Chương 165: Phiên ngoại - Thanh Đăng + cả gia đình
Phù Hoa
28/08/2020
Thời gian nhanh chóng lùi lại từ khoảnh khắc người buông mình nơi tán đào ngọc chống trời xuống lòng chàng.
***
Khi cõi Trời núi Linh hãy còn chưa có cô bé Chước Chước ấy, Thanh Đăng Chân Phật vẫn là tôn Thần Phật vạn năm đắm chìm giữa sự huyền diệu của Phật pháp, hiếm khi rời ngọn Tiểu Linh, y như các tôn Thần Phật khác.
Một hôm chẳng có gì đặc biệt, Thanh Đăng Chân Phật cảm nhận kiếp số của mình sắp đến. Kiếp số của Thần Phật thường sẽ gian nan hơn kiếp số của Thần Quân, song chúng lại chưa từng là nguồn cơn phiền muộn của Thần Phật. Thanh Đăng chưa bao giờ mang tâm tình phải lịch kiếp khi rời núi Linh, chàng chỉ bình thản như mọi ngày.
Song khi chàng thức giấc trên đỉnh núi tiên, trông thấy gốc đào chớm hoá linh kia, cõi lòng điềm nhiên ấy rốt đã rung động. Như gió chực ùa về, như nghe tiếng hoa đào nở rộ. Từ lần đầu gặp mặt, Thanh Đăng Chân Phật biết kiếp số của mình đến rồi.
Sau đó, giúp nàng hoá linh thành tiên, đưa nàng về Tiểu Linh, yêu thương dạy dỗ.
Thanh Đăng chưa từng tra xét rốt ráo xem tâm tình ấy là sao, nhưng chàng biết sinh linh này là sự tồn tại gần gũi nhất trên đời. Bởi do kiếp số của chàng mà nàng mới xuất hiện.
Chước Chước khác với vạn vật trên thế gian, sự đặc biệt ấy bắt nguồn từ cõi lòng chàng. Thần Phật không có tơ tình, song lòng chàng đã yêu, tơ tình mới bén rễ. Thanh Đăng đương nhiên thấu tỏ tình ý Chước Chước dành cho mình, vừa nhìn đã thấy, dẫu nàng không nói, đôi mắt quán triệt tất thảy của chàng vẫn trông rõ mười mươi.
Cuộc đời đằng đẵng của Thần Phật khiến mọi thứ đều trở nên chậm rãi, thời gian dai dẳng dằng dặc chỉ như ngày hôm qua đối với Thanh Đăng. Chước Chước của hôm qua hãy còn là cô bé trườn trên đầu gối chàng nghịch rùa, ưa vặt lá bổn thể của chàng mà chơi, hôm nay đã trở thành một cô gái dũng cảm, có trách nhiệm rồi.
Trong khoảnh khắc, mây trên núi Linh hãy chưa trôi trọn một vòng, cô bé Chước Chước phải ngước nhìn mới nắm được tay chàng đã lớn khôn đến độ vùi được đầu mình vào ngực chàng.
Nhanh tựa hoa cỏ dưới trần, nở bừng sau đêm, mùa hoa ngắn ngủi. Những điều tuyệt đẹp khiến người ta lưu luyến thường sẽ trôi đi rất nhanh, không kịp theo đuổi, thậm chí khiến lòng chúng ta bàng hoàng bối rối.
Tâm cảnh của Thần Phật luôn dừng ở mức bình tĩnh nhất, bởi trên đời không còn thứ gì khiến lòng họ dao động được nữa. Song chẳng biết tự khi nào, Thanh Đăng nhận ra mình đã thay đổi. Thần Phật cõi Trời, cũng phải thoả hiệp với chữ “tình”.
Ví như sự ghen tuông, vui mừng, có được hoặc mất đi, hoan hỉ hay bi thương thường thấy của chữ tình này, chừng khi ý thức được, đã tự mình nếm trải. Thanh Đăng Chân Phật chưa từng do dự chần chừ hay suy tính hơn thiệt, với Chước Chước, lòng chàng chỉ một chữ “buông không đặng” mà thôi.
Khi khát vọng nảy nở trong lòng, Thần Phật phải xuống trần lịch bảy kiếp tình, kiếp thiện ác, như vòng tuần hoàn gạt bỏ những thứ dư thừa. Với chàng, Chước Chước là kiếp bản tâm, mà bản tâm lại là kiếp số lớn nhất. So với nó, tất cả các kiếp số còn lại nhỏ nhoi vô cùng, đây cũng là sự khác biệt giữa việc lịch kiếp của Thần Phật và Thần Quân. Kiếp số của Thần Phật muôn hình vạn trạng, cũng chỉ có đem thân ra chiêm nghiệm mới biết đâu là kiếp số của mình.
Chước Chước đâu hay những điều này, thế mới ngu ngơ theo xuống trần giúp chàng lịch kiếp. Tuy lúc lịch kiếp Thanh Đăng không nhớ nổi nàng, song vẫn vô thức quan tâm đến nàng.
Buông không đặng, dẫu đã quên, vẫn không đành xuôi tay. Cho nên sau này, về núi Linh rồi, chàng vẫn đi tìm nàng.
Vẫn câu nói ấy, nơi ký ức không tồn tại hình bóng kia nhưng trong lòng mãi luôn có nàng. Thay tên, đổi tướng, mất trí nhớ, Thanh Đăng vẫn không chối từ nổi.
Giúp Chước Chước lịch kiếp, chính Thanh Đăng cũng đang lịch kiếp bản tâm. Kiếp số trước vẫn chưa kết thúc, tất cả gói gọn vào đời này.
Chưa vượt tình kiếp, tơ tình bất động, mọi tình nghĩa trước kia tạm bị phong ấn lại.
Chưa qua kiếp thiện ác, ác niệm trong lòng chưa tan, bèn hoá thành một “bản ngã” khác.
Chưa xong kiếp bản tâm, nên mới gặp Giang Trừng.
Ban sơ buông không đặng, đưa cô về Thượng Vân tự, khử sát khí, nâng tư chất, tìm nơi ở cho cô, đưa cô đến Xuất Trần sơn phái, nhờ người ta chăm sóc hộ.
Sau này buông không đặng, sang thăm lúc bế quan, đi cứu khi gặp nạn.
Duyên trời run rủi, nuốt đoá hoa kết bằng tơ tình bị tước ra nơi ba kiếp trước, ký ức và nỗi nhớ nhung còn đọng của ba kiếp ấy họp lại thành một “bản ngã” khác. Đoá hoa tình kết bằng tơ hồng dần dà thức tỉnh tơ tình đã đang phong ấn.
Từ đấy nước chảy về đông, xuôi dòng thành biển.
Năm ấy Giang Trừng hoài thai, Thanh Đăng hãy còn một mình dấn bước nơi bão tuyết đất Bắc, ngước lên nhìn sông ngân nhạt nhoà, chỉ lấp lánh hai ngôi sao Mẫu Tử, bên tai chừng vang vọng giọng ai xưa cũ.
“Mình mà có con thì đứa bé ấy chắc chắn sẽ rất phiền… Một con quỷ nghịch ngợm sẽ vẽ rùa lên mặt chàng ấy!”
Thanh Đăng đơn độc giữa chốn mênh mang, chợt cảm thấy gió tuyết khoác lên người mình dịu dàng ấm áp. Chàng rẽ ngược về Dung Trần sơn phái dưới nam, vừa đi vừa xin gạo nghìn nhà, nguyện cho con mình được bình an hạnh phúc, theo một tập tục xưa.
Người nọ buông lơi mái tóc, gương mặt mơ màng hơi khác trước, cong cong ánh mắt ngồi tựa nghiêng vào tấm chăn xếp cao, nhón chiếc chuông nhỏ trêu đứa bé trên giường.
Đứa bé kia mày sắc mắt lạnh, hất văng chuông đi. Xem chừng khó tính thật.
“Ôi chao, khó tính à nha ~” Thanh Đăng nghe Giang Trừng nói thế, giọng đầy vui vẻ, lòng ngập yêu thương.
Sau đó, chàng thỉnh thoảng sẽ sang thăm, có điều Giang Trừng không biết. Khi thì gặp cảnh một lớn một bé châu đầu gà gật, lúc lại chứng kiến đứa lớn buộc dây dắt đứa bé đi dạo quanh các ngọn núi.
Trong khi chàng đôn đáo khắp nơi vì thiên kiếp sắp tới, hai mẹ con lại thảnh thơi qua ngày như thế.
Giang Trừng không bỏ bê tu luyện bao giờ, song khác với mọi người, cô không dành hết thời gian cho việc tu luyện, cô tự biết cách sắp xếp giờ giấc, sống rất tự do.
Yêu thương một người, biết người đó sống thoải mái an nhàn, chẳng còn gì tốt đẹp hơn thế nữa.
Giang Trừng đưa con đến thăm chàng, Thanh Đăng ngạc nhiên, song vô cùng vui vẻ.
Đứa bé ấy không vẽ rùa lên mặt chàng, mà là vẽ những thứ khác. Thanh Đăng thất thần lan man nhớ lại, chẳng hay mình đã nghe câu nói này lúc nào, rồi lại bị tràng cười bất chợt cắt ngang, Giang Trừng vừa hỉ hả vừa đập đầu vào tường, Thanh Đăng nhìn mà buồn cười.
Chàng cười thật, gọi cả tên Giang Trừng nữa.
Chẳng hiểu sao Giang Trừng bỗng dưng lại ngừng, giả vờ điềm nhiên. Chắc cô sợ, cơ mà thực ra chàng đâu có ý cấm cản gì. Thanh Đăng đồ rằng cô lại biên ra chuyện chi đấy rồi tự doạ mình, bèn chẳng phân bua.
Giang Trừng giống y như Hạch Đào Nhỏ vậy, đều còn bé quá. Bé thì sức sống tràn trề, tốt mà.
Khi người ta không đành buông ai đấy, lòng sẽ hoài nhớ nhung. Thanh Đăng không tương tư quá nhiều, chỉ nhớ cô sau mỗi buổi kinh vãn chiều hôm.
Cuối cùng, thiên kiếp đến, không thoát nổi. Giữa nghiệp hoả vô biên, Thanh Đăng đón lấy cái nhìn trước khi chết của Giang Trừng, chàng hẳn không trông thấy rõ, song ánh mắt ấy giống hệt ánh mắt Chước Chước dõi về ngọn Tiểu Linh trước khi xuống trần lịch kiếp, ý nghĩa chan chứa như nhau, thành ra chàng cảm nhận được.
Chính nỗi niềm buông không đặng sau chót khiến chàng hoá thành Phật quang phổ độ, giúp người ấy vượt kiếp cứu thế này.
Mất đi thân xác, ký ức thuộc về Thanh Đăng Chân Phật lại được giở ra, sáng trong như cũ.
Không gì có thể ngăn cản kiếp bản tâm luân hồi trăm kiếp nữa.
***
Năm chàng quay về thế giới này, Hạch Đào Nhỏ từng vẽ mày thô trên mặt chàng đã lớn, cao hơn cơ thể hiện thời của chàng những nửa cái đầu. Con ngơ ngác bế Giang Trừng bảy tuổi, đôi tay cầm kiếm vững vàng nay đang run bần bật. Giang Trừng ngồi trong lòng con bụm miệng cười rúc rích, sau rốt lại nện đấm lên vai con, bị con xốc thẳng lên lưng mà cõng.
“Cha có cần con cõng không?” Con gái lớn rồi lạnh băng từ trên ngó xuống chàng, giọng hơi sượng.
“Không cần đâu.” Thanh Đăng ngước lên nhìn con gái, đáp.
Giang Trừng đong đưa chân sau lưng con, chẳng lạ lẫm gì sau trăm năm không gặp, điềm nhiên mà rằng: “Thanh Đăng, chàng cũng lên đây đi ~ Hạch Đào Nhỏ khoẻ lắm ~ Có con gái lớn sướng thật ~ Mình dưỡng già được rồi ~”
Thanh Đăng nhìn thẳng. Hạch Đào Nhỏ miết chuôi kiếm. Cả hai cùng giữ im lặng.
Gia đình ba người lại dạo một lượt Dung Trần sơn phái, Thượng Vân tự, Ma Vực và Vô Cực đạo quán.
“Năm ấy mẹ với cha con ngang đây đụng độ một con chuột tinh lừa bịp, đố con rốt cuộc như nào? Cha con xối cho người ta mấy vò rượu gạo liền, nhét họ vào vại tụng quá trời kinh cho nghe luôn há há há ~” Giang Trừng vừa dứt lời, họ đã chạm mặt ông chủ quán rượu ven hè ngáp dài ra cổng, lão khụt khịt cái mũi phớt đỏ, chòm râu bên mép giống hệt râu chuột.
Ông chủ quán rượu… là một con chuột yêu, lại còn quen mắt lắm.
Giang Trừng ngậm miệng ngay luôn, vỗ vai con gái ý bảo chuồn cho lẹ. Thế mà gặp người xưa năm ấy thật, nhỡ đâu lão lại chưa dứt mộng bái đại sư làm thầy. Có điều với tướng mạo bây giờ, chuột yêu chắc không nhận ra họ đâu?
“Đạo hữu trước mặt ơi, khoan đi đã!”
Ông chủ quán rượu bỗng cao giọng gọi. Thanh Đăng nhìn Giang Trừng chặc lưỡi, con gái cười khì.
“Ha ha ha là thế này, chẳng hiểu sao tôi lại thấy mến mọi người, rượu tôi cất ngon lắm, tặng mọi người hai vò nhé.” Chủ quán chuột yêu cười bảo.
Hai vò gạo nếp rốt lại trôi tuốt xuống bụng vợ con, Thanh Đăng ngồi bên ngóng suông.
Cả ba đến chùa Thượng Vân, hoà thượng canh cổng ưỡn bụng ngồi bên tường gà gật. Thanh Đăng nhìn đoá sen đá quen thuộc kia, bước tới vỗ khẽ vào bụng hoà thượng gác cổng.
Hoà thượng nọ hé mắt, chưa nhìn kỹ người trước mặt đã phất tay bảo: “Sáng ngày ra ai lại phiền mộng… Ớ?” Gã nuốt luôn chữ cuối cùng vào khi đã trông rõ ràng khách đến, ợ một tiếng thoang thoảng mùi rượu.
Thanh Đăng bảo: “Thù Chỉ, trò lại uống rượu rồi.”
Hoà thượng chừng như gặp ma, “Sư… Sư thúc? Sáng ngày ra sao người lại hiện hồn… Ý không, người chết một phát trông trẻ hơn nhiều đấy nhé.”
Thanh Đăng: “…”
Họ vào chùa, Thanh Đăng đến rừng tháp bái kiến các sư tổ, sang thăm trụ trì Thù Ấn và mèo cưng Bạch Tuyết của y. Gặp lại sư thúc trăm năm vắng bóng, trụ trì Thù Ấn bình tĩnh hơn sư đệ Thù Chỉ nhiều, đôi mắt luôn híp chỉ trợn to một thoáng rồi thôi.
Giang Trừng dắt con đến chốn thân quen với cô nhất trong ngôi chùa này, nhà ăn lớn! Phương Tuần đại sư vẫn đang hấp màn thầu, người cũ hương xưa.
“Cho hai lồng màn thầu, hai vò linh lộ!”
Nghe tràng gọi món chẳng hề khách sáo gì, Phương Tuần đại sư suýt buột miệng chửi đổng, rồi bỗng thấy lạ, ngoảnh lại thì thấy đứng sau lưng mình là một cô gái áo đen mặt mày lạnh tanh, người vừa cất tiếng là cô bé đang được nàng ta bế, chất giọng non nớt nhưng điệu bộ thì như đã từng gặp đâu đó rồi.
“Ê! Phương Tuần đại sư! Là tôi đây mà!”
Phương Tuần đại sư lặng thinh một chốc, lạnh lùng rút bốn lồng màn thầu nặn rất khéo tay ra, rót đầy hai vò linh lộ lớn, đặt “cạch” xuống bàn, bảo: “Ăn đi.” Rồi xoay người đi mất.
Chả biết có vui hay không.
Hai mẹ con dạo ngang Thiền Tư viện, trông thấy gốc ngân hạnh chọc trời kia, Giang Trừng hớn hở bảo con, “Hồi đó mẹ ở đây mấy tháng, mỗi ngày bị cha treo lên cây không thả, sau rốt toàn là tiểu Thù Vọng đưa mẹ xuống thôi.”
Hạch Đào Nhỏ: “Ồ?”
Giang Trừng: “… Con gái à, sao tự dưng lại hết lơ mẹ vậy?”
Hạch Đào Nhỏ không nhìn mẹ, chỉ hỏi: “Sao mẹ lại bị treo lên cây?”
Giang Trừng: “Ha ha, chắc tại mẹ muốn dê cha con á, cha con không chịu.”
Chùa Thượng Vân chẳng thay đổi gì nhiều, vẫn còn đấy tất cả những điều cần thiết, chỉ vắng mỗi tiểu Thù Vọng mắt mù song đi đường cực vững dạo ấy thôi.
Thầy trò Thanh Đăng rời khỏi đây, Phật Tử đời sau của Thượng Vân là Minh Uế – đồ đệ duy nhất của Thù Chỉ. Nhắc đến Minh Uế, Giang Trừng lại nhớ chuyện năm xưa mình ngâm mình nơi suối Vô Cấu, bắt gặp ba chú tiểu Minh Hoa Minh Phi Minh Trọng dắt cậu béo Minh Uế ba tuổi đến nhìn trộm vị khách Thanh Đăng sư tổ dẫn về chùa. Rồi vỡ lỡ ra, mấy đứa nhóc bị tiểu Thù Vọng khẽ bằng roi tre.
Cục bột nhỏ Minh Uế hảo ngọt thuở nào nay đã là chàng hoà thượng tuấn tú có nụ cười dịu dàng như kẹo rồi, lại còn sắp trở thành Phật Tử đời tiếp theo.
Rời chùa Thượng Vân, đến đạo quán Vô Cực. Trăng khuyết treo lưng chừng trời nơi đây vẫn kỳ vĩ như thế, song hùng hồn nhất là màn đón khách đến chơi, mấy trăm kiếm tu phừng phừng sát khí cưỡi kiếm họp đội mà bay, ai không rõ còn tưởng họ đang truy lùng kẻ thù cơ.
Hạc Kinh Hàn đi đầu, gặp chị và cháu gái rồi thì dịu hẳn nét mặt lạnh lùng, chúng đệ tử chỉ thấy gió xuân pha phả, cảm động vô ngần.
Thanh Đăng đại sư bị nhấn chìm hoàn toàn dưới ánh sáng chói lọi của hai mẹ con.
Cho đến khi…
Giang Trừng: “Tiểu Tầm sang đây chào anh rể đi, giờ được phép gọi rồi.”
Hạc Kinh Hàn: “…”
Giang Trừng thở dài, “Tiểu Tầm, chị về rồi em không vui hả?”
Hạc Kinh Hàn lạnh nhạt buông lời: “Anh rể.”
Thanh Đăng ngồi đấy khe khẽ gật đầu.
Hạch Đào Nhỏ ngoảnh mặt đi: “Phụt.” Rồi bình thản quay lại.
Sau đạo quán là Ma Vực, chuyến này là để thăm Thù Vọng. Đến Ma cung, Hạch Đào Nhỏ như về nhà mình, quen đường thuộc lối gọi người vào thông báo, thu xếp mọi thứ, tôi tớ trong Ma cung cũng điềm nhiên nghe lời. Rồi Hạch Đào Nhỏ đặt mẹ xuống bên cha.
“Con vào gọi Thù Vọng ra, hai người chờ tý.”
Đợi con đi khuất, Giang Trừng kéo áo Thanh Đăng, “Vậy là sao?!”
Thanh Đăng: “Như em nghĩ đấy.”
“Mệt tim ghê.” Giang Trừng nói rồi ngả người ra sau, được Thanh Đăng thuận tay ôm gọn vào lòng.
“Thời gian trôi vội thật, Hạch Đào Nhỏ khôn lớn quá nhanh thì phải?” Giang Trừng phật ý.
Thanh Đăng: “Hồi đó chăm em, ta cũng thấy nhanh lắm.”
Giang Trừng: “Con gái lớn tướng thế rồi, chàng đừng trưng cái bản mặt cha già kia ra để mà nhìn em nữa.”
Thanh Đăng: “Ờ.”
Giang Trừng giơ tay chọc Thanh Đăng, giữa chừng bị chàng ngăn lại.
Thù Vọng trông hơi khác, song với Giang Trừng thì đấy vẫn là chú tiểu khoác áo dệt ánh trăng năm ấy. Tán gẫu một phen, dăm câu chuyện vãn, đủ để xoá nhoà cảm giác xa lạ do thời gian đem lại.
Cuối cùng, họ về Dung Trần. Có ai choàng áo trắng tinh tươm, người thoảng mùi đàn hương, gương mặt đẹp chừng phi giới tính đứng đấy, nghe tiếng xoay lại nhìn.
“Hay tin muội về, tưởng đâu chỉ là đồn đãi, ai ngờ thật thế.” Người nọ cất tiếng.
Giang Trừng cười: “Yến nhị sư huynh, huynh cũng về rồi.”
Yến Phù Tô: “Nên về rồi.”
“Mọi người còn lại, ngày nào đó cũng sẽ về thôi.”
***
Khi cõi Trời núi Linh hãy còn chưa có cô bé Chước Chước ấy, Thanh Đăng Chân Phật vẫn là tôn Thần Phật vạn năm đắm chìm giữa sự huyền diệu của Phật pháp, hiếm khi rời ngọn Tiểu Linh, y như các tôn Thần Phật khác.
Một hôm chẳng có gì đặc biệt, Thanh Đăng Chân Phật cảm nhận kiếp số của mình sắp đến. Kiếp số của Thần Phật thường sẽ gian nan hơn kiếp số của Thần Quân, song chúng lại chưa từng là nguồn cơn phiền muộn của Thần Phật. Thanh Đăng chưa bao giờ mang tâm tình phải lịch kiếp khi rời núi Linh, chàng chỉ bình thản như mọi ngày.
Song khi chàng thức giấc trên đỉnh núi tiên, trông thấy gốc đào chớm hoá linh kia, cõi lòng điềm nhiên ấy rốt đã rung động. Như gió chực ùa về, như nghe tiếng hoa đào nở rộ. Từ lần đầu gặp mặt, Thanh Đăng Chân Phật biết kiếp số của mình đến rồi.
Sau đó, giúp nàng hoá linh thành tiên, đưa nàng về Tiểu Linh, yêu thương dạy dỗ.
Thanh Đăng chưa từng tra xét rốt ráo xem tâm tình ấy là sao, nhưng chàng biết sinh linh này là sự tồn tại gần gũi nhất trên đời. Bởi do kiếp số của chàng mà nàng mới xuất hiện.
Chước Chước khác với vạn vật trên thế gian, sự đặc biệt ấy bắt nguồn từ cõi lòng chàng. Thần Phật không có tơ tình, song lòng chàng đã yêu, tơ tình mới bén rễ. Thanh Đăng đương nhiên thấu tỏ tình ý Chước Chước dành cho mình, vừa nhìn đã thấy, dẫu nàng không nói, đôi mắt quán triệt tất thảy của chàng vẫn trông rõ mười mươi.
Cuộc đời đằng đẵng của Thần Phật khiến mọi thứ đều trở nên chậm rãi, thời gian dai dẳng dằng dặc chỉ như ngày hôm qua đối với Thanh Đăng. Chước Chước của hôm qua hãy còn là cô bé trườn trên đầu gối chàng nghịch rùa, ưa vặt lá bổn thể của chàng mà chơi, hôm nay đã trở thành một cô gái dũng cảm, có trách nhiệm rồi.
Trong khoảnh khắc, mây trên núi Linh hãy chưa trôi trọn một vòng, cô bé Chước Chước phải ngước nhìn mới nắm được tay chàng đã lớn khôn đến độ vùi được đầu mình vào ngực chàng.
Nhanh tựa hoa cỏ dưới trần, nở bừng sau đêm, mùa hoa ngắn ngủi. Những điều tuyệt đẹp khiến người ta lưu luyến thường sẽ trôi đi rất nhanh, không kịp theo đuổi, thậm chí khiến lòng chúng ta bàng hoàng bối rối.
Tâm cảnh của Thần Phật luôn dừng ở mức bình tĩnh nhất, bởi trên đời không còn thứ gì khiến lòng họ dao động được nữa. Song chẳng biết tự khi nào, Thanh Đăng nhận ra mình đã thay đổi. Thần Phật cõi Trời, cũng phải thoả hiệp với chữ “tình”.
Ví như sự ghen tuông, vui mừng, có được hoặc mất đi, hoan hỉ hay bi thương thường thấy của chữ tình này, chừng khi ý thức được, đã tự mình nếm trải. Thanh Đăng Chân Phật chưa từng do dự chần chừ hay suy tính hơn thiệt, với Chước Chước, lòng chàng chỉ một chữ “buông không đặng” mà thôi.
Khi khát vọng nảy nở trong lòng, Thần Phật phải xuống trần lịch bảy kiếp tình, kiếp thiện ác, như vòng tuần hoàn gạt bỏ những thứ dư thừa. Với chàng, Chước Chước là kiếp bản tâm, mà bản tâm lại là kiếp số lớn nhất. So với nó, tất cả các kiếp số còn lại nhỏ nhoi vô cùng, đây cũng là sự khác biệt giữa việc lịch kiếp của Thần Phật và Thần Quân. Kiếp số của Thần Phật muôn hình vạn trạng, cũng chỉ có đem thân ra chiêm nghiệm mới biết đâu là kiếp số của mình.
Chước Chước đâu hay những điều này, thế mới ngu ngơ theo xuống trần giúp chàng lịch kiếp. Tuy lúc lịch kiếp Thanh Đăng không nhớ nổi nàng, song vẫn vô thức quan tâm đến nàng.
Buông không đặng, dẫu đã quên, vẫn không đành xuôi tay. Cho nên sau này, về núi Linh rồi, chàng vẫn đi tìm nàng.
Vẫn câu nói ấy, nơi ký ức không tồn tại hình bóng kia nhưng trong lòng mãi luôn có nàng. Thay tên, đổi tướng, mất trí nhớ, Thanh Đăng vẫn không chối từ nổi.
Giúp Chước Chước lịch kiếp, chính Thanh Đăng cũng đang lịch kiếp bản tâm. Kiếp số trước vẫn chưa kết thúc, tất cả gói gọn vào đời này.
Chưa vượt tình kiếp, tơ tình bất động, mọi tình nghĩa trước kia tạm bị phong ấn lại.
Chưa qua kiếp thiện ác, ác niệm trong lòng chưa tan, bèn hoá thành một “bản ngã” khác.
Chưa xong kiếp bản tâm, nên mới gặp Giang Trừng.
Ban sơ buông không đặng, đưa cô về Thượng Vân tự, khử sát khí, nâng tư chất, tìm nơi ở cho cô, đưa cô đến Xuất Trần sơn phái, nhờ người ta chăm sóc hộ.
Sau này buông không đặng, sang thăm lúc bế quan, đi cứu khi gặp nạn.
Duyên trời run rủi, nuốt đoá hoa kết bằng tơ tình bị tước ra nơi ba kiếp trước, ký ức và nỗi nhớ nhung còn đọng của ba kiếp ấy họp lại thành một “bản ngã” khác. Đoá hoa tình kết bằng tơ hồng dần dà thức tỉnh tơ tình đã đang phong ấn.
Từ đấy nước chảy về đông, xuôi dòng thành biển.
Năm ấy Giang Trừng hoài thai, Thanh Đăng hãy còn một mình dấn bước nơi bão tuyết đất Bắc, ngước lên nhìn sông ngân nhạt nhoà, chỉ lấp lánh hai ngôi sao Mẫu Tử, bên tai chừng vang vọng giọng ai xưa cũ.
“Mình mà có con thì đứa bé ấy chắc chắn sẽ rất phiền… Một con quỷ nghịch ngợm sẽ vẽ rùa lên mặt chàng ấy!”
Thanh Đăng đơn độc giữa chốn mênh mang, chợt cảm thấy gió tuyết khoác lên người mình dịu dàng ấm áp. Chàng rẽ ngược về Dung Trần sơn phái dưới nam, vừa đi vừa xin gạo nghìn nhà, nguyện cho con mình được bình an hạnh phúc, theo một tập tục xưa.
Người nọ buông lơi mái tóc, gương mặt mơ màng hơi khác trước, cong cong ánh mắt ngồi tựa nghiêng vào tấm chăn xếp cao, nhón chiếc chuông nhỏ trêu đứa bé trên giường.
Đứa bé kia mày sắc mắt lạnh, hất văng chuông đi. Xem chừng khó tính thật.
“Ôi chao, khó tính à nha ~” Thanh Đăng nghe Giang Trừng nói thế, giọng đầy vui vẻ, lòng ngập yêu thương.
Sau đó, chàng thỉnh thoảng sẽ sang thăm, có điều Giang Trừng không biết. Khi thì gặp cảnh một lớn một bé châu đầu gà gật, lúc lại chứng kiến đứa lớn buộc dây dắt đứa bé đi dạo quanh các ngọn núi.
Trong khi chàng đôn đáo khắp nơi vì thiên kiếp sắp tới, hai mẹ con lại thảnh thơi qua ngày như thế.
Giang Trừng không bỏ bê tu luyện bao giờ, song khác với mọi người, cô không dành hết thời gian cho việc tu luyện, cô tự biết cách sắp xếp giờ giấc, sống rất tự do.
Yêu thương một người, biết người đó sống thoải mái an nhàn, chẳng còn gì tốt đẹp hơn thế nữa.
Giang Trừng đưa con đến thăm chàng, Thanh Đăng ngạc nhiên, song vô cùng vui vẻ.
Đứa bé ấy không vẽ rùa lên mặt chàng, mà là vẽ những thứ khác. Thanh Đăng thất thần lan man nhớ lại, chẳng hay mình đã nghe câu nói này lúc nào, rồi lại bị tràng cười bất chợt cắt ngang, Giang Trừng vừa hỉ hả vừa đập đầu vào tường, Thanh Đăng nhìn mà buồn cười.
Chàng cười thật, gọi cả tên Giang Trừng nữa.
Chẳng hiểu sao Giang Trừng bỗng dưng lại ngừng, giả vờ điềm nhiên. Chắc cô sợ, cơ mà thực ra chàng đâu có ý cấm cản gì. Thanh Đăng đồ rằng cô lại biên ra chuyện chi đấy rồi tự doạ mình, bèn chẳng phân bua.
Giang Trừng giống y như Hạch Đào Nhỏ vậy, đều còn bé quá. Bé thì sức sống tràn trề, tốt mà.
Khi người ta không đành buông ai đấy, lòng sẽ hoài nhớ nhung. Thanh Đăng không tương tư quá nhiều, chỉ nhớ cô sau mỗi buổi kinh vãn chiều hôm.
Cuối cùng, thiên kiếp đến, không thoát nổi. Giữa nghiệp hoả vô biên, Thanh Đăng đón lấy cái nhìn trước khi chết của Giang Trừng, chàng hẳn không trông thấy rõ, song ánh mắt ấy giống hệt ánh mắt Chước Chước dõi về ngọn Tiểu Linh trước khi xuống trần lịch kiếp, ý nghĩa chan chứa như nhau, thành ra chàng cảm nhận được.
Chính nỗi niềm buông không đặng sau chót khiến chàng hoá thành Phật quang phổ độ, giúp người ấy vượt kiếp cứu thế này.
Mất đi thân xác, ký ức thuộc về Thanh Đăng Chân Phật lại được giở ra, sáng trong như cũ.
Không gì có thể ngăn cản kiếp bản tâm luân hồi trăm kiếp nữa.
***
Năm chàng quay về thế giới này, Hạch Đào Nhỏ từng vẽ mày thô trên mặt chàng đã lớn, cao hơn cơ thể hiện thời của chàng những nửa cái đầu. Con ngơ ngác bế Giang Trừng bảy tuổi, đôi tay cầm kiếm vững vàng nay đang run bần bật. Giang Trừng ngồi trong lòng con bụm miệng cười rúc rích, sau rốt lại nện đấm lên vai con, bị con xốc thẳng lên lưng mà cõng.
“Cha có cần con cõng không?” Con gái lớn rồi lạnh băng từ trên ngó xuống chàng, giọng hơi sượng.
“Không cần đâu.” Thanh Đăng ngước lên nhìn con gái, đáp.
Giang Trừng đong đưa chân sau lưng con, chẳng lạ lẫm gì sau trăm năm không gặp, điềm nhiên mà rằng: “Thanh Đăng, chàng cũng lên đây đi ~ Hạch Đào Nhỏ khoẻ lắm ~ Có con gái lớn sướng thật ~ Mình dưỡng già được rồi ~”
Thanh Đăng nhìn thẳng. Hạch Đào Nhỏ miết chuôi kiếm. Cả hai cùng giữ im lặng.
Gia đình ba người lại dạo một lượt Dung Trần sơn phái, Thượng Vân tự, Ma Vực và Vô Cực đạo quán.
“Năm ấy mẹ với cha con ngang đây đụng độ một con chuột tinh lừa bịp, đố con rốt cuộc như nào? Cha con xối cho người ta mấy vò rượu gạo liền, nhét họ vào vại tụng quá trời kinh cho nghe luôn há há há ~” Giang Trừng vừa dứt lời, họ đã chạm mặt ông chủ quán rượu ven hè ngáp dài ra cổng, lão khụt khịt cái mũi phớt đỏ, chòm râu bên mép giống hệt râu chuột.
Ông chủ quán rượu… là một con chuột yêu, lại còn quen mắt lắm.
Giang Trừng ngậm miệng ngay luôn, vỗ vai con gái ý bảo chuồn cho lẹ. Thế mà gặp người xưa năm ấy thật, nhỡ đâu lão lại chưa dứt mộng bái đại sư làm thầy. Có điều với tướng mạo bây giờ, chuột yêu chắc không nhận ra họ đâu?
“Đạo hữu trước mặt ơi, khoan đi đã!”
Ông chủ quán rượu bỗng cao giọng gọi. Thanh Đăng nhìn Giang Trừng chặc lưỡi, con gái cười khì.
“Ha ha ha là thế này, chẳng hiểu sao tôi lại thấy mến mọi người, rượu tôi cất ngon lắm, tặng mọi người hai vò nhé.” Chủ quán chuột yêu cười bảo.
Hai vò gạo nếp rốt lại trôi tuốt xuống bụng vợ con, Thanh Đăng ngồi bên ngóng suông.
Cả ba đến chùa Thượng Vân, hoà thượng canh cổng ưỡn bụng ngồi bên tường gà gật. Thanh Đăng nhìn đoá sen đá quen thuộc kia, bước tới vỗ khẽ vào bụng hoà thượng gác cổng.
Hoà thượng nọ hé mắt, chưa nhìn kỹ người trước mặt đã phất tay bảo: “Sáng ngày ra ai lại phiền mộng… Ớ?” Gã nuốt luôn chữ cuối cùng vào khi đã trông rõ ràng khách đến, ợ một tiếng thoang thoảng mùi rượu.
Thanh Đăng bảo: “Thù Chỉ, trò lại uống rượu rồi.”
Hoà thượng chừng như gặp ma, “Sư… Sư thúc? Sáng ngày ra sao người lại hiện hồn… Ý không, người chết một phát trông trẻ hơn nhiều đấy nhé.”
Thanh Đăng: “…”
Họ vào chùa, Thanh Đăng đến rừng tháp bái kiến các sư tổ, sang thăm trụ trì Thù Ấn và mèo cưng Bạch Tuyết của y. Gặp lại sư thúc trăm năm vắng bóng, trụ trì Thù Ấn bình tĩnh hơn sư đệ Thù Chỉ nhiều, đôi mắt luôn híp chỉ trợn to một thoáng rồi thôi.
Giang Trừng dắt con đến chốn thân quen với cô nhất trong ngôi chùa này, nhà ăn lớn! Phương Tuần đại sư vẫn đang hấp màn thầu, người cũ hương xưa.
“Cho hai lồng màn thầu, hai vò linh lộ!”
Nghe tràng gọi món chẳng hề khách sáo gì, Phương Tuần đại sư suýt buột miệng chửi đổng, rồi bỗng thấy lạ, ngoảnh lại thì thấy đứng sau lưng mình là một cô gái áo đen mặt mày lạnh tanh, người vừa cất tiếng là cô bé đang được nàng ta bế, chất giọng non nớt nhưng điệu bộ thì như đã từng gặp đâu đó rồi.
“Ê! Phương Tuần đại sư! Là tôi đây mà!”
Phương Tuần đại sư lặng thinh một chốc, lạnh lùng rút bốn lồng màn thầu nặn rất khéo tay ra, rót đầy hai vò linh lộ lớn, đặt “cạch” xuống bàn, bảo: “Ăn đi.” Rồi xoay người đi mất.
Chả biết có vui hay không.
Hai mẹ con dạo ngang Thiền Tư viện, trông thấy gốc ngân hạnh chọc trời kia, Giang Trừng hớn hở bảo con, “Hồi đó mẹ ở đây mấy tháng, mỗi ngày bị cha treo lên cây không thả, sau rốt toàn là tiểu Thù Vọng đưa mẹ xuống thôi.”
Hạch Đào Nhỏ: “Ồ?”
Giang Trừng: “… Con gái à, sao tự dưng lại hết lơ mẹ vậy?”
Hạch Đào Nhỏ không nhìn mẹ, chỉ hỏi: “Sao mẹ lại bị treo lên cây?”
Giang Trừng: “Ha ha, chắc tại mẹ muốn dê cha con á, cha con không chịu.”
Chùa Thượng Vân chẳng thay đổi gì nhiều, vẫn còn đấy tất cả những điều cần thiết, chỉ vắng mỗi tiểu Thù Vọng mắt mù song đi đường cực vững dạo ấy thôi.
Thầy trò Thanh Đăng rời khỏi đây, Phật Tử đời sau của Thượng Vân là Minh Uế – đồ đệ duy nhất của Thù Chỉ. Nhắc đến Minh Uế, Giang Trừng lại nhớ chuyện năm xưa mình ngâm mình nơi suối Vô Cấu, bắt gặp ba chú tiểu Minh Hoa Minh Phi Minh Trọng dắt cậu béo Minh Uế ba tuổi đến nhìn trộm vị khách Thanh Đăng sư tổ dẫn về chùa. Rồi vỡ lỡ ra, mấy đứa nhóc bị tiểu Thù Vọng khẽ bằng roi tre.
Cục bột nhỏ Minh Uế hảo ngọt thuở nào nay đã là chàng hoà thượng tuấn tú có nụ cười dịu dàng như kẹo rồi, lại còn sắp trở thành Phật Tử đời tiếp theo.
Rời chùa Thượng Vân, đến đạo quán Vô Cực. Trăng khuyết treo lưng chừng trời nơi đây vẫn kỳ vĩ như thế, song hùng hồn nhất là màn đón khách đến chơi, mấy trăm kiếm tu phừng phừng sát khí cưỡi kiếm họp đội mà bay, ai không rõ còn tưởng họ đang truy lùng kẻ thù cơ.
Hạc Kinh Hàn đi đầu, gặp chị và cháu gái rồi thì dịu hẳn nét mặt lạnh lùng, chúng đệ tử chỉ thấy gió xuân pha phả, cảm động vô ngần.
Thanh Đăng đại sư bị nhấn chìm hoàn toàn dưới ánh sáng chói lọi của hai mẹ con.
Cho đến khi…
Giang Trừng: “Tiểu Tầm sang đây chào anh rể đi, giờ được phép gọi rồi.”
Hạc Kinh Hàn: “…”
Giang Trừng thở dài, “Tiểu Tầm, chị về rồi em không vui hả?”
Hạc Kinh Hàn lạnh nhạt buông lời: “Anh rể.”
Thanh Đăng ngồi đấy khe khẽ gật đầu.
Hạch Đào Nhỏ ngoảnh mặt đi: “Phụt.” Rồi bình thản quay lại.
Sau đạo quán là Ma Vực, chuyến này là để thăm Thù Vọng. Đến Ma cung, Hạch Đào Nhỏ như về nhà mình, quen đường thuộc lối gọi người vào thông báo, thu xếp mọi thứ, tôi tớ trong Ma cung cũng điềm nhiên nghe lời. Rồi Hạch Đào Nhỏ đặt mẹ xuống bên cha.
“Con vào gọi Thù Vọng ra, hai người chờ tý.”
Đợi con đi khuất, Giang Trừng kéo áo Thanh Đăng, “Vậy là sao?!”
Thanh Đăng: “Như em nghĩ đấy.”
“Mệt tim ghê.” Giang Trừng nói rồi ngả người ra sau, được Thanh Đăng thuận tay ôm gọn vào lòng.
“Thời gian trôi vội thật, Hạch Đào Nhỏ khôn lớn quá nhanh thì phải?” Giang Trừng phật ý.
Thanh Đăng: “Hồi đó chăm em, ta cũng thấy nhanh lắm.”
Giang Trừng: “Con gái lớn tướng thế rồi, chàng đừng trưng cái bản mặt cha già kia ra để mà nhìn em nữa.”
Thanh Đăng: “Ờ.”
Giang Trừng giơ tay chọc Thanh Đăng, giữa chừng bị chàng ngăn lại.
Thù Vọng trông hơi khác, song với Giang Trừng thì đấy vẫn là chú tiểu khoác áo dệt ánh trăng năm ấy. Tán gẫu một phen, dăm câu chuyện vãn, đủ để xoá nhoà cảm giác xa lạ do thời gian đem lại.
Cuối cùng, họ về Dung Trần. Có ai choàng áo trắng tinh tươm, người thoảng mùi đàn hương, gương mặt đẹp chừng phi giới tính đứng đấy, nghe tiếng xoay lại nhìn.
“Hay tin muội về, tưởng đâu chỉ là đồn đãi, ai ngờ thật thế.” Người nọ cất tiếng.
Giang Trừng cười: “Yến nhị sư huynh, huynh cũng về rồi.”
Yến Phù Tô: “Nên về rồi.”
“Mọi người còn lại, ngày nào đó cũng sẽ về thôi.”
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.