Chương 43:
Sidney Sheldon
22/07/2021
Khi Tony mười lăm tuổi, Kate đề nghị cậu nên nghỉ hè tại Nam Phi. Cậu chưa hề đến nơi ấy bao giờ. “Mẹ chưa thể đi được vào lúc này, Tony ạ, nhưng con sẽ thấy rằng nơi ấy hấp dẫn lắm. Mẹ sẽ thu xếp mọi thứ cho con”.
“Con hi vọng được… được nghỉ hè ở Dark Harbor, m… mẹ ạ”.
“Nghỉ hè sang năm”, bà nói giọng cương quyết. “Hè này mẹ muốn con ở Johannesburg”.
Kate bàn luận cẩn thận với viên tổng đốc của công ty Johannesburg, và hai người cùng vạch ra lộ trình cho Tony. Mỗi ngày đều được sắp đặt cho một mục tiêu nhất định: tạo cho cuộc hành trình này trở nên thích thú tối đa đối với Tony, đồng thời giúp cậu nhận thức được tương lai của cậu gắn liền với công ty.
Kate nhận được báo cáo hàng ngày về con trai. Cậu đã được đi thăm một trong các mỏ vàng. Cậu đã trải qua hai ngày tại mỏ kim cương. Cậu đã được hướng dẫn đi thăm các nhà máy của Kruger-Brent và cùng tham dự một cuộc đi săn ở Kenya.
Một ít ngày trước khi kì nghỉ của Tony kết thúc, Kate điện thoại cho viên quản đốc công ty ở Johannesburg. “Tony bây giờ tiến bộ ra sao?”
“Ồ, cậu ấy vui thích lắm, thưa bà Blackwell. Thật thế, sáng nay cậu ấy hỏi thêm có thể ở lại lâu thêm chút nữa được không?”
Kate cảm thấy vui sướng tràn ngập. “Thật là tuyệt vời. Cảm ơn anh”.
Khi kì nghỉ hè chấm dứt, Tony đi Southampton, ở Anh; đến đó, cậu lên máy bay của hãng Pan American sang Mỹ. Kate thường đi máy bay của hãng Pan American khi nào có thể được. Nó làm cho bà không còn cảm thấy thích thú với các hãng máy bay khác nữa.
Kate bỏ một phiên họp quan trọng để đi đón con khi cậu vừa về đến tại trạm cuối cùng của hãng Pan Am ở phi trường mới xây La Guardia của thành phố New York. Nét mặt xinh đẹp của Tony rạng vẻ hăm hở.
“Con có vui không, con yêu quý?”
“Nam Phi là một thứ t… tuyệt vời, m… mẹ ạ. Mẹ có… biết họ lái m… máy bay cho con đi xem sa mạc Namib, nơi ông ngoại ăn cắp… cắp kim cương của cụ… cụ Van der Merwe không?”
“Ông ngoại không ăn cắp kim cương, Tony ạ”. Kate sửa chữa lại câu nói. “Ông ấy chỉ lấy lại cái thuộc về ông ấy mà thôi”.
“Cố nhiên rồi”, Tony nói. “Nhưng mà con đã đến nơi ấy. Không có sương mù, gọi là “mis”, nhưng vẫn còn… còn có người gác, chó và đủ… đủ mọi thứ”. Cậu nhe răng cười. “Họ không chịu cho con các mẫu kim cương”.
Kate cười vui vẻ. “Họ không cần phải cho con mẫu kim cương nào cả. Một ngày kia, tất cả sẽ thuộc về con”.
“Mẹ cứ nói với họ đi. Họ không… không chịu nghe… nghe lời con”.
Bà ôm hôn con trai. “Con vui thích thực sự, phải không?” Bà sung sướng, vì cuối cùng Tony đã tỏ ra thích thú với di sản của mình.
“M… mẹ có… có biết con thích cái gì nhất không?”
Kate cười âu yếm. “Cái gì hả con?”
“Màu sắc. Con… con vẽ nhiều phong cảnh ở đấy lắm. Con không muốn bỏ đi. Con muốn trở lại đó để… để vẽ”.
“Vẽ à?” Kate cố làm ra vẻ sốt sắng. “Có vẻ như đó là một trò giải trí thú vị đấy”.
“Không. Không phải là giải… giải trí đâu, m… mẹ ạ. Con muốn trở thành một hoạ… hoạ sĩ. Con đã suy nghĩ nhiều về vấn đề này. Con sẽ… sẽ đi Paris để học. Con thực sự nghĩ con… con có năng khiếu”.
Kate cảm thấy căng thẳng. “Chắc con không muốn suốt đời làm nghề vẽ ấy”.
“Có. Con muốn như vậy, m… mẹ ạ. Đó là thứ duy nhất con thích”.
Thế là Kate biết rằng mình phải mất Tony rồi.
Nó có quyền được sống cuộc đời của nó. Kate thầm nghĩ. Nhưng làm thế nào mình có thể để nó phạm phải một sai lầm kinh khủng như vậy được?
Đến tháng chín năm ấy, quyết định ấy đã vọt ra khỏi tầm tay của cả hai người. Âu châu lâm vào cuộc đại chiến.
“Mẹ muốn con ghi danh theo học trường tài chánh và thương mại Wharton”, Kate nói với Tony. “Sau hai năm, nếu con vẫn còn thích làm một nghệ sĩ, mẹ cũng sẽ không phản đối gì”. Kate chắc chắn rằng đến lúc ấy Tony sẽ thay đổi ý kiến. Khó có thể tưởng tượng được rằng con trai bà sẽ chịu sống cả cuộc đời tô những màu bôi bác lên những miếng vải vẽ, trong khi nó có thể đứng đầu một tổ hợp công ty lớn mạnh nhất thế giới. Dẫu sao chăng nữa, nó cũng là con trai bà.
Đối với Kate Blackwell, Đại chiến II lại là một cơ hội lớn lao khác nữa. Khắp thế giới đều thiếu thốn các loại trang bị và vật liệu quân sự, nhưng Kruger-Brent vẫn có khả năng cung cấp các thứ ấy cho họ.
Một phân cục sản xuất của công ty chuyên cung cấp trang bị cho các lực lượng võ trang, một phân cục khác phụ trách các nhu cầu dân sự. Các nhà máy của công ty sẽ làm việc hai mươi bốn giờ trên hai mươi bốn.
Kate chắc chắn rằng nước Mỹ sẽ không thể nào đóng vai trò trung lập được. Tổng thống Franklin D. Roosevelt kêu gọi xứ sở ông phải là một xưởng vũ khí đạn dược để phục vụ cho dân chủ, và dự thảo luật thuê mướn vũ khí, Lend Lease Contract, được thúc đẩy thông qua Quốc hội. Các tàu của Đồng minh vượt qua Đại Tây Dương bị đe doạ bởi cuộc phong toả của nước Đức. Các loại tàu ngầm Đức tấn công và đánh chìm hàng chục tàu thuyền của Đồng minh, chiến đấu theo từng đội gồm tám chiếc một.
Nước Đức trở thành một lực lượng khủng khiếp, có vẻ như không thể nào ngăn cản nổi. Bất kể đến Hiệp ước Versailles, Adolf Hitler đã xây dựng một trong các bộ máy chiến tranh lớn nhất trong lịch sử. Theo một kĩ thuật mới gọi là Blitzkrieg, Đức tấn công Ba Lan, Bỉ và Hà Lan, rồi lần lượt tiếp theo đó, bộ máy quân sự Đức nhanh chóng đè bẹp Đan Mạch, Na Uy, Luxembourg và Pháp.
Kate ra tay hành động khi bà nhận được tin rằng những người Do Thái làm việc trong các xưởng Kruger-Brent, đã bị quân Quốc xã tịch thu tài sản, bắt bớ và đày tới tại các trại tập trung. Bà gọi điện thoại hai lần, và trong tuần lễ kế tiếp, bà lên đường qua Thuỵ Sĩ. Khi đến khách sạn Baur ở Zurich, bà nhận được thư của đại tá Brinkmann ngỏ ý muốn gặp bà. Brinkmann là quản đốc chi nhánh của Kruger-Brent ở Berlin. Khi xí nghiệp ở đấy bị chính phủ Đức trưng thu, ông ta được trao cấp bậc đại tá và được giữ lại để trông coi.
Ông ta đến gặp bà Kate Blackwell ở khách sạn. Đó là một người gầy còm, kĩ tính, với mái tóc hoe chải cẩn thận trên chiếc đầu gần như hói sọi.
“Tôi rất hân hạnh được gặp bà, thưa bà Blackwell. Tôi có lời nhắn của Chính phủ chúng tôi gửi đến cho bà. Tôi được phép đưa ra lời bảo đảm rằng ngay khi cuộc chiến tranh này chấm dứt, các nhà máy của bà sẽ được trả lại cho bà. Nước Đức sẽ là một cường quốc công nghệ lớn nhất thế giới, và chúng tôi hoan nghênh những người cộng tác như bà”.
“Nhưng nếu nước Đức thua trận thì sao?”
Đại tá Brinkmanm cố nở một nụ cười trên môi, “Cả bà lẫn tôi đều biết rằng một chuyện như vậy không thể nào xảy ra được, thưa bà Blackwell. Nước Mỹ đã khôn ngoan đứng ra bên ngoài các công việc của Âu châu. Tôi hi vọng rằng họ sẽ tiếp tục làm như vậy”.
“Chắc chắn là ông tin như vậy, đại tá ạ”. Bà vươn người ra phía trước, nói tiếp, “Tôi đã nghe đồn rằng những người Do Thái đang bị đưa đến các trại tập trung và bị tiêu diệt. Điều ấy có đúng không?”
“Tôi đoan chắc với bà rằng đó chỉ là tuyên truyền của người Anh thôi. Đúng là người Do Thái được đưa đến các trại lao động, nhưng với tư cách là một sĩ quan, tôi xin cam đoan với bà rằng họ được đối xử một cách xứng đáng”.
Kate tự hỏi không biết ý nghĩa của câu nói ấy như thế nào. Bà dự định sẽ tìm hiểu cho ra.
Ngày hôm sau, bà có một cuộc hẹn với một thương gia hành đầu người Đức, tên là Otto Bueller, tuổi trạc ngũ tuần, là một người trông có vẻ sang trọng với một vẻ mặt thương xót và cặp mắt đã từng nhìn thấy nỗi đau khổ sâu sắc. Hai người gặp nhau trong một quán cà phê nhỏ. Bueller chọn một chiếc bàn ở góc vắng vẻ.
Kate nói khe khẽ, “Tôi được nghe nói ông đã khởi sự một tổ chức bí mật nhằm lén lút đưa người Do Thái tới các nước trung lập. Có đúng như vậy không?”
“Không đúng đâu, bà Blackwell ạ. Một hành động như thế bị xem là phản bội lại Đệ tam Cộng hoà Đức Quốc xã”.
“Tôi cũng có nghe nói ông đang cần ngân quỹ để hoạt động”.
Bueller nhún vai, “Vì không có tổ chức bí mật nào cả nên tôi cần gì phải có ngân quỹ để điều hành nó, phải thế không?”
Mắt ông nhìn quanh ly cà phê với vẻ lo ngại. Đây là con người hít thở và ngủ với sự nguy hiểm mỗi ngày trong cuộc sống.
“Tôi hi vọng có thể giúp đỡ phần nào”, Kate nói một cách thận trọng. “Công ty Hữu hạn Kruger-Brent có nhà máy tại nhiều nước Đồng minh và trung lập. Nếu ai đó có thể đưa những người tị nạn đến các nơi ấy, tôi sẽ thu xếp cho họ có công ăn việc làm”.
Bueller vẫn tiếp tục ngồi nhấm nháp ly cà phê. Cuối cùng, ông nói, “Tôi không biết gì về chuyện này. Nhưng nếu bà quan tâm giúp đỡ một kẻ nào trong cơn hoạn nạn thì tôi xin giới thiệu một ông chú của tôi ở nước Anh. Ông ta đanh bị bệnh tê liệt kinh khủng lắm. Tiền thuốc thang rất cao”.
“Bao nhiêu?”
“Năm mươi nghìn đô la một tháng. Cần phải thu xếp làm sao để ký gửi số tiền trả các chi phí thuốc thang ở London, rồi chuyển số tiền ký gửi ấy cho một ngân hàng Thuỵ Sĩ”.
“Chuyện ấy có thể thu xếp được”.
“Ông chú tôi sẽ vui mừng lắm”.
Chừng tám tuần lễ sau, một làn sóng dân tị nạn, không lớn lắm nhưng đều đặn, bắt đầu tuôn đến các nước Đồng minh để làm việc tại các nhà máy Kruger-Brent.
Tony rời trường học sau hai năm học tập. Anh đi đến văn phòng của Kate để báo cho bà biết tin này. “Con… con đã cố… cố gắng, mẹ ạ, thực sự cố gắng nhưng con đã… quyết định rồi. Con muốn học… học hội hoạ khi nào chiến tranh chấm dứt, con sẽ đi… đi Paris”.
Mỗi lời nói như một nhát búa.
“Con… con biết m… mẹ thất vọng lắm, nhưng con phải sống cuộc sống của riêng con. Con biết con có thể khá… rất khá”. Anh nhận ra được vẻ mặt của Kate. “Con đã làm những gì mẹ yêu cầu con phải làm. Bây giờ mẹ phải… phải cho con một cơ hội làm theo ý muốn của con. Trường nghệ thuật Chicago đã chấp thuận cho con theo học”.
Đầu óc Kate quay cuồng. Những gì Tony muốn làm thật là sự phí phạm kinh khủng. Bà chỉ còn có thể thốt ra một câu hỏi, “Khi nào con dự định sẽ đi đến đó?”
“Ghi danh bắt đầu vào ngày mười lăm”.
“Hôm nay là ngày mấy?”
“Sáu, tháng mười hai”.
Ngày chủ nhật, mồng bảy tháng mười hai, năm 1941, các phi đội oanh tạc Nakajiama và phi cơ chiến đấu Zero của hải quân Hoàng gia Nhật tấn công Trân Châu Cảng (Pearl Harbor), và ngày sau đó nước này lâm vào cuộc chiến. Trưa ngày hôm ấy, Tony đăng ký ra nhập thuỷ quân lục chiến Mỹ. Anh được đưa đến Quantico, Virginia, sau đó anh tốt nghiệp trường huấn luyện sĩ quan, rồi từ đó anh được đưa đến Nam Thái Bình Dương.
“Con hi vọng được… được nghỉ hè ở Dark Harbor, m… mẹ ạ”.
“Nghỉ hè sang năm”, bà nói giọng cương quyết. “Hè này mẹ muốn con ở Johannesburg”.
Kate bàn luận cẩn thận với viên tổng đốc của công ty Johannesburg, và hai người cùng vạch ra lộ trình cho Tony. Mỗi ngày đều được sắp đặt cho một mục tiêu nhất định: tạo cho cuộc hành trình này trở nên thích thú tối đa đối với Tony, đồng thời giúp cậu nhận thức được tương lai của cậu gắn liền với công ty.
Kate nhận được báo cáo hàng ngày về con trai. Cậu đã được đi thăm một trong các mỏ vàng. Cậu đã trải qua hai ngày tại mỏ kim cương. Cậu đã được hướng dẫn đi thăm các nhà máy của Kruger-Brent và cùng tham dự một cuộc đi săn ở Kenya.
Một ít ngày trước khi kì nghỉ của Tony kết thúc, Kate điện thoại cho viên quản đốc công ty ở Johannesburg. “Tony bây giờ tiến bộ ra sao?”
“Ồ, cậu ấy vui thích lắm, thưa bà Blackwell. Thật thế, sáng nay cậu ấy hỏi thêm có thể ở lại lâu thêm chút nữa được không?”
Kate cảm thấy vui sướng tràn ngập. “Thật là tuyệt vời. Cảm ơn anh”.
Khi kì nghỉ hè chấm dứt, Tony đi Southampton, ở Anh; đến đó, cậu lên máy bay của hãng Pan American sang Mỹ. Kate thường đi máy bay của hãng Pan American khi nào có thể được. Nó làm cho bà không còn cảm thấy thích thú với các hãng máy bay khác nữa.
Kate bỏ một phiên họp quan trọng để đi đón con khi cậu vừa về đến tại trạm cuối cùng của hãng Pan Am ở phi trường mới xây La Guardia của thành phố New York. Nét mặt xinh đẹp của Tony rạng vẻ hăm hở.
“Con có vui không, con yêu quý?”
“Nam Phi là một thứ t… tuyệt vời, m… mẹ ạ. Mẹ có… biết họ lái m… máy bay cho con đi xem sa mạc Namib, nơi ông ngoại ăn cắp… cắp kim cương của cụ… cụ Van der Merwe không?”
“Ông ngoại không ăn cắp kim cương, Tony ạ”. Kate sửa chữa lại câu nói. “Ông ấy chỉ lấy lại cái thuộc về ông ấy mà thôi”.
“Cố nhiên rồi”, Tony nói. “Nhưng mà con đã đến nơi ấy. Không có sương mù, gọi là “mis”, nhưng vẫn còn… còn có người gác, chó và đủ… đủ mọi thứ”. Cậu nhe răng cười. “Họ không chịu cho con các mẫu kim cương”.
Kate cười vui vẻ. “Họ không cần phải cho con mẫu kim cương nào cả. Một ngày kia, tất cả sẽ thuộc về con”.
“Mẹ cứ nói với họ đi. Họ không… không chịu nghe… nghe lời con”.
Bà ôm hôn con trai. “Con vui thích thực sự, phải không?” Bà sung sướng, vì cuối cùng Tony đã tỏ ra thích thú với di sản của mình.
“M… mẹ có… có biết con thích cái gì nhất không?”
Kate cười âu yếm. “Cái gì hả con?”
“Màu sắc. Con… con vẽ nhiều phong cảnh ở đấy lắm. Con không muốn bỏ đi. Con muốn trở lại đó để… để vẽ”.
“Vẽ à?” Kate cố làm ra vẻ sốt sắng. “Có vẻ như đó là một trò giải trí thú vị đấy”.
“Không. Không phải là giải… giải trí đâu, m… mẹ ạ. Con muốn trở thành một hoạ… hoạ sĩ. Con đã suy nghĩ nhiều về vấn đề này. Con sẽ… sẽ đi Paris để học. Con thực sự nghĩ con… con có năng khiếu”.
Kate cảm thấy căng thẳng. “Chắc con không muốn suốt đời làm nghề vẽ ấy”.
“Có. Con muốn như vậy, m… mẹ ạ. Đó là thứ duy nhất con thích”.
Thế là Kate biết rằng mình phải mất Tony rồi.
Nó có quyền được sống cuộc đời của nó. Kate thầm nghĩ. Nhưng làm thế nào mình có thể để nó phạm phải một sai lầm kinh khủng như vậy được?
Đến tháng chín năm ấy, quyết định ấy đã vọt ra khỏi tầm tay của cả hai người. Âu châu lâm vào cuộc đại chiến.
“Mẹ muốn con ghi danh theo học trường tài chánh và thương mại Wharton”, Kate nói với Tony. “Sau hai năm, nếu con vẫn còn thích làm một nghệ sĩ, mẹ cũng sẽ không phản đối gì”. Kate chắc chắn rằng đến lúc ấy Tony sẽ thay đổi ý kiến. Khó có thể tưởng tượng được rằng con trai bà sẽ chịu sống cả cuộc đời tô những màu bôi bác lên những miếng vải vẽ, trong khi nó có thể đứng đầu một tổ hợp công ty lớn mạnh nhất thế giới. Dẫu sao chăng nữa, nó cũng là con trai bà.
Đối với Kate Blackwell, Đại chiến II lại là một cơ hội lớn lao khác nữa. Khắp thế giới đều thiếu thốn các loại trang bị và vật liệu quân sự, nhưng Kruger-Brent vẫn có khả năng cung cấp các thứ ấy cho họ.
Một phân cục sản xuất của công ty chuyên cung cấp trang bị cho các lực lượng võ trang, một phân cục khác phụ trách các nhu cầu dân sự. Các nhà máy của công ty sẽ làm việc hai mươi bốn giờ trên hai mươi bốn.
Kate chắc chắn rằng nước Mỹ sẽ không thể nào đóng vai trò trung lập được. Tổng thống Franklin D. Roosevelt kêu gọi xứ sở ông phải là một xưởng vũ khí đạn dược để phục vụ cho dân chủ, và dự thảo luật thuê mướn vũ khí, Lend Lease Contract, được thúc đẩy thông qua Quốc hội. Các tàu của Đồng minh vượt qua Đại Tây Dương bị đe doạ bởi cuộc phong toả của nước Đức. Các loại tàu ngầm Đức tấn công và đánh chìm hàng chục tàu thuyền của Đồng minh, chiến đấu theo từng đội gồm tám chiếc một.
Nước Đức trở thành một lực lượng khủng khiếp, có vẻ như không thể nào ngăn cản nổi. Bất kể đến Hiệp ước Versailles, Adolf Hitler đã xây dựng một trong các bộ máy chiến tranh lớn nhất trong lịch sử. Theo một kĩ thuật mới gọi là Blitzkrieg, Đức tấn công Ba Lan, Bỉ và Hà Lan, rồi lần lượt tiếp theo đó, bộ máy quân sự Đức nhanh chóng đè bẹp Đan Mạch, Na Uy, Luxembourg và Pháp.
Kate ra tay hành động khi bà nhận được tin rằng những người Do Thái làm việc trong các xưởng Kruger-Brent, đã bị quân Quốc xã tịch thu tài sản, bắt bớ và đày tới tại các trại tập trung. Bà gọi điện thoại hai lần, và trong tuần lễ kế tiếp, bà lên đường qua Thuỵ Sĩ. Khi đến khách sạn Baur ở Zurich, bà nhận được thư của đại tá Brinkmann ngỏ ý muốn gặp bà. Brinkmann là quản đốc chi nhánh của Kruger-Brent ở Berlin. Khi xí nghiệp ở đấy bị chính phủ Đức trưng thu, ông ta được trao cấp bậc đại tá và được giữ lại để trông coi.
Ông ta đến gặp bà Kate Blackwell ở khách sạn. Đó là một người gầy còm, kĩ tính, với mái tóc hoe chải cẩn thận trên chiếc đầu gần như hói sọi.
“Tôi rất hân hạnh được gặp bà, thưa bà Blackwell. Tôi có lời nhắn của Chính phủ chúng tôi gửi đến cho bà. Tôi được phép đưa ra lời bảo đảm rằng ngay khi cuộc chiến tranh này chấm dứt, các nhà máy của bà sẽ được trả lại cho bà. Nước Đức sẽ là một cường quốc công nghệ lớn nhất thế giới, và chúng tôi hoan nghênh những người cộng tác như bà”.
“Nhưng nếu nước Đức thua trận thì sao?”
Đại tá Brinkmanm cố nở một nụ cười trên môi, “Cả bà lẫn tôi đều biết rằng một chuyện như vậy không thể nào xảy ra được, thưa bà Blackwell. Nước Mỹ đã khôn ngoan đứng ra bên ngoài các công việc của Âu châu. Tôi hi vọng rằng họ sẽ tiếp tục làm như vậy”.
“Chắc chắn là ông tin như vậy, đại tá ạ”. Bà vươn người ra phía trước, nói tiếp, “Tôi đã nghe đồn rằng những người Do Thái đang bị đưa đến các trại tập trung và bị tiêu diệt. Điều ấy có đúng không?”
“Tôi đoan chắc với bà rằng đó chỉ là tuyên truyền của người Anh thôi. Đúng là người Do Thái được đưa đến các trại lao động, nhưng với tư cách là một sĩ quan, tôi xin cam đoan với bà rằng họ được đối xử một cách xứng đáng”.
Kate tự hỏi không biết ý nghĩa của câu nói ấy như thế nào. Bà dự định sẽ tìm hiểu cho ra.
Ngày hôm sau, bà có một cuộc hẹn với một thương gia hành đầu người Đức, tên là Otto Bueller, tuổi trạc ngũ tuần, là một người trông có vẻ sang trọng với một vẻ mặt thương xót và cặp mắt đã từng nhìn thấy nỗi đau khổ sâu sắc. Hai người gặp nhau trong một quán cà phê nhỏ. Bueller chọn một chiếc bàn ở góc vắng vẻ.
Kate nói khe khẽ, “Tôi được nghe nói ông đã khởi sự một tổ chức bí mật nhằm lén lút đưa người Do Thái tới các nước trung lập. Có đúng như vậy không?”
“Không đúng đâu, bà Blackwell ạ. Một hành động như thế bị xem là phản bội lại Đệ tam Cộng hoà Đức Quốc xã”.
“Tôi cũng có nghe nói ông đang cần ngân quỹ để hoạt động”.
Bueller nhún vai, “Vì không có tổ chức bí mật nào cả nên tôi cần gì phải có ngân quỹ để điều hành nó, phải thế không?”
Mắt ông nhìn quanh ly cà phê với vẻ lo ngại. Đây là con người hít thở và ngủ với sự nguy hiểm mỗi ngày trong cuộc sống.
“Tôi hi vọng có thể giúp đỡ phần nào”, Kate nói một cách thận trọng. “Công ty Hữu hạn Kruger-Brent có nhà máy tại nhiều nước Đồng minh và trung lập. Nếu ai đó có thể đưa những người tị nạn đến các nơi ấy, tôi sẽ thu xếp cho họ có công ăn việc làm”.
Bueller vẫn tiếp tục ngồi nhấm nháp ly cà phê. Cuối cùng, ông nói, “Tôi không biết gì về chuyện này. Nhưng nếu bà quan tâm giúp đỡ một kẻ nào trong cơn hoạn nạn thì tôi xin giới thiệu một ông chú của tôi ở nước Anh. Ông ta đanh bị bệnh tê liệt kinh khủng lắm. Tiền thuốc thang rất cao”.
“Bao nhiêu?”
“Năm mươi nghìn đô la một tháng. Cần phải thu xếp làm sao để ký gửi số tiền trả các chi phí thuốc thang ở London, rồi chuyển số tiền ký gửi ấy cho một ngân hàng Thuỵ Sĩ”.
“Chuyện ấy có thể thu xếp được”.
“Ông chú tôi sẽ vui mừng lắm”.
Chừng tám tuần lễ sau, một làn sóng dân tị nạn, không lớn lắm nhưng đều đặn, bắt đầu tuôn đến các nước Đồng minh để làm việc tại các nhà máy Kruger-Brent.
Tony rời trường học sau hai năm học tập. Anh đi đến văn phòng của Kate để báo cho bà biết tin này. “Con… con đã cố… cố gắng, mẹ ạ, thực sự cố gắng nhưng con đã… quyết định rồi. Con muốn học… học hội hoạ khi nào chiến tranh chấm dứt, con sẽ đi… đi Paris”.
Mỗi lời nói như một nhát búa.
“Con… con biết m… mẹ thất vọng lắm, nhưng con phải sống cuộc sống của riêng con. Con biết con có thể khá… rất khá”. Anh nhận ra được vẻ mặt của Kate. “Con đã làm những gì mẹ yêu cầu con phải làm. Bây giờ mẹ phải… phải cho con một cơ hội làm theo ý muốn của con. Trường nghệ thuật Chicago đã chấp thuận cho con theo học”.
Đầu óc Kate quay cuồng. Những gì Tony muốn làm thật là sự phí phạm kinh khủng. Bà chỉ còn có thể thốt ra một câu hỏi, “Khi nào con dự định sẽ đi đến đó?”
“Ghi danh bắt đầu vào ngày mười lăm”.
“Hôm nay là ngày mấy?”
“Sáu, tháng mười hai”.
Ngày chủ nhật, mồng bảy tháng mười hai, năm 1941, các phi đội oanh tạc Nakajiama và phi cơ chiến đấu Zero của hải quân Hoàng gia Nhật tấn công Trân Châu Cảng (Pearl Harbor), và ngày sau đó nước này lâm vào cuộc chiến. Trưa ngày hôm ấy, Tony đăng ký ra nhập thuỷ quân lục chiến Mỹ. Anh được đưa đến Quantico, Virginia, sau đó anh tốt nghiệp trường huấn luyện sĩ quan, rồi từ đó anh được đưa đến Nam Thái Bình Dương.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.