Quyển 7 - Chương 667: Đến đại giang đông (2)
Nguyệt Quan
17/05/2018
Một binh sĩ khiếp đảm thốt lên:
- Lưu đại ca, chúng ta xông về hướng nào, không biết hai lộ nhân mã kia có đánh chiếm được thành Nam Kinh chưa, hay là chúng ta đi về phía Nam Kinh?
Lưu Huệ ngẩn ra, nghĩ ngợi rồi nói:
- Nếu bọn họ đã đánh chiếm Nam Kinh, vậy đám quan binh đang bao vây chỗ này đã sớm chạy đến thành Nam Kinh mẹ nó rồi, mắc mớ gì phải vây chặt dưới chân núi? Chúng ta... Chúng ta hướng về phía bờ sông, dọc theo sông tìm mấy chiếc thuyền bị bỏ lại ngày hôm qua để đến Giang Tây đi!
Trong bụi cỏ tại bến tàu trước Ẩn Oanh trang nằm ở bờ bên kia Trường Giang, hai huynh đệ Tạ Chủng Tài, Tạ Chủng Bảo sóng vai nằm sấp trên trảng cỏ.
Tạ Chủng Bảo nói:
- Đệ thấy thời điểm sắp đến rồi, giữ thuyền cũng không có nhiều người, tất cả đều là trai tráng và một vài sai dịch thủ lĩnh của huyện thành. Vùng ven sông toàn là thuyền, không cần dùng nhiều lắm, trên sông phía trước chẳng phải có cửa bến tàu với tổng cộng ba đảo nhỏ ở hai bên sao, đặt mấy chiếc thuyền lớn ở chỗ nào có dòng thủy lưu nối các đảo với nhau, đại quân một trăm ngàn người qua cầu này cũng không thành vấn đề.
Tạ Chủng Tài hừ một tiếng, nói:
- Nói thì dễ lắm, bên này vừa có động tĩnh, quan binh Hòa huyện liền lao đến, bờ bên này chúng ta tổng cộng chưa đến một ngàn người, để lại hai trăm người cho lão Tam và phụ nữ trẻ con trốn ở Ngô Đồng Sơn, tám trăm người còn lại vừa dựng cầu vừa phải đối phó quan binh, cũng đủ ghê.
- Mẹ nó! Vậy huynh nói thử xem có hay hơn không?
Tạ Chủng Bảo không hề có ý kính nể vị đại ca chào đời sớm hơn y một chút này:
- Hòa huyện có nhiêu đó binh sĩ thôi à? Tám trăm người này của chúng ta, ngoại trừ hơn ba trăm người biết bơi biết chèo thuyền chiêu mộ từ Sơn Tây ra, còn lại đều là tinh binh của trại cũ. Hơn nữa chờ bọn họ chạy đến, bọn bên bờ đối diện đã xông qua đây rồi, dựa vào đâu mà đánh bây giờ?
- Hơn nữa, huynh cũng không nhìn kỹ xem đây là đâu, Triệu Tú Tài có bản lĩnh, chỗ y chọn chẳng những dễ dựng cầu nổi, ngay cả tên thôn trang đặt cũng hay, huynh có nghe qua Tam Quốc bao giờ chưa? Bàng Thống có tên hiệu Phượng Sồ tới sườn núi Lạc Phượng liền toi đời, học vấn chính là ở đây. Chỗ này gọi là Ẩn Oanh trang, “ẩn oanh” không phải là giấu oanh đi sao, Oanh Nhi chắc chắn không hề gì.
- Đệ đi bói tướng được rồi đó, mau quay về triệu tập nhân mã lập tức phát động. Mẹ nó, tối hôm qua còn thấy rõ đèn dầu tín hiệu, bây giờ sương giăng đầy trời, căn bản không thấy được bờ bên kia, chỉ mong bọn họ không bị lạc đường.
Tạ Chủng Bảo không lên tiếng nữa, lẳng lặng lui ra sau quay về triệu tập nhân mã ẩn núp trong rừng rậm. Tạ Chủng Tài nằm đó thở dài, lẩm bẩm:
- Không ngờ chiêu giấu cờ này lại đắc dụng, ầy! Thành Nam Kinh rốt cuộc có thất thủ hay không, nghe nói Lưu Thất dọc đường gặp thiên tai, bản thân tổn thất vô số, cũng không biết hai đội nhân mã của Oanh Nhi và Dương Hổ rốt cuộc ra sao rồi.
Lúc này, nhân mã của Triệu Phong Tử đã bắt đầu di chuyển về phía bờ sông, sương mù đầy trời trở thành thứ yểm hộ tốt nhất, nhưng cũng gây trở ngại nhất định đối với hành động của họ. Triệu Phong Tử cố gắng duy trì hướng thẳng về phía trước, tránh cho đông giết tây chặn làm chệch phương hướng. Cứ như vậy, y thấy người chặn thì giết người, thấy phật ngăn thì giết phật, cương quyết mở một đường máu ra ngoài.
May thay, đại quân bắc tiến từ Hồ Quảng, Giang Tây cũng nghỉ vào ban đêm, buổi sáng lại nhiều sương nên vẫn chưa đến nơi, mà phần lớn nhân mã ở gần Nam Kinh đã tập trung dưới Thạch Đầu Thành. Nhất là không ai ngờ y lại xông vào đường chết mà lao thẳng đến Trường Giang, cho nên đường phía tây hạn chế nhất, sương dày gây trở ngại cho việc truyền tin và phối hợp lẫn nhau giữa các lộ đại quân. Lộ quân xông xáo liều mạng này thuận lợi khác thường.
Trong quân doanh ngoài Bản Kiều thôn, những người phụ trách canh gác cầm thương đang gật gù trong màn sương mờ mịt, thi thoảng lại có tiếng xì xầm. Hiện tại là lúc rạng sáng, là thời điểm con người ta nửa tỉnh nửa mê cực kỳ uể oải. Một tên lính ngáp dài, mệt mỏi than:
- Mệt chết được, hôm nay đại quân bao vây, giải quyết xong Bạch Y Quân là có thể đánh một giấc ngon lành rồi.
Người kia vừa định trả lời, đột nhiên nghiêng tai lắng nghe một lúc rồi ngạc nhiên nói:- Đây là tiếng gì vậy? Không phải trời sắp mưa đó chứ, sấp chớp ầm ầm.
Tên lính đó chợt biến sắc:
- Là tiếng vó ngựa, quân đội của ai đó đang điều động, vì sao không báo cho chúng ta biết? Không hay rồi, mau mau cảnh báo!
Chiêng đồng vang lên “Keng keng keng”, trống trận cũng gióng lên dồn dập, binh lính cuống cuồng cầm lấy đao thương và khiên, la hét um sùm chạy ra doanh trướng. Họ chưa kịp xếp thành đội hình chỉnh tề thì có tiếng mũi tên xé gió rít, rồi vô số mũi tên phóng đến tỏa ra che kín bầu trời đầy sương, kéo tới tựa như giông bão.
Binh lính hấp tấp chưa kịp chuẩn bị đồng loạt ngã xuống dưới sự công kích của mưa tên, trong quân doanh nhất thời hỗn loạn. Các tướng quân rút đao lớn tiếng gào thét chỉnh đốn đội ngũ, tránh cho quân lính lâm vào tình thế hỗn loạn, nhưng ngay sau đó mưa tên lại tập kích như vũ bão, không cách nào trấn áp trận hỗn loạn này. Tiếng vó ngựa dồn dập, hai ngàn kỵ binh tiên phong của Triệu Phong Tử đã hung hăng xông vào quân trận, tiếng kêu giết vang rền như sấm vang lên trong màn sương, khắp nơi đều là những bóng dáng chém giết điên cuồng.
Hơn hai ngàn thiết kỵ tựa như một thanh đao sắc nhọn chia cắt đại doanh quân Minh vốn không nhiều người hơn họ, hơn nữa còn chưa hoàn toàn tập họp thành trận hình công kích hữu hiệu thành hai nửa, sau đó hung hăng đánh về phía hậu doanh, để lại một đống tử thi hỗn độn, máu tươi tắm đất.
Đại quân cuốn qua như cuồng phong, quân doanh này bị đợt tập kích thần tốc tựa sấm chớp của họ đánh đến tan tành không còn sức chiến đấu.
Triệu Phong Tử cầm một thanh đại đao suất lĩnh trung quân xông tới. Trước đó, những quân doanh bọn họ xông qua đều chiến đấu đều vô cùng kịch liệt, nhưng càng đến gần bờ sông thì càng hăng đánh, có quân doanh gần như vừa xông vào liền phá được, không tốn sức chút nào. Xem ra bởi vì những quân doanh đang ở hậu trận, tiền phương có vài đội quan binh phòng tuyến cho nên cực kỳ lơ là.
Nếu đã vậy, muốn công thành bên sông chắc là rất dễ, tuy nhiên quan binh chạy tứ tán sẽ lan truyền tin tức khắp nơi, truy binh phía sau cũng sẽ càng ngày càng nhiều. Việc vượt sông cần có thời gian, huyết chiến thật sự chắc chắn sẽ phát sinh bên bờ sông.
Bốn bề thọ địch, tử chiến đến cùng! Trên vai có cung, trong tay có đao, Triệu Phong Tử uy phong lẫm liệt, thoạt nhìn như Sở bá vương không ngã khi cùng đường bí lối hay đụng phải oai hùm,.
Sóng dữ xô bờ, ngàn bọt trắng xóa cuộn trào.
Tạ Chủng Tài, Tạ Chủng Bảo đã dựng cầu nổi thành công, mượn thế kề nhau của ba đảo gồm một lớn hai nhỏ trên sông, nhân mã vượt sông còn có thể giãn ra một chút trên đảo nhỏ, vì vậy tốc độ vượt sông vô cùng thuận lợi. Miêu Quỳ cũng coi như thông hiểu quân sự, lại liên tiếp lập công ở Bắc Cương, đáng tiếc lần này lại sơ sẩy làm hỏng việc lớn. Do không thể tự bơi qua Giang Đông đánh địch lập công, lại không buồn để ý đến chiến lược ngăn sông trấn địch, đến nỗi không thể tận diệt phỉ tặc ở Giang Đông.
Lúc này, màn sương dày vẫn chưa tan hết, Triệu Phong Tử dẫn theo hai ngàn nhân mã, quan binh Hòa huyện nghe thấy cảnh báo liền xuất động, nửa đường gặp phải quân mai phục của Tạ Chủng Tài bị giết thê thảm. Hai ngàn nhân mã của Triệu Phong Tử sang sông, trận đánh ở bến tàu này xem như đã ổn định, quan phủ còn muốn điều binh đến đánh nhưng không kịp thời gian nữa.
Nhưng lúc này các lộ truy binh cũng đã tới, tiếng kèn hiệu thổi vang trên bờ Trường Giang, trống trận rung trời, tên dày như mưa, đan nhau rối bời tựa như một cơn mưa sao băng hoa lệ. Trong tiếng gió rít gào xen lẫn tiếng than khóc, hò hét đinh tai nhức óc... Cuộc chiến thảm khốc chậm rãi mở màn trong cơn chấn động hoảng loạn này.
Đất bên sông tơi xốp, chiến mã khó đi, Bạch Y Quân đều phải xuống ngựa chiến đấu. Bọn họ đứng xếp thành nửa vòng tròn bảo vệ chặt chẽ bến tàu vượt sông tạm thời, chiếc cầu nổi này là hy vọng sống còn duy nhất của họ, bọn họ quyết không tha cho bất cứ ai đoạt mất.
Mà quan binh đuổi theo, nhất là những quan binh reo hò, huơ các lá cờ thuộc các bộ phận khác nhau không ngừng gia nhập, trong sương mù dày đặc không nhìn rõ có bao nhiêu nhân mã, vô hình trung làm tăng tâm lý bị uy hiếp của Bạch Y Quân, lại cổ vũ sĩ khí cho quan binh.
Nhân mã hai bên đều xung phong liều chết, quan binh xung quanh liền giống như sóng dữ không ngừng đánh vào mỏm đá, sấn tới rồi lại rút đi, rồi sấn tới, để lại một mảng máu tươi. Triệu Phan, Triệu Hạo và Triệu Phong Tử đều tự lĩnh quân ngăn chặn một phương hướng, giống như một tảng đá lớn, mặc cho sóng lớn xô bờ cũng quyết không lùi lại một bước. Hai bên đánh đến tối tăm trời đất, nhật nguyệt thôi sáng.
- Giết!
Đao vừa vung ra liền có hai đầu người rơi xuống đất. Triệu Phong Tử cũng có phần đuối sức, y lảo đảo chúi người về phía trước hai bước, một quan binh thấy thế liền vung đao hung hăng bổ về phía đỉnh đầu của y.
- Đại ca cẩn thận!
- Lưu đại ca, chúng ta xông về hướng nào, không biết hai lộ nhân mã kia có đánh chiếm được thành Nam Kinh chưa, hay là chúng ta đi về phía Nam Kinh?
Lưu Huệ ngẩn ra, nghĩ ngợi rồi nói:
- Nếu bọn họ đã đánh chiếm Nam Kinh, vậy đám quan binh đang bao vây chỗ này đã sớm chạy đến thành Nam Kinh mẹ nó rồi, mắc mớ gì phải vây chặt dưới chân núi? Chúng ta... Chúng ta hướng về phía bờ sông, dọc theo sông tìm mấy chiếc thuyền bị bỏ lại ngày hôm qua để đến Giang Tây đi!
Trong bụi cỏ tại bến tàu trước Ẩn Oanh trang nằm ở bờ bên kia Trường Giang, hai huynh đệ Tạ Chủng Tài, Tạ Chủng Bảo sóng vai nằm sấp trên trảng cỏ.
Tạ Chủng Bảo nói:
- Đệ thấy thời điểm sắp đến rồi, giữ thuyền cũng không có nhiều người, tất cả đều là trai tráng và một vài sai dịch thủ lĩnh của huyện thành. Vùng ven sông toàn là thuyền, không cần dùng nhiều lắm, trên sông phía trước chẳng phải có cửa bến tàu với tổng cộng ba đảo nhỏ ở hai bên sao, đặt mấy chiếc thuyền lớn ở chỗ nào có dòng thủy lưu nối các đảo với nhau, đại quân một trăm ngàn người qua cầu này cũng không thành vấn đề.
Tạ Chủng Tài hừ một tiếng, nói:
- Nói thì dễ lắm, bên này vừa có động tĩnh, quan binh Hòa huyện liền lao đến, bờ bên này chúng ta tổng cộng chưa đến một ngàn người, để lại hai trăm người cho lão Tam và phụ nữ trẻ con trốn ở Ngô Đồng Sơn, tám trăm người còn lại vừa dựng cầu vừa phải đối phó quan binh, cũng đủ ghê.
- Mẹ nó! Vậy huynh nói thử xem có hay hơn không?
Tạ Chủng Bảo không hề có ý kính nể vị đại ca chào đời sớm hơn y một chút này:
- Hòa huyện có nhiêu đó binh sĩ thôi à? Tám trăm người này của chúng ta, ngoại trừ hơn ba trăm người biết bơi biết chèo thuyền chiêu mộ từ Sơn Tây ra, còn lại đều là tinh binh của trại cũ. Hơn nữa chờ bọn họ chạy đến, bọn bên bờ đối diện đã xông qua đây rồi, dựa vào đâu mà đánh bây giờ?
- Hơn nữa, huynh cũng không nhìn kỹ xem đây là đâu, Triệu Tú Tài có bản lĩnh, chỗ y chọn chẳng những dễ dựng cầu nổi, ngay cả tên thôn trang đặt cũng hay, huynh có nghe qua Tam Quốc bao giờ chưa? Bàng Thống có tên hiệu Phượng Sồ tới sườn núi Lạc Phượng liền toi đời, học vấn chính là ở đây. Chỗ này gọi là Ẩn Oanh trang, “ẩn oanh” không phải là giấu oanh đi sao, Oanh Nhi chắc chắn không hề gì.
- Đệ đi bói tướng được rồi đó, mau quay về triệu tập nhân mã lập tức phát động. Mẹ nó, tối hôm qua còn thấy rõ đèn dầu tín hiệu, bây giờ sương giăng đầy trời, căn bản không thấy được bờ bên kia, chỉ mong bọn họ không bị lạc đường.
Tạ Chủng Bảo không lên tiếng nữa, lẳng lặng lui ra sau quay về triệu tập nhân mã ẩn núp trong rừng rậm. Tạ Chủng Tài nằm đó thở dài, lẩm bẩm:
- Không ngờ chiêu giấu cờ này lại đắc dụng, ầy! Thành Nam Kinh rốt cuộc có thất thủ hay không, nghe nói Lưu Thất dọc đường gặp thiên tai, bản thân tổn thất vô số, cũng không biết hai đội nhân mã của Oanh Nhi và Dương Hổ rốt cuộc ra sao rồi.
Lúc này, nhân mã của Triệu Phong Tử đã bắt đầu di chuyển về phía bờ sông, sương mù đầy trời trở thành thứ yểm hộ tốt nhất, nhưng cũng gây trở ngại nhất định đối với hành động của họ. Triệu Phong Tử cố gắng duy trì hướng thẳng về phía trước, tránh cho đông giết tây chặn làm chệch phương hướng. Cứ như vậy, y thấy người chặn thì giết người, thấy phật ngăn thì giết phật, cương quyết mở một đường máu ra ngoài.
May thay, đại quân bắc tiến từ Hồ Quảng, Giang Tây cũng nghỉ vào ban đêm, buổi sáng lại nhiều sương nên vẫn chưa đến nơi, mà phần lớn nhân mã ở gần Nam Kinh đã tập trung dưới Thạch Đầu Thành. Nhất là không ai ngờ y lại xông vào đường chết mà lao thẳng đến Trường Giang, cho nên đường phía tây hạn chế nhất, sương dày gây trở ngại cho việc truyền tin và phối hợp lẫn nhau giữa các lộ đại quân. Lộ quân xông xáo liều mạng này thuận lợi khác thường.
Trong quân doanh ngoài Bản Kiều thôn, những người phụ trách canh gác cầm thương đang gật gù trong màn sương mờ mịt, thi thoảng lại có tiếng xì xầm. Hiện tại là lúc rạng sáng, là thời điểm con người ta nửa tỉnh nửa mê cực kỳ uể oải. Một tên lính ngáp dài, mệt mỏi than:
- Mệt chết được, hôm nay đại quân bao vây, giải quyết xong Bạch Y Quân là có thể đánh một giấc ngon lành rồi.
Người kia vừa định trả lời, đột nhiên nghiêng tai lắng nghe một lúc rồi ngạc nhiên nói:- Đây là tiếng gì vậy? Không phải trời sắp mưa đó chứ, sấp chớp ầm ầm.
Tên lính đó chợt biến sắc:
- Là tiếng vó ngựa, quân đội của ai đó đang điều động, vì sao không báo cho chúng ta biết? Không hay rồi, mau mau cảnh báo!
Chiêng đồng vang lên “Keng keng keng”, trống trận cũng gióng lên dồn dập, binh lính cuống cuồng cầm lấy đao thương và khiên, la hét um sùm chạy ra doanh trướng. Họ chưa kịp xếp thành đội hình chỉnh tề thì có tiếng mũi tên xé gió rít, rồi vô số mũi tên phóng đến tỏa ra che kín bầu trời đầy sương, kéo tới tựa như giông bão.
Binh lính hấp tấp chưa kịp chuẩn bị đồng loạt ngã xuống dưới sự công kích của mưa tên, trong quân doanh nhất thời hỗn loạn. Các tướng quân rút đao lớn tiếng gào thét chỉnh đốn đội ngũ, tránh cho quân lính lâm vào tình thế hỗn loạn, nhưng ngay sau đó mưa tên lại tập kích như vũ bão, không cách nào trấn áp trận hỗn loạn này. Tiếng vó ngựa dồn dập, hai ngàn kỵ binh tiên phong của Triệu Phong Tử đã hung hăng xông vào quân trận, tiếng kêu giết vang rền như sấm vang lên trong màn sương, khắp nơi đều là những bóng dáng chém giết điên cuồng.
Hơn hai ngàn thiết kỵ tựa như một thanh đao sắc nhọn chia cắt đại doanh quân Minh vốn không nhiều người hơn họ, hơn nữa còn chưa hoàn toàn tập họp thành trận hình công kích hữu hiệu thành hai nửa, sau đó hung hăng đánh về phía hậu doanh, để lại một đống tử thi hỗn độn, máu tươi tắm đất.
Đại quân cuốn qua như cuồng phong, quân doanh này bị đợt tập kích thần tốc tựa sấm chớp của họ đánh đến tan tành không còn sức chiến đấu.
Triệu Phong Tử cầm một thanh đại đao suất lĩnh trung quân xông tới. Trước đó, những quân doanh bọn họ xông qua đều chiến đấu đều vô cùng kịch liệt, nhưng càng đến gần bờ sông thì càng hăng đánh, có quân doanh gần như vừa xông vào liền phá được, không tốn sức chút nào. Xem ra bởi vì những quân doanh đang ở hậu trận, tiền phương có vài đội quan binh phòng tuyến cho nên cực kỳ lơ là.
Nếu đã vậy, muốn công thành bên sông chắc là rất dễ, tuy nhiên quan binh chạy tứ tán sẽ lan truyền tin tức khắp nơi, truy binh phía sau cũng sẽ càng ngày càng nhiều. Việc vượt sông cần có thời gian, huyết chiến thật sự chắc chắn sẽ phát sinh bên bờ sông.
Bốn bề thọ địch, tử chiến đến cùng! Trên vai có cung, trong tay có đao, Triệu Phong Tử uy phong lẫm liệt, thoạt nhìn như Sở bá vương không ngã khi cùng đường bí lối hay đụng phải oai hùm,.
Sóng dữ xô bờ, ngàn bọt trắng xóa cuộn trào.
Tạ Chủng Tài, Tạ Chủng Bảo đã dựng cầu nổi thành công, mượn thế kề nhau của ba đảo gồm một lớn hai nhỏ trên sông, nhân mã vượt sông còn có thể giãn ra một chút trên đảo nhỏ, vì vậy tốc độ vượt sông vô cùng thuận lợi. Miêu Quỳ cũng coi như thông hiểu quân sự, lại liên tiếp lập công ở Bắc Cương, đáng tiếc lần này lại sơ sẩy làm hỏng việc lớn. Do không thể tự bơi qua Giang Đông đánh địch lập công, lại không buồn để ý đến chiến lược ngăn sông trấn địch, đến nỗi không thể tận diệt phỉ tặc ở Giang Đông.
Lúc này, màn sương dày vẫn chưa tan hết, Triệu Phong Tử dẫn theo hai ngàn nhân mã, quan binh Hòa huyện nghe thấy cảnh báo liền xuất động, nửa đường gặp phải quân mai phục của Tạ Chủng Tài bị giết thê thảm. Hai ngàn nhân mã của Triệu Phong Tử sang sông, trận đánh ở bến tàu này xem như đã ổn định, quan phủ còn muốn điều binh đến đánh nhưng không kịp thời gian nữa.
Nhưng lúc này các lộ truy binh cũng đã tới, tiếng kèn hiệu thổi vang trên bờ Trường Giang, trống trận rung trời, tên dày như mưa, đan nhau rối bời tựa như một cơn mưa sao băng hoa lệ. Trong tiếng gió rít gào xen lẫn tiếng than khóc, hò hét đinh tai nhức óc... Cuộc chiến thảm khốc chậm rãi mở màn trong cơn chấn động hoảng loạn này.
Đất bên sông tơi xốp, chiến mã khó đi, Bạch Y Quân đều phải xuống ngựa chiến đấu. Bọn họ đứng xếp thành nửa vòng tròn bảo vệ chặt chẽ bến tàu vượt sông tạm thời, chiếc cầu nổi này là hy vọng sống còn duy nhất của họ, bọn họ quyết không tha cho bất cứ ai đoạt mất.
Mà quan binh đuổi theo, nhất là những quan binh reo hò, huơ các lá cờ thuộc các bộ phận khác nhau không ngừng gia nhập, trong sương mù dày đặc không nhìn rõ có bao nhiêu nhân mã, vô hình trung làm tăng tâm lý bị uy hiếp của Bạch Y Quân, lại cổ vũ sĩ khí cho quan binh.
Nhân mã hai bên đều xung phong liều chết, quan binh xung quanh liền giống như sóng dữ không ngừng đánh vào mỏm đá, sấn tới rồi lại rút đi, rồi sấn tới, để lại một mảng máu tươi. Triệu Phan, Triệu Hạo và Triệu Phong Tử đều tự lĩnh quân ngăn chặn một phương hướng, giống như một tảng đá lớn, mặc cho sóng lớn xô bờ cũng quyết không lùi lại một bước. Hai bên đánh đến tối tăm trời đất, nhật nguyệt thôi sáng.
- Giết!
Đao vừa vung ra liền có hai đầu người rơi xuống đất. Triệu Phong Tử cũng có phần đuối sức, y lảo đảo chúi người về phía trước hai bước, một quan binh thấy thế liền vung đao hung hăng bổ về phía đỉnh đầu của y.
- Đại ca cẩn thận!
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.