Chương 66: Lịch Trình Di Chuyển Phức Tạp
bảo trâm
23/04/2023
Quan quân và phần đông thủy binh cùng lên thuyền, chỉ chừa lại số ít
quân dàn hàng mỏng dọc bờ sông làm lá chắn đánh lừa quân Nguyên. Nhưng
còn chưa đến tối thì quân do thám báo lại, quân Thát đang lục đục cất
quân sang.
Trong lúc cấp bách thì có kẻ đứng ra xin đi cầu hòa, kẻ không biết thì mắng mỏ, người biết thì vừa nhìn đã hiểu đây chỉ là một kế hoãn binh. Gió xuân thổi qua sông Nhị Hà càng trở nên rét buốt, trời không nắng, dưới sông là một đoàn thuyền được canh gác cẩn mật.
Người sứ giả mặc bộ triều phục, cưỡi gió đạp sóng về phía hàng vạn cung tên giáo mác bên kia sông không chút run sợ, đứng sừng sững như một ngọn núi nam.
Tôi nheo mắt ra xa, không nhìn rõ mặt mũi người nọ chỉ thấy một vóc dáng rắn rỏi dong dỏng cao. Trần Khâm nói với tôi đây là Đỗ Khắc Chung, chính là anh ruột của Đỗ Thiên Hư. Xưa nay tuy nói hai quân đánh nhau không giết sứ giả, nhưng với những kẻ hiếu chiến như Mông Cổ thì chưa chắc, anh ta tự tin ứng cử có lẽ cũng nắm chắc được phần nào.
Đỗ Khắc Chung đi rồi, bên phía địch liền không còn động tĩnh. Tôi cũng có điều nghi ngại, Thoát Hoan sẽ dễ dàng bị lừa như thế sao, còn nếu thật sự trúng kế của ta thì một là do Đỗ Khắc Chung quá tài giỏi, còn hai là do Thoát Hoan vẫn chưa thể tiến quân bộ về đây kịp.
Theo vế thứ hai thì khả năng ta rút được êm xuôi rất lớn, chỉ một đội quân của Ô Mã Nhi chưa chắc chúng dám làm ẩu tiến đánh kinh thành ngay lập tức đâu.
Trong lòng tôi vẫn còn một nỗi lo, tôi gọi Tô Thức, phó thác:
"Anh chạy ngược lên Thu Vật đem tin tức chúng ta đã bỏ kinh thành nói tận tai Chiêu Văn Vương!"
Tô Thức chắp tay thưa vâng.
Trần Khâm không biết đứng sau tôi từ lúc nào, bỗng lên tiếng, thanh âm sặc mùi ghen tị:
"Trong lúc nguy cấp thế này em vẫn không quên được chú ta."
Tôi liếc anh ta, không buồn trả lời.
Trần Khâm đi theo tôi, lại hỏi:
"Em chắc chú ấy sẽ tin tưởng ư?"
"Sẽ tin." – Tôi đáp.
Trần Khâm "ồ" một tiếng rồi không nói nữa.
Chúng tôi đưa thuyền chiến theo sông Nhị Hà đi ngay trong đêm, nhưng vì e ngại bọn chúng đuổi đến quá nhanh nên tại bãi Đà Mạc Trần Bình Trọng và anh Quốc Hiện đã tự mình dẫn sáu trăm Thánh Dực quân cùng binh lính từ trang ấp đóng tại đó để cản bước địch nếu chúng đuổi tới. Cha tôi lại bày thêm một trận cọc và đắp bờ chắn để ngăn đối phương ở Hải Thị gần sát bên, như một màn thiên la địa võng khiến chúng không kịp trở tay.
Tôi muốn ở lại cùng cha và các anh nhưng với cái bộ tướng bị thương chỉ sợ vướng tay vướng chân nên đành cùng Trần Khâm trở về Thiên Trường.
Thuyền chiến neo ở bến sông Nhị Hà, chúng tôi lên bộ về hành cung Thiên Trường. Thuở nhỏ thỉnh thoảng những ngày tiên đế từ đây trở về Thăng Long tôi gặp dịp là sẽ nài nỉ ngài kể lại, tiên đế bận bịu, ngài chỉ cười đọc một câu:
"Nhất đẹp con gái làng Cầu
Khéo ăn khéo mặc khéo hầu mẹ cha."
Trong lòng tôi và Trần Khâm canh cánh hồi lâu, tuy là nói cũng như không nói nhưng tiên đế đã thành công chuyển hướng chú ý của tôi từ Thiên Trường sang con gái làng Cầu. Tên Trần Khâm lúc nhỏ đã lắm cách chọc tức tôi, anh ta vẫn một hai cam đoan là những cô con gái nơi đó trông giống như là tiên dưới phàm vậy. Tóc dài chấm gót, ba con mắt bốn lỗ tai, còn tôi thì há hốc mồm kinh ngạc cho là anh ta am tường lắm.
Sau này lớn hơn một chút đi theo cha ngang qua làng Cầu tôi mới biết hóa ra là anh ta bịp. Thành thử mấy năm chấp niệm của tôi bỗng chốc tiêu tan.
Tôi nhìn Trần Khâm đang cưỡi ngựa bên cạnh, bất giác hỏi:
"Năm nay con gái làng Cầu đã mọc mắt mọc tai lại chưa?"
Trần Khâm giật thót một cái, sau đó ôm bụng nhịn cười.
Cứ cười đi, không biết sau khi Thăng Long bị chiếm thì xem anh còn cười được không.
Một lúc sau anh ta bình tĩnh lại, đằng hắng một tiếng nói:
"Đừng quan tâm tới, trong mắt tôi không ai vượt qua em cả!"
"Em vẫn muốn chính mắt nhìn thấy, vừa hay đúng dịp."
Trần Khâm chưa kịp phân bua thì chị Anh Nguyên đã từ phía sau cưỡi ngựa chồm lên, bực mình nói:
"Các người bớt mùi mẫn đi, giờ phút nào rồi!"
Đúng lúc tôi và Trần Khâm đang lúng túng thì chị Anh Nguyên ở đâu tự chui đầu vào rọ, đương nhiên người ta liền được dịp chuyển mũi dao sắc nhọn lên người chị ta. Trần Khâm bèn lạnh mặt nói:
"Phạm tướng sắp ba mươi, quận chúa là gái lỡ thì. Hẹn ngày chi bằng đúng lúc, đến Thiên Trường thì lập tức lạy cha mẹ trời đất đi."
Tôi nghe Phạm Ngũ Lão ho không ngừng phía sau, cũng không biết anh ta vì khoảng thời gian này lao lực sinh ra bệnh ho hay vì mừng quá nên choáng váng khi nghe Trần Khâm đề nghị chuyện tốt như vậy. À, cũng có thể là do hoảng sợ quá mức cũng không chừng.
Phạm Ngũ Lão cố nén lại cơn ho, ấp úng nói:
"Thần không dám ạ!"
Chị Anh Nguyên cũng thẹn quá hóa giận, vừa cung kính vừa không kìm được gắt gỏng:
"Không phải lỡ thì, là.. là không muốn!"
Một thoáng im lặng, bên tai tôi lại nghe tiếng Phạm Ngũ Lão:
"Thần tạ ơn quan gia ban hôn!"
Trần Khâm nhếch môi, lại quay sang chị Anh Nguyên hỏi:
"Nếu quận chúa không muốn tôi cũng không ép. Có điều chưa biết chừng sẽ ban cho Phạm tướng một mối hôn sự tốt đấy!"
Có hai giọng nói lập tức thốt lên:
"Không thể được!"
Tôi che miệng cười trộm, lúc này cả hai bọn họ dường như mới phát hiện ra mình bị trêu bèn im bặt. Trần Khâm thúc ngựa tiến lên phía trước:
"Vậy cứ quyết định thế đi!"
Tôi cũng không nghĩ chuyện tình cảm lằng nhằng của bọn họ có thể giải quyết êm xuôi trong chốc lát thế này. Quả không hổ là Trần Khâm.
Đến làng Tức Mặc, Trần Khâm cho ba quân dựng trại để nghỉ ngơi. Bởi vì là nơi ở của Thượng hoàng nên mọi thứ dù giản dị nhưng cũng không đến nỗi quá đơn sơ. Gia quyến đều ở hành cung, tôi gặp lại được tất cả mọi người cảm giác giống như trở về thời thơ ấu khi chưa bị lưu lạc.
Năm ngày sau khi chúng tôi dừng chân ở Tức Mặc, tôi nghe tin Ô Mã Nhi đã rút quân về kinh thành không truy đuổi nữa, cha tôi đã chặn được bước tiến của chúng. Cha và các anh trở về tuy mục đích đã đạt được nhưng không thấy trên mặt họ có gì phấn khởi, ngược lại còn có vẻ ảm đạm ưu thương.
Cha tôi bước lên phía trước, chưa kịp nói thì Quốc Hiện đã quỳ xuống trước mặt tâu:
"Xin quan gia trách phạt, Bình Trọng vì cứu tôi mà bị giặc Thát bắt ở Đà Mạc không rõ sống chết. Tôi lại vô dụng không thể quay lại cứu người. Thật đáng hổ thẹn."
Hóa ra là do anh Quốc Hiện khinh địch tại bãi Thiên Mạc bị bọn Ô Mã Nhi tập kích, vì cứu anh tôi mà Trần Bình Trọng đã mở con đường máu, nhưng không may bị mưa tên bắn trúng.
Trong lúc anh tôi đưa quân Thánh Dực rời khỏi thì không biết Trần Bình Trọng bị bỏ lại từ lúc nào. Lúc này phần vì bọn chúng đuổi bắt, phần vì cha đang ở Hải Thị chờ tin nên chẳng thể quay lại cứu người được. Thế nên dù ở Hải Thị ngăn chặn được Ô Mã Nhi và khiến chúng nghi ngại quay về, nhưng rốt cuộc bên ta lại mất đi một vị tướng giỏi.
Kể lại chỉ trong vài lời, nhưng trong mắt anh tôi là cả ngàn vạn chữ.
Kết cục thì anh tôi bị đánh hai mươi roi, Trần Bình Trọng được truy phong làm Bảo Nghĩa Vương. Tuy vậy nhưng tôi biết trong lòng Trần Khâm có nhiều nuối tiếc, một kẻ nắm giữ quân Thánh Dực ắt hẳn không phải người thường.
Cho đến khi địch đã chiếm được hầu hết các vùng phía Bắc của nước ta và phần lớn tôn thất đều tập trung ở Thiên Trường này thì điều tôi lo lắng nhất chính là đội quân của Trần Nhật Duật.
Anh ta là một trong những người xuất trận đầu tiên kể từ khi quân Thát kéo sang, nhưng kể từ đó trở đi chẳng nghe được tin tức gì. Dù khả năng của anh ta luôn khiến tôi bất ngờ nhưng với tình thế hiện nay tôi sợ anh ta bị cô lập giữa vòng vây quân địch khi kinh thành đã bị chiếm.
Trong những ngày tôi lo lắng không yên, lính canh Thiên Trường báo với Trần Khâm có một kẻ xấu xí được tìm thấy trong trạng thái ngất xỉu ở vệ đường. Tôi nghe được tin đó như muốn ngồi bật dậy, trên đời này kẻ xấu xí không ít nhưng trong lúc nước sôi lửa bỏng tôi chỉ có thể nghĩ tới một người – là Mạc Đĩnh Chi bên cạnh Trần Nhật Duật.
Quả nhiên là Mạc Đĩnh Chi, sau khi tỉnh lại nhìn thấy tôi thì khóc lóc một trận, lại ăn uống như hổ đói một trận rốt cuộc cũng kể lại đầu đuôi sự tình. Tôi cảm thấy em ấy còn có tâm trạng khóc lóc ăn uống thì bên phía Trần Nhật Duật chắc cũng không đến nỗi nào.
Có điều bắt một đứa trẻ mới mười hai mười ba tuổi vượt đường sá xa xôi đói khát đến đây thì Trần Nhật Duật cũng thật là biết hành xác người ta. Tôi thở dài, đây cũng được xem là một loại rèn luyện đi.
Về bên phía Trần Nhật Duật nói chung cũng rất ngắn gọn, cánh quân của địch tiến xuống nhanh chóng chiếm được châu Quy Hóa rồi tiếp tục tới cửa ải của Trần Nhật Duật. Sau khi giao chiến vài trận nhỏ anh ta mới nhận thấy không thể đối đầu trực diện nên bèn hạ lệnh theo dọc sông Lô rút quân.
Mạc Đĩnh Chi vừa nhai nhồm nhoàm lương khô vừa nói:
"Lúc này thầy sáu đi thuyền xuôi theo sông Lô nhưng khi thấy truy binh của giặc Thát chỉ đuổi theo chậm rãi nên nghi vấn rằng truy kích thì phải nhanh, nay chúng lại đi thong thả thì sợ có quân phía trước đón chặn. Sai người đi do thám quả nhiên thấy quân Thát đã cho quân chặn ngang ở hạ lưu."
Thằng nhóc Mạc Đĩnh Chi nói đến đó thì sặc lương khô ho sặc sụa. Tôi rót nước lạnh cho nó, chẳng hiểu Trần Nhật Duật làm thầy người ta kiểu gì mà đến lương khô nó còn ăn ngon lành vậy được không biết.
Đĩnh Chi hớp miếng nước lấy bình tĩnh, lại nói tiếp:
"Thầy sáu bèn cho toàn quân lên bộ rút về kinh thành, đến Bạch Hạc thì người của chị báo là kinh thành thất thủ. Thầy sáu mới cho em đi trước báo tin cho chị, còn ngài ấy thì vẫn gian khổ trèo đèo lội suối tìm về đây."
Tôi nghe câu chuyện có vẻ cảm lạnh này, cảm thấy không những Thoát Hoan phải chật vật đi tìm đội quân thoắt ẩn thoắt hiện là chúng tôi, kể cả quân đồng minh cũng không thể nào nắm bắt được lịch trình di chuyển phức tạp mà Trần Khâm đã dự tính.
Cũng may tôi đã đoán trước được nên cho người đi báo tin, không thì e là anh ta phải chịu thêm không ít gian khổ.
Tôi không biết khoảng thời gian đóng quân ở kinh thành Thoát Hoan có khốn đốn vì thiếu thốn hay không, nhưng riêng những mâu thuẫn ở Thiên Trường cũng đủ làm tôi và Trần Khâm phải đau đầu.
Trong lúc cấp bách thì có kẻ đứng ra xin đi cầu hòa, kẻ không biết thì mắng mỏ, người biết thì vừa nhìn đã hiểu đây chỉ là một kế hoãn binh. Gió xuân thổi qua sông Nhị Hà càng trở nên rét buốt, trời không nắng, dưới sông là một đoàn thuyền được canh gác cẩn mật.
Người sứ giả mặc bộ triều phục, cưỡi gió đạp sóng về phía hàng vạn cung tên giáo mác bên kia sông không chút run sợ, đứng sừng sững như một ngọn núi nam.
Tôi nheo mắt ra xa, không nhìn rõ mặt mũi người nọ chỉ thấy một vóc dáng rắn rỏi dong dỏng cao. Trần Khâm nói với tôi đây là Đỗ Khắc Chung, chính là anh ruột của Đỗ Thiên Hư. Xưa nay tuy nói hai quân đánh nhau không giết sứ giả, nhưng với những kẻ hiếu chiến như Mông Cổ thì chưa chắc, anh ta tự tin ứng cử có lẽ cũng nắm chắc được phần nào.
Đỗ Khắc Chung đi rồi, bên phía địch liền không còn động tĩnh. Tôi cũng có điều nghi ngại, Thoát Hoan sẽ dễ dàng bị lừa như thế sao, còn nếu thật sự trúng kế của ta thì một là do Đỗ Khắc Chung quá tài giỏi, còn hai là do Thoát Hoan vẫn chưa thể tiến quân bộ về đây kịp.
Theo vế thứ hai thì khả năng ta rút được êm xuôi rất lớn, chỉ một đội quân của Ô Mã Nhi chưa chắc chúng dám làm ẩu tiến đánh kinh thành ngay lập tức đâu.
Trong lòng tôi vẫn còn một nỗi lo, tôi gọi Tô Thức, phó thác:
"Anh chạy ngược lên Thu Vật đem tin tức chúng ta đã bỏ kinh thành nói tận tai Chiêu Văn Vương!"
Tô Thức chắp tay thưa vâng.
Trần Khâm không biết đứng sau tôi từ lúc nào, bỗng lên tiếng, thanh âm sặc mùi ghen tị:
"Trong lúc nguy cấp thế này em vẫn không quên được chú ta."
Tôi liếc anh ta, không buồn trả lời.
Trần Khâm đi theo tôi, lại hỏi:
"Em chắc chú ấy sẽ tin tưởng ư?"
"Sẽ tin." – Tôi đáp.
Trần Khâm "ồ" một tiếng rồi không nói nữa.
Chúng tôi đưa thuyền chiến theo sông Nhị Hà đi ngay trong đêm, nhưng vì e ngại bọn chúng đuổi đến quá nhanh nên tại bãi Đà Mạc Trần Bình Trọng và anh Quốc Hiện đã tự mình dẫn sáu trăm Thánh Dực quân cùng binh lính từ trang ấp đóng tại đó để cản bước địch nếu chúng đuổi tới. Cha tôi lại bày thêm một trận cọc và đắp bờ chắn để ngăn đối phương ở Hải Thị gần sát bên, như một màn thiên la địa võng khiến chúng không kịp trở tay.
Tôi muốn ở lại cùng cha và các anh nhưng với cái bộ tướng bị thương chỉ sợ vướng tay vướng chân nên đành cùng Trần Khâm trở về Thiên Trường.
Thuyền chiến neo ở bến sông Nhị Hà, chúng tôi lên bộ về hành cung Thiên Trường. Thuở nhỏ thỉnh thoảng những ngày tiên đế từ đây trở về Thăng Long tôi gặp dịp là sẽ nài nỉ ngài kể lại, tiên đế bận bịu, ngài chỉ cười đọc một câu:
"Nhất đẹp con gái làng Cầu
Khéo ăn khéo mặc khéo hầu mẹ cha."
Trong lòng tôi và Trần Khâm canh cánh hồi lâu, tuy là nói cũng như không nói nhưng tiên đế đã thành công chuyển hướng chú ý của tôi từ Thiên Trường sang con gái làng Cầu. Tên Trần Khâm lúc nhỏ đã lắm cách chọc tức tôi, anh ta vẫn một hai cam đoan là những cô con gái nơi đó trông giống như là tiên dưới phàm vậy. Tóc dài chấm gót, ba con mắt bốn lỗ tai, còn tôi thì há hốc mồm kinh ngạc cho là anh ta am tường lắm.
Sau này lớn hơn một chút đi theo cha ngang qua làng Cầu tôi mới biết hóa ra là anh ta bịp. Thành thử mấy năm chấp niệm của tôi bỗng chốc tiêu tan.
Tôi nhìn Trần Khâm đang cưỡi ngựa bên cạnh, bất giác hỏi:
"Năm nay con gái làng Cầu đã mọc mắt mọc tai lại chưa?"
Trần Khâm giật thót một cái, sau đó ôm bụng nhịn cười.
Cứ cười đi, không biết sau khi Thăng Long bị chiếm thì xem anh còn cười được không.
Một lúc sau anh ta bình tĩnh lại, đằng hắng một tiếng nói:
"Đừng quan tâm tới, trong mắt tôi không ai vượt qua em cả!"
"Em vẫn muốn chính mắt nhìn thấy, vừa hay đúng dịp."
Trần Khâm chưa kịp phân bua thì chị Anh Nguyên đã từ phía sau cưỡi ngựa chồm lên, bực mình nói:
"Các người bớt mùi mẫn đi, giờ phút nào rồi!"
Đúng lúc tôi và Trần Khâm đang lúng túng thì chị Anh Nguyên ở đâu tự chui đầu vào rọ, đương nhiên người ta liền được dịp chuyển mũi dao sắc nhọn lên người chị ta. Trần Khâm bèn lạnh mặt nói:
"Phạm tướng sắp ba mươi, quận chúa là gái lỡ thì. Hẹn ngày chi bằng đúng lúc, đến Thiên Trường thì lập tức lạy cha mẹ trời đất đi."
Tôi nghe Phạm Ngũ Lão ho không ngừng phía sau, cũng không biết anh ta vì khoảng thời gian này lao lực sinh ra bệnh ho hay vì mừng quá nên choáng váng khi nghe Trần Khâm đề nghị chuyện tốt như vậy. À, cũng có thể là do hoảng sợ quá mức cũng không chừng.
Phạm Ngũ Lão cố nén lại cơn ho, ấp úng nói:
"Thần không dám ạ!"
Chị Anh Nguyên cũng thẹn quá hóa giận, vừa cung kính vừa không kìm được gắt gỏng:
"Không phải lỡ thì, là.. là không muốn!"
Một thoáng im lặng, bên tai tôi lại nghe tiếng Phạm Ngũ Lão:
"Thần tạ ơn quan gia ban hôn!"
Trần Khâm nhếch môi, lại quay sang chị Anh Nguyên hỏi:
"Nếu quận chúa không muốn tôi cũng không ép. Có điều chưa biết chừng sẽ ban cho Phạm tướng một mối hôn sự tốt đấy!"
Có hai giọng nói lập tức thốt lên:
"Không thể được!"
Tôi che miệng cười trộm, lúc này cả hai bọn họ dường như mới phát hiện ra mình bị trêu bèn im bặt. Trần Khâm thúc ngựa tiến lên phía trước:
"Vậy cứ quyết định thế đi!"
Tôi cũng không nghĩ chuyện tình cảm lằng nhằng của bọn họ có thể giải quyết êm xuôi trong chốc lát thế này. Quả không hổ là Trần Khâm.
Đến làng Tức Mặc, Trần Khâm cho ba quân dựng trại để nghỉ ngơi. Bởi vì là nơi ở của Thượng hoàng nên mọi thứ dù giản dị nhưng cũng không đến nỗi quá đơn sơ. Gia quyến đều ở hành cung, tôi gặp lại được tất cả mọi người cảm giác giống như trở về thời thơ ấu khi chưa bị lưu lạc.
Năm ngày sau khi chúng tôi dừng chân ở Tức Mặc, tôi nghe tin Ô Mã Nhi đã rút quân về kinh thành không truy đuổi nữa, cha tôi đã chặn được bước tiến của chúng. Cha và các anh trở về tuy mục đích đã đạt được nhưng không thấy trên mặt họ có gì phấn khởi, ngược lại còn có vẻ ảm đạm ưu thương.
Cha tôi bước lên phía trước, chưa kịp nói thì Quốc Hiện đã quỳ xuống trước mặt tâu:
"Xin quan gia trách phạt, Bình Trọng vì cứu tôi mà bị giặc Thát bắt ở Đà Mạc không rõ sống chết. Tôi lại vô dụng không thể quay lại cứu người. Thật đáng hổ thẹn."
Hóa ra là do anh Quốc Hiện khinh địch tại bãi Thiên Mạc bị bọn Ô Mã Nhi tập kích, vì cứu anh tôi mà Trần Bình Trọng đã mở con đường máu, nhưng không may bị mưa tên bắn trúng.
Trong lúc anh tôi đưa quân Thánh Dực rời khỏi thì không biết Trần Bình Trọng bị bỏ lại từ lúc nào. Lúc này phần vì bọn chúng đuổi bắt, phần vì cha đang ở Hải Thị chờ tin nên chẳng thể quay lại cứu người được. Thế nên dù ở Hải Thị ngăn chặn được Ô Mã Nhi và khiến chúng nghi ngại quay về, nhưng rốt cuộc bên ta lại mất đi một vị tướng giỏi.
Kể lại chỉ trong vài lời, nhưng trong mắt anh tôi là cả ngàn vạn chữ.
Kết cục thì anh tôi bị đánh hai mươi roi, Trần Bình Trọng được truy phong làm Bảo Nghĩa Vương. Tuy vậy nhưng tôi biết trong lòng Trần Khâm có nhiều nuối tiếc, một kẻ nắm giữ quân Thánh Dực ắt hẳn không phải người thường.
Cho đến khi địch đã chiếm được hầu hết các vùng phía Bắc của nước ta và phần lớn tôn thất đều tập trung ở Thiên Trường này thì điều tôi lo lắng nhất chính là đội quân của Trần Nhật Duật.
Anh ta là một trong những người xuất trận đầu tiên kể từ khi quân Thát kéo sang, nhưng kể từ đó trở đi chẳng nghe được tin tức gì. Dù khả năng của anh ta luôn khiến tôi bất ngờ nhưng với tình thế hiện nay tôi sợ anh ta bị cô lập giữa vòng vây quân địch khi kinh thành đã bị chiếm.
Trong những ngày tôi lo lắng không yên, lính canh Thiên Trường báo với Trần Khâm có một kẻ xấu xí được tìm thấy trong trạng thái ngất xỉu ở vệ đường. Tôi nghe được tin đó như muốn ngồi bật dậy, trên đời này kẻ xấu xí không ít nhưng trong lúc nước sôi lửa bỏng tôi chỉ có thể nghĩ tới một người – là Mạc Đĩnh Chi bên cạnh Trần Nhật Duật.
Quả nhiên là Mạc Đĩnh Chi, sau khi tỉnh lại nhìn thấy tôi thì khóc lóc một trận, lại ăn uống như hổ đói một trận rốt cuộc cũng kể lại đầu đuôi sự tình. Tôi cảm thấy em ấy còn có tâm trạng khóc lóc ăn uống thì bên phía Trần Nhật Duật chắc cũng không đến nỗi nào.
Có điều bắt một đứa trẻ mới mười hai mười ba tuổi vượt đường sá xa xôi đói khát đến đây thì Trần Nhật Duật cũng thật là biết hành xác người ta. Tôi thở dài, đây cũng được xem là một loại rèn luyện đi.
Về bên phía Trần Nhật Duật nói chung cũng rất ngắn gọn, cánh quân của địch tiến xuống nhanh chóng chiếm được châu Quy Hóa rồi tiếp tục tới cửa ải của Trần Nhật Duật. Sau khi giao chiến vài trận nhỏ anh ta mới nhận thấy không thể đối đầu trực diện nên bèn hạ lệnh theo dọc sông Lô rút quân.
Mạc Đĩnh Chi vừa nhai nhồm nhoàm lương khô vừa nói:
"Lúc này thầy sáu đi thuyền xuôi theo sông Lô nhưng khi thấy truy binh của giặc Thát chỉ đuổi theo chậm rãi nên nghi vấn rằng truy kích thì phải nhanh, nay chúng lại đi thong thả thì sợ có quân phía trước đón chặn. Sai người đi do thám quả nhiên thấy quân Thát đã cho quân chặn ngang ở hạ lưu."
Thằng nhóc Mạc Đĩnh Chi nói đến đó thì sặc lương khô ho sặc sụa. Tôi rót nước lạnh cho nó, chẳng hiểu Trần Nhật Duật làm thầy người ta kiểu gì mà đến lương khô nó còn ăn ngon lành vậy được không biết.
Đĩnh Chi hớp miếng nước lấy bình tĩnh, lại nói tiếp:
"Thầy sáu bèn cho toàn quân lên bộ rút về kinh thành, đến Bạch Hạc thì người của chị báo là kinh thành thất thủ. Thầy sáu mới cho em đi trước báo tin cho chị, còn ngài ấy thì vẫn gian khổ trèo đèo lội suối tìm về đây."
Tôi nghe câu chuyện có vẻ cảm lạnh này, cảm thấy không những Thoát Hoan phải chật vật đi tìm đội quân thoắt ẩn thoắt hiện là chúng tôi, kể cả quân đồng minh cũng không thể nào nắm bắt được lịch trình di chuyển phức tạp mà Trần Khâm đã dự tính.
Cũng may tôi đã đoán trước được nên cho người đi báo tin, không thì e là anh ta phải chịu thêm không ít gian khổ.
Tôi không biết khoảng thời gian đóng quân ở kinh thành Thoát Hoan có khốn đốn vì thiếu thốn hay không, nhưng riêng những mâu thuẫn ở Thiên Trường cũng đủ làm tôi và Trần Khâm phải đau đầu.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.