Chương 4
Rỉnog1
16/11/2016
Sáng hôm sau, tôi chạy ù ra quán cà phê gần nhà, nhâm nhi từng
giọt cà phê cho đầu óc tỉnh táo. Tôi vẫn còn chưa biết phải điều tra từ
đâu…Anh Trần, Bà Băm? Hay là tôi tìm họ hàng của Đức để hỏi về Trần?
Không. Không được…Rồi tôi chợt nhớ ra một người: là Linh! Tôi vẫn chưa tin người tên Linh ấy hoàn toàn không liên quan tới chuyện này.
-Bác ơi, con gửi tiền cà phê.
-Phê đá, 12 ngàn
Tôi rút bóp, cố tìm đồng hai chục để trả…chợt thấy tờ giấy nhỏ kẹp trong bóp. Tôi cười, vẫn là tấm bùa hộ thân bà băm đưa tôi năm ấy. Mới đấy mà đã 3 năm rồi:
-Con gửi tiền nhé thím – tôi chìa tiền, rồi phóng con wave về phía nhà Đức. Tôi đã biết phải bắt đầu từ đâu.
Phải vòng vo mãi trong hẻm, tôi mới kiếm ra nhà Bác Tư. Một căn nhà khá lớn, các khung gỗ, cửa gổ, cứa chính đều được làm từ gỗ, còn trước hiên là một đống lộn xộn: từ những mảnh gỗ nhỏ, thanh chắn giường đang đánh bóng dở…cho đến cả những bình sơn PU đã hết. Ở giữa là một người đàn ông chừng hơn bốn mươi, mặt đậm nét đăm chiêu…Tôi đoán đấy là bác Tư. Thấy tôi, con chó cỏ ngồi cạnh bác sủa liên tục.
-Lu! Ngoan nào…Ai đấy? –con chó nín bặt, quẫy đuôi tít lự nằm rạp bên cạnh chủ.
-Chắc bác là bác Tư ạ? – tôi lễ phép
-Ừ, có chuyện gì không?
Tôi tiến lại gần, con cún không gầm gừ sủa nữa mà quẫy đuôi, chạy lại ngửi ngửi. Bác Tư cũng buông bình sơn PU xuống:
-Bác còn nhớ Đức chứ? Nó từng làm mộc ở đây với bác…
-Đức à? Nhớ chứ, đám giỗ nó năm rồi bác cũng có qua, hôm qua đám giỗ nó mà bác quên mất. Mà có gì không? –bác Tư mở cửa, dẹp bớt mấy cái khung gỗ đang bào dở qua một bên – vào đây ngồi uống nước rồi nói.
Tôi bước theo bác vào nhà, bên trong được bày trí hết sức gọn gàng. Trái ngược với vẻ lộn xộn của đống gỗ mục trước sân…Bác ngồi xuống, rót ấm trà mời tôi. Hương trà sen tỏa ra nghi ngút khắp phòng:
-Cháu là Long, bạn của Đức. Cháu tới đây muốn hỏi một chuyện, về cháu của Bác…
Bác bỏ tách trà xuống, mặt trầm ngâm:
-Mày muốn hỏi đứa nào? – bác nhăn mặt, tỏ vẻ tập trung – tên gì?
-Cháu muốn hỏi về Linh, ở Tây Nguyên xuống ấy ạ!
Bác gãi đầu, rút điếu thuốc trong bao ra chấm nhẹ đầu lọc vào ly trà cho ẩm, mồi lửa rồi đưa lên rít một hơi dài:
-Tao cũng già rồi, nhưng không đãng trí tới mức quên cả cháu tao. Nhưng mà…họ nhà tao chẳng có đứa nào tên Linh cả. Cũng chưa từng có đứa nào lên đây ở, sao mà mày biết chúng nó được! – Bác Tư phà hơi thuốc đầu tiên ra cửa sổ, chốc chốc lại quay qua lắng nghe câu hỏi của tôi.
Tôi cố sục sạo trí nhớ, quả đúng thật cái người con gái mà Đức nói tên là Linh, cháu bác Tư cơ mà? Phút cuối đời, nó còn bảo “mọi chuyện không liên quan tới Linh” nữa…làm sao mà tôi nhầm được?
-Bác cố nhớ lại đi. Trước khi qua đời, Đức có nhắc tới Linh, bảo là cháu của bác. Nó bảo đã gặp Linh hồi còn làm ở đây mà?
Bác gằn giọng, những nếp nhăn giữa hai lông mày nhíu lại…một lúc sau, bác dụi điếu thuốc vào gạt tàn, gắt:
-Tao không biết đứa nào tên Linh cả…Mày nhận nhầm người rồi. Thôi mày về đi, tao đang bận. Còn đống việc đợi tao làm nữa…Giới trẻ giờ lộn xộn quá, ở không đi hỏi ba cái thứ linh tinh.
Bác Tư đứng phắt dậy, lộ rõ vẻ khó chịu. Tôi cũng ngượng vì thái độ làm khó của bác, nhưng cũng nhanh chóng bước theo.
-Cháu xin lỗi đã làm phiền, đây là card liên lạc của cháu. Mong rằng nếu bác có nhớ được chút gì về Linh thì gọi cho cháu. – tôi lần lừ -Đây là chuyện có liên quan tới cái chết của Đức ạ… - tôi đưa tấm card cho bác Tư.
Bác cầm lấy, đút lẹ vào túi. Tỏ vẻ hoảng hốt:
-Sao cái chết của thằng Đức lại liên quan tới nhà này? Tao tưởng nó bị ung thư? – bác để lộ rõ vẻ hoang mang. – mày giải thích lẹ coi nào!
-Dạ…Không phải liên quan tới gia đình bác. Nhưng liên quan tới một người tên Linh mà Đức đã gặp ở đây. Nó bảo đấy là cháu gái của bác – tôi cố tình không giải thích rõ, tôi sợ nói ra bác sẽ từ chối tiết lộ về con người đó.
-À…- bác phản ứng, như vừa nhớ ra điều gì đó – mà… không có gì. Chuyện cũng ba bốn-năm rồi, làm sao mà tao nhớ được. Nhưng nếu nhớ ra điều gì, tao sẽ gọi cho mày!
-Vâng chào bác, có gì phone cho cháu!
Tôi leo lên xe, đề máy rồi cố đi thật nhanh, đằng sau vẫn còn nghe được tiếng bác Tư lẩm bẩm “Thanh niên giờ toàn bày đặt xài tiếng Anh, nghe bực cả mình…”. Cứ thế, tôi chạy một mạch lên Sài Gòn, trở lại căn nhà chung cư giữa cái đất Sài Thành tấp nập.
Từ cái ngày ấy của ba năm trước, tôi đã thay đổi nhiều quá. Biết hút thuốc, uống rựu…Cái tính nhút nhát ngày ấy cũng chẳng còn, thay vào đó là sự gan lì nhờ những tháng ngày miệt mài theo học Muay Thái. May mắn là cái bản tính điềm tĩnh, suy nghĩ thật kĩ trước khi làm bất cứ việc gì vẫn không thay đổi. Nó giúp tôi trong mọi hoàn cảnh, vì tôi biết…Sự nóng vội chỉ khiến mọi chuyện diễn ra theo chiều hướng xấu hơn, giống như những gì mà Hoàng đã làm năm đó.
Nhiều khi tôi tự đặt ra cho mình những câu hỏi:
Giá như ngày ấy tôi không đưa cả ba chúng tôi vào con đường mạo hiểm, Giá như Hoàng không hành động một cách ngu ngốc…Có lẽ bây giờ, chúng tôi đã chẳng phải ở trong cái tình cảnh mỗi người mỗi hướng thế này! Cái ngày định mệnh hôm ấy đã hủy hoại tình bạn của chúng tôi.
Đôi lúc, tôi cũng muốn trách Hoàng vì những việc đã làm ngày hôm ấy. Nhưng biết đâu được, nếu ngày hôm ấy Hoàng không hành động như vậy, có lẽ cả ba chúng tôi đã làm mồi cho ngải của bà ta. Cái bà băm xấu xa ấy, nhẫn tâm giết thằng con trai của mình chỉ để có được Huyết Ngải, vậy cớ gì mà lại phải giúp chúng tôi? Rồi còn mối quan hệ giữa Trần và bà băm? Tôi muốn làm sáng tỏ tất cả…
Tôi dụi mắt, cố giữ đầu óc tỉnh táo giữa những làn xe đông đúc. Phải mất hai tiếng, tôi mới về tới căn hộ chung cư của mình. Căn hộ tôi phải dằn dụm bao nhiêu năm trời mới mua được…Nó nhỏ, nhưng ấm cúng và tiện lợi.
Gửi chiếc wave xuống tầng hầm. Phát hiện ra cái mặt đồng hồ xe bị nứt một vết lớn. Tôi đá chân chống, gắt:
-Bố khỉ, cái xe chết tiệt! Chạy mấy năm trời chả sao, giờ lại bắt đầu giở chứng. Hỏng, bể đủ thứ. – tôi lầm bầm.
Cái tính tôi từ ấy đến giờ không thích màu mè vẻ bề ngoài. Nên con xe wave mà mẹ tôi mua cho từ hồi đại học, tôi vẫn ráng đi cho đến bây giờ. Đang lẩm bẩm, dự trù mua con Sirius mới chạy, thì tiếng con gái nghe quen quen phát ra từ sau lưng:
-Sao vậy anh Long?
Tôi quay qua, gãi gãi đầu, thoáng chút bối rối. Thi nhỏ hơn tôi hai tuổi, là bạn chung cư cùng tầng, chỉ cách nhau ba phòng:
-À. Cái xe của anh không biết bị thằng nào nghịch, làm bể mất cái mặt đồng hồ.
Thi sờ sờ vết nứt, rồi liếc qua tôi cười khì:
-Chứ không phải anh làm bể, rồi đổ cho lũ con nít hả? – Thi cười tươi, lấy tay vén lọn tóc mái vừa rũ xuống.
-Ờ thì…Mà em đi làm mới về à?
-Dạ. Em mới đi siêu thị mua chút đồ.
Tôi nhìn ra đằng sau, thấy trên xe Thi lỉnh kỉnh một đống đồ:
-Lần nào em đi siêu thị, cũng mua lắm thế? Tính nuôi thêm chàng nào nữa hả? – tôi đùa, cười thật tươi. – thôi để anh xách lên giúp cho!
Thi nhéo tôi một cái rõ đau:
-Suy nghĩ lung tung!
Tôi và Thi bước vào thang máy, đang tính quay qua bắt chuyện thì bỗng điện thoại của tôi rung lên, một số lạ:
-A lô! Ai vậy ạ?
Một giọng nam quen thuộc trả lời từ đầu dây bên kia:
-A lô! Là tôi đấy…Tôi có chuyện muốn nói!
Không. Không được…Rồi tôi chợt nhớ ra một người: là Linh! Tôi vẫn chưa tin người tên Linh ấy hoàn toàn không liên quan tới chuyện này.
-Bác ơi, con gửi tiền cà phê.
-Phê đá, 12 ngàn
Tôi rút bóp, cố tìm đồng hai chục để trả…chợt thấy tờ giấy nhỏ kẹp trong bóp. Tôi cười, vẫn là tấm bùa hộ thân bà băm đưa tôi năm ấy. Mới đấy mà đã 3 năm rồi:
-Con gửi tiền nhé thím – tôi chìa tiền, rồi phóng con wave về phía nhà Đức. Tôi đã biết phải bắt đầu từ đâu.
Phải vòng vo mãi trong hẻm, tôi mới kiếm ra nhà Bác Tư. Một căn nhà khá lớn, các khung gỗ, cửa gổ, cứa chính đều được làm từ gỗ, còn trước hiên là một đống lộn xộn: từ những mảnh gỗ nhỏ, thanh chắn giường đang đánh bóng dở…cho đến cả những bình sơn PU đã hết. Ở giữa là một người đàn ông chừng hơn bốn mươi, mặt đậm nét đăm chiêu…Tôi đoán đấy là bác Tư. Thấy tôi, con chó cỏ ngồi cạnh bác sủa liên tục.
-Lu! Ngoan nào…Ai đấy? –con chó nín bặt, quẫy đuôi tít lự nằm rạp bên cạnh chủ.
-Chắc bác là bác Tư ạ? – tôi lễ phép
-Ừ, có chuyện gì không?
Tôi tiến lại gần, con cún không gầm gừ sủa nữa mà quẫy đuôi, chạy lại ngửi ngửi. Bác Tư cũng buông bình sơn PU xuống:
-Bác còn nhớ Đức chứ? Nó từng làm mộc ở đây với bác…
-Đức à? Nhớ chứ, đám giỗ nó năm rồi bác cũng có qua, hôm qua đám giỗ nó mà bác quên mất. Mà có gì không? –bác Tư mở cửa, dẹp bớt mấy cái khung gỗ đang bào dở qua một bên – vào đây ngồi uống nước rồi nói.
Tôi bước theo bác vào nhà, bên trong được bày trí hết sức gọn gàng. Trái ngược với vẻ lộn xộn của đống gỗ mục trước sân…Bác ngồi xuống, rót ấm trà mời tôi. Hương trà sen tỏa ra nghi ngút khắp phòng:
-Cháu là Long, bạn của Đức. Cháu tới đây muốn hỏi một chuyện, về cháu của Bác…
Bác bỏ tách trà xuống, mặt trầm ngâm:
-Mày muốn hỏi đứa nào? – bác nhăn mặt, tỏ vẻ tập trung – tên gì?
-Cháu muốn hỏi về Linh, ở Tây Nguyên xuống ấy ạ!
Bác gãi đầu, rút điếu thuốc trong bao ra chấm nhẹ đầu lọc vào ly trà cho ẩm, mồi lửa rồi đưa lên rít một hơi dài:
-Tao cũng già rồi, nhưng không đãng trí tới mức quên cả cháu tao. Nhưng mà…họ nhà tao chẳng có đứa nào tên Linh cả. Cũng chưa từng có đứa nào lên đây ở, sao mà mày biết chúng nó được! – Bác Tư phà hơi thuốc đầu tiên ra cửa sổ, chốc chốc lại quay qua lắng nghe câu hỏi của tôi.
Tôi cố sục sạo trí nhớ, quả đúng thật cái người con gái mà Đức nói tên là Linh, cháu bác Tư cơ mà? Phút cuối đời, nó còn bảo “mọi chuyện không liên quan tới Linh” nữa…làm sao mà tôi nhầm được?
-Bác cố nhớ lại đi. Trước khi qua đời, Đức có nhắc tới Linh, bảo là cháu của bác. Nó bảo đã gặp Linh hồi còn làm ở đây mà?
Bác gằn giọng, những nếp nhăn giữa hai lông mày nhíu lại…một lúc sau, bác dụi điếu thuốc vào gạt tàn, gắt:
-Tao không biết đứa nào tên Linh cả…Mày nhận nhầm người rồi. Thôi mày về đi, tao đang bận. Còn đống việc đợi tao làm nữa…Giới trẻ giờ lộn xộn quá, ở không đi hỏi ba cái thứ linh tinh.
Bác Tư đứng phắt dậy, lộ rõ vẻ khó chịu. Tôi cũng ngượng vì thái độ làm khó của bác, nhưng cũng nhanh chóng bước theo.
-Cháu xin lỗi đã làm phiền, đây là card liên lạc của cháu. Mong rằng nếu bác có nhớ được chút gì về Linh thì gọi cho cháu. – tôi lần lừ -Đây là chuyện có liên quan tới cái chết của Đức ạ… - tôi đưa tấm card cho bác Tư.
Bác cầm lấy, đút lẹ vào túi. Tỏ vẻ hoảng hốt:
-Sao cái chết của thằng Đức lại liên quan tới nhà này? Tao tưởng nó bị ung thư? – bác để lộ rõ vẻ hoang mang. – mày giải thích lẹ coi nào!
-Dạ…Không phải liên quan tới gia đình bác. Nhưng liên quan tới một người tên Linh mà Đức đã gặp ở đây. Nó bảo đấy là cháu gái của bác – tôi cố tình không giải thích rõ, tôi sợ nói ra bác sẽ từ chối tiết lộ về con người đó.
-À…- bác phản ứng, như vừa nhớ ra điều gì đó – mà… không có gì. Chuyện cũng ba bốn-năm rồi, làm sao mà tao nhớ được. Nhưng nếu nhớ ra điều gì, tao sẽ gọi cho mày!
-Vâng chào bác, có gì phone cho cháu!
Tôi leo lên xe, đề máy rồi cố đi thật nhanh, đằng sau vẫn còn nghe được tiếng bác Tư lẩm bẩm “Thanh niên giờ toàn bày đặt xài tiếng Anh, nghe bực cả mình…”. Cứ thế, tôi chạy một mạch lên Sài Gòn, trở lại căn nhà chung cư giữa cái đất Sài Thành tấp nập.
Từ cái ngày ấy của ba năm trước, tôi đã thay đổi nhiều quá. Biết hút thuốc, uống rựu…Cái tính nhút nhát ngày ấy cũng chẳng còn, thay vào đó là sự gan lì nhờ những tháng ngày miệt mài theo học Muay Thái. May mắn là cái bản tính điềm tĩnh, suy nghĩ thật kĩ trước khi làm bất cứ việc gì vẫn không thay đổi. Nó giúp tôi trong mọi hoàn cảnh, vì tôi biết…Sự nóng vội chỉ khiến mọi chuyện diễn ra theo chiều hướng xấu hơn, giống như những gì mà Hoàng đã làm năm đó.
Nhiều khi tôi tự đặt ra cho mình những câu hỏi:
Giá như ngày ấy tôi không đưa cả ba chúng tôi vào con đường mạo hiểm, Giá như Hoàng không hành động một cách ngu ngốc…Có lẽ bây giờ, chúng tôi đã chẳng phải ở trong cái tình cảnh mỗi người mỗi hướng thế này! Cái ngày định mệnh hôm ấy đã hủy hoại tình bạn của chúng tôi.
Đôi lúc, tôi cũng muốn trách Hoàng vì những việc đã làm ngày hôm ấy. Nhưng biết đâu được, nếu ngày hôm ấy Hoàng không hành động như vậy, có lẽ cả ba chúng tôi đã làm mồi cho ngải của bà ta. Cái bà băm xấu xa ấy, nhẫn tâm giết thằng con trai của mình chỉ để có được Huyết Ngải, vậy cớ gì mà lại phải giúp chúng tôi? Rồi còn mối quan hệ giữa Trần và bà băm? Tôi muốn làm sáng tỏ tất cả…
Tôi dụi mắt, cố giữ đầu óc tỉnh táo giữa những làn xe đông đúc. Phải mất hai tiếng, tôi mới về tới căn hộ chung cư của mình. Căn hộ tôi phải dằn dụm bao nhiêu năm trời mới mua được…Nó nhỏ, nhưng ấm cúng và tiện lợi.
Gửi chiếc wave xuống tầng hầm. Phát hiện ra cái mặt đồng hồ xe bị nứt một vết lớn. Tôi đá chân chống, gắt:
-Bố khỉ, cái xe chết tiệt! Chạy mấy năm trời chả sao, giờ lại bắt đầu giở chứng. Hỏng, bể đủ thứ. – tôi lầm bầm.
Cái tính tôi từ ấy đến giờ không thích màu mè vẻ bề ngoài. Nên con xe wave mà mẹ tôi mua cho từ hồi đại học, tôi vẫn ráng đi cho đến bây giờ. Đang lẩm bẩm, dự trù mua con Sirius mới chạy, thì tiếng con gái nghe quen quen phát ra từ sau lưng:
-Sao vậy anh Long?
Tôi quay qua, gãi gãi đầu, thoáng chút bối rối. Thi nhỏ hơn tôi hai tuổi, là bạn chung cư cùng tầng, chỉ cách nhau ba phòng:
-À. Cái xe của anh không biết bị thằng nào nghịch, làm bể mất cái mặt đồng hồ.
Thi sờ sờ vết nứt, rồi liếc qua tôi cười khì:
-Chứ không phải anh làm bể, rồi đổ cho lũ con nít hả? – Thi cười tươi, lấy tay vén lọn tóc mái vừa rũ xuống.
-Ờ thì…Mà em đi làm mới về à?
-Dạ. Em mới đi siêu thị mua chút đồ.
Tôi nhìn ra đằng sau, thấy trên xe Thi lỉnh kỉnh một đống đồ:
-Lần nào em đi siêu thị, cũng mua lắm thế? Tính nuôi thêm chàng nào nữa hả? – tôi đùa, cười thật tươi. – thôi để anh xách lên giúp cho!
Thi nhéo tôi một cái rõ đau:
-Suy nghĩ lung tung!
Tôi và Thi bước vào thang máy, đang tính quay qua bắt chuyện thì bỗng điện thoại của tôi rung lên, một số lạ:
-A lô! Ai vậy ạ?
Một giọng nam quen thuộc trả lời từ đầu dây bên kia:
-A lô! Là tôi đấy…Tôi có chuyện muốn nói!
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.