thằng nhóc Thuyên lớ ngớ thế nào bị bắt về tẩn cho một trận nên thân, rồi bị phạt quỳ suốt hai ngày một đêm dưới sự canh gác cẩn mật của nội hầu, ông ấy dù xót xa lắm cũng chỉ dám cho nó hớp tí nước.
Rốt cuộc chị Trinh khóc lóc tới mức đổ bệnh trở lại Trần Khâm mới tha cho, mà thằng nhóc Thuyên cũng ngất xỉu chứ chưa kịp đi thăm mẹ của nó.
Nói đi cũng phải nói lại, lần này là do thằng nhóc Thuyên tự làm tự chịu. Chung quy thì động cơ của Quốc Chẩn không sai mà là sai về cách thức, giá như nó có thể nói với tôi chứ không phải với Trần Khâm thì mọi việc đã khác rồi.
Tôi đợi Quốc Chẩn ăn xong mới nghiêm mặt:
"Mấy câu mẹ hỏi con không phải là vô nghĩa. Con thấy đó, chỉ việc con đi mách cha con thôi mà đã phát sinh ra nhiều suy nghĩ như vậy, cho dù là mẹ tin tưởng con thì con có chắc mẹ cả hay là anh cả sẽ tin hay không. Ngay cả cha con nữa, con làm sao chắc được bọn họ sẽ không hề nghi kỵ?"
Tôi nói tới đó, lại thấy có lẽ thằng bé sẽ khó lòng hiểu được, bèn chuyển sang cách khác:
"Ngày xưa lúc mẹ không có ở đây, con là do một tay mẹ cả nuôi nấng, lúc đó anh cả con bảo bọc thương yêu con thế nào con nhớ chứ? Xung quanh anh ấy đâu thiếu người chơi cùng nhưng thấy con không có mẹ ở cạnh thì thương xót con, ngày ngày chăm nom kề cận, Quốc Chẩn đã quên rồi hay sao?"
Quốc Chẩn nghe tới đó thì mếu máo, lại bắt đầu giọt ngắn giọt dài:
"Con không quên ạ!"
Tôi gật đầu, suy nghĩ một chút rồi hỏi:
"Con đi học cũng đã vài tháng, ắt hẳn đã học tới đoạn Khổng Dung nhường lê, vậy con có nhớ không? Anh cả con bị phạt tới mức ngất xỉu, mẹ cả vì lo lắng mà cũng đổ bệnh, chẳng lẽ con muốn xảy ra chuyện này? Hay là con muốn sau này anh em không thể gặp gỡ, rồi tranh cạnh soi mói nhau?"
Quốc Chẩn lắc đầu, lúc này tôi mới cười nói:
"Thật ra mẹ không phải muốn con che giấu cho anh cả, lỗi lầm nếu bị che giấu sẽ ngày càng nghiêm trọng, tới lúc đó ngược lại càng hại cho anh con. Nhưng cũng không thể làm tuyệt tình quá."
Nếu như lúc đó con khuyên can anh, rồi đem chuyện nói với mẹ, ắt hẳn tránh khỏi sự việc đi đến mức độ này. Anh của con bị người ta ảnh hưởng chứ không phải là không biết sợ. Anh em như thể tay chân, việc nó gây ra thì đồng nghĩa là con cũng có lỗi, bởi thế hằng ngày phải càng khuyên can anh.
Thuỵ Hương đưa cho tôi một tách trà táo đỏ kỷ tử, tôi hớp một hơi thấy ngòn ngọt trong cổ họng, cũng rót cho Quốc Chẩn một bát đầy. Sau đó phát hiện ra trong trà hình như có thêm nước lê bèn nhìn Thuỵ Hương tán thưởng.
"Tuyệt đối không được tranh giành, không phải vì con không bằng anh cả, mà vì sứ mạng hai đứa khác nhau."
Tôi lau nước mắt cho thằng nhóc, ngồi với nó một lát vừa nghe nó kể mấy chuyện học hành vừa để cho xuống cơm, sau đó sai Thuỵ Hương đưa thằng nhóc đi tắm rửa.
Ngoài trời đã tạnh mưa từ lúc nào, trong cái ướt át của cây cỏ mới được gội rửa qua hiện ra vẻ tươi mới và mát mẻ, ngoài sân sau lại có vài tiếng ếch kêu lúc chạng vạng.
Trong phòng bỗng nhiên tĩnh lặng như tờ, tôi mệt mỏi đứng dậy trở về thì thấy Trần Khâm đã ngồi đó không biết bao lâu. Ánh đèn lờ mờ nhấp nháy trước mặt anh, vệt nắng vẫn còn sót lại của ánh tịch dương bên ngoài len vào qua song cửa sổ cộng với ánh đèn dầu trong phòng tạo nên thứ ánh sáng tịch mịch.
Vừa thấy tôi nét mặt anh có vẻ hơi mỉm cười, lại đứng dậy cởi đi lớp áo đối khâm, chỉ còn áo trong màu ánh trăng thắt một kiện đai lưng vàng nhạt.
"Theo như em nói là bởi tôi khắt khe với thằng bé Thuyên quá hay sao? Cái gì mà Khổng Dung nhường lê, cái thằng nhóc cứng đầu đó mà chịu nghe khuyên bảo thì đã không có ngày hôm nay rồi, em còn định giấu cả tôi nữa."
Tôi giật mình, không ngờ anh ta đã nghe hết mọi chuyện.
Trong lòng bỗng có chút chột dạ, vội ba chân bốn cẳng tiến tới giúp anh ta treo áo ngoài lên, lại với tay định trút đi thắt lưng cẩn ngọc.
Trần Khâm nheo mày nhìn tôi, nhàn nhạt phun ra mấy chữ:
"Trời vẫn chưa tối, tôi còn chưa ăn cơm."
Giọng điệu của anh ta mang sự trêu chọc không giấu được. Trong bụng tôi than thầm, bao nhiêu năm rồi cái kẻ này luôn có cách khiến cho người ta phải bí bách.
Tay tôi như phải bỏng vội buông vạt áo của anh ta ra, ai ngờ anh ta lại từ phía sau kéo tôi ngồi lên đùi mình, trầm giọng nói:
"Ban nãy dạy con hăng hái lắm kia mà, sao bây giờ hỏi gì cũng không nói?"
Tôi nghe thế rốt cuộc cũng thở dài, đầu ngả ra sau tựa vào vai anh ta, than thở:
"Vấn đề của con trẻ, thật khiến người ta đau đầu."
Trần Khâm ôm lấy eo tôi, phì cười:
"Chỉ mới có một đứa mà đã than ngắn thở dài, tôi còn muốn thêm vài đứa nữa."
Tôi thoáng đỏ mặt:
"Chàng không cảm thấy em khắt khe với Quốc Chẩn sao?"
Trần Khâm đỡ tôi ngồi dậy lại đi vài bước tới bàn tròn, ngồi xuống lấy ngón trỏ gõ gõ lên mặt bàn. Tôi biết ý liền đi sai nội nhân chuẩn bị cơm canh, lúc quay lại thì nghe anh ta nói:
"Nó là con trai, khắt khe một chút tránh cho sau này bị chiều quá sinh hư. Việc này kỳ thực tôi cũng không quá tán đồng với em, giống như việc che giấu nhiều khi cũng không khiến thằng bé kia cảm động mà từ bỏ thói xấu."
Ngược lại hôm nay bị phạt nặng tin chắc nó có thể nhớ sâu sắc rằng nó đã phải chịu đựng cực khổ như thế nào, mà mẹ của nó vì nó mà đổ bệnh như thế nào. Còn Quốc Chẩn, dạy nó chút đạo lý làm anh em cũng tốt, triều ta vững vàng cho tới ngày hôm nay một phần cũng là nhờ tiên đế dẹp bỏ hiềm khích giữa hai nhà, anh em hoà thuận yêu thương nhau mới là điều đáng quý.
Tôi nghe Trần Khâm nói một thôi một hồi cũng thấy có lý, lúc ăn cơm đặc biệt gắp đồ ăn cho anh ta liên tục, làm anh ta thỉnh thoảng ngước lên nhìn tôi nghi hoặc không biết tôi có bỏ thứ gì trong cơm canh hay không.
Về việc này hôm sau Quốc Chẩn cũng sang thăm thằng nhóc Thuyên, hai anh em ôm nhau khóc lóc một hồi rồi lại nói mấy lời khiến người ta buồn nôn một lúc lâu thì cũng xem như là hoà thuận trở lại.
Tôi thì cảm thấy lý do thằng nhóc Thuyên có thể rộng lượng như thế một phần là vì mấy hôm nay Quốc Chẩn nhà tôi giúp nó chép bài, khiến cho kẻ làm anh nhìn bằng ánh mắt rưng rưng cảm động. Thằng nhóc liên tục hứa hẹn với tôi sẽ không để cho em út bận lòng vì mình nữa, quyết từ nay rời xa bè lũ xấu xa, kết giao với hiền thần.
Nói chung nó hứa hẹn thì hứa hẹn, trong lòng tôi vốn là không tin tưởng lắm.
Mùa hè oi bức rốt cuộc cũng qua đi, đến tháng mười quân đội lại một lần nữa tiến hành kiểm duyệt, diễn tập quân lính điều động được.
Nhưng ít ra Quốc Chẩn còn không đến nỗi bị người khác thao túng bán đứng anh em của mình, cơ bản chỉ là thấy việc chướng mắt thì nói.
Tôi lại hỏi tiếp:
"Con cảm thấy nếu như anh cả phạm sai lầm thì ngôi thái tử sẽ về tay con đúng không?"
Lần này thằng bé hoảng sợ lắc đầu nguầy nguậy.
Tôi ừ một tiếng, lại hỏi:
"Hay là con cảm thấy mẹ mong muốn con làm như vậy, còn cha của con sẽ yêu thương con nhiều hơn?"
Quốc Chẩn lại khóc nấc lên:
"Con chỉ muốn anh ấy đừng làm như vậy nữa thôi ạ!"
Tôi đứng dậy bước tới bên cạnh tay nâng nó dậy, thấy hai chân thằng bé muốn đứng không vững thì lòng đau như cắt vội đỡ nó ngồi lên ghế dài, lại lót thêm một lớp vải bông dày cho khỏi lạnh. Thụy Hương bên ngoài đã bưng lên một bát canh cá lăng còn bốc khói nghi ngút. Tôi lấy khăn ướt lau mặt Quốc Chẩn, sau đấy ra hiệu có thể ăn.
Quốc Chẩn ngoan ngoãn vừa sụt sịt vừa ăn canh, thi thoảng vẫn còn chảy nước mũi. Tôi chống cằm nhìn, lại nhớ tới năm đó giặc Nguyên đánh sang thằng nhóc này ương bướng ngang ngược đến nỗi đập vỡ bát cháo, chính tôi đánh nó một cái nhớ đời. Sau đấy cũng không thấy thằng bé ương ngạnh nữa, cực kỳ hiểu chuyện. Mãi cho đến hôm nay.
Kỳ thực việc làm của thằng bé cũng không có gì gọi là quá đáng, là nó thấy thằng nhóc Thuyên theo bè bạn trốn nhà đi chơi thì lập tức chạy đi báo với Trần Khâm. Sau đấy Trần Khâm nổi điên lên sai nội hầu đi tìm về vừa hay bắt gặp thằng con cầu con khẩn của mình đang đánh nhau với đám thiếu niên ngoài phố trong tình trạng say xỉn.
Thằng nhóc Thuyên lớ ngớ thế nào bị bắt về tẩn cho một trận nên thân, rồi bị phạt quỳ suốt hai ngày một đêm dưới sự canh gác cẩn mật của nội hầu, ông ấy dù xót xa lắm cũng chỉ dám cho nó hớp tí nước.
Rốt cuộc chị Trinh khóc lóc tới mức đổ bệnh trở lại Trần Khâm mới tha cho, mà thằng nhóc Thuyên cũng ngất xỉu chứ chưa kịp đi thăm mẹ của nó.
Nói đi cũng phải nói lại, lần này là do thằng nhóc Thuyên tự làm tự chịu. Chung quy thì động cơ của Quốc Chẩn không sai mà là sai về cách thức, giá như nó có thể nói với tôi chứ không phải với Trần Khâm thì mọi việc đã khác rồi.
Tôi đợi Quốc Chẩn ăn xong mới nghiêm mặt:
"Mấy câu mẹ hỏi con không phải là vô nghĩa. Con thấy đó, chỉ việc con đi mách cha con thôi mà đã phát sinh ra nhiều suy nghĩ như vậy, cho dù là mẹ tin tưởng con thì con có chắc mẹ cả hay là anh cả sẽ tin hay không. Ngay cả cha con nữa, con làm sao chắc được bọn họ sẽ không hề nghi kỵ?"
Tôi nói tới đó, lại thấy có lẽ thằng bé sẽ khó lòng hiểu được, bèn chuyển sang cách khác:
"Ngày xưa lúc mẹ không có ở đây, con là do một tay mẹ cả nuôi nấng, lúc đó anh cả con bảo bọc thương yêu con thế nào con nhớ chứ? Xung quanh anh ấy đâu thiếu người chơi cùng nhưng thấy con không có mẹ ở cạnh thì thương xót con, ngày ngày chăm nom kề cận, Quốc Chẩn đã quên rồi hay sao?"
Quốc Chẩn nghe tới đó thì mếu máo, lại bắt đầu giọt ngắn giọt dài:
"Con không quên ạ!"
Tôi gật đầu, suy nghĩ một chút rồi hỏi:
"Con đi học cũng đã vài tháng, ắt hẳn đã học tới đoạn Khổng Dung nhường lê, vậy con có nhớ không? Anh cả con bị phạt tới mức ngất xỉu, mẹ cả vì lo lắng mà cũng đổ bệnh, chẳng lẽ con muốn xảy ra chuyện này? Hay là con muốn sau này anh em không thể gặp gỡ, rồi tranh cạnh soi mói nhau?"
Quốc Chẩn lắc đầu, lúc này tôi mới cười nói:
"Thật ra mẹ không phải muốn con che giấu cho anh cả, lỗi lầm nếu bị che giấu sẽ ngày càng nghiêm trọng, tới lúc đó ngược lại càng hại cho anh con. Nhưng cũng không thể làm tuyệt tình quá."
Nếu như lúc đó con khuyên can anh, rồi đem chuyện nói với mẹ, ắt hẳn tránh khỏi sự việc đi đến mức độ này. Anh của con bị người ta ảnh hưởng chứ không phải là không biết sợ. Anh em như thể tay chân, việc nó gây ra thì đồng nghĩa là con cũng có lỗi, bởi thế hằng ngày phải càng khuyên can anh.
Thuỵ Hương đưa cho tôi một tách trà táo đỏ kỷ tử, tôi hớp một hơi thấy ngòn ngọt trong cổ họng, cũng rót cho Quốc Chẩn một bát đầy. Sau đó phát hiện ra trong trà hình như có thêm nước lê bèn nhìn Thuỵ Hương tán thưởng.
"Tuyệt đối không được tranh giành, không phải vì con không bằng anh cả, mà vì sứ mạng hai đứa khác nhau."
Tôi lau nước mắt cho thằng nhóc, ngồi với nó một lát vừa nghe nó kể mấy chuyện học hành vừa để cho xuống cơm, sau đó sai Thuỵ Hương đưa thằng nhóc đi tắm rửa.
Ngoài trời đã tạnh mưa từ lúc nào, trong cái ướt át của cây cỏ mới được gội rửa qua hiện ra vẻ tươi mới và mát mẻ, ngoài sân sau lại có vài tiếng ếch kêu lúc chạng vạng.
Trong phòng bỗng nhiên tĩnh lặng như tờ, tôi mệt mỏi đứng dậy trở về thì thấy Trần Khâm đã ngồi đó không biết bao lâu. Ánh đèn lờ mờ nhấp nháy trước mặt anh, vệt nắng vẫn còn sót lại của ánh tịch dương bên ngoài len vào qua song cửa sổ cộng với ánh đèn dầu trong phòng tạo nên thứ ánh sáng tịch mịch.
Vừa thấy tôi nét mặt anh có vẻ hơi mỉm cười, lại đứng dậy cởi đi lớp áo đối khâm, chỉ còn áo trong màu ánh trăng thắt một kiện đai lưng vàng nhạt.
"Theo như em nói là bởi tôi khắt khe với thằng bé Thuyên quá hay sao? Cái gì mà Khổng Dung nhường lê, cái thằng nhóc cứng đầu đó mà chịu nghe khuyên bảo thì đã không có ngày hôm nay rồi, em còn định giấu cả tôi nữa."
Tôi giật mình, không ngờ anh ta đã nghe hết mọi chuyện.
Trong lòng bỗng có chút chột dạ, vội ba chân bốn cẳng tiến tới giúp anh ta treo áo ngoài lên, lại với tay định trút đi thắt lưng cẩn ngọc.
Trần Khâm nheo mày nhìn tôi, nhàn nhạt phun ra mấy chữ:
"Trời vẫn chưa tối, tôi còn chưa ăn cơm."
Giọng điệu của anh ta mang sự trêu chọc không giấu được. Trong bụng tôi than thầm, bao nhiêu năm rồi cái kẻ này luôn có cách khiến cho người ta phải bí bách.
Tay tôi như phải bỏng vội buông vạt áo của anh ta ra, ai ngờ anh ta lại từ phía sau kéo tôi ngồi lên đùi mình, trầm giọng nói:
"Ban nãy dạy con hăng hái lắm kia mà, sao bây giờ hỏi gì cũng không nói?"
Tôi nghe thế rốt cuộc cũng thở dài, đầu ngả ra sau tựa vào vai anh ta, than thở:
"Vấn đề của con trẻ, thật khiến người ta đau đầu."
Trần Khâm ôm lấy eo tôi, phì cười:
"Chỉ mới có một đứa mà đã than ngắn thở dài, tôi còn muốn thêm vài đứa nữa."
Tôi thoáng đỏ mặt:
"Chàng không cảm thấy em khắt khe với Quốc Chẩn sao?"
Trần Khâm đỡ tôi ngồi dậy lại đi vài bước tới bàn tròn, ngồi xuống lấy ngón trỏ gõ gõ lên mặt bàn. Tôi biết ý liền đi sai nội nhân chuẩn bị cơm canh, lúc quay lại thì nghe anh ta nói:
"Nó là con trai, khắt khe một chút tránh cho sau này bị chiều quá sinh hư. Việc này kỳ thực tôi cũng không quá tán đồng với em, giống như việc che giấu nhiều khi cũng không khiến thằng bé kia cảm động mà từ bỏ thói xấu."
Ngược lại hôm nay bị phạt nặng tin chắc nó có thể nhớ sâu sắc rằng nó đã phải chịu đựng cực khổ như thế nào, mà mẹ của nó vì nó mà đổ bệnh như thế nào. Còn Quốc Chẩn, dạy nó chút đạo lý làm anh em cũng tốt, triều ta vững vàng cho tới ngày hôm nay một phần cũng là nhờ tiên đế dẹp bỏ hiềm khích giữa hai nhà, anh em hoà thuận yêu thương nhau mới là điều đáng quý.
Tôi nghe Trần Khâm nói một thôi một hồi cũng thấy có lý, lúc ăn cơm đặc biệt gắp đồ ăn cho anh ta liên tục, làm anh ta thỉnh thoảng ngước lên nhìn tôi nghi hoặc không biết tôi có bỏ thứ gì trong cơm canh hay không.
Về việc này hôm sau Quốc Chẩn cũng sang thăm thằng nhóc Thuyên, hai anh em ôm nhau khóc lóc một hồi rồi lại nói mấy lời khiến người ta buồn nôn một lúc lâu thì cũng xem như là hoà thuận trở lại.
Tôi thì cảm thấy lý do thằng nhóc Thuyên có thể rộng lượng như thế một phần là vì mấy hôm nay Quốc Chẩn nhà tôi giúp nó chép bài, khiến cho kẻ làm anh nhìn bằng ánh mắt rưng rưng cảm động. Thằng nhóc liên tục hứa hẹn với tôi sẽ không để cho em út bận lòng vì mình nữa, quyết từ nay rời xa bè lũ xấu xa, kết giao với hiền thần.
Nói chung nó hứa hẹn thì hứa hẹn, trong lòng tôi vốn là không tin tưởng lắm.
Mùa hè oi bức rốt cuộc cũng qua đi, đến tháng mười quân đội lại một lần nữa tiến hành kiểm duyệt, diễn tập quân lính điều động được.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.