Chương 25: XỬ BA NHỎ NGUYỄN BÌNH NỔI TIẾNG CẢ TỬ TỘI LẪN CHÁNH ÁN ĐỀ LÀ HẢO HỚN
Nguyên Hùng
10/07/2014
Tây cố sức đánh bật vòng đai bộ đội đóng ở ngoại thành.
Hai Vĩnh bàn với ông Tám:
- Tây mà chiếm lại Chánh Hưng thì nó lột da mấy cha con mình đóng giày. Mình chỉ có nước đánh tơi tới thôi.
Ông Tám cũng thấy trước như vậy nên đã chuẩn bị đâu đó xong hết, chỉ hô một tiếng là tất cả xuống ghe chống vô Rừng Sác. Tiếng hô đó là trận đánh đồn Ông Vĩnh, xã Chánh Hưng. Hai quận Nhà Bè và Cần Giuộc đều bị chiếm, không thể đóng quân trong xã Chánh Hưng được nữa. Thế là tất cả rút lui có trật tự. Sông Soài Rạp dập dìu tàu tuần, băng qua sông là chuyện "giảm kỷ", nếu không cũng là chuyện "bạc đầu". Chiếc chài binh công xưởng đành phải bỏ lại sau khi gỡ máy từng bộ phận đưa xuống các ghe nhỏ qua sông theo kiểu du kích, tàu tuần vừa khuất dạng là cắm đầu chèo một mạch như chạy đua với tử thần.
Đầu năm 1946, bộ đội Bình Xuyên lần lượt rút khỏi Sài Gòn, theo sông Lòng Tàu hoặc Soài Rạp vô Rừng Sác. Nhóm Ba Dương, Năm Hà đóng vùng Phước An, Phước Thọ, Vũng Gấm thuộc huyện Long Thành; còn Hai Vĩnh và gia đình bên vợ đóng đô ở núi Nứa, Bà Trau, một cù lao nằm giữa Bà Rịa và Vũng Tàu. Công việc đầu tiên của Hai Vĩnh là đắp nền cất trại chuyển máy từ dưới ghe lên lập binh công xưởng sản xuất lựu đạn. Vùng núi Nứa dân chúng hầu hết theo đạo ông Trần. Đây là một nhánh của Phật giáo nhưng biến dạng, với những đặc điểm là đàn ông cũng để tóc dài như đàn bà, khó phân biệt nam nữ nếu ta chỉ nhìn sau lưng. Có lần Tây nhảy dù xuống đây, thấy toàn đàn bà, bọn lê dương khoái chí ra sức đuổi bắt. Đến chừng tóm được một đầu tóc, thì mới thấy giai nhân hóa thành "đực rựa". Ngoài chuyện để tóc, ngôn ngữ ở đây cũng có nhiều biến dạng, đường gọi là mật, cau gọi là lọn.
Đền thờ ông Trần, kiến trúc trang nghiêm. Ông Trần tên thật là Lê Văn Mưu, quê Châu Đốc, tới khai phá đảo Long Sơn thời Chúa Nguyễn. Ông Trần sống đúng theo câu "đầu đội trời, chân đạp đất", suốt đời không đội nón, mang giày và mặc áo. Khi chết cũng chôn Trần, cắm bốn cọc, tượng trưng cho mồ mả. Ông ăn toàn đậu xanh thay cơm. Cháu đích tôn của ông Trần là Hai Dần và Ba Em. Hai Dần lo thờ phượng, tánh tình hiền lành, còn Ba Em thì ngang bướng chơi bời. Với tư cách là chỉ huy trưởng Trung đội số 2, Hai Vĩnh đến thăm xã giao những người giữ đền, Hai Dần mời Hai Vĩnh vào Nhà Lớn. Nhà thờ có treo quạt lông công cán dài, kiểu triều đình. Các gối dựa vuông có thêu rồng phụng…
Nhận thấy đạo ông Trần có nhiều người theo, Hai Vĩnh quyết tranh thủ hai anh em Hai Dần và Ba Em. Cách hay nhất là nêu cao kỷ luật, bộ đội không động tới trái ớt, trái cà của dân, đóng nhà nào tiếp tay giúp việc nhà ấy. Sau một thời gian bộ đội Hai Vĩnh gây được cảm tình với nhân dân núi Nứa. Hai Vĩnh thấy bộ đội của Tư Hoạnh chưa có nơi ổn định, kéo Tư Hoạnh về đóng trên Sơn Long, cũng trên cù lao Bà Trau. Từ ngôi chùa trên núi Nứa, mắt trần có thể trông thấy bãi trước Vũng Tàu.
Một hôm, Hai Vĩnh nhận được thư của khu trưởng Nguyễn Bình mời tới Bà Rịa có việc cần. Đến nơi thì biết đây là vụ bắt Ba Nhỏ. Ba Nhỏ là dân anh chị lưu lạc giang hồ đầu tiên ở Xóm Củi, sau qua vùng Thị Nghè, Bà Chiểu. Vụ thảm sát Cité Hérault ở Tân Định, có dấu hiệu cho biết đây là "thành tích" của Ba Nhỏ. Trong những ngày ta phong tỏa thành phố Sài Gòn, Ba Nhỏ cưỡi ngựa mang gươm tuần tiễu dọc sông Cầu Bông. Một hôm hắn thấy dân quân ở bến đò bắt một người đàn bà giấu một ký thịt trong giỏ xách, toan qua Tân Định. Người này thú nhận có con gái và hai đứa cháu ngoại kẹt trong thành. Bà sợ cháu ngoại đói. Đúng vào lúc đó, Ba Nhỏ cưỡi ngựa đi ngang qua. Chưa nghe hết đầu đuôi, Ba Nhỏ nhảy xuống ngựa rút gươm xô người đàn bà kia quỳ xuống chặt đầu.
Cảnh tượng thương tâm ấy làm cho dân càng oán hận bọn cầm quyền quân phiệt. Nạn nhân tên là bà Fondeau ở Bà Chiểu.
Ba Nhỏ rút quân ra Bà Rịa sau khi Mặt trận Thị Nghè, Bà Chiểu bể. Đi tới đâu, Ba Nhỏ nhũng nhiễu tới đó, bắt chánh quyền phải nạp tiền nuôi quân; đóng nhà nào có gái đẹp, hắn cưỡng hiếp thô bạo. Thư các nơi gởi thưa Ba Nhỏ rất nhiều, trong đó có cả đơn của UBND tỉnh Bà Rịa. Khu trưởng Nguyễn Bình quyết xử Ba Nhỏ để làm gương. Trong công văn quyết định bắt xử Ba Nhỏ, Nguyễn Bình viết: "Tôi được Trung ương cử vào Nam để thống nhất các lực lượng võ trang và nêu cao kỷ luật quân đội cách mạng. Cha mẹ hay anh em tôi mà phạm tội, nếu là tội đáng tử hình, chính tôi đây là đao phủ".
Khu trưởng Nguyễn Bình ra lệnh cho Huỳnh Công Vinh, Trưởng ty Công an Bà Rịa bắt, nhưng Vinh không bắt được vì Ba Nhỏ có lực lượng vũ trang mạnh. Được biết Ba Nhỏ là dân giang hồ, chỉ nể các tay anh chị, Vinh đề nghị giao công tác này cho Hai Vĩnh.
Lúc Hai Vĩnh tới Bà Rịa thì Ba Nhỏ đang tìm bắt Dương Bạch Mai là người ký giấy bắt Ba Nhỏ. Hai Vĩnh cùng một bảo vệ tên Cách, một tay bắn mi-trai-đết cừ khôi, đến thánh thất Cao Đài gặp Ba Nhỏ. Thấy Hai Vĩnh, Ba Nhỏ trao cây mi cho tên vệ sĩ, bước tới chào:
- Anh Hai, đ.m, không biết tại sao Ủy viên thanh tra miền Đông Dương Bạch Mai ký giấy bắt tôi? Anh Hai đi đâu đây? Đi bắt tôi phải không?
Hai Vĩnh ôn tồn:
- Bắt Ba Nhỏ đâu phải là chuyện dễ? Tôi đến đây để làm nhịp cầu thông cảm giữa Khu trưởng Nguyễn Bình và Ba Nhỏ.
- Nhịp cầu thông cảm? Anh nói gì vậy?
- Anh hùng tử chớ khí hùng nào tử! Tôi nghĩ rằng anh Ba nên theo tôi đi gặp Khu trưởng Nguyễn Bình để trình bày mọi việc hơn là tránh né thế này. Thái độ ngang bướng của anh Ba càng làm người ta ngộ nhận là anh Ba tính đi theo con đường của Phan Tấn Đạt…
Ba Nhỏ ngẫm nghĩ im lặng. Hai Vĩnh nói tiếp:
- Đi với tôi anh Ba! Trắng đen thế nào tôi không biết, nhưng tôi hứa danh dự với anh Ba là không ai động tới anh Ba khi có tôi bên cạnh.
Ba Nhỏ nghe theo, đi với Hai Vĩnh gặp Huỳnh Công Vinh, Vinh trình giấy bắt cho Ba Nhỏ xem, Ba Nhỏ cau mày nhìn Hai Vĩnh, Hai Vĩnh khuyên:
- Anh Ba nên tôn trọng kỷ luật. Anh nên giao súng. Chuyện đâu còn có đó. Tôi đã đề nghị với anh Vinh là phải đối xử với anh Ba khác thiên hạ. Đây là một tay giang hồ có cỡ.
Nghe lời Hai Vĩnh, Ba Nhỏ trao súng cho Huỳnh Công Vinh, bó mình chịu tội.
Phiên xử Ba Nhỏ được tổ chức tại chùa Phước Lai, gần Chợ Mới, Long Thành. Hai Vĩnh bận công tác không dự được. Nhưng ông Tám Mạnh có mặt và kể lại cho Hai Vĩnh nghe giờ cuối cùng của Ba Nhỏ:
- Thật xứng đáng là một tay anh chị.
Thành phần tòa án gồm có Khu trưởng Nguyễn Bình, Ba Dương, Tám Mạnh. Trước phiên xử, ba đồng chí này đã nhất trí với bản án tử hình để làm gương trong ba quân. Không biết do đâu là tin này lọt ra ngoài, một số tay anh chị làm kiến nghị xin giảm án để Ba Nhỏ "đoái công chuộc tội". Mười Lực yêu cầu ký tên trước nhất vì anh em nghĩ rằng tên tuổi Mười Lực có uy với ba ông đang ngồi xử. Mười Lực nghĩ là nếu phải xử tử để làm gương thì không chỉ một mình Ba Nhỏ mà trong số các tay anh chị có mặt tại đây cũng có kẻ đáng tội tử hình hơn Ba Nhỏ nữa kia. Nghĩ vậy, Mười Lực mạnh dạn ký. Một lúc sau bản kiến nghị được trình lên Khu trưởng Nguyễn Bình. Sau khi đọc xong, Nguyễn Bình nói nhỏ với Ba Dương một lúc, kế Ba Dương xuống tìm Mười Lực kéo ra xa.
- Khu trưởng yêu cầu anh rút lại chữ ký…
- Vì lý do gì? - Mười Lực hỏi như gây.
- Bộ đội cách mạng là của dân, vì dân, do dân. Quân với dân như cá với nước. Mình phải ở sao cho dân thương thì dân mới nuôi nấng, giúp đỡ mình đánh Tây thắng lợi. Đằng này Ba Nhỏ coi dân không ra gì, tới đâu cướp bóc, hãm hiếp tới đó, khu trưởng và chúng tôi quyết định xử tử Ba Nhỏ để làm gương. Dù cho các anh ký mười bản kiến nghị cũng vô ích. Tốt hơn là anh nên xóa tên trước khi tòa tuyên án, kẻo mất uy tín…
Mười Lực nghe được, vội xóa tên trong bản kiến nghị.
Ba phát súng báo hiệu phiên toà bắt đầu. Ba Nhỏ được đưa ra trước vành móng ngựa. Hắn rất bình tĩnh nhìn thẳng những người ngồi xử mình. Thừa phát lại đọc bản tội trạng dài sọc. Công tố viên buộc tội rồi biện hộ sư xin tòa giảm án. Sau mười lăm phút nghị án, Khu trưởng Nguyễn Bình nhân danh chánh án tuyên án "Ba Nhỏ đáng tội tử hình và bản án được thi hành ngay tại chỗ".
Ba Nhỏ không một chút xúc động:
- Cám ơn anh Ba đã chỉ rõ những sai lầm của tôi. Tội tôi làm tôi chịu. Xin tòa cho một ân huệ cuối cùng: để tôi tự xử lấy. Anh Ba, cho mượn cây súng của anh.
Nguyễn Bình tháo súng, đưa cho Ba Nhỏ. Tay mặt cầm súng, tay trái chỉ ngực, Ba Nhỏ hỏi như đùa:
- Chỗ này chết không? - Ngón trỏ hắn dịch xuống bụng; chỗ này chết không?
- Rồi hắn bóp cò. "Cạch!". Tiếng cò vang lên trong không khí im lặng như tờ. Không một ai dám thở mạnh. Ba Nhỏ cười vang:
- Đến giờ phút này mà anh Ba vẫn còn chưa tin tôi. Anh Ba, cho xin gấp đạn khác!
Lần này thì đạn nổ thật và Ba Nhỏ đã đền tội.
Nghe ông Tám Mạnh kể lại cái chết của Ba Nhỏ, Hai Vĩnh rất tiếc là mình không có mặt tại phiên xử, biện hộ cho Ba Nhỏ. Thái độ tự ý nạp mình của Ba Nhỏ đáng được hưởng đặc ân giảm khinh để lập công chuộc tội.
Sau hội nghị An Phú xã, Nguyễn Bình điểm qua các bộ đội ở miền Đông Nam bộ.
Đúng như ông nhận định trước đó, bộ đội Bình Xuyên của Ba Dương tương đối hùng hậu hơn hết. Để tạo cho mình uy thế, Nguyễn Bình nhất định liên kết với Ba Dương để nắm Bình Xuyên. Cách liên kết hữu hiệu nhất là nâng Ba Dương lên chức khu bộ phó. Nghĩ sao làm vậy, Nguyễn Bình xuống Phước An là nơi Ba Dương đóng quân. Vào đầu tháng 12-1945, ông lấy giấy trong sắc- cốt ra viết liền một mạch:
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIẤY BỔ NHẬM
Nguyễn Bình, Khu bộ trưởng khu thứ 7 nước Việt Nam bổ nhậm đồng chí Dương Văn Dương là khu bộ phó.
Ký tên chữ Bình ở trên, nguyên chữ Nguyễn Bình ở dưới.
Chỉ vỏn vẹn có một câu, cũng chẳng có đóng dấu. Nhưng đây là một quyết định quan trọng đối với Ba Dương và bộ đội Bình Xuyên. Nó động viên tinh thần tất cả mọi người. Nhưng nhiệm vụ Nguyễn Bình giao cho Ba Dương còn quan trọng hơn. Ông nói:
- Tình hình ở đây tương đối ổn. Nhưng còn Khu 8 và Khu 9. Tôi đóng ở Thủ Dầu Một còn anh đi xuống dưới, vừa đi vừa đánh, thu nhận các nhóm lẻ tẻ. Anh đi một vòng rồi về đây. Chắc chắn là tình hình sẽ dễ chịu hơn. Ngay từ bây giờ, anh hãy chuẩn bị sẵn sàng chuyến viễn chinh này.
Hai Vĩnh bàn với ông Tám:
- Tây mà chiếm lại Chánh Hưng thì nó lột da mấy cha con mình đóng giày. Mình chỉ có nước đánh tơi tới thôi.
Ông Tám cũng thấy trước như vậy nên đã chuẩn bị đâu đó xong hết, chỉ hô một tiếng là tất cả xuống ghe chống vô Rừng Sác. Tiếng hô đó là trận đánh đồn Ông Vĩnh, xã Chánh Hưng. Hai quận Nhà Bè và Cần Giuộc đều bị chiếm, không thể đóng quân trong xã Chánh Hưng được nữa. Thế là tất cả rút lui có trật tự. Sông Soài Rạp dập dìu tàu tuần, băng qua sông là chuyện "giảm kỷ", nếu không cũng là chuyện "bạc đầu". Chiếc chài binh công xưởng đành phải bỏ lại sau khi gỡ máy từng bộ phận đưa xuống các ghe nhỏ qua sông theo kiểu du kích, tàu tuần vừa khuất dạng là cắm đầu chèo một mạch như chạy đua với tử thần.
Đầu năm 1946, bộ đội Bình Xuyên lần lượt rút khỏi Sài Gòn, theo sông Lòng Tàu hoặc Soài Rạp vô Rừng Sác. Nhóm Ba Dương, Năm Hà đóng vùng Phước An, Phước Thọ, Vũng Gấm thuộc huyện Long Thành; còn Hai Vĩnh và gia đình bên vợ đóng đô ở núi Nứa, Bà Trau, một cù lao nằm giữa Bà Rịa và Vũng Tàu. Công việc đầu tiên của Hai Vĩnh là đắp nền cất trại chuyển máy từ dưới ghe lên lập binh công xưởng sản xuất lựu đạn. Vùng núi Nứa dân chúng hầu hết theo đạo ông Trần. Đây là một nhánh của Phật giáo nhưng biến dạng, với những đặc điểm là đàn ông cũng để tóc dài như đàn bà, khó phân biệt nam nữ nếu ta chỉ nhìn sau lưng. Có lần Tây nhảy dù xuống đây, thấy toàn đàn bà, bọn lê dương khoái chí ra sức đuổi bắt. Đến chừng tóm được một đầu tóc, thì mới thấy giai nhân hóa thành "đực rựa". Ngoài chuyện để tóc, ngôn ngữ ở đây cũng có nhiều biến dạng, đường gọi là mật, cau gọi là lọn.
Đền thờ ông Trần, kiến trúc trang nghiêm. Ông Trần tên thật là Lê Văn Mưu, quê Châu Đốc, tới khai phá đảo Long Sơn thời Chúa Nguyễn. Ông Trần sống đúng theo câu "đầu đội trời, chân đạp đất", suốt đời không đội nón, mang giày và mặc áo. Khi chết cũng chôn Trần, cắm bốn cọc, tượng trưng cho mồ mả. Ông ăn toàn đậu xanh thay cơm. Cháu đích tôn của ông Trần là Hai Dần và Ba Em. Hai Dần lo thờ phượng, tánh tình hiền lành, còn Ba Em thì ngang bướng chơi bời. Với tư cách là chỉ huy trưởng Trung đội số 2, Hai Vĩnh đến thăm xã giao những người giữ đền, Hai Dần mời Hai Vĩnh vào Nhà Lớn. Nhà thờ có treo quạt lông công cán dài, kiểu triều đình. Các gối dựa vuông có thêu rồng phụng…
Nhận thấy đạo ông Trần có nhiều người theo, Hai Vĩnh quyết tranh thủ hai anh em Hai Dần và Ba Em. Cách hay nhất là nêu cao kỷ luật, bộ đội không động tới trái ớt, trái cà của dân, đóng nhà nào tiếp tay giúp việc nhà ấy. Sau một thời gian bộ đội Hai Vĩnh gây được cảm tình với nhân dân núi Nứa. Hai Vĩnh thấy bộ đội của Tư Hoạnh chưa có nơi ổn định, kéo Tư Hoạnh về đóng trên Sơn Long, cũng trên cù lao Bà Trau. Từ ngôi chùa trên núi Nứa, mắt trần có thể trông thấy bãi trước Vũng Tàu.
Một hôm, Hai Vĩnh nhận được thư của khu trưởng Nguyễn Bình mời tới Bà Rịa có việc cần. Đến nơi thì biết đây là vụ bắt Ba Nhỏ. Ba Nhỏ là dân anh chị lưu lạc giang hồ đầu tiên ở Xóm Củi, sau qua vùng Thị Nghè, Bà Chiểu. Vụ thảm sát Cité Hérault ở Tân Định, có dấu hiệu cho biết đây là "thành tích" của Ba Nhỏ. Trong những ngày ta phong tỏa thành phố Sài Gòn, Ba Nhỏ cưỡi ngựa mang gươm tuần tiễu dọc sông Cầu Bông. Một hôm hắn thấy dân quân ở bến đò bắt một người đàn bà giấu một ký thịt trong giỏ xách, toan qua Tân Định. Người này thú nhận có con gái và hai đứa cháu ngoại kẹt trong thành. Bà sợ cháu ngoại đói. Đúng vào lúc đó, Ba Nhỏ cưỡi ngựa đi ngang qua. Chưa nghe hết đầu đuôi, Ba Nhỏ nhảy xuống ngựa rút gươm xô người đàn bà kia quỳ xuống chặt đầu.
Cảnh tượng thương tâm ấy làm cho dân càng oán hận bọn cầm quyền quân phiệt. Nạn nhân tên là bà Fondeau ở Bà Chiểu.
Ba Nhỏ rút quân ra Bà Rịa sau khi Mặt trận Thị Nghè, Bà Chiểu bể. Đi tới đâu, Ba Nhỏ nhũng nhiễu tới đó, bắt chánh quyền phải nạp tiền nuôi quân; đóng nhà nào có gái đẹp, hắn cưỡng hiếp thô bạo. Thư các nơi gởi thưa Ba Nhỏ rất nhiều, trong đó có cả đơn của UBND tỉnh Bà Rịa. Khu trưởng Nguyễn Bình quyết xử Ba Nhỏ để làm gương. Trong công văn quyết định bắt xử Ba Nhỏ, Nguyễn Bình viết: "Tôi được Trung ương cử vào Nam để thống nhất các lực lượng võ trang và nêu cao kỷ luật quân đội cách mạng. Cha mẹ hay anh em tôi mà phạm tội, nếu là tội đáng tử hình, chính tôi đây là đao phủ".
Khu trưởng Nguyễn Bình ra lệnh cho Huỳnh Công Vinh, Trưởng ty Công an Bà Rịa bắt, nhưng Vinh không bắt được vì Ba Nhỏ có lực lượng vũ trang mạnh. Được biết Ba Nhỏ là dân giang hồ, chỉ nể các tay anh chị, Vinh đề nghị giao công tác này cho Hai Vĩnh.
Lúc Hai Vĩnh tới Bà Rịa thì Ba Nhỏ đang tìm bắt Dương Bạch Mai là người ký giấy bắt Ba Nhỏ. Hai Vĩnh cùng một bảo vệ tên Cách, một tay bắn mi-trai-đết cừ khôi, đến thánh thất Cao Đài gặp Ba Nhỏ. Thấy Hai Vĩnh, Ba Nhỏ trao cây mi cho tên vệ sĩ, bước tới chào:
- Anh Hai, đ.m, không biết tại sao Ủy viên thanh tra miền Đông Dương Bạch Mai ký giấy bắt tôi? Anh Hai đi đâu đây? Đi bắt tôi phải không?
Hai Vĩnh ôn tồn:
- Bắt Ba Nhỏ đâu phải là chuyện dễ? Tôi đến đây để làm nhịp cầu thông cảm giữa Khu trưởng Nguyễn Bình và Ba Nhỏ.
- Nhịp cầu thông cảm? Anh nói gì vậy?
- Anh hùng tử chớ khí hùng nào tử! Tôi nghĩ rằng anh Ba nên theo tôi đi gặp Khu trưởng Nguyễn Bình để trình bày mọi việc hơn là tránh né thế này. Thái độ ngang bướng của anh Ba càng làm người ta ngộ nhận là anh Ba tính đi theo con đường của Phan Tấn Đạt…
Ba Nhỏ ngẫm nghĩ im lặng. Hai Vĩnh nói tiếp:
- Đi với tôi anh Ba! Trắng đen thế nào tôi không biết, nhưng tôi hứa danh dự với anh Ba là không ai động tới anh Ba khi có tôi bên cạnh.
Ba Nhỏ nghe theo, đi với Hai Vĩnh gặp Huỳnh Công Vinh, Vinh trình giấy bắt cho Ba Nhỏ xem, Ba Nhỏ cau mày nhìn Hai Vĩnh, Hai Vĩnh khuyên:
- Anh Ba nên tôn trọng kỷ luật. Anh nên giao súng. Chuyện đâu còn có đó. Tôi đã đề nghị với anh Vinh là phải đối xử với anh Ba khác thiên hạ. Đây là một tay giang hồ có cỡ.
Nghe lời Hai Vĩnh, Ba Nhỏ trao súng cho Huỳnh Công Vinh, bó mình chịu tội.
Phiên xử Ba Nhỏ được tổ chức tại chùa Phước Lai, gần Chợ Mới, Long Thành. Hai Vĩnh bận công tác không dự được. Nhưng ông Tám Mạnh có mặt và kể lại cho Hai Vĩnh nghe giờ cuối cùng của Ba Nhỏ:
- Thật xứng đáng là một tay anh chị.
Thành phần tòa án gồm có Khu trưởng Nguyễn Bình, Ba Dương, Tám Mạnh. Trước phiên xử, ba đồng chí này đã nhất trí với bản án tử hình để làm gương trong ba quân. Không biết do đâu là tin này lọt ra ngoài, một số tay anh chị làm kiến nghị xin giảm án để Ba Nhỏ "đoái công chuộc tội". Mười Lực yêu cầu ký tên trước nhất vì anh em nghĩ rằng tên tuổi Mười Lực có uy với ba ông đang ngồi xử. Mười Lực nghĩ là nếu phải xử tử để làm gương thì không chỉ một mình Ba Nhỏ mà trong số các tay anh chị có mặt tại đây cũng có kẻ đáng tội tử hình hơn Ba Nhỏ nữa kia. Nghĩ vậy, Mười Lực mạnh dạn ký. Một lúc sau bản kiến nghị được trình lên Khu trưởng Nguyễn Bình. Sau khi đọc xong, Nguyễn Bình nói nhỏ với Ba Dương một lúc, kế Ba Dương xuống tìm Mười Lực kéo ra xa.
- Khu trưởng yêu cầu anh rút lại chữ ký…
- Vì lý do gì? - Mười Lực hỏi như gây.
- Bộ đội cách mạng là của dân, vì dân, do dân. Quân với dân như cá với nước. Mình phải ở sao cho dân thương thì dân mới nuôi nấng, giúp đỡ mình đánh Tây thắng lợi. Đằng này Ba Nhỏ coi dân không ra gì, tới đâu cướp bóc, hãm hiếp tới đó, khu trưởng và chúng tôi quyết định xử tử Ba Nhỏ để làm gương. Dù cho các anh ký mười bản kiến nghị cũng vô ích. Tốt hơn là anh nên xóa tên trước khi tòa tuyên án, kẻo mất uy tín…
Mười Lực nghe được, vội xóa tên trong bản kiến nghị.
Ba phát súng báo hiệu phiên toà bắt đầu. Ba Nhỏ được đưa ra trước vành móng ngựa. Hắn rất bình tĩnh nhìn thẳng những người ngồi xử mình. Thừa phát lại đọc bản tội trạng dài sọc. Công tố viên buộc tội rồi biện hộ sư xin tòa giảm án. Sau mười lăm phút nghị án, Khu trưởng Nguyễn Bình nhân danh chánh án tuyên án "Ba Nhỏ đáng tội tử hình và bản án được thi hành ngay tại chỗ".
Ba Nhỏ không một chút xúc động:
- Cám ơn anh Ba đã chỉ rõ những sai lầm của tôi. Tội tôi làm tôi chịu. Xin tòa cho một ân huệ cuối cùng: để tôi tự xử lấy. Anh Ba, cho mượn cây súng của anh.
Nguyễn Bình tháo súng, đưa cho Ba Nhỏ. Tay mặt cầm súng, tay trái chỉ ngực, Ba Nhỏ hỏi như đùa:
- Chỗ này chết không? - Ngón trỏ hắn dịch xuống bụng; chỗ này chết không?
- Rồi hắn bóp cò. "Cạch!". Tiếng cò vang lên trong không khí im lặng như tờ. Không một ai dám thở mạnh. Ba Nhỏ cười vang:
- Đến giờ phút này mà anh Ba vẫn còn chưa tin tôi. Anh Ba, cho xin gấp đạn khác!
Lần này thì đạn nổ thật và Ba Nhỏ đã đền tội.
Nghe ông Tám Mạnh kể lại cái chết của Ba Nhỏ, Hai Vĩnh rất tiếc là mình không có mặt tại phiên xử, biện hộ cho Ba Nhỏ. Thái độ tự ý nạp mình của Ba Nhỏ đáng được hưởng đặc ân giảm khinh để lập công chuộc tội.
Sau hội nghị An Phú xã, Nguyễn Bình điểm qua các bộ đội ở miền Đông Nam bộ.
Đúng như ông nhận định trước đó, bộ đội Bình Xuyên của Ba Dương tương đối hùng hậu hơn hết. Để tạo cho mình uy thế, Nguyễn Bình nhất định liên kết với Ba Dương để nắm Bình Xuyên. Cách liên kết hữu hiệu nhất là nâng Ba Dương lên chức khu bộ phó. Nghĩ sao làm vậy, Nguyễn Bình xuống Phước An là nơi Ba Dương đóng quân. Vào đầu tháng 12-1945, ông lấy giấy trong sắc- cốt ra viết liền một mạch:
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIẤY BỔ NHẬM
Nguyễn Bình, Khu bộ trưởng khu thứ 7 nước Việt Nam bổ nhậm đồng chí Dương Văn Dương là khu bộ phó.
Ký tên chữ Bình ở trên, nguyên chữ Nguyễn Bình ở dưới.
Chỉ vỏn vẹn có một câu, cũng chẳng có đóng dấu. Nhưng đây là một quyết định quan trọng đối với Ba Dương và bộ đội Bình Xuyên. Nó động viên tinh thần tất cả mọi người. Nhưng nhiệm vụ Nguyễn Bình giao cho Ba Dương còn quan trọng hơn. Ông nói:
- Tình hình ở đây tương đối ổn. Nhưng còn Khu 8 và Khu 9. Tôi đóng ở Thủ Dầu Một còn anh đi xuống dưới, vừa đi vừa đánh, thu nhận các nhóm lẻ tẻ. Anh đi một vòng rồi về đây. Chắc chắn là tình hình sẽ dễ chịu hơn. Ngay từ bây giờ, anh hãy chuẩn bị sẵn sàng chuyến viễn chinh này.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.