Nạp Thiếp Ký I

Chương 252: Truy nã

Mộc Dật

09/04/2013



Trước hết cần phải tra hỏi Vân Lăng để làm cho rõ vấn đề này, sau đó nếu như cần, còn phải tiến hành kiểm nghiệm thi thể lần nữa, thậm chí tiến hành khôi phục hình dạng gương mặt nạn nhân.

Dương Thu Trì lệnh cho đem Vân Lăng lên đại đường.

Vân Lăng đã được xác định là bị oan uổng, chỉ cần báo cáo lên trên chờ phán quyết xong sẽ thả ra. Do đó, Dương Thu Trì đã hạ lệnh bỏ hết toàn bộ xiềng xích của Vân Lăng, lại cho giam chung một chỗ với cha gã, điều kiện cư trú cũng đặc biệt cải thiện.

Vân Lăng lên đại đường, lòng thanh thản quỳ xuống dập đầu hành lễ với Dương Thu Trì.

Dương Thu Trì hỏi: "Vân Lăng, ngươi khai ngày đó nương tử của ngươi và đệ đệ của nàng ta thất tung. Hiện giờ đã tìm ra chưa, ngươi có biết không?"

Nói đến vấn đề này, thần tình của Vân Lăng lập tức ỉu xìu, cúi đầu thấp giọng đáp: "Tôi nghe người cùng thôn đến thăm nom nói tới hiện giờ vẫn chưa tìm được, tôi còn nói với cha tôi là chờ ra khỏi đây rồi cần phải phái người đi tìm kiếm khắp nơi."

Lòng Dương Thu Trì trầm xuống, cẩn thận hỏi đặc điểm của vợ và em trai vợ của gã, đặc biệt là khi Vân Lăng nói khi gã cùng vợ kết hôn, đã đặc biệt tặng vợ một chiếc răng vàng gắn lên răng trên bên góc trái; Còn đệ đệ của nương tử hắn lúc nhỏ cưỡi ngựa bị ngã gãy hết một lóng tay út ở tay trái. Hai điểm nhỏ này trùng với tình huống phát hiện trên thi thể của hai tử thi nam và nữ, cho nên Dương Thu Trì xác định, hai thi thể đó chính là vợ và em trai vợ của Vân Lăng.

Hai đặc điểm này đủ để xác định thân phận của thi cốt, không tất yếu phải tiến hành phục nguyên đầu mặt nhân vì kỹ thuật này là của xã hội hiện đại, nếu như thực hiện ở thời cổ đại, chỉ cần giống bảy tám phần, thì cũng sẽ là chuyện kinh thế hãi tục, không cần thiết lắm thì Dương Thu Trì sẽ không dùng đến.

Ngoài ra, nếu như bắt được Vương điển sứ và tiểu thiếp của y, thì có thể tiến thêm một bước ấn chứng thân phận của hai thi thể này, và muốn bắt họ, thì cần phải tiến hành lệnh thông tập.

Dương Thu Trì chuyển đầu ra lệnh cho cân ban Thường Phúc tìm một họa sư, căn cứ vào sự miêu tả của những người trong nha môn họa ra ảnh của Triệu di nương. Hắn muốn dùng bức vẽ này cho Vân Lăng nhận dạng, nếu như xác định đúng là nữ nhân tập kích gã, như vậy là có thể tiến thành phát lệnh tập nã Vương điển sứ và Triệu di nương.

Thường Phúc nghe xong ngẫm nghĩ, nói: "Lão gia, không cần dùng họa sư đâu, lần trước nội nha của điển sứ bị cháy, trong những vật phẩm được cứu ra tiểu nhân nhớ có một số bức họa, không biết trong đó có ảnh của Triệu di nương không."

"Vậy à? Ngươi mau đi tra lại một chút, xem nếu có thì mau chóng mang đến đây!" Dừng lại một lúc, hắn bổ sung: "Tìm thêm mấy bức họa của nữ nhân nữa, cho trộn vào nhau để biện nhận."



Trong lòng Dương Thu Trì rất hưng phân, nếu như có những thứ này, thì khả năng thành công càng cao hơn nhiều, vì dù sao thì căn cứ vào người thật vẽ ra sẽ dễ dàng và giống thật hơn so với dựa vào lời kể vẽ lại. Xem ra, Vương điển sứ và Triệu di nương bố trí kết cục kim thiền thoát xác tinh xảo là thế, mà không ngờ những bức họa lại bị người cứu ra khỏi biển lửa, cái đó coi như một trăm điều kỹ mà chỉ vì một chút sơ sót thành ra hỏng chuyện.

Thường Phúc tìm được họa tượng của Triệu di nương, ngoài ra còn mang theo vài bức vẽ các nữ nhân khác lên đại đường. Dương Thu Trì giao cho Vân Lăng tiến hành biện nhận. Vân Lăng tử tế nhìn qua, chỉ vào một bức trong đó kêu lên: "Chính là nữ nhân này! Không sai, ngày đó chính ả này lừa tôi đến một hẻm sau nha môn đánh cho hôn mê đấy!"

Dương Thu Trì nhìn cân ban Thường Phúc, Thường Phúc gật đầu: "Lão gia, bức vẽ này chính là của tiểu thiếp Triệu di nương của Vương điển sứ."

"Hảo!" Dương Thu Trì mừng rỡ, phân công Kim sư gia bố trí các ngỗ tác khai quan nghiệm thi trứ lại, ghi thi cách mới, và cho Vân Lăng và Vân Thiên Kình nhận dạng thây cốt.

Dung mạo của hai thi thể đã đó bị hủy, hơn nữa đã hủ bại cao độ, đại bộ phận đã hóa thành xương trắng. Nhưng, vết gãy xương cũ trên ngón tay út bên trái của nam thi và cái răng vàng hàm trên bên trái vẫn khiến Vân Lăng và Vân Thiên Kình khẳng định hai thi thể này chính là nương tử mỹ lệ cùng người em vợ mất tích hôm nọ của gã, cho nên gã không khỏi bật khóc ròng.

Dương Thu Trì khuyên nhủ một hồi, sau đó chuẩn bị báo cáo gửi lên quan trên.

Án này được hình bộ và đại lý tự (tòa án tối cao thời Minh) thỉnh hoàng thượng ngự phê, do đó cần phải trình báo lên hoàng thượng rồi mới được quyết định trở lại. Dương Thu Trì lệnh cho Kim sư gia lập tức lấy lời làm chứng, sau đó thảo khởi công văn của quan phủ, rồi đem những chứng cứ liên quan yêu cầu triệt tiêu phán quyết tử hình đối với Vân Lăng và giảm nhẹ hình phạt với Vân Thiên Kình, đồng thời yêu cầu tiến hành truy nã trên phạm vi toàn quốc đối với Triệu di nương và Vương điển sứ, sau đó dùng "tứ bách lý" (phương tiện giao chuyển thư tín hỏa tốc đời Minh) báo cáo lên trên.

Tài liệu báo đến cấp châu, thì thông qua tin tức phản hồi, Dương Thu Trì biết trước khi Vương điển sứ thất tung, triều đình có phái quan đốc sát sứ phụ trách tuần thị địa phương về lại trị (tác phong và uy tính của quan lại thời xưa), tiền lương của Hồ Quảng đến điều tra hành vi tham lạm phú thuế và tiền lương của Vương điển sứ, và đây chính là tử tội ở Minh triều, cho nên bấy giờ Dương Thu Trì mới rõ Vương điển sứ khẳng định là không trong sạch gì, lại lỡ giết vợ và em trai vợ của Vân Lăng, cho nên mới phí tận tâm tư bày ra kế sách này để trốn đi.

Án này muốn khép lại, cần phải bắt cho được Vương điển sứ và Triệu di nương.

Bọn họ sẽ chạy đến nơi nào? Dương Thu Trì không muốn thật thà chờ đợi kết quả của lệnh truy nã, hắn cần phải sử dụng hết mọi biện pháp để thực hiện, do đó căng đầu ra suy nghĩ.

Khả năng thứ nhất là chạy trở về quê cư trú. Khả năng này rất kém, vì Vương điển sứ chế tạo ra hiện trường giả y và người tiểu thiếp bị người ta giết chết, tin tức này sớm muộn gì cũng truyền đến quê nhà, do đó bọn họ không thể công khai lộ diện trước mọi người. Ngoài ra, cân ban Thường Phúc còn nói qua, quê nhà của Vương điển sứ rất xa, mùa xuân năm sau mới vận chuyển thi cốt trở về, và người nhà đi nhận thi cốt xem ra không hề biết Vương điển sứ chưa chết, cho nên Vương điển sứ không thể về ở quê cũ, vì nếu không chuyện này mà lộ ra thì sôi bỏng hỏng sôi.

Khả năng thứ hai, y chạy đến các thành trấn khác mai danh ấn tính, sống qua ngày. Nhưng mà, khả năng này sẽ bị hai nguyên nhân sau làm giảm tính thuyết phục:

- Một, chế độ hộ tịch thời cổ đại vô cùng nghiêm. Sự quản lý nhân khẩu ngoại lai vô cùng gắt gao, lão bá tánh không thể tự ý dời nhà, do đó, Vương điển sứ muốn mai danh ẩn tích không dễ dàng gì.

-Hai, đốc sát viện đang điều tra hành vi tham ô sâu mọt chiếm của công thành của riêng của y, không dễ dàng gì bỏ qua cho y. Y nhất định phải suy tính lỡ khi kế kim thiền thoát xác thất bại, bị truy nã toàn quốc, nếu như đến cư trú ở thành trấn khác, lại là nhân khẩu ngoại lai, thì sẽ lập tức bị lộ ra và bị bắt giữ.



Do đó, nếu y là người thông minh, nên không xuất hiện ở các thành trấn, chỉ thiếu là phải chờ kế kim thiền thoát xác này thành công, sóng yên biển lặng rồi thì mới xuất hiện trở lại.

Bài trừ hai khả năng hơi ít như trên, còn loại khả năng cuối cùng, và là thứ có khả năng nhất: ẩn tàng ở chỗ không người qua lại, hoặc ẩn trốn trong các thành trấn không lộ diện, ngoài ra, còn có thể dùng mặt nạ da người gì đó để biến cải mặt mày ẩn cư.

Ẩn tàng và biến đổi mặt mày sống ở trong thành vẫn bị chế độ quản lý hộ tịch nghiêm cách làm cho dễ bị lộ, vì đây chẳng phải ẩn nấp một hay ngày, mà là một thời gian dài. Đương nhiên, cũng có tiền lệ ẩn giấu thành công, ví dụ như Hoa Cương (Ngô Dương Tuấn) trong vụ án ngân khố ở Vân Nam đề hình án sát ty.

Nếu như Vương điển sứ và Triệu di nương cải đầu hoán diện ẩn tàng trong các thành trấn khác, như vậy chỉ hi vọng lệnh truy nã toàn quốc và sự truy tìm cẩn thận để tìm ra chúng, và việc truy nã này cần phải trình lên Hình bộ mới có thể quyết định được.

Đương nhiên, Dương Thu Trì cũng có thể dùng đến quyền lực của cẩm y vệ chỉ huy sứ đặc sứ, có thể vì thế mà lập tức phát lệnh truy nã toàn quốc, nhưng hắn không muốn làm như vậy, vì như thế có vẻ như giết gà mà dùng đến dao mổ trâu, cẩm y vệ dù sao cũng không thể dùng để điều tra những án phổ thông như thế này. Nói cho văn hoa thì đó là lãng phí tư nguyên ti pháp, cho nên hắn vẫn theo quy cũ từ từ mà làm, dù sao cũng không cần gấp, hiện giờ hắn bắt đầu học được cách hành xử cẩn thận.

Nhưng mà, Dương Thu Trì lại không muốn từ từ chờ tin tức như vậy, hắn thích chủ động xuất kích, tìm kiếm khả năng.

Những phân tích vừa rồi cho thấy, ngoại trừ tình huống mai danh ẩn tính ở các thành trấn, rất có thể là phạm nhân sẽ đến những nơi thâm sơn cùng cốc, không dấu chân người để ở.

Nếu luận về chỗ không người để ẩn giấu, thì trong thời Minh không chỗ nào thích hợp bằng Trấn Viễn châu của Hồ Quảng này với mấy trăm dặm đầy núi non hiểm trở. Nơi này núi cao cốc sâu, người ở ít ỏi, đến chỗ nào cũng là rừng rậm nguyên thủy. Hơn nữa, Vương điển sứ thường đi đến các thôn xóm thu lương, đối với hoàn cảnh quanh vùng này rành rẽ phi thường, và chỗ thích hợp để tàng thân nhất định đã có sẵn trong lòng. Do đó, y rất có thể là chọn nơi ẩn tàng ở rừng sâu núi cao vùng phụ cận đâu đây.

Không phải có câu nói là chỗ nào nguy hiểm nhất thì cũng an toàn nhất hay sao? Vương điển sứ tạo ra vở kịch tinh xảo và lớn gan như vậy, rõ ràng là người vừa rất thông minh vừa có chút tự phụ, rất có khả năng là chọn chiêu hiểm trốn ở chỗ rất gần. Y giết vợ và em vợ của Vân Lăng, rồi trốn ở gần, một là vùng đất này có sơn động và rừng rậm nguyên thủy thích hợp để trốn, hai là chỉ sợ chẳng có ai có thể ngờ y sẽ chọn trốn quanh đây, cho nên lơi lỏng trong việc sưu tra. Chờ khi gió lặng sóng yên, mọi khói bụi đều yên ắng hết, y sẽ hạ sơn rồi cao bay xa chạy, tìm thành trấn nào đó thay hình đổi dạng định cư.

Nghĩ thông chi tiết này, Dương Thu Trì quyết định một mặt chờ tin tức hình bộ phê chuẩn truy nã khắp toàn quốc, một mặt tự tiến hành sưu tra suốt dọc mấy trăm dặm rừng núi trong vùng, bắt cá hai tay, và tay nào cũng bắt mạnh bắt chặt.

Tiến hành công tác tìm kiếm truy bắt hiện giờ có thể lợi dụng một người - đó là Miêu trại trại chủ Vân Thiên Kình.

Từ biểu hiện của mấy nghìn Miêu chúng sáng hôm đó, vị Vân Thiên Kình này tuy thân hình thấp bé, nhưng uy tín đối với Miêu trại khắp bốn phương tám hướng rất cao, và Miêu dân đời đời cư trú trong sơn cùng rừng thẳm, vô cùng rành rẽ tình huống sơn khu, chỉ cần ông ta hạ lệnh tìm kiếm khắp núi, nếu như Vương điển sứ ẩn tàng ở phụ cận, khả năng bị mắc lưới rất lớn!

Dương Thu Trì hạ lệnh đưa Vân Thiên Kình đến hoa phòng dành để tiếp kiến khách quý. Nếu như Vân Lăng là kẻ bị hàm oan trong án này, Vân Thiên Kình mang theo Miêu chúng xông vào nha môn đòi người là có căn cứ, không thể coi là chuyện lớn gì, xuất phát từ tình đoàn kết dân tộc, cần phải suy xét động viên và bình định người Miêu, triều đình khẳng định sẽ xử lí khoan dung, cho nên Dương Thu Trì phải lấy lễ đối đãi với ông ta.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện bách hợp
truyện sắc

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

truyện bách hợp

Nhận xét của độc giả về truyện Nạp Thiếp Ký I

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook