Chương 18: ĐẠI TÁ CÉDILE NHẢY DÙ XUỐNG TÂY NINH BỊ BẶT SỐNG KHI VỪA CHẠM ĐẤT
Nguyên Hùng
10/07/2014
Thực dân Pháp không ngồi yên trước phong trào giành độc lập của nhân dân Việt Nam. Sau bốn năm mất nước về tay Đức quốc xã, chúng dựa thế Đồng minh trở lại chiếm thuộc địa Đông Dương đã lọt về tay phát xít Nhật. Liền sau khi Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng, Pháp đã phái hai sĩ quan cấp tá bí mật tới Việt Nam chuẩn bị tái lập ách thống trị lần nữa.
Trong một đêm tối trời cuối tháng tám, dân chúng vùng Tây Ninh nghe tiếng máy bay lướt nhẹ trên bầu trời. Đó là một chiếc phi cơ vận tải C-47, cũng được gọi là Đacôta. Trên phi cơ có đại tá Xê-đi (Cédille) và hai sĩ quan cấp úy. Cả ba người đều nai nịt như ra trận, trên lưng mang dù cẩn thận. Phi cơ đảo một vòng, đèn trong ca-bin bật sáng. Một sĩ quan Anh từ buồng lái bước ra bắt tay đại tá Xê-đi, chúc may mắn. Cánh cửa hông mở ra, Xê-đi làm dấu thánh giá rồi bước ra cửa, cắm đầu nhảy xuống. Dù bọc gió mở tròn như một tai nấm khổng lồ, hãm đà rơi lại. Hai sĩ quan cũng rời phi cơ với động tác thuần thục.
Khi bộ ba cuốn dù lại thì chiếc phi cơ đã biến mất. Xê-đi bảo hai tùy viên:
- Giờ này ở miền Bắc Việt Nam cũng có một Đacôta thả dù ba sứ giả như chúng ta. Đó là ông Pierre Messmer và hai sĩ quan cấp úy như hai ông. Không biết họ có được may mắn như chúng ta không?
Xê-đi chưa dứt lời thì một toán dân quân vũ trang tầm vông giáo mác xông tới bao vây. Xê-đi hất hàm làm hiệu cho một sĩ quan người Việt lên tiếng. Sĩ quan này là trung úy René- Lê Văn Đức, con của Jacques- Lê Văn Đức, điền chủ dân Tây tại Mỹ Tho. Rờ-nê học ở Pháp, nhập ngũ theo lực lượng lưu vong của tướng Đờ-gôn, nay lãnh sứ mạng cùng về Nam kỳ với đại tá Xê-đi.
- Chúng tôi là phái bộ Đồng minh tới đây giải giới Nhật.
Một người đứng tuổi trong đám dân quân nói:
Phái bộ Đồng minh gì mà tới vào nửa đêm nửa hôm như đi ăn trộm vậy? Y ra lệnh- Trói ba kẻ gian lại!
Rờ-nê kêu lên:
- Không phải là kẻ gian đâu! Đây là đại tá Xê-đi, Ủy viên Cộng hòa Pháp! Đại tá sẽ là người cầm quyền cao nhất ở Nam kỳ…
Người chỉ huy dân quân cười lạt:
- Nghe giọng nói đã biết mày là Việt gian làm tay sai cho Tây! Bây giờ không ai gọi Nam kỳ mà là Nam bộ. Nước nhà đã độc lập rồi, Ủy viên Cộng hòa Pháp tới đây để làm gì?
Rờ-nê còn lải nhải gì nữa đó, nhưng chỉ huy dân quân nói:
- Chúng tôi giao mấy người cho quân đội Nhật. Muốn gì thì nói với họ.
Đây là điều ba sĩ quan Pháp lo sợ nhất. Rờ-nê ra sức năn nỉ nhưng vẫn bị giải tới toán lính Nhật ở gần nhất. Bọn Nhật đang buồn, không có gì giải trí, vớ được ba tên Pháp, hăm hở bày trò chơi ưa thích. Chúng bắt ba tên Pháp quỳ gối cúi đầu xuống. Một tên tuốt gươm trần đưa lên. Thằng chỉ huy đếm chậm rãi: Ichi…ni…xăn… Rồi chúng cười rộ lên. Tên đao phủ lấy mũi gươm nâng mặt ba tên Pháp lên. Cả ba đều tái xanh, không còn giọt máu. Họ không ngờ đây chỉ là trò chơi thôi.
Bọn Nhật đưa cả ba lên xe, giải về thượng cấp ở Sài Gòn. Xê-đi thoát một cái chết rùng rợn, nhưng vẫn chưa hết lo sợ "Bọn Nhật còn giở trò gì nữa đây?".
Rờ-nê cũng chết điếng. Hắn không ngờ được đón tiếp ghê gớm như vậy khi trở về quê hương trong bộ quân phục chiến thắng của Đồng minh.
Thì ra, vì không nắm được tình hình ở miền Nam nên chúng nhảy dù quá sớm mà cũng là quá trễ. Quá sớm vì quân Anh- Ấn chưa tới Sài Gòn để giải giới quân Nhật như Đồng minh đã quy định. Và quá trễ vì Việt minh đã cướp chính quyền ngay khi Nhật đầu hàng.
Trong một đêm tối trời cuối tháng tám, dân chúng vùng Tây Ninh nghe tiếng máy bay lướt nhẹ trên bầu trời. Đó là một chiếc phi cơ vận tải C-47, cũng được gọi là Đacôta. Trên phi cơ có đại tá Xê-đi (Cédille) và hai sĩ quan cấp úy. Cả ba người đều nai nịt như ra trận, trên lưng mang dù cẩn thận. Phi cơ đảo một vòng, đèn trong ca-bin bật sáng. Một sĩ quan Anh từ buồng lái bước ra bắt tay đại tá Xê-đi, chúc may mắn. Cánh cửa hông mở ra, Xê-đi làm dấu thánh giá rồi bước ra cửa, cắm đầu nhảy xuống. Dù bọc gió mở tròn như một tai nấm khổng lồ, hãm đà rơi lại. Hai sĩ quan cũng rời phi cơ với động tác thuần thục.
Khi bộ ba cuốn dù lại thì chiếc phi cơ đã biến mất. Xê-đi bảo hai tùy viên:
- Giờ này ở miền Bắc Việt Nam cũng có một Đacôta thả dù ba sứ giả như chúng ta. Đó là ông Pierre Messmer và hai sĩ quan cấp úy như hai ông. Không biết họ có được may mắn như chúng ta không?
Xê-đi chưa dứt lời thì một toán dân quân vũ trang tầm vông giáo mác xông tới bao vây. Xê-đi hất hàm làm hiệu cho một sĩ quan người Việt lên tiếng. Sĩ quan này là trung úy René- Lê Văn Đức, con của Jacques- Lê Văn Đức, điền chủ dân Tây tại Mỹ Tho. Rờ-nê học ở Pháp, nhập ngũ theo lực lượng lưu vong của tướng Đờ-gôn, nay lãnh sứ mạng cùng về Nam kỳ với đại tá Xê-đi.
- Chúng tôi là phái bộ Đồng minh tới đây giải giới Nhật.
Một người đứng tuổi trong đám dân quân nói:
Phái bộ Đồng minh gì mà tới vào nửa đêm nửa hôm như đi ăn trộm vậy? Y ra lệnh- Trói ba kẻ gian lại!
Rờ-nê kêu lên:
- Không phải là kẻ gian đâu! Đây là đại tá Xê-đi, Ủy viên Cộng hòa Pháp! Đại tá sẽ là người cầm quyền cao nhất ở Nam kỳ…
Người chỉ huy dân quân cười lạt:
- Nghe giọng nói đã biết mày là Việt gian làm tay sai cho Tây! Bây giờ không ai gọi Nam kỳ mà là Nam bộ. Nước nhà đã độc lập rồi, Ủy viên Cộng hòa Pháp tới đây để làm gì?
Rờ-nê còn lải nhải gì nữa đó, nhưng chỉ huy dân quân nói:
- Chúng tôi giao mấy người cho quân đội Nhật. Muốn gì thì nói với họ.
Đây là điều ba sĩ quan Pháp lo sợ nhất. Rờ-nê ra sức năn nỉ nhưng vẫn bị giải tới toán lính Nhật ở gần nhất. Bọn Nhật đang buồn, không có gì giải trí, vớ được ba tên Pháp, hăm hở bày trò chơi ưa thích. Chúng bắt ba tên Pháp quỳ gối cúi đầu xuống. Một tên tuốt gươm trần đưa lên. Thằng chỉ huy đếm chậm rãi: Ichi…ni…xăn… Rồi chúng cười rộ lên. Tên đao phủ lấy mũi gươm nâng mặt ba tên Pháp lên. Cả ba đều tái xanh, không còn giọt máu. Họ không ngờ đây chỉ là trò chơi thôi.
Bọn Nhật đưa cả ba lên xe, giải về thượng cấp ở Sài Gòn. Xê-đi thoát một cái chết rùng rợn, nhưng vẫn chưa hết lo sợ "Bọn Nhật còn giở trò gì nữa đây?".
Rờ-nê cũng chết điếng. Hắn không ngờ được đón tiếp ghê gớm như vậy khi trở về quê hương trong bộ quân phục chiến thắng của Đồng minh.
Thì ra, vì không nắm được tình hình ở miền Nam nên chúng nhảy dù quá sớm mà cũng là quá trễ. Quá sớm vì quân Anh- Ấn chưa tới Sài Gòn để giải giới quân Nhật như Đồng minh đã quy định. Và quá trễ vì Việt minh đã cướp chính quyền ngay khi Nhật đầu hàng.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.