Chương 88: Trận Mã Cầu
bảo trâm
26/04/2023
Sang ngày hôm sau thì anh Quốc Uất cũng rước được cô dâu về, tôi cứ tưởng với cái tính cách cà lơ phất phơ của anh ta thì sang bên đằng gái ít nhiều sẽ bị làm khó làm dễ. Nhưng theo như lời kể của anh Quốc Nghiễn, người trực tiếp đi theo đoàn rước dâu cho hay thì Quốc Uất lại khá được lòng người của phủ Minh.
Anh Quốc Uất vừa sang thì mấy ông anh vợ liền tay bắt mặt mừng, ba cô chị em vợ cũng hết sức tự nhiên cười nói vui vẻ, đích thị là chàng rể quý của bên thông gia.
Tôi lại nghĩ tới chị Thuỵ Hữu dù sao cũng là cô con gái được bên thông gia thương yêu nhất lại bất hạnh gặp phải chuyện đau lòng kia, anh Quốc Uất lại không màng tất cả cưng chiều hết mực, thì ắt hẳn bên kia phải nhìn anh ta với một ánh mắt khác rồi.
Chị Thuỵ Hữu gả qua nhà tôi nghe đâu mẹ của chị ta là Phụng Dương công chúa khóc nức nở từ lúc anh tôi mới dẫn theo đoàn rước dâu tới trước cửa, khóc tới khi chị Thuỵ Hữu đã đi xa ngoái lại bà ấy vẫn còn trông theo.
Vua quan từ sau khi đánh đuổi xong bọn Thát Đát ra khỏi bờ cõi, suốt nửa năm nay dốc lòng khôi phục lại giang sơn xã tắc, bận tối mắt tối mũi chẳng có ai là có tâm trạng nghỉ ngơi. Đến nay nhân dịp phủ đệ Vạn Kiếp có việc mừng bèn nô nức kéo nhau đến từ mấy ngày hôm trước, tới nay đã tàn tiệc cũng chẳng ai thật sự muốn về, cứ người nạnh ta ta nạnh người lôi lôi kéo kéo nằm lì chẳng chịu đi.
Chơi từ khi vương phủ còn chưa kịp giăng đèn kết hoa tới lúc cô dâu trở về lại mặt cũng còn hơn một nửa khách từ kinh thành vẫn còn lưu lại.
Tôi ngày ngày ra ra vào vào nhìn thấy cảnh bọn họ vui vẻ chè chén, lại nhìn tới vị quan gia không có tiền đồ thì thở dài trừng mắt với Trần Thì Kiến.
Chẳng biết là ai đã nói vị đại gia này bận phải ba tháng nữa mới được rảnh tay, còn người đàn ông vận viên lĩnh màu ánh trăng, thắt đai lưng hổ phách cùng với cha tôi và Trần Nhật Duật ngày ngày nhàn nhã uống trà chơi cờ kia là ai thì tôi không biết.
Trần Thì Kiến nhìn tôi, gãi đầu cười trừ. Trần Khâm lại bình thản bảo:
"Cơm trong phủ Vạn Kiếp ngon hơn hẳn trong cung."
Tôi hừ mũi khinh thường, tuy nói khẩu vị mỗi người mỗi khác nhưng tôi vẫn chưa mất vị giác đâu đấy, chứ không phải nói thẳng ra là do các anh định trốn việc à? Các cụ nói "ăn bữa giỗ lỗ bữa cày", nhìn xem đến nay đã là mấy bữa rồi?
Tôi mang tâm tình buồn chán ngồi chống cằm ở toà đình giữa hồ sen phía sau vương phủ, xung quanh là mấy người chị ruột, chị nuôi, chị dâu cũ, chị dâu mới đang tâm sự chuyện của mấy cặp vợ chồng mới cưới, rôm rã khiến người ta phải đỏ cả mặt. Đầu óc tôi ong ong hết cả lên, cái gì mà mạnh mẽ cái gì mà dịu dàng gì đó, thật làm một mầm non như tôi không dám nghe.
Lại có tiếng chị Anh Nguyên cao giọng nói:
"Ngũ Lão nhà em không phải khen, bữa sáng đầu tiên sau khi về nhà đã xuống bếp nấu bữa ăn sáng cho em và mẹ chồng, làm em ngại đến mức không dám nhúc nhích. Lúc này mẹ chồng mới bảo xưa nay đều là anh ấy chăm sóc bà như thế, chẳng việc gì phải ngại."
Xung quanh liền có tiếng trầm trồ, mấy chị của tôi ở đây căn bản đều là gả cho cái đám anh trai quyền quý, không ba vợ bốn nàng hầu thì thôi. Phạm Ngũ Lão chẳng qua là do nhân khẩu đơn giản, cuộc sống trước đây lại không mấy sung túc nên đương nhiên so ra sẽ tháo vát hơn.
Nói một thôi một hồi hóa ra là đang khoe khoang, tôi khinh thường liếc mắt nhìn chị ta một cái, nói:
"Nhớ giữ cho chặt vào, đồ tốt hay bị thiên hạ dòm ngó lắm!"
Chị Anh Nguyên liền quắc mắt:
"Em Tĩnh, em xấu tính quá đấy!"
Tôi hừ một tiếng, sợ là đêm nay các anh tôi phải chịu không ít dằn vặt. Tôi thấy vẻ mặt chị Thụy Hữu có vẻ đăm chiêu, đoán rằng là đang nghĩ cách để quản giáo ông chồng của mình, lại giật mình kinh ngạc nhìn chị Ngọc Châu hình như cũng mang vẻ mặt đó.
Ngược lại chị An Hoa lại chỉ cười cười:
"Chỉ cần lấy được anh Quốc Tảng thôi là đủ với chị rồi."
"Mấy đôi vợ chồng son này thật khiến người ta ngưỡng mộ." – Chị Trinh cũng tươi cười tham gia.
Phía xa là đám nhóc đang chơi đá bóng da, thằng nhóc Mạc Đĩnh Chi vừa chơi vừa luôn miệng nói:
"Cái trò này ngày xưa thầy năm của thần là người chơi hay nhất Thăng Long đấy!"
Mạc Đĩnh Chi lớn tuổi hơn cả trong bọn, nhưng ngặt nỗi xung quanh nó toàn là đám con cháu quý tộc, lại thêm hoàng tử hoàng tôn nên xét ra thì bối phận lại ở bậc thấp nhất. Có điều triều ta trước giờ không nề hà mấy việc lễ nghĩa rườm rà như người phương Bắc, thành ra bọn chúng chơi với nhau rất tự nhiên.
Đang lơ đãng nhìn bọn trẻ bỗng nghe tiếng vó ngựa vang lên xa xa, tôi chồm người lên nheo mắt nhìn thì thấy đám đàn ông trong phủ đang ở bãi đất trống phía trước chơi mã cầu, xung quanh là các bô lão quý tộc vây xem. Đám trẻ con nô nức chạy đi xem, chị Anh Nguyên cũng dắt tay tôi nhanh chóng chạy về hướng đó.
Trò mã cầu này thật ra là một môn bóng trên lưng ngựa, mục tiêu là dùng gậy đánh bóng vào vòng tròn của đối phương. Trò này nghe đâu chỉ mới xuất hiện từ thời tiên đế sau khi đuổi được giặc Nguyên ra khỏi nước ta từ hồi gần ba mươi năm trước, giống như để khẳng định lại trước đây đánh giặc vẻ vang như thế nào.
Ngày xưa lúc tôi còn nhỏ đã từng nhìn thấy cha cùng với Chiêu Minh vương, Thượng hoàng và những vị vương hầu khác từng chơi qua, có điều đã quá lâu rồi nên không còn nhớ rõ là khi nào nữa.
Ngày ấy cha tôi vẫn còn trẻ trung phong thái ngời ngời, tôi nép trong lòng mẹ đứng từ xa ngước lên xem chỉ thấy ai nấy đều cao lớn, bụi đất mù mịt dưới chân ngựa là thứ gì đó khiến tôi ngưỡng mộ vô cùng. Mãi tới hôm nay thật sự là lần đầu tiên trông thấy lại một cuộc mã cầu sau bao nhiêu năm.
Chị Anh Nguyên lại càng hưng phấn hơn, chị vừa chạy vừa nói:
"Trời ơi mấy năm rồi các anh của em mới chơi lại môn này, hôm nay mặt trời mọc ở đằng tây!"
Nghe giọng điệu có vẻ các anh tôi chơi môn này cũng rất gì và này nọ.
Đứng ở gò cao nhìn xuống phía dưới thấy được cả mặt sân bao phủ bởi màu cỏ xanh, mà bên trên hai đội người ngựa đang quần lấy nhau giẫm đạp lên cỏ, những nơi mặt sân còn ướt nhanh chóng lớp đất bị bới lên trên.
Xung quanh quang cảnh thoáng đãng thanh thanh, gió mát thổi rì rào qua đám cỏ xanh rì vừa mọc lên sau mấy đám mưa xuân, mà phía dưới kia trận đấu cũng dần dần đi vào những giây phút đầy kịch tính.
Trên cổ mỗi con ngựa có cột một dải băng quấn quanh phân biệt ra làm hai đội, mỗi đội gồm có bốn người.
Có vẻ như Trần Khâm đang dẫn đầu đội màu vàng, cùng với ông chú sáu, anh Quốc Nghiễn cuối cùng miễn cưỡng là Trần Thì Kiến trông có vẻ mất lợi thế kia.
Bên đội màu đỏ thì gồm Phạm Ngũ Lão cùng với ba người anh còn lại của tôi. Tôi phấn khởi nhìn chị Anh Nguyên, nhanh chóng nhìn ra những điểm sáng trong đội hình:
"Màu vàng thì có quan gia, chú Văn, anh cả cũng là những người có thể tin tưởng nhưng lại vấp phải hố đen là Trần Thì Kiến. Ngược lại bên phía đội đỏ tuy chỉ có hai người chơi tốt là anh ba và Ngũ Lão, nhưng căn bản là đội hình đồng đều, hai người còn lại vẫn có khả năng tạo ra bứt phá. Ngang tài ngang sức đấy!"
Chị Anh Nguyên gật gật, cũng tán đồng với tôi. Lúc này bên dưới anh ba Quốc Tảng đã ghi một điểm mở đầu, quả không hổ danh là người thầy từng dạy cho tôi mấy môn cưỡi ngựa tập võ. Nhìn anh ta phi ngựa mượt mà như bay, ánh mắt chăm chú vào quả bóng toát ra sức hút ghê người khiến toàn bộ quần chúng xung quanh mãn nhãn.
Thoắt cái mấy vị nữ quyến ban nãy cũng đuổi theo chúng tôi đến xem, đều tập trung đứng trên gò. Chị Anh Nguyên và Thuỵ Hữu còn hò hét với mấy thanh niên đang tham gia thi đấu bên dưới. Đám đàn ông đó cũng chẳng biết xấu hổ, có người còn huýt sáo với đám con gái bọn tôi.
Thật sự là khoa trương quá đi.
Chơi một hồi quả nhiên những người mà tôi đánh giá cao ban nãy đều đã ghi điểm, thế cục trước mắt tạm thời nghiêng về đội màu vàng. Tôi nhìn chị Anh Nguyên đứng nhấp nhổm bên cạnh, cảm thấy dù sao cũng chỉ là trò chơi thế mà chị ta lại có vẻ căng thẳng vô cùng.
Không phụ lòng chị Anh Nguyên lo lắng, anh tư Quốc Hiện bỗng mất đà một cái cả người cả ngựa ngã sóng soài, vừa đúng lúc cha tôi gõ một dùi hết hiệp một nên bọn tôi liền trong chớp mắt lao xuống. Cũng may chỉ bị trầy tay và đau chân nhẹ, nhưng có vẻ như hai đội lúc này đã rơi vào trạng thái không cân bằng.
Trần Thì Kiến bỗng lên tiếng:
"Hay là thay người đi, tôi đã cố gắng hết sức!"
Trông bộ dạng anh ta đúng là không có tiền đồ. Bọn tôi anh nhìn tôi tôi nhìn anh, cũng không biết thay kiểu gì cho phải. Trong đầu tôi nảy ra một ý, bèn nói:
"Vậy mỗi đội hai nam hai nữ là công bằng!"
Vừa vặn hợp ý với phần đông người có mặt ở đây thế nên mấy người bọn tôi nhanh chóng đã cử ra được một đội hình mới. Đội vàng thay thế bằng tôi và Trần Khâm một cánh, bên kia là Trần Nhật Duật cùng với chị Ngọc Châu, còn chị Anh Nguyên và Phạm Ngũ Lão kết hợp với chị Thuỵ Hữu và anh ba Quốc Uất là vào đội đỏ.
Và dù đang là tháng Giêng nhưng cái nóng ở mặt sân làm cho máu huyết của tôi cũng sục sôi.
Bên ngoài cổ vũ reo hò còn lớn hơn khi nãy, đám khách bèn mang nồi niêu xoong chảo ra gõ. Mấy người bọn tôi leo lên ngựa, gậy cầm chắc trong tay sẵn sàng bước vào cuộc chiến.
Tuy không phải là cuộc chiến sống còn phải nhất định giành thắng lợi như trận chiến năm trước, nhưng cái nghiêm túc của một trận đấu trước mặt bao nhiêu người thật làm tôi không thể lơ là.
Đang sửa lại dây cương ngựa, chị Anh Nguyên phía bên kia bỗng hét lên:
"Em Tĩnh, mau chịu thua đi!"
"Còn chưa biết mèo nào cắn mỉu nào!" – Tôi hét lên đáp trả.
Trần Khâm dong ngựa bên cạnh tôi nhẹ giọng nói:
"Tôi gánh!"
Ái chà, câu này Trần Khâm nói ra đúng là có chút tự mãn đó nha.
Tôi kéo kéo dây cương hai ba lần, thấy hết thảy mọi thứ đều đã ổn thoả thì nhoài người lên ngựa, lại dong ngựa đến trước mặt Trần Khâm híp mắt cười đáp:
"Thanh Phúc đừng vội coi thường người khác, lát nữa ai ghi điểm còn chưa biết đâu!"
Trần Nhật Duật vẫn im lặng nãy giờ bỗng chen vào một câu:
"Tốt lắm, đừng ngăn cản tôi ghi điểm là được!"
Lúc này cha tôi cũng ra hiệu lệnh bắt đầu cuộc chơi, cùng với tiếng hò hét của thằng nhóc Thuyên và Trần Thì Kiến chúng tôi nhanh chóng tập trung cao độ, ai nấy đều hết sức hưng phấn.
Quả bóng như có mắt, lúc thì ở dưới gậy của tôi lúc lại chạy tới gậy của chị Anh Nguyên, lúc thì nằm trên gậy của anh Quốc Uất. Cuối cùng chị Ngọc Châu lại là người bắt được bóng, chuẩn xác đánh thẳng vào vòng tròn của đối phương.
Tiếng chiêng vang lên một cái, Trần Nhật Duật liền lên tiếng đánh giá:
"Học chẳng hay, thi may thì đỗ!"
Chị Ngọc Châu trừng mắt nhìn anh ta không thèm trả lời, lại quay mặt mải miết thúc ngựa đuổi theo trái bóng. Tôi nhìn ánh mắt Trần Nhật Duật dõi theo chị Ngọc Châu, để lại cho anh ta sáu chữ "nghĩ một đằng, nói một nẻo" rồi cũng nhanh chóng đuổi theo.
Có vẻ anh ta vẫn còn suy nghĩ lung lắm, bởi tôi nghe từ đằng sau tiếng Trần Khâm lớn giọng nhắc anh ta tập trung. Trần Nhật Duật lúc này mới bừng tỉnh, giật mình nhìn lại thì vòng tròn đã bị Phạm Ngũ Lão đánh vào một quả rồi.
Lần này thì đúng là người mình hại người mình, chị Anh Nguyên ở bên kia liên tục cười ha ha đắc chí. Trần Nhật Duật lại nhướng môi:
"Chỉ là nháp thôi!"
Nói xong anh ta liền thúc ngựa chạy nhanh như bay, từng động tác nhanh nhẹn và đẹp đẽ tới mức khiến tôi ngây người, kể cả Phạm Ngũ Lão và anh Quốc Uất cùng nhau áp sát cũng không thể kìm hãm anh ta được. Lúc này quả bóng bỗng nhiên từ chỗ Trần Nhật Duật thoắt cái bay đến trước mặt tôi, gần như ngay tức khắc tôi liền vung gậy đánh chuẩn một phát vào vòng tròn của đối thủ.
Tôi gào thét trong lòng, Chiêu Văn vương, anh đúng là có bản lĩnh.
Rốt cuộc tới ngày anh Quốc Uất đưa chị Thụy Hữu trở về lại mặt, quan gia thu xếp trở về kinh đô, thì đám khách ở lì trong vương phủ cũng không còn mặt dày mà tự giác nối tiếp nhau ai về nhà nấy.
Anh Quốc Uất vừa sang thì mấy ông anh vợ liền tay bắt mặt mừng, ba cô chị em vợ cũng hết sức tự nhiên cười nói vui vẻ, đích thị là chàng rể quý của bên thông gia.
Tôi lại nghĩ tới chị Thuỵ Hữu dù sao cũng là cô con gái được bên thông gia thương yêu nhất lại bất hạnh gặp phải chuyện đau lòng kia, anh Quốc Uất lại không màng tất cả cưng chiều hết mực, thì ắt hẳn bên kia phải nhìn anh ta với một ánh mắt khác rồi.
Chị Thuỵ Hữu gả qua nhà tôi nghe đâu mẹ của chị ta là Phụng Dương công chúa khóc nức nở từ lúc anh tôi mới dẫn theo đoàn rước dâu tới trước cửa, khóc tới khi chị Thuỵ Hữu đã đi xa ngoái lại bà ấy vẫn còn trông theo.
Vua quan từ sau khi đánh đuổi xong bọn Thát Đát ra khỏi bờ cõi, suốt nửa năm nay dốc lòng khôi phục lại giang sơn xã tắc, bận tối mắt tối mũi chẳng có ai là có tâm trạng nghỉ ngơi. Đến nay nhân dịp phủ đệ Vạn Kiếp có việc mừng bèn nô nức kéo nhau đến từ mấy ngày hôm trước, tới nay đã tàn tiệc cũng chẳng ai thật sự muốn về, cứ người nạnh ta ta nạnh người lôi lôi kéo kéo nằm lì chẳng chịu đi.
Chơi từ khi vương phủ còn chưa kịp giăng đèn kết hoa tới lúc cô dâu trở về lại mặt cũng còn hơn một nửa khách từ kinh thành vẫn còn lưu lại.
Tôi ngày ngày ra ra vào vào nhìn thấy cảnh bọn họ vui vẻ chè chén, lại nhìn tới vị quan gia không có tiền đồ thì thở dài trừng mắt với Trần Thì Kiến.
Chẳng biết là ai đã nói vị đại gia này bận phải ba tháng nữa mới được rảnh tay, còn người đàn ông vận viên lĩnh màu ánh trăng, thắt đai lưng hổ phách cùng với cha tôi và Trần Nhật Duật ngày ngày nhàn nhã uống trà chơi cờ kia là ai thì tôi không biết.
Trần Thì Kiến nhìn tôi, gãi đầu cười trừ. Trần Khâm lại bình thản bảo:
"Cơm trong phủ Vạn Kiếp ngon hơn hẳn trong cung."
Tôi hừ mũi khinh thường, tuy nói khẩu vị mỗi người mỗi khác nhưng tôi vẫn chưa mất vị giác đâu đấy, chứ không phải nói thẳng ra là do các anh định trốn việc à? Các cụ nói "ăn bữa giỗ lỗ bữa cày", nhìn xem đến nay đã là mấy bữa rồi?
Tôi mang tâm tình buồn chán ngồi chống cằm ở toà đình giữa hồ sen phía sau vương phủ, xung quanh là mấy người chị ruột, chị nuôi, chị dâu cũ, chị dâu mới đang tâm sự chuyện của mấy cặp vợ chồng mới cưới, rôm rã khiến người ta phải đỏ cả mặt. Đầu óc tôi ong ong hết cả lên, cái gì mà mạnh mẽ cái gì mà dịu dàng gì đó, thật làm một mầm non như tôi không dám nghe.
Lại có tiếng chị Anh Nguyên cao giọng nói:
"Ngũ Lão nhà em không phải khen, bữa sáng đầu tiên sau khi về nhà đã xuống bếp nấu bữa ăn sáng cho em và mẹ chồng, làm em ngại đến mức không dám nhúc nhích. Lúc này mẹ chồng mới bảo xưa nay đều là anh ấy chăm sóc bà như thế, chẳng việc gì phải ngại."
Xung quanh liền có tiếng trầm trồ, mấy chị của tôi ở đây căn bản đều là gả cho cái đám anh trai quyền quý, không ba vợ bốn nàng hầu thì thôi. Phạm Ngũ Lão chẳng qua là do nhân khẩu đơn giản, cuộc sống trước đây lại không mấy sung túc nên đương nhiên so ra sẽ tháo vát hơn.
Nói một thôi một hồi hóa ra là đang khoe khoang, tôi khinh thường liếc mắt nhìn chị ta một cái, nói:
"Nhớ giữ cho chặt vào, đồ tốt hay bị thiên hạ dòm ngó lắm!"
Chị Anh Nguyên liền quắc mắt:
"Em Tĩnh, em xấu tính quá đấy!"
Tôi hừ một tiếng, sợ là đêm nay các anh tôi phải chịu không ít dằn vặt. Tôi thấy vẻ mặt chị Thụy Hữu có vẻ đăm chiêu, đoán rằng là đang nghĩ cách để quản giáo ông chồng của mình, lại giật mình kinh ngạc nhìn chị Ngọc Châu hình như cũng mang vẻ mặt đó.
Ngược lại chị An Hoa lại chỉ cười cười:
"Chỉ cần lấy được anh Quốc Tảng thôi là đủ với chị rồi."
"Mấy đôi vợ chồng son này thật khiến người ta ngưỡng mộ." – Chị Trinh cũng tươi cười tham gia.
Phía xa là đám nhóc đang chơi đá bóng da, thằng nhóc Mạc Đĩnh Chi vừa chơi vừa luôn miệng nói:
"Cái trò này ngày xưa thầy năm của thần là người chơi hay nhất Thăng Long đấy!"
Mạc Đĩnh Chi lớn tuổi hơn cả trong bọn, nhưng ngặt nỗi xung quanh nó toàn là đám con cháu quý tộc, lại thêm hoàng tử hoàng tôn nên xét ra thì bối phận lại ở bậc thấp nhất. Có điều triều ta trước giờ không nề hà mấy việc lễ nghĩa rườm rà như người phương Bắc, thành ra bọn chúng chơi với nhau rất tự nhiên.
Đang lơ đãng nhìn bọn trẻ bỗng nghe tiếng vó ngựa vang lên xa xa, tôi chồm người lên nheo mắt nhìn thì thấy đám đàn ông trong phủ đang ở bãi đất trống phía trước chơi mã cầu, xung quanh là các bô lão quý tộc vây xem. Đám trẻ con nô nức chạy đi xem, chị Anh Nguyên cũng dắt tay tôi nhanh chóng chạy về hướng đó.
Trò mã cầu này thật ra là một môn bóng trên lưng ngựa, mục tiêu là dùng gậy đánh bóng vào vòng tròn của đối phương. Trò này nghe đâu chỉ mới xuất hiện từ thời tiên đế sau khi đuổi được giặc Nguyên ra khỏi nước ta từ hồi gần ba mươi năm trước, giống như để khẳng định lại trước đây đánh giặc vẻ vang như thế nào.
Ngày xưa lúc tôi còn nhỏ đã từng nhìn thấy cha cùng với Chiêu Minh vương, Thượng hoàng và những vị vương hầu khác từng chơi qua, có điều đã quá lâu rồi nên không còn nhớ rõ là khi nào nữa.
Ngày ấy cha tôi vẫn còn trẻ trung phong thái ngời ngời, tôi nép trong lòng mẹ đứng từ xa ngước lên xem chỉ thấy ai nấy đều cao lớn, bụi đất mù mịt dưới chân ngựa là thứ gì đó khiến tôi ngưỡng mộ vô cùng. Mãi tới hôm nay thật sự là lần đầu tiên trông thấy lại một cuộc mã cầu sau bao nhiêu năm.
Chị Anh Nguyên lại càng hưng phấn hơn, chị vừa chạy vừa nói:
"Trời ơi mấy năm rồi các anh của em mới chơi lại môn này, hôm nay mặt trời mọc ở đằng tây!"
Nghe giọng điệu có vẻ các anh tôi chơi môn này cũng rất gì và này nọ.
Đứng ở gò cao nhìn xuống phía dưới thấy được cả mặt sân bao phủ bởi màu cỏ xanh, mà bên trên hai đội người ngựa đang quần lấy nhau giẫm đạp lên cỏ, những nơi mặt sân còn ướt nhanh chóng lớp đất bị bới lên trên.
Xung quanh quang cảnh thoáng đãng thanh thanh, gió mát thổi rì rào qua đám cỏ xanh rì vừa mọc lên sau mấy đám mưa xuân, mà phía dưới kia trận đấu cũng dần dần đi vào những giây phút đầy kịch tính.
Trên cổ mỗi con ngựa có cột một dải băng quấn quanh phân biệt ra làm hai đội, mỗi đội gồm có bốn người.
Có vẻ như Trần Khâm đang dẫn đầu đội màu vàng, cùng với ông chú sáu, anh Quốc Nghiễn cuối cùng miễn cưỡng là Trần Thì Kiến trông có vẻ mất lợi thế kia.
Bên đội màu đỏ thì gồm Phạm Ngũ Lão cùng với ba người anh còn lại của tôi. Tôi phấn khởi nhìn chị Anh Nguyên, nhanh chóng nhìn ra những điểm sáng trong đội hình:
"Màu vàng thì có quan gia, chú Văn, anh cả cũng là những người có thể tin tưởng nhưng lại vấp phải hố đen là Trần Thì Kiến. Ngược lại bên phía đội đỏ tuy chỉ có hai người chơi tốt là anh ba và Ngũ Lão, nhưng căn bản là đội hình đồng đều, hai người còn lại vẫn có khả năng tạo ra bứt phá. Ngang tài ngang sức đấy!"
Chị Anh Nguyên gật gật, cũng tán đồng với tôi. Lúc này bên dưới anh ba Quốc Tảng đã ghi một điểm mở đầu, quả không hổ danh là người thầy từng dạy cho tôi mấy môn cưỡi ngựa tập võ. Nhìn anh ta phi ngựa mượt mà như bay, ánh mắt chăm chú vào quả bóng toát ra sức hút ghê người khiến toàn bộ quần chúng xung quanh mãn nhãn.
Thoắt cái mấy vị nữ quyến ban nãy cũng đuổi theo chúng tôi đến xem, đều tập trung đứng trên gò. Chị Anh Nguyên và Thuỵ Hữu còn hò hét với mấy thanh niên đang tham gia thi đấu bên dưới. Đám đàn ông đó cũng chẳng biết xấu hổ, có người còn huýt sáo với đám con gái bọn tôi.
Thật sự là khoa trương quá đi.
Chơi một hồi quả nhiên những người mà tôi đánh giá cao ban nãy đều đã ghi điểm, thế cục trước mắt tạm thời nghiêng về đội màu vàng. Tôi nhìn chị Anh Nguyên đứng nhấp nhổm bên cạnh, cảm thấy dù sao cũng chỉ là trò chơi thế mà chị ta lại có vẻ căng thẳng vô cùng.
Không phụ lòng chị Anh Nguyên lo lắng, anh tư Quốc Hiện bỗng mất đà một cái cả người cả ngựa ngã sóng soài, vừa đúng lúc cha tôi gõ một dùi hết hiệp một nên bọn tôi liền trong chớp mắt lao xuống. Cũng may chỉ bị trầy tay và đau chân nhẹ, nhưng có vẻ như hai đội lúc này đã rơi vào trạng thái không cân bằng.
Trần Thì Kiến bỗng lên tiếng:
"Hay là thay người đi, tôi đã cố gắng hết sức!"
Trông bộ dạng anh ta đúng là không có tiền đồ. Bọn tôi anh nhìn tôi tôi nhìn anh, cũng không biết thay kiểu gì cho phải. Trong đầu tôi nảy ra một ý, bèn nói:
"Vậy mỗi đội hai nam hai nữ là công bằng!"
Vừa vặn hợp ý với phần đông người có mặt ở đây thế nên mấy người bọn tôi nhanh chóng đã cử ra được một đội hình mới. Đội vàng thay thế bằng tôi và Trần Khâm một cánh, bên kia là Trần Nhật Duật cùng với chị Ngọc Châu, còn chị Anh Nguyên và Phạm Ngũ Lão kết hợp với chị Thuỵ Hữu và anh ba Quốc Uất là vào đội đỏ.
Và dù đang là tháng Giêng nhưng cái nóng ở mặt sân làm cho máu huyết của tôi cũng sục sôi.
Bên ngoài cổ vũ reo hò còn lớn hơn khi nãy, đám khách bèn mang nồi niêu xoong chảo ra gõ. Mấy người bọn tôi leo lên ngựa, gậy cầm chắc trong tay sẵn sàng bước vào cuộc chiến.
Tuy không phải là cuộc chiến sống còn phải nhất định giành thắng lợi như trận chiến năm trước, nhưng cái nghiêm túc của một trận đấu trước mặt bao nhiêu người thật làm tôi không thể lơ là.
Đang sửa lại dây cương ngựa, chị Anh Nguyên phía bên kia bỗng hét lên:
"Em Tĩnh, mau chịu thua đi!"
"Còn chưa biết mèo nào cắn mỉu nào!" – Tôi hét lên đáp trả.
Trần Khâm dong ngựa bên cạnh tôi nhẹ giọng nói:
"Tôi gánh!"
Ái chà, câu này Trần Khâm nói ra đúng là có chút tự mãn đó nha.
Tôi kéo kéo dây cương hai ba lần, thấy hết thảy mọi thứ đều đã ổn thoả thì nhoài người lên ngựa, lại dong ngựa đến trước mặt Trần Khâm híp mắt cười đáp:
"Thanh Phúc đừng vội coi thường người khác, lát nữa ai ghi điểm còn chưa biết đâu!"
Trần Nhật Duật vẫn im lặng nãy giờ bỗng chen vào một câu:
"Tốt lắm, đừng ngăn cản tôi ghi điểm là được!"
Lúc này cha tôi cũng ra hiệu lệnh bắt đầu cuộc chơi, cùng với tiếng hò hét của thằng nhóc Thuyên và Trần Thì Kiến chúng tôi nhanh chóng tập trung cao độ, ai nấy đều hết sức hưng phấn.
Quả bóng như có mắt, lúc thì ở dưới gậy của tôi lúc lại chạy tới gậy của chị Anh Nguyên, lúc thì nằm trên gậy của anh Quốc Uất. Cuối cùng chị Ngọc Châu lại là người bắt được bóng, chuẩn xác đánh thẳng vào vòng tròn của đối phương.
Tiếng chiêng vang lên một cái, Trần Nhật Duật liền lên tiếng đánh giá:
"Học chẳng hay, thi may thì đỗ!"
Chị Ngọc Châu trừng mắt nhìn anh ta không thèm trả lời, lại quay mặt mải miết thúc ngựa đuổi theo trái bóng. Tôi nhìn ánh mắt Trần Nhật Duật dõi theo chị Ngọc Châu, để lại cho anh ta sáu chữ "nghĩ một đằng, nói một nẻo" rồi cũng nhanh chóng đuổi theo.
Có vẻ anh ta vẫn còn suy nghĩ lung lắm, bởi tôi nghe từ đằng sau tiếng Trần Khâm lớn giọng nhắc anh ta tập trung. Trần Nhật Duật lúc này mới bừng tỉnh, giật mình nhìn lại thì vòng tròn đã bị Phạm Ngũ Lão đánh vào một quả rồi.
Lần này thì đúng là người mình hại người mình, chị Anh Nguyên ở bên kia liên tục cười ha ha đắc chí. Trần Nhật Duật lại nhướng môi:
"Chỉ là nháp thôi!"
Nói xong anh ta liền thúc ngựa chạy nhanh như bay, từng động tác nhanh nhẹn và đẹp đẽ tới mức khiến tôi ngây người, kể cả Phạm Ngũ Lão và anh Quốc Uất cùng nhau áp sát cũng không thể kìm hãm anh ta được. Lúc này quả bóng bỗng nhiên từ chỗ Trần Nhật Duật thoắt cái bay đến trước mặt tôi, gần như ngay tức khắc tôi liền vung gậy đánh chuẩn một phát vào vòng tròn của đối thủ.
Tôi gào thét trong lòng, Chiêu Văn vương, anh đúng là có bản lĩnh.
Rốt cuộc tới ngày anh Quốc Uất đưa chị Thụy Hữu trở về lại mặt, quan gia thu xếp trở về kinh đô, thì đám khách ở lì trong vương phủ cũng không còn mặt dày mà tự giác nối tiếp nhau ai về nhà nấy.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.