Quyển 5 - Chương 191: Thư Nhà
Nguyệt Quan
26/03/2013
Trong đám thân quân thị vệ của Dương Lăng cũng chỉ có vài người biết được thân thế thực sự của Chính Đức, cho nên đa số thân quân trông thấy đại nhân nhìn chăm chăm một vị tiểu hiệu thì đều rất kinh ngạc.
Nhìn vị tiểu hiệu úy tuấn tú trẻ măng đó, rồi lại trộm nhìn ánh mắt chằm chằm của đại nhân, Lưu Đại Bổng Chùy, vừa mới trở thành thân quân thị vệ của Dương Lăng, liền bừng tỉnh ngộ.
Vào thời Minh, "nam phong(*)" rất được ưa chuộng, được xem là tục phong lưu thời thượng, không ai bài xích hoặc khinh thường. Song song với việc bầu bạn cùng mỹ nữ, phần lớn vua chúa công khanh và danh sĩ tài tử đều có nam sủng tuấn tú và dịu dàng kề cận, bình thường thì mang theo làm thư đồng, đến tối thì trở thành bạn nô giỡn trên giường. (*: đồng tính nam)
Thời đó, quan hệ tình dục giữa hai người đồng giới được gọi là "ngoại giao(*)", giữa đàn ông và đàn bà thì gọi là "nội giao". “Ngoại giao” chẳng những được đạo đức, pháp luật, phong tục và tập quán đương thời thừa nhận mà những ái nhi (luyến đồng) được sủng ái còn được hưởng quyền lợi như là thị thiếp: bình thường thì được trợ cấp tiền bạc, đến khi hơi lớn tuổi cần phải rời chủ nhân đi cưới vợ thì sẽ còn được chủ nhân tặng thêm cho một món tiền. (*: "giao" ở đây là giao phối)
Sớm đã nghe nói đến phong tục của thượng tầng xã hội này, Lưu Đại Bổng Chùy trông thấy Dương đại soái và viên tiểu hiệu úy da dẻ mịn màng như đại cô nương nọ mờ mờ ám ám, hơn nữa, lúc này tướng đi của Chính Đức lại hơi ngượng nghịu khiến hắn càng nhìn càng sởn gai ốc. Xem ra gã tiểu hiệu úy tuấn tú này ắt hẳn là nam sủng của đại soái rồi!
Xoa xoa bộ râu quai nón của mình, Lưu Đại Bổng Chùy không khỏi thầm cảm thấy may mắn. May mà được mẹ già đẻ ra mình mặt xấu tướng thô, bằng không một đại nam nhân như mình mà bị đại soái nhìn trúng thì sẽ chướng biết dường nào?
Dương Lăng không hề hay biết vị thuộc hạ khù khờ ngốc nghếch mới tuyển của y lại còn có sức liên tưởng phong phú đến như vậy. Y cũng mặc đám thị vệ không rõ nội tình đang suy nghĩ những gì, đợi Chính Đức đi đến bên cạnh liền lập tức nắm lấy tay hắn kéo vào trong thành lầu. Dương Nhất Thanh và Trương Vĩnh đưa mắt nhìn nhau rồi cũng vội vã bước theo vào.
Đám Tham tướng, Phó tướng, Tì tướng bởi chức quan còn thấp nên chưa từng tận mắt nhìn thấy thiên nhan, mà cho dù mở rộng đầu óc ra gấp đôi thì bọn họ cũng không thể tưởng tượng được chàng trai trẻ mặt mày trắng trẻo này lại chính là thiên tử Đại Minh, là đương kim hoàng đế. Mặc dù bọn họ ai nấy đều nghi vấn đầy bụng, nhưng vốn từ một tiểu tốt lăn lộn đến chức vị ngày hôm nay nên cả bọn vẫn còn có đủ định lực, tất cả bèn giả tảng như chẳng có gì lạ thường, cùng thản nhiên bước theo vào.
Nhìn từ ngoài vọng lâu trông rất đơn giản, bên trong cũng chia ra làm ba gian là ngoài, giữa, và trong. Gian ngoài là nơi tiếp khách và chỉ huy chiến đấu hằng ngày. Gian giữa tương đối trống trải, ngoại trừ một tấm bản đồ lớn treo trên tường và một tấm sa bàn lớn đặt chính giữa phòng thì không còn thứ gì khác. Đây là nơi mà Tổng chế Tam quan Dương Nhất Thanh cùng các tướng bàn bạc quân vụ và hoạch định sách lược. Gian trong là thư phòng và phòng ngủ của Dương Tổng chế. Dương Lăng kéo hoàng đế Chính Đức bước băng băng vào thẳng gian trong, Dương Nhất Thanh và Trương Vĩnh cũng quýnh quáng chạy theo vào.
Các tướng vừa mới bước theo vào thành lầu thì Dương Nhất Thanh lại vụt ló đầu từ sảnh giữa, quát:
- Các tướng lĩnh đợi ở đây! Bản tướng có việc quan trọng phải thương nghị với hai vị khâm sai.
Nói đoạn hắn kéo tấm rèm nỉ dày cộp che lại, rồi đóng sập thêm cửa trong.
Mặc kệ chúng tướng bên ngoài trố mắt kinh ngạc, đằng sau cánh cửa Dương Nhất Thanh lật đật chạy thẳng vào gian trong, quỳ xuống trước mặt Chính Đức, nén giọng thưa:
- Thần Dương Nhất Thanh khấu kiến Hoàng thượng!
Chính Đức liếc sang Dương Lăng, thấy y mặt chảy xệ, không nói tiếng nào thì không khỏi bật cười hì hì. Hắn tuy nông nổi, song không phải là hôn quân không biết phải trái, đương nhiên hiểu rõ sự quan tâm và lo lắng của Dương Lăng đối với hắn, cho nên sắc mặt hắn không hề có vẻ bất cần.
Hắn ngồi lên chiếc ghế dựa mà Dương Nhất Thanh thường ngồi, cười bảo:
- Đứng dậy đi! Ở đây không cần phải đa lễ.
Dương Nhất Thanh vừa vội vã đứng dậy liền mở miệng hỏi ngay:
- Hoàng thượng! Sao ngài... sao ngài lại đến đây?
Mặt Trương Vĩnh cũng trắng bệch, giọng run rẩy:
- Phải đó Hoàng thượng! Ngài thực dọa chết nô tài rồi! Khi nãy bên ngoài còn có thiên quân vạn mã, may mà giặc Thát không mạnh bằng quân Nguyên năm đó, trong tay không có trọng pháo để dùng, nếu không ngộ nhỡ... ngộ nhỡ..., - lão nói đến đây thì không khỏi rùng cả mình.
Chính Đức cười nói:
- Lại nữa rồi! Trẫm biết, thân trẫm gắn liền với thiên hạ nên phải vì thiên hạ mà yêu tiếc lấy thân, thế nhưng già quá sẽ hóa non, mọi việc không thể lo quá nhiều. Đại Hãn của giặc Thát có thể đích thân lên ngựa chinh chiến sa trường, chẳng lẽ ngay cả dũng khí lên lầu trên tường thành xem giặc liệu trận mà trẫm cũng không có? Khanh muốn trẫm làm Hoàng đế thế nào?
Lời hắn tuy nói đùa, nhưng ý oán trách trong lời rất nặng, Trương Vĩnh nghe xong lập tức nín bặt, không dám nói thêm điều gì. Dương Lăng thấy vậy lại định dâng lời, Chính Đức trông thấy biết ý bèn nhảy tót dậy, sải bước đến sảnh giữa ngắm nghía tấm sa bàn lớn có sông ngòi đồi núi, sa mạc thảo nguyên.
Dương Lăng không biết phải làm thế nào, đành đi theo sang bên ấy. Dương Nhất Thanh vội vã bước theo y, thấp giọng hỏi dồn:
- Ôi trời ơi! Sao Hoàng thượng lại theo đến đây vậy? Hoàng thượng đến Đại Đồng làm gì? Dương đại nhân ơi, ngài hãy làm ơn mời Hoàng thượng mau trở về kinh sư đi. Mới vừa nhìn thấy Hoàng thượng mà tôi đã cóng hết cả chân tay, sợ đến muốn ngất rồi. Hoàng thượng mà ở đây, tôi thực sẽ không biết đánh trận như thế nào nữa đâu!
Dương Lăng cười khổ sở, nhất thời cũng không biết phải bắt đầu giải thích từ đâu. Chính Đức chắp tay đứng trước sa bàn, chăm chú quan sát một hồi, vui sướng khen:
- Tốt, địa hình, địa thế, địa mạo thật chi tiết! Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.
Nói đến quan ải thành trấn của Đại Minh thì ai nấy đều rõ như lòng bàn tay.
Thế nhưng đối với kẻ giặc lâu năm như là Thát Đát, chúng ta lại chỉ biết rằng bọn chúng chia làm sáu nhóm bộ lạc và địa hình đại khái của chúng, mà nói một cách cụ thể, cũng không ngoài một mảng sa mạc và thảo nguyên rộng lớn. Trong khi đó tấm sa bàn này lại thể hiện rõ cả sông ngòi, nếu giao phong cùng Thát Đát trên thảo nguyên, chỉ riêng tấm bản đồ này đã đáng giá mười vạn đại quân rồi. Dương khanh nghĩ sao?
Tính cách ham chơi và bốc đồng của Chính Đức che mắt rất nhiều người, đến nỗi rất nhiều bậc túc nho thầm đau xót vì thiên tử bất tài vô năng mà không ai thèm để ý đến trình độ về Phật học, âm nhạc và binh pháp của vị tiểu hoàng đế mới chỉ mười sáu tuổi này. Tuy rằng về mặt binh pháp hắn chỉ mới ở mức dụng binh trên giấy, nhưng không có nghĩa là hắn không có kiến thức tương ứng. Một tấm bản đồ tác chiến chi tiết, đặc biệt là tấm bản đồ đó lại ghi chú những khu vực, đồng núi, sông ngòi, thảo nguyên và ao đầm xa lạ một cách tỉ mỉ đến như vậy, tác dụng của nó nào chỉ mười vạn quân.
Không kịp trả lời Dương Nhất Thanh, Dương Lăng bèn vội gật đầu cười đáp:
- Lời của Hoàng thượng rất phải. Quan ải có kiên cố, Trường Thành có hùng vĩ và hiểm trở đến đâu, nếu chỉ biết thụ động chờ người Thát Đát lấn hiếp đến cửa, thì cũng có ngày sẽ bị công phá. Trường Thành được xây từ đời Tần, tuy rằng không phải không có tác dụng, nhưng dẫu cho triều này nối tiếp triều kia, chuyện man tộc xâm phạm trung thổ vẫn xảy ra liên miên. Chỉ khi nắm rõ nội tình của chúng, có một ngày lấy công thay thủ, tiêu diệt hoàn toàn con hổ dữ nằm ở đầu giường này thì mới là lẽ phải.
Chính Đức vỗ tay khen:
- Chính hợp ý trẫm! Dương tổng chế, tấm bản đồ này là do trinh sát của khanh vẽ à? Đáng được trọng thưởng!
Dương Nhất Thanh liếc sang Dương Lăng rồi đáp:
- Hồi bẩm Hoàng thượng, đó là... bản đồ do mật thám Nội xưởng dùng việc buôn bán đồ da, trà và ngựa làm vỏ bọc, đi khắp đại mạc vẽ ra, rồi giấu dưới yên ngựa mang về. Dương xưởng đốc trình bản đồ lên cho Bộ Binh, Lưu thượng thư sai biên quan chế tạo ra đấy ạ.
- Ồ? - Chính Đức có phần bất ngờ, hắn vui sướng nói với Dương Lăng: - Nhìn không ra! Thật là nhìn không ra! Trẫm còn tưởng Nội xưởng chỉ biết kiếm bạc cho trẫm thôi chứ. Ừm, làm rất tốt, so với mật thám Cẩm Y vệ thực mạnh hơn gấp trăm lần.
Dương Lăng mang máng nhớ đến chuyện này. Khi Ngô Kiệt trình giao tấm bản đồ cho y. lão cũng cao hứng một hồi, nhưng khi ấy công tác nghiên cứu chế tạo hỏa súng của Nội xưởng vừa được mốt số kết quả khả quan cho nên y đặt toàn bộ sự chú ý lên phương diện đó. Vả lại tạm thời Đại Minh cũng không thể đi đánh Thát Đát cho nên y bèn căn dặn Ngô Kiệt lưu giữ một bản, sao chép cho Bộ Binh một bản, không ngờ Lưu Đại Hạ đã đưa đến biên quan.
Y nhìn kỹ tấm bản đồ. Các quan ải dọc tuyến quân Minh đều được đánh dấu rõ ràng, nhưng ba phần tư hình ảnh trên tấm sa bàn là đại mạc thảo nguyên. Thiết nghĩ, hiện tại quân Minh là thủ, Thát Đát là công, hành tung của đại quân chẳng qua chỉ trong vòng trăm dặm, đặt một tấm bản đồ sa bàn của Thát Đát trong căn phòng Dương Nhất Thanh nghiên cứu chiến sự hằng ngày để làm gì?
Nghĩ đến đây, Dương Lăng bỗng máy động trong lòng, trong đầu thoáng hiện lên một ý nghĩ. Lúc này Dương Nhất Thanh đã trả lời xong câu hỏi của Chính Đức, hắn tiếp tục khổ sở khuyên nhủ:
- Hoàng thượng! Mọi việc lớn trong thiên hạ đều cần có ngài quyết định! Một khi tin tức không có ngài tọa trấn kinh sư lan truyền ra ngoài, lòng dân ắt sẽ không yên. Thần nghĩ Hoàng thượng nên sớm hồi kinh mới phải ạ!
Chính Đức xua tay đáp:
- Không vội không vội! Trẫm đến đây cũng vì có đại sự phải làm. Việc ấy mà thành sẽ đáng giá như được năm mươi vạn quân vậy. Ha ha! Chốc nữa hãy bảo Dương khanh nói rõ cho khanh nghe. À đúng rồi, vừa nãy khanh bảo Miêu Quỳ đã đi làm việc gì?
Vừa nhắc đến việc này, sắc mặt Dương Nhất Thanh liền trở lên ngưng trọng, hắn bước lên thưa:
- Hoàng thượng! Bởi cần thực hiện gấp trước khi Bá Nhan Mãnh Khả lui binh, thời gian khẩn cấp, tấu chương đưa lên kinh thành lại cần đại thần các bộ thảo luận và thông qua, đi hết một vòng sẽ mất phải hơn nửa tháng, vuột mất thời cơ. Do đó thần đã lệnh cho đại quân xuất chinh.
Hoàng thượng đã âm thầm đến Đại Đồng, vậy ắt chưa nhận được tấu chương của thần, thần đành bẩm tấu với Hoàng thượng một lần nữa vậy.
Rồi hắn liếm môi, chỉ vào sa bàn diễn giải:
- Năm nay Thát Đát gặp phải tuyết to, cộng thêm Bá Nhan Mãnh Khả mang lòng báo thù cho con, cho nên hắn đã tập hợp các bộ lạc xâm phạm Trung Nguyên. Bảy vạn thiết kỵ đã là toàn bộ số tinh binh trên thảo nguyên.
Khi xưa tác chiến, đánh bại quân giặc xâm phạm, đuổi nó ra khỏi quan ngoại đã là đại thắng, nhưng thần nghĩ rằng, ta ở biên quan giết một vạn quân giặc sẽ không khiến lòng quân lòng dân của chúng bị đả kích bằng xâm nhập vào ngay bản thổ, ở ngay trong nhà chúng mà giết một trăm. Khi xưa chúng ta không nắm rõ tình hình lẫn địa thế của chúng ra sao, mạo muội xuất binh chẳng khác nào kẻ lòa dắt ngựa mù, nhưng nay thì không như vậy nữa.
Dương Nhất Thanh nhìn Dương Lăng với ý khen ngợi, rồi nói tiếp:
- Nội xưởng của Dương đại nhân hoạt động ở quan ngoại rất hiệu quả, thông tin tình báo đưa đến ùn ùn, vi thần nắm chắc mọi việc trong lòng mới dám to gan vạch ra kế này.
- Hoàng thượng ngài xem!
Dương Nhất Thanh vừa nói vừa trỏ vào bản đồ thảo nguyên nhấp nhô trập trùng. Chính Đức, Dương Lăng và Trương Vĩnh cùng nhìn chăm chú vào chỗ hắn trỏ:
- Chỗ này là nhóm bộ lạc Tích Lâm Quách Lặc, nhóm Sát Cáp Nhĩ Bộ, chỗ này là nhóm bộ lạc Y Lặc Hô Lý, nhóm Nhĩ Nhã Phạm, nhóm Ngạch Nhĩ Hoàn Nạp và nhóm Triết Lý Mộc, chỗ cắm cây cờ xanh này là nhóm bộ lạc Chiêu Ô Đạt.
Dương Nhất Thanh đắc ý nói tiếp:
- Phái một đội quân đơn độc xâm nhập vào sau lưng giặc vốn là điều đại kỵ trong binh pháp. Nhưng theo tình báo mà chúng ta nhận được, lần này Thát Đát dốc toàn bộ tinh binh ra chiến trường, hậu phương cực kỳ trống trải, người còn lại của mọi nhóm bộ lạc đều là người già phụ nữ và trẻ con, số binh sĩ ở lại trấn giữ có khả năng chiến đấu ít ỏi vô cùng.
Người Thát Đát lấy du mục làm lẻ sống, không có thành trì. Trước đây, cho dù chúng ta biết doanh trại bọn chúng trống rỗng cũng không cách nào tìm được vị trí của chúng trên đại mạc thảo nguyên rộng mênh mông, nhưng hiện tại đã có tình báo chính xác. Ta lại dựa vào bản đồ chi tiết, trước hết định rõ một con đường rút lui rồi thu xếp đại quân tiếp ứng khi cần. Cái kế hoạch một vốn bốn lời đầy rẫy nguy cơ này đáng để mạo hiểm.
Trương Vĩnh rùng mình, kích động hỏi:
- Dương tổng chế phái một cánh quân đơn độc xâm nhập vào sau lưng quân địch để tác chiến?
Dương Nhất Thanh gật đầu đáp:
- Đúng vậy! Đó là một đạo khinh kỵ gồm năm nghìn người, hoàn toàn là quân tiên phong lấy phá hoại làm mục đích mà không lấy chém giết làm nhiệm vụ. Đạo quân đơn độc này không nhận được chi viện và cung ứng từ quân nhà cho nên nhất định phải cướp đoạt lương thảo và cấp dưỡng từ các bộc lạc của người Thát Đát, dùng chiến tranh nuôi chiến tranh.
Người Thát Đát kiêu dũng thiện chiến, nhưng những bộ lạc sâu tận trong thảo nguyên ở hậu phương của bọn chúng lại không hề có sức chiến đấu. Mệnh lệnh của bản quan là giảm thiểu việc tàn sát những người già phụ nữ và trẻ con đến mức thấp nhất, sự sống sót của bọn họ chính là đồng minh của chúng ta và là gánh nặng của Bá Nhan Mãnh Khả. Nhưng phải cố hết sức phá hủy mọi thứ.
Mỗi khi đến tháng chín tháng mười, giặc Thát lại bắt đầu cắt cỏ phơi khô và tích trữ một lượng lớn cỏ khô chất cao như núi, đến đông sẽ lấy cỏ khô để nuôi bò nuôi dê, lấy dê bò nuôi người. Mệnh lệnh của bản quan là: ăn hết dê bò của chúng, đốt sạch cổ khô của chúng, giống như một đàn châu chấu quét ngang thảo nguyên của bọn chúng vậy.
Điều này nhằm đẩy các nhóm bộc lạc này vào tình thế phải đến nhóm bộ lạc khác cướp bóc; để bọn chúng có giàu có nghèo, có người sống có kẻ chết đói. Dân tộc du mục coi cướp bóc là chuyện thiên kinh địa nghĩa, tin rằng khi Bá Nhan Mãnh Khả trở về thảo nguyên, trừ phi hắn có thể cung cấp đủ lương thực cứu tế nạn dân các bộ lạc, bằng không nội bộ bọn chúng sẽ nổi lửa chiến tranh bốn bề. Cho dù là hắn cũng không thể đàn áp nổi!
Dương Lăng nghe xong bèn liếc nhìn vị nho tướng này. Khuôn mặt đen đúa và gầy còm của Dương Nhất Thanh chứa đầy sát khí, dưới ngọn đèn mỡ bò mặt lão trông có phần nanh ác. Dương Lăng không khỏi thầm khen: "Hay cho một gã bại hoại trong vẻ nho nhã, một gã lưu manh trong lốt tướng tài!"
Chính Đức thoáng ngẩn người một lúc rồi đột nhiên hít sâu vào một hơi, hỏi:
- Chiến sách này là do khanh quyết định?
Dương Nhất Thanh không biết tâm ý của Hoàng thượng thế nào. Dứt khoát chiến pháp này sẽ giúp giảm nhẹ áp lực cho quân Minh rất nhiều: cho dù quân Minh không chủ động công kích Thát Đát, nhưng chỉ cần bọn họ nghiêm cẩn chống giữ, không để quân Thát Đát chiếm lợi thế thì vẫn có thể ngồi nhìn Thát Đạt bị nội loạn, ít nhất cũng có thể đảm bảo cho dân chúng vùng biên ải sống yên ổn được ba năm. Nhưng suy cho cùng, chiến lược này khó tránh có phần quá vô lại, động đến hòa khí của đất trời; cho nên Dương Nhất Thanh vẫn chưa dám nói rõ chiến sách này do ai nghĩ ra.
Lúc này hắn trộm liếc thấy sắc mặt của Hoàng thượng bình tĩnh, không giống như tức giận. Với cá tính dễ kích động của tiểu Hoàng đế, nếu thật có điều gì bất mãn thì e rằng đã sớm biểu hiện ra bên ngoài rồi. Suy luậnnhư vậy nên hắn mới có can đảm thưa:
- Hồi bẩm Hoàng thượng! Đây là biện pháp do phó tướng Vương Thủ Nhân của thần sau khi nhận được tình báo chi tiết của Nội Xưởng đã nghĩ ra.
Thần cùng các tướng lĩnh trong quân lại cùng nghiên cứu kỹ lưỡng, cố sức hoàn thiện rồi mới cho thi hành. Vì để được ổn thỏa nên đòi hỏi toàn bộ thời gian hành động của bọn họ chỉ có hai mươi ngày, nhắm đến khi thư cầu viện đến tay Bá Nhan, đại quân Mông Cổ rút về cứu viện thì bọn họ đã theo con đường đã dự định sẵn mà trở về an toàn rồi.
Dương Lăng cười hắc hắc khen:
- Hay cho một kế sách hiểm độc, phản khách vi chủ, qua cầu rút ván!
Y là bầy tôi được Chính Đức yêu mến nhất, thấy y mở miệng khen Dương Nhất Thanh càng thêm vững tin, vội cười nói:
- Kế này có hay chăng nữa cũng là nhờ có tin tình báo chuẩn xác và tỉ mỉ của đại nhân. Bằng không năm nghìn nhân mã này sẽ như lấy bánh bao đi đánh chó, lạc vào trong đồng tuyết mịt mù, e là chưa tìm được bộ lạc nào thì đã chết đói, chết cóng ở đó rồi.
Chính Đức ngơ ngẩn một hồi, rồi chợt khẽ thở dài, lắc đầu nhè nhẹ. Dương Nhất Thanh hơi rét trong bụng, lúng túng thưa:
- Thần cũng biết kế này ác độc, tổn hại đến lẽ thuận hòa của thiên triều thượng quốc...
Hắn chưa nói xong, Chính Đức đã thở dài:
- Đáng tiếc! Chỉ tiếc là bảy vạn đại quân Thát Đát vẫn đang ngông nghênh trước quan ải, bằng không phải bắt hết đám vương tử, công chúa quý tộc Mông Cổ về làm thái giám và cung nữ.
Dương Nhất Thanh sững sờ nhìn vị thiên tử của Đại Minh còn vô sỉ hơn hắn đang lẩm bẩm, không biết phải nói gì. Vốn hắn định nịnh hót Hoàng thượng vài câu, nhưng khen ngợi Hoàng đế anh quân nhân đức như Tam Hoàng Ngũ Đế(1) hình như không thích hợp cho lắm.
Trong lúc Hoàng đế Chính Đức luôn ôm mộng làm cường đạo còn đang lắc đầu "nuối tiếc", Dương Lăng đã nhịn cười hỏi:
- Dương tổng chế! Lúc này đại quân đã xuất phát được mấy ngày rồi? Người nào dẫn quân?
- Hả? À ờm....,
Dương Nhất Thanh đang mãi lo tiểu hoàng đế chưa từng trải qua sự tàn khốc của chiến tranh, được các vị đại nho một bụng Kinh thư bắt học theo sách thánh hiền sẽ không đồng ý với mưu kế này, nghe Dương Lăng hỏi mới sực tỉnh.
Hắn vội đáp:
- Đã đi được chín ngày. Vốn Vương phó tướng định đích thân cầm quân nhưng Miêu công công tự thẹn đốc quân không tốt đã phụ thánh ý, nên khăng khăng đòi đích thân chỉ huy, chỉ mong đoái công chuộc tội. Vì vậy bản quan đã phái tham tướng Hứa Thái cùng ông ấy dẫn năm nghìn tinh binh xuất phát.
Dương Lăng thoáng ngớ ra, liền đó minh bạch dụng ý của Miêu Qùy. Miêu Quỳ không bằng được mấy người Lưu Cẩn và Trương Vĩnh theo chăm nom thái tử gia từ nhỏ đến lớn, đôi bên rất yêu quí nhau. Mà Hoàng đế Chính Đức lại không phải là một vị vua vô cảm, hắn rất coi trọng tình cảm cá nhân, cho nên trừ phi phạm phải tội đại nghịch bất đạo, bằng không Chính Đức quyết sẽ không lạnh nhạt với bọn họ.
Song Miêu Quỳ thì khác, lão là bầy tôi được tiên đế tin yêu, lại không có tình nghĩa riêng gì với Chính Đức. Trong đám bát hổ, những kẻ chưa "mò vớt" được chức lớn gì như đám Khâu Tụ và Ngụy Bân vẫn luôn thèm rỏ dãi cái chức Đề đốc Tây Xưởng của lão. Lần này xuất binh chỉ huy không tốt, sau khi trở về nếu đám người đó hơi dâng lời gièm tấu, chẳng những lão không vớt được chút chiến công nào mà ngay cả quyền lực vừa có được cũng sẽ bị mất, cho nên lão mới bất chấp mạo hiểm mà theo quân xuất chinh.
Vốn cướp biển Tây Ban Nha ban đầu cũng là một đám Bá tước, tướng quân thất bại trong tranh chấp nội bộ, mạo hiểm chạy ra biển mưu cầu lối thoát mới. Bọn chúng cũng có dã tâm giống như Miêu Quỳ vậy, tuy cách thức khác nhau song mục đích thì giống hệt: nhằm vơ vét quyền lực. Hiện tại lão cũng vậy, nhoáng cái đã "lắc mình hoá thân" thành mã tặc thảo nguyên.
- Hứa Thái?
Chính Đức thoáng nghĩ ngợi rồi cười nói:
- Có phải là Hứa Thái đã đổ Võ trạng nguyên năm Hoằng Trị thứ mười bảy? Lúc võ cử trẫm còn là thái tử, khi ấy từng cải trang đến khoa trường để xem các bên tranh tài. Người này giỏi võ vô cùng, cũng cực kỳ tinh thông binh thư chiến sách. Dương Tổng chế dụng tướng rất thỏa, nếu hắn có thể đại thắng trở về, trẫm sẽ tấn phong hắn làm Tổng binh!
*****
Sau khi được Dương Lăng thuật lại chuyện mật nghị cùng Đoá Nhan Tam Vệ, Dương Nhất Thanh suy xét mấy lượt rồi cũng không khuyên Hoàng đế hồi kinh nữa. Nhưng sau khi phái thêm năm nghìn binh mã hộ tống và đích thân đưa đám người Dương Lăng về lại Đại Đồng, hắn lập tức phóng ngựa trở về bản doanh, triệu gấp Vương Thủ Nhân vừa trở về Thanh Ngưu quan đến họp gấp. Cả hai cùng thương nghị quyết định cải biến chiến lược, điều trọng binh trấn giữ các quan ải bên ngoài Đại Đồng; chiến công có lớn chừng nào cũng không bằng bảo vệ Hoàng đế được chu toàn.
Nghe tin Bá Nhan Khả Hãn dời trọng binh về vùng Bình Thuận, Hồ Quan, Vương Thủ Nhân lo ngại bọn chúng sẽ thừa dịp thoát ly khỏi chiến trường chính, trở về thảo nguyên Mông Cổ. Hiện tại đại quân của Miêu Quỳ và Hứa Thai đang di chuyển giữa các bộ lạc của Thát Đát, ngộ nhỡ không kịp rút về thì toàn quân sẽ bị tiêu diệt ở thảo nguyên, thế là hắn bèn tỏ lộ nỗi lo lắng của mình với Dương Nhất Thanh.
Dương Nhất Thanh liền lập tức bác đi mà không thèm nghĩ ngợi gì. Trước khi xảy ra buổi gặp gỡ kết minh với Đoá Nhan Tam Vệ thì tin tức Hoàng đế đang ở trong quân càng ít người biết đến chừng thì càng hay chừng nấy. Tuy biết Vương Thủ Nhân tuyệt đối là người đáng tin cậy và còn là tâm phúc của chính mình, song Dương Nhất Thanh vẫn chưa dám tiết lộ sự thật với hắn. Điều này khiến Vương Thủ Nhân cảm thấy hết sức nghi hoặc với chiến lược của Dương Nhất Thanh.
Có điều hắn không chỉ khâm phục Dương Nhất Thanh mà còn thật lòng kính trọng vị thượng quan này. Sau một lúc trầm tư, hắn liền đề xuất cho phép mình dẫn một đội quân bám theo đại quân của Bá Nhan Khả Hãn. Nếu quả Bá Nhan giương đông kích tây để thừa dịp thoái lui, hắn sẽ bám lằng nhằng, trì hoãn hành trình của bọn chúng nhằm tranh thủ thời gian cho Hứa Thái và Miêu Quỳ.
Sau thoáng cân nhắc, Dương Nhất Thanh bèn gật đầu chấp thuận, hạ lệnh cho tham tướng Đại Đồng là Lư Cương và du kích tướng quân Phạm Hữu Thời dồn binh với đội quân của Vương Thủ Nhân, tổng cộng là một vạn tám nghìn người, gấp rút chi viện cho Bình Thuận, Hồ Quan.
Được thoả tâm nguyện, trở về đến dịch quán Đại Đồng xong Chính Đức an phận hơn rất nhiều. Trải qua chuyện này Dương Lăng cũng không dám lơ là nữa, cả ngày ở trong dịch quán cùng hắn, chờ Ngũ Hán Siêu đem tin từ quan ngoại trở về.
Sợ tiểu Chính Đức ở trong dịch quán buồn chán, y bao gánh hát nọ diễn suốt ba ngày. Gánh hát dân gian này vốn cũng có chút tiếng tăm ở đây, không những chỉ biết diễn hí khúc mà còn biết chút tạp kỹ và xiếc thú. Nghe đâu vào ngày Đại vương nạp trắc phi, ông mở tiệc lớn mời khách, khắp vương phủ chỗ nào cũng là sênh ca, có chín gánh hát lớn nhỏ cùng được mời đến hát hò biểu diễn tại phủ thì gánh hát này cũng nằm trong số đó. Chẳng qua là bọn họ chỉ có thể biểu diễn ở gian lạc viện thứ hai của vương phủ, không có tư cách vào sâu trong đại viện mà thôi.
Vở mà bọn họ diễn hôm nay là câu chuyện về Dương gia tướng. Năm xưa Dương gia tướng kháng Liêu đã để lại nơi đây rất nhiều truyền thuyết. Trăm họ không ngừng chế biến cho phong phú hơn, thay đổi và hư tấu nên thành rất nhiều câu chuyện thú vị. Màn đầu tiên là Xà lão thái quân dẫn đám nữ tướng Dương môn xuất chinh, ngay trước trận lại có một viên tiểu tướng đến nhận tổ quy tông, xưng là con của thất nương(*) Đỗ Kim Nga. (*cô bảy)
Năm xưa Đỗ Kim Nga cùng Dương Thất Lang chỉ làm vợ chồng có một đêm, chưa hề báo là có con, nhất thời khiến cho chị em bạn dâu trong nhà nghi ngờ. Viên tiểu tướng nọ đứng dưới quan ải rút ra bức huyết thư mẫu thân để lại trong tã lót, Đỗ Kim Nga mới nhớ lại chuyện xưa.
Năm đó quả thực bà từng mang thai, trên đường tìm Dương gia thì gặp phải phiên binh. Lúc giao chiến bị động thai, bà phải sinh con trong đám sậy rồi để nó ở đó, nén đau lên ngựa đánh tiếp. Sau khi đánh lui phiên binh quay lại thì không thấy con đâu nữa, bà ngỡ rằng con bị sói tha đi mất, bèn khóc to một hồi rồi bỏ đi. Bởi chuyện quá đau lòng nên bà cũng chưa từng báo với Lão thái quân.
Thời đó gánh hát toàn là đàn ông cải trang thành nữ. Sở dĩ "nam phong" thịnh hành thì do một là bắt nguồn bởi đi thuyền trên biển không cho phép chở phụ nữ, cho nên đất Mân Giang thịnh hành "nam phong" nhất, còn hai là bởi sắm vai thanh y hoa đán(2) trong gánh hát đều là đàn ông. Ai nấy đều diễn rất duyên, từng động tác đều phong lưu hết mực: má đỏ môi hồng, tôn lên cặp mắt hoa đào biết thu hồn hớp phách; chả trách có rất nhiều đàn ông đâm quàng vào đấy.
Trên sân khấu con hát sắm vai Đỗ Kim Nga vận phượng bào lớn màu đỏ, dáng người dịu dàng như cành liễu, diễn hát rất duyên, lúc Đỗ Kim Nga liếc mắt xuống dưới sân khấu liền khiến đám thị vệ bên ngoài la hét um lên. Hai ngày nay xem hí kịch, động một tí Chính Đức lại cầm đầu bọn họ hò hét om sòm làm bọn lính của y bị hỏng hết; đám đại nội thị vệ này hoàn toàn không còn vẻ cẩn trọng nghiêm túc như lúc ở trong cung nữa.
Dương Lăng ngồi hầu gần Chính Đức, bị cặp mắt lẳng đó liếc sang, trong lòng liền nổi sóng, không nhịn được thầm nghĩ: "Hình dáng diễn viên chuyên nghiệp này đúng là đặc biệt à, cặp mắt lẳng đó diễn thật tự nhiên, còn tự nhiên hơn bất cứ đại mỹ nhân chuyển giới nào khác nữa. Nếu đang ở thời hiện đại, nhất định sẽ là một đại minh tinh đây!"
Trên sân khấu vẫn tiếp tục diễn! Chàng kép sắm vai Đỗ Kim Nga đang cầm bức huyết thư nức nở vừa khóc kể vừa nhớ lại mối tình xưa, giọng hát trong trẻo êm tai, trên dưới sân khấu đều nghe rõ mồn một; xem ra đúng là đã được luyện giọng hát.
Con hát sắm vai Lão thái quân run rẩy bước lên sân khấu, thở dài rồi độc thoại:
- Bà già ta tưởng rằng cả nhà họ Dương đều là quả phụ, nam nhân không có lấy một người. Ha ha, thực tốt quá! Té ra trời già vẫn chưa vứt bỏ đám con dâu của bà già này.
Một tràng cười lại nổ ra dưới sân khấu, Chính Đức ngoái đầu cười hỏi Dương Lăng:
- Dương khanh! Nghe nói khanh là con cháu Dương gia tướng, không biết tổ tiên thuộc chi nào nhỉ. Chẳng lẽ chính là vị tiểu tướng bị bỏ rơi này?
Tuy Dương Lăng không biết gia phả nhà mình là thật hay giả, nhưng y lại biết nhân khẩu họ Dương rất vượng, con cháu đầy đàn, chưa từng có chuyện có một đám quả phụ mà hiếm nam đinh như trong hí kịch diễn. Nghe Chính Đức trêu, y không khỏi cười gượng, cũng không biết nên giải thích thế nào.
Trên sân khấu đang diễn đến màn nhận tổ quy tông. Dương Lăng ngồi sau rèm nửa bước hầu Chính Đức xem kịch. Sau lưng chợt có một phiên tử hộ vệ lặng lẽ bước vào, khẽ ra hiệu với Dương Lăng.
Dương Lăng hiểu ý, vội đứng dậy nói nhỏ với Chính Đức mấy câu rồi bước ra ngoài. Đi đến dưới hành lang sảnh, y liền hỏi viên phiên tử:
- Thế nào, có phải đã có tin tức từ quan ngoại rồi không?
Viên phiên tử thấp giọng thưa:
- Đại nhân! Không phải có tin từ quan ngoại mà là có một bức thư nhà do khoái dịch đưa đến cho ngài ạ.
Dương Lăng nghe xong thì trong lòng không khỏi run lên, "Trong nhà đã xảy ra chuyện gì? Ấu Nương đang có thai, chẳng lẽ là...?" Nghĩ đến đây, tim y không khỏi đập dồn dập.
Hàn Ấu Nương sống nội tâm và kín đáo. Vô luận nhớ nhung y thế nào đi chăng nữa, cô nàng thà đợi y trở về, sẽ vào khuê phòng tham lam ôm chặt lấy y trò chuyện suốt đêm; chứ lúc y còn ở bên ngoài, Hàn Ấu Nương quá ngượng ngùng để có thể viết một bức thư thổ lộ tình cảm. Nếu nàng viết thư thì hẳn trong nhà đã xảy ra chuyện lớn.
Dương Lăng vội vã xé bì thư, rút phong thư ra. Y lại thấy trong thư còn kẹp một phong thư khác được niêm kín, bên trên cũng ghi là "Dương Lăng thân khải (tự mở)”. Y lấy làm lạ bèn giở thư ra xem trước, thấy nét chữ đúng là bút tích của Ấu Nương. Trong thư chỉ nói trong nhà mọi việc đều ổn, lại chúc y ở bên ngoài nhớ chú ý ăn uống mặc ấm, vùng biên tái chiến sự đang căng thẳng, ra vào y nhớ phải chú ý thị vệ này nọ. Suốt thư đều chỉ nhắc đến những việc bình thường, trong thư không hề có ý gì là làm nũng.
Cuối thư nàng mới nói rằng nhận được một bức thư mật của Mã Liên Nhi ở Kim Lăng nhờ phiên tử Nội xưởng mang hộ về. Bởi thư ghi "Dương Lăng thân khải" cho nên Ấu Nương không dám tự tiện chạm vào, vì vậy sai người chuyển giao ngay cho y, chỗ này thì đúng là có vẻ hơi hờn dỗi và ghen tị.
Dương Lăng cảm thấy ấm lòng, khoé môi không khỏi hé ra một nụ cười.
Y trầm ngâm suy nghĩ, dựa vào lộ trình bức thư này được đưa đến mà tính toán thì lúc Mã Liên Nhi nhờ người đưa thư hẳn là Thành Khởi Vận chưa tới Kim Lăng. Mã Liên Nhi chưa nhận được lễ vật Thành Khởi Vận đưa đến mà đã gửi một bức thư đi trước, có phải bởi vì nhớ mình không?
Trong lòng Dương Lăng thoáng xao động, bất chợt y lại nhớ đến một màn xuân sắc vô biên dưới tán phong lá đỏ. Trên phong thư như hãy còn vương mùi thơm nhàn nhạt trên người Liên Nhi, cũng có lẽ là ảo giác?.... Đúng là tiểu yêu tinh nhu mì quyến rũ chết người không đền mạng à.
Mở tiếp phong thư thứ hai, y cẩn thận giở tờ giấy ra, một hàng chữ liền đập ngay vào mắt: "Phu quân đại nhân ở trên cao, Liên Nhi xin vái người trăm lạy."
Dương Lăng vừa xem thấy thì bật cười to, cô bé đã chính thức gả thân cho mình này thật đúng là đặc biệt. Liên Nhi như thớt ngựa hoang cao ngạo bất thuần nay cũng ngoan ngoãn nhũn nhặn hơn rồi đây, cũng đã hiểu lễ nghi, biết kính trọng mình ba phần rồi.
Nhưng khi xem xuống tiếp, nụ cười của Dương Lăng liền đông cứng lại: "Dương Lăng, huynh thực là lợi hại! Thực oai phong! Thực giỏi quá! Huynh sắp chóng có một tiểu Liên Nhi hoặc tiểu Dương Lăng hoành không xuất thế gọi huynh là cha rồi. Huynh có vui không hả đại nhân của muội? Liên Nhi thực muốn đợi thêm hai năm nữa mới đi gặp phu quân của mình, nhưng mà ý trời như vậy, chồng sẽ trả lời thế nào đây?
Đại nhân hãy nghĩ ra diệu kế mà đón lấy thiếp thân, hoặc là lệnh cho thiếp thân uống thuốc giết chết hậu nhân của họ Dương đi, Liên Nhi sẽ nghe theo an bài của phu quân hết. Đúng rồi, Quan Quan công tử mê Liên Nhi. Mê lắm lắm đó, thực là ghét quá.
Tái bút: Hình như có người nào đó mắc bịnh kín trên người mới mang theo người đẹp thần y xuống Giang Nam thì phải. Vụ án này cho gác lại chờ xử sau."
Chuyện lớn kinh thiên, song ngữ khí lại thờ ơ như không; dí dỏm, đắc chí, lại thêm mấy phần hài hước. Dương Lăng đứng đờ tại chỗ, tai nghe ở phòng bên kia con hát đang nức nở nghẹn ngào: "Đứa con... tội nghiệp của mẹ, lần biệt ly đó... mười mấy năm rồi, mẹ giữ kín trong lòng, không biết lệ tuôn đẫm áo đã bao đêm..."
Chú thích:
(1) Tam Hoàng gồm Thiên Hoàng, Địa Hoàng và Nhân Hoàng; Ngũ Đế có Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Cốc, Đế Nghiêu và Đế Thuấn. Xem thêm tại http://vi.wikipedia.org/wiki/Tam_Ho%C3%A0ng
(2) "thanh y" trỏ vai đào; "hoa đán" trỏ vai nữ có tính cách hoạt bát hoặc phóng đãng, đanh đá
Nhìn vị tiểu hiệu úy tuấn tú trẻ măng đó, rồi lại trộm nhìn ánh mắt chằm chằm của đại nhân, Lưu Đại Bổng Chùy, vừa mới trở thành thân quân thị vệ của Dương Lăng, liền bừng tỉnh ngộ.
Vào thời Minh, "nam phong(*)" rất được ưa chuộng, được xem là tục phong lưu thời thượng, không ai bài xích hoặc khinh thường. Song song với việc bầu bạn cùng mỹ nữ, phần lớn vua chúa công khanh và danh sĩ tài tử đều có nam sủng tuấn tú và dịu dàng kề cận, bình thường thì mang theo làm thư đồng, đến tối thì trở thành bạn nô giỡn trên giường. (*: đồng tính nam)
Thời đó, quan hệ tình dục giữa hai người đồng giới được gọi là "ngoại giao(*)", giữa đàn ông và đàn bà thì gọi là "nội giao". “Ngoại giao” chẳng những được đạo đức, pháp luật, phong tục và tập quán đương thời thừa nhận mà những ái nhi (luyến đồng) được sủng ái còn được hưởng quyền lợi như là thị thiếp: bình thường thì được trợ cấp tiền bạc, đến khi hơi lớn tuổi cần phải rời chủ nhân đi cưới vợ thì sẽ còn được chủ nhân tặng thêm cho một món tiền. (*: "giao" ở đây là giao phối)
Sớm đã nghe nói đến phong tục của thượng tầng xã hội này, Lưu Đại Bổng Chùy trông thấy Dương đại soái và viên tiểu hiệu úy da dẻ mịn màng như đại cô nương nọ mờ mờ ám ám, hơn nữa, lúc này tướng đi của Chính Đức lại hơi ngượng nghịu khiến hắn càng nhìn càng sởn gai ốc. Xem ra gã tiểu hiệu úy tuấn tú này ắt hẳn là nam sủng của đại soái rồi!
Xoa xoa bộ râu quai nón của mình, Lưu Đại Bổng Chùy không khỏi thầm cảm thấy may mắn. May mà được mẹ già đẻ ra mình mặt xấu tướng thô, bằng không một đại nam nhân như mình mà bị đại soái nhìn trúng thì sẽ chướng biết dường nào?
Dương Lăng không hề hay biết vị thuộc hạ khù khờ ngốc nghếch mới tuyển của y lại còn có sức liên tưởng phong phú đến như vậy. Y cũng mặc đám thị vệ không rõ nội tình đang suy nghĩ những gì, đợi Chính Đức đi đến bên cạnh liền lập tức nắm lấy tay hắn kéo vào trong thành lầu. Dương Nhất Thanh và Trương Vĩnh đưa mắt nhìn nhau rồi cũng vội vã bước theo vào.
Đám Tham tướng, Phó tướng, Tì tướng bởi chức quan còn thấp nên chưa từng tận mắt nhìn thấy thiên nhan, mà cho dù mở rộng đầu óc ra gấp đôi thì bọn họ cũng không thể tưởng tượng được chàng trai trẻ mặt mày trắng trẻo này lại chính là thiên tử Đại Minh, là đương kim hoàng đế. Mặc dù bọn họ ai nấy đều nghi vấn đầy bụng, nhưng vốn từ một tiểu tốt lăn lộn đến chức vị ngày hôm nay nên cả bọn vẫn còn có đủ định lực, tất cả bèn giả tảng như chẳng có gì lạ thường, cùng thản nhiên bước theo vào.
Nhìn từ ngoài vọng lâu trông rất đơn giản, bên trong cũng chia ra làm ba gian là ngoài, giữa, và trong. Gian ngoài là nơi tiếp khách và chỉ huy chiến đấu hằng ngày. Gian giữa tương đối trống trải, ngoại trừ một tấm bản đồ lớn treo trên tường và một tấm sa bàn lớn đặt chính giữa phòng thì không còn thứ gì khác. Đây là nơi mà Tổng chế Tam quan Dương Nhất Thanh cùng các tướng bàn bạc quân vụ và hoạch định sách lược. Gian trong là thư phòng và phòng ngủ của Dương Tổng chế. Dương Lăng kéo hoàng đế Chính Đức bước băng băng vào thẳng gian trong, Dương Nhất Thanh và Trương Vĩnh cũng quýnh quáng chạy theo vào.
Các tướng vừa mới bước theo vào thành lầu thì Dương Nhất Thanh lại vụt ló đầu từ sảnh giữa, quát:
- Các tướng lĩnh đợi ở đây! Bản tướng có việc quan trọng phải thương nghị với hai vị khâm sai.
Nói đoạn hắn kéo tấm rèm nỉ dày cộp che lại, rồi đóng sập thêm cửa trong.
Mặc kệ chúng tướng bên ngoài trố mắt kinh ngạc, đằng sau cánh cửa Dương Nhất Thanh lật đật chạy thẳng vào gian trong, quỳ xuống trước mặt Chính Đức, nén giọng thưa:
- Thần Dương Nhất Thanh khấu kiến Hoàng thượng!
Chính Đức liếc sang Dương Lăng, thấy y mặt chảy xệ, không nói tiếng nào thì không khỏi bật cười hì hì. Hắn tuy nông nổi, song không phải là hôn quân không biết phải trái, đương nhiên hiểu rõ sự quan tâm và lo lắng của Dương Lăng đối với hắn, cho nên sắc mặt hắn không hề có vẻ bất cần.
Hắn ngồi lên chiếc ghế dựa mà Dương Nhất Thanh thường ngồi, cười bảo:
- Đứng dậy đi! Ở đây không cần phải đa lễ.
Dương Nhất Thanh vừa vội vã đứng dậy liền mở miệng hỏi ngay:
- Hoàng thượng! Sao ngài... sao ngài lại đến đây?
Mặt Trương Vĩnh cũng trắng bệch, giọng run rẩy:
- Phải đó Hoàng thượng! Ngài thực dọa chết nô tài rồi! Khi nãy bên ngoài còn có thiên quân vạn mã, may mà giặc Thát không mạnh bằng quân Nguyên năm đó, trong tay không có trọng pháo để dùng, nếu không ngộ nhỡ... ngộ nhỡ..., - lão nói đến đây thì không khỏi rùng cả mình.
Chính Đức cười nói:
- Lại nữa rồi! Trẫm biết, thân trẫm gắn liền với thiên hạ nên phải vì thiên hạ mà yêu tiếc lấy thân, thế nhưng già quá sẽ hóa non, mọi việc không thể lo quá nhiều. Đại Hãn của giặc Thát có thể đích thân lên ngựa chinh chiến sa trường, chẳng lẽ ngay cả dũng khí lên lầu trên tường thành xem giặc liệu trận mà trẫm cũng không có? Khanh muốn trẫm làm Hoàng đế thế nào?
Lời hắn tuy nói đùa, nhưng ý oán trách trong lời rất nặng, Trương Vĩnh nghe xong lập tức nín bặt, không dám nói thêm điều gì. Dương Lăng thấy vậy lại định dâng lời, Chính Đức trông thấy biết ý bèn nhảy tót dậy, sải bước đến sảnh giữa ngắm nghía tấm sa bàn lớn có sông ngòi đồi núi, sa mạc thảo nguyên.
Dương Lăng không biết phải làm thế nào, đành đi theo sang bên ấy. Dương Nhất Thanh vội vã bước theo y, thấp giọng hỏi dồn:
- Ôi trời ơi! Sao Hoàng thượng lại theo đến đây vậy? Hoàng thượng đến Đại Đồng làm gì? Dương đại nhân ơi, ngài hãy làm ơn mời Hoàng thượng mau trở về kinh sư đi. Mới vừa nhìn thấy Hoàng thượng mà tôi đã cóng hết cả chân tay, sợ đến muốn ngất rồi. Hoàng thượng mà ở đây, tôi thực sẽ không biết đánh trận như thế nào nữa đâu!
Dương Lăng cười khổ sở, nhất thời cũng không biết phải bắt đầu giải thích từ đâu. Chính Đức chắp tay đứng trước sa bàn, chăm chú quan sát một hồi, vui sướng khen:
- Tốt, địa hình, địa thế, địa mạo thật chi tiết! Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.
Nói đến quan ải thành trấn của Đại Minh thì ai nấy đều rõ như lòng bàn tay.
Thế nhưng đối với kẻ giặc lâu năm như là Thát Đát, chúng ta lại chỉ biết rằng bọn chúng chia làm sáu nhóm bộ lạc và địa hình đại khái của chúng, mà nói một cách cụ thể, cũng không ngoài một mảng sa mạc và thảo nguyên rộng lớn. Trong khi đó tấm sa bàn này lại thể hiện rõ cả sông ngòi, nếu giao phong cùng Thát Đát trên thảo nguyên, chỉ riêng tấm bản đồ này đã đáng giá mười vạn đại quân rồi. Dương khanh nghĩ sao?
Tính cách ham chơi và bốc đồng của Chính Đức che mắt rất nhiều người, đến nỗi rất nhiều bậc túc nho thầm đau xót vì thiên tử bất tài vô năng mà không ai thèm để ý đến trình độ về Phật học, âm nhạc và binh pháp của vị tiểu hoàng đế mới chỉ mười sáu tuổi này. Tuy rằng về mặt binh pháp hắn chỉ mới ở mức dụng binh trên giấy, nhưng không có nghĩa là hắn không có kiến thức tương ứng. Một tấm bản đồ tác chiến chi tiết, đặc biệt là tấm bản đồ đó lại ghi chú những khu vực, đồng núi, sông ngòi, thảo nguyên và ao đầm xa lạ một cách tỉ mỉ đến như vậy, tác dụng của nó nào chỉ mười vạn quân.
Không kịp trả lời Dương Nhất Thanh, Dương Lăng bèn vội gật đầu cười đáp:
- Lời của Hoàng thượng rất phải. Quan ải có kiên cố, Trường Thành có hùng vĩ và hiểm trở đến đâu, nếu chỉ biết thụ động chờ người Thát Đát lấn hiếp đến cửa, thì cũng có ngày sẽ bị công phá. Trường Thành được xây từ đời Tần, tuy rằng không phải không có tác dụng, nhưng dẫu cho triều này nối tiếp triều kia, chuyện man tộc xâm phạm trung thổ vẫn xảy ra liên miên. Chỉ khi nắm rõ nội tình của chúng, có một ngày lấy công thay thủ, tiêu diệt hoàn toàn con hổ dữ nằm ở đầu giường này thì mới là lẽ phải.
Chính Đức vỗ tay khen:
- Chính hợp ý trẫm! Dương tổng chế, tấm bản đồ này là do trinh sát của khanh vẽ à? Đáng được trọng thưởng!
Dương Nhất Thanh liếc sang Dương Lăng rồi đáp:
- Hồi bẩm Hoàng thượng, đó là... bản đồ do mật thám Nội xưởng dùng việc buôn bán đồ da, trà và ngựa làm vỏ bọc, đi khắp đại mạc vẽ ra, rồi giấu dưới yên ngựa mang về. Dương xưởng đốc trình bản đồ lên cho Bộ Binh, Lưu thượng thư sai biên quan chế tạo ra đấy ạ.
- Ồ? - Chính Đức có phần bất ngờ, hắn vui sướng nói với Dương Lăng: - Nhìn không ra! Thật là nhìn không ra! Trẫm còn tưởng Nội xưởng chỉ biết kiếm bạc cho trẫm thôi chứ. Ừm, làm rất tốt, so với mật thám Cẩm Y vệ thực mạnh hơn gấp trăm lần.
Dương Lăng mang máng nhớ đến chuyện này. Khi Ngô Kiệt trình giao tấm bản đồ cho y. lão cũng cao hứng một hồi, nhưng khi ấy công tác nghiên cứu chế tạo hỏa súng của Nội xưởng vừa được mốt số kết quả khả quan cho nên y đặt toàn bộ sự chú ý lên phương diện đó. Vả lại tạm thời Đại Minh cũng không thể đi đánh Thát Đát cho nên y bèn căn dặn Ngô Kiệt lưu giữ một bản, sao chép cho Bộ Binh một bản, không ngờ Lưu Đại Hạ đã đưa đến biên quan.
Y nhìn kỹ tấm bản đồ. Các quan ải dọc tuyến quân Minh đều được đánh dấu rõ ràng, nhưng ba phần tư hình ảnh trên tấm sa bàn là đại mạc thảo nguyên. Thiết nghĩ, hiện tại quân Minh là thủ, Thát Đát là công, hành tung của đại quân chẳng qua chỉ trong vòng trăm dặm, đặt một tấm bản đồ sa bàn của Thát Đát trong căn phòng Dương Nhất Thanh nghiên cứu chiến sự hằng ngày để làm gì?
Nghĩ đến đây, Dương Lăng bỗng máy động trong lòng, trong đầu thoáng hiện lên một ý nghĩ. Lúc này Dương Nhất Thanh đã trả lời xong câu hỏi của Chính Đức, hắn tiếp tục khổ sở khuyên nhủ:
- Hoàng thượng! Mọi việc lớn trong thiên hạ đều cần có ngài quyết định! Một khi tin tức không có ngài tọa trấn kinh sư lan truyền ra ngoài, lòng dân ắt sẽ không yên. Thần nghĩ Hoàng thượng nên sớm hồi kinh mới phải ạ!
Chính Đức xua tay đáp:
- Không vội không vội! Trẫm đến đây cũng vì có đại sự phải làm. Việc ấy mà thành sẽ đáng giá như được năm mươi vạn quân vậy. Ha ha! Chốc nữa hãy bảo Dương khanh nói rõ cho khanh nghe. À đúng rồi, vừa nãy khanh bảo Miêu Quỳ đã đi làm việc gì?
Vừa nhắc đến việc này, sắc mặt Dương Nhất Thanh liền trở lên ngưng trọng, hắn bước lên thưa:
- Hoàng thượng! Bởi cần thực hiện gấp trước khi Bá Nhan Mãnh Khả lui binh, thời gian khẩn cấp, tấu chương đưa lên kinh thành lại cần đại thần các bộ thảo luận và thông qua, đi hết một vòng sẽ mất phải hơn nửa tháng, vuột mất thời cơ. Do đó thần đã lệnh cho đại quân xuất chinh.
Hoàng thượng đã âm thầm đến Đại Đồng, vậy ắt chưa nhận được tấu chương của thần, thần đành bẩm tấu với Hoàng thượng một lần nữa vậy.
Rồi hắn liếm môi, chỉ vào sa bàn diễn giải:
- Năm nay Thát Đát gặp phải tuyết to, cộng thêm Bá Nhan Mãnh Khả mang lòng báo thù cho con, cho nên hắn đã tập hợp các bộ lạc xâm phạm Trung Nguyên. Bảy vạn thiết kỵ đã là toàn bộ số tinh binh trên thảo nguyên.
Khi xưa tác chiến, đánh bại quân giặc xâm phạm, đuổi nó ra khỏi quan ngoại đã là đại thắng, nhưng thần nghĩ rằng, ta ở biên quan giết một vạn quân giặc sẽ không khiến lòng quân lòng dân của chúng bị đả kích bằng xâm nhập vào ngay bản thổ, ở ngay trong nhà chúng mà giết một trăm. Khi xưa chúng ta không nắm rõ tình hình lẫn địa thế của chúng ra sao, mạo muội xuất binh chẳng khác nào kẻ lòa dắt ngựa mù, nhưng nay thì không như vậy nữa.
Dương Nhất Thanh nhìn Dương Lăng với ý khen ngợi, rồi nói tiếp:
- Nội xưởng của Dương đại nhân hoạt động ở quan ngoại rất hiệu quả, thông tin tình báo đưa đến ùn ùn, vi thần nắm chắc mọi việc trong lòng mới dám to gan vạch ra kế này.
- Hoàng thượng ngài xem!
Dương Nhất Thanh vừa nói vừa trỏ vào bản đồ thảo nguyên nhấp nhô trập trùng. Chính Đức, Dương Lăng và Trương Vĩnh cùng nhìn chăm chú vào chỗ hắn trỏ:
- Chỗ này là nhóm bộ lạc Tích Lâm Quách Lặc, nhóm Sát Cáp Nhĩ Bộ, chỗ này là nhóm bộ lạc Y Lặc Hô Lý, nhóm Nhĩ Nhã Phạm, nhóm Ngạch Nhĩ Hoàn Nạp và nhóm Triết Lý Mộc, chỗ cắm cây cờ xanh này là nhóm bộ lạc Chiêu Ô Đạt.
Dương Nhất Thanh đắc ý nói tiếp:
- Phái một đội quân đơn độc xâm nhập vào sau lưng giặc vốn là điều đại kỵ trong binh pháp. Nhưng theo tình báo mà chúng ta nhận được, lần này Thát Đát dốc toàn bộ tinh binh ra chiến trường, hậu phương cực kỳ trống trải, người còn lại của mọi nhóm bộ lạc đều là người già phụ nữ và trẻ con, số binh sĩ ở lại trấn giữ có khả năng chiến đấu ít ỏi vô cùng.
Người Thát Đát lấy du mục làm lẻ sống, không có thành trì. Trước đây, cho dù chúng ta biết doanh trại bọn chúng trống rỗng cũng không cách nào tìm được vị trí của chúng trên đại mạc thảo nguyên rộng mênh mông, nhưng hiện tại đã có tình báo chính xác. Ta lại dựa vào bản đồ chi tiết, trước hết định rõ một con đường rút lui rồi thu xếp đại quân tiếp ứng khi cần. Cái kế hoạch một vốn bốn lời đầy rẫy nguy cơ này đáng để mạo hiểm.
Trương Vĩnh rùng mình, kích động hỏi:
- Dương tổng chế phái một cánh quân đơn độc xâm nhập vào sau lưng quân địch để tác chiến?
Dương Nhất Thanh gật đầu đáp:
- Đúng vậy! Đó là một đạo khinh kỵ gồm năm nghìn người, hoàn toàn là quân tiên phong lấy phá hoại làm mục đích mà không lấy chém giết làm nhiệm vụ. Đạo quân đơn độc này không nhận được chi viện và cung ứng từ quân nhà cho nên nhất định phải cướp đoạt lương thảo và cấp dưỡng từ các bộc lạc của người Thát Đát, dùng chiến tranh nuôi chiến tranh.
Người Thát Đát kiêu dũng thiện chiến, nhưng những bộ lạc sâu tận trong thảo nguyên ở hậu phương của bọn chúng lại không hề có sức chiến đấu. Mệnh lệnh của bản quan là giảm thiểu việc tàn sát những người già phụ nữ và trẻ con đến mức thấp nhất, sự sống sót của bọn họ chính là đồng minh của chúng ta và là gánh nặng của Bá Nhan Mãnh Khả. Nhưng phải cố hết sức phá hủy mọi thứ.
Mỗi khi đến tháng chín tháng mười, giặc Thát lại bắt đầu cắt cỏ phơi khô và tích trữ một lượng lớn cỏ khô chất cao như núi, đến đông sẽ lấy cỏ khô để nuôi bò nuôi dê, lấy dê bò nuôi người. Mệnh lệnh của bản quan là: ăn hết dê bò của chúng, đốt sạch cổ khô của chúng, giống như một đàn châu chấu quét ngang thảo nguyên của bọn chúng vậy.
Điều này nhằm đẩy các nhóm bộc lạc này vào tình thế phải đến nhóm bộ lạc khác cướp bóc; để bọn chúng có giàu có nghèo, có người sống có kẻ chết đói. Dân tộc du mục coi cướp bóc là chuyện thiên kinh địa nghĩa, tin rằng khi Bá Nhan Mãnh Khả trở về thảo nguyên, trừ phi hắn có thể cung cấp đủ lương thực cứu tế nạn dân các bộ lạc, bằng không nội bộ bọn chúng sẽ nổi lửa chiến tranh bốn bề. Cho dù là hắn cũng không thể đàn áp nổi!
Dương Lăng nghe xong bèn liếc nhìn vị nho tướng này. Khuôn mặt đen đúa và gầy còm của Dương Nhất Thanh chứa đầy sát khí, dưới ngọn đèn mỡ bò mặt lão trông có phần nanh ác. Dương Lăng không khỏi thầm khen: "Hay cho một gã bại hoại trong vẻ nho nhã, một gã lưu manh trong lốt tướng tài!"
Chính Đức thoáng ngẩn người một lúc rồi đột nhiên hít sâu vào một hơi, hỏi:
- Chiến sách này là do khanh quyết định?
Dương Nhất Thanh không biết tâm ý của Hoàng thượng thế nào. Dứt khoát chiến pháp này sẽ giúp giảm nhẹ áp lực cho quân Minh rất nhiều: cho dù quân Minh không chủ động công kích Thát Đát, nhưng chỉ cần bọn họ nghiêm cẩn chống giữ, không để quân Thát Đát chiếm lợi thế thì vẫn có thể ngồi nhìn Thát Đạt bị nội loạn, ít nhất cũng có thể đảm bảo cho dân chúng vùng biên ải sống yên ổn được ba năm. Nhưng suy cho cùng, chiến lược này khó tránh có phần quá vô lại, động đến hòa khí của đất trời; cho nên Dương Nhất Thanh vẫn chưa dám nói rõ chiến sách này do ai nghĩ ra.
Lúc này hắn trộm liếc thấy sắc mặt của Hoàng thượng bình tĩnh, không giống như tức giận. Với cá tính dễ kích động của tiểu Hoàng đế, nếu thật có điều gì bất mãn thì e rằng đã sớm biểu hiện ra bên ngoài rồi. Suy luậnnhư vậy nên hắn mới có can đảm thưa:
- Hồi bẩm Hoàng thượng! Đây là biện pháp do phó tướng Vương Thủ Nhân của thần sau khi nhận được tình báo chi tiết của Nội Xưởng đã nghĩ ra.
Thần cùng các tướng lĩnh trong quân lại cùng nghiên cứu kỹ lưỡng, cố sức hoàn thiện rồi mới cho thi hành. Vì để được ổn thỏa nên đòi hỏi toàn bộ thời gian hành động của bọn họ chỉ có hai mươi ngày, nhắm đến khi thư cầu viện đến tay Bá Nhan, đại quân Mông Cổ rút về cứu viện thì bọn họ đã theo con đường đã dự định sẵn mà trở về an toàn rồi.
Dương Lăng cười hắc hắc khen:
- Hay cho một kế sách hiểm độc, phản khách vi chủ, qua cầu rút ván!
Y là bầy tôi được Chính Đức yêu mến nhất, thấy y mở miệng khen Dương Nhất Thanh càng thêm vững tin, vội cười nói:
- Kế này có hay chăng nữa cũng là nhờ có tin tình báo chuẩn xác và tỉ mỉ của đại nhân. Bằng không năm nghìn nhân mã này sẽ như lấy bánh bao đi đánh chó, lạc vào trong đồng tuyết mịt mù, e là chưa tìm được bộ lạc nào thì đã chết đói, chết cóng ở đó rồi.
Chính Đức ngơ ngẩn một hồi, rồi chợt khẽ thở dài, lắc đầu nhè nhẹ. Dương Nhất Thanh hơi rét trong bụng, lúng túng thưa:
- Thần cũng biết kế này ác độc, tổn hại đến lẽ thuận hòa của thiên triều thượng quốc...
Hắn chưa nói xong, Chính Đức đã thở dài:
- Đáng tiếc! Chỉ tiếc là bảy vạn đại quân Thát Đát vẫn đang ngông nghênh trước quan ải, bằng không phải bắt hết đám vương tử, công chúa quý tộc Mông Cổ về làm thái giám và cung nữ.
Dương Nhất Thanh sững sờ nhìn vị thiên tử của Đại Minh còn vô sỉ hơn hắn đang lẩm bẩm, không biết phải nói gì. Vốn hắn định nịnh hót Hoàng thượng vài câu, nhưng khen ngợi Hoàng đế anh quân nhân đức như Tam Hoàng Ngũ Đế(1) hình như không thích hợp cho lắm.
Trong lúc Hoàng đế Chính Đức luôn ôm mộng làm cường đạo còn đang lắc đầu "nuối tiếc", Dương Lăng đã nhịn cười hỏi:
- Dương tổng chế! Lúc này đại quân đã xuất phát được mấy ngày rồi? Người nào dẫn quân?
- Hả? À ờm....,
Dương Nhất Thanh đang mãi lo tiểu hoàng đế chưa từng trải qua sự tàn khốc của chiến tranh, được các vị đại nho một bụng Kinh thư bắt học theo sách thánh hiền sẽ không đồng ý với mưu kế này, nghe Dương Lăng hỏi mới sực tỉnh.
Hắn vội đáp:
- Đã đi được chín ngày. Vốn Vương phó tướng định đích thân cầm quân nhưng Miêu công công tự thẹn đốc quân không tốt đã phụ thánh ý, nên khăng khăng đòi đích thân chỉ huy, chỉ mong đoái công chuộc tội. Vì vậy bản quan đã phái tham tướng Hứa Thái cùng ông ấy dẫn năm nghìn tinh binh xuất phát.
Dương Lăng thoáng ngớ ra, liền đó minh bạch dụng ý của Miêu Qùy. Miêu Quỳ không bằng được mấy người Lưu Cẩn và Trương Vĩnh theo chăm nom thái tử gia từ nhỏ đến lớn, đôi bên rất yêu quí nhau. Mà Hoàng đế Chính Đức lại không phải là một vị vua vô cảm, hắn rất coi trọng tình cảm cá nhân, cho nên trừ phi phạm phải tội đại nghịch bất đạo, bằng không Chính Đức quyết sẽ không lạnh nhạt với bọn họ.
Song Miêu Quỳ thì khác, lão là bầy tôi được tiên đế tin yêu, lại không có tình nghĩa riêng gì với Chính Đức. Trong đám bát hổ, những kẻ chưa "mò vớt" được chức lớn gì như đám Khâu Tụ và Ngụy Bân vẫn luôn thèm rỏ dãi cái chức Đề đốc Tây Xưởng của lão. Lần này xuất binh chỉ huy không tốt, sau khi trở về nếu đám người đó hơi dâng lời gièm tấu, chẳng những lão không vớt được chút chiến công nào mà ngay cả quyền lực vừa có được cũng sẽ bị mất, cho nên lão mới bất chấp mạo hiểm mà theo quân xuất chinh.
Vốn cướp biển Tây Ban Nha ban đầu cũng là một đám Bá tước, tướng quân thất bại trong tranh chấp nội bộ, mạo hiểm chạy ra biển mưu cầu lối thoát mới. Bọn chúng cũng có dã tâm giống như Miêu Quỳ vậy, tuy cách thức khác nhau song mục đích thì giống hệt: nhằm vơ vét quyền lực. Hiện tại lão cũng vậy, nhoáng cái đã "lắc mình hoá thân" thành mã tặc thảo nguyên.
- Hứa Thái?
Chính Đức thoáng nghĩ ngợi rồi cười nói:
- Có phải là Hứa Thái đã đổ Võ trạng nguyên năm Hoằng Trị thứ mười bảy? Lúc võ cử trẫm còn là thái tử, khi ấy từng cải trang đến khoa trường để xem các bên tranh tài. Người này giỏi võ vô cùng, cũng cực kỳ tinh thông binh thư chiến sách. Dương Tổng chế dụng tướng rất thỏa, nếu hắn có thể đại thắng trở về, trẫm sẽ tấn phong hắn làm Tổng binh!
*****
Sau khi được Dương Lăng thuật lại chuyện mật nghị cùng Đoá Nhan Tam Vệ, Dương Nhất Thanh suy xét mấy lượt rồi cũng không khuyên Hoàng đế hồi kinh nữa. Nhưng sau khi phái thêm năm nghìn binh mã hộ tống và đích thân đưa đám người Dương Lăng về lại Đại Đồng, hắn lập tức phóng ngựa trở về bản doanh, triệu gấp Vương Thủ Nhân vừa trở về Thanh Ngưu quan đến họp gấp. Cả hai cùng thương nghị quyết định cải biến chiến lược, điều trọng binh trấn giữ các quan ải bên ngoài Đại Đồng; chiến công có lớn chừng nào cũng không bằng bảo vệ Hoàng đế được chu toàn.
Nghe tin Bá Nhan Khả Hãn dời trọng binh về vùng Bình Thuận, Hồ Quan, Vương Thủ Nhân lo ngại bọn chúng sẽ thừa dịp thoát ly khỏi chiến trường chính, trở về thảo nguyên Mông Cổ. Hiện tại đại quân của Miêu Quỳ và Hứa Thai đang di chuyển giữa các bộ lạc của Thát Đát, ngộ nhỡ không kịp rút về thì toàn quân sẽ bị tiêu diệt ở thảo nguyên, thế là hắn bèn tỏ lộ nỗi lo lắng của mình với Dương Nhất Thanh.
Dương Nhất Thanh liền lập tức bác đi mà không thèm nghĩ ngợi gì. Trước khi xảy ra buổi gặp gỡ kết minh với Đoá Nhan Tam Vệ thì tin tức Hoàng đế đang ở trong quân càng ít người biết đến chừng thì càng hay chừng nấy. Tuy biết Vương Thủ Nhân tuyệt đối là người đáng tin cậy và còn là tâm phúc của chính mình, song Dương Nhất Thanh vẫn chưa dám tiết lộ sự thật với hắn. Điều này khiến Vương Thủ Nhân cảm thấy hết sức nghi hoặc với chiến lược của Dương Nhất Thanh.
Có điều hắn không chỉ khâm phục Dương Nhất Thanh mà còn thật lòng kính trọng vị thượng quan này. Sau một lúc trầm tư, hắn liền đề xuất cho phép mình dẫn một đội quân bám theo đại quân của Bá Nhan Khả Hãn. Nếu quả Bá Nhan giương đông kích tây để thừa dịp thoái lui, hắn sẽ bám lằng nhằng, trì hoãn hành trình của bọn chúng nhằm tranh thủ thời gian cho Hứa Thái và Miêu Quỳ.
Sau thoáng cân nhắc, Dương Nhất Thanh bèn gật đầu chấp thuận, hạ lệnh cho tham tướng Đại Đồng là Lư Cương và du kích tướng quân Phạm Hữu Thời dồn binh với đội quân của Vương Thủ Nhân, tổng cộng là một vạn tám nghìn người, gấp rút chi viện cho Bình Thuận, Hồ Quan.
Được thoả tâm nguyện, trở về đến dịch quán Đại Đồng xong Chính Đức an phận hơn rất nhiều. Trải qua chuyện này Dương Lăng cũng không dám lơ là nữa, cả ngày ở trong dịch quán cùng hắn, chờ Ngũ Hán Siêu đem tin từ quan ngoại trở về.
Sợ tiểu Chính Đức ở trong dịch quán buồn chán, y bao gánh hát nọ diễn suốt ba ngày. Gánh hát dân gian này vốn cũng có chút tiếng tăm ở đây, không những chỉ biết diễn hí khúc mà còn biết chút tạp kỹ và xiếc thú. Nghe đâu vào ngày Đại vương nạp trắc phi, ông mở tiệc lớn mời khách, khắp vương phủ chỗ nào cũng là sênh ca, có chín gánh hát lớn nhỏ cùng được mời đến hát hò biểu diễn tại phủ thì gánh hát này cũng nằm trong số đó. Chẳng qua là bọn họ chỉ có thể biểu diễn ở gian lạc viện thứ hai của vương phủ, không có tư cách vào sâu trong đại viện mà thôi.
Vở mà bọn họ diễn hôm nay là câu chuyện về Dương gia tướng. Năm xưa Dương gia tướng kháng Liêu đã để lại nơi đây rất nhiều truyền thuyết. Trăm họ không ngừng chế biến cho phong phú hơn, thay đổi và hư tấu nên thành rất nhiều câu chuyện thú vị. Màn đầu tiên là Xà lão thái quân dẫn đám nữ tướng Dương môn xuất chinh, ngay trước trận lại có một viên tiểu tướng đến nhận tổ quy tông, xưng là con của thất nương(*) Đỗ Kim Nga. (*cô bảy)
Năm xưa Đỗ Kim Nga cùng Dương Thất Lang chỉ làm vợ chồng có một đêm, chưa hề báo là có con, nhất thời khiến cho chị em bạn dâu trong nhà nghi ngờ. Viên tiểu tướng nọ đứng dưới quan ải rút ra bức huyết thư mẫu thân để lại trong tã lót, Đỗ Kim Nga mới nhớ lại chuyện xưa.
Năm đó quả thực bà từng mang thai, trên đường tìm Dương gia thì gặp phải phiên binh. Lúc giao chiến bị động thai, bà phải sinh con trong đám sậy rồi để nó ở đó, nén đau lên ngựa đánh tiếp. Sau khi đánh lui phiên binh quay lại thì không thấy con đâu nữa, bà ngỡ rằng con bị sói tha đi mất, bèn khóc to một hồi rồi bỏ đi. Bởi chuyện quá đau lòng nên bà cũng chưa từng báo với Lão thái quân.
Thời đó gánh hát toàn là đàn ông cải trang thành nữ. Sở dĩ "nam phong" thịnh hành thì do một là bắt nguồn bởi đi thuyền trên biển không cho phép chở phụ nữ, cho nên đất Mân Giang thịnh hành "nam phong" nhất, còn hai là bởi sắm vai thanh y hoa đán(2) trong gánh hát đều là đàn ông. Ai nấy đều diễn rất duyên, từng động tác đều phong lưu hết mực: má đỏ môi hồng, tôn lên cặp mắt hoa đào biết thu hồn hớp phách; chả trách có rất nhiều đàn ông đâm quàng vào đấy.
Trên sân khấu con hát sắm vai Đỗ Kim Nga vận phượng bào lớn màu đỏ, dáng người dịu dàng như cành liễu, diễn hát rất duyên, lúc Đỗ Kim Nga liếc mắt xuống dưới sân khấu liền khiến đám thị vệ bên ngoài la hét um lên. Hai ngày nay xem hí kịch, động một tí Chính Đức lại cầm đầu bọn họ hò hét om sòm làm bọn lính của y bị hỏng hết; đám đại nội thị vệ này hoàn toàn không còn vẻ cẩn trọng nghiêm túc như lúc ở trong cung nữa.
Dương Lăng ngồi hầu gần Chính Đức, bị cặp mắt lẳng đó liếc sang, trong lòng liền nổi sóng, không nhịn được thầm nghĩ: "Hình dáng diễn viên chuyên nghiệp này đúng là đặc biệt à, cặp mắt lẳng đó diễn thật tự nhiên, còn tự nhiên hơn bất cứ đại mỹ nhân chuyển giới nào khác nữa. Nếu đang ở thời hiện đại, nhất định sẽ là một đại minh tinh đây!"
Trên sân khấu vẫn tiếp tục diễn! Chàng kép sắm vai Đỗ Kim Nga đang cầm bức huyết thư nức nở vừa khóc kể vừa nhớ lại mối tình xưa, giọng hát trong trẻo êm tai, trên dưới sân khấu đều nghe rõ mồn một; xem ra đúng là đã được luyện giọng hát.
Con hát sắm vai Lão thái quân run rẩy bước lên sân khấu, thở dài rồi độc thoại:
- Bà già ta tưởng rằng cả nhà họ Dương đều là quả phụ, nam nhân không có lấy một người. Ha ha, thực tốt quá! Té ra trời già vẫn chưa vứt bỏ đám con dâu của bà già này.
Một tràng cười lại nổ ra dưới sân khấu, Chính Đức ngoái đầu cười hỏi Dương Lăng:
- Dương khanh! Nghe nói khanh là con cháu Dương gia tướng, không biết tổ tiên thuộc chi nào nhỉ. Chẳng lẽ chính là vị tiểu tướng bị bỏ rơi này?
Tuy Dương Lăng không biết gia phả nhà mình là thật hay giả, nhưng y lại biết nhân khẩu họ Dương rất vượng, con cháu đầy đàn, chưa từng có chuyện có một đám quả phụ mà hiếm nam đinh như trong hí kịch diễn. Nghe Chính Đức trêu, y không khỏi cười gượng, cũng không biết nên giải thích thế nào.
Trên sân khấu đang diễn đến màn nhận tổ quy tông. Dương Lăng ngồi sau rèm nửa bước hầu Chính Đức xem kịch. Sau lưng chợt có một phiên tử hộ vệ lặng lẽ bước vào, khẽ ra hiệu với Dương Lăng.
Dương Lăng hiểu ý, vội đứng dậy nói nhỏ với Chính Đức mấy câu rồi bước ra ngoài. Đi đến dưới hành lang sảnh, y liền hỏi viên phiên tử:
- Thế nào, có phải đã có tin tức từ quan ngoại rồi không?
Viên phiên tử thấp giọng thưa:
- Đại nhân! Không phải có tin từ quan ngoại mà là có một bức thư nhà do khoái dịch đưa đến cho ngài ạ.
Dương Lăng nghe xong thì trong lòng không khỏi run lên, "Trong nhà đã xảy ra chuyện gì? Ấu Nương đang có thai, chẳng lẽ là...?" Nghĩ đến đây, tim y không khỏi đập dồn dập.
Hàn Ấu Nương sống nội tâm và kín đáo. Vô luận nhớ nhung y thế nào đi chăng nữa, cô nàng thà đợi y trở về, sẽ vào khuê phòng tham lam ôm chặt lấy y trò chuyện suốt đêm; chứ lúc y còn ở bên ngoài, Hàn Ấu Nương quá ngượng ngùng để có thể viết một bức thư thổ lộ tình cảm. Nếu nàng viết thư thì hẳn trong nhà đã xảy ra chuyện lớn.
Dương Lăng vội vã xé bì thư, rút phong thư ra. Y lại thấy trong thư còn kẹp một phong thư khác được niêm kín, bên trên cũng ghi là "Dương Lăng thân khải (tự mở)”. Y lấy làm lạ bèn giở thư ra xem trước, thấy nét chữ đúng là bút tích của Ấu Nương. Trong thư chỉ nói trong nhà mọi việc đều ổn, lại chúc y ở bên ngoài nhớ chú ý ăn uống mặc ấm, vùng biên tái chiến sự đang căng thẳng, ra vào y nhớ phải chú ý thị vệ này nọ. Suốt thư đều chỉ nhắc đến những việc bình thường, trong thư không hề có ý gì là làm nũng.
Cuối thư nàng mới nói rằng nhận được một bức thư mật của Mã Liên Nhi ở Kim Lăng nhờ phiên tử Nội xưởng mang hộ về. Bởi thư ghi "Dương Lăng thân khải" cho nên Ấu Nương không dám tự tiện chạm vào, vì vậy sai người chuyển giao ngay cho y, chỗ này thì đúng là có vẻ hơi hờn dỗi và ghen tị.
Dương Lăng cảm thấy ấm lòng, khoé môi không khỏi hé ra một nụ cười.
Y trầm ngâm suy nghĩ, dựa vào lộ trình bức thư này được đưa đến mà tính toán thì lúc Mã Liên Nhi nhờ người đưa thư hẳn là Thành Khởi Vận chưa tới Kim Lăng. Mã Liên Nhi chưa nhận được lễ vật Thành Khởi Vận đưa đến mà đã gửi một bức thư đi trước, có phải bởi vì nhớ mình không?
Trong lòng Dương Lăng thoáng xao động, bất chợt y lại nhớ đến một màn xuân sắc vô biên dưới tán phong lá đỏ. Trên phong thư như hãy còn vương mùi thơm nhàn nhạt trên người Liên Nhi, cũng có lẽ là ảo giác?.... Đúng là tiểu yêu tinh nhu mì quyến rũ chết người không đền mạng à.
Mở tiếp phong thư thứ hai, y cẩn thận giở tờ giấy ra, một hàng chữ liền đập ngay vào mắt: "Phu quân đại nhân ở trên cao, Liên Nhi xin vái người trăm lạy."
Dương Lăng vừa xem thấy thì bật cười to, cô bé đã chính thức gả thân cho mình này thật đúng là đặc biệt. Liên Nhi như thớt ngựa hoang cao ngạo bất thuần nay cũng ngoan ngoãn nhũn nhặn hơn rồi đây, cũng đã hiểu lễ nghi, biết kính trọng mình ba phần rồi.
Nhưng khi xem xuống tiếp, nụ cười của Dương Lăng liền đông cứng lại: "Dương Lăng, huynh thực là lợi hại! Thực oai phong! Thực giỏi quá! Huynh sắp chóng có một tiểu Liên Nhi hoặc tiểu Dương Lăng hoành không xuất thế gọi huynh là cha rồi. Huynh có vui không hả đại nhân của muội? Liên Nhi thực muốn đợi thêm hai năm nữa mới đi gặp phu quân của mình, nhưng mà ý trời như vậy, chồng sẽ trả lời thế nào đây?
Đại nhân hãy nghĩ ra diệu kế mà đón lấy thiếp thân, hoặc là lệnh cho thiếp thân uống thuốc giết chết hậu nhân của họ Dương đi, Liên Nhi sẽ nghe theo an bài của phu quân hết. Đúng rồi, Quan Quan công tử mê Liên Nhi. Mê lắm lắm đó, thực là ghét quá.
Tái bút: Hình như có người nào đó mắc bịnh kín trên người mới mang theo người đẹp thần y xuống Giang Nam thì phải. Vụ án này cho gác lại chờ xử sau."
Chuyện lớn kinh thiên, song ngữ khí lại thờ ơ như không; dí dỏm, đắc chí, lại thêm mấy phần hài hước. Dương Lăng đứng đờ tại chỗ, tai nghe ở phòng bên kia con hát đang nức nở nghẹn ngào: "Đứa con... tội nghiệp của mẹ, lần biệt ly đó... mười mấy năm rồi, mẹ giữ kín trong lòng, không biết lệ tuôn đẫm áo đã bao đêm..."
Chú thích:
(1) Tam Hoàng gồm Thiên Hoàng, Địa Hoàng và Nhân Hoàng; Ngũ Đế có Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Cốc, Đế Nghiêu và Đế Thuấn. Xem thêm tại http://vi.wikipedia.org/wiki/Tam_Ho%C3%A0ng
(2) "thanh y" trỏ vai đào; "hoa đán" trỏ vai nữ có tính cách hoạt bát hoặc phóng đãng, đanh đá
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.