Chương 28
Bernhard Schlink
04/04/2016
Việc Hanna thú nhận đã viết bản báo cáo làm cho tình thế của các bị cáo khác trở nên đơn giản. Cô không hành động đơn phương, mà đã hối thúc, cưỡng ép và đe dọa những người khác. Cô giành lấy vị trí chỉ huy. Cô làm chủ tiếng nói và ngòi bút. Cô quyết định.
Những người dân trong làng làm nhân chứng không thể khẳng định hay phủ định điều đó. Họ nhìn thấy nhiều phụ nữ mặc đồng phục canh giữ ngôi nhà thờ cháy nên không dám mở cửa. Sáng sớm hôm sau họ gặp lại những người đàn bà ấy khi họ khởi hành và nhận ra họ là những bị cáo hôm nay. Nhưng bị cáo nào sáng sớm hôm ấy chỉ huy, và có bị cáo nào chỉ huy hay không, họ không thể nói được.
“Nhưng các bị cáo không loại trừ khả năng là bị cáo kia”, luật sư của một bị cáo khác chỉ tay vào Hanna, “đã ra quyết định?”
Họ không loại trừ khả năng đó được, mà làm sao có thể loại trừ được cơ chứ. Nhìn các bị cáo kia, rõ ràng già hơn, mệt mỏi hơn, hèn nhát hơn và cay cú hơn thì họ cũng chẳng muốn loại trừ. So với các bị cáo kia thì Hanna là cầm đầu. Ngoài ra, nếu có một kẻ cầm đầu thì nhẹ tội cho dân làng; đứng trước một đơn vị có chỉ huy chặt chẽ mà không ra tay cứu giúp thì thuận lợi hơn là không ra tay trước một nhóm đàn bà hỗn loạn.
Hanna tiếp tục đấu tranh. Cô thừa nhận điều nào đúng, phản bác những gì sai. Cô phản bác với sự mãnh liệt ngày càng tuyệt vọng. Cô không lớn tiếng. Nhưng sự mãnh liệt trong câu nói cũng gây phản cảm cho tòa án.
Rốt cuộc thì cô đầu hàng. Cô chỉ nói khi người ta đặt câu hỏi. Cô trả lời cộc lốc, sơ sài, nhiều khi vu vơ. Như thể tỏ ra là mình đã bỏ cuộc, bây giờ trong khi phát biểu cô vẫn ngồi lì trên ghế. Ông chánh án khi mới vào phiên tòa đã nhiều lần nói là cô không phải đứng dậy mà cứ ngồi nói, giờ đây nhìn bằng con mắt phật ý. Thỉnh thoảng vào lúc cuối giờ tôi có ấn tượng là tòa án đã ngán ngẩm, chỉ muốn làm cho xong việc, không còn tập trung nữa mà phiêu diêu nơi khác, trở lại hiện tại sau nhiều tuần trong quá khứ.
Tôi cũng ngán ngẩm. Nhưng tôi không thể làm cho xong việc. Phiên tòa đối với tôi chưa kết thúc mà mới bắt đầu. Tôi đã là khán giả, nay đột nhiên trở thành liên đới, liên can và liên trách nhiệm. Tôi không lựa chọn vai trò ấy, nhưng tôi nhận vai trò ấu dù muốn hay không, bất kể tôi làm gì hay hoàn toàn thụ động.
Phải làm gì đây - chỉ có một trọng tâm thôi, tôi có thể đến nói với thẩm phán rằng Hanna mù chữ. Rằng cô không khải chủ thể chính và tội phạm chính như những bị cáo kia nặn ra. Rằng lối cư xử của cô trước tòa không phải do cứng đầu, ngoan cố hay bướng bỉnh, mà bắt nguồn từ việc không biết trước cáo trạng và bản thảo, cũng có thể không có khả năng gì về chiến lược và chiến thuật. Rằng cô rất bị hạn chế trong bào chữa. Rằng cô có tội, nhưng không nặng đến mức như ấn tượng bên ngoài.
Có thể tôi không thuyết phục được thẩm phán, nhưng có thể tôi xin ông ta nghĩ lại và xem xét. Kết quả sẽ cho thấy là tôi có lý, và Hanna sẽ bị trừng phạt, nhưng với mức phạt nhẹ hơn. Cô sẽ bị đi tù, nhưng chóng được thả hơn, chóng được tự do hơn - đó không đáng là mục tiêu mà cô vẫn tranh đấu hay sao?
Phải, cô đấu tranh vì thế, nhưng không muốn trả giá cho thành công ấy bằng sự bẽ bàng do mù chữ. Cô sẽ không đồng ý tôi đánh đổi sự bộc bạch của cô lấy mấy năm tù. Tự cô có điều kiện, nhưng lại không chịu đổi chác, nghĩa là cô không muốn. Cô chấ nhận mấy năm tù thay vì sự bộc bạch.
Nhưng nó có đáng giá ấy không? Sự bộc bạch điêu trá đã trói chặt cô, làm tê liệt và ngăn cô phát triển? Với năng lượng mà cô vẫn dùng để giữ vững sự dối trá suốt đời ấy, lẽ ra cô đã học đọc học viết xong từ lâu.
Hồi đó tôi thử tranh luận vấn về này với các bạn. Cậu hãy tưởng tượng ra ai đó lao vào một lỗi bất hạnh, có chủ ý, và mình có thể cứu họ - cậu có cứu không? Cậu hãy tưởng tượng ra một cuộc phẫu thuật và một bệnh nhân, người này dùng loại ma túy có phản ứng với thuốc mê nhưng xấu hổ do dùng ma túy nên không nói cho bác sĩ gây mê biết - cau có nói cho bác sĩ gây mê biết không? Hãy tưởng tượng ra một phiên tòa và một bị cáo sẽ bị kết án nếu không thú nhận rằng mình thuận tay trái và do vậy không thể là thủ phạm - hành vi gây ra bởi tay phải - khi bị cáo xấu hổi vì mình thuận tay trái, cậu có nói cho thẩm phán biết không? Hãy tưởng tượng ra bị cáo là đồng tính luyến ái và đã đồng tính thì không thể gây hành vi phạm tội, nhưng xấu hổ vì đồng tính. Ở đây không nói đến chuyện có đáng xấu hổ vì thuận tay trái hay đồng tính - hãy cứ đơn giản tưởng tượng là bị cáo xấu hổ.
Những người dân trong làng làm nhân chứng không thể khẳng định hay phủ định điều đó. Họ nhìn thấy nhiều phụ nữ mặc đồng phục canh giữ ngôi nhà thờ cháy nên không dám mở cửa. Sáng sớm hôm sau họ gặp lại những người đàn bà ấy khi họ khởi hành và nhận ra họ là những bị cáo hôm nay. Nhưng bị cáo nào sáng sớm hôm ấy chỉ huy, và có bị cáo nào chỉ huy hay không, họ không thể nói được.
“Nhưng các bị cáo không loại trừ khả năng là bị cáo kia”, luật sư của một bị cáo khác chỉ tay vào Hanna, “đã ra quyết định?”
Họ không loại trừ khả năng đó được, mà làm sao có thể loại trừ được cơ chứ. Nhìn các bị cáo kia, rõ ràng già hơn, mệt mỏi hơn, hèn nhát hơn và cay cú hơn thì họ cũng chẳng muốn loại trừ. So với các bị cáo kia thì Hanna là cầm đầu. Ngoài ra, nếu có một kẻ cầm đầu thì nhẹ tội cho dân làng; đứng trước một đơn vị có chỉ huy chặt chẽ mà không ra tay cứu giúp thì thuận lợi hơn là không ra tay trước một nhóm đàn bà hỗn loạn.
Hanna tiếp tục đấu tranh. Cô thừa nhận điều nào đúng, phản bác những gì sai. Cô phản bác với sự mãnh liệt ngày càng tuyệt vọng. Cô không lớn tiếng. Nhưng sự mãnh liệt trong câu nói cũng gây phản cảm cho tòa án.
Rốt cuộc thì cô đầu hàng. Cô chỉ nói khi người ta đặt câu hỏi. Cô trả lời cộc lốc, sơ sài, nhiều khi vu vơ. Như thể tỏ ra là mình đã bỏ cuộc, bây giờ trong khi phát biểu cô vẫn ngồi lì trên ghế. Ông chánh án khi mới vào phiên tòa đã nhiều lần nói là cô không phải đứng dậy mà cứ ngồi nói, giờ đây nhìn bằng con mắt phật ý. Thỉnh thoảng vào lúc cuối giờ tôi có ấn tượng là tòa án đã ngán ngẩm, chỉ muốn làm cho xong việc, không còn tập trung nữa mà phiêu diêu nơi khác, trở lại hiện tại sau nhiều tuần trong quá khứ.
Tôi cũng ngán ngẩm. Nhưng tôi không thể làm cho xong việc. Phiên tòa đối với tôi chưa kết thúc mà mới bắt đầu. Tôi đã là khán giả, nay đột nhiên trở thành liên đới, liên can và liên trách nhiệm. Tôi không lựa chọn vai trò ấy, nhưng tôi nhận vai trò ấu dù muốn hay không, bất kể tôi làm gì hay hoàn toàn thụ động.
Phải làm gì đây - chỉ có một trọng tâm thôi, tôi có thể đến nói với thẩm phán rằng Hanna mù chữ. Rằng cô không khải chủ thể chính và tội phạm chính như những bị cáo kia nặn ra. Rằng lối cư xử của cô trước tòa không phải do cứng đầu, ngoan cố hay bướng bỉnh, mà bắt nguồn từ việc không biết trước cáo trạng và bản thảo, cũng có thể không có khả năng gì về chiến lược và chiến thuật. Rằng cô rất bị hạn chế trong bào chữa. Rằng cô có tội, nhưng không nặng đến mức như ấn tượng bên ngoài.
Có thể tôi không thuyết phục được thẩm phán, nhưng có thể tôi xin ông ta nghĩ lại và xem xét. Kết quả sẽ cho thấy là tôi có lý, và Hanna sẽ bị trừng phạt, nhưng với mức phạt nhẹ hơn. Cô sẽ bị đi tù, nhưng chóng được thả hơn, chóng được tự do hơn - đó không đáng là mục tiêu mà cô vẫn tranh đấu hay sao?
Phải, cô đấu tranh vì thế, nhưng không muốn trả giá cho thành công ấy bằng sự bẽ bàng do mù chữ. Cô sẽ không đồng ý tôi đánh đổi sự bộc bạch của cô lấy mấy năm tù. Tự cô có điều kiện, nhưng lại không chịu đổi chác, nghĩa là cô không muốn. Cô chấ nhận mấy năm tù thay vì sự bộc bạch.
Nhưng nó có đáng giá ấy không? Sự bộc bạch điêu trá đã trói chặt cô, làm tê liệt và ngăn cô phát triển? Với năng lượng mà cô vẫn dùng để giữ vững sự dối trá suốt đời ấy, lẽ ra cô đã học đọc học viết xong từ lâu.
Hồi đó tôi thử tranh luận vấn về này với các bạn. Cậu hãy tưởng tượng ra ai đó lao vào một lỗi bất hạnh, có chủ ý, và mình có thể cứu họ - cậu có cứu không? Cậu hãy tưởng tượng ra một cuộc phẫu thuật và một bệnh nhân, người này dùng loại ma túy có phản ứng với thuốc mê nhưng xấu hổ do dùng ma túy nên không nói cho bác sĩ gây mê biết - cau có nói cho bác sĩ gây mê biết không? Hãy tưởng tượng ra một phiên tòa và một bị cáo sẽ bị kết án nếu không thú nhận rằng mình thuận tay trái và do vậy không thể là thủ phạm - hành vi gây ra bởi tay phải - khi bị cáo xấu hổi vì mình thuận tay trái, cậu có nói cho thẩm phán biết không? Hãy tưởng tượng ra bị cáo là đồng tính luyến ái và đã đồng tính thì không thể gây hành vi phạm tội, nhưng xấu hổ vì đồng tính. Ở đây không nói đến chuyện có đáng xấu hổ vì thuận tay trái hay đồng tính - hãy cứ đơn giản tưởng tượng là bị cáo xấu hổ.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.