Chương 24
Thi Vô Trà
06/05/2023
.:. 25: Đó là mùa đông học kỳ đầu năm lớp 10.:.
Tôi với Lý Trì Thư ngồi xổm bên bàn ăn hết nửa chiếc bánh ga-tô.
Tôi quệt một ít kem ở viền bánh chấm vào chóp mũi em, Lý Trì Thư khó hiểu nhìn tôi. Tôi nói: “Thọ tinh phải vậy, đây là nghi thức.”
Dường như em chưa từng nghi ngờ những lời giải thích của tôi, chỉ gật đầu: “Vậy à.”
Tôi móc điện thoại ra trong lúc em còn đang xuất thần, gọi: “Lý Trì Thư.”
Em ngước mắt, bị tôi chụp tấm hình đầu tiên của tuổi 18.
Ánh mắt Lý Trì Thư lưỡng lự nhìn điện thoại, có vẻ rất muốn ghé qua đây xem tôi chụp như thế nào.
“Chậc.” Tôi xoay mặt điện thoại về phía em, “Đẹp lắm đúng không?”
Lý Trì Thư cười, lại cúi đầu quét kem chưa ăn hết ở đĩa.
“Anh muốn cài nó thành hình nền.” Tôi nói.
Em khựng người, nghiêng đầu hỏi: “Anh muốn cài em làm hình nền?”
“Ừ,” tôi thao tác rất nhanh rồi thoát khỏi các bước, thưởng thức màn hình điện thoại đã trở thành hình của Lý Trì Thư, “Sau này anh mở điện thoại lên là có thể nhìn thấy em.”
Lần này thời gian em nhìn màn hình điện thoại còn lâu hơn ban nãy nhìn hình của mình, tựa như chuyện hình của em trở thành hình nền điện thoại tôi có ý nghĩa lớn hơn xem hình bản thân.
“Em đang nghĩ gì?” Tôi hỏi.
Lúc sau em mới dời tầm mắt, bỏ nĩa nhựa vào miệng nhấp nhấp, cười nói: “Không ngờ có một ngày em sẽ thành hình nền điện thoại của anh.”
“Loại cây si yêu thầm mãnh liệt như bọn anh là vậy mà.” Tôi cất điện thoại vào túi, đứng dậy đi lấy vật dụng đánh răng rửa mặt, đi được hai bước thì quay đầu giả vờ nói cam chịu, “Chụp hình người mình thích xong hận không thể dán nó khắp thế giới.”
Lý Trì Thư đực người ta, sau đó sảng khoái cười to cùng tôi.
Lúc tôi vào phòng thì Lý Trì Thư đang dùng thùng các-tông và quần áo cũ không mặc xây ổ cho Khoai Tây. Một cái ổ nhỏ nhìn rất ấm cúng. Nếu không phải có sự hạn chế về hình thể cộng thêm tôi muốn ôm Lý Trì Thư ngủ, không thì hôm nay bất luận thế nào cũng sẽ xảy ra đại chiến người và chó giành nhà.
Em ấy súc miệng xong chạy chầm chậm vào, bên ngoài sẽ lạnh hơn trong đây nhiều.
Trong nhà Lý Trì Thư không có thiết bị sưởi ấm, ngoài kia hai cái máy sưởi điện rẻ nhất cũng hơn 20 tệ một máy, tuy em ấy có thể mua nhưng mùa đông toàn ở lại trường, thời gian trở về nhà cũng chỉ có nửa tháng, Lý Trì Thư cảm thấy không đáng nên cắn răng chịu đựng cho qua.
Mà thật sự có quá nhiều số tiền em “cắn răng” dành dụm được trong đời.
Vốn dĩ trong nhà có một túi sưởi mà không hiểu sao hôm nay Lý Trì Thư không lấy ra. Em nằm chui vào trong chăn quấn kín mình, hít hà mấy hơi thật dài như đang xua đi cái lạnh trên người.
Tôi vén chăn lên ngủ ở bên kia giường, nghiêng người sang đối mặt với em, lặng lẽ kề chân mình sát chân em.
Lý Trì Thư né ra: “Đừng động vào em… Chân em lạnh.”
Tôi dang tay ra với em khiến phần chăn giữa cả hai hở ra, lộng gió giống như chiếc túi bị mở.
Tôi nói: “Trong lòng Thẩm Bão Sơn rất ấm áp, em muốn thử không?”
Em nhìn tôi, từ từ nhích qua đây.
“Lý Trì Thư?”
“Ừ?”
“Ngày mai, không, sáng sớm nay em muốn ăn gì?”
“Không phải là mì trường thọ hả?”
“Buổi trưa thì sao?”
“Ừm… Gì cũng được.”
“Vậy thì xào thịt bò, làm một ít tôm… Em ăn cá không?”
–
Tảng sáng Mồng Một năm mới trời âm u, nhiệt độ bỗng giảm mạnh, tôi hỏi Lý Trì Thư vị trí khu chợ ở gần đây, dặn em choàng khăn quàng cổ không được tùy tiện ra ngoài.
Tối hôm qua lúc đến tôi chỉ xách theo bánh mì và sốt trứng mực không dễ tìm thấy ở quanh đây, cùng với một ít trái cây tươi mới. Tủ lạnh nhà Lý Trì Thư trống không, chỉ có mấy quả trứng gà và một bó cải xanh. Nó bị tôi hí hoáy một trận, bỏ qua loa chút thức ăn mới miễn cưỡng có dáng vẻ nên có của tủ lạnh.
Khoảng chừng 10 giờ trưa, mặt trời ló dạng. Tôi đi chợ mua túi lớn túi nhỏ và một con cá, lúc về lầu năm nhìn thấy cảnh tượng khiến người ta dở khóc dở cười: Lý Trì Thư và Khoai Tây một người một chó chắn ở cửa, vị lớn hơn ngồi trên ghế gỗ thấp, để cuốn vở ôn tập trên đầu gối, cũng may khăn quàng cổ che khuất nửa khuôn mặt chỉ có chóp mũi hứng gió thổi đỏ chót, vừa xoa tay hà hơi vừa cúi đầu đọc bài, vị nhỏ hơn nằm bò bên chân người kia, phờ phạc ngủ gật —— Nhưng không chậm trễ việc vẫy đuôi.
“Lý Trì Thư,” tôi dựa vào tay vịn ở chỗ rẽ cầu thang, ngước lên băng qua bậc thang xi-măng dài thượt nhìn em, “Ngồi ở đó làm gì?”
Khoai Tây bỗng tỉnh táo, chạy đến xoay vòng quanh chân tôi, Lý Trì Thư nghe tiếng thì ngước lên khỏi quyển sách, sau khi thấy tôi thì mỉm cười, phả ra làn hơi trắng, lật đật dọn dẹp sách vở ôn tập, đi xuống cầm lấy túi xách trong tay tôi: “Anh về rồi à.”
“Ừ.” Tôi dắt em đi lên, “Hỏi em đó, trời rét căm ngồi ở cửa làm gì?”
“Không sao,” em nói, “Ngồi ở cửa có thể nhìn thấy anh sớm hơn.”
“Em có biết là chỉ có chó con mới canh ở cửa đợi chủ không?”
“Thật á?”
“Không tin em hỏi Khoai Tây đi.”
Khoai Tây sủa hai tiếng với tôi.
Tôi chỉ nó: “Em xem?”
Lý Trì Thư cười, ôm thức ăn mua về đi vào bếp.
Hôm nay em mặc chiếc áo phao tôi đưa, cùng kiểu dáng với áo trên người tôi nhưng khác màu. Mẫu mã trang phục này thông thường thiên về to rộng, khi lựa cho em tôi không biết nên lấy đúng số đo không, giảm đi một cỡ thì sẽ nhỏ mà to lên một cỡ sẽ rộng hơn, cuối cùng chọn kích cỡ lớn hơn, cũng may là kiểu áo cánh dơi, hợp với em nhưng tay áo bị dài hơn, về nhà nhờ thợ cắt đi, làm vậy em mặc sẽ không bị không chịu. Tôi nhớ lại dáng vẻ ôm sách ôn tập ngồi ở cửa của Lý Trì Thư, dừng bước đứng sau em ấy.
“Lý Trì Thư.. Hóa ra anh gặp em khi ấy.”
Đó là mùa đông học kỳ đầu năm lớp 10, cũng là tháng chạp các lớp được nghỉ, trường học chỉ còn lại lớp 12 còn đi học. Tôi và Tưởng Trì rảnh rỗi, khó khăn lắm hai gia đình mới có ngày không cần ăn bữa cơm đoàn viên, bèn hẹn nhau đi ra bể bơi ở trường.
Năm đó hồ bơi của trường chưa mở cửa hoàn toàn, vẫn còn trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, 15 tệ một vé một người, phải mua vé mới được vào cửa.
(*) 15 CNY ≈ 51.000 VNĐ
Tôi và Tưởng Trì vẫn bơi đến rất muộn như cũ, cậu ấy đi lên bờ trước, người gác cửa bể bơi mót quá nên nhờ Tưởng Trì trông giúp bác ta, thằng nhãi này chân trước đồng ý chân sau chạy ngay về phòng thay quần áo —— Không có gì khác, chẳng qua bể bơi là nơi duy nhất trong trường vận hành máy sưởi ấm liên tục suốt 8 tiếng một ngày.
Còn tôi sau khi bơi xong, đi ra khỏi nhà vệ sinh thì bắt gặp Lý Trì Thư lén chạy vào.
Em ấy ngồi trên băng ghế dài gần với hồ bơi nhất —— Vị trí đó rất khuất, ánh sáng thì tốt, dù người gác cửa đi tuần cũng sẽ không đi đến chỗ khuất như thế. Lúc đó Lý Trì Thư xảy ra chuyện gì hiện tại tôi chưa biết, quần áo em mặc còn mỏng manh hơn bất kỳ một ngày nào trong mùa đông này, thậm chí không có đồng phục học sinh, chỉ có một chiêc áo len chui đầu, có lẽ bên trong còn mặc áo ngắn tay.
Lý Trì Thư ngồi trên băng ghế dài giống như buổi chiều hai tháng trước ngồi đợi tôi, tranh thủ từng giây từng phút có thể sưởi ấm chăm chú đọc sách, sóng nước dao động phản x trên cằm em, đôi tay em bị rét run sưng tấy, mang đôi giày vải mỏng, khép chặt đầu gối, đặt sách trên đầu gối.
“Này… Bạn gì ơi?” Tôi đứng ở cửa phòng thay quần áo, thử gọi em.
Lý Trì Thư ngạc nhiên ngẩng đầu, có lẽ không ngờ trong bể bơi còn có người khác, mà em ăn vận thế này rõ ràng không phải để đi bơi. Vào mùa đông trường học nhắc đi nhắc lại ai không mua vé không được phép đi vào, tránh tình trạn học sinh chạy đến đây như ong vỡ tổ để sưởi ấm “chùa”, chiếm đóng miễn phí không đưa tiền.
Em không phải người giỏi giả tạo, từ ánh mắt luống cuống đầu tiên tôi đã nhận ra sự khốn đốn của em, nhưng đúng lúc này ông bác gác cửa quay lại, chỉ mới ló đầu ở mép tường hỏi: “Mấy đứa còn bơi hả?”
Tôi bình thản bước ngang qua một bước, đứng ở góc chắn đi tầm nhìn phát hiện Lý Trì Thư từ bên ngoài, nói với ông bác: “… Cháu vẫn còn bơi!”
Thực chất tôi tính đi về rồi. Tắm cũng tắm xong, Tưởng Trì cũng đang đợi tôi ở bên ngoài.
Nhưng tôi đoán Lý Trì Thư vừa vào đây chưa được mấy phút, nếu bây giờ tôi về thì cửa bể bơi sẽ bị đóng lại, Lý Trì Thư khó khăn lắm mới lẻn được vào đây chỉ đành rời đi.
Ông bác trở về chỗ đứng gác, tôi quay người móc điện thoại ra nhắn tin cho Tưởng Trì bảo cậu ấy đi trước, Lý Trì Thư nói nhỏ với tôi: “Cảm ơn cậu.”
“Không có gì.” Ngón tay tôi gõ lách cách trên bàn phím, không ngẩng đầu nhìn em ấy. Tôi đoán lúc ấy Lý Trì Thư cũng không muốn người khác nhìn mình quá nhiều.
Tôi đi vào phòng thay quần áo lấy áo khoác của mình ra đưa cho em: “Cậu mặc đi.”
Tuy hồ bơi có lò sưởi nhưng khí lạnh tràn lan như thế này, chút quần áo trên người Lý Trì Thư chắc chắn không đủ.
Em hơi ngẩn người, vội xua tay từ chối: “Không, không cần, thật sự không cần…”
Tôi thẳng thắn giũ áo ra khoác lên cho em: “Mặc đi, dù sao mình cũng lấy ra rồi.”
Nói xong tôi đi ra bể bơi để em có đủ không gian riêng.
Trên áo khoác có phù hiệu tên tôi, tôi lười không tháo nó ra khiến cho Lý Trì Thư nhớ mong gần 10 năm trời.
Tôi bơi ra chỗ nước sâu xa xăm, thường ngoái đầu lại nhìn, người khoác áo khoác màu đen mặc không vừa người ngồi trên băng ghế vẫn giữ nguyên tư thế đọc sách.
Bơi đủ lâu rồi tôi lại ngóc đầu lên mặt nướ, trên băng ghế dài cạnh hồ bơi không còn bóng người.
Lý Trì Thư đã rời đi, gấp gọn gàng áo khoác của tôi để lên ghế.
Đó là mùa đông học kỳ đầu tiên của lớp 10. Tôi mới vào trường cấp ba, còn lạ lẫm với tất cả mọi thứ ở noi này, nhanh chóng vứt chuyện này ra sau đầu.
–
Ngày 29 tháng 1, trời quang
Tối hôm qua túi sưởi bị mình bất cẩn sạc nổ, lại cúp điện, lạnh run không thể ngủ. Chắc tối nay cũng
giống vậy.
Nếu có thể sống trong căn nhà có máy điều hòa thì tốt quá, ôi.
Khai giảng sớm đi chứ, sao còn tận một tuần nữa.
–
Ngày 29 tháng 1, trời quang
Năm nay mặc quần áo mới, Thẩm Bão Sơn tự tay cán mì, nấu một bát mì trường thọ đầy ắp thịt cho mình.
Buổi tối làm rất nhiều món, anh ấy nói là bữa ăn tất niên thuộc về mình. Còn con cá, anh ấy đưa toàn bộ bong bóng cá cho mình, mình chia cho Khoai Tây một miếng nhỏ mà bị anh ấy phát hiện.
Một ít bột còn lại, Thẩm Bão Sơn nói ngày mai ăn sủi cảo.
Mình hỏi bao giờ anh ấy về, anh nói ngày mai cha mẹ anh xuất ngoại đi công tác, anh về một chuyến rồi có thể sang đây ở với mình đến khi nhập học lại.
Hi vọng thời gian có thể trôi đi chậm hơn, chậm hơn nữa.
Nếu có thể không nhập học lại thì tốt quá.
Tôi với Lý Trì Thư ngồi xổm bên bàn ăn hết nửa chiếc bánh ga-tô.
Tôi quệt một ít kem ở viền bánh chấm vào chóp mũi em, Lý Trì Thư khó hiểu nhìn tôi. Tôi nói: “Thọ tinh phải vậy, đây là nghi thức.”
Dường như em chưa từng nghi ngờ những lời giải thích của tôi, chỉ gật đầu: “Vậy à.”
Tôi móc điện thoại ra trong lúc em còn đang xuất thần, gọi: “Lý Trì Thư.”
Em ngước mắt, bị tôi chụp tấm hình đầu tiên của tuổi 18.
Ánh mắt Lý Trì Thư lưỡng lự nhìn điện thoại, có vẻ rất muốn ghé qua đây xem tôi chụp như thế nào.
“Chậc.” Tôi xoay mặt điện thoại về phía em, “Đẹp lắm đúng không?”
Lý Trì Thư cười, lại cúi đầu quét kem chưa ăn hết ở đĩa.
“Anh muốn cài nó thành hình nền.” Tôi nói.
Em khựng người, nghiêng đầu hỏi: “Anh muốn cài em làm hình nền?”
“Ừ,” tôi thao tác rất nhanh rồi thoát khỏi các bước, thưởng thức màn hình điện thoại đã trở thành hình của Lý Trì Thư, “Sau này anh mở điện thoại lên là có thể nhìn thấy em.”
Lần này thời gian em nhìn màn hình điện thoại còn lâu hơn ban nãy nhìn hình của mình, tựa như chuyện hình của em trở thành hình nền điện thoại tôi có ý nghĩa lớn hơn xem hình bản thân.
“Em đang nghĩ gì?” Tôi hỏi.
Lúc sau em mới dời tầm mắt, bỏ nĩa nhựa vào miệng nhấp nhấp, cười nói: “Không ngờ có một ngày em sẽ thành hình nền điện thoại của anh.”
“Loại cây si yêu thầm mãnh liệt như bọn anh là vậy mà.” Tôi cất điện thoại vào túi, đứng dậy đi lấy vật dụng đánh răng rửa mặt, đi được hai bước thì quay đầu giả vờ nói cam chịu, “Chụp hình người mình thích xong hận không thể dán nó khắp thế giới.”
Lý Trì Thư đực người ta, sau đó sảng khoái cười to cùng tôi.
Lúc tôi vào phòng thì Lý Trì Thư đang dùng thùng các-tông và quần áo cũ không mặc xây ổ cho Khoai Tây. Một cái ổ nhỏ nhìn rất ấm cúng. Nếu không phải có sự hạn chế về hình thể cộng thêm tôi muốn ôm Lý Trì Thư ngủ, không thì hôm nay bất luận thế nào cũng sẽ xảy ra đại chiến người và chó giành nhà.
Em ấy súc miệng xong chạy chầm chậm vào, bên ngoài sẽ lạnh hơn trong đây nhiều.
Trong nhà Lý Trì Thư không có thiết bị sưởi ấm, ngoài kia hai cái máy sưởi điện rẻ nhất cũng hơn 20 tệ một máy, tuy em ấy có thể mua nhưng mùa đông toàn ở lại trường, thời gian trở về nhà cũng chỉ có nửa tháng, Lý Trì Thư cảm thấy không đáng nên cắn răng chịu đựng cho qua.
Mà thật sự có quá nhiều số tiền em “cắn răng” dành dụm được trong đời.
Vốn dĩ trong nhà có một túi sưởi mà không hiểu sao hôm nay Lý Trì Thư không lấy ra. Em nằm chui vào trong chăn quấn kín mình, hít hà mấy hơi thật dài như đang xua đi cái lạnh trên người.
Tôi vén chăn lên ngủ ở bên kia giường, nghiêng người sang đối mặt với em, lặng lẽ kề chân mình sát chân em.
Lý Trì Thư né ra: “Đừng động vào em… Chân em lạnh.”
Tôi dang tay ra với em khiến phần chăn giữa cả hai hở ra, lộng gió giống như chiếc túi bị mở.
Tôi nói: “Trong lòng Thẩm Bão Sơn rất ấm áp, em muốn thử không?”
Em nhìn tôi, từ từ nhích qua đây.
“Lý Trì Thư?”
“Ừ?”
“Ngày mai, không, sáng sớm nay em muốn ăn gì?”
“Không phải là mì trường thọ hả?”
“Buổi trưa thì sao?”
“Ừm… Gì cũng được.”
“Vậy thì xào thịt bò, làm một ít tôm… Em ăn cá không?”
–
Tảng sáng Mồng Một năm mới trời âm u, nhiệt độ bỗng giảm mạnh, tôi hỏi Lý Trì Thư vị trí khu chợ ở gần đây, dặn em choàng khăn quàng cổ không được tùy tiện ra ngoài.
Tối hôm qua lúc đến tôi chỉ xách theo bánh mì và sốt trứng mực không dễ tìm thấy ở quanh đây, cùng với một ít trái cây tươi mới. Tủ lạnh nhà Lý Trì Thư trống không, chỉ có mấy quả trứng gà và một bó cải xanh. Nó bị tôi hí hoáy một trận, bỏ qua loa chút thức ăn mới miễn cưỡng có dáng vẻ nên có của tủ lạnh.
Khoảng chừng 10 giờ trưa, mặt trời ló dạng. Tôi đi chợ mua túi lớn túi nhỏ và một con cá, lúc về lầu năm nhìn thấy cảnh tượng khiến người ta dở khóc dở cười: Lý Trì Thư và Khoai Tây một người một chó chắn ở cửa, vị lớn hơn ngồi trên ghế gỗ thấp, để cuốn vở ôn tập trên đầu gối, cũng may khăn quàng cổ che khuất nửa khuôn mặt chỉ có chóp mũi hứng gió thổi đỏ chót, vừa xoa tay hà hơi vừa cúi đầu đọc bài, vị nhỏ hơn nằm bò bên chân người kia, phờ phạc ngủ gật —— Nhưng không chậm trễ việc vẫy đuôi.
“Lý Trì Thư,” tôi dựa vào tay vịn ở chỗ rẽ cầu thang, ngước lên băng qua bậc thang xi-măng dài thượt nhìn em, “Ngồi ở đó làm gì?”
Khoai Tây bỗng tỉnh táo, chạy đến xoay vòng quanh chân tôi, Lý Trì Thư nghe tiếng thì ngước lên khỏi quyển sách, sau khi thấy tôi thì mỉm cười, phả ra làn hơi trắng, lật đật dọn dẹp sách vở ôn tập, đi xuống cầm lấy túi xách trong tay tôi: “Anh về rồi à.”
“Ừ.” Tôi dắt em đi lên, “Hỏi em đó, trời rét căm ngồi ở cửa làm gì?”
“Không sao,” em nói, “Ngồi ở cửa có thể nhìn thấy anh sớm hơn.”
“Em có biết là chỉ có chó con mới canh ở cửa đợi chủ không?”
“Thật á?”
“Không tin em hỏi Khoai Tây đi.”
Khoai Tây sủa hai tiếng với tôi.
Tôi chỉ nó: “Em xem?”
Lý Trì Thư cười, ôm thức ăn mua về đi vào bếp.
Hôm nay em mặc chiếc áo phao tôi đưa, cùng kiểu dáng với áo trên người tôi nhưng khác màu. Mẫu mã trang phục này thông thường thiên về to rộng, khi lựa cho em tôi không biết nên lấy đúng số đo không, giảm đi một cỡ thì sẽ nhỏ mà to lên một cỡ sẽ rộng hơn, cuối cùng chọn kích cỡ lớn hơn, cũng may là kiểu áo cánh dơi, hợp với em nhưng tay áo bị dài hơn, về nhà nhờ thợ cắt đi, làm vậy em mặc sẽ không bị không chịu. Tôi nhớ lại dáng vẻ ôm sách ôn tập ngồi ở cửa của Lý Trì Thư, dừng bước đứng sau em ấy.
“Lý Trì Thư.. Hóa ra anh gặp em khi ấy.”
Đó là mùa đông học kỳ đầu năm lớp 10, cũng là tháng chạp các lớp được nghỉ, trường học chỉ còn lại lớp 12 còn đi học. Tôi và Tưởng Trì rảnh rỗi, khó khăn lắm hai gia đình mới có ngày không cần ăn bữa cơm đoàn viên, bèn hẹn nhau đi ra bể bơi ở trường.
Năm đó hồ bơi của trường chưa mở cửa hoàn toàn, vẫn còn trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, 15 tệ một vé một người, phải mua vé mới được vào cửa.
(*) 15 CNY ≈ 51.000 VNĐ
Tôi và Tưởng Trì vẫn bơi đến rất muộn như cũ, cậu ấy đi lên bờ trước, người gác cửa bể bơi mót quá nên nhờ Tưởng Trì trông giúp bác ta, thằng nhãi này chân trước đồng ý chân sau chạy ngay về phòng thay quần áo —— Không có gì khác, chẳng qua bể bơi là nơi duy nhất trong trường vận hành máy sưởi ấm liên tục suốt 8 tiếng một ngày.
Còn tôi sau khi bơi xong, đi ra khỏi nhà vệ sinh thì bắt gặp Lý Trì Thư lén chạy vào.
Em ấy ngồi trên băng ghế dài gần với hồ bơi nhất —— Vị trí đó rất khuất, ánh sáng thì tốt, dù người gác cửa đi tuần cũng sẽ không đi đến chỗ khuất như thế. Lúc đó Lý Trì Thư xảy ra chuyện gì hiện tại tôi chưa biết, quần áo em mặc còn mỏng manh hơn bất kỳ một ngày nào trong mùa đông này, thậm chí không có đồng phục học sinh, chỉ có một chiêc áo len chui đầu, có lẽ bên trong còn mặc áo ngắn tay.
Lý Trì Thư ngồi trên băng ghế dài giống như buổi chiều hai tháng trước ngồi đợi tôi, tranh thủ từng giây từng phút có thể sưởi ấm chăm chú đọc sách, sóng nước dao động phản x trên cằm em, đôi tay em bị rét run sưng tấy, mang đôi giày vải mỏng, khép chặt đầu gối, đặt sách trên đầu gối.
“Này… Bạn gì ơi?” Tôi đứng ở cửa phòng thay quần áo, thử gọi em.
Lý Trì Thư ngạc nhiên ngẩng đầu, có lẽ không ngờ trong bể bơi còn có người khác, mà em ăn vận thế này rõ ràng không phải để đi bơi. Vào mùa đông trường học nhắc đi nhắc lại ai không mua vé không được phép đi vào, tránh tình trạn học sinh chạy đến đây như ong vỡ tổ để sưởi ấm “chùa”, chiếm đóng miễn phí không đưa tiền.
Em không phải người giỏi giả tạo, từ ánh mắt luống cuống đầu tiên tôi đã nhận ra sự khốn đốn của em, nhưng đúng lúc này ông bác gác cửa quay lại, chỉ mới ló đầu ở mép tường hỏi: “Mấy đứa còn bơi hả?”
Tôi bình thản bước ngang qua một bước, đứng ở góc chắn đi tầm nhìn phát hiện Lý Trì Thư từ bên ngoài, nói với ông bác: “… Cháu vẫn còn bơi!”
Thực chất tôi tính đi về rồi. Tắm cũng tắm xong, Tưởng Trì cũng đang đợi tôi ở bên ngoài.
Nhưng tôi đoán Lý Trì Thư vừa vào đây chưa được mấy phút, nếu bây giờ tôi về thì cửa bể bơi sẽ bị đóng lại, Lý Trì Thư khó khăn lắm mới lẻn được vào đây chỉ đành rời đi.
Ông bác trở về chỗ đứng gác, tôi quay người móc điện thoại ra nhắn tin cho Tưởng Trì bảo cậu ấy đi trước, Lý Trì Thư nói nhỏ với tôi: “Cảm ơn cậu.”
“Không có gì.” Ngón tay tôi gõ lách cách trên bàn phím, không ngẩng đầu nhìn em ấy. Tôi đoán lúc ấy Lý Trì Thư cũng không muốn người khác nhìn mình quá nhiều.
Tôi đi vào phòng thay quần áo lấy áo khoác của mình ra đưa cho em: “Cậu mặc đi.”
Tuy hồ bơi có lò sưởi nhưng khí lạnh tràn lan như thế này, chút quần áo trên người Lý Trì Thư chắc chắn không đủ.
Em hơi ngẩn người, vội xua tay từ chối: “Không, không cần, thật sự không cần…”
Tôi thẳng thắn giũ áo ra khoác lên cho em: “Mặc đi, dù sao mình cũng lấy ra rồi.”
Nói xong tôi đi ra bể bơi để em có đủ không gian riêng.
Trên áo khoác có phù hiệu tên tôi, tôi lười không tháo nó ra khiến cho Lý Trì Thư nhớ mong gần 10 năm trời.
Tôi bơi ra chỗ nước sâu xa xăm, thường ngoái đầu lại nhìn, người khoác áo khoác màu đen mặc không vừa người ngồi trên băng ghế vẫn giữ nguyên tư thế đọc sách.
Bơi đủ lâu rồi tôi lại ngóc đầu lên mặt nướ, trên băng ghế dài cạnh hồ bơi không còn bóng người.
Lý Trì Thư đã rời đi, gấp gọn gàng áo khoác của tôi để lên ghế.
Đó là mùa đông học kỳ đầu tiên của lớp 10. Tôi mới vào trường cấp ba, còn lạ lẫm với tất cả mọi thứ ở noi này, nhanh chóng vứt chuyện này ra sau đầu.
–
Ngày 29 tháng 1, trời quang
Tối hôm qua túi sưởi bị mình bất cẩn sạc nổ, lại cúp điện, lạnh run không thể ngủ. Chắc tối nay cũng
giống vậy.
Nếu có thể sống trong căn nhà có máy điều hòa thì tốt quá, ôi.
Khai giảng sớm đi chứ, sao còn tận một tuần nữa.
–
Ngày 29 tháng 1, trời quang
Năm nay mặc quần áo mới, Thẩm Bão Sơn tự tay cán mì, nấu một bát mì trường thọ đầy ắp thịt cho mình.
Buổi tối làm rất nhiều món, anh ấy nói là bữa ăn tất niên thuộc về mình. Còn con cá, anh ấy đưa toàn bộ bong bóng cá cho mình, mình chia cho Khoai Tây một miếng nhỏ mà bị anh ấy phát hiện.
Một ít bột còn lại, Thẩm Bão Sơn nói ngày mai ăn sủi cảo.
Mình hỏi bao giờ anh ấy về, anh nói ngày mai cha mẹ anh xuất ngoại đi công tác, anh về một chuyến rồi có thể sang đây ở với mình đến khi nhập học lại.
Hi vọng thời gian có thể trôi đi chậm hơn, chậm hơn nữa.
Nếu có thể không nhập học lại thì tốt quá.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.