Chương 47: Đạ tạ FB cho ba được gặp con!
T/H12
29/03/2024
Rồi không biết có tìm được người không? Mà bà Ba Cẩn thấy ông chồng lão nông của mình trở lại phòng bệnh vừa đi vừa đưa tay quẹt nước mắt.
Bà nén đau khỏi ông: “Sao thế mình? Con rể về bỏ bạn ông rồi à?”
Khánh Linh không nghĩ thế. Vì anh về nhất định sẽ nói với cô. Khánh Linh đưa tay vỗ nhẹ lên vai ba dỗ dành: “Có chuyện gì nói con gái nghe xem nào? Có phải anh Lâm hỗn với ba không?”
Ông Ba Cẩn lắc đầu.
“Vậy ảnh chê ba nhà quê hả?”
Ba lại lắc đầu.
“Thế ảnh làm gì mích lòng ba? Ba cứ nói huỵch toẹt con gái đòi lại công bằng cho ba!” Khánh Linh đập mạnh xuống vai ba, đứng bật lên, vẻ mặt đầy tức giận.
Ông Ba Cẩn thấy vậy thôi không thút thít nữa. Ông nhìn vợ, nhìn con gái rượu. Rồi ngã người giơ hai chân mình lên.
Đập vào mắt hai mẹ con là một đôi dép da bò mới toanh. Cả hai há to miệng nhìn sững vào đôi dép.
“Nó sợ tôi trượt chân vì…đôi dép lào đã quá cổ!” Ông Ba Cẩn lại khóc.
Vợ ông tự nhiên cũng mủi lòng muốn khóc. Còn cô con gái rượu mãi sững sờ. Vì Khánh Linh không ngờ Hàn Lâm lại tinh ý đến thế. Thảo nào, khi mới quen cô, anh đã tút tát cho cô từ đầu tới chân.
Người dân quê ít khi trọng vẻ bề ngoài. Cái áo, cái quần. Thậm chí là đôi dép nhựa, dép lào. Nếu chưa thật sự sứt chỉ, rách quai, đắp vài ba miếng vá thì chưa dễ gì quăng mua cái mới.
Ông Ba Cẩn cũng thế!
Đôi dép lào đó ông mang chưa được nửa năm, quai vẫn còn tốt. Chỉ có đều cái đế đi đồng nhiều nên mòn sớm thế thôi!
Đối với ông nó vẫn còn tốt. Vậy mà…con rể quý tương lai lại bảo: “Ba đi đôi đó trượt gãy chân có ngày!” Nó thẳng tay tịch thu quăng vô thùng rác, rồi cười hì hì mang đôi dép mới vào chân cho ông.
Chưa hết đâu: “Nó còn khệ nệ ôm gì về cả đống kia kìa!” Ông Ba Cẩn chỉ tay ra hướng cửa.
Hai mẹ con lại nhìn theo hướng tay ông.
Hàn Lâm tay xách, nách mang đủ các loại túi. Khánh Linh thấy vậy vội chạy đón, xách phụ cho anh: “Bạch tuộc già, anh mua gì nhiều vậy?”
“Anh mua ít đồ cho ba mẹ! À, có chè chuối nướng và bánh flan em thích nữa đó!”
Bà Ba Cẩn thấy đôi dép nữ da cao cấp size vừa chân bà, cuối cùng cũng khóc như chồng.
“Mẹ, coi động vết mổ không tốt! Có gì đâu mà ba mẹ khóc. Con thấy bình thường mà!” Con cái trưởng thành mua chút quà hiếu thảo với ba mẹ là chuyện thường. Ở nhà anh vẫn thế! Ba mẹ dù thừa tiền nhưng anh chị Hai và anh đều mua quà cho ba mẹ thường xuyên.
“Có đáng gì đâu. Ba mẹ khóc làm con khóc theo bây giờ!” Đã bao lần tặng quà nhưng Hàn Lâm chưa bao giờ cảm động như thế này. Anh bắt đầu sụt sịt.
“Rốt cuộc con không hiểu mọi người bị gì nữa!” Khánh Linh lén lau nước mắt rồi chỉnh đốn tâm trạng cho ba người lớn.
“Ba đi tắm đi! Con gái lau mình cho mẹ! Anh Lâm xếp đồ vào tủ!”
Mệnh lệnh con gái rượu. Mệnh lệnh vợ yêu. Hai người đàn ông chẳng ai dám trì hoãn một giây phút nào.
Nhìn ba tươm tất mát mẻ trong bộ pijama Khánh Linh thấy mát cả lòng: “Em cảm ơn anh đã thay em làm một việc tốt!”
“Em nói thế…làm anh cảm động. Ba tắm xong rồi, em tắm đi. Quần áo em ở trong túi màu hồng!”
Anh mặc nhiên chuẩn bị quần áo mới cho cả nhà. Khánh Linh nhìn hai mảnh bikini anh mua cho mình mà lòng không khỏi kinh ngạc, hai gò má cô nóng hết cả lên.
Nhưng điều làm cô ngạc nhiên hơn là: Hàn Lâm bước vào nhà tắm kế tiếp cô. Khánh Linh không khỏi tò mò: “Anh ở lại luôn hả?”
Anh véo khóe môi cô kéo lên, đá lông nheo: “Vợ ở đâu, anh ở đó!”
Nghe như hai người đã cưới nhau. Cô cười. Anh cũng cười.
Đêm đó, một nhà bốn người quây quần bên giường bệnh hỏi han đủ thứ chuyện trên đời.
Khi mẹ ngủ. Ba cha con lại kéo nhau ra ngoài sảnh tám tiếp. Ông Ba Cẩn kể cho Hàn Lâm nghe chuyện nhà nông, chuyện các loại giống lúa cho năng suất cao. Rồi chuyển sang chuyện trời hạn hán, ông phải dậy một, hai giờ sáng ra đồng canh lấy nước: “Khổ là vậy nhưng bọn thương lái vào mùa cứ ép giá!” Ông như méc vốn anh, một thương gia tư bản hút máu.
Hàn Lâm im lặng lắng nghe. Bởi anh hồi giờ chỉ biết cơm chín ở trong nồi. Còn quá trình để có bát cơm đó, anh chưa từng nhìn thấy.
Nghe ba vợ kể trăm chuyện khổ của người nông dân. Hàn Lâm tự nhiên thấy xót xa cho bát cơm thằng Bi thường ăn bỏ dở. Sau đêm nay, nhất định anh sẽ nói cho thằng bé biết: Để có bát cơm dẻo ngon cháu ăn, ba vợ chú đã khổ như thế nào!
Hàn Lâm càng nghe càng thương ông già vợ: “Bữa nào con về phụ ba!”
Ông Ba Cẩn cười khà khà, đập vào vai thằng con rể tương lai: “Bay biết gì mà phụ ba!”
Ừa ha! Một cậu chủ con nhà đại gia làm kinh doanh như anh thì biết gì chuyện của nhà nông. Nhưng anh tin: “Chỉ cần ba dạy, con sẽ biết làm!”
Ông Ba Cẩn có vẻ rất hài lòng với câu nói này. Ông cầm tay Hàn Lâm, nói lời tận đáy lòng: “Con là một chàng trai tốt! Nếu cơ duyên thật sự cho ba làm ba vợ con thì đời này ba thật có phước! Ba phải đa tạ FB cho ba được gặp con.”
Bà nén đau khỏi ông: “Sao thế mình? Con rể về bỏ bạn ông rồi à?”
Khánh Linh không nghĩ thế. Vì anh về nhất định sẽ nói với cô. Khánh Linh đưa tay vỗ nhẹ lên vai ba dỗ dành: “Có chuyện gì nói con gái nghe xem nào? Có phải anh Lâm hỗn với ba không?”
Ông Ba Cẩn lắc đầu.
“Vậy ảnh chê ba nhà quê hả?”
Ba lại lắc đầu.
“Thế ảnh làm gì mích lòng ba? Ba cứ nói huỵch toẹt con gái đòi lại công bằng cho ba!” Khánh Linh đập mạnh xuống vai ba, đứng bật lên, vẻ mặt đầy tức giận.
Ông Ba Cẩn thấy vậy thôi không thút thít nữa. Ông nhìn vợ, nhìn con gái rượu. Rồi ngã người giơ hai chân mình lên.
Đập vào mắt hai mẹ con là một đôi dép da bò mới toanh. Cả hai há to miệng nhìn sững vào đôi dép.
“Nó sợ tôi trượt chân vì…đôi dép lào đã quá cổ!” Ông Ba Cẩn lại khóc.
Vợ ông tự nhiên cũng mủi lòng muốn khóc. Còn cô con gái rượu mãi sững sờ. Vì Khánh Linh không ngờ Hàn Lâm lại tinh ý đến thế. Thảo nào, khi mới quen cô, anh đã tút tát cho cô từ đầu tới chân.
Người dân quê ít khi trọng vẻ bề ngoài. Cái áo, cái quần. Thậm chí là đôi dép nhựa, dép lào. Nếu chưa thật sự sứt chỉ, rách quai, đắp vài ba miếng vá thì chưa dễ gì quăng mua cái mới.
Ông Ba Cẩn cũng thế!
Đôi dép lào đó ông mang chưa được nửa năm, quai vẫn còn tốt. Chỉ có đều cái đế đi đồng nhiều nên mòn sớm thế thôi!
Đối với ông nó vẫn còn tốt. Vậy mà…con rể quý tương lai lại bảo: “Ba đi đôi đó trượt gãy chân có ngày!” Nó thẳng tay tịch thu quăng vô thùng rác, rồi cười hì hì mang đôi dép mới vào chân cho ông.
Chưa hết đâu: “Nó còn khệ nệ ôm gì về cả đống kia kìa!” Ông Ba Cẩn chỉ tay ra hướng cửa.
Hai mẹ con lại nhìn theo hướng tay ông.
Hàn Lâm tay xách, nách mang đủ các loại túi. Khánh Linh thấy vậy vội chạy đón, xách phụ cho anh: “Bạch tuộc già, anh mua gì nhiều vậy?”
“Anh mua ít đồ cho ba mẹ! À, có chè chuối nướng và bánh flan em thích nữa đó!”
Bà Ba Cẩn thấy đôi dép nữ da cao cấp size vừa chân bà, cuối cùng cũng khóc như chồng.
“Mẹ, coi động vết mổ không tốt! Có gì đâu mà ba mẹ khóc. Con thấy bình thường mà!” Con cái trưởng thành mua chút quà hiếu thảo với ba mẹ là chuyện thường. Ở nhà anh vẫn thế! Ba mẹ dù thừa tiền nhưng anh chị Hai và anh đều mua quà cho ba mẹ thường xuyên.
“Có đáng gì đâu. Ba mẹ khóc làm con khóc theo bây giờ!” Đã bao lần tặng quà nhưng Hàn Lâm chưa bao giờ cảm động như thế này. Anh bắt đầu sụt sịt.
“Rốt cuộc con không hiểu mọi người bị gì nữa!” Khánh Linh lén lau nước mắt rồi chỉnh đốn tâm trạng cho ba người lớn.
“Ba đi tắm đi! Con gái lau mình cho mẹ! Anh Lâm xếp đồ vào tủ!”
Mệnh lệnh con gái rượu. Mệnh lệnh vợ yêu. Hai người đàn ông chẳng ai dám trì hoãn một giây phút nào.
Nhìn ba tươm tất mát mẻ trong bộ pijama Khánh Linh thấy mát cả lòng: “Em cảm ơn anh đã thay em làm một việc tốt!”
“Em nói thế…làm anh cảm động. Ba tắm xong rồi, em tắm đi. Quần áo em ở trong túi màu hồng!”
Anh mặc nhiên chuẩn bị quần áo mới cho cả nhà. Khánh Linh nhìn hai mảnh bikini anh mua cho mình mà lòng không khỏi kinh ngạc, hai gò má cô nóng hết cả lên.
Nhưng điều làm cô ngạc nhiên hơn là: Hàn Lâm bước vào nhà tắm kế tiếp cô. Khánh Linh không khỏi tò mò: “Anh ở lại luôn hả?”
Anh véo khóe môi cô kéo lên, đá lông nheo: “Vợ ở đâu, anh ở đó!”
Nghe như hai người đã cưới nhau. Cô cười. Anh cũng cười.
Đêm đó, một nhà bốn người quây quần bên giường bệnh hỏi han đủ thứ chuyện trên đời.
Khi mẹ ngủ. Ba cha con lại kéo nhau ra ngoài sảnh tám tiếp. Ông Ba Cẩn kể cho Hàn Lâm nghe chuyện nhà nông, chuyện các loại giống lúa cho năng suất cao. Rồi chuyển sang chuyện trời hạn hán, ông phải dậy một, hai giờ sáng ra đồng canh lấy nước: “Khổ là vậy nhưng bọn thương lái vào mùa cứ ép giá!” Ông như méc vốn anh, một thương gia tư bản hút máu.
Hàn Lâm im lặng lắng nghe. Bởi anh hồi giờ chỉ biết cơm chín ở trong nồi. Còn quá trình để có bát cơm đó, anh chưa từng nhìn thấy.
Nghe ba vợ kể trăm chuyện khổ của người nông dân. Hàn Lâm tự nhiên thấy xót xa cho bát cơm thằng Bi thường ăn bỏ dở. Sau đêm nay, nhất định anh sẽ nói cho thằng bé biết: Để có bát cơm dẻo ngon cháu ăn, ba vợ chú đã khổ như thế nào!
Hàn Lâm càng nghe càng thương ông già vợ: “Bữa nào con về phụ ba!”
Ông Ba Cẩn cười khà khà, đập vào vai thằng con rể tương lai: “Bay biết gì mà phụ ba!”
Ừa ha! Một cậu chủ con nhà đại gia làm kinh doanh như anh thì biết gì chuyện của nhà nông. Nhưng anh tin: “Chỉ cần ba dạy, con sẽ biết làm!”
Ông Ba Cẩn có vẻ rất hài lòng với câu nói này. Ông cầm tay Hàn Lâm, nói lời tận đáy lòng: “Con là một chàng trai tốt! Nếu cơ duyên thật sự cho ba làm ba vợ con thì đời này ba thật có phước! Ba phải đa tạ FB cho ba được gặp con.”
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.