Chương 78: Mai Phục
bảo trâm
24/04/2023
Trần Khâm và Thượng hoàng tiến quân về vùng Thiên Mạc, buổi sáng xuất quân tôi cưỡi ngựa phía sau mấy người Chiêu Minh Vương và Phạm Ngũ Lão, xem bọn họ uống rượu thề.
Gió sông Nhị Hà thổi tạt vào mặt, bên tai tôi vang lên bài Hịch tướng sĩ, dù cha tôi không có ở đây nhưng khúc ca hào hùng giống như đều nằm trong tâm khảm của từng binh lính.
Tôi nhìn Trần Khâm lần nữa thấy anh cũng đang mỉm cười với tôi, tóc búi cao toàn thân mặc giáp, hiên ngang trên con ngựa to khỏe như một chiến thần.
Chúng tôi nhìn nhau, không cần nói nhưng đều âm thầm hẹn ngày trở về.
Có tiếng tù và thổi lên vang vọng, đoàn quân của tôi cũng dời gót. Lá cờ thêu sáu chữ vàng trên nền cờ đỏ rực của Hoài Văn quân nổi bật lên giữa đội quân Thánh Dực của Chiêu Minh Vương, mọi giác quan của tôi như mở ra hết cỡ.
Toàn quân mai phục ở bến Chương Dương đợi tin, đây là cứ điểm quan trọng để tiến quân về kinh thành.
Tôi và Trần Quốc Toản thường xuyên dẫn Hoài Văn quân dùng thuyền nhẹ chèo ra thăm dò, sau mấy ngày quan sát quả nhiên nhìn thấy được sự rệu rã đến mức bọn chúng còn phải giết ngựa chiến để bỏ bụng.
Tôi không khỏi lắc đầu nhìn Trần Quốc Toản, nếu như tình hình cứ tiếp tục giằng co như thế, có phải chăng bọn chúng giết cả người để ăn hay không?
Kể từ ngày chúng tôi kéo quân đến mai phục, hằng ngày đều có những xác chết do bệnh bị ném xuống mặt sông. Mặc dù chúng tôi đã ở ngay sát bên cạnh nhưng dường như bọn chúng vẫn chưa đánh hơi được hiểm họa đang tới gần. Chắc có lẽ do mũi bọn chúng bị bịt bởi mùi xác thối dưới lòng sông nên chẳng hề hay biết.
Hướng tiến quân của ta khiến bọn tàn binh phải đâm đầu về phía Hải Đông mà chạy, chẳng có cơ hội để quay ngược về kinh đô báo cáo tình hình. Về việc này phải nói là Trần Khâm làm việc rất có năng suất, anh ta cầm quân tiểu trừ hết đám tàn binh, khiến cho đại quân của Thoát Hoan như mắt mù tai điếc.
Quả nhiên ba ngày sau Trần Thông dẫn thêm một cánh quân từ Thiên Trường đến hội quân, báo rằng Trần Nhật Duật đã cầm chân được Toa Đô, Chương Dương hoàn toàn bị cô lập, chính là lúc thích hợp nhất để đánh phá. Tôi bất giác trông thấy Trần Thông, trong lòng bỗng có muôn điều muốn nói mà chẳng biết phải mở lời thế nào.
Nhưng chẳng kịp cơ hội nói ra với Trần Thông thì ngay trong sáng ấy, đội quân của chúng tôi dưới trướng Chiêu Minh Vương đã bắt đầu tập kích bất ngờ. Lần này quân Thát nằm trong thế bị động, lại thêm tâm lý tự mãn chủ quan nên bị dọa cho sợ mất mật.
Thát Đát chinh chiến quen thói trên sa trường làm gì lại chịu để bản thân trở thành một con ngựa ốm mặc người chém giết. Bọn chúng sau một thời gian bị động đã dần chấp nhận được tình thế, co cụm lại chờ đợi một đợt tiến công cuối cùng.
Lúc này bên trong nội bộ quân ta lại có động tĩnh, một toán quân nhỏ vài chục người mặc quần áo Mông Cổ mở đường máu xông vào.
Tôi nheo mắt nhìn, cảm thấy bọn chúng hình như đang bảo vệ một cô gái đang ngồi trong xe ngựa. Bên ngoài đao kiếm giao tranh, máu tạt lên cả mành xe, còn sắc mặt cô gái cũng tái xanh như không còn giọt máu.
Lúc tôi tìm được đường rẽ giữa ba quân đang hỗn loạn, thúc ngựa chạy đến thì cô gái đã không còn hơi thở, xung quanh mấy chục người Nguyên cũng ngã rạp như cỏ khô. Tôi nhảy xuống ngựa đến gần, Trần Quốc Toản giơ tay ngăn cản tôi:
"Đừng động vào, nhỡ đâu có gian trá!"
Tôi liếc cậu ta, đáp:
"Vậy cậu kiểm tra giúp tôi đi!"
Thấy Trần Quốc Toản chần chừ tôi đã nhanh tay thò vào kiểm tra trên người cô gái ấy. Nếu như bọn chúng đã liều mạng bảo vệ người con gái này thì chắc chắn trên người cô ta phải có bí mật gì đó. Huống hồ cô ta còn ngồi trong tư thế co rúm giống như che giấu thứ gì.
Tôi cũng không nghĩ bọn họ có chiêu trò bởi khả năng để tiếp cận chủ tướng bên ta là rất thấp, còn muốn dùng bao nhiêu người để tạo ra sóng gió gì đó thì chắc chỉ xảy ra trong mơ.
Trong khi Trần Quốc Toản chưa phản ứng kịp thì tôi đã lôi ra từ thi thể cô gái được một bức thư. Đọc xong, trong lòng bỗng nhiên bàng hoàng.
Lúc này tiếng của Trần Thông từ phía xa vọng đến bên tai tôi:
"Là An Tư, đây là người của An Tư, không được giết!"
Tôi ngước lên thì thấy anh ta đã thúc ngựa lao đến, vẻ mặt điển trai còn nhuốm máu giặc trở nên tái xanh, đôi mắt tối mịt tỏa ra u ám. Nhưng bọn họ đã chết, tôi cũng chẳng thể thay đổi được điều này.
Trần Thông nhoài người phóng xuống ngựa, nắm lấy cổ tay tôi, gắt lên:
"Sao cô lại giết hết bọn họ rồi?"
Trần Quốc Toản đẩy anh ta ra, quát:
"Ai nói bọn tôi giết, lúc bọn tôi đến đây thì họ đã chết rồi!"
Trần Thông giống như không nghe thấy lời của Trần Quốc Toản, tiếp tục gằn giọng:
"Đây là cung nhân Thụy Khê đi theo An Tư về trại giặc, hôm nay bất chấp tính mạng đột ngột xông vào đây chắc chắn có việc hệ trọng. Các ngươi giết người rồi thì phải làm sao đây!"
Trong đầu tôi lập tức nhảy số, không kịp suy nghĩ đã leo lên chiến mã, hét lớn:
"Hoài Văn quân chỉnh đốn quân trang tập hợp đợi lệnh!"
Lúc này cả Trần Quốc Toản cũng trở nên nghiêm túc, răm rắp nghe theo. Tôi nhìn Trần Thông, nghiêm mặt nói:
"Hãy mau đi báo cho Chiêu Minh vương kinh thành đang bị động, xin ngài sắp xếp cho quân tìm đường khác tấn công vào cổng thành tất dễ dàng hơn nhiều!"
Tôi nói xong, liền cùng Hoài Văn quân xé gió lao đi. Bức thư trên tay cũng vô thức bị nhàu nát.
Tôi dường như lấy hết sức bình sinh phi ngựa, dù trên gò má đỏ ửng vì gió cát đã bị tán cây hai bên đường cào rát cả lên nhưng vẫn mặc kệ.
Tim tôi co thắt từng cơn, trên bức thư ghi chỉ vỏn vẹn mười chữ bằng máu, rằng: "Chương Dương cửu giặc tỏ, rồng rắn dọc Nhị Hà". Tôi không biết nếu bức thư lọt vào tay ai khác thì họ có hiểu không, nhưng riêng tôi chỉ cần liếc qua liền có thể thông suốt ngay được.
Tôi không biết dùng cách nào An Tư có thể đưa người đi trót lọt, tôi cũng không biết liệu Thoát Hoan có biết sự tình hay không, nếu biết rồi thì anh ta sẽ xuống tay như thế nào? Bức thư này An Tư muốn gửi cho tôi hay chăng?
Trần Quốc Toản vẫn ghìm chặt dây cương bám sát tôi, lúc này mới dám lên tiếng hỏi:
"Nói đi là đi, chị không thể giải thích câu nào cho ra hồn hay sao?"
Tôi hét lên với Trần Quốc Toản:
"An Tư gửi mật thư báo rằng Thoát Hoan biết tin bị tấn công, hắn đã đưa quân chi viện đi dọc sông Nhị Hà về tiếp cứu cho Chương Dương rồi!"
Thoát Hoan làm ra hành động này đối với ta mặc dù có hại, nhưng nếu biết nắm bắt có thể đảo khách thành chủ. Tiếp viện cho Chương Dương, đúng là có thể tạm thời ngăn cản được Chiêu Minh vương giành thắng lợi nhưng lực lượng của anh ta ở kinh thành sẽ mỏng đi rất nhiều, nếu như bất ngờ chịu một cuộc tập kích với quy mô lớn chưa chắc có thể thủ được.
Bến Chương Dương mặc dù là nơi hiểm yếu và cứ địa quan trọng cho đội quân của Thoát Hoan ở kinh thành, nhưng ngay lúc này mà cất quân đi ứng cứu không được tính là thượng sách. Thế thì phải xem người đưa quân đi chuyến này là ai rồi.
Bất kể là ai khi quân tâm ở Chương Dương đang rệu rã, tôi nhất định phải ngăn cản không cho chúng hội tụ lại. Khả năng xấu nhất là Thoát Hoan đích thân đưa quân chi viện đi. Khi thấy chủ tướng nói không chừng quyết tâm gấp đôi, thế thì đừng nói là bọn giặc được gửi đến tiếp viện, chỉ e là những tên tàn binh cũng cố vùng dậy để giữ chân chúng tôi. Đoạt lại Chương Dương sẽ trở nên khó nhằng, đúng là lợi bất cập hại.
Tôi vẫn chưa quên được khi bọn chúng vừa mới tràn qua biên ải với lợi thế số đông, bọn chúng đã ngang tàng như lũ quét thế nào. Khó khăn lắm mới chờ được ngày chúng dàn mỏng số quân, Trần Nhật Duật đã cầm chân Toa Đô ở Thiên Trường thì tôi cũng phải quyết toán đám viện binh này mới vẹn.
Tuy thế, tôi cũng chẳng biết lời nói của tôi có đến được tai Chiêu Minh vương hay không, dưới trướng ngài ấy hiện giờ có Phạm Ngũ Lão, có cả Trần Thông, có chị Thuỵ Hữu, và hơn ai hết chính ngài ấy là người có khả năng nhất để đánh tới kinh thành trong lúc này. Một lưới bắt trọn.
Máu nóng chảy rần rần từ dưới gót chân lên tận đỉnh đầu tôi. Đã lâu không gặp Thoát Hoan, chẳng biết khi gặp lại anh ta sẽ bày ra bộ dạng gì, có nghiến răng nghiến lợi khi bất ngờ trông thấy tôi hay không?
Trần Quốc Toản nghe tôi nói thế thì quát:
"Nếu như tin tức đó là giả thì sao?"
"Cho dù khả năng chỉ năm phần tôi cũng phải thử! Nghe đây, nếu lát nữa có chiều hướng xấu chú phải giữ lại mạng quay về báo với Chiêu Minh Vương!"
"Cái đồ ngốc nghếch này!" – Trần Quốc Toản nghiến răng gằn giọng.
Nếu là thật mà tôi lại cứ chần chừ thì đúng là uổng phí một phen tâm sức của An Tư.
Đi đến nửa đường tới một đoạn có vẻ hiểm yếu, tôi ra hiệu cho Hoài Văn quân dừng lại, chúng tôi dàn trận tại đây. Nơi đây vừa có bờ sông Nhị Hà vừa có thế núi tựa, ở giữa là đường mòn, đúng là khó thủ dễ công.
Phía bờ sông dàn thành ba tốp, trên triền núi lại cho quân lính nấp thành ba tốp song song, kỵ binh chặn phía trước mặt, chỉ cần tàn binh của chúng vừa chạy tới là lập tức rơi vào mai phục.
Tôi đứng ở nơi cao quan sát xuống phía dưới, chỉ cần tôi ra hiệu Hoài Văn quân sẽ lập tức hành động ngay.
Quả nhiên chỉ nửa canh giờ sau phía xa đã truyền tới tiếng vó ngựa lộc cộc. Chim chóc xung quanh tôi bị động bay lên tán loạn, phía trước bụi khói mịt mù khiến tôi chẳng nhìn rõ ai là ai, chỉ thấy phấp phới lá cờ Mông Cổ.
Tôi nhướng mày nhìn về hướng Trần Quốc Toản, nhưng xa quá chẳng biết cậu ta có trông thấy tôi đang đắc ý không.
Gió sông Nhị Hà thổi tạt vào mặt, bên tai tôi vang lên bài Hịch tướng sĩ, dù cha tôi không có ở đây nhưng khúc ca hào hùng giống như đều nằm trong tâm khảm của từng binh lính.
Tôi nhìn Trần Khâm lần nữa thấy anh cũng đang mỉm cười với tôi, tóc búi cao toàn thân mặc giáp, hiên ngang trên con ngựa to khỏe như một chiến thần.
Chúng tôi nhìn nhau, không cần nói nhưng đều âm thầm hẹn ngày trở về.
Có tiếng tù và thổi lên vang vọng, đoàn quân của tôi cũng dời gót. Lá cờ thêu sáu chữ vàng trên nền cờ đỏ rực của Hoài Văn quân nổi bật lên giữa đội quân Thánh Dực của Chiêu Minh Vương, mọi giác quan của tôi như mở ra hết cỡ.
Toàn quân mai phục ở bến Chương Dương đợi tin, đây là cứ điểm quan trọng để tiến quân về kinh thành.
Tôi và Trần Quốc Toản thường xuyên dẫn Hoài Văn quân dùng thuyền nhẹ chèo ra thăm dò, sau mấy ngày quan sát quả nhiên nhìn thấy được sự rệu rã đến mức bọn chúng còn phải giết ngựa chiến để bỏ bụng.
Tôi không khỏi lắc đầu nhìn Trần Quốc Toản, nếu như tình hình cứ tiếp tục giằng co như thế, có phải chăng bọn chúng giết cả người để ăn hay không?
Kể từ ngày chúng tôi kéo quân đến mai phục, hằng ngày đều có những xác chết do bệnh bị ném xuống mặt sông. Mặc dù chúng tôi đã ở ngay sát bên cạnh nhưng dường như bọn chúng vẫn chưa đánh hơi được hiểm họa đang tới gần. Chắc có lẽ do mũi bọn chúng bị bịt bởi mùi xác thối dưới lòng sông nên chẳng hề hay biết.
Hướng tiến quân của ta khiến bọn tàn binh phải đâm đầu về phía Hải Đông mà chạy, chẳng có cơ hội để quay ngược về kinh đô báo cáo tình hình. Về việc này phải nói là Trần Khâm làm việc rất có năng suất, anh ta cầm quân tiểu trừ hết đám tàn binh, khiến cho đại quân của Thoát Hoan như mắt mù tai điếc.
Quả nhiên ba ngày sau Trần Thông dẫn thêm một cánh quân từ Thiên Trường đến hội quân, báo rằng Trần Nhật Duật đã cầm chân được Toa Đô, Chương Dương hoàn toàn bị cô lập, chính là lúc thích hợp nhất để đánh phá. Tôi bất giác trông thấy Trần Thông, trong lòng bỗng có muôn điều muốn nói mà chẳng biết phải mở lời thế nào.
Nhưng chẳng kịp cơ hội nói ra với Trần Thông thì ngay trong sáng ấy, đội quân của chúng tôi dưới trướng Chiêu Minh Vương đã bắt đầu tập kích bất ngờ. Lần này quân Thát nằm trong thế bị động, lại thêm tâm lý tự mãn chủ quan nên bị dọa cho sợ mất mật.
Thát Đát chinh chiến quen thói trên sa trường làm gì lại chịu để bản thân trở thành một con ngựa ốm mặc người chém giết. Bọn chúng sau một thời gian bị động đã dần chấp nhận được tình thế, co cụm lại chờ đợi một đợt tiến công cuối cùng.
Lúc này bên trong nội bộ quân ta lại có động tĩnh, một toán quân nhỏ vài chục người mặc quần áo Mông Cổ mở đường máu xông vào.
Tôi nheo mắt nhìn, cảm thấy bọn chúng hình như đang bảo vệ một cô gái đang ngồi trong xe ngựa. Bên ngoài đao kiếm giao tranh, máu tạt lên cả mành xe, còn sắc mặt cô gái cũng tái xanh như không còn giọt máu.
Lúc tôi tìm được đường rẽ giữa ba quân đang hỗn loạn, thúc ngựa chạy đến thì cô gái đã không còn hơi thở, xung quanh mấy chục người Nguyên cũng ngã rạp như cỏ khô. Tôi nhảy xuống ngựa đến gần, Trần Quốc Toản giơ tay ngăn cản tôi:
"Đừng động vào, nhỡ đâu có gian trá!"
Tôi liếc cậu ta, đáp:
"Vậy cậu kiểm tra giúp tôi đi!"
Thấy Trần Quốc Toản chần chừ tôi đã nhanh tay thò vào kiểm tra trên người cô gái ấy. Nếu như bọn chúng đã liều mạng bảo vệ người con gái này thì chắc chắn trên người cô ta phải có bí mật gì đó. Huống hồ cô ta còn ngồi trong tư thế co rúm giống như che giấu thứ gì.
Tôi cũng không nghĩ bọn họ có chiêu trò bởi khả năng để tiếp cận chủ tướng bên ta là rất thấp, còn muốn dùng bao nhiêu người để tạo ra sóng gió gì đó thì chắc chỉ xảy ra trong mơ.
Trong khi Trần Quốc Toản chưa phản ứng kịp thì tôi đã lôi ra từ thi thể cô gái được một bức thư. Đọc xong, trong lòng bỗng nhiên bàng hoàng.
Lúc này tiếng của Trần Thông từ phía xa vọng đến bên tai tôi:
"Là An Tư, đây là người của An Tư, không được giết!"
Tôi ngước lên thì thấy anh ta đã thúc ngựa lao đến, vẻ mặt điển trai còn nhuốm máu giặc trở nên tái xanh, đôi mắt tối mịt tỏa ra u ám. Nhưng bọn họ đã chết, tôi cũng chẳng thể thay đổi được điều này.
Trần Thông nhoài người phóng xuống ngựa, nắm lấy cổ tay tôi, gắt lên:
"Sao cô lại giết hết bọn họ rồi?"
Trần Quốc Toản đẩy anh ta ra, quát:
"Ai nói bọn tôi giết, lúc bọn tôi đến đây thì họ đã chết rồi!"
Trần Thông giống như không nghe thấy lời của Trần Quốc Toản, tiếp tục gằn giọng:
"Đây là cung nhân Thụy Khê đi theo An Tư về trại giặc, hôm nay bất chấp tính mạng đột ngột xông vào đây chắc chắn có việc hệ trọng. Các ngươi giết người rồi thì phải làm sao đây!"
Trong đầu tôi lập tức nhảy số, không kịp suy nghĩ đã leo lên chiến mã, hét lớn:
"Hoài Văn quân chỉnh đốn quân trang tập hợp đợi lệnh!"
Lúc này cả Trần Quốc Toản cũng trở nên nghiêm túc, răm rắp nghe theo. Tôi nhìn Trần Thông, nghiêm mặt nói:
"Hãy mau đi báo cho Chiêu Minh vương kinh thành đang bị động, xin ngài sắp xếp cho quân tìm đường khác tấn công vào cổng thành tất dễ dàng hơn nhiều!"
Tôi nói xong, liền cùng Hoài Văn quân xé gió lao đi. Bức thư trên tay cũng vô thức bị nhàu nát.
Tôi dường như lấy hết sức bình sinh phi ngựa, dù trên gò má đỏ ửng vì gió cát đã bị tán cây hai bên đường cào rát cả lên nhưng vẫn mặc kệ.
Tim tôi co thắt từng cơn, trên bức thư ghi chỉ vỏn vẹn mười chữ bằng máu, rằng: "Chương Dương cửu giặc tỏ, rồng rắn dọc Nhị Hà". Tôi không biết nếu bức thư lọt vào tay ai khác thì họ có hiểu không, nhưng riêng tôi chỉ cần liếc qua liền có thể thông suốt ngay được.
Tôi không biết dùng cách nào An Tư có thể đưa người đi trót lọt, tôi cũng không biết liệu Thoát Hoan có biết sự tình hay không, nếu biết rồi thì anh ta sẽ xuống tay như thế nào? Bức thư này An Tư muốn gửi cho tôi hay chăng?
Trần Quốc Toản vẫn ghìm chặt dây cương bám sát tôi, lúc này mới dám lên tiếng hỏi:
"Nói đi là đi, chị không thể giải thích câu nào cho ra hồn hay sao?"
Tôi hét lên với Trần Quốc Toản:
"An Tư gửi mật thư báo rằng Thoát Hoan biết tin bị tấn công, hắn đã đưa quân chi viện đi dọc sông Nhị Hà về tiếp cứu cho Chương Dương rồi!"
Thoát Hoan làm ra hành động này đối với ta mặc dù có hại, nhưng nếu biết nắm bắt có thể đảo khách thành chủ. Tiếp viện cho Chương Dương, đúng là có thể tạm thời ngăn cản được Chiêu Minh vương giành thắng lợi nhưng lực lượng của anh ta ở kinh thành sẽ mỏng đi rất nhiều, nếu như bất ngờ chịu một cuộc tập kích với quy mô lớn chưa chắc có thể thủ được.
Bến Chương Dương mặc dù là nơi hiểm yếu và cứ địa quan trọng cho đội quân của Thoát Hoan ở kinh thành, nhưng ngay lúc này mà cất quân đi ứng cứu không được tính là thượng sách. Thế thì phải xem người đưa quân đi chuyến này là ai rồi.
Bất kể là ai khi quân tâm ở Chương Dương đang rệu rã, tôi nhất định phải ngăn cản không cho chúng hội tụ lại. Khả năng xấu nhất là Thoát Hoan đích thân đưa quân chi viện đi. Khi thấy chủ tướng nói không chừng quyết tâm gấp đôi, thế thì đừng nói là bọn giặc được gửi đến tiếp viện, chỉ e là những tên tàn binh cũng cố vùng dậy để giữ chân chúng tôi. Đoạt lại Chương Dương sẽ trở nên khó nhằng, đúng là lợi bất cập hại.
Tôi vẫn chưa quên được khi bọn chúng vừa mới tràn qua biên ải với lợi thế số đông, bọn chúng đã ngang tàng như lũ quét thế nào. Khó khăn lắm mới chờ được ngày chúng dàn mỏng số quân, Trần Nhật Duật đã cầm chân Toa Đô ở Thiên Trường thì tôi cũng phải quyết toán đám viện binh này mới vẹn.
Tuy thế, tôi cũng chẳng biết lời nói của tôi có đến được tai Chiêu Minh vương hay không, dưới trướng ngài ấy hiện giờ có Phạm Ngũ Lão, có cả Trần Thông, có chị Thuỵ Hữu, và hơn ai hết chính ngài ấy là người có khả năng nhất để đánh tới kinh thành trong lúc này. Một lưới bắt trọn.
Máu nóng chảy rần rần từ dưới gót chân lên tận đỉnh đầu tôi. Đã lâu không gặp Thoát Hoan, chẳng biết khi gặp lại anh ta sẽ bày ra bộ dạng gì, có nghiến răng nghiến lợi khi bất ngờ trông thấy tôi hay không?
Trần Quốc Toản nghe tôi nói thế thì quát:
"Nếu như tin tức đó là giả thì sao?"
"Cho dù khả năng chỉ năm phần tôi cũng phải thử! Nghe đây, nếu lát nữa có chiều hướng xấu chú phải giữ lại mạng quay về báo với Chiêu Minh Vương!"
"Cái đồ ngốc nghếch này!" – Trần Quốc Toản nghiến răng gằn giọng.
Nếu là thật mà tôi lại cứ chần chừ thì đúng là uổng phí một phen tâm sức của An Tư.
Đi đến nửa đường tới một đoạn có vẻ hiểm yếu, tôi ra hiệu cho Hoài Văn quân dừng lại, chúng tôi dàn trận tại đây. Nơi đây vừa có bờ sông Nhị Hà vừa có thế núi tựa, ở giữa là đường mòn, đúng là khó thủ dễ công.
Phía bờ sông dàn thành ba tốp, trên triền núi lại cho quân lính nấp thành ba tốp song song, kỵ binh chặn phía trước mặt, chỉ cần tàn binh của chúng vừa chạy tới là lập tức rơi vào mai phục.
Tôi đứng ở nơi cao quan sát xuống phía dưới, chỉ cần tôi ra hiệu Hoài Văn quân sẽ lập tức hành động ngay.
Quả nhiên chỉ nửa canh giờ sau phía xa đã truyền tới tiếng vó ngựa lộc cộc. Chim chóc xung quanh tôi bị động bay lên tán loạn, phía trước bụi khói mịt mù khiến tôi chẳng nhìn rõ ai là ai, chỉ thấy phấp phới lá cờ Mông Cổ.
Tôi nhướng mày nhìn về hướng Trần Quốc Toản, nhưng xa quá chẳng biết cậu ta có trông thấy tôi đang đắc ý không.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.