Chương 5
Bernhard Schlink
04/04/2016
Một tuần sau, tôi lại đứng trước cửa phòng cô.
Cả tuần liền tôi cố không nghĩ đến cô. Nhưng chẳng có gì làm tôi thanh thản và quên lãng được cả; bác sĩ chưa cho phép tôi đến trường, đọc sách mấy tháng liền cũng phát ớn, còn các bạn thì cũng ghé qua nhưng tôi ốm đã quá lâu nên những chuyến thăm viếng ấy không kết nối được cuộc sống thường nhật của chúng tôi và ngày càng ngắn đi. Tôi cần phải đi dạo, mỗi ngày lâu hơn một chút nhưng không được cố gắng. Mặc dù chính tôi lại cần cố gắng.
Hồi còn bé hay mới lớn, những lúc ốm đau thật đáng nguyền rủa! Chỉ có những âm thanh rời rạc của thế giới bên ngoài và của những cuộc chơi đùa lúc rãnh rỗi trong sân trong vườn hoặc ngoài đường lọt tới phòng bệnh. Còn trong này thì ngổn ngang một thế giới của các câu chuyện và nhân vật mà người ốm đọc. Cơn sốt làm cùn nhận thức và mài sắc trí tưởng tượng, biến phòng bệnh thành một không gian mới, vừa thân quen vừa lạ lẫm. Ma quỷ trợn trừng trong họa tiết của tấm rèm và giấy dán tường, bàn ghế tủ giường chất lên thành hình núi non, hình nhà và tàu thủy, vừa trong tầm tay lại vừa xa vời vợi. Những hồi chuông từ tháp chuông nhà thờ, tiếng gầm gừ của ô tô chốc chốc đi qua và ánh đèn pha loang loáng quét lên tường và mái nhà là bạn đồng hành của người ốm trong những đêm dài dằng dặc. Đó là những giờ trằn trọc nhưng không phải mất ngủ, những giờ phút lấp đầy chứ không phải khiếm khuyết. Khát vọng, hồi ức, sợ hãi và vui sướng đan thành những mê hồn trận để trong đó người bệnh lạc lối, phát hiện và lại lạc lối. Đó là những giờ phút mà mọi sự đều được phép xảy ra, tốt cũng như xấu.
Khi sức khỏe người bệnh khá lên thì tình trạng ấy cũng bớt đi. Nhưng nếu bệnh kéo dài đủ mức thì phòng bệnh sẽ chìm đắm trong các mê hồn trận mà người bệnh mất tăm trong đó, cả khi đang hồi phục và dứt cơn sốt.
Mỗi buổi sớm mai tôi thức dậy với cảm giác bứt rứt, lắm khi quần ngủ bị ẩm hay dính vết. Những hình ảnh hay cảnh tượng tôi nằm mơ đều không ổn. Mẹ và ông linh mục, người giảng bài cho tôi trong lớp kiên tín mà tôi rất kính trọng, cũng như bà chị lớn mà tôi khai hết các bí mật của trẻ con, họ sẽ không mắng tôi đâu, tôi biết chứ. Nhưng họ sẽ cảnh báo tôi một cách âu yếm và lo âu – còn tệ hơn mắng mỏ. Dở nhất là, nếu tôi không thụ động mơ thấy những hình ảnh và cảnh tượng ấy thì tôi chủ động tưởng tượng ra chúng.
Tôi không biết là đã lấy đâu ra can đảm để tới chỗ cô Schmitz. Giáo dục luân lý đã quay mũi giáo trở ngược lại chính mình? Khi ánh mắt thèm khát cũng tệ hại như làm thỏa mãn sự thèm khát ấy, khi chủ động tưởng tượng tệ hại như chính hành sự trong tưởng tượng – tại sao không làm thỏa mãn và hành sự? Ngày nối tiếp ngày, tôi nhận ra mình không rủ bỏ được các ý nghĩ tội lỗi. Vậy tôi muốn thi hành tội lỗi ấy.
Còn một suy tính nữa. Đi đến đó có thể nguy hiểm. Song thực ra thì mối nguy hiểm ấy không thể nào xảy ra. Có thể cô Schmitz sẽ ngạc nhiên đón chào tôi, nghe lời xin tạ lỗi cho hành vi kì quặc của tôi rồi thân mật chia tay. Không đến đó mới nguy hiểm; tôi sẽ chịu nguy cơ không thoát được ra khỏi những hình ảnh tưởng tượng của mình. Vậy là tôi hành xử đúng, nếu tôi đến đó. Cô ấy sẽ xử sự bình thường, tôi sẽ xử sự bình thường, và tất cả sẽ trở lại bình thường.
Ngày ấy tôi tự sắp xếp mọi lý lẽ sao cho khớp, tôi biến sự thèm khát của mình thành một tính toán đạo đức li kì và trấn áp lương tâm đang dằn vặt. Nhưng không vì vậy mà tôi có can đảm đến nhà cô Schmitz. Tự vẽ ra cảnh mẹ tôi, ông linh mục khả kính và bà chị lớn sau khi nghĩ kĩ sẽ không thể ngăn cản tôi, mà còn thúc tôi đến cô Schmitz – đó là một chuyện. Thực sự đi đến đó lại là chuyện khác hẳn. Tôi không biết tại sao mình đã làm việc ấy. Song hôm nay tôi nhận ra trong sự việc ngày đó một mẫu hình mà trong cuộc đời tôi, tư duy và hành động thống nhấy hay không thống nhất đều tuân theo mẫu hình đó. Tôi suy nghĩ, đi đến một kết quả, biến kết quả đó thành một quyết định rồi nhận ra hành động là một chuyện riêng biệt, hành động có thể nhưng không bắt buộc tuân thủ quyết định. Đã nhiều lần trong đời, tôi làm gì đó mà tôi không quyết định làm, và không làm khi đã quyết định phải làm. Nó, bất kể nó là gì, hành động, nó đi đến người đàn bà mà tôi không muốn gặp nữa, nó nói với sếp một câu mà tôi sống hay chết sẽ phụ thuộc vào đó, nó tiếp tục hút thuốc mặt dù tôi quyết tâm bỏ thuốc, và bỏ thuốc sau khi nhận ra mình đã và sẽ hút thuốc tiếp. Tôi không định nói là suy nghĩ và quyết định không ảnh hưởng đến hành động. Nhưng hành động không đơn giản hoàn tất những cái gì trước đó đã được suy nghĩ và quyết định. Hành động có nguồn cội riêng, và hành động của tôi mang tính độc lập, giống như tư duy của tôi là tư duy của tôi và quyết định của tôi là quyết định của tôi.
Cả tuần liền tôi cố không nghĩ đến cô. Nhưng chẳng có gì làm tôi thanh thản và quên lãng được cả; bác sĩ chưa cho phép tôi đến trường, đọc sách mấy tháng liền cũng phát ớn, còn các bạn thì cũng ghé qua nhưng tôi ốm đã quá lâu nên những chuyến thăm viếng ấy không kết nối được cuộc sống thường nhật của chúng tôi và ngày càng ngắn đi. Tôi cần phải đi dạo, mỗi ngày lâu hơn một chút nhưng không được cố gắng. Mặc dù chính tôi lại cần cố gắng.
Hồi còn bé hay mới lớn, những lúc ốm đau thật đáng nguyền rủa! Chỉ có những âm thanh rời rạc của thế giới bên ngoài và của những cuộc chơi đùa lúc rãnh rỗi trong sân trong vườn hoặc ngoài đường lọt tới phòng bệnh. Còn trong này thì ngổn ngang một thế giới của các câu chuyện và nhân vật mà người ốm đọc. Cơn sốt làm cùn nhận thức và mài sắc trí tưởng tượng, biến phòng bệnh thành một không gian mới, vừa thân quen vừa lạ lẫm. Ma quỷ trợn trừng trong họa tiết của tấm rèm và giấy dán tường, bàn ghế tủ giường chất lên thành hình núi non, hình nhà và tàu thủy, vừa trong tầm tay lại vừa xa vời vợi. Những hồi chuông từ tháp chuông nhà thờ, tiếng gầm gừ của ô tô chốc chốc đi qua và ánh đèn pha loang loáng quét lên tường và mái nhà là bạn đồng hành của người ốm trong những đêm dài dằng dặc. Đó là những giờ trằn trọc nhưng không phải mất ngủ, những giờ phút lấp đầy chứ không phải khiếm khuyết. Khát vọng, hồi ức, sợ hãi và vui sướng đan thành những mê hồn trận để trong đó người bệnh lạc lối, phát hiện và lại lạc lối. Đó là những giờ phút mà mọi sự đều được phép xảy ra, tốt cũng như xấu.
Khi sức khỏe người bệnh khá lên thì tình trạng ấy cũng bớt đi. Nhưng nếu bệnh kéo dài đủ mức thì phòng bệnh sẽ chìm đắm trong các mê hồn trận mà người bệnh mất tăm trong đó, cả khi đang hồi phục và dứt cơn sốt.
Mỗi buổi sớm mai tôi thức dậy với cảm giác bứt rứt, lắm khi quần ngủ bị ẩm hay dính vết. Những hình ảnh hay cảnh tượng tôi nằm mơ đều không ổn. Mẹ và ông linh mục, người giảng bài cho tôi trong lớp kiên tín mà tôi rất kính trọng, cũng như bà chị lớn mà tôi khai hết các bí mật của trẻ con, họ sẽ không mắng tôi đâu, tôi biết chứ. Nhưng họ sẽ cảnh báo tôi một cách âu yếm và lo âu – còn tệ hơn mắng mỏ. Dở nhất là, nếu tôi không thụ động mơ thấy những hình ảnh và cảnh tượng ấy thì tôi chủ động tưởng tượng ra chúng.
Tôi không biết là đã lấy đâu ra can đảm để tới chỗ cô Schmitz. Giáo dục luân lý đã quay mũi giáo trở ngược lại chính mình? Khi ánh mắt thèm khát cũng tệ hại như làm thỏa mãn sự thèm khát ấy, khi chủ động tưởng tượng tệ hại như chính hành sự trong tưởng tượng – tại sao không làm thỏa mãn và hành sự? Ngày nối tiếp ngày, tôi nhận ra mình không rủ bỏ được các ý nghĩ tội lỗi. Vậy tôi muốn thi hành tội lỗi ấy.
Còn một suy tính nữa. Đi đến đó có thể nguy hiểm. Song thực ra thì mối nguy hiểm ấy không thể nào xảy ra. Có thể cô Schmitz sẽ ngạc nhiên đón chào tôi, nghe lời xin tạ lỗi cho hành vi kì quặc của tôi rồi thân mật chia tay. Không đến đó mới nguy hiểm; tôi sẽ chịu nguy cơ không thoát được ra khỏi những hình ảnh tưởng tượng của mình. Vậy là tôi hành xử đúng, nếu tôi đến đó. Cô ấy sẽ xử sự bình thường, tôi sẽ xử sự bình thường, và tất cả sẽ trở lại bình thường.
Ngày ấy tôi tự sắp xếp mọi lý lẽ sao cho khớp, tôi biến sự thèm khát của mình thành một tính toán đạo đức li kì và trấn áp lương tâm đang dằn vặt. Nhưng không vì vậy mà tôi có can đảm đến nhà cô Schmitz. Tự vẽ ra cảnh mẹ tôi, ông linh mục khả kính và bà chị lớn sau khi nghĩ kĩ sẽ không thể ngăn cản tôi, mà còn thúc tôi đến cô Schmitz – đó là một chuyện. Thực sự đi đến đó lại là chuyện khác hẳn. Tôi không biết tại sao mình đã làm việc ấy. Song hôm nay tôi nhận ra trong sự việc ngày đó một mẫu hình mà trong cuộc đời tôi, tư duy và hành động thống nhấy hay không thống nhất đều tuân theo mẫu hình đó. Tôi suy nghĩ, đi đến một kết quả, biến kết quả đó thành một quyết định rồi nhận ra hành động là một chuyện riêng biệt, hành động có thể nhưng không bắt buộc tuân thủ quyết định. Đã nhiều lần trong đời, tôi làm gì đó mà tôi không quyết định làm, và không làm khi đã quyết định phải làm. Nó, bất kể nó là gì, hành động, nó đi đến người đàn bà mà tôi không muốn gặp nữa, nó nói với sếp một câu mà tôi sống hay chết sẽ phụ thuộc vào đó, nó tiếp tục hút thuốc mặt dù tôi quyết tâm bỏ thuốc, và bỏ thuốc sau khi nhận ra mình đã và sẽ hút thuốc tiếp. Tôi không định nói là suy nghĩ và quyết định không ảnh hưởng đến hành động. Nhưng hành động không đơn giản hoàn tất những cái gì trước đó đã được suy nghĩ và quyết định. Hành động có nguồn cội riêng, và hành động của tôi mang tính độc lập, giống như tư duy của tôi là tư duy của tôi và quyết định của tôi là quyết định của tôi.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.