Chương 31: Thoát
TiSa Nguyễn
10/02/2023
Giải quyết xong chuyện với Tống Vô Ưu, Trương Ý Nhi khá thỏa mái, tâm trạng tốt nên cũng muốn đi dạo một chút, muốn kéo Tống Vô Ưu đi dạo phố cùng nhưng buổi chiều cô ta có tiết thế là cô chỉ có thể đi một mình. Cũng lâu rồi cô không được tự do rảnh rỗi thế này.
Cô nhắn tin báo cho Frederick Nhược Đông biết để hắn khỏi nghi ngờ linh tinh.
Mà người đàn ông nào đó đã sớm biết cô đang ở đâu, thuộc hạ của hắn đã báo rằng hiện tại cô đang đến một phòng triển lãm. Ừm nơi ấy không có gì đáng lo ngại, hắn bảo: “Chỉ cần đừng để mất dấu cô ấy là được.” Ý hắn là đừng theo dõi chặt cô quá, cứ thoải mái, thỉnh thoảng ngó xem cô đang đứng nơi nào là ổn rồi.
Thân phận của cô tạm thời không có bên nào để ý tới thì vẫn còn nằm trong vùng an toàn. Bút máy trong tay người đàn ông xoay vài vòng điêu nghệ, hắn nhìn bức tranh con rắn đang há miệng nhe ranh vuốt, hàng mi hơi nhấp nháy, bút máy dừng lại không tiếng động. Hắn gọi một cuộc điện thoại: “Tìm mọi cách liên lạc với thủ lĩnh của tổ chức Đen.”
Phòng tranh nghệ thuật A…
Bên trong đang diễn ra triển lãm tranh của một họa sĩ trong nước không quá nổi tiếng, nhưng là một sinh viên theo học chuyên ngành hội họa Trương Ý Nhi biết rất nhiều họa sĩ từ những họa sĩ nhỏ cho đến những bậc thầy thiên tài.
Hứa Bác Diễn, trên dưới 40 tuổi, danh tiếng trong giới không quá cao nhưng ông là một trong những họa sĩ cô kính ngưỡng nhất. Ông chuyên về trường phái nghệ thuật lãng mạn, nó phát triển vào những năm cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, ý nghĩa tôn vinh trí tưởng tượng và trực giác cá nhân trên con đường tìm kiếm tự do cá nhân. Một trường phái mà Trương Ý Nhi khá ấn tượng nhưng cô lại theo đuổi một trường phái khác, cũng mang tính cá nhân nhưng nặng nề hơn, đó là nghệ thuật biển hiện. Nó dựa vào góc nhìn chủ quan, phát họa từng nét vẽ mô tả rõ nhất tâm thức u ám và sự điên rồ của chính mình như bức tự họa của Van Ghost hay Tiếng Thét của Edvard Munch,... vừa đáng sợ, vừa tối tăm cũng vừa quyến rũ. Đó là điều khiến cô say mê trường phái này đến vậy. Như thể thông qua nó ta có thể thoải mái thể hiện toàn bộ những góc khuất khổ đau về cả thể xác và tinh thần mà không cần phải đè nén nó trong tâm tính ngột ngạt nữa.
“Xin chào.” Hứa Bác Diễn đã theo dõi cô gái xinh đẹp này ngay từ lúc cô đặt chân vào phòng trưng bày nghệ thuật, mỗi một bức tranh của ông cô đều dừng lại ngắm nhìn một lúc cho đến bức tranh trước mắt. Đó là bức vẽ một người đàn ông bị khuyết chân trái, ông ta không dùng gậy hay bất cứ gì chống đỡ, khuôn mặt ngẩng cao bày rõ sự căm phẫn hướng về ánh mặt trời rực cháy, như thể ông ta đang mắng ông trời đã bất công cướp đi một cẳng chân của mình dù ông đã ban cho ông ta sự sống. Tổng thể chỉ có đen với đỏ, đến cả mặt trời cũng đỏ, khi nhìn vào bức tranh này người ta sẽ cảm thấy rất nặng nề. Ông đã không theo trường phái mình vẫn luôn theo đuổi từ trước đến giờ, trong buổi triển lãm tranh lần này, ông đã thử “biểu hiện”. Bình thường người đến tham quan có đủ kiểu, có nhiều bạn trẻ chỉ muốn giết thời gian vào ngày rảnh rỗi, có người lại vì muốn thể hiện sự thường thức nghệ thuật của mình, có người là người trong giới. Vì vậy khi quan sát Trương Ý Nhi đứng rất lâu trước bức “Công Bằng” của mình, ông đã xác định cô là người trong giới, và có thể cô bé này theo đuổi nghệ thuật biểu hiện.
Giọng nói trầm thấp bên tai khiến Trương Y Nhi giật mình, cũng kéo cô rời khỏi thế giới của “Công Bằng”. Giật mình sau đó là hạnh phúc vì thần tượng chủ động đến chào, cô vội khom người một góc 45 độ vô cùng thành kính: “Chào chú ạ.”
Hứa Bác Diễn cười hiền hòa, ông bảo cô không cần kính lễ như vậy: “Cháu biết tôi à?” Ông không nổi tiếng đối với mấy đứa nhóc cỡ tuổi này lắm.
Trương Ý Nhi gật gù đầu, bộ dạng được gặp thần tượng trông quá ư là ngốc nghếch nếu Frederick Nhược Đông chứng kiến sẽ đánh giá như thế. “Chú là thần tượng của cháu đó ạ.”
Ông vẫn giữ nụ cười hiền hòa trên môi, rồi khẽ vuốt cằm trêu: “Nhưng có vẻ cháu không theo nghệ thuật lãng mạn.” Xem nào, xem ông có đoán đúng không.
Và ông đã chính xác, cô bé đáp: “Cháu theo trường phái nghệ thuật biểu hiện.”
Quả nhiên, ông chuyển dời tầm mắt từ khuôn mặt trắng nõn trở lại bức tranh: “Cháu thấy ‘công bằng’ thế nào?” Ông cảm thấy cô bé này rất có cá tính dù vẻ ngoài trông mềm mại, dịu dàng nhưng ẩn chứa đằng sau những sự yếu ớt là sự mạnh mẽ và đầy bản lĩnh.
Trương Ý Nhi trầm ngâm một lúc, cô đã quan sát rất lâu bức tranh này, đương nhiên bởi vì ấn tượng mới chú ý, chỉ là nó còn thiếu một thứ gì đó, không đúng, không phải thiếu mà là đã bị che giấu.
“Tại sao người đàn ông lại không chống gậy ạ? Nếu là người bình thường bị mất một chân khi cuốc bộ ra ngoài đều phải mang theo gậy chống đỡ, nhưng người đàn ông trong bức tranh hoàn toàn không dùng tới. Cảm thấy thế giới bất công với mình nhưng cũng muốn chứng tỏ bất công đó chẳng là gì, bất công khiến ông mất một chân, không sao, ông không cần gậy cũng có thể đi được.” Trương Ý Nhi chợt nghiêng đầu nhìn thần tượng cũng đang quan sát cô bằng ánh mắt tán thường. Cô mím môi chốt hạ thêm một câu: “Chú muốn chứng minh rằng một ngày trong tương lai, chú sẽ trở thành một huyền thoại trong giới hội họa. Đúng không ạ?” Là chứng minh mà không phải mong muốn, ông ấy tự tin với khả năng thiêm bẩm của mình.
Mất khoảng một phút Hứa Bác Diễn mới bật cười thành tiếng, ông gật gù đầu sảng khoái thừa nhận: “Chính xác.”
Đúng là thần tượng mà cô yêu thích. Quá kiêu ngạo, quá cá tính. Nhưng cũng cực kỳ ngầu.
Trước khi ra về Hứa Bác Diễn vươn ra cho cô một cành oliu: “Nếu đam mê hội họa, thứ bảy hằng tuần đến phòng tranh của chú.” Nói xong cũng không nán lại ngó cô nhóc kia mà xoay người trở về với “Công Bằng”.
Trương Ý Nhi vui sướng đến mức hét lên, những người đi ngang cũng bị cô dọa cho giật mình. Còn nghĩ cô trúng số độc đắc.
Hì còn hơn cả trúng giải độc đắc đấy.
Niềm vui sướng đang dâng trào một cách mãnh liệt, cô gái hồn nhiên nhảy chân sáo, miệng ngân nga vài câu hát. Ngay thời điểm này một “vật” gì đó cứng cứng, linh động bằng một tốc độ tên lửa va mạnh vào thân thể mảnh mai của thiếu nữ, đến cả việc kêu đau cũng không kịp đã “được” cái “vật” di động đó đỡ dậy.
“Xin lỗi, xin thứ lỗi, tôi…” Lê Thoát cảm thấy hôm nay ra đường gặp phải vận xui, mẹ nó chứ, bị rượt đuổi còn tông phải người, còn tưởng sẽ tẩu thoát thành công như cái tên “Thoát” của mình thì bọn khốn giang hồ đã đuổi đến sát đít, chân chúng lắp mô tơ à? Ôi trời ơi…
“Bắt nó… mẹ kiếp thằng khốn.”
Định bỏ chạy lần nữa thì tên mặt lợn nào đó gào lên từ đằng xa: “Bắt chúng, có đồng bọn.”
Ủa? Gì vậy? Anh ta hành động một mình có được không?
Có điều hiện tại có nói chúng cũng chẳng tin mà cũng chẳng có thời gian để hét, lại không thể để cô gái tội nghiệp này bị mình liên lụy.
Cứ lôi đi trước đã, sau đó tạ lỗi sau, anh ta có tiền, ok.
Trương Ý Nhi chân đau đến rên cũng chẳng nổi đã bị người con trai ở đâu đó xuất hiện kéo chạy. Cái gì vậy? Cô đang ở đâu?
Tại sao cô trở thành đồng bọn của tên khốn xui xẻo này rồi? Cô là nạn nhân nhé. Tức quá. Cổ chân đau điếng, Trương Ý Nhi vừa hồng hộc chạy vừa hét lên: “Tôi sẽ giết anh.” Nếu sống sót. Huhu đằng sau bọn chúng đang kêu gào đuổi sít sát, đoán chừng không lâu nữa, cả hai sẽ được chúng đặt trên một tấm thớt trở thành hai món thịt mỹ vị thơm tho cho chúng thưởng thức.
Người đi theo bảo vệ Trương Ý Nhi không rõ chuyện gì đang xảy ra, thấy cô bị rượt đuổi, hai thuộc hạ hoảng hốt vọt ra khỏi xe dùng tốc độ của một vận động viên điền kinh phóng như bay.
Cô nhắn tin báo cho Frederick Nhược Đông biết để hắn khỏi nghi ngờ linh tinh.
Mà người đàn ông nào đó đã sớm biết cô đang ở đâu, thuộc hạ của hắn đã báo rằng hiện tại cô đang đến một phòng triển lãm. Ừm nơi ấy không có gì đáng lo ngại, hắn bảo: “Chỉ cần đừng để mất dấu cô ấy là được.” Ý hắn là đừng theo dõi chặt cô quá, cứ thoải mái, thỉnh thoảng ngó xem cô đang đứng nơi nào là ổn rồi.
Thân phận của cô tạm thời không có bên nào để ý tới thì vẫn còn nằm trong vùng an toàn. Bút máy trong tay người đàn ông xoay vài vòng điêu nghệ, hắn nhìn bức tranh con rắn đang há miệng nhe ranh vuốt, hàng mi hơi nhấp nháy, bút máy dừng lại không tiếng động. Hắn gọi một cuộc điện thoại: “Tìm mọi cách liên lạc với thủ lĩnh của tổ chức Đen.”
Phòng tranh nghệ thuật A…
Bên trong đang diễn ra triển lãm tranh của một họa sĩ trong nước không quá nổi tiếng, nhưng là một sinh viên theo học chuyên ngành hội họa Trương Ý Nhi biết rất nhiều họa sĩ từ những họa sĩ nhỏ cho đến những bậc thầy thiên tài.
Hứa Bác Diễn, trên dưới 40 tuổi, danh tiếng trong giới không quá cao nhưng ông là một trong những họa sĩ cô kính ngưỡng nhất. Ông chuyên về trường phái nghệ thuật lãng mạn, nó phát triển vào những năm cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, ý nghĩa tôn vinh trí tưởng tượng và trực giác cá nhân trên con đường tìm kiếm tự do cá nhân. Một trường phái mà Trương Ý Nhi khá ấn tượng nhưng cô lại theo đuổi một trường phái khác, cũng mang tính cá nhân nhưng nặng nề hơn, đó là nghệ thuật biển hiện. Nó dựa vào góc nhìn chủ quan, phát họa từng nét vẽ mô tả rõ nhất tâm thức u ám và sự điên rồ của chính mình như bức tự họa của Van Ghost hay Tiếng Thét của Edvard Munch,... vừa đáng sợ, vừa tối tăm cũng vừa quyến rũ. Đó là điều khiến cô say mê trường phái này đến vậy. Như thể thông qua nó ta có thể thoải mái thể hiện toàn bộ những góc khuất khổ đau về cả thể xác và tinh thần mà không cần phải đè nén nó trong tâm tính ngột ngạt nữa.
“Xin chào.” Hứa Bác Diễn đã theo dõi cô gái xinh đẹp này ngay từ lúc cô đặt chân vào phòng trưng bày nghệ thuật, mỗi một bức tranh của ông cô đều dừng lại ngắm nhìn một lúc cho đến bức tranh trước mắt. Đó là bức vẽ một người đàn ông bị khuyết chân trái, ông ta không dùng gậy hay bất cứ gì chống đỡ, khuôn mặt ngẩng cao bày rõ sự căm phẫn hướng về ánh mặt trời rực cháy, như thể ông ta đang mắng ông trời đã bất công cướp đi một cẳng chân của mình dù ông đã ban cho ông ta sự sống. Tổng thể chỉ có đen với đỏ, đến cả mặt trời cũng đỏ, khi nhìn vào bức tranh này người ta sẽ cảm thấy rất nặng nề. Ông đã không theo trường phái mình vẫn luôn theo đuổi từ trước đến giờ, trong buổi triển lãm tranh lần này, ông đã thử “biểu hiện”. Bình thường người đến tham quan có đủ kiểu, có nhiều bạn trẻ chỉ muốn giết thời gian vào ngày rảnh rỗi, có người lại vì muốn thể hiện sự thường thức nghệ thuật của mình, có người là người trong giới. Vì vậy khi quan sát Trương Ý Nhi đứng rất lâu trước bức “Công Bằng” của mình, ông đã xác định cô là người trong giới, và có thể cô bé này theo đuổi nghệ thuật biểu hiện.
Giọng nói trầm thấp bên tai khiến Trương Y Nhi giật mình, cũng kéo cô rời khỏi thế giới của “Công Bằng”. Giật mình sau đó là hạnh phúc vì thần tượng chủ động đến chào, cô vội khom người một góc 45 độ vô cùng thành kính: “Chào chú ạ.”
Hứa Bác Diễn cười hiền hòa, ông bảo cô không cần kính lễ như vậy: “Cháu biết tôi à?” Ông không nổi tiếng đối với mấy đứa nhóc cỡ tuổi này lắm.
Trương Ý Nhi gật gù đầu, bộ dạng được gặp thần tượng trông quá ư là ngốc nghếch nếu Frederick Nhược Đông chứng kiến sẽ đánh giá như thế. “Chú là thần tượng của cháu đó ạ.”
Ông vẫn giữ nụ cười hiền hòa trên môi, rồi khẽ vuốt cằm trêu: “Nhưng có vẻ cháu không theo nghệ thuật lãng mạn.” Xem nào, xem ông có đoán đúng không.
Và ông đã chính xác, cô bé đáp: “Cháu theo trường phái nghệ thuật biểu hiện.”
Quả nhiên, ông chuyển dời tầm mắt từ khuôn mặt trắng nõn trở lại bức tranh: “Cháu thấy ‘công bằng’ thế nào?” Ông cảm thấy cô bé này rất có cá tính dù vẻ ngoài trông mềm mại, dịu dàng nhưng ẩn chứa đằng sau những sự yếu ớt là sự mạnh mẽ và đầy bản lĩnh.
Trương Ý Nhi trầm ngâm một lúc, cô đã quan sát rất lâu bức tranh này, đương nhiên bởi vì ấn tượng mới chú ý, chỉ là nó còn thiếu một thứ gì đó, không đúng, không phải thiếu mà là đã bị che giấu.
“Tại sao người đàn ông lại không chống gậy ạ? Nếu là người bình thường bị mất một chân khi cuốc bộ ra ngoài đều phải mang theo gậy chống đỡ, nhưng người đàn ông trong bức tranh hoàn toàn không dùng tới. Cảm thấy thế giới bất công với mình nhưng cũng muốn chứng tỏ bất công đó chẳng là gì, bất công khiến ông mất một chân, không sao, ông không cần gậy cũng có thể đi được.” Trương Ý Nhi chợt nghiêng đầu nhìn thần tượng cũng đang quan sát cô bằng ánh mắt tán thường. Cô mím môi chốt hạ thêm một câu: “Chú muốn chứng minh rằng một ngày trong tương lai, chú sẽ trở thành một huyền thoại trong giới hội họa. Đúng không ạ?” Là chứng minh mà không phải mong muốn, ông ấy tự tin với khả năng thiêm bẩm của mình.
Mất khoảng một phút Hứa Bác Diễn mới bật cười thành tiếng, ông gật gù đầu sảng khoái thừa nhận: “Chính xác.”
Đúng là thần tượng mà cô yêu thích. Quá kiêu ngạo, quá cá tính. Nhưng cũng cực kỳ ngầu.
Trước khi ra về Hứa Bác Diễn vươn ra cho cô một cành oliu: “Nếu đam mê hội họa, thứ bảy hằng tuần đến phòng tranh của chú.” Nói xong cũng không nán lại ngó cô nhóc kia mà xoay người trở về với “Công Bằng”.
Trương Ý Nhi vui sướng đến mức hét lên, những người đi ngang cũng bị cô dọa cho giật mình. Còn nghĩ cô trúng số độc đắc.
Hì còn hơn cả trúng giải độc đắc đấy.
Niềm vui sướng đang dâng trào một cách mãnh liệt, cô gái hồn nhiên nhảy chân sáo, miệng ngân nga vài câu hát. Ngay thời điểm này một “vật” gì đó cứng cứng, linh động bằng một tốc độ tên lửa va mạnh vào thân thể mảnh mai của thiếu nữ, đến cả việc kêu đau cũng không kịp đã “được” cái “vật” di động đó đỡ dậy.
“Xin lỗi, xin thứ lỗi, tôi…” Lê Thoát cảm thấy hôm nay ra đường gặp phải vận xui, mẹ nó chứ, bị rượt đuổi còn tông phải người, còn tưởng sẽ tẩu thoát thành công như cái tên “Thoát” của mình thì bọn khốn giang hồ đã đuổi đến sát đít, chân chúng lắp mô tơ à? Ôi trời ơi…
“Bắt nó… mẹ kiếp thằng khốn.”
Định bỏ chạy lần nữa thì tên mặt lợn nào đó gào lên từ đằng xa: “Bắt chúng, có đồng bọn.”
Ủa? Gì vậy? Anh ta hành động một mình có được không?
Có điều hiện tại có nói chúng cũng chẳng tin mà cũng chẳng có thời gian để hét, lại không thể để cô gái tội nghiệp này bị mình liên lụy.
Cứ lôi đi trước đã, sau đó tạ lỗi sau, anh ta có tiền, ok.
Trương Ý Nhi chân đau đến rên cũng chẳng nổi đã bị người con trai ở đâu đó xuất hiện kéo chạy. Cái gì vậy? Cô đang ở đâu?
Tại sao cô trở thành đồng bọn của tên khốn xui xẻo này rồi? Cô là nạn nhân nhé. Tức quá. Cổ chân đau điếng, Trương Ý Nhi vừa hồng hộc chạy vừa hét lên: “Tôi sẽ giết anh.” Nếu sống sót. Huhu đằng sau bọn chúng đang kêu gào đuổi sít sát, đoán chừng không lâu nữa, cả hai sẽ được chúng đặt trên một tấm thớt trở thành hai món thịt mỹ vị thơm tho cho chúng thưởng thức.
Người đi theo bảo vệ Trương Ý Nhi không rõ chuyện gì đang xảy ra, thấy cô bị rượt đuổi, hai thuộc hạ hoảng hốt vọt ra khỏi xe dùng tốc độ của một vận động viên điền kinh phóng như bay.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.