Chương 50:
Sidney Sheldon
25/07/2021
Ngày hôm sau, Tony thuê một căn hộ trong vùng Greenwich Village. Không còn có những bữa cơm thân mật với mẹ anh nữa. Mối liên hệ giữa anh với mẹ vẫn tiếp tục trên căn bản công việc, không mang tính chất tình cảm. Đôi lúc Kate cũng tìm cách giảng hoà với con, nhưng Tony làm như không để ý đến. Kate cảm thấy đau đớn trong tim. Nhưng bà đã làm những gì mà bà cho là đúng cho Tony, cũng y hệt như trước kia bà đã làm đúng cho David. Bà không muốn bất kì người nào trong hai người ấy rời bỏ công ty của bà. Tony là người duy nhất trên thế gian này mà bà yêu mến, nhưng bà nhận thấy anh mỗi ngày một tách rời, kín đáo, chối bỏ tất cả mọi người. Anh không có bạn bè nào. Nếu trước kia anh là một con người nồng nhiệt, cởi mở thì bây giờ anh trở nên lạnh nhạt, dè dặt. Anh đã xây dựng lên một bức tường xung quanh mình mà không một ai có thể phá vỡ được. “Nó cần có một người để chăm sóc nó”, Kate nghĩ thầm, “Và một đứa con trai để tiếp tục sự nghiệp của nó. Mình phải giúp đỡ cho nó mới được”.
Brad Rogers bước vào văn phòng của Kate và nói, “Tôi lo rằng chúng ta sẽ phải dính líu vào nhiều vụ rắc rối nữa, Kate ạ”.
“Có chuyện gì xảy ra vậy?”
Brad đặt một bức điện lên bàn. “Quốc hội Nam Phi đã đặt Hội đồng Đại diện các dân bản xứ ra ngoài vòng pháp luật và thông qua Đạo luật chống Cộng sản”.
Kate nói, “Lạy Chúa”. Đạo luật ấy chẳng có liên quan gì đến Cộng sản cả. Nó tuyên bố rằng bất cứ ai bất đồng ý kiến với chính phủ và cố thay đổi bằng bất cứ cách nào sẽ bị coi là phạm tội theo đạo luật chống Cộng sản ấy, và có thể bị tù.
“Đó là cách của họ nhằm phá vỡ phong trào chống đối của người da đen”, Kate nói. “Nếu…”, câu nói của bà bị cắt ngang vì cô thư ký của bà vừa lúc ấy bước vào và nói.
“Có điện thoại từ nước ngoài gọi đến, thưa bà. Đó là ông Pierce ở Johannesburg”.
Jonathan Pierce là giám đốc chi nhánh của bà ở Johannesburg. Kate nhấc điện thoại. “A lô, Johnny. Mạnh khoẻ chứ?”
“Vẫn khoẻ, thưa bà. Tôi có ít tin tức cần cho bà biết”.
“Chuyện gì vậy?”
“Tôi vừa nhận được báo cáo cho biết rằng Banda vừa bị bắt”.
Kate lên máy bay đi Johannesburg ngay trong chuyến bay kế tiếp đó. Bà đã báo động cho các luật sư của công ty và ra lệnh cho họ nghiên cứu xem có cách nào giúp đỡ Banda được hay không. Ngay đến cả quyền lực và uy tín của Kruger-Brent cũng có thể bất lực trong việc này. Banda đã bị xem như là kẻ thù của quốc gia, nên bà lo sợ mỗi khi nghĩ đến thứ trừng phạt mà Banda sẽ phải gánh chịu. Ít nhất bà cũng phải gặp Banda, nói chuyện với bác ấy và đề nghị mọi sự giúp đỡ có thể có được.
Khi máy bay hạ cánh xuống Johannesburg, Kate đi ngay đến văn phòng của bà, rồi điện thoại đến giám đốc các nhà tù.
“Thưa bà Blackwell, hắn ta bị nhốt trong một khu riêng biệt, không được phép tiếp khách khứa nào đến thăm. Thế nhưng trong trường hợp của bà, tôi sẽ tìm cách thu xếp…”
Sáng hôm sau, Kate có mặt ở nhà tù Johannesburg, mặt đối mặt với Banda. Ông bị xiềng xích chân tay, và có một tấm vách ngăn bằng kính giữa hai người. Tóc Banda đã hoàn toàn bạc trắng. Trước đó, Kate không biết lúc gặp Banda, bác ta sẽ có thái độ như thế nào – thất vọng, thách thức – thế nhưng, khi gặp bà, Banda nhoẻn miệng cười và nói, “Bác biết thế nào cháu cũng đến. Cháu y hệt như cha cháu. Cháu không thể nào tìm cách tránh xa mọi sự rắc rối hay sao?”
“Bác hãy nhìn kĩ xem ai đang nói chuyện với bác ở đây”, Kate cãi lại. “Mẹ kiếp! Làm thế nào đưa bác ra khỏi nơi này được?”
“Trong một chiếc quan tài. Đó là cách duy nhất họ sẽ cho phép bác ra khỏi nơi này”.
“Tôi có nhiều luật sư tài giỏi có thể…”
“Bỏ qua chuyện ấy đi, Kate ạ. Chúng nó bắt bác một cách đàng hoàng thì bây giờ bác cũng phải ra đi một cách đàng hoàng”.
“Bác nói gì lạ vậy?”
“Bác không thích các lồng sắt. Chẳng bao giờ thích cả. Thế nhưng chúng nó không bao giờ dựng lên thứ lồng sắt nào khả dĩ giữ bác lại được”.
“Bác Banda, bác đừng có làm thế. Tôi xin bác. Chúng nó sẽ giết bác mất”.
“Không thứ gì có thể giết bác được đâu”, Banda nói. “Cháu đang nói chuyện với một người đã từng gặp cá mập, bãi mìn và chó săn mà vẫn sống”. Một tia sáng lóe lên trong mắt Banda. “Cháu biết không, Kate? Có lẽ đó là những giờ phút thú vị nhất trong cuộc đời của bác đó”.
Khi Kate đến thăm Banda ngày hôm sau, viên giám thị nhà giam nói, “Tôi xin lỗi, thưa bà Blackwell. Chúng tôi bắt buộc phải di chuyển hắn đi nơi khác vì lí do an ninh”.
“Ông ta bây giờ ở đâu?”
“Tôi không được phép nói ra”.
Khi Kate thức dậy vào sáng hôm sau, bà nhìn thấy hàng tít lớn trên tờ báo được đem đến trên chiếc khay đựng các thức ăn điểm tâm. Dòng tít ấy như sau: LÃNH TỤ PHIẾN LOẠN BỊ GIẾT TRONG KHI CỐ GẮNG VƯỢT NGỤC. Một giờ sau, Kate đến văn phòng của viên quản đốc nhà giam.
“Hắn ta bị bắn chết trong khi cố gắng vượt ngục, thưa bà Blackwell. Thế là chấm dứt mọi thứ”.
Ông lầm rồi, Kate nghĩ thầm, còn nhiều hơn thế nữa chứ. Banda đã chết, nhưng ước mơ tự do của bác ấy cho đồng bào của bác có chết được không?
Hai ngày sau, sau khi xếp đặt công việc mai táng cho Banda, Kate lên máy bay trở về New York. Bà nhìn ra ngoài cửa sổ máy bay để xem lại một lần cuối cùng vùng đất nước thân yêu của bà. Đất màu đỏ, giàu có và màu mỡ, và trong lòng đất của nó đang chứa đựng những kho tàng lớn vượt sức tưởng tượng của con người. Đó là đất lựa chọn của Chúa, và Người đã tỏ ra rất rộng lượng. Nhưng có một lời nguyền rủa trên đất nước ấy. Ta sẽ không bao giờ trở lại nơi này nữa, Kate thầm nghĩ. Không bao giờ.
Một trong các trách nhiệm của Brad Rogers là trông coi cục Quy hoạch Dài hạn của công ty Kruger-Brent. Anh tỏ ra rất xuất sắc trong việc tìm ra những dịch vụ kinh doanh đem đến nhiều lợi lộc cho công ty.
Một hôm, vào đầu tháng năm, anh bước vào văn phòng của Kate Blackwell “Tôi vừa bắt được một cơ hội rất hay, Kate ạ”. Anh đặt hai tập hồ sơ trên bàn. “Hai công ty. Nếu ta nắm được một trong hai công ty này thì đó sẽ là một việc làm phi thường”.
“Cảm ơn, Brad. Để tôi xem xét các hồ sơ này tối nay”.
Tối hôm ấy, Kate ăn cơm một mình, rồi nghiên cứu các báo cáo mật của Brad về hai công ty – Công ty dầu và công cụ Wyatt, và công ty Kĩ thuật Quốc tế. Các báo cáo ấy dài và đi sâu vào chi tiết, nhưng cả hai đều kết thúc bằng chữ NIS, một thứ mật mã của công ty viết tắt chữ NOT INTERESTED IN SELLING (Không muốn bán). Điều này có nghĩa là, nếu muốn thủ đắc công ty ấy, họ cần phải thực hiện một lối giao dịch kinh doanh không phải là đơn giản. Nhưng Kate thầm nghĩ, hai công ty này đều đáng được tiếp quản cả. Mỗi công ty ấy đều do tư nhân kiểm soát, đứng đầu là một cá nhân giàu có, cương quyết; điều này loại trừ mọi cố gắng tiếp quản, nếu có. Thật là một cuộc thử thách lớn, nhưng đã từ lâu Kate quen đương đầu với các cuộc thử thách rồi. Càng nghĩ đến chuyện này, Kate lại càng thấy các khả năng ấy trở nên hấp dẫn. Bà nghiên cứu lại một lần nữa các bản quyết toán mật về tài sản của các công ty ấy. Công ty Wyatt do một người vùng Texas làm chủ, tên là Charlie Wyatt, và tài sản của công ty này gồm có các giếng dầu, một công ty dịch vụ công cộng, và hàng chục hợp đồng cho thuê đất có dầu rất nhiều lợi lộc. Không còn phải nghi ngờ gì nữa, Công ty Công cụ và Dầu Wyatt sẽ là một sự thủ đắc tốt đẹp cho Kruger-Brent.
Kate quay sự chú ý của bà sang công ty thứ hai. Công ty Kĩ thuật Quốc tế do một người Đức, Bá tước Frederick Hoffman làm chủ. Công ty này khởi sự bằng một nhà máy cán thép nhỏ ở Essen, rồi qua nhiều năm nó phát triển lên thành một tổ hợp công ty đồ sộ, với các xưởng đóng tàu, nhà máy hoá dầu, một đoàn tàu chở dầu và một chi cục điện toán.
Một công ty lớn như công ty Kruger-Brent cũng chỉ có thể “tiêu hoá” được một trong hai cơ sở khổng lồ ấy mà thôi. Kate đã biết được bà cần theo đuổi công ty nào. NIS, tờ báo cáo nói cho biết như vậy.
Ta sẽ xem xét kĩ vấn đề này, Kate nghĩ thầm.
Sáng sớm hôm sau, bà cho mời Brad Rogers đến văn phòng. Bà cười và nói, “Tôi muốn biết bằng cách nào anh đã có được các bản quyết toán mật ấy. Hãy nói rõ về Charlie Wyatt và Frederick Hoffman cho tôi nghe”.
Brad đã chuẩn bị sẵn. Charlie Wyatt sinh ở Dallas. Một con người thích phô trương, ồn ào, điều khiển cả đế quốc của ông ta một cách rất khôn ngoan. Thoạt tiên, ông ta chẳng có gì cả, sau đó may mắn tìm được dầu nhờ ở tính liều lĩnh, và từ đó phát triển lớn mãi, cho đến bây giờ thì một nửa Texas đã thuộc về ông ta”.
“Ông ta bao nhiêu tuổi?”
“Bốn mươi bảy”.
“Có con cái gì không?”
“Một con gái, hai mươi lăm tuổi. Theo như tôi được nghe nói thì cô ta có sắc đẹp mê hồn”.
“Cô ấy có chồng chưa?”
“Ly dị chồng”.
“Còn Frederick Hoffman?”
“Hoffman trẻ hơn Charlie Wyatt chừng vài tuổi. Ông ta là một bá tước, xuất thân từ một gia đình quý tộc Đức từ thời Trung cổ. Ông ta goá vợ. Ông nội ông ấy khởi sự với một nhà máy thép nhỏ. Hoffman thừa hưởng tài sản ấy của cha, rồi xây dựng nó lên thành một tổ hợp công ty. Ông ta là một trong những người đầu tiên đi vào lĩnh vực điện toán. Ông ta nắm trong tay nhiều đặc quyền sáng chế các máy vi tính. Mỗi lần chúng ta sử dụng một máy điện toán, ông bá tước Hoffman hưởng quyền tác giả”.
“Còn các con ông ta?”
“Một người con gái, hai mươi ba tuổi”.
“Cô ta trông thế nào?”
“Tôi không thể tìm hiểu được”, Brad nói. “Đó là một gia đình rất kín đáo. Họ đi lại trong phạm vi nhỏ hẹp của riêng họ mà thôi”. Anh do dự một lúc rồi nói tiếp, “Có lẽ chúng ta sẽ phí mất thì giờ về vấn đề này thôi, Kate ạ. Tôi có lần uống rượu với vài nhân vật cao cấp trong hai công ty ấy. Cả Wyatt lẫn Hoffman đều không muốn bán, sát nhập hay hợp tác kinh doanh với ai. Như chị thấy trong các quyết toán tài chính của họ, chỉ nghĩ đến vấn đề ấy cũng đủ làm họ phát điên lên rồi”.
Cảm tưởng thách đố một lần nữa lại trỗi dậy trong con người Kate, lôi kéo, thu hút bà.
Mười ngày sau, Kate được Tổng thống Mỹ mời tham dự một hội nghĩ các kĩ nghệ gia hàng đầu quốc tế để bàn về việc trợ giúp các nước kém phát triển. Kate gọi điện thoại rồi một thời gian ngắn sau đó, Charlie Wyatt và bá tước Frederick Hoffman cũng nhận được giấy mời tham dự hội nghị.
Kate đã hình dung trong đầu óc hai con người ấy – một người gốc Texas, người kia gốc Đức – như thế nào, và khi gặp họ, bà thấy họ đúng gần như chính xác những gì bà đã suy nghĩ về họ. Bà chưa hề bao giờ gặp một người xứ Texas nào mà lại bẽn lẽn, nhút nhát. Charlie Wyatt không phải là ngoại lệ. Ông ta có dáng người to lớn, vai rộng, thân hình của một vận động viên bóng bầu dục, nhưng béo hơn một chút. Mặt ông ta tròn, hồng hào, giọng nói to, oang oang. Ông ta tỏ ra là một người đáng tin cậy, Charlie Wyatt xây dựng đế quốc của ông ta không phải do may mắn. Ông ta là một thiên tài trong lĩnh vực kinh doanh. Kate chỉ nói chuyện với ông không đầy mười phút đã nhận ngay ra rằng ông ta không phải là một con người có thể thuyết phục được, nếu ông ta không muốn. Ông ta khăng khăng giữ ý kiến của mình và có vẻ rất ngoan cố. Không ai có thể tán tỉnh, dụ dỗ, đe doạ hay lừa gạt ông ta ra khỏi công ty của ông ta được. Nhưng Kate đã tìm được điểm yếu của ông và như thế là đủ rồi.
Frederick Hoffman là một mẫu người trái ngược hẳn lại. Ông này là một con người đẹp đẽ, có vẻ mặt quý phái, tóc nâu nhạt điểm những sợi bạc ở màng tang. Ông ta có vẻ đứng đắn, nghiêm túc cho đến từng chi tiết, với thái độ cử chỉ lịch sự theo lối xưa cổ. Ngoài mặt, Hoffman rất vui vẻ, hoà nhã, nhưng bên trong Kate biết rằng ông ta rất sắt đá.
Hội nghị Washington kéo dài ba ngày và tiến hành rất tốt. Các cuộc hội họp đều được đặt dưới sự chủ toạ của Phó Tổng thống, và chính Tổng thống cũng đã xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn ngủi. Mọi người đều có vẻ thán phục bà Blackwell. Bà là một người có uy tín và sức thu hút rất mạnh, đứng đầu một tổ hợp công ty lớn lao mà bà đã góp phần tạo dựng nên.
Khi Kate đứng riêng với Charlie Wyatt trong một lúc, bà hỏi, cố làm ra vẻ tự nhiên, “Ông có đem gia đình theo không, ông Wyatt?”
“Tôi có đem con gái tôi theo. Nó cần phải mua sắm ít thứ”.
“Ồ, thật thế à? Như vậy tuyệt quá!” Không ai biết rằng không những bà đã biết rằng con gái ông có đi theo mà còn biết loại áo dài mà cô ta vừa mua ở hiệu Garfinckel sáng hôm ấy. Bà nói tiếp, “Tôi sắp sửa tổ chức một bữa tiệc nhỏ ở Dark Harbor vào ngày thứ sáu này. Tôi rất hân hạnh nếu ông và quý tiểu thư đến dùng cơm với chúng tôi vào cuối tuần này”.
Wyatt không do dự. “Tôi đã nghe nói về ngôi nhà của bà, bà Blackwell ạ. Chắc chắn là tôi muốn được đến đó xem”.
Kate mỉm cười. “Vậy thì tốt. Tôi sẽ chuẩn bị để đưa ông đến đó bằng máy bay vào tối mai”.
Mười phút sau, bà nói chuyện với Frederick Hoffman. “Ông đến Washington một mình hay sao, ông Hoffman?” bà hỏi. “Vậy bà nhà có đi theo không?”
“Nhà tôi mất cách đây mấy năm. Tôi hiện ở đây với con gái tôi”, Hoffman đáp.
Kate đã biết rằng hai người hiện đang ở tại khách sạn Hay Adams, trong dãy phòng số 418. “Tôi sắp tổ chức một bữa tiệc nhỏ ở Dark Harbor. Tôi muốn mời ông và quý tiểu thư đến dùng cơm với chúng tôi vào cuối tuần này”.
“Tôi phải trở về Đức vào lúc ấy”, Hoffman đáp. Ông ta nhìn Kate một lúc như dò xét, rồi tủm tỉm cười nói, “Tôi chắc hoãn lại một vài ngày cũng không hề gì”.
“Vậy thì hay quá. Tôi sẽ sắp đặt việc đưa đón ông và quý tiểu thư”.
Kate có thông lệ tổ chức tiệc tùng ở Dark Harbor, hai tháng một lần. Khách khứa đến dự là những người rất quan trọng và có thế lực trên thế giới, và các cuộc gặp mặt như vậy thường rất có lợi. Kate dự tính sẽ làm sao cho buổi tiệc sắp tới phải rất đặc biệt. Vấn đề khó khăn đối với bà là làm sao tin chắc được rằng Tony sẽ đến tham dự. Trong năm qua, Tony ít khi muốn đến gặp bà, và mỗi khi đến anh chỉ có mặt chiếu lệ, rồi đi về ngay. Lần này thì bắt buộc anh ta phải đến và phải ở lại.
Khi Kate nhắc đến buổi tiệc cuối tuần này với Tony thì anh chỉ nói ngắn gọn, “Con… con không thể đến được. Con sẽ đi Canada ngày thứ hai, nhưng trước khi đi còn phải giải quyết cho xong một số công việc”.
“Buổi tiệc này quan trọng”, Kate nói. “Charlie Wyatt và Frederick Hoffman sẽ có mặt. Họ…”.
“Con biết họ là ai rồi”, Tony ngắt lời. “Con đã nói chuyện với Brad Rogers. Không có hi vọng gì thủ đắc được bất cứ công ty nào trong hai công ty ấy đâu”.
“Mẹ muốn thử cố gắng xem xao”.
Anh nhìn mẹ, hỏi “Mẹ định nhắm công ty nào?”
“Công ty dầu Wyatt. Nếu được như vậy nó sẽ làm tăng lợi nhuận của chúng ta lên mười lăm phần trăm, có lẽ hơn thế. Khi các nước Ả rập nhận thấy họ đã nắm thế giới ở ngay cổ họng, họ sẽ lập nên một “các-ten” (cartel), lúc ấy giá dầu sẽ tăng vọt lên. Dầu sẽ trở thành một thứ vàng nước”.
“Thế còn Công ty Kĩ thuật Quốc tế thì sao?”
Kate nhún vai. “Đó cũng là một công ty tốt, nhưng món bở nhất là công ty dầu Wyatt. Nó rất có lợi cho công ty ta. Mẹ muốn con có mặt hôm ấy. Việc đi Canada có thể hoãn lại it ngày”.
Tony ghét các buổi tiệc tùng. Anh ghét những cuộc chuyện trò chán ngắt, kéo dài như vô tận, các ông thì khoe khoang, còn các bà thì làm ra vẻ thông thái rởm. Nhưng đây là vì công việc.
“Thôi được, con sẽ dự”.
Như vậy là mọi thứ đều xếp đặt đâu vào đấy.
Hai cha con ông Wyatt được đưa đến Maine bằng chiếc máy bay Cessna của Công ty, rồi từ bến phà họ đi xe hơi đến Ngôi nhà trên đồi thông. Bà Kate đứng ở trước cửa để đón khách. Brad Rogers đã nói rất đúng về cô con gái của ông Wyatt. Thật là một cô gái xinh đẹp. Dáng người nàng cao, tóc đen, đôi mắt nâu điểm chấm vàng, nét mặt gần như hoàn hảo. Chiếc áo dài bóng mượt làm nổi bật lên dáng người mạnh khoẻ, tuyệt đẹp. Brad cũng cho biết rằng cách đây hai năm nàng đã bỏ chồng, một anh chàng người Ý, ăn chơi, giàu có. Kate giới thiệu Lucy với Tony, và để ý xem phản ứng anh ta như thế nào. Nhưng Tony không có phản ứng nào. Anh chào ông Wyatt và cô con gái với những cử chỉ lịch sự y hệt như nhau, rồi đưa họ đến quầy rượu, nơi người phục vụ đang đứng đợi để pha rượu cho khách.
“Căn phòng này thật là đẹp!” Lucy kêu lên. Giọng nàng nghe rất êm ái, dịu dàng, không mang một âm sắc nào của miền Texas cả. “Anh có hay đến nơi này không?”
“Không”.
Nàng chờ đợi Tony nói tiếp. Rồi, nàng hỏi, “Anh lớn lên ở đây sao?”
“Một phần nào”.
Bà Kate xen vào câu chuyện, cố khoả lấp sự im lặng của Tony. “Những kỉ niệm vui thích nhất của Tony là ở trong ngôi nhà này. Tội nghiệp, Tony quá bận rộn công việc nên ít khi có dịp ở lại vui chơi ở nơi này, có phải không, Tony?”
Anh đưa mắt lạnh nhạt nhìn mẹ, rồi nói, “Không. Lẽ ra tôi phải đi Canada…”
“Nhưng cậu ấy đã hoãn chuyến đi để được gặp cô và ông nhà đây”, bà Kate nói, trả lời hộ cho Tony.
“Thật là rất hân hạnh”, ông Wyatt nói. “Tôi đã nghe nói nhiều về cậu con bà”. Wyatt cười. “Cậu có muốn đến giúp việc cho tôi không?”
“Tôi không nghĩ rằng mẹ tôi có ý định như vậy, thưa ông Wyatt”.
Charlie lại nhe răng cười một lần nữa. “Tôi biết”. Rồi ông quay lại nhìn bà Kate. “Mẹ cậu đúng là một vị phu nhân tài giỏi. Phải trông thấy bà ấy dùng dây trói tay chân mọi người lại tại cuộc họp ở Nhà Trắng thì mới biết được. Bà…” Ông dừng lại, vì lúc ấy Frederick Hoffman và cô con gái, Marianne, đi vào trong phòng. Marianne là một hình ảnh mờ nhạt của cha cô. Cũng là những nét quý phái giống như vậy, nhưng cô có làn tóc màu hoe dài, Nàng mặc một chiếc áo sa trắng nhờ nhờ. Ngồi bên cạnh Lucy, nàng trông có vẻ phờ phạc.
“Tôi xin phép giới thiệu, đây là con gái tôi”. Bá tước Hoffman nói, “Tôi xin lỗi chúng tôi đã đến trễ. Máy bay bị chậm trễ ở La Gardia”.
“Ồ, như vậy thật tệ quá”, Kate nói. Nhưng Tony biết rằng mẹ anh đã xếp đặt việc chậm trễ này. Bà muốn cho hai gia đình Wyatt và Hoffman đi máy bay riêng, để làm sao cho cha con ông Wyatt phải đến trước, còn cha con Hoffman đến sau. Bà nói tiếp, “Chúng tôi mới dùng rượu thôi. Ông muốn dùng thứ gì ạ?”
“Cho tôi Scotch”, Bá tước Hoffman nói.
Kate quay sang Marianne. “Thế còn cô?”
“Cháu không uống gì cả. Xin cảm ơn bà”.
Ít phút sau, các khách khứa khác lục tục kéo đến. Tony đi đến hết người này, người kia, đóng vai chủ nhà lịch sự. Không một ai, ngoài Kate, biết rằng tiệc tùng đối với anh chẳng có ý nghĩa gì quan trọng. Bà biết rằng đó không phải là vì Tony cảm thấy buồn chán. Nguyên nhân đơn giản chỉ vì anh tự tách rời ra khỏi những gì diễn ra xung quanh anh. Anh không vui thích tiếp xúc với ai cả. Điều này khiến Kate rất lo lắng.
Hai chiếc bàn đã được bày ra trong phòng ăn rộng lớn. Kate xếp đặt cho Marianne Hoffman ngồi giữa một vị thẩm phán Tối cao Pháp viện và một nghị sĩ ở một bàn, còn Lucy thì ngồi bên phải Tony ở bàn thứ hai. Tất cả mọi người đàn ông – dù đã có vợ hay chưa có vợ – đều đưa mắt nhìn Lucy. Kate lắng nghe Lucy đang cố kéo Tony vào câu chuyện. Rõ ràng là Lucy đã có cảm tình với Tony. Kate tủm tỉm cười với chính mình. Bước đầu như vậy là rất tốt.
Brad Rogers bước vào văn phòng của Kate và nói, “Tôi lo rằng chúng ta sẽ phải dính líu vào nhiều vụ rắc rối nữa, Kate ạ”.
“Có chuyện gì xảy ra vậy?”
Brad đặt một bức điện lên bàn. “Quốc hội Nam Phi đã đặt Hội đồng Đại diện các dân bản xứ ra ngoài vòng pháp luật và thông qua Đạo luật chống Cộng sản”.
Kate nói, “Lạy Chúa”. Đạo luật ấy chẳng có liên quan gì đến Cộng sản cả. Nó tuyên bố rằng bất cứ ai bất đồng ý kiến với chính phủ và cố thay đổi bằng bất cứ cách nào sẽ bị coi là phạm tội theo đạo luật chống Cộng sản ấy, và có thể bị tù.
“Đó là cách của họ nhằm phá vỡ phong trào chống đối của người da đen”, Kate nói. “Nếu…”, câu nói của bà bị cắt ngang vì cô thư ký của bà vừa lúc ấy bước vào và nói.
“Có điện thoại từ nước ngoài gọi đến, thưa bà. Đó là ông Pierce ở Johannesburg”.
Jonathan Pierce là giám đốc chi nhánh của bà ở Johannesburg. Kate nhấc điện thoại. “A lô, Johnny. Mạnh khoẻ chứ?”
“Vẫn khoẻ, thưa bà. Tôi có ít tin tức cần cho bà biết”.
“Chuyện gì vậy?”
“Tôi vừa nhận được báo cáo cho biết rằng Banda vừa bị bắt”.
Kate lên máy bay đi Johannesburg ngay trong chuyến bay kế tiếp đó. Bà đã báo động cho các luật sư của công ty và ra lệnh cho họ nghiên cứu xem có cách nào giúp đỡ Banda được hay không. Ngay đến cả quyền lực và uy tín của Kruger-Brent cũng có thể bất lực trong việc này. Banda đã bị xem như là kẻ thù của quốc gia, nên bà lo sợ mỗi khi nghĩ đến thứ trừng phạt mà Banda sẽ phải gánh chịu. Ít nhất bà cũng phải gặp Banda, nói chuyện với bác ấy và đề nghị mọi sự giúp đỡ có thể có được.
Khi máy bay hạ cánh xuống Johannesburg, Kate đi ngay đến văn phòng của bà, rồi điện thoại đến giám đốc các nhà tù.
“Thưa bà Blackwell, hắn ta bị nhốt trong một khu riêng biệt, không được phép tiếp khách khứa nào đến thăm. Thế nhưng trong trường hợp của bà, tôi sẽ tìm cách thu xếp…”
Sáng hôm sau, Kate có mặt ở nhà tù Johannesburg, mặt đối mặt với Banda. Ông bị xiềng xích chân tay, và có một tấm vách ngăn bằng kính giữa hai người. Tóc Banda đã hoàn toàn bạc trắng. Trước đó, Kate không biết lúc gặp Banda, bác ta sẽ có thái độ như thế nào – thất vọng, thách thức – thế nhưng, khi gặp bà, Banda nhoẻn miệng cười và nói, “Bác biết thế nào cháu cũng đến. Cháu y hệt như cha cháu. Cháu không thể nào tìm cách tránh xa mọi sự rắc rối hay sao?”
“Bác hãy nhìn kĩ xem ai đang nói chuyện với bác ở đây”, Kate cãi lại. “Mẹ kiếp! Làm thế nào đưa bác ra khỏi nơi này được?”
“Trong một chiếc quan tài. Đó là cách duy nhất họ sẽ cho phép bác ra khỏi nơi này”.
“Tôi có nhiều luật sư tài giỏi có thể…”
“Bỏ qua chuyện ấy đi, Kate ạ. Chúng nó bắt bác một cách đàng hoàng thì bây giờ bác cũng phải ra đi một cách đàng hoàng”.
“Bác nói gì lạ vậy?”
“Bác không thích các lồng sắt. Chẳng bao giờ thích cả. Thế nhưng chúng nó không bao giờ dựng lên thứ lồng sắt nào khả dĩ giữ bác lại được”.
“Bác Banda, bác đừng có làm thế. Tôi xin bác. Chúng nó sẽ giết bác mất”.
“Không thứ gì có thể giết bác được đâu”, Banda nói. “Cháu đang nói chuyện với một người đã từng gặp cá mập, bãi mìn và chó săn mà vẫn sống”. Một tia sáng lóe lên trong mắt Banda. “Cháu biết không, Kate? Có lẽ đó là những giờ phút thú vị nhất trong cuộc đời của bác đó”.
Khi Kate đến thăm Banda ngày hôm sau, viên giám thị nhà giam nói, “Tôi xin lỗi, thưa bà Blackwell. Chúng tôi bắt buộc phải di chuyển hắn đi nơi khác vì lí do an ninh”.
“Ông ta bây giờ ở đâu?”
“Tôi không được phép nói ra”.
Khi Kate thức dậy vào sáng hôm sau, bà nhìn thấy hàng tít lớn trên tờ báo được đem đến trên chiếc khay đựng các thức ăn điểm tâm. Dòng tít ấy như sau: LÃNH TỤ PHIẾN LOẠN BỊ GIẾT TRONG KHI CỐ GẮNG VƯỢT NGỤC. Một giờ sau, Kate đến văn phòng của viên quản đốc nhà giam.
“Hắn ta bị bắn chết trong khi cố gắng vượt ngục, thưa bà Blackwell. Thế là chấm dứt mọi thứ”.
Ông lầm rồi, Kate nghĩ thầm, còn nhiều hơn thế nữa chứ. Banda đã chết, nhưng ước mơ tự do của bác ấy cho đồng bào của bác có chết được không?
Hai ngày sau, sau khi xếp đặt công việc mai táng cho Banda, Kate lên máy bay trở về New York. Bà nhìn ra ngoài cửa sổ máy bay để xem lại một lần cuối cùng vùng đất nước thân yêu của bà. Đất màu đỏ, giàu có và màu mỡ, và trong lòng đất của nó đang chứa đựng những kho tàng lớn vượt sức tưởng tượng của con người. Đó là đất lựa chọn của Chúa, và Người đã tỏ ra rất rộng lượng. Nhưng có một lời nguyền rủa trên đất nước ấy. Ta sẽ không bao giờ trở lại nơi này nữa, Kate thầm nghĩ. Không bao giờ.
Một trong các trách nhiệm của Brad Rogers là trông coi cục Quy hoạch Dài hạn của công ty Kruger-Brent. Anh tỏ ra rất xuất sắc trong việc tìm ra những dịch vụ kinh doanh đem đến nhiều lợi lộc cho công ty.
Một hôm, vào đầu tháng năm, anh bước vào văn phòng của Kate Blackwell “Tôi vừa bắt được một cơ hội rất hay, Kate ạ”. Anh đặt hai tập hồ sơ trên bàn. “Hai công ty. Nếu ta nắm được một trong hai công ty này thì đó sẽ là một việc làm phi thường”.
“Cảm ơn, Brad. Để tôi xem xét các hồ sơ này tối nay”.
Tối hôm ấy, Kate ăn cơm một mình, rồi nghiên cứu các báo cáo mật của Brad về hai công ty – Công ty dầu và công cụ Wyatt, và công ty Kĩ thuật Quốc tế. Các báo cáo ấy dài và đi sâu vào chi tiết, nhưng cả hai đều kết thúc bằng chữ NIS, một thứ mật mã của công ty viết tắt chữ NOT INTERESTED IN SELLING (Không muốn bán). Điều này có nghĩa là, nếu muốn thủ đắc công ty ấy, họ cần phải thực hiện một lối giao dịch kinh doanh không phải là đơn giản. Nhưng Kate thầm nghĩ, hai công ty này đều đáng được tiếp quản cả. Mỗi công ty ấy đều do tư nhân kiểm soát, đứng đầu là một cá nhân giàu có, cương quyết; điều này loại trừ mọi cố gắng tiếp quản, nếu có. Thật là một cuộc thử thách lớn, nhưng đã từ lâu Kate quen đương đầu với các cuộc thử thách rồi. Càng nghĩ đến chuyện này, Kate lại càng thấy các khả năng ấy trở nên hấp dẫn. Bà nghiên cứu lại một lần nữa các bản quyết toán mật về tài sản của các công ty ấy. Công ty Wyatt do một người vùng Texas làm chủ, tên là Charlie Wyatt, và tài sản của công ty này gồm có các giếng dầu, một công ty dịch vụ công cộng, và hàng chục hợp đồng cho thuê đất có dầu rất nhiều lợi lộc. Không còn phải nghi ngờ gì nữa, Công ty Công cụ và Dầu Wyatt sẽ là một sự thủ đắc tốt đẹp cho Kruger-Brent.
Kate quay sự chú ý của bà sang công ty thứ hai. Công ty Kĩ thuật Quốc tế do một người Đức, Bá tước Frederick Hoffman làm chủ. Công ty này khởi sự bằng một nhà máy cán thép nhỏ ở Essen, rồi qua nhiều năm nó phát triển lên thành một tổ hợp công ty đồ sộ, với các xưởng đóng tàu, nhà máy hoá dầu, một đoàn tàu chở dầu và một chi cục điện toán.
Một công ty lớn như công ty Kruger-Brent cũng chỉ có thể “tiêu hoá” được một trong hai cơ sở khổng lồ ấy mà thôi. Kate đã biết được bà cần theo đuổi công ty nào. NIS, tờ báo cáo nói cho biết như vậy.
Ta sẽ xem xét kĩ vấn đề này, Kate nghĩ thầm.
Sáng sớm hôm sau, bà cho mời Brad Rogers đến văn phòng. Bà cười và nói, “Tôi muốn biết bằng cách nào anh đã có được các bản quyết toán mật ấy. Hãy nói rõ về Charlie Wyatt và Frederick Hoffman cho tôi nghe”.
Brad đã chuẩn bị sẵn. Charlie Wyatt sinh ở Dallas. Một con người thích phô trương, ồn ào, điều khiển cả đế quốc của ông ta một cách rất khôn ngoan. Thoạt tiên, ông ta chẳng có gì cả, sau đó may mắn tìm được dầu nhờ ở tính liều lĩnh, và từ đó phát triển lớn mãi, cho đến bây giờ thì một nửa Texas đã thuộc về ông ta”.
“Ông ta bao nhiêu tuổi?”
“Bốn mươi bảy”.
“Có con cái gì không?”
“Một con gái, hai mươi lăm tuổi. Theo như tôi được nghe nói thì cô ta có sắc đẹp mê hồn”.
“Cô ấy có chồng chưa?”
“Ly dị chồng”.
“Còn Frederick Hoffman?”
“Hoffman trẻ hơn Charlie Wyatt chừng vài tuổi. Ông ta là một bá tước, xuất thân từ một gia đình quý tộc Đức từ thời Trung cổ. Ông ta goá vợ. Ông nội ông ấy khởi sự với một nhà máy thép nhỏ. Hoffman thừa hưởng tài sản ấy của cha, rồi xây dựng nó lên thành một tổ hợp công ty. Ông ta là một trong những người đầu tiên đi vào lĩnh vực điện toán. Ông ta nắm trong tay nhiều đặc quyền sáng chế các máy vi tính. Mỗi lần chúng ta sử dụng một máy điện toán, ông bá tước Hoffman hưởng quyền tác giả”.
“Còn các con ông ta?”
“Một người con gái, hai mươi ba tuổi”.
“Cô ta trông thế nào?”
“Tôi không thể tìm hiểu được”, Brad nói. “Đó là một gia đình rất kín đáo. Họ đi lại trong phạm vi nhỏ hẹp của riêng họ mà thôi”. Anh do dự một lúc rồi nói tiếp, “Có lẽ chúng ta sẽ phí mất thì giờ về vấn đề này thôi, Kate ạ. Tôi có lần uống rượu với vài nhân vật cao cấp trong hai công ty ấy. Cả Wyatt lẫn Hoffman đều không muốn bán, sát nhập hay hợp tác kinh doanh với ai. Như chị thấy trong các quyết toán tài chính của họ, chỉ nghĩ đến vấn đề ấy cũng đủ làm họ phát điên lên rồi”.
Cảm tưởng thách đố một lần nữa lại trỗi dậy trong con người Kate, lôi kéo, thu hút bà.
Mười ngày sau, Kate được Tổng thống Mỹ mời tham dự một hội nghĩ các kĩ nghệ gia hàng đầu quốc tế để bàn về việc trợ giúp các nước kém phát triển. Kate gọi điện thoại rồi một thời gian ngắn sau đó, Charlie Wyatt và bá tước Frederick Hoffman cũng nhận được giấy mời tham dự hội nghị.
Kate đã hình dung trong đầu óc hai con người ấy – một người gốc Texas, người kia gốc Đức – như thế nào, và khi gặp họ, bà thấy họ đúng gần như chính xác những gì bà đã suy nghĩ về họ. Bà chưa hề bao giờ gặp một người xứ Texas nào mà lại bẽn lẽn, nhút nhát. Charlie Wyatt không phải là ngoại lệ. Ông ta có dáng người to lớn, vai rộng, thân hình của một vận động viên bóng bầu dục, nhưng béo hơn một chút. Mặt ông ta tròn, hồng hào, giọng nói to, oang oang. Ông ta tỏ ra là một người đáng tin cậy, Charlie Wyatt xây dựng đế quốc của ông ta không phải do may mắn. Ông ta là một thiên tài trong lĩnh vực kinh doanh. Kate chỉ nói chuyện với ông không đầy mười phút đã nhận ngay ra rằng ông ta không phải là một con người có thể thuyết phục được, nếu ông ta không muốn. Ông ta khăng khăng giữ ý kiến của mình và có vẻ rất ngoan cố. Không ai có thể tán tỉnh, dụ dỗ, đe doạ hay lừa gạt ông ta ra khỏi công ty của ông ta được. Nhưng Kate đã tìm được điểm yếu của ông và như thế là đủ rồi.
Frederick Hoffman là một mẫu người trái ngược hẳn lại. Ông này là một con người đẹp đẽ, có vẻ mặt quý phái, tóc nâu nhạt điểm những sợi bạc ở màng tang. Ông ta có vẻ đứng đắn, nghiêm túc cho đến từng chi tiết, với thái độ cử chỉ lịch sự theo lối xưa cổ. Ngoài mặt, Hoffman rất vui vẻ, hoà nhã, nhưng bên trong Kate biết rằng ông ta rất sắt đá.
Hội nghị Washington kéo dài ba ngày và tiến hành rất tốt. Các cuộc hội họp đều được đặt dưới sự chủ toạ của Phó Tổng thống, và chính Tổng thống cũng đã xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn ngủi. Mọi người đều có vẻ thán phục bà Blackwell. Bà là một người có uy tín và sức thu hút rất mạnh, đứng đầu một tổ hợp công ty lớn lao mà bà đã góp phần tạo dựng nên.
Khi Kate đứng riêng với Charlie Wyatt trong một lúc, bà hỏi, cố làm ra vẻ tự nhiên, “Ông có đem gia đình theo không, ông Wyatt?”
“Tôi có đem con gái tôi theo. Nó cần phải mua sắm ít thứ”.
“Ồ, thật thế à? Như vậy tuyệt quá!” Không ai biết rằng không những bà đã biết rằng con gái ông có đi theo mà còn biết loại áo dài mà cô ta vừa mua ở hiệu Garfinckel sáng hôm ấy. Bà nói tiếp, “Tôi sắp sửa tổ chức một bữa tiệc nhỏ ở Dark Harbor vào ngày thứ sáu này. Tôi rất hân hạnh nếu ông và quý tiểu thư đến dùng cơm với chúng tôi vào cuối tuần này”.
Wyatt không do dự. “Tôi đã nghe nói về ngôi nhà của bà, bà Blackwell ạ. Chắc chắn là tôi muốn được đến đó xem”.
Kate mỉm cười. “Vậy thì tốt. Tôi sẽ chuẩn bị để đưa ông đến đó bằng máy bay vào tối mai”.
Mười phút sau, bà nói chuyện với Frederick Hoffman. “Ông đến Washington một mình hay sao, ông Hoffman?” bà hỏi. “Vậy bà nhà có đi theo không?”
“Nhà tôi mất cách đây mấy năm. Tôi hiện ở đây với con gái tôi”, Hoffman đáp.
Kate đã biết rằng hai người hiện đang ở tại khách sạn Hay Adams, trong dãy phòng số 418. “Tôi sắp tổ chức một bữa tiệc nhỏ ở Dark Harbor. Tôi muốn mời ông và quý tiểu thư đến dùng cơm với chúng tôi vào cuối tuần này”.
“Tôi phải trở về Đức vào lúc ấy”, Hoffman đáp. Ông ta nhìn Kate một lúc như dò xét, rồi tủm tỉm cười nói, “Tôi chắc hoãn lại một vài ngày cũng không hề gì”.
“Vậy thì hay quá. Tôi sẽ sắp đặt việc đưa đón ông và quý tiểu thư”.
Kate có thông lệ tổ chức tiệc tùng ở Dark Harbor, hai tháng một lần. Khách khứa đến dự là những người rất quan trọng và có thế lực trên thế giới, và các cuộc gặp mặt như vậy thường rất có lợi. Kate dự tính sẽ làm sao cho buổi tiệc sắp tới phải rất đặc biệt. Vấn đề khó khăn đối với bà là làm sao tin chắc được rằng Tony sẽ đến tham dự. Trong năm qua, Tony ít khi muốn đến gặp bà, và mỗi khi đến anh chỉ có mặt chiếu lệ, rồi đi về ngay. Lần này thì bắt buộc anh ta phải đến và phải ở lại.
Khi Kate nhắc đến buổi tiệc cuối tuần này với Tony thì anh chỉ nói ngắn gọn, “Con… con không thể đến được. Con sẽ đi Canada ngày thứ hai, nhưng trước khi đi còn phải giải quyết cho xong một số công việc”.
“Buổi tiệc này quan trọng”, Kate nói. “Charlie Wyatt và Frederick Hoffman sẽ có mặt. Họ…”.
“Con biết họ là ai rồi”, Tony ngắt lời. “Con đã nói chuyện với Brad Rogers. Không có hi vọng gì thủ đắc được bất cứ công ty nào trong hai công ty ấy đâu”.
“Mẹ muốn thử cố gắng xem xao”.
Anh nhìn mẹ, hỏi “Mẹ định nhắm công ty nào?”
“Công ty dầu Wyatt. Nếu được như vậy nó sẽ làm tăng lợi nhuận của chúng ta lên mười lăm phần trăm, có lẽ hơn thế. Khi các nước Ả rập nhận thấy họ đã nắm thế giới ở ngay cổ họng, họ sẽ lập nên một “các-ten” (cartel), lúc ấy giá dầu sẽ tăng vọt lên. Dầu sẽ trở thành một thứ vàng nước”.
“Thế còn Công ty Kĩ thuật Quốc tế thì sao?”
Kate nhún vai. “Đó cũng là một công ty tốt, nhưng món bở nhất là công ty dầu Wyatt. Nó rất có lợi cho công ty ta. Mẹ muốn con có mặt hôm ấy. Việc đi Canada có thể hoãn lại it ngày”.
Tony ghét các buổi tiệc tùng. Anh ghét những cuộc chuyện trò chán ngắt, kéo dài như vô tận, các ông thì khoe khoang, còn các bà thì làm ra vẻ thông thái rởm. Nhưng đây là vì công việc.
“Thôi được, con sẽ dự”.
Như vậy là mọi thứ đều xếp đặt đâu vào đấy.
Hai cha con ông Wyatt được đưa đến Maine bằng chiếc máy bay Cessna của Công ty, rồi từ bến phà họ đi xe hơi đến Ngôi nhà trên đồi thông. Bà Kate đứng ở trước cửa để đón khách. Brad Rogers đã nói rất đúng về cô con gái của ông Wyatt. Thật là một cô gái xinh đẹp. Dáng người nàng cao, tóc đen, đôi mắt nâu điểm chấm vàng, nét mặt gần như hoàn hảo. Chiếc áo dài bóng mượt làm nổi bật lên dáng người mạnh khoẻ, tuyệt đẹp. Brad cũng cho biết rằng cách đây hai năm nàng đã bỏ chồng, một anh chàng người Ý, ăn chơi, giàu có. Kate giới thiệu Lucy với Tony, và để ý xem phản ứng anh ta như thế nào. Nhưng Tony không có phản ứng nào. Anh chào ông Wyatt và cô con gái với những cử chỉ lịch sự y hệt như nhau, rồi đưa họ đến quầy rượu, nơi người phục vụ đang đứng đợi để pha rượu cho khách.
“Căn phòng này thật là đẹp!” Lucy kêu lên. Giọng nàng nghe rất êm ái, dịu dàng, không mang một âm sắc nào của miền Texas cả. “Anh có hay đến nơi này không?”
“Không”.
Nàng chờ đợi Tony nói tiếp. Rồi, nàng hỏi, “Anh lớn lên ở đây sao?”
“Một phần nào”.
Bà Kate xen vào câu chuyện, cố khoả lấp sự im lặng của Tony. “Những kỉ niệm vui thích nhất của Tony là ở trong ngôi nhà này. Tội nghiệp, Tony quá bận rộn công việc nên ít khi có dịp ở lại vui chơi ở nơi này, có phải không, Tony?”
Anh đưa mắt lạnh nhạt nhìn mẹ, rồi nói, “Không. Lẽ ra tôi phải đi Canada…”
“Nhưng cậu ấy đã hoãn chuyến đi để được gặp cô và ông nhà đây”, bà Kate nói, trả lời hộ cho Tony.
“Thật là rất hân hạnh”, ông Wyatt nói. “Tôi đã nghe nói nhiều về cậu con bà”. Wyatt cười. “Cậu có muốn đến giúp việc cho tôi không?”
“Tôi không nghĩ rằng mẹ tôi có ý định như vậy, thưa ông Wyatt”.
Charlie lại nhe răng cười một lần nữa. “Tôi biết”. Rồi ông quay lại nhìn bà Kate. “Mẹ cậu đúng là một vị phu nhân tài giỏi. Phải trông thấy bà ấy dùng dây trói tay chân mọi người lại tại cuộc họp ở Nhà Trắng thì mới biết được. Bà…” Ông dừng lại, vì lúc ấy Frederick Hoffman và cô con gái, Marianne, đi vào trong phòng. Marianne là một hình ảnh mờ nhạt của cha cô. Cũng là những nét quý phái giống như vậy, nhưng cô có làn tóc màu hoe dài, Nàng mặc một chiếc áo sa trắng nhờ nhờ. Ngồi bên cạnh Lucy, nàng trông có vẻ phờ phạc.
“Tôi xin phép giới thiệu, đây là con gái tôi”. Bá tước Hoffman nói, “Tôi xin lỗi chúng tôi đã đến trễ. Máy bay bị chậm trễ ở La Gardia”.
“Ồ, như vậy thật tệ quá”, Kate nói. Nhưng Tony biết rằng mẹ anh đã xếp đặt việc chậm trễ này. Bà muốn cho hai gia đình Wyatt và Hoffman đi máy bay riêng, để làm sao cho cha con ông Wyatt phải đến trước, còn cha con Hoffman đến sau. Bà nói tiếp, “Chúng tôi mới dùng rượu thôi. Ông muốn dùng thứ gì ạ?”
“Cho tôi Scotch”, Bá tước Hoffman nói.
Kate quay sang Marianne. “Thế còn cô?”
“Cháu không uống gì cả. Xin cảm ơn bà”.
Ít phút sau, các khách khứa khác lục tục kéo đến. Tony đi đến hết người này, người kia, đóng vai chủ nhà lịch sự. Không một ai, ngoài Kate, biết rằng tiệc tùng đối với anh chẳng có ý nghĩa gì quan trọng. Bà biết rằng đó không phải là vì Tony cảm thấy buồn chán. Nguyên nhân đơn giản chỉ vì anh tự tách rời ra khỏi những gì diễn ra xung quanh anh. Anh không vui thích tiếp xúc với ai cả. Điều này khiến Kate rất lo lắng.
Hai chiếc bàn đã được bày ra trong phòng ăn rộng lớn. Kate xếp đặt cho Marianne Hoffman ngồi giữa một vị thẩm phán Tối cao Pháp viện và một nghị sĩ ở một bàn, còn Lucy thì ngồi bên phải Tony ở bàn thứ hai. Tất cả mọi người đàn ông – dù đã có vợ hay chưa có vợ – đều đưa mắt nhìn Lucy. Kate lắng nghe Lucy đang cố kéo Tony vào câu chuyện. Rõ ràng là Lucy đã có cảm tình với Tony. Kate tủm tỉm cười với chính mình. Bước đầu như vậy là rất tốt.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.