Chương 41: BẢY VIỄN QUYẾT ĐỊNH PHÓ HỘI HỒNG MÔN CHO XỨNG DANH TƯỚNG QUÂN HẮC HỔ
Nguyên Hùng
10/07/2014
Sau chuyến viếng thăm của Huỳnh Văn Nghệ, của Mưới Trí và Bảy Trấn, Bảy Viễn họp tùy tướng lại bàn chuyện đi Nam Bộ. Cuộc họp này có cả Lâm Ngọc Đường và Môrit Thiên. Đa số đều nhất trí đây là độc kế "điệu hổ ly sơn" của Nguyễn Bình. Việt Minh toan kéo Bảy Viễn khỏi Rừng Sác để dễ kiểm soát. Lâm Ngọc Đường nắm chủ động.
- Khu vừa điện cho biết lễ tân phong Khu bộ trưởng sẽ tổ chức vào ngày sinh nhật Hồ Chí Minh, tức ngày 19 tháng 5 tới đây. Ý đồ của chúng thì mình đã biết rõ rồi. Nhưng bây giờ ta có nên đi hay không? Không đi thì kẹt mà đi cũng kẹt. Không đi thì ta sẽ bị chúng buộc tội là vô kỷ luật, vô chính phủ. Có khi chúng còn gán cho ta ý đồ phản loạn nữa là khác. Còn đi thì coi chừng! Chúng sẽ bố trí phục kích hoặc bắt giữ ngay trong cuộc họp vì lý do nào đó, chẳng hạn như ta thủ tiêu người Bắc trong bộ đội Bình Xuyên hoặc bắt bớ các chính trị viên.
Bảy Viễn lo lắng:
- Giữa hai cái kẹt, biết chọn cai nào?
Tôi đã suy tính kỹ rồi. Đi dự lễ tấn phong có nhiều cái lợi. Thứ nhất chứng tỏ cho chúng thấy ta đường đường chính chính, quang minh chính đại, không việc gì phải sợ. Thứ hai, ta biểu dương lực lượng cho chúng ngán, nếu có muốn trở mặt cũng không dám.
Bảy Viễn gật gù:
- Ta sẽ đưa một Liên quân chủ lực còn mạnh hơn Liên quân đã hộ tống Hai Vĩnh lên Quân khu trước đây cho chúng thấy ngán. Còn cái lợi gì nữa?
Lâm Ngọc Đường trình bày tiếp:
- Cái lợi thứ ba là tương kế, tựu kế, Ngài Khu bộ phó sẽ nhân danh là Khu trưởng chất vấn Nguyễn Bình về chủ trương tiêu diệt giáo phái, cụ thể là vụ bắt Phạm Hữu Đức Chi đội 5, Chín An Chi đội 4 là hai giáo hữu Cao Đài, rồi cái chết đột ngột của Giáo chủ Hòa Hảo. Gần đây chúng bắt ông phán Lê Văn Huề…, ông Huề cũng là giáo hữu Cao Đài, nguyên là Chủ tịch tỉnh Bà Rịa. Như vậy rõ ràng là Việt Minh diệt giáo phái, nắm độc quyền kháng chiến đánh Tây.
Bảy Viễn gật:
- Mình sẽ đòi lại đại đội thằng Nghiệp của Tư Hoạnh…
Hội nghị nhất trí cho Bảy Viễn đi Nam Bộ nhận chức Khu trưởng. Chuyến đi được xem như là một vụ "Hội môn hồng yến" đời này, cho nên ai nấy đều nôn nao muốn dự. Công việc trước tiên của Bảy Viễn là chọn các đơn vị mạnh đưa đi theo, trước để biểu dương lực lược, sau để tự vệ khi cần. Ai cũng giành đi, không ai chịu thủ trại. Bảy Viễn phải chỉ định Tư Tỵ và Chi đội 25 ở lại Rừng Sác phòng khi Việt Minh bất ngờ cướp "sơn trại". Tư Tỵ còn do dự, Lâm Ngọc Đường nhấn mạnh:
- Đi hay ở cũng đều quan trọng như nhau. Đi là chiến đấu chớ không phải là đi chơi. Ở nhà là thủ trại, cũng là chiến đấu chớ không phải nằm không. Tôi tình nguyện nằm lại Rừng Sác trong suốt thời gian Ngài Khu bộ phó xuống Đồng Tháp Mười.
Bảy Viễn chọn trong mỗi chi đội thân tín của mình một trung đội chủ lực để lập liên quân đi phó hội Nam Bộ. Chi đội nòng cốt vẫn là Chi đội 9 do Tư Sang chỉ huy, ngoài ra có Chi đội 4 của Mười Trí, Chi đội 21 của Tư Hoạnh và Chi đội 25 của Tư Tỵ. Từ trong bốn Chi đội này, Bảy Viễn lập hai đại đội "cứng", mỗi đại đội có một cây "luộc" trây đơ (13,2ly) hoặc đui-xết (12,7 ly). Trong bộ tham mưu gồm có hai anh em Tư Sang, Năm Tài và Bảy Cao, Năm Bé. Năm Bé đã từng vượt ngục từ Côn Đảo về đất liền trên xuồng ba lá với Bảy Viễn nên được xem là tâm phúc sống chết có nhau. Còn Bảy Cao cũng là dân anh chị ở Sài Gòn, về với Bảy Viễn ngay từ đầu, hiện là tham mưu trưởng Chi đội 25.
Ngày lên đường, Tư Sang cho hai đại đội chủ lực tập hợp để Ngài Khu bộ phó duyệt quân và hiệu triệu. Bảy Viễn rất hãnh diện trước một lực lượng hùng mạnh như vậy, phấn khởi ngõ lời:
- Các anh em! Thật là một vinh dự lớn lao cho tất cả chúng ta được mời xuống Đồng Tháp Mười dự lễ nhận chức Khu bộ trưởng Khu 7. Vinh dự nay cho riêng tôi nhưng thật ra là cho các anh em. Vì không có các anh em thì tôi cũng chẳng làm được gì. Cho nên hôm nay tôi tỏ lời khen ngợi công lao tất cả các anh em…
Tư Sang tiếp lời Bảy Viễn:
- Nhiệm vụ của chúng ta là bảo vệ Ngài Khu bộ trưởng trên đường đi cũng như trên đường về. Cho nên tuyệt đối phải giữ bí mật, không được nổ súng vô cớ. Đồng thời phải tỉnh táo để đánh trả mọi cuộc tấn công bất cứ từ đâu tới.
Đường đi từ Rừng Sác đến kinh Dương Văn Dương đã vạch sẵn, có chặn đi ghe, có chặn đi bộ. Trong ba ngày ròng rã, hai đại đội chủ lực hộ tống Bảy Viễn tới xã Nhớn Hòa Lập. Tất cả "dồn binh hạ trại" tại xóm Nhà Thờ, tức ấp trên, còn các cơ quan cấp Nam Bộ đóng rải rác từ xóm giữa cho tới xã lân cận là xã Hậu Thạnh. Lần đầu tiên các chiến sĩ Rừng Sác đến giữa rún Đồng Tháp Mười, ai nấy đều bỡ ngỡ và lo sợ. Đồng trống bao la, nhìn quanh bốn bề chỉ thấy biển cỏ xanh rì. Nhìn lên trời xanh lơ, họ cảm tưởng như một cái chảo khổng lồ úp xuống mặt đất. Con kinh mang tên vị chủ tướng sáng lập bộ đội Bình Xuyên như một lưỡi gươm đai rạch giữa đôi cánh đồng rộng bao la. Dòng nước trong xanh ngó thấy đáy đầy rong mịn, nếm thử thấy nước phèn chua chát như nước pha thuốc cảm át-pi-rin. Hai bên bờ kinh xáng, lác đác vài mái nhà tranh có hàng rao so đũa và gòn trổ bông. Thỉnh thoảng vài cây ô môi soi mình trên dòng nước, những chùm bông đỏ đong đưa theo gió tô điểm cho dòng kinh êm vắng. Làng Nhơn Hòa Lập chỉ có con kinh độc đạo chạy xuyên suốt, nhà cửa hai bên bờ kinh lưa thưa; từ trên cao nhìn xuống bạn sẽ có cảm tưởng đây là một nhánh chùm ruột đài ngoằng, trái to nhất chính là nhà thờ ở đầu xã. Nhà thờ nho nhỏ xinh xinh, vách tường, mái tôn, trống trước trống sau nhưng không kém vẻ tôn nghiêm. Sát bên nhà thờ có một chiếc cầu bắt ngang con mương nhỏ. Ngay sau khi hạ trại, hai đội bắt tay vào việc phô trương lực lượng. Các khẩu trung liên và đại liên đặt trước sân nhà họ tá túc. Nòng súng chỉa lên trời, đạn cả bằng dài, đỏ au chạy từ ổ đạn đến thùng đạn đặt dưới chân súng. Mấy cây súng lớn đó có sức hấp dẫn lạ lùng. Dân Đồng Tháp Mười cũng như bất cứ nơi nào đều khoái súng lơn. Không mấy chốc tin có bộ đội miền Đông xuống lan đi khắp xã, dân chúng rủ nhau đi xem súng đen cả xóm Nhà Thờ.
Tư Sang cho liên lạc tới tổng hành dinh Trung tướng Nguyễn Bình để bàn thảo về cuộc lễ tấn phong cũng như cuộc họp bàn giao nhiệm vụ Khu bộ trưởng.
Cách nơi Bảy Viễn đóng quân không bao xa, một cuộc họp mặt giữa cán bộ diễn ra vô cùng gay cấn. Trung tướng Nguyễn Bình nhân danh Ủy viên Quân sự Nam Bộ đề nghị bắt Bảy Viễn ngay tức khắc, khi hắn còn mệt mỏi vì đường xa và hai đại đội của hắn còn bỡ ngỡ với địa hình địa vật. Nguyễn Bình cũng đề nghị ập tòa án quân sự Nam Bộ xét xử Bảy Viễn cùng lúc với Phán Huề được giải về từ lâu. Nhưng đồng chí Lê Duẩn nhân danh Bí thư Xứ ủy bác bỏ đề nghị ấy:
- Chúng ta bắt Bảy Viễn để làm gì? Không khéo lại gây đổ máu cho cả đôi bên. Tôi đề nghị cứ làm lễ tấn phòng Khu trưởng cho Bảy Viễn và để hắn tự do ra về…
- Nó sẽ nhảy vào thành - Nguyễn Bình gằn giọng - Ai chịu trách nhiệm về việc Bảy Viễn công khai đi đầu Tây đây?
Giọng đồng chí Lê Duẩn vẫn ôn tồn:
- Nếu hắn dám đi đầu Tây thì đó là chính hắn tự vạch mặt phản dân hại nước, chính hắn tự ký bản án phản quốc; và chúng ta khỏi phải làm cái việc mà thiên hạ gọi là "nồi da xáo thịt"…
Có tiếng vỗ tay, nhưng Trung tướng Nguyễn Bình vẫn giữ vững lập trường:
- Tôi là quân nhân, tôi không phải là nhà chính trị. Tôi xử những tên phản quốc bằng súng đạn và xử ngay tại chỗ. Với tư cách là Ủy viên Quân sự Nam Bộ, tôi ra lệnh bắt và truy tố nó trước tòa án Quân sự Nam Bộ…
Không khí cuộc họp càng dữ dội. Đồng chí Lê Duẩn đề nghị giải quyết vấn đề bằng biểu quyết. Đa số tán thành ý kiến của anh Ba Duẩn.
Lễ tấn phong được tiến hành như đã dự định. Quyền Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Nam Bộ Phạm Ngọc Thuần đọc quyết định phong chức Khu bộ trưởng cho "đồng chí" Lê Văn Viễn, Nguyễn Bình làm lễ bàn giao với Bảy Viễn. Một tiệc liên hoan kết thúc lễ tấn phong. Nhưng bộ tham mưu của Bảy Viễn rất bén nhạy bà đã bắt mạch được mối xung đột giữa hai phe quân sự và chính trị.
Sau buổi tiệc, về nơi đóng quân, Năm Bé nhỏ to với Bảy Viễn>
- Anh Bảy có để ý thấy vẻ mặt lầm lỳ của Nguyễn Bình không?
- Nó mang kính râm, thấy đách gì?
- Nhưng thái độ lạnh lùng của nó, anh Bảy phải thấy chớ?
- Thấy. Nhưng tao nghĩ trời sanh nó ra như vậy.
Năm Bé cự nự:
- Anh Bảy nói ăn trét hết. Còn tôi thì thấy bộ tịch nó lầm lỳ, nó cô dằn xuống dữ lắm mà còn phì ra… Mình nên coi chừng, nó dám làm ẩu lắm đó anh Bảy.
- Đố nó dám! Hai đại đội của mình sẽ dẫm nát tổng hành dinh của nó nếu nó dám động tới một sợi lông chân của Bảy Viễn.
- Anh Bảy chủ quan quá sá! Cẩn tắc vô ưu, hay là anh Bảy để tôi hạ nó? Tôi mà "khẻ" một cái là nó theo ông theo bà liền.
Bảy Viễn trừng mắt:
- Không được! Tôi không cho phép! Mình đang là khách. Nó chưa trở mặt…
Đúng lúc ấy có thư mời đồng chí Khu bộ trưởng dự lễ khai mạc phòng triển lãm hội hoa mừng sinh nhật Hồ Chủ tịch. Một tam bản hai chèo của ban tổ chức chờ sẵn dưới bến.
Nằm Bé càng nghi ngại:
- Coi chừng mưu kế chi đây của Nguyễn Bình.
Bảy Viễn lặc đầu:
- Anh sao đa nghi như Tào Tháo - Bảy Viễn sửa soạn xuống tam bản - dù sao nó cũng biết tôn trọng luật giang hồ.
Năm Bé kêu lên:
- Anh đi một mình sao? Ít ra cũng đưa theo một bán đội vệ sĩ…
- Không! Mình phải chứng tỏ có bản lĩnh ngay từ đầu thì tụi nó mới nể. Tám Nghệ rất có lý khi nói "cọp ở đâu cũng là cọp".
- Cho tôi đi theo. Có gì tôi báo động…
Bảy Viễn cười tự tin:
- Tôi đã nói với Tư Sang rồi. Hễ quá nửa đêm mà không thấy tôi về thì Tư Sang bao vây tổng hành dinh của nó.
Nói xong, Bảy Viễn bước xuống tam bản.
Năm Bé quay lại Bảy Cao, lắc đầu.
- Khu vừa điện cho biết lễ tân phong Khu bộ trưởng sẽ tổ chức vào ngày sinh nhật Hồ Chí Minh, tức ngày 19 tháng 5 tới đây. Ý đồ của chúng thì mình đã biết rõ rồi. Nhưng bây giờ ta có nên đi hay không? Không đi thì kẹt mà đi cũng kẹt. Không đi thì ta sẽ bị chúng buộc tội là vô kỷ luật, vô chính phủ. Có khi chúng còn gán cho ta ý đồ phản loạn nữa là khác. Còn đi thì coi chừng! Chúng sẽ bố trí phục kích hoặc bắt giữ ngay trong cuộc họp vì lý do nào đó, chẳng hạn như ta thủ tiêu người Bắc trong bộ đội Bình Xuyên hoặc bắt bớ các chính trị viên.
Bảy Viễn lo lắng:
- Giữa hai cái kẹt, biết chọn cai nào?
Tôi đã suy tính kỹ rồi. Đi dự lễ tấn phong có nhiều cái lợi. Thứ nhất chứng tỏ cho chúng thấy ta đường đường chính chính, quang minh chính đại, không việc gì phải sợ. Thứ hai, ta biểu dương lực lượng cho chúng ngán, nếu có muốn trở mặt cũng không dám.
Bảy Viễn gật gù:
- Ta sẽ đưa một Liên quân chủ lực còn mạnh hơn Liên quân đã hộ tống Hai Vĩnh lên Quân khu trước đây cho chúng thấy ngán. Còn cái lợi gì nữa?
Lâm Ngọc Đường trình bày tiếp:
- Cái lợi thứ ba là tương kế, tựu kế, Ngài Khu bộ phó sẽ nhân danh là Khu trưởng chất vấn Nguyễn Bình về chủ trương tiêu diệt giáo phái, cụ thể là vụ bắt Phạm Hữu Đức Chi đội 5, Chín An Chi đội 4 là hai giáo hữu Cao Đài, rồi cái chết đột ngột của Giáo chủ Hòa Hảo. Gần đây chúng bắt ông phán Lê Văn Huề…, ông Huề cũng là giáo hữu Cao Đài, nguyên là Chủ tịch tỉnh Bà Rịa. Như vậy rõ ràng là Việt Minh diệt giáo phái, nắm độc quyền kháng chiến đánh Tây.
Bảy Viễn gật:
- Mình sẽ đòi lại đại đội thằng Nghiệp của Tư Hoạnh…
Hội nghị nhất trí cho Bảy Viễn đi Nam Bộ nhận chức Khu trưởng. Chuyến đi được xem như là một vụ "Hội môn hồng yến" đời này, cho nên ai nấy đều nôn nao muốn dự. Công việc trước tiên của Bảy Viễn là chọn các đơn vị mạnh đưa đi theo, trước để biểu dương lực lược, sau để tự vệ khi cần. Ai cũng giành đi, không ai chịu thủ trại. Bảy Viễn phải chỉ định Tư Tỵ và Chi đội 25 ở lại Rừng Sác phòng khi Việt Minh bất ngờ cướp "sơn trại". Tư Tỵ còn do dự, Lâm Ngọc Đường nhấn mạnh:
- Đi hay ở cũng đều quan trọng như nhau. Đi là chiến đấu chớ không phải là đi chơi. Ở nhà là thủ trại, cũng là chiến đấu chớ không phải nằm không. Tôi tình nguyện nằm lại Rừng Sác trong suốt thời gian Ngài Khu bộ phó xuống Đồng Tháp Mười.
Bảy Viễn chọn trong mỗi chi đội thân tín của mình một trung đội chủ lực để lập liên quân đi phó hội Nam Bộ. Chi đội nòng cốt vẫn là Chi đội 9 do Tư Sang chỉ huy, ngoài ra có Chi đội 4 của Mười Trí, Chi đội 21 của Tư Hoạnh và Chi đội 25 của Tư Tỵ. Từ trong bốn Chi đội này, Bảy Viễn lập hai đại đội "cứng", mỗi đại đội có một cây "luộc" trây đơ (13,2ly) hoặc đui-xết (12,7 ly). Trong bộ tham mưu gồm có hai anh em Tư Sang, Năm Tài và Bảy Cao, Năm Bé. Năm Bé đã từng vượt ngục từ Côn Đảo về đất liền trên xuồng ba lá với Bảy Viễn nên được xem là tâm phúc sống chết có nhau. Còn Bảy Cao cũng là dân anh chị ở Sài Gòn, về với Bảy Viễn ngay từ đầu, hiện là tham mưu trưởng Chi đội 25.
Ngày lên đường, Tư Sang cho hai đại đội chủ lực tập hợp để Ngài Khu bộ phó duyệt quân và hiệu triệu. Bảy Viễn rất hãnh diện trước một lực lượng hùng mạnh như vậy, phấn khởi ngõ lời:
- Các anh em! Thật là một vinh dự lớn lao cho tất cả chúng ta được mời xuống Đồng Tháp Mười dự lễ nhận chức Khu bộ trưởng Khu 7. Vinh dự nay cho riêng tôi nhưng thật ra là cho các anh em. Vì không có các anh em thì tôi cũng chẳng làm được gì. Cho nên hôm nay tôi tỏ lời khen ngợi công lao tất cả các anh em…
Tư Sang tiếp lời Bảy Viễn:
- Nhiệm vụ của chúng ta là bảo vệ Ngài Khu bộ trưởng trên đường đi cũng như trên đường về. Cho nên tuyệt đối phải giữ bí mật, không được nổ súng vô cớ. Đồng thời phải tỉnh táo để đánh trả mọi cuộc tấn công bất cứ từ đâu tới.
Đường đi từ Rừng Sác đến kinh Dương Văn Dương đã vạch sẵn, có chặn đi ghe, có chặn đi bộ. Trong ba ngày ròng rã, hai đại đội chủ lực hộ tống Bảy Viễn tới xã Nhớn Hòa Lập. Tất cả "dồn binh hạ trại" tại xóm Nhà Thờ, tức ấp trên, còn các cơ quan cấp Nam Bộ đóng rải rác từ xóm giữa cho tới xã lân cận là xã Hậu Thạnh. Lần đầu tiên các chiến sĩ Rừng Sác đến giữa rún Đồng Tháp Mười, ai nấy đều bỡ ngỡ và lo sợ. Đồng trống bao la, nhìn quanh bốn bề chỉ thấy biển cỏ xanh rì. Nhìn lên trời xanh lơ, họ cảm tưởng như một cái chảo khổng lồ úp xuống mặt đất. Con kinh mang tên vị chủ tướng sáng lập bộ đội Bình Xuyên như một lưỡi gươm đai rạch giữa đôi cánh đồng rộng bao la. Dòng nước trong xanh ngó thấy đáy đầy rong mịn, nếm thử thấy nước phèn chua chát như nước pha thuốc cảm át-pi-rin. Hai bên bờ kinh xáng, lác đác vài mái nhà tranh có hàng rao so đũa và gòn trổ bông. Thỉnh thoảng vài cây ô môi soi mình trên dòng nước, những chùm bông đỏ đong đưa theo gió tô điểm cho dòng kinh êm vắng. Làng Nhơn Hòa Lập chỉ có con kinh độc đạo chạy xuyên suốt, nhà cửa hai bên bờ kinh lưa thưa; từ trên cao nhìn xuống bạn sẽ có cảm tưởng đây là một nhánh chùm ruột đài ngoằng, trái to nhất chính là nhà thờ ở đầu xã. Nhà thờ nho nhỏ xinh xinh, vách tường, mái tôn, trống trước trống sau nhưng không kém vẻ tôn nghiêm. Sát bên nhà thờ có một chiếc cầu bắt ngang con mương nhỏ. Ngay sau khi hạ trại, hai đội bắt tay vào việc phô trương lực lượng. Các khẩu trung liên và đại liên đặt trước sân nhà họ tá túc. Nòng súng chỉa lên trời, đạn cả bằng dài, đỏ au chạy từ ổ đạn đến thùng đạn đặt dưới chân súng. Mấy cây súng lớn đó có sức hấp dẫn lạ lùng. Dân Đồng Tháp Mười cũng như bất cứ nơi nào đều khoái súng lơn. Không mấy chốc tin có bộ đội miền Đông xuống lan đi khắp xã, dân chúng rủ nhau đi xem súng đen cả xóm Nhà Thờ.
Tư Sang cho liên lạc tới tổng hành dinh Trung tướng Nguyễn Bình để bàn thảo về cuộc lễ tấn phong cũng như cuộc họp bàn giao nhiệm vụ Khu bộ trưởng.
Cách nơi Bảy Viễn đóng quân không bao xa, một cuộc họp mặt giữa cán bộ diễn ra vô cùng gay cấn. Trung tướng Nguyễn Bình nhân danh Ủy viên Quân sự Nam Bộ đề nghị bắt Bảy Viễn ngay tức khắc, khi hắn còn mệt mỏi vì đường xa và hai đại đội của hắn còn bỡ ngỡ với địa hình địa vật. Nguyễn Bình cũng đề nghị ập tòa án quân sự Nam Bộ xét xử Bảy Viễn cùng lúc với Phán Huề được giải về từ lâu. Nhưng đồng chí Lê Duẩn nhân danh Bí thư Xứ ủy bác bỏ đề nghị ấy:
- Chúng ta bắt Bảy Viễn để làm gì? Không khéo lại gây đổ máu cho cả đôi bên. Tôi đề nghị cứ làm lễ tấn phòng Khu trưởng cho Bảy Viễn và để hắn tự do ra về…
- Nó sẽ nhảy vào thành - Nguyễn Bình gằn giọng - Ai chịu trách nhiệm về việc Bảy Viễn công khai đi đầu Tây đây?
Giọng đồng chí Lê Duẩn vẫn ôn tồn:
- Nếu hắn dám đi đầu Tây thì đó là chính hắn tự vạch mặt phản dân hại nước, chính hắn tự ký bản án phản quốc; và chúng ta khỏi phải làm cái việc mà thiên hạ gọi là "nồi da xáo thịt"…
Có tiếng vỗ tay, nhưng Trung tướng Nguyễn Bình vẫn giữ vững lập trường:
- Tôi là quân nhân, tôi không phải là nhà chính trị. Tôi xử những tên phản quốc bằng súng đạn và xử ngay tại chỗ. Với tư cách là Ủy viên Quân sự Nam Bộ, tôi ra lệnh bắt và truy tố nó trước tòa án Quân sự Nam Bộ…
Không khí cuộc họp càng dữ dội. Đồng chí Lê Duẩn đề nghị giải quyết vấn đề bằng biểu quyết. Đa số tán thành ý kiến của anh Ba Duẩn.
Lễ tấn phong được tiến hành như đã dự định. Quyền Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Nam Bộ Phạm Ngọc Thuần đọc quyết định phong chức Khu bộ trưởng cho "đồng chí" Lê Văn Viễn, Nguyễn Bình làm lễ bàn giao với Bảy Viễn. Một tiệc liên hoan kết thúc lễ tấn phong. Nhưng bộ tham mưu của Bảy Viễn rất bén nhạy bà đã bắt mạch được mối xung đột giữa hai phe quân sự và chính trị.
Sau buổi tiệc, về nơi đóng quân, Năm Bé nhỏ to với Bảy Viễn>
- Anh Bảy có để ý thấy vẻ mặt lầm lỳ của Nguyễn Bình không?
- Nó mang kính râm, thấy đách gì?
- Nhưng thái độ lạnh lùng của nó, anh Bảy phải thấy chớ?
- Thấy. Nhưng tao nghĩ trời sanh nó ra như vậy.
Năm Bé cự nự:
- Anh Bảy nói ăn trét hết. Còn tôi thì thấy bộ tịch nó lầm lỳ, nó cô dằn xuống dữ lắm mà còn phì ra… Mình nên coi chừng, nó dám làm ẩu lắm đó anh Bảy.
- Đố nó dám! Hai đại đội của mình sẽ dẫm nát tổng hành dinh của nó nếu nó dám động tới một sợi lông chân của Bảy Viễn.
- Anh Bảy chủ quan quá sá! Cẩn tắc vô ưu, hay là anh Bảy để tôi hạ nó? Tôi mà "khẻ" một cái là nó theo ông theo bà liền.
Bảy Viễn trừng mắt:
- Không được! Tôi không cho phép! Mình đang là khách. Nó chưa trở mặt…
Đúng lúc ấy có thư mời đồng chí Khu bộ trưởng dự lễ khai mạc phòng triển lãm hội hoa mừng sinh nhật Hồ Chủ tịch. Một tam bản hai chèo của ban tổ chức chờ sẵn dưới bến.
Nằm Bé càng nghi ngại:
- Coi chừng mưu kế chi đây của Nguyễn Bình.
Bảy Viễn lặc đầu:
- Anh sao đa nghi như Tào Tháo - Bảy Viễn sửa soạn xuống tam bản - dù sao nó cũng biết tôn trọng luật giang hồ.
Năm Bé kêu lên:
- Anh đi một mình sao? Ít ra cũng đưa theo một bán đội vệ sĩ…
- Không! Mình phải chứng tỏ có bản lĩnh ngay từ đầu thì tụi nó mới nể. Tám Nghệ rất có lý khi nói "cọp ở đâu cũng là cọp".
- Cho tôi đi theo. Có gì tôi báo động…
Bảy Viễn cười tự tin:
- Tôi đã nói với Tư Sang rồi. Hễ quá nửa đêm mà không thấy tôi về thì Tư Sang bao vây tổng hành dinh của nó.
Nói xong, Bảy Viễn bước xuống tam bản.
Năm Bé quay lại Bảy Cao, lắc đầu.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.