Chương 26
Bernhard Schlink
04/04/2016
“Vì sao bà không mở khóa?”
Quan tòa đặt câu hỏi ấy cho từng bị cáo. Từng bị cáo đưa ra câu trả lời như nhau. Họ không thể mở khóa được. Tại sao? Họ bị thương vì bom rơi trúng nhà linh mục. Hoặc họ bị sốc bom. Hoặc sau khi bom nổ họ chăm sóc lính canh bị thương và các nữ quản tù khác, cứu họ ra khỏi đống đổ nát, băng bó, săn sóc họ. Họ không nghĩ đến ngôi nhà thờ, không ở gần đó, không thấy nhà thờ cháy, không nghe thấy tiếng gọi từ trong nhà thờ.
Quan tòa buộc tội từng bị cáo rằng tinh thần bản báo cáo không đúng thế. Cách trình bày ngữ nghĩ rất cẩn thận. Nếu nói là báo cáo tìm thấy trong hồ sơ SS có ghi gì khác thì sai, nhưng đúng là tinh thần báo cáo có khác. Trong đó ghi tên những ai bị chết và bị thương trong nhà linh mục, ai chở người bị thương trên xe tải đến bệnh xá, và ai đi kèm trên xe tải không mui. Báo cáo ghi lại là các nữ quản tù ở lại để đợi cháy xong, chống lửa lan rộng và đề phòng tù nhân lợi dụng hỏa hoạn chạy trốn. Ghi cả việc các tù nhân đã chết.
Do tên các bị cáo không có trong danh sách của báo cáo, có thể suy ra rằng họ ở trong số nữ quản tù ở lại. Vì quản tù ở lại để ngăn tù nhân chạy trốn, có thể suy ra rằng sau khi cứu người bị thương ra khỏi nhà linh mục và đưa tới bệnh xá thì mọi việc chưa phải đã kết thúc. Những quản tù ở lại, như trong báo cáo cho thấy, để mặc cho ngọn lửa hoành hành trong nhà thờ bị đóng cửa. Theo báo cáo, các bị cáo ở trong số những quản tù ở lại.
Không, mọi bị cáo đều nói, sự việc không phải như thế. Bản báo cáo sai. Có thể nhận ra qua đoạn nói về nhiệm vụ của các quản tù ở lại là để chống lửa lan ra. Làm sao họ có thể đảm nhận việc ấy được? Chuyện vô lý, và cũng vô lý như vậy là nhiệm vụ ngăn tù nhân chạy trốn nhân hỏa hoạn. Vô lý. Chạy trốn? Khi họ không phải chăm sóc đến đồng đội và quay sang chú ý đến tù nhân thì chẳng còn gì có thể chạy trốn được nữa. Không, bản báo cáo không thể hiện được những gì là họ trong đêm hôm ấy đã làm, đã đạt được và đã chịu đựng. Từ đâu đẻ ra một bản báo cáo
sai đến mức độ ấy? Họ cũng không biết.
Cho tới khi mụ sồ sề đến lượt. Mụ biết chứ. “Ông hỏi người kia kìa!” Mụ chỉ tay vào Hanna. “Nó đã viết báo cáo. Tội nó hết, mình nó thôi, nó định dùng bản báo cáo để xóa dấu vết và lôi chúng tôi vào”.
Quan tòa hỏi Hanna, đó cũng là câu hỏi cuối cùng: “Vì sao bà không mở khóa?”
“Chúng tôi… chúng tôi đã…” Hanna cố tìm câu trả lời. “Chúng tôi không biết làm gì khác”.
“Các bà không biết làm gì khác?”
“Một số người của chúng tôi đã chết, những người khác trốn mất. Họ nói là họ đưa người bị thương đến bệnh xá rồi quay lại, nhưng họ biết là sẽ không quay lại, chúng tôi cũng biết thế. Có khi họ cũng chẳng đi đến bệnh xá, những người bị thương cũng không nặng đến thế. Chúng tôi định đi theo, nhưng họ bảo là cần chỗ cho người bị thương, và đằng nào thì họ cũng không… đằng nào thì họ cũng không muốn cho nhiều đàn bà đi theo. Tôi không biết họ đi đâu”.
“Thế bà làm gì?”
“Chúng tôi không biết nên làm gì. Mọi việc xảy ra rất nhanh, nhà linh mục bốc cháy, đàn ông và ô tô vừa còn đấy, giờ thì biến mất, đột nhiên chúng tôi chỉ còn lại một mình với những người đàn bà trong nhà thờ. Bọn họ để lại vũ khí gì đó, nhưng chúng tôi đâu biết sử dụng, mà có biết chăng nữa thì phỏng có ích gì cho mấy mống đàn bà chúng tôi? Làm sao chúng tôi có thể canh giữ chừng ấy tù phụ nữ? Một đoàn người như thế kéo thành vệt dài, nếu muốn dồn lại và canh giữ trên một đoạn đường dài thì cần nhiều hơn là mấy người chúng tôi”. Hanna nghỉ nói. “Rồi bắt đầu có tiếng kêu thét, mỗi lúc một kinh khủng hơn. Giả sử chúng tôi mở khóa, và tất cả cùng túa ra thì…”
Quan tòa đợi một lúc. “Bà sợ? Bà sợ tù nhân sẽ áp đảo được bà?”
“Áp đảo chúng tôi… không, nhưng làm sao chúng tôi lập lại trật tự được nữa? Sẽ sinh ra tán loạn mà chúng tôi không sao kiềm chế nổi. Và nếu họ định chạy trốn…”
Quan tòa lại đợi một lúc, nhưng Hanna không nói hết câu. “Bà sợ rằng nếu họ chạy trốn thì bà sẽ bị bắt, bị buộc tội và xử bắn?”
“Chúng tôi sẽ không để họ chạy thoát được dễ dàng! Chúng tôi chịu trách nhiệm… Ý tôi muốn nói là chúng tôi đã canh giữ họ suốt thời gian ở trại và trong chuyến đi, có nghĩa là chúng tôi canh giữ họ chứ không cho chạy trốn. Do vậy chúng tôi không biết phải làm gì. Chúng tôi cũng không biết sẽ có bao nhiêu phụ nữ sống sót trong những ngày tới. Đã có nhiều người chết rồi, và những người còn sống cũng yếu đến nỗi…”
Hanna hiểu ra rằng những lời nói ra không có lợi cho mình. Nhưng cô không biết nói gì khác. Cô chỉ biết cố gắng trình bày tốt hơn, miêu tả và giải thích tốt hơn những gì cô định nói mà thôi. Nhưng càng nói nhiều thì chuyện của cô càng tệ đi. Vì không biết phải làm gì, cô quay sang quan tòa.
“Ở địa vị tôi ông sẽ làm gì?”
Nhưng giờ thì cô cũng biết là cô không nhận được câu đáp. Cô không đợi câu trả lời. Chẳng ai đợi câu trả lời. Quan tòa lắc đầu im lặng.
Không phải người ta không tưởng tượng ra tình cảnh tiến thoái lưỡng nan mà Hanna trình bày. Đêm tối, giá buốt, băng tuyết, lửa khói, tiếng phụ nữ gào thét trong nhà thờ, những kẻ đi cùng và ra lệnh cho quản tù đã biến mất - hoàn cảnh không thể đơn giản được. Nhưng nhận ra hoàn cảnh phức tạp liệu có giảm nhẹ nỗi kinh hoàng về những gì các bị cáo đã làm hay đã bỏ mặc không làm? Đâu phải là một tai nạn ô tô trên đường vắng giữa đêm đông lạnh lẽo, có người bị thương, xe cộ nát bét, và người ta không biết phải làm gì? Cũng không phải sự xung khắc giữa hai trách nhiệm đều đòi hỏi chúng ta ra tay? Nghĩa là người ta có thể, nhưng không muốn tưởng tượng ra những gì Hanna trình bày.
“Bà đã viết bản báo cáo?”
“Chúng tôi cùng nhau suy nghĩ nên viết gì. Chúng tôi không muốn đổ tội cho những người đã bỏ trốn, nhưng cũng không muốn tự buộc cho mình đã làm gì sai”.
“Vậy bà nói là mọi người cùng nhau suy nghĩ. Ai là người viết?”
“Mày!” Bị cáo kia lại chỉ tay vào Hanna.
“Không, tôi không viết. Ai viết thì có quan trọng không?”
Một công tố viên đề nghị gọi giám định viên so sánh chữ viết báo cáo với chữ của bị cáo Schmitz.
“Chữ tôi? Ông định so chữ tôi…”
Quan tòa, công tố viên và luật sư của Hanna tranh luận, liệu dạng chữ viết sau hơn 15 năm có còn ngữ nguyên để nhận dạng. Hanna chú ý nghe và mấy lần định nói hay hỏi câu gì, vẻ căng thẳng ngày càng lộ rõ. Rồi cô nói: “Các ông không cần gọi giám định viên. Tôi xin nhận là đã viết bản báo cáo”.
Quan tòa đặt câu hỏi ấy cho từng bị cáo. Từng bị cáo đưa ra câu trả lời như nhau. Họ không thể mở khóa được. Tại sao? Họ bị thương vì bom rơi trúng nhà linh mục. Hoặc họ bị sốc bom. Hoặc sau khi bom nổ họ chăm sóc lính canh bị thương và các nữ quản tù khác, cứu họ ra khỏi đống đổ nát, băng bó, săn sóc họ. Họ không nghĩ đến ngôi nhà thờ, không ở gần đó, không thấy nhà thờ cháy, không nghe thấy tiếng gọi từ trong nhà thờ.
Quan tòa buộc tội từng bị cáo rằng tinh thần bản báo cáo không đúng thế. Cách trình bày ngữ nghĩ rất cẩn thận. Nếu nói là báo cáo tìm thấy trong hồ sơ SS có ghi gì khác thì sai, nhưng đúng là tinh thần báo cáo có khác. Trong đó ghi tên những ai bị chết và bị thương trong nhà linh mục, ai chở người bị thương trên xe tải đến bệnh xá, và ai đi kèm trên xe tải không mui. Báo cáo ghi lại là các nữ quản tù ở lại để đợi cháy xong, chống lửa lan rộng và đề phòng tù nhân lợi dụng hỏa hoạn chạy trốn. Ghi cả việc các tù nhân đã chết.
Do tên các bị cáo không có trong danh sách của báo cáo, có thể suy ra rằng họ ở trong số nữ quản tù ở lại. Vì quản tù ở lại để ngăn tù nhân chạy trốn, có thể suy ra rằng sau khi cứu người bị thương ra khỏi nhà linh mục và đưa tới bệnh xá thì mọi việc chưa phải đã kết thúc. Những quản tù ở lại, như trong báo cáo cho thấy, để mặc cho ngọn lửa hoành hành trong nhà thờ bị đóng cửa. Theo báo cáo, các bị cáo ở trong số những quản tù ở lại.
Không, mọi bị cáo đều nói, sự việc không phải như thế. Bản báo cáo sai. Có thể nhận ra qua đoạn nói về nhiệm vụ của các quản tù ở lại là để chống lửa lan ra. Làm sao họ có thể đảm nhận việc ấy được? Chuyện vô lý, và cũng vô lý như vậy là nhiệm vụ ngăn tù nhân chạy trốn nhân hỏa hoạn. Vô lý. Chạy trốn? Khi họ không phải chăm sóc đến đồng đội và quay sang chú ý đến tù nhân thì chẳng còn gì có thể chạy trốn được nữa. Không, bản báo cáo không thể hiện được những gì là họ trong đêm hôm ấy đã làm, đã đạt được và đã chịu đựng. Từ đâu đẻ ra một bản báo cáo
sai đến mức độ ấy? Họ cũng không biết.
Cho tới khi mụ sồ sề đến lượt. Mụ biết chứ. “Ông hỏi người kia kìa!” Mụ chỉ tay vào Hanna. “Nó đã viết báo cáo. Tội nó hết, mình nó thôi, nó định dùng bản báo cáo để xóa dấu vết và lôi chúng tôi vào”.
Quan tòa hỏi Hanna, đó cũng là câu hỏi cuối cùng: “Vì sao bà không mở khóa?”
“Chúng tôi… chúng tôi đã…” Hanna cố tìm câu trả lời. “Chúng tôi không biết làm gì khác”.
“Các bà không biết làm gì khác?”
“Một số người của chúng tôi đã chết, những người khác trốn mất. Họ nói là họ đưa người bị thương đến bệnh xá rồi quay lại, nhưng họ biết là sẽ không quay lại, chúng tôi cũng biết thế. Có khi họ cũng chẳng đi đến bệnh xá, những người bị thương cũng không nặng đến thế. Chúng tôi định đi theo, nhưng họ bảo là cần chỗ cho người bị thương, và đằng nào thì họ cũng không… đằng nào thì họ cũng không muốn cho nhiều đàn bà đi theo. Tôi không biết họ đi đâu”.
“Thế bà làm gì?”
“Chúng tôi không biết nên làm gì. Mọi việc xảy ra rất nhanh, nhà linh mục bốc cháy, đàn ông và ô tô vừa còn đấy, giờ thì biến mất, đột nhiên chúng tôi chỉ còn lại một mình với những người đàn bà trong nhà thờ. Bọn họ để lại vũ khí gì đó, nhưng chúng tôi đâu biết sử dụng, mà có biết chăng nữa thì phỏng có ích gì cho mấy mống đàn bà chúng tôi? Làm sao chúng tôi có thể canh giữ chừng ấy tù phụ nữ? Một đoàn người như thế kéo thành vệt dài, nếu muốn dồn lại và canh giữ trên một đoạn đường dài thì cần nhiều hơn là mấy người chúng tôi”. Hanna nghỉ nói. “Rồi bắt đầu có tiếng kêu thét, mỗi lúc một kinh khủng hơn. Giả sử chúng tôi mở khóa, và tất cả cùng túa ra thì…”
Quan tòa đợi một lúc. “Bà sợ? Bà sợ tù nhân sẽ áp đảo được bà?”
“Áp đảo chúng tôi… không, nhưng làm sao chúng tôi lập lại trật tự được nữa? Sẽ sinh ra tán loạn mà chúng tôi không sao kiềm chế nổi. Và nếu họ định chạy trốn…”
Quan tòa lại đợi một lúc, nhưng Hanna không nói hết câu. “Bà sợ rằng nếu họ chạy trốn thì bà sẽ bị bắt, bị buộc tội và xử bắn?”
“Chúng tôi sẽ không để họ chạy thoát được dễ dàng! Chúng tôi chịu trách nhiệm… Ý tôi muốn nói là chúng tôi đã canh giữ họ suốt thời gian ở trại và trong chuyến đi, có nghĩa là chúng tôi canh giữ họ chứ không cho chạy trốn. Do vậy chúng tôi không biết phải làm gì. Chúng tôi cũng không biết sẽ có bao nhiêu phụ nữ sống sót trong những ngày tới. Đã có nhiều người chết rồi, và những người còn sống cũng yếu đến nỗi…”
Hanna hiểu ra rằng những lời nói ra không có lợi cho mình. Nhưng cô không biết nói gì khác. Cô chỉ biết cố gắng trình bày tốt hơn, miêu tả và giải thích tốt hơn những gì cô định nói mà thôi. Nhưng càng nói nhiều thì chuyện của cô càng tệ đi. Vì không biết phải làm gì, cô quay sang quan tòa.
“Ở địa vị tôi ông sẽ làm gì?”
Nhưng giờ thì cô cũng biết là cô không nhận được câu đáp. Cô không đợi câu trả lời. Chẳng ai đợi câu trả lời. Quan tòa lắc đầu im lặng.
Không phải người ta không tưởng tượng ra tình cảnh tiến thoái lưỡng nan mà Hanna trình bày. Đêm tối, giá buốt, băng tuyết, lửa khói, tiếng phụ nữ gào thét trong nhà thờ, những kẻ đi cùng và ra lệnh cho quản tù đã biến mất - hoàn cảnh không thể đơn giản được. Nhưng nhận ra hoàn cảnh phức tạp liệu có giảm nhẹ nỗi kinh hoàng về những gì các bị cáo đã làm hay đã bỏ mặc không làm? Đâu phải là một tai nạn ô tô trên đường vắng giữa đêm đông lạnh lẽo, có người bị thương, xe cộ nát bét, và người ta không biết phải làm gì? Cũng không phải sự xung khắc giữa hai trách nhiệm đều đòi hỏi chúng ta ra tay? Nghĩa là người ta có thể, nhưng không muốn tưởng tượng ra những gì Hanna trình bày.
“Bà đã viết bản báo cáo?”
“Chúng tôi cùng nhau suy nghĩ nên viết gì. Chúng tôi không muốn đổ tội cho những người đã bỏ trốn, nhưng cũng không muốn tự buộc cho mình đã làm gì sai”.
“Vậy bà nói là mọi người cùng nhau suy nghĩ. Ai là người viết?”
“Mày!” Bị cáo kia lại chỉ tay vào Hanna.
“Không, tôi không viết. Ai viết thì có quan trọng không?”
Một công tố viên đề nghị gọi giám định viên so sánh chữ viết báo cáo với chữ của bị cáo Schmitz.
“Chữ tôi? Ông định so chữ tôi…”
Quan tòa, công tố viên và luật sư của Hanna tranh luận, liệu dạng chữ viết sau hơn 15 năm có còn ngữ nguyên để nhận dạng. Hanna chú ý nghe và mấy lần định nói hay hỏi câu gì, vẻ căng thẳng ngày càng lộ rõ. Rồi cô nói: “Các ông không cần gọi giám định viên. Tôi xin nhận là đã viết bản báo cáo”.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.