Chương 11: Ưng Sơn xuất kiếm Liêu Đông tẩu - Bắc địa thần oai ngốc thiếu niên
Ưu Đàm Hoa
21/05/2013
Bạch Từ Linh gạt nước mắt vào thu xếp hành lý cho chàng. Kiếm Vân không đi ngựa mà dùng thân pháp “Vạn Lý Phần Hương” phi nhanh như gió. Công lực chàng giờ đây thâm hậu gấp đôi, liên miên bất tuyệt nên chỉ sáng hôm sau đã vượt quãng đường bốn trăm dặm đến chân ngọn Ưng Sơn.
Từ xa chàng đã thấy mặt Đông dầy đặc hàng ngàn tên áo vàng đang cố tiến lên núi. Nhưng chung quanh sườn núi đầy dẫy hố chông, bẫy rập nên chúng tiến rất chậm. Liêu Đông Tôn Giả mặc hồng bào đánh thẳng vào đường sơn đạo, nhưng La Hán tiểu trận do mười tám sư đệ của Thiên Nhất thần tăng trấn giữ, đã cầm chân được lão ma.
Thấy tình thế chưa có gì hung hiểm, chàng ngồi xuống sau một bụi cây vận công điều tức. Hơn khắc sau, dù chỉ mới hồi phục được tám phần, chàng vẫn phải xả công vì Tôn giả đã đẩy lùi được trận thế. Huyền Băng chưởng lực đã phát huy tác dụng, khiến cơ thể các tăng nhân lạnh cóng, mất cả uy lực.
Chàng dùng thân pháp “Kim Ưng Phiêu Phong”, điểm chân vào đầu hoặc khí giới bọn môn đồ Kim Long bang, lướt nhanh đến sau lưng Quan Nghiêm Thần. Nghe tiếng thuộc hạ la hét, lão nhảy lùi quay lại, thấy Kiếm Vân, lão bật cười ghê rợn :
- Lão phu tưởng ngươi sợ chết trốn biệt luôn rồi chứ?
Kiếm Vân lạnh lùng bảo :
- Đừng hống hách khó coi. Cái mạng chó già của ngươi nếu không có ta cầu xin Thánh thượng tha cho thì cũng đã tiêu từ lâu rồi.
Lão giận tím mặt quát lớn :
- Lão phu sợ gì lũ quan quân triều đình? Cùng lắm thì mộ quân tạo phản, như Tống Giang thuở trước. Với bản lãnh của ta, muốn lấy đầu hôn quân lúc nào chẳng được.
Kiếm Vân nghiêm nghị nói :
- Té ra ngươi nuôi cả dã tâm phản nghịch nên mới cấu kết với Mãn Châu. Hôm nay ta vì bách tính Trung Hoa mà diệt mầm đại họa.
Thanh Ngư Trường kiếm hóa thành ánh hào quang bay đến. Họ Quan cười nhật, vỗ liền bốn đạo chưởng phong lạnh lẽo, không cho chàng đến gần. Nhưng giờ đây, Kim Quang thần công của chàng đã đến mức đại thành. Khí hàn băng đâu thể xâm nhập.
Quan Nghiêm Thần xuất liền mấy chục chưởng cách không, hao tổn chân nguyên mà đối phương chẳng hề suy suyển, dội ra rồi lại xông vào. Biết lão đã mệt mỏi, Kiếm Vân rung kiếm xuất chiêu “Kiếm Luân Tinh Đấu”, kiếm quang tỏa ra vạn đốm sao phủ kín địch thủ. Lão biết Ngư Trường kiếm là khắc tinh của Huyền Băng chân khí nên không dám lơ là, ra chiêu “Tuyết Mãn Hải Thiên”. Chưởng kình lạnh như băng giá làm đông hơi nước trong không khí thành những bông tuyết nhỏ.
Trong lúc đấu trường mờ mịt vì hàn tinh và mưa tuyết, Kiếm Vân biến thế đánh chiêu “Kiếm Chuyển Càn Khôn”. Kiếm kình như sóng nối đuôi vỗ vào màn chưởng phong trắng đục, cuối cùng xóa tan vật cản lướt vào tâm thất đối phương. Tôn giả kinh hoàng trước chiêu kiếm thần kỳ, đảo bộ lui mau. Nhưng đã quá muộn, Ngư Trường kiếm xuyên qua lớp cương khí hộ thân, rạch ba đường sâu hoắm nơi vai và ngực họ Quan. Lão gào lên đau đớn, vận toàn lực bốc thẳng lên không, xoay người tẩu thoát.
Kiếm Vân định đuổi theo thì vướng phải bọn môn đồ Kim Long bang. Chúng liều chết cản đường chàng.
Quần hùng nãy giờ tụ tập trên sườn núi quan chiến. Họ thấy Tôn giả mang thương chạy trốn thì mừng rỡ reo hò vang dội, ùa xuống chém giết bọn võ sĩ áo vàng.
Chúng chẳng còn dũng khí đâu mà chiến đấu khi Bang chủ đã bôn đào, nên nhất loạt bỏ chạy.
Thiên Nhất thần tăng cười rạng rỡ :
- May mà Liễu thí chủ xuất hiện đúng lúc, nếu không hậu quả khó lường.
Trong bốn vị trưởng bối Kim Ưng môn, chỉ mình Phiêu Phong thư sinh là không thương tích. Lão bước đến ôm chàng hân hoan bảo :
- Vậy là hiền điệt đã tìm được mật mãng xà, ta xin chúc mừng.
Mọi người kéo nhau lên tổ đường. Khu vực này đã xây dựng thêm rất nhiều nhà cửa bằng tre trúc để làm nơi cư trú cho hai ngàn cao thủ phe bạch đạo. Tường rào bằng thân cây rừng vững chắc, cao hơn trượng và có sàn cho lực lượng phòng thủ đi lại.
Đệ tử các phái phấn khởi hoan hô như sấm động. Chàng chào họ rồi vào xem thương thế các đại cao thủ. Sau hơn mười trận tử chiến, họ lần lượt thọ thương, quần hùng rút lên núi cố thủ.
Hôm sau, Viên Long và hai gã bái đệ của Kiếm Vân đến nơi, tiếc rẽ vì không được tham chiến.
Nửa tháng trôi qua, những người bị thương đều đã bình phục. Vạn Độc Ma Quân tỏ ra là một thần y có hạng. Trinh sát Cùng Gia bang báo về rằng Kim Long bang đã rút cả vào sơn cốc phòng thủ nghiêm mật, không hề có động tịnh gì.
Võ Lâm Chí Tôn Hàn Thiên Đông cho triệu tập các cao thủ chủ chốt. Lão vuốt râu nói :
- Theo dấu máu rơi lại, lão phu đoán rằng lão tặc thọ thương không nhẹ. Nếu chúng ta nhân dịp này tấn công Vũ Sơn sẽ rất dễ thành công. Ý chư vị thế nào?
Một số tán thành nhưng Phiêu Phong thư sinh lại nghĩ khác :
- Binh pháp có câu: “Giặc cùng chớ đuổi”. Nay địa thế Vũ Sơn còn hiểm trở hơn cả nơi đây. Nếu chúng liều chết giữ chặt đường vào, chúng ta dẫu có thành công cũng tốn rất nhiều xương máu. Liêu Đông Tôn Giả trước đây cứ ngỡ mình là vô định thiên hạ nên mới nuôi dã tâm xưng bá. Nay đã có Kiếm Vân là khắc tinh, lão sẽ chẳng dám sính cường nữa, có lẽ đành phế bỏ mộng tranh hùng. Theo thiển ý của lão phu, chúng ta cho người giám sát Vũ Sơn. Một mặt cứ gửi thư mời lão đến dự đại hội bầu Minh chủ, nếu như lão không đến thì còn mặt mũi nào mà dương oái tác quái nữa? Lúc đó, võ lâm đã có Minh chủ, việc điều động quần hùng sẽ dễ dàng hơn, nhất hô bá ứng, muốn tiêu diệt Kim Long bang lúc nào chẳng được? Hơn nữa, họ Quan đã sắp cửu tuần, sau lần thọ thương này chác chẳng sống được bao lâu! Hơi đâu vì một lão già sắp chết mà hy sinh hàng ngàn đồng đạo?
Thiên Nhất thần tăng rất sợ cảnh chết chóc nên tán thành ngay :
- Hoàng thí chủ luận việc sáng suốt, lão nạp rất khâm phục!
Võ Lâm Chí Tôn cười ha hả :
- Hoàng lão đệ giỏi lắm, lão phu xin rút ý kiến của mình lại. Bây giờ, chúng ta hãy thương lượng ngày đại hội.
Vô Trần đạo trưởng bấm tay tính toán một hồi nói rằng :
- Rằm tháng mười là ngày đại cát, nếu chọn ngày này sẽ bớt đổ máu.
Bàn bạc xong, quần hùng giải tán, trở về căn cứ, việc tổ chức đại hội sẽ do hai phái Thiếu Lâm và Võ Đang phụ trách. Địa điểm là Quân Sơn.
Hai ngày sau, Kiếm Vân dẫn lực lượng Cái bang về đến Lạc Dương. Hàn Phụng Hương chạy ra đón, mừng đến rơi nước mắt. Bụng nàng đã cao hơn trước vì đã đến tháng thứ tư.
Liễu phu nhân hoan hỉ thúc giục nhà bếp bày đại yến tẩy trần.
Đêm đến, chàng vuốt ve chiếc bụng căng tròn của ái thê rồi kể lại mối quan hệ của mình với Bạch Từ Linh.
Thấy nàng lặng lẽ không nói một lời, Kiếm Vân thở dài bảo :
- Ta biết mình có lỗi với phu nhân, nhưng Từ Linh đã nói rõ, nếu không được phu nhân chấp thuận, nàng sẽ trở về Phúc Châu ngay. Chính vì thái độ thẳng thắn đó ta mới cùng Bạch nương ăn ở.
Phụng Hương chờ chàng nói đến khô miệng mới bật cười khúc khích :
- Chàng đừng phí lời uổng công, để thiếp gặp nàng rồi mới quyết định.
Kiếm Vân thở phào nhẹ nhõm, đền bù cho nàng. Chỉ mới hết hiệp đầu, nàng đã mệt mỏi ngáp dài :
- Thiếp đang mang nặng, chẳng thể bồi tiếp chàng thêm. Sáng mai, chàng cho người đón Bạch nương về thay thế thiếp.
Kiếm Vân bối rối nói :
- Chẳng ai có thể thay thế Hàn muội trong trái tim ta. Tình phu thê nào chỉ ở chuyện ái ân?
Phụng Hương hài lòng bỡn cợt :
- Để xem khi người ngọc về đến đây, chàng có giữ được lời hay không?
Kiếm Vân bình thường rất uy nghiêm, nhưng nay biết mình lỗi đạo nên đành để Phụng Hương lấn lướt.
* * * * *
Gần giữa tháng chín, Bạch Từ Linh được bọn Thiết Quyền hộ tống về đến. Nàng khép nép phục xuống bái kiến Liễu phu nhân, thái độ sợ sệt, yếu đuối khiến bà động lòng trắc ẩn, hiền hòa bảo :
- Ta rất cảm thông hoàn cảnh của con, nhưng trong chuyện này tức nữ của ta là Phụng Hương mới là người quyết định. Hãy vào trong ra mắt nàng xem sao.
Từ Linh run rẩy đi theo Kiếm Vân vào hậu sảnh. Phụng Hương đang ngồi thêu áo trên giường. Bạch nương quỳ xuống dập đầu :
- Tiểu muội thân phận bọt bèo, cúi mong đại thư nhỏ lòng thương xót.
Phụng Hương chăm chú ngắm nhìn tình địch, mặt lạnh lẽo như băng. Kiếm Vân đứng bên, trơ trơ như phỗng đá, chẳng dám hở môi.
Phụng Hương nghiêm giọng :
- Ta không muốn để tướng công mang tiếng là kẻ bạc tình, bất nghĩa nên nhận nàng về làm tiểu thiếp cho chàng. Nếu sau nầy ta cảm thấy nàng xứng đáng, sẽ thưa với a nương tổ chức lễ cưới, cùng ta thờ phụng một đấng phu quân.
Từ Linh mừng rỡ rơi lệ, lết đến ôm chân Phụng Hương khóc ròng. Kiếm Vân nhẹ nhõn cả người, bước đến hôn trên trán ái thê :
- Phu nhân độ lượng khiến lòng ta thêm hổ thẹn.
Chỉ một tháng sau, Bạch Từ Linh đã chinh phục được Liễu phu nhân và Phụng Hương bằng tính chất ngây thơ, thuần hậu và tính siêng ngăng cần mẫn. Nàng hết lòng hầu hạ hai người, không quản ngày đêm, Phụng Hương yêu thương nàng như em gái, bắăt xưng hô như tỷ muội. Mọi người bắt đầu gọi bằng nhị phu nhân.
Còn sáu ngày nữa là đến kỳ đại hội, Võ Lâm Chí Tôn cùng các Chưởng môn đến Lạc Dương tụ hội.
Đang bàn bạc, bỗng Viên Long vào báo rằng: Đa Tứ, tên hàng binh Mãn Châu có việc muốn bẩm báo. Kiếm Vân cho gọi vào.
Gã cung kính chào mọi người, khép nép ngồi xuống ghế thưa rằng :
- Đêm qua, tiểu nhân đang uống rượu ở tửu quán trong thành, phát hiện một tên gian tế. Gã tên là Đa Hồ, biểu đệ của tiểu nhân. Gã không biết tiểu nhân đã về với chư vị nên thổ lộ nhiều điều quan trọng.
* Việc thứ nhất là người chỉ huy tối cao của đạo quân nội gián không phải là Thanh Hoa công chúa. Nàng đã bị triệu về Mãn Châu từ sau vụ Thái úy Quan Quý Hạ bị phát hiện. Người thay nàng từ ấy đến nay là Nộ Nhĩ Tề Luân, biểu đệ của Đại vương tử. Các chiến dịch chém giết sau này đểu do Tề Luân chủ trư. Sau đó, Thanh Hoa công chúa đã cùng bốn tỳ nữ bỏ vào Trung Nguyên và biệt tăm.
* Việc thứ hai là Trường Bạch Thần Đao đã xâm nhập Trung Nguyên, hiện đang ở Tổng đàn Kim Long bang. Võ công của lão lợi hại không kém Liêu Đông Tôn Giả, nếu hai người ấy hợp công, trong thiên hạ không ai chống nổi.
Nghe xong câu chuyện, Cầu Nhiệm Cái hỏi lại :
- Sao ngươi không hỏi gã lực lượng nội gián ở Lạc Dương này có mấy người?
Đa Tứ lúng túng đáp :
- Tiểi nhân nghe xong mấy tin quan trọng kia, trong lòng lo lắng nên quên chẳng hỏi việc ấy. Tối nay, tiểu nhân sẽ di tìm gã dò xét thêm.
Kiếm Vân cho hắn lui ra, bảo mọi người :
- Vậy ra Thanh Hoa công chúa không phải là địch thủ của chúng ta mà lại là lão Tề Luân. Nhưng nàng trở lại Trung Nguyên làm gì nhỉ?
Hoàng Đình Phổ cười xòa :
- Chắc Hàn điệt tức đoán không sai, nàng vào Trung Thổ vì đã nặng lòng với Kiếm Vân. Việc tặng Kim Ưng đã rõ ràng và có thể nàng cũng là người đã cứu mạng Vân nhi ở Vân Nam. Với ân tình này, nếu Thanh Hoa đến đây, chắc Phụng Hương lại thêm một lần nổi ghen!
Cử tọa bật cười vui vẻ.
Kiếm Vân nhíu mày bảo Viên Long :
- Ngươi xuống hỏi Đa Tứ xem Thanh Hoa công chúa là môn đệ của bậc cao nhân nào?
Lát sau, họ Viên lên trả lời :
- Đa Tứ nói rằng nàng là truyền nhân của một lão ni cụt tay người Hán, ở cạnh sông Tùng Hoa.
Võ Lâm Chí Tôn suy nghĩ một lát lẩm bẩm :
- Chẳng lẽ là Từ Tâm thần ni? Từ ngày phái Côn Luân bị tiêu diệt, bà ta không còn xuất hiện trên giang hồ nữa.
Vô Trần đạo trưởng cất tiếng :
- Nếu đúng là Trường Bạch Thần Đao đã vào Trung Nguyên thì đại hội bầu Minh chủ ngày rằm tới đây sẽ thành một trường sát kiếp.
Thiên Nhất thần tăng tiếp lời :
- Đúng vậy! Nhưng nếu chúng ta chuẩn bị chu đáo, bọn tà ma sẽ chẳng làm gì được.
Sáng ngày rằm tháng mười, đại hội bầu Minh chủ võ lâm khai mạc. Sáu ngàn hào kiệt bốn phương đến tham dự. Mọi người đều ngạc nhiên khi thấy Bang chủ Cùng Gia bang Liễu Kiếm Vân không xuất hiện và Liêu Đông Tôn Giả cũng vậy.
Sau ba ngày tỷ thí, so tài, chức vị võ lâm Minh chủ lọt vào tay Võ Lâm Chí Tôn Hàn Thiên Đông, Môn chủ Thần Bí môn.
Hôm bế mạc, tân Minh chủ nghẹn ngào tuyên cáo :
- Cùng chư vị đồng đạo võ lâm, lão phu đau đớn thông báo rằng tôn tế của lão phu là Liễu Kiếm Vân đã mất tích cách nay bảy ngày. Trước lúc lên đường tham dự đại hội, Vân nhi đã nhận được một phong thư của Liêu Đông Tôn Giả, tự nhận rằng hai mươi năm trước, Quan Nghiêm Thần đã liên thủ cùng Trường Bạch Thần Đao Tề Cáp Nhĩ sát hại Kim Ưng lão nhân, sư tổ của Kiếm Vân. Hắn không cho ai biết nội dung phong thư, âm thầm một mình xách kiếm đi phó ước và thất tung cho đến hôm nay. Nhờ phong thư để lại, thân quyến mới biết nguyên nhân. Hiện nay, Cùng Gia bang đang lục soát từng tất đất khu vực Ngũ Hành sơn. Kiếm Vân không phải là người nông nổi, sính cường, nhưng vì Liêu Đông Tôn Giả hăm dọa rằng nêu Vân nhi không đến phó ước một mình, lão sẽ cùng Thần Đao đột nhập hoàng cung hành thích Vĩnh Lịch hoàng đế. Với bản lãnh siêu phàm của hai lão tặc này, lời ấy chẳng phải nói suông. Kiếm Vân là người duy nhất trong võ lâm hiện tại có nội công cao hơn Liêu Đông Tôn Giả. Nay khắc tinh không còn, chắc chắn lão ma sẽ phát động cuộc chiến để thống trị võ lâm. Lão phu mong chư vị mau chóng trở về thu xếp gia sự rồi trở lại hội quân ở Tung Sơn, cùng bọn tà ma quyết tử.
Tin này như sét đánh ngang tai mọi người. Họ Liễu là mặt trời chính nghĩa, là chỗ dựa của võ lâm, được đồng đạo hết lòng kính ngưỡng, tin tưởng. Một người bật khóc, ngàn người sa lệ. Một cánh tay đưa lên, ngàn người đồng quyết tử với quần ma, trả thù cho Liễu Kiếm Vân và tự cứu lấy mình.
Sau đại hội, bảy phái bạch đạo Thiếu Lâm, Võ Đang, Thanh Thành, Hoa Sơn, Nga Mi, Thần Bí môn, Kim Ưng môn kéo về Tung Sơn củng cố lực lượng, phối hợp với Cùng Gia bang cự địch. Hơn ngàn hào kiệt các lộ cũng ở lại gia nhập, số khác về thu xếp việc gia đình sẽ đến sau.
Dưới chân núi Thiếu Thất có một sơn trang nằm trên ngọn đồi nhỏ, địa thế rộng rãi và thích hợp cho việc phòng thủ. Võ Lâm Chí Tôn đã mua lại nơi này làm Tổng đàn võ lâm, cũng là đại bản doanh của lực lượng giáng ma.
Bố trí xong, các Chưởng môn mau chóng đến Tổng đàn Cùng Gia bang để xem tình hình cuộc truy tầm tung tích Kiếm Vân.
Hàn Phụng Hương thấy nội tổ đến, phục xuống khóc nức nở. Hàn môn chủ nghiêm mặt bảo :
- Vân nhi tướng mạo tôn quý, phúc hậu, thùy châu đầy đặn, lẽ nào lại yểu mệnh. Dù hắn không địch lại hai lão kia cũng chẳng đến nỗi mạng vong. Khinh công “Vạn Lý Phần Hương” của thúc tổ ngươi thiên hạ vô song, chẳng ai đuổi kịp. Nay Hương nhi đang mang giọt máu của Kiếm Vân, phải cố nén bi thương để khỏi hại đến thai nhi. Mọi việc đã có các bậc trưởng bối chủ trì.
Chiều ngày hai mươi ba tháng mười, chim câu bay về báo tin rằng bọn Cầu Nhiệm Cái đã tìm ra địa điểm mà ba người đã tử chiến. Đó là sườn núi dựng đứng ở phía Tây Thổ Hành sơn. Dưới chân vách chính là giòng nước đục ngầu của Hoàng Hà.
Bãi cỏ trên đỉnh vách bị quần nát, máu đọng lại từng vũng lớn, chứng tỏ có người bị thương nặng. Đỉnh vách cách mặt nước đến năm mươi trượng, dù có nhảy xuống sông cũng khó toàn mạng. Lực lượng Cùng Gia bang tìm khắp sông mà chẳng thấy gì. Nhưng trong đống loạn thạch nơi chân núi, thanh Ngư Trường kiếm và chiếc vỏ của nó đã được tìm thấy ở hai chỗ cách nhau vài trượng. Trong những khe đá kín đáo. Nếu không lục soát từng tất đất, khó mà phát hiện được.
Cuối tháng mười, Cùng Gia bang ngừng cuộc tìm kiếm, tập trung lực lượng lo việc báo thù. Nhưng đệ tử cả nước vẫn âm thầm tìm kiếm nơi Bang chủ dưỡng thương. Họ tin rằng chàng chẳng thể nào táng mạng, có lẽ đang ẩn thân đâu đó vì thương thế quá trầm trọng.
Tuy nhiên, cho đến cuối tháng mười một, Kim Long bang vẫn án binh bất động. Hàn môn chủ bảo mọi người :
- Hai lão quỷ kia dẫu có thắng được Kiếm Vân cũng phải trả một giá rất đặt. Chắc họ đang lo điều trị vết thương.
Năm ngày sau, Phân đàn Bắc Kinh báo về một tin kỳ lạ. Đế đô xuất hiện một gã thiếu niên tuổi độ mười lăm, dung mạo rất giống Liễu bang chủ nhưng thấp và gầy hơn nhiều. Gã bị câm, tính tình ngây ngô, khờ dại nhưng võ công cực kỳ cao cường. Bọn côn đồ trong thành chọc ghẹo, bị gã đánh đến thừa sống thiếu chết. Gã lang thang khắp nơi, khi gặp bọn khất cái thì giơ tay vẫy vẫy rất hiền hòa. Đệ tử Cùng Gia bang trong thành xúm nhau cho gã ăn và đều công nhận ánh mắt gã câm uy nghiêm không khác gì Bang chủ.
Tin này làm xao động Tổng đàn Lạc Dương. Cửu Phi Ma, tức Đại Lực Cái sẽ cùng các bái đệ hộ tống Cổ Tam Lang, dưỡng phụ của Kiếm Vân lên kinh để nhận diện. Vạn Độc Ma Quân là người tinh thông y đạo, khẳng định rằng con người nếu ăn phải kỳ trân sẽ cải lão hoàn đồng. Vậy không loại trừ Kiếm Vân đã rơi vào trường hợp ấy.
* * * * *
Trong lúc Tô Tháo đang chuẩn bị lên đường thì ở Bắc Kinh, gã câm đang ngồi trước cửa ngọ mộn. Gã mặc bộ y phục vá víu mỏng manh mà một tên khất cái đã cho. Dù trời lạnh cắt da, tuyết rơi đầy mà gã vẫn thản nhiên. Hơn tháng nay, gã vẫn đến ngồi lỳ ở đây, lặng lẽ như suy nghĩ điều gì, mắt chăm chú quan sát những người vào thành. Sau đó gã lại lang thang không chủ đích.
Nhưng hôm nay, gã đi thẳng đến cửa Cấm thành, ngồi xuống vệ đường, cách đó chừng mười mấy trượng. Khu vực này toàn là phủ đệ của các đại thần, nên bọn thị vệ tuần tra đến đuổi đi. Gã câm cười hiền hòa ú ớ nói gì đó nhưng không chịu đứng lên. Hai gã thị vệ bực mình nắm tay gã xách lên, nhưng chỉ như châu chấu đá xe, gã câm nặng như con kỳ lân bằng đá trước cửa cấm cung. Cả bọn xúm lại khiêng nhưng cũng vô ích.
Bỗng gặp đoàn xa giá của Công chúa Vĩnh Sương xuất cung. Nười đang trên đường đến Di Hòa viên uống trà thưởng tuyết. Thấy cảnh xô đẩy, nàng cho dừng loan xa, bảo quan Ngự Tiền Đới Đao :
- Chu đới đao, hỏi xem đã xảy ra việc gì?
Chu Tú bước đến, bọn thị vệ buông gã câm ra rồi báo cáo. Họ Chu nhìn mặt tên thuộc hạ, bất giác giật mình. Gã câm cũng bối rối gãi đầu, vỗ trán rồi cười với Chu Tú.
Họ Chu quay lại thưa với Công chúa :
- Khải tấu, có tên thiếu niên câm tuổi độ mười lăm nhưng rất giống Điện Tiền đặc sứ Liễu Kiếm Vân. Hạ thần nhìn y mà lòng xao xuyến lạ kỳ. Đặc sứ đã thất tung gần hai tháng nay.
Vĩnh Sương bồi hồi bước xuống, đến gần xem thử. Gã câm nhìn nàng trân trối, như cố nhớ lại, nhưng có lẽ không thành công nên lắc đầu thất vọng, mỉm cười buồn bã. Nụ cười này đã khắc sâu trong tâm hồn mơ mộng của Vĩnh Sương nên nàng chấn động, run rẩy hỏi :
- Chàng là Kiếm Vân đấy phải không?
Hai chữ Kiếm Vân khiến đôi mắt gã sáng lên rồi lại dại đi.
Chu Tú khẽ lẩm bẩm :
- Khải tấu! Ánh mắt và nụ cười của tên tiểu tử này chẳng khác gì Đặc sứ. Nhưng y nhỏ hơn đến sáu, bảy tuổi, thật là khó nghĩ.
Vĩnh Sương cũng hiểu điều ấy, nàng buồn bã lên loan xa, tiếp tục cuộc hành trình. Lạ thay, gã câm lại lẽo đẽo đi theo đoàn nhân mã, chỉ còn ba dặm nữa là đến Di Hòa viên, hai bên đường là cánh rừng đào phủ tuyết trắng, từ trong ấy, mười tên bạch y bịt mặt bất thần xông ra. Chu Tú kinh hãi tuốt đao chống cự, quát thủ hạ bảo vệ Vĩnh Sương.
Nhưng bản lãnh bọn thích khách cực kỳ lợi hại, những thanh loan đao loang loáng phản chiếu ánh nắng yếu ớt của mặt trời cuối Đông. Chưa đầy nửa khắc đã có mười tên thị vệ vong mạng. Chu Tú cũng bị trúng ba vết đao, máu tuôn ướt đẫm bộ quan phục thị vệ.
Công chúa Vĩnh sương chỉ biết mỗi pho Đạt Ma kiếm pháp nên chẳng làm được gì khi không có bảo kiếm trong tay. Nàng sợ hãi nhìn những vòi máu phun ra hồng mặt đường phủ tuyết, bất giác nhớ đến chàng tráng sĩ trong mộng, thảng thốt kêu lên :
- Kiếm Vân! Cứu ta.
Gã câm đang đứng cạnh đấy, say mê quan sát trận chiến, nhưng dường như tiếng gọi thất thanh của Công chúa đã đánh thức bản chất hiệp khách trong cõi sâu thẳm mù mờ. Gã tung mình lên, lướt đến như ánh sao, vỗ mấy đạo chưởng phong vào ba tên bịt mặt đang tiếp cận loan xa. Chưởng kình như cuồng phong, đập vỡ xương cốt ba kẻ bất hạnh. Gã xông vào trận, song thủ như đôi cương đao bằng thép, cuốn đến bọn bạch y. Chúng kinh hoàng vung loan đao chặn lại, tiếc là thân thể gã câm cứng như thép luyện, chẳng coi đao kiếm ra gì. Đôi bàn tay gã lạnh lùng thọc sâu vào thân xác đối phương, mở tung phủ tạng dễ dàng như rọc giấy. Mười tên thích khách cùng chung số phận, phơi thây dưới màn bông tuyết.
Chu Tú và đám thị vệ trợn mắt đứng nhìn. Gã câm thản nhiên bốc tuyết rửa tay, miệng nở nụ cười ngây dại.
Vĩnh Sương đến bên nghẹn ngào nói :
- Phải chăng chàng đã cảm nhận được lòng ta nên nhập vào xác gã thiếu niên này để cứu giá?
Gã câm vẫn cười hì hì, ú ớ lung tung. Công chúa buồn bã truyền quay loan xa hồi cung.
Hôm sau, tin gã thiếu niên si ngốc giết mười cao thủ để cứu giá Vĩnh Sương đã loan khắp đế đô. Đệ tử Cùng Gia bang càng thêm tôn kính gã câm. Thời ấy, thuyết hoàn hồn mượn xác của bọn Mao Sơn đạo sĩ đang thịnh hành trong cả nước.
Kể từ hôm đó, gã câm nằm ngủ ngay cửa Cấm thành mà không hề bị rắc rối. Bọn vệ sĩ còn lén đem bầu rượu ngự hàn cho gã uống, dù sao, có mặt gã thiếu niên kỳ lạ này ở đây, bọn chúng cũng yên tâm hơn.
Đêm rằm tháng chạp, hai bóng người đột nhập Hoàng cung. Thân pháp của họ nhanh nhẹn phi thường, như bóng du hồn ẩn hiện. Chỉ hơn khắc đã vào đến điện Cần Chính. Cuối canh hai, Minh Thần Tông vẫn còn phê duyệt tấu chương trong Ngự Thư phòng. Hai tên thích khách, một đao một kiếm, giết sạch tám tên thị vệ một cách êm thắm. Nhưng tình cờ, Hà thái giám đi ra, thấy vậy liền la lên báo động. Lực lượng thị vệ lập tức vây chặt, chiêng báo động rền vang.
Gã câm đang ngồi bó gối, giật mình tự hỏi chuyện gì đã xảy ra. Tiếng chuông dồn dập vào tai như đánh thức một ý niệm nào đó. Gã tung mình về phía Ngự Thư phòng.
Lúc này tên cầm đao trấn giữ cửa điện để đồng đảng vào trong sát hại Minh Thần Tông.
Không hiểu vì lý do sâu kín nào đó, gã câm không đi vào cửa chính mà lại bước qua nóc điện, nhảy xuống vườn hoa nhỏ, tông cửa sổ bay vào.
Tên bịt mặt cầm kiếm đang đứng trước ngự án thư ngạo nghễ nói :
- Cẩu hoàng đế! Họ Chu đã hết thời trị vì trăm họ, ta kết liễu ngươi để giang sơn đổi chủ mới.
Vĩnh Lịch dù sao cũng là Thiên tử, khí phách hơn người, ông vỗ bàn quát lớn :
- Dù trẫm băng hà, ngai vàng cũng còn người thừa kế, thiên hạ vẫn là của họ Chu, ngươi nói nhăng gì thế?
Thích khách ngửa mặt cười điên cuồng :
- Kẻ ngu muội như ngươi làm sao hiểu được phép mầu của tạo hóa? Giang sơn này sẽ là của ta.
Dứt lời, lão vung kiếm định lấy đầu Vĩnh Lịch. Kịp lúc gã câm phóng qua cửa sổ, vung song chưởng giáng mạnh vào lồng ngực thích khách. Diễn biến bất ngờ này khiến lão bịt mặt không kịp trở tay. Dù đã có thần công hộ thể, nhưng luồn lực đạo khủng khiếp kia đã đẩy lão văng ra sau gần trượng, máu phun thành vòi. Lão bịt mặt kinh hoàng, phi thân ra cửa điện, gọi đồng bọn đào vong. Hai người lướt trên nóc Hoàng cung, biến mất trong bóng đêm.
Minh Thần Tông hoàng hồn, nhìn kẻ cứu giá, nhận ra gã thiếu niên si ngốc mà Công chúa đã từng mô tả. Ngài chăm chú nhìn gã, bàng hoàng nhận ra những nét của chàng tráng sĩ Liễu Kiếm Vân.
Gã vẫn thản nhiên ngắm nghía những vật dụng trong Ngự Thư phòng, hai tay chắp sau lưng, đi lại trông chẳng giống một thiếu niên tuổi mười lăm chút nào cả.
Ngự Tiền Đới Đao Chu Tú và Cửu Môn đề đốc Chu Đình Thức hối hả chạy vào, quỳ xuống tạ tội :
- Bọn hạ thần bất tài nên để thích khách làm kinh động đến long nhan.
Vĩnh Lịch lạnh lùng phán :
- Hai người được trẫm tin yêu, hưởng nhiều ân sủng của triều đình. Vậy mà để cho thích khách vào đến tận Ngự Thư phòng. Nếu không có chàng thiếu niên kỳ lạ này thì mạng trẫm đâu còn? Đã bất tài thì sao có thể đảm đương trọng trách. Giáp sĩ đâu, lột áo mão, tống hai gã này vào thiên lao cho ta.
Gã câm đột nhiên hoa tay, lắc đầu lia lịa. Vĩnh Lịch hiểu ý hỏi lại :
- Vậy ra khanh muốn xin tội cho họ?
Gã câm gật đầu. Hoàng đế mỉm cười :
- Khanh có công cứu giá, trẫm nể lời không bắt tội họ.
Gã câm cười hiền, thản nhiên đi ra.
Vĩnh Lịch gọi giật lại :
- Khoan đã, khanh có biết viết không? Danh tính là gì, sao không cho trẫm rõ?
Chu Tú mau mắn kéo gã câm đến cạnh án thư, nhét cây bút lông đã chấm mực vào tay gã, trải tờ hoa tiên trắng ra.
Gã câm nhìn cây bút, gãi đầu ngơ ngác. Lát sau gã viết vào đấy một ý niệm duy nhất mình còn nhớ được. Bốn chữ “Quốc thái dân an” bằng lối chữ thảo hiện ra, nét chữ vững chắc, đầy đặn và mạnh mẽ.
Vĩnh Lịch xúc động bảo :
- Hai khanh thấy không, gã dù si ngốc, không nhớ nổi tên mình nhưng lòng trung quân ái quốc, yêu thương lê thứ vẫn tồn tại, phải chăng hương hồn Liễu đặc sứ đã ở trong thân xác thiếu niên này?
Gã câm không hề có chút phản ứng, ung dung quay lưng rời Ngự Thư phòng. Chu Tú phải chạy theo để mở đường cho gã, xuyên qua hàng rào cấm quân dày đặc.
Năm ngày sau, gã câm trở thành thần tượng của bách tính đế đô.
Họ đổ xô đến xem mặt và tặng cho gã đủ thứ. Bọn thị vệ phải đi theo mang vác tặng phẩm, không rời một bước. Nhưng gã câm lại rất hào phóng, chia ngay những gì mình nhận được cho bọn khất cái trong thành, rốt cuộc, hắn chẳng còn lại gì cả.
Trưa ngày hai mươi ba tháng chạp, đúng ngày cúng Táo Quân, Đại Lực Cái, Thiết Quyền Sấu Diêm La và ba vị Ma quân đưa Cổ Tam Lang đến Bắc Kinh. Đệ tử Phân đàn báo rằng gã câm đang ngồi trước cửa Cấm thành. Bọn họ vội vã tìm đến. Cổ lão nhìn thấy gã chẳng khác gì Kiếm Vân ngày còn niên thiếu nên chạy đến ôm mà khóc :
- Vân nhi ơi! Dù trong thiên hạ người giống người là chuyện thường tình. Nhưng ta, với linh cảm của một người cha, làm sao lầm lẫn được.
Lão gạt lệ định cởi áo gã thiếu niên để xem có bớt son trên ngực hay không, thì gã sợ hãi, tung mình chạy mất. Thân pháp nhanh như gió thoảng.
Toàn bộ đệ tử Cùng Gia bang trong thành được huy động truy tìm, nhưng vẫn chẳng thấy đâu.
Cửu Phi Ma dậm chân kêu trời :
- Hoàng thiên cay nghiệt, bày chi cảnh éo le? Thân pháp “Vạn Lý Phần Hương” kia nếu không phải Kiếm Vân thì còn ai nữa?
Vạn Độc Ma Quân suy nghĩ một lát rồi bảo :
- Ta cũng đoan chắc như vậy, và nều đúng thế thì trước sau gì gã câm cũng mò đến Tổng đàn Lạc Dương. Chúng ta cứ về đấy chờ đợi. Lão phu sẽ xem lại cổ thư, tìm phương chữa trị cho Bang chủ.
Từ xa chàng đã thấy mặt Đông dầy đặc hàng ngàn tên áo vàng đang cố tiến lên núi. Nhưng chung quanh sườn núi đầy dẫy hố chông, bẫy rập nên chúng tiến rất chậm. Liêu Đông Tôn Giả mặc hồng bào đánh thẳng vào đường sơn đạo, nhưng La Hán tiểu trận do mười tám sư đệ của Thiên Nhất thần tăng trấn giữ, đã cầm chân được lão ma.
Thấy tình thế chưa có gì hung hiểm, chàng ngồi xuống sau một bụi cây vận công điều tức. Hơn khắc sau, dù chỉ mới hồi phục được tám phần, chàng vẫn phải xả công vì Tôn giả đã đẩy lùi được trận thế. Huyền Băng chưởng lực đã phát huy tác dụng, khiến cơ thể các tăng nhân lạnh cóng, mất cả uy lực.
Chàng dùng thân pháp “Kim Ưng Phiêu Phong”, điểm chân vào đầu hoặc khí giới bọn môn đồ Kim Long bang, lướt nhanh đến sau lưng Quan Nghiêm Thần. Nghe tiếng thuộc hạ la hét, lão nhảy lùi quay lại, thấy Kiếm Vân, lão bật cười ghê rợn :
- Lão phu tưởng ngươi sợ chết trốn biệt luôn rồi chứ?
Kiếm Vân lạnh lùng bảo :
- Đừng hống hách khó coi. Cái mạng chó già của ngươi nếu không có ta cầu xin Thánh thượng tha cho thì cũng đã tiêu từ lâu rồi.
Lão giận tím mặt quát lớn :
- Lão phu sợ gì lũ quan quân triều đình? Cùng lắm thì mộ quân tạo phản, như Tống Giang thuở trước. Với bản lãnh của ta, muốn lấy đầu hôn quân lúc nào chẳng được.
Kiếm Vân nghiêm nghị nói :
- Té ra ngươi nuôi cả dã tâm phản nghịch nên mới cấu kết với Mãn Châu. Hôm nay ta vì bách tính Trung Hoa mà diệt mầm đại họa.
Thanh Ngư Trường kiếm hóa thành ánh hào quang bay đến. Họ Quan cười nhật, vỗ liền bốn đạo chưởng phong lạnh lẽo, không cho chàng đến gần. Nhưng giờ đây, Kim Quang thần công của chàng đã đến mức đại thành. Khí hàn băng đâu thể xâm nhập.
Quan Nghiêm Thần xuất liền mấy chục chưởng cách không, hao tổn chân nguyên mà đối phương chẳng hề suy suyển, dội ra rồi lại xông vào. Biết lão đã mệt mỏi, Kiếm Vân rung kiếm xuất chiêu “Kiếm Luân Tinh Đấu”, kiếm quang tỏa ra vạn đốm sao phủ kín địch thủ. Lão biết Ngư Trường kiếm là khắc tinh của Huyền Băng chân khí nên không dám lơ là, ra chiêu “Tuyết Mãn Hải Thiên”. Chưởng kình lạnh như băng giá làm đông hơi nước trong không khí thành những bông tuyết nhỏ.
Trong lúc đấu trường mờ mịt vì hàn tinh và mưa tuyết, Kiếm Vân biến thế đánh chiêu “Kiếm Chuyển Càn Khôn”. Kiếm kình như sóng nối đuôi vỗ vào màn chưởng phong trắng đục, cuối cùng xóa tan vật cản lướt vào tâm thất đối phương. Tôn giả kinh hoàng trước chiêu kiếm thần kỳ, đảo bộ lui mau. Nhưng đã quá muộn, Ngư Trường kiếm xuyên qua lớp cương khí hộ thân, rạch ba đường sâu hoắm nơi vai và ngực họ Quan. Lão gào lên đau đớn, vận toàn lực bốc thẳng lên không, xoay người tẩu thoát.
Kiếm Vân định đuổi theo thì vướng phải bọn môn đồ Kim Long bang. Chúng liều chết cản đường chàng.
Quần hùng nãy giờ tụ tập trên sườn núi quan chiến. Họ thấy Tôn giả mang thương chạy trốn thì mừng rỡ reo hò vang dội, ùa xuống chém giết bọn võ sĩ áo vàng.
Chúng chẳng còn dũng khí đâu mà chiến đấu khi Bang chủ đã bôn đào, nên nhất loạt bỏ chạy.
Thiên Nhất thần tăng cười rạng rỡ :
- May mà Liễu thí chủ xuất hiện đúng lúc, nếu không hậu quả khó lường.
Trong bốn vị trưởng bối Kim Ưng môn, chỉ mình Phiêu Phong thư sinh là không thương tích. Lão bước đến ôm chàng hân hoan bảo :
- Vậy là hiền điệt đã tìm được mật mãng xà, ta xin chúc mừng.
Mọi người kéo nhau lên tổ đường. Khu vực này đã xây dựng thêm rất nhiều nhà cửa bằng tre trúc để làm nơi cư trú cho hai ngàn cao thủ phe bạch đạo. Tường rào bằng thân cây rừng vững chắc, cao hơn trượng và có sàn cho lực lượng phòng thủ đi lại.
Đệ tử các phái phấn khởi hoan hô như sấm động. Chàng chào họ rồi vào xem thương thế các đại cao thủ. Sau hơn mười trận tử chiến, họ lần lượt thọ thương, quần hùng rút lên núi cố thủ.
Hôm sau, Viên Long và hai gã bái đệ của Kiếm Vân đến nơi, tiếc rẽ vì không được tham chiến.
Nửa tháng trôi qua, những người bị thương đều đã bình phục. Vạn Độc Ma Quân tỏ ra là một thần y có hạng. Trinh sát Cùng Gia bang báo về rằng Kim Long bang đã rút cả vào sơn cốc phòng thủ nghiêm mật, không hề có động tịnh gì.
Võ Lâm Chí Tôn Hàn Thiên Đông cho triệu tập các cao thủ chủ chốt. Lão vuốt râu nói :
- Theo dấu máu rơi lại, lão phu đoán rằng lão tặc thọ thương không nhẹ. Nếu chúng ta nhân dịp này tấn công Vũ Sơn sẽ rất dễ thành công. Ý chư vị thế nào?
Một số tán thành nhưng Phiêu Phong thư sinh lại nghĩ khác :
- Binh pháp có câu: “Giặc cùng chớ đuổi”. Nay địa thế Vũ Sơn còn hiểm trở hơn cả nơi đây. Nếu chúng liều chết giữ chặt đường vào, chúng ta dẫu có thành công cũng tốn rất nhiều xương máu. Liêu Đông Tôn Giả trước đây cứ ngỡ mình là vô định thiên hạ nên mới nuôi dã tâm xưng bá. Nay đã có Kiếm Vân là khắc tinh, lão sẽ chẳng dám sính cường nữa, có lẽ đành phế bỏ mộng tranh hùng. Theo thiển ý của lão phu, chúng ta cho người giám sát Vũ Sơn. Một mặt cứ gửi thư mời lão đến dự đại hội bầu Minh chủ, nếu như lão không đến thì còn mặt mũi nào mà dương oái tác quái nữa? Lúc đó, võ lâm đã có Minh chủ, việc điều động quần hùng sẽ dễ dàng hơn, nhất hô bá ứng, muốn tiêu diệt Kim Long bang lúc nào chẳng được? Hơn nữa, họ Quan đã sắp cửu tuần, sau lần thọ thương này chác chẳng sống được bao lâu! Hơi đâu vì một lão già sắp chết mà hy sinh hàng ngàn đồng đạo?
Thiên Nhất thần tăng rất sợ cảnh chết chóc nên tán thành ngay :
- Hoàng thí chủ luận việc sáng suốt, lão nạp rất khâm phục!
Võ Lâm Chí Tôn cười ha hả :
- Hoàng lão đệ giỏi lắm, lão phu xin rút ý kiến của mình lại. Bây giờ, chúng ta hãy thương lượng ngày đại hội.
Vô Trần đạo trưởng bấm tay tính toán một hồi nói rằng :
- Rằm tháng mười là ngày đại cát, nếu chọn ngày này sẽ bớt đổ máu.
Bàn bạc xong, quần hùng giải tán, trở về căn cứ, việc tổ chức đại hội sẽ do hai phái Thiếu Lâm và Võ Đang phụ trách. Địa điểm là Quân Sơn.
Hai ngày sau, Kiếm Vân dẫn lực lượng Cái bang về đến Lạc Dương. Hàn Phụng Hương chạy ra đón, mừng đến rơi nước mắt. Bụng nàng đã cao hơn trước vì đã đến tháng thứ tư.
Liễu phu nhân hoan hỉ thúc giục nhà bếp bày đại yến tẩy trần.
Đêm đến, chàng vuốt ve chiếc bụng căng tròn của ái thê rồi kể lại mối quan hệ của mình với Bạch Từ Linh.
Thấy nàng lặng lẽ không nói một lời, Kiếm Vân thở dài bảo :
- Ta biết mình có lỗi với phu nhân, nhưng Từ Linh đã nói rõ, nếu không được phu nhân chấp thuận, nàng sẽ trở về Phúc Châu ngay. Chính vì thái độ thẳng thắn đó ta mới cùng Bạch nương ăn ở.
Phụng Hương chờ chàng nói đến khô miệng mới bật cười khúc khích :
- Chàng đừng phí lời uổng công, để thiếp gặp nàng rồi mới quyết định.
Kiếm Vân thở phào nhẹ nhõm, đền bù cho nàng. Chỉ mới hết hiệp đầu, nàng đã mệt mỏi ngáp dài :
- Thiếp đang mang nặng, chẳng thể bồi tiếp chàng thêm. Sáng mai, chàng cho người đón Bạch nương về thay thế thiếp.
Kiếm Vân bối rối nói :
- Chẳng ai có thể thay thế Hàn muội trong trái tim ta. Tình phu thê nào chỉ ở chuyện ái ân?
Phụng Hương hài lòng bỡn cợt :
- Để xem khi người ngọc về đến đây, chàng có giữ được lời hay không?
Kiếm Vân bình thường rất uy nghiêm, nhưng nay biết mình lỗi đạo nên đành để Phụng Hương lấn lướt.
* * * * *
Gần giữa tháng chín, Bạch Từ Linh được bọn Thiết Quyền hộ tống về đến. Nàng khép nép phục xuống bái kiến Liễu phu nhân, thái độ sợ sệt, yếu đuối khiến bà động lòng trắc ẩn, hiền hòa bảo :
- Ta rất cảm thông hoàn cảnh của con, nhưng trong chuyện này tức nữ của ta là Phụng Hương mới là người quyết định. Hãy vào trong ra mắt nàng xem sao.
Từ Linh run rẩy đi theo Kiếm Vân vào hậu sảnh. Phụng Hương đang ngồi thêu áo trên giường. Bạch nương quỳ xuống dập đầu :
- Tiểu muội thân phận bọt bèo, cúi mong đại thư nhỏ lòng thương xót.
Phụng Hương chăm chú ngắm nhìn tình địch, mặt lạnh lẽo như băng. Kiếm Vân đứng bên, trơ trơ như phỗng đá, chẳng dám hở môi.
Phụng Hương nghiêm giọng :
- Ta không muốn để tướng công mang tiếng là kẻ bạc tình, bất nghĩa nên nhận nàng về làm tiểu thiếp cho chàng. Nếu sau nầy ta cảm thấy nàng xứng đáng, sẽ thưa với a nương tổ chức lễ cưới, cùng ta thờ phụng một đấng phu quân.
Từ Linh mừng rỡ rơi lệ, lết đến ôm chân Phụng Hương khóc ròng. Kiếm Vân nhẹ nhõn cả người, bước đến hôn trên trán ái thê :
- Phu nhân độ lượng khiến lòng ta thêm hổ thẹn.
Chỉ một tháng sau, Bạch Từ Linh đã chinh phục được Liễu phu nhân và Phụng Hương bằng tính chất ngây thơ, thuần hậu và tính siêng ngăng cần mẫn. Nàng hết lòng hầu hạ hai người, không quản ngày đêm, Phụng Hương yêu thương nàng như em gái, bắăt xưng hô như tỷ muội. Mọi người bắt đầu gọi bằng nhị phu nhân.
Còn sáu ngày nữa là đến kỳ đại hội, Võ Lâm Chí Tôn cùng các Chưởng môn đến Lạc Dương tụ hội.
Đang bàn bạc, bỗng Viên Long vào báo rằng: Đa Tứ, tên hàng binh Mãn Châu có việc muốn bẩm báo. Kiếm Vân cho gọi vào.
Gã cung kính chào mọi người, khép nép ngồi xuống ghế thưa rằng :
- Đêm qua, tiểu nhân đang uống rượu ở tửu quán trong thành, phát hiện một tên gian tế. Gã tên là Đa Hồ, biểu đệ của tiểu nhân. Gã không biết tiểu nhân đã về với chư vị nên thổ lộ nhiều điều quan trọng.
* Việc thứ nhất là người chỉ huy tối cao của đạo quân nội gián không phải là Thanh Hoa công chúa. Nàng đã bị triệu về Mãn Châu từ sau vụ Thái úy Quan Quý Hạ bị phát hiện. Người thay nàng từ ấy đến nay là Nộ Nhĩ Tề Luân, biểu đệ của Đại vương tử. Các chiến dịch chém giết sau này đểu do Tề Luân chủ trư. Sau đó, Thanh Hoa công chúa đã cùng bốn tỳ nữ bỏ vào Trung Nguyên và biệt tăm.
* Việc thứ hai là Trường Bạch Thần Đao đã xâm nhập Trung Nguyên, hiện đang ở Tổng đàn Kim Long bang. Võ công của lão lợi hại không kém Liêu Đông Tôn Giả, nếu hai người ấy hợp công, trong thiên hạ không ai chống nổi.
Nghe xong câu chuyện, Cầu Nhiệm Cái hỏi lại :
- Sao ngươi không hỏi gã lực lượng nội gián ở Lạc Dương này có mấy người?
Đa Tứ lúng túng đáp :
- Tiểi nhân nghe xong mấy tin quan trọng kia, trong lòng lo lắng nên quên chẳng hỏi việc ấy. Tối nay, tiểu nhân sẽ di tìm gã dò xét thêm.
Kiếm Vân cho hắn lui ra, bảo mọi người :
- Vậy ra Thanh Hoa công chúa không phải là địch thủ của chúng ta mà lại là lão Tề Luân. Nhưng nàng trở lại Trung Nguyên làm gì nhỉ?
Hoàng Đình Phổ cười xòa :
- Chắc Hàn điệt tức đoán không sai, nàng vào Trung Thổ vì đã nặng lòng với Kiếm Vân. Việc tặng Kim Ưng đã rõ ràng và có thể nàng cũng là người đã cứu mạng Vân nhi ở Vân Nam. Với ân tình này, nếu Thanh Hoa đến đây, chắc Phụng Hương lại thêm một lần nổi ghen!
Cử tọa bật cười vui vẻ.
Kiếm Vân nhíu mày bảo Viên Long :
- Ngươi xuống hỏi Đa Tứ xem Thanh Hoa công chúa là môn đệ của bậc cao nhân nào?
Lát sau, họ Viên lên trả lời :
- Đa Tứ nói rằng nàng là truyền nhân của một lão ni cụt tay người Hán, ở cạnh sông Tùng Hoa.
Võ Lâm Chí Tôn suy nghĩ một lát lẩm bẩm :
- Chẳng lẽ là Từ Tâm thần ni? Từ ngày phái Côn Luân bị tiêu diệt, bà ta không còn xuất hiện trên giang hồ nữa.
Vô Trần đạo trưởng cất tiếng :
- Nếu đúng là Trường Bạch Thần Đao đã vào Trung Nguyên thì đại hội bầu Minh chủ ngày rằm tới đây sẽ thành một trường sát kiếp.
Thiên Nhất thần tăng tiếp lời :
- Đúng vậy! Nhưng nếu chúng ta chuẩn bị chu đáo, bọn tà ma sẽ chẳng làm gì được.
Sáng ngày rằm tháng mười, đại hội bầu Minh chủ võ lâm khai mạc. Sáu ngàn hào kiệt bốn phương đến tham dự. Mọi người đều ngạc nhiên khi thấy Bang chủ Cùng Gia bang Liễu Kiếm Vân không xuất hiện và Liêu Đông Tôn Giả cũng vậy.
Sau ba ngày tỷ thí, so tài, chức vị võ lâm Minh chủ lọt vào tay Võ Lâm Chí Tôn Hàn Thiên Đông, Môn chủ Thần Bí môn.
Hôm bế mạc, tân Minh chủ nghẹn ngào tuyên cáo :
- Cùng chư vị đồng đạo võ lâm, lão phu đau đớn thông báo rằng tôn tế của lão phu là Liễu Kiếm Vân đã mất tích cách nay bảy ngày. Trước lúc lên đường tham dự đại hội, Vân nhi đã nhận được một phong thư của Liêu Đông Tôn Giả, tự nhận rằng hai mươi năm trước, Quan Nghiêm Thần đã liên thủ cùng Trường Bạch Thần Đao Tề Cáp Nhĩ sát hại Kim Ưng lão nhân, sư tổ của Kiếm Vân. Hắn không cho ai biết nội dung phong thư, âm thầm một mình xách kiếm đi phó ước và thất tung cho đến hôm nay. Nhờ phong thư để lại, thân quyến mới biết nguyên nhân. Hiện nay, Cùng Gia bang đang lục soát từng tất đất khu vực Ngũ Hành sơn. Kiếm Vân không phải là người nông nổi, sính cường, nhưng vì Liêu Đông Tôn Giả hăm dọa rằng nêu Vân nhi không đến phó ước một mình, lão sẽ cùng Thần Đao đột nhập hoàng cung hành thích Vĩnh Lịch hoàng đế. Với bản lãnh siêu phàm của hai lão tặc này, lời ấy chẳng phải nói suông. Kiếm Vân là người duy nhất trong võ lâm hiện tại có nội công cao hơn Liêu Đông Tôn Giả. Nay khắc tinh không còn, chắc chắn lão ma sẽ phát động cuộc chiến để thống trị võ lâm. Lão phu mong chư vị mau chóng trở về thu xếp gia sự rồi trở lại hội quân ở Tung Sơn, cùng bọn tà ma quyết tử.
Tin này như sét đánh ngang tai mọi người. Họ Liễu là mặt trời chính nghĩa, là chỗ dựa của võ lâm, được đồng đạo hết lòng kính ngưỡng, tin tưởng. Một người bật khóc, ngàn người sa lệ. Một cánh tay đưa lên, ngàn người đồng quyết tử với quần ma, trả thù cho Liễu Kiếm Vân và tự cứu lấy mình.
Sau đại hội, bảy phái bạch đạo Thiếu Lâm, Võ Đang, Thanh Thành, Hoa Sơn, Nga Mi, Thần Bí môn, Kim Ưng môn kéo về Tung Sơn củng cố lực lượng, phối hợp với Cùng Gia bang cự địch. Hơn ngàn hào kiệt các lộ cũng ở lại gia nhập, số khác về thu xếp việc gia đình sẽ đến sau.
Dưới chân núi Thiếu Thất có một sơn trang nằm trên ngọn đồi nhỏ, địa thế rộng rãi và thích hợp cho việc phòng thủ. Võ Lâm Chí Tôn đã mua lại nơi này làm Tổng đàn võ lâm, cũng là đại bản doanh của lực lượng giáng ma.
Bố trí xong, các Chưởng môn mau chóng đến Tổng đàn Cùng Gia bang để xem tình hình cuộc truy tầm tung tích Kiếm Vân.
Hàn Phụng Hương thấy nội tổ đến, phục xuống khóc nức nở. Hàn môn chủ nghiêm mặt bảo :
- Vân nhi tướng mạo tôn quý, phúc hậu, thùy châu đầy đặn, lẽ nào lại yểu mệnh. Dù hắn không địch lại hai lão kia cũng chẳng đến nỗi mạng vong. Khinh công “Vạn Lý Phần Hương” của thúc tổ ngươi thiên hạ vô song, chẳng ai đuổi kịp. Nay Hương nhi đang mang giọt máu của Kiếm Vân, phải cố nén bi thương để khỏi hại đến thai nhi. Mọi việc đã có các bậc trưởng bối chủ trì.
Chiều ngày hai mươi ba tháng mười, chim câu bay về báo tin rằng bọn Cầu Nhiệm Cái đã tìm ra địa điểm mà ba người đã tử chiến. Đó là sườn núi dựng đứng ở phía Tây Thổ Hành sơn. Dưới chân vách chính là giòng nước đục ngầu của Hoàng Hà.
Bãi cỏ trên đỉnh vách bị quần nát, máu đọng lại từng vũng lớn, chứng tỏ có người bị thương nặng. Đỉnh vách cách mặt nước đến năm mươi trượng, dù có nhảy xuống sông cũng khó toàn mạng. Lực lượng Cùng Gia bang tìm khắp sông mà chẳng thấy gì. Nhưng trong đống loạn thạch nơi chân núi, thanh Ngư Trường kiếm và chiếc vỏ của nó đã được tìm thấy ở hai chỗ cách nhau vài trượng. Trong những khe đá kín đáo. Nếu không lục soát từng tất đất, khó mà phát hiện được.
Cuối tháng mười, Cùng Gia bang ngừng cuộc tìm kiếm, tập trung lực lượng lo việc báo thù. Nhưng đệ tử cả nước vẫn âm thầm tìm kiếm nơi Bang chủ dưỡng thương. Họ tin rằng chàng chẳng thể nào táng mạng, có lẽ đang ẩn thân đâu đó vì thương thế quá trầm trọng.
Tuy nhiên, cho đến cuối tháng mười một, Kim Long bang vẫn án binh bất động. Hàn môn chủ bảo mọi người :
- Hai lão quỷ kia dẫu có thắng được Kiếm Vân cũng phải trả một giá rất đặt. Chắc họ đang lo điều trị vết thương.
Năm ngày sau, Phân đàn Bắc Kinh báo về một tin kỳ lạ. Đế đô xuất hiện một gã thiếu niên tuổi độ mười lăm, dung mạo rất giống Liễu bang chủ nhưng thấp và gầy hơn nhiều. Gã bị câm, tính tình ngây ngô, khờ dại nhưng võ công cực kỳ cao cường. Bọn côn đồ trong thành chọc ghẹo, bị gã đánh đến thừa sống thiếu chết. Gã lang thang khắp nơi, khi gặp bọn khất cái thì giơ tay vẫy vẫy rất hiền hòa. Đệ tử Cùng Gia bang trong thành xúm nhau cho gã ăn và đều công nhận ánh mắt gã câm uy nghiêm không khác gì Bang chủ.
Tin này làm xao động Tổng đàn Lạc Dương. Cửu Phi Ma, tức Đại Lực Cái sẽ cùng các bái đệ hộ tống Cổ Tam Lang, dưỡng phụ của Kiếm Vân lên kinh để nhận diện. Vạn Độc Ma Quân là người tinh thông y đạo, khẳng định rằng con người nếu ăn phải kỳ trân sẽ cải lão hoàn đồng. Vậy không loại trừ Kiếm Vân đã rơi vào trường hợp ấy.
* * * * *
Trong lúc Tô Tháo đang chuẩn bị lên đường thì ở Bắc Kinh, gã câm đang ngồi trước cửa ngọ mộn. Gã mặc bộ y phục vá víu mỏng manh mà một tên khất cái đã cho. Dù trời lạnh cắt da, tuyết rơi đầy mà gã vẫn thản nhiên. Hơn tháng nay, gã vẫn đến ngồi lỳ ở đây, lặng lẽ như suy nghĩ điều gì, mắt chăm chú quan sát những người vào thành. Sau đó gã lại lang thang không chủ đích.
Nhưng hôm nay, gã đi thẳng đến cửa Cấm thành, ngồi xuống vệ đường, cách đó chừng mười mấy trượng. Khu vực này toàn là phủ đệ của các đại thần, nên bọn thị vệ tuần tra đến đuổi đi. Gã câm cười hiền hòa ú ớ nói gì đó nhưng không chịu đứng lên. Hai gã thị vệ bực mình nắm tay gã xách lên, nhưng chỉ như châu chấu đá xe, gã câm nặng như con kỳ lân bằng đá trước cửa cấm cung. Cả bọn xúm lại khiêng nhưng cũng vô ích.
Bỗng gặp đoàn xa giá của Công chúa Vĩnh Sương xuất cung. Nười đang trên đường đến Di Hòa viên uống trà thưởng tuyết. Thấy cảnh xô đẩy, nàng cho dừng loan xa, bảo quan Ngự Tiền Đới Đao :
- Chu đới đao, hỏi xem đã xảy ra việc gì?
Chu Tú bước đến, bọn thị vệ buông gã câm ra rồi báo cáo. Họ Chu nhìn mặt tên thuộc hạ, bất giác giật mình. Gã câm cũng bối rối gãi đầu, vỗ trán rồi cười với Chu Tú.
Họ Chu quay lại thưa với Công chúa :
- Khải tấu, có tên thiếu niên câm tuổi độ mười lăm nhưng rất giống Điện Tiền đặc sứ Liễu Kiếm Vân. Hạ thần nhìn y mà lòng xao xuyến lạ kỳ. Đặc sứ đã thất tung gần hai tháng nay.
Vĩnh Sương bồi hồi bước xuống, đến gần xem thử. Gã câm nhìn nàng trân trối, như cố nhớ lại, nhưng có lẽ không thành công nên lắc đầu thất vọng, mỉm cười buồn bã. Nụ cười này đã khắc sâu trong tâm hồn mơ mộng của Vĩnh Sương nên nàng chấn động, run rẩy hỏi :
- Chàng là Kiếm Vân đấy phải không?
Hai chữ Kiếm Vân khiến đôi mắt gã sáng lên rồi lại dại đi.
Chu Tú khẽ lẩm bẩm :
- Khải tấu! Ánh mắt và nụ cười của tên tiểu tử này chẳng khác gì Đặc sứ. Nhưng y nhỏ hơn đến sáu, bảy tuổi, thật là khó nghĩ.
Vĩnh Sương cũng hiểu điều ấy, nàng buồn bã lên loan xa, tiếp tục cuộc hành trình. Lạ thay, gã câm lại lẽo đẽo đi theo đoàn nhân mã, chỉ còn ba dặm nữa là đến Di Hòa viên, hai bên đường là cánh rừng đào phủ tuyết trắng, từ trong ấy, mười tên bạch y bịt mặt bất thần xông ra. Chu Tú kinh hãi tuốt đao chống cự, quát thủ hạ bảo vệ Vĩnh Sương.
Nhưng bản lãnh bọn thích khách cực kỳ lợi hại, những thanh loan đao loang loáng phản chiếu ánh nắng yếu ớt của mặt trời cuối Đông. Chưa đầy nửa khắc đã có mười tên thị vệ vong mạng. Chu Tú cũng bị trúng ba vết đao, máu tuôn ướt đẫm bộ quan phục thị vệ.
Công chúa Vĩnh sương chỉ biết mỗi pho Đạt Ma kiếm pháp nên chẳng làm được gì khi không có bảo kiếm trong tay. Nàng sợ hãi nhìn những vòi máu phun ra hồng mặt đường phủ tuyết, bất giác nhớ đến chàng tráng sĩ trong mộng, thảng thốt kêu lên :
- Kiếm Vân! Cứu ta.
Gã câm đang đứng cạnh đấy, say mê quan sát trận chiến, nhưng dường như tiếng gọi thất thanh của Công chúa đã đánh thức bản chất hiệp khách trong cõi sâu thẳm mù mờ. Gã tung mình lên, lướt đến như ánh sao, vỗ mấy đạo chưởng phong vào ba tên bịt mặt đang tiếp cận loan xa. Chưởng kình như cuồng phong, đập vỡ xương cốt ba kẻ bất hạnh. Gã xông vào trận, song thủ như đôi cương đao bằng thép, cuốn đến bọn bạch y. Chúng kinh hoàng vung loan đao chặn lại, tiếc là thân thể gã câm cứng như thép luyện, chẳng coi đao kiếm ra gì. Đôi bàn tay gã lạnh lùng thọc sâu vào thân xác đối phương, mở tung phủ tạng dễ dàng như rọc giấy. Mười tên thích khách cùng chung số phận, phơi thây dưới màn bông tuyết.
Chu Tú và đám thị vệ trợn mắt đứng nhìn. Gã câm thản nhiên bốc tuyết rửa tay, miệng nở nụ cười ngây dại.
Vĩnh Sương đến bên nghẹn ngào nói :
- Phải chăng chàng đã cảm nhận được lòng ta nên nhập vào xác gã thiếu niên này để cứu giá?
Gã câm vẫn cười hì hì, ú ớ lung tung. Công chúa buồn bã truyền quay loan xa hồi cung.
Hôm sau, tin gã thiếu niên si ngốc giết mười cao thủ để cứu giá Vĩnh Sương đã loan khắp đế đô. Đệ tử Cùng Gia bang càng thêm tôn kính gã câm. Thời ấy, thuyết hoàn hồn mượn xác của bọn Mao Sơn đạo sĩ đang thịnh hành trong cả nước.
Kể từ hôm đó, gã câm nằm ngủ ngay cửa Cấm thành mà không hề bị rắc rối. Bọn vệ sĩ còn lén đem bầu rượu ngự hàn cho gã uống, dù sao, có mặt gã thiếu niên kỳ lạ này ở đây, bọn chúng cũng yên tâm hơn.
Đêm rằm tháng chạp, hai bóng người đột nhập Hoàng cung. Thân pháp của họ nhanh nhẹn phi thường, như bóng du hồn ẩn hiện. Chỉ hơn khắc đã vào đến điện Cần Chính. Cuối canh hai, Minh Thần Tông vẫn còn phê duyệt tấu chương trong Ngự Thư phòng. Hai tên thích khách, một đao một kiếm, giết sạch tám tên thị vệ một cách êm thắm. Nhưng tình cờ, Hà thái giám đi ra, thấy vậy liền la lên báo động. Lực lượng thị vệ lập tức vây chặt, chiêng báo động rền vang.
Gã câm đang ngồi bó gối, giật mình tự hỏi chuyện gì đã xảy ra. Tiếng chuông dồn dập vào tai như đánh thức một ý niệm nào đó. Gã tung mình về phía Ngự Thư phòng.
Lúc này tên cầm đao trấn giữ cửa điện để đồng đảng vào trong sát hại Minh Thần Tông.
Không hiểu vì lý do sâu kín nào đó, gã câm không đi vào cửa chính mà lại bước qua nóc điện, nhảy xuống vườn hoa nhỏ, tông cửa sổ bay vào.
Tên bịt mặt cầm kiếm đang đứng trước ngự án thư ngạo nghễ nói :
- Cẩu hoàng đế! Họ Chu đã hết thời trị vì trăm họ, ta kết liễu ngươi để giang sơn đổi chủ mới.
Vĩnh Lịch dù sao cũng là Thiên tử, khí phách hơn người, ông vỗ bàn quát lớn :
- Dù trẫm băng hà, ngai vàng cũng còn người thừa kế, thiên hạ vẫn là của họ Chu, ngươi nói nhăng gì thế?
Thích khách ngửa mặt cười điên cuồng :
- Kẻ ngu muội như ngươi làm sao hiểu được phép mầu của tạo hóa? Giang sơn này sẽ là của ta.
Dứt lời, lão vung kiếm định lấy đầu Vĩnh Lịch. Kịp lúc gã câm phóng qua cửa sổ, vung song chưởng giáng mạnh vào lồng ngực thích khách. Diễn biến bất ngờ này khiến lão bịt mặt không kịp trở tay. Dù đã có thần công hộ thể, nhưng luồn lực đạo khủng khiếp kia đã đẩy lão văng ra sau gần trượng, máu phun thành vòi. Lão bịt mặt kinh hoàng, phi thân ra cửa điện, gọi đồng bọn đào vong. Hai người lướt trên nóc Hoàng cung, biến mất trong bóng đêm.
Minh Thần Tông hoàng hồn, nhìn kẻ cứu giá, nhận ra gã thiếu niên si ngốc mà Công chúa đã từng mô tả. Ngài chăm chú nhìn gã, bàng hoàng nhận ra những nét của chàng tráng sĩ Liễu Kiếm Vân.
Gã vẫn thản nhiên ngắm nghía những vật dụng trong Ngự Thư phòng, hai tay chắp sau lưng, đi lại trông chẳng giống một thiếu niên tuổi mười lăm chút nào cả.
Ngự Tiền Đới Đao Chu Tú và Cửu Môn đề đốc Chu Đình Thức hối hả chạy vào, quỳ xuống tạ tội :
- Bọn hạ thần bất tài nên để thích khách làm kinh động đến long nhan.
Vĩnh Lịch lạnh lùng phán :
- Hai người được trẫm tin yêu, hưởng nhiều ân sủng của triều đình. Vậy mà để cho thích khách vào đến tận Ngự Thư phòng. Nếu không có chàng thiếu niên kỳ lạ này thì mạng trẫm đâu còn? Đã bất tài thì sao có thể đảm đương trọng trách. Giáp sĩ đâu, lột áo mão, tống hai gã này vào thiên lao cho ta.
Gã câm đột nhiên hoa tay, lắc đầu lia lịa. Vĩnh Lịch hiểu ý hỏi lại :
- Vậy ra khanh muốn xin tội cho họ?
Gã câm gật đầu. Hoàng đế mỉm cười :
- Khanh có công cứu giá, trẫm nể lời không bắt tội họ.
Gã câm cười hiền, thản nhiên đi ra.
Vĩnh Lịch gọi giật lại :
- Khoan đã, khanh có biết viết không? Danh tính là gì, sao không cho trẫm rõ?
Chu Tú mau mắn kéo gã câm đến cạnh án thư, nhét cây bút lông đã chấm mực vào tay gã, trải tờ hoa tiên trắng ra.
Gã câm nhìn cây bút, gãi đầu ngơ ngác. Lát sau gã viết vào đấy một ý niệm duy nhất mình còn nhớ được. Bốn chữ “Quốc thái dân an” bằng lối chữ thảo hiện ra, nét chữ vững chắc, đầy đặn và mạnh mẽ.
Vĩnh Lịch xúc động bảo :
- Hai khanh thấy không, gã dù si ngốc, không nhớ nổi tên mình nhưng lòng trung quân ái quốc, yêu thương lê thứ vẫn tồn tại, phải chăng hương hồn Liễu đặc sứ đã ở trong thân xác thiếu niên này?
Gã câm không hề có chút phản ứng, ung dung quay lưng rời Ngự Thư phòng. Chu Tú phải chạy theo để mở đường cho gã, xuyên qua hàng rào cấm quân dày đặc.
Năm ngày sau, gã câm trở thành thần tượng của bách tính đế đô.
Họ đổ xô đến xem mặt và tặng cho gã đủ thứ. Bọn thị vệ phải đi theo mang vác tặng phẩm, không rời một bước. Nhưng gã câm lại rất hào phóng, chia ngay những gì mình nhận được cho bọn khất cái trong thành, rốt cuộc, hắn chẳng còn lại gì cả.
Trưa ngày hai mươi ba tháng chạp, đúng ngày cúng Táo Quân, Đại Lực Cái, Thiết Quyền Sấu Diêm La và ba vị Ma quân đưa Cổ Tam Lang đến Bắc Kinh. Đệ tử Phân đàn báo rằng gã câm đang ngồi trước cửa Cấm thành. Bọn họ vội vã tìm đến. Cổ lão nhìn thấy gã chẳng khác gì Kiếm Vân ngày còn niên thiếu nên chạy đến ôm mà khóc :
- Vân nhi ơi! Dù trong thiên hạ người giống người là chuyện thường tình. Nhưng ta, với linh cảm của một người cha, làm sao lầm lẫn được.
Lão gạt lệ định cởi áo gã thiếu niên để xem có bớt son trên ngực hay không, thì gã sợ hãi, tung mình chạy mất. Thân pháp nhanh như gió thoảng.
Toàn bộ đệ tử Cùng Gia bang trong thành được huy động truy tìm, nhưng vẫn chẳng thấy đâu.
Cửu Phi Ma dậm chân kêu trời :
- Hoàng thiên cay nghiệt, bày chi cảnh éo le? Thân pháp “Vạn Lý Phần Hương” kia nếu không phải Kiếm Vân thì còn ai nữa?
Vạn Độc Ma Quân suy nghĩ một lát rồi bảo :
- Ta cũng đoan chắc như vậy, và nều đúng thế thì trước sau gì gã câm cũng mò đến Tổng đàn Lạc Dương. Chúng ta cứ về đấy chờ đợi. Lão phu sẽ xem lại cổ thư, tìm phương chữa trị cho Bang chủ.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.