Ngụy Đế Truy Thê: Vợ À, Đừng Chạy!
Chương 37: Ngoại Truyện Về Ngọc Lan
Hoa Lan Nhỏ
02/02/2023
Ngọc Lan…… Ngọc Lan!
Lúc trước cô đã từng mè nheo hỏi mẹ, vì sao đặt tên của cô giống cải lương như vậy chứ?
Mẹ cô cười rất hiền, đưa mắt nhìn vào khoảng không xa xăm nào đó, nói cho cô biết: “Bởi vì lúc trước ba và mẹ thường hay hẹn hò ở dưới một tán cây ngọc lan rất lớn”.
Mẹ cô kể, khi xưa gia đình bên ngoại rất khó khăn, nhất là sau khi giải phóng thì ông bà ngoại làm đủ nghề để sống. Mẹ học giỏi lại là con duy nhất trong nhà nên được ông bà ngoại cưng chiều, vất vả như thế nào cũng không để mẹ tạm dừng việc học. Mẹ cũng hiểu được hoàn cảnh gia đình mình quá khổ, ước mơ có thể học thật giỏi, sau này có việc làm tốt để ông bà ngoại được an hưởng tuổi già.
Mẹ làm được điều mình mong muốn. Mẹ học ngành y làm y tá. Nhưng mà vào học kì cuối, trước khi ra trường thì ông ngoại bất hạnh qua đời do quá lao lực. Bà ngoại cũng là người có ý chí sắt đá, vẫn kiên quyết bắt mẹ học cho hết đại học. Ngày mẹ ra trường mặc áo dài nhận bằng tốt nghiệp, bà ngoại khóc nhưng khóc trong vui mừng hãnh diện.
Thời điểm ăn mặc còn phải lo trước lo sau, có đứa con học xong đại học cũng giống như nhà có được tiến sĩ giáo sư như thời bây giờ vậy.
Cũng vào ngày đó, bà ngoại gặp được ba của Ngọc Lan.
Đó là cậu sinh viên trường kinh tế mặc áo sơ mi quần tây chỉnh tề. Do giao lưu văn nghệ giữa các trường đại học mà gặp gỡ với mẹ. Nhưng hai người giấu gia đình không dám công khai quan hệ. Đợi đến khi tốt nghiệp rồi mới rụt rè hỏi ý kiến bà ngoại.
Tuy là bà muốn con cái ăn học thành tài, nhưng tư tưởng vẫn thuộc người phụ nữ Á Đông, nghĩ rằng con mình có nơi nương tựa cũng tốt. Bà thấy cậu sinh viên luôn lễ phép dạ thưa cũng thấy vui lòng, mắt nhắm mắt mở để hai đứa nhỏ quen nhau.
Ba của Ngọc Lan là con trai duy nhất của một gia đình thương nhân người Hoa giàu có. Thời điểm đó, vì ủng hộ nhà nước mới mà quyên góp rất nhiều của cải vào công cuộc xây dựng đất nước. Cho nên, làm ăn cũng coi như được quới nhân giúp đỡ, vẫn thuận lợi kiếm tiền.
Từ đầu, bên nội của Ngọc Lan không mấy ưa thích mẹ của cô. Vì nghĩ đến con gái không có học mới có đức, học nhiều rồi cũng phải đi lấy chồng ở nhà chăm sóc chồng con thôi. Vả lại, còn luôn nói hai người không môn đăng hộ đối.
Tình yêu của hai người vượt qua nhiều thị phi và chông gai cuối cùng ba của Ngọc Lan đi theo tiếng gọi của con tim, giận dỗi không nhìn bên nội nữa, mà qua nhà ngoại Ngọc Lan ở.
Bà ngoại sợ người ta nói ra nói vào, lại thấy con gái quyết tâm không phải cậu thì không lấy, thì có ý muốn tổ chức một bữa tiệc nho nhỏ cho bà con lối xóm biết mặt cô dâu chú rể. Đám cưới của cậu sinh viên kinh tế và cô y tá mới ra trường cũng vì vậy mà được tổ chức.
Dĩ nhiên bên nhà nội không bao giờ chấp nhận chuyện này.
Cặp vợ chồng trẻ có cuộc sống tuy chật vật nhưng ấm áp vui vẻ được bảy năm, công chúa nhỏ ra đời, khi được sáu tuổi thì có một ngày bên nội cho người qua tìm ba.
Sau khi ba nghe họ báo tin, hớt hơ hớt hải chạy đi, mấy ngày sau cũng không về nhà. Thời điểm đó tuy đã có điện thoại di động nhưng không thấy ba thông báo tin tức gì về nhà. Mẹ cũng vì lo lắng mà mặt mày hốc hác cả.
Nhiều đêm Ngọc Lan đang ngủ, còn nghe được tiếng mẹ ngồi khóc thút thít ở ngoài mùng vải nhưng mà cô chỉ nghe cũng không dám lên tiếng.
Sau một tuần lễ, cuối cùng ba cũng về nhà. Ba và mẹ cùng nhau nói chuyện rất lâu trong phòng riêng. Ngọc Lan thấy ba mình xách theo hành lý, còn sờ sờ đầu cô bảo cô phải ngoan ngoãn nghe lời mẹ, sau đó liền rời đi.
Kể từ khi đó, ba cô không trở lại nhà ngoại một lần nào nữa.
Mỗi buổi tối, cô vẫn thường ngây ngô hỏi mẹ: “Ba đâu rồi mẹ?”, mỗi lần đều thấy mắt mẹ đỏ hoe, nước mắt chực chờ rơi xuống, cho nên cô sợ không bao giờ dám hỏi tiếp nữa.
Đường tình cảm của mẹ bị trắc trở, đường công danh lại không ngừng thăng tiến. Mẹ làm y tá cho một bệnh viện quận, đến năm mẹ được ba mươi hai tuổi đã thăng chức làm y tá trưởng. Cuộc sống tuy không thể nói là khá giả nhưng về vấn đề miếng ăn đã không còn vất vả như trước.
Một nhà ba thế hệ mẹ quá con côi, bà ngoại, mẹ và cô cũng nhau chung sống trong một ngôi nhà đơn giản trong hẻm nhỏ, tài sản duy nhất mà ông ngoại để lại cho mọi người.
Thỉnh thoảng cũng có bà con họ hàng của ngoại ở dưới Vĩnh Long lên, đa phần là do đi điều trị bệnh ở bệnh viện thành phố, muốn nương nhờ một chỗ ở tạm qua đêm. Bà ngoại và mẹ cũng hảo tâm giúp đỡ mọi người rất nhiều. Có rất nhiều người đến ở lại, nhưng Ngọc Lan chỉ nhớ duy nhất một người cậu họ rất thân với mẹ, thường lên thành phố chăm sóc cho bà ba là má ruột của cậu. Ngọc Lan nhớ rất rõ cậu ấy, vì cậu hay kể chuyện nhát ma cô. Cậu ấy có khiếu ăn nói nên kể chuyện trăm phần trăm rùng rợn, người ta nghe xong cũng muốn trụy tim mà chết. Câu chuyện đặc sắc nhất mà cô nghe từ cậu ấy là câu chuyện ‘Xác chết 8 năm trong bệnh viện’.
Rất sợ nhưng cũng rất thích nghe, tích cách đó đã hại cô buổi tối không dám đi toilet một mình. Mẹ của cô sau khi biết được, la cậu ấy một trận nhưng mà có la thì chuyện cũng đã rồi, Ngọc Lan không bao giờ muốn bén mảng đến bệnh viện dù chỉ là một bước, kể cả thấy máu cũng đã sợ đến mặt xanh như tàu lá chuối, nhìn lâu thêm chút nữa chắc cũng có thể ói ra mật xanh mật vàng.
Cũng may trời sinh thân thể cô khỏe mạnh sống 20 năm cũng không cần đi bệnh viện.
Mẹ của cô thì âm thầm thở dài, xem như con đường học y của mình chỉ kéo dài một đời, đến đời Ngọc Lan thì bị đứt đoạn rồi.
Gia đình cô sống qua ngày như vậy cho đến một ngày đất trời bỗng nhiên u ám. Ngày bà ngoại mất.
Bà bị tim bẩm sinh, thường phải uống thuốc. Do cuộc sống khổ cực lúc trước cộng với nỗi khổ tâm của người mẹ nhìn thấy con gái mình không hạnh phúc, cho nên bà hưởng phước không được bao lâu đã theo chân ông ngoại. Bà mất trong giấc ngủ trưa trên võng một cách bình yên.
Năm đó Ngọc Lan được 13 tuổi.
Lúc bà mất, hai mẹ con vẫn hụt hẫng giống như chưa tin được có một ngày bà sẽ ra đi sớm như vậy. Kể từ đó, mẹ càng buồn thêm, chưa đến bốn mươi tuổi mà tóc mẹ đã có thêm sợi bạc. Cũng bắt đầu từ năm đó, Ngọc Lan trưởng thành. Hằng ngày ngoan ngoãn đi học về rồi giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, nấu sẵn cơm chờ mẹ tan ca về là có thể có sẵn cơm canh nóng hổi để ăn. Dĩ nhiên ban đầu cơm không khô thì quá nhão, canh không lạt thì quá mặn, thức ăn có khi nêm nhầm muối thành đường. Nhưng mẹ cô vẫn luôn ăn giống như được ăn thức ăn ngon nhất trên đời này.
Tay nghề nấu ăn của cô mỗi lúc một khá, mà mẹ cô lại yếu đi thấy rõ.
Mẹ cũng giống bà ngoại, mắc chứng bệnh tim, lúc trước không thấy gì lạ nên không để ý, đến khi bệnh viện cho một đợt kiểm tra toàn diện miễn phí mới phát hiện ra được. Chuyện bị bệnh tim này thì người bệnh phải sống lạc quan yêu đời như vậy mới hi vọng bệnh không phát ra.
Nhưng mà mẹ của cô, mỗi buổi tối sau khi cô đi ngủ đều lấy nước mắt rửa mặt.
Tiếng khóc bị đè nén vẫn bị Ngọc Lan nghe được, cô vẫn luôn giả bộ ngủ, chưa bao giờ để mẹ mình khó xử. Cô nén tiếng thở dài, trở mình một cái.
Thỉnh thoảng cô thấy mẹ mình rất đắn đo, cầm trong tay danh thiếp của ai đó nhìn đến ngẩn người. Một ngày, mẹ bảo cô đi đến siêu thị gần nhà mua đồ giúp mẹ, lúc cô dắt xe ra ngoài, đã thấy mẹ lấy điện thoại gọi theo số trên danh thiếp đó. Nhưng mà cô cũng không mấy để tâm, chắc đó chỉ là người bạn lâu năm nào đó của mẹ.
Năm đó, cô nhớ rất rõ, cô học lớp mười. Đang giữa giờ học toán thì thấy cô giáo chủ nhiệm vội vàng chạy đến, bảo cô thu xếp cặp sách theo cô chủ nhiệm đi về. Cả lớp ngơ ngác, cô còn ngơ ngác hơn bọn họ.
Ngày hôm đó, lần đầu tiên cô bước vào bệnh viện. Các y bác sĩ vây quanh cô chia buồn. Cô biết họ. Cô đã từng thấy họ trong đám tang của bà ngoại. Cô còn thấy bạn thân của mẹ, cũng là một y tá, dì Ánh đứng khóc bên giường bệnh phủ khăn trắng toát.
Người nằm ở đó là ai vậy?
Chắc không phải gia đình của dì Ánh có người mất chứ!
Nếu vậy, kéo cô vào đây làm gì, cô ghét nhất là vào bệnh viện. Suốt đời cũng không bao giờ muốn bước vào đây mà.
.....
Nhà ngoại của cô lại một hồi rộn rịp, buồn cười là ba cô cũng đến. Đi cùng ông còn có một người phụ nữ tóc búi cao, mặc áo váy nhung đen sang trọng. Theo sau họ còn có cậu con trai cùng trang lứa với cô.
Ngọc Lan gật đầu chào ông sau đó đi vào linh đường, tiếp tục quỳ lạy trả lễ người đến viếng. Hai cha con không có đề tài gì để nói. Cô chủ nhiệm và bạn bè trong lớp đều tập hợp đông đủ đến viếng tang, trong lòng cô không khỏi biết ơn đối với họ.
Lúc tính toán đưa linh cửu mẹ đi chôn cất, cậu họ dưới quê lên trợ giúp, nói rằng có một ngôi chùa quen biết đồng ý để lập mộ phần của mẹ trong đất chùa, để ngày ngày được thắp nhan và nghe kinh phật. Hi vọng mẹ được siêu thoát, tránh khỏi kiếp người trầm luân đau khổ.
Người ta hay nói, tang gia thường bối rối, nhưng Ngọc Lan cảm giác được đám tang của mẹ giống như được sắp xếp làm rất gọn gàng lưu loát. Kể cả khâu tiếp khách khứa, khâu chuẩn bị thức ăn chay, nước uống đãi khách đi đưa đám tang ở chùa, đều không thể trách cứ được điều gì. Sau này Ngọc Lan thường nằm suy nghĩ, không hiểu tại sao đám tang của mẹ lại được xử lý có tính logic hơn nhiều lần so với của bà ngoại.
Chẳng lẽ cô có kinh nghiệm hơn trong việc xử lý hữu sự sao?
Sau đám tang của mẹ, Ngọc Lan vẫn luôn yên ổn ở trong ngôi nhà nhỏ đó. Ngoài giờ học ở trường ra, cô bắt đầu xin đi bán hàng vào buổi tối. Một phần vì chi phí đám tang đã xài muốn hết tiền tiết kiệm của mẹ, một phần vì cô sợ phải trở về ngôi nhà trống vắng chỉ có một mình mình.
Nhưng thói quen mới của cô còn chưa được hình thành thì ba lại đi đến lần nữa, bắt cô theo ông về nhà nội ở. Ông nói ông chỉ có một đứa con gái là cô, không thể để cô ở một mình như vậy được. Cô không đủ mười tám tuổi, theo pháp luật cô phải theo ba.
Ở ngôi nhà xa lạ, tuy là có phòng riêng hẳn hoi, có người phục vụ nấu ăn nhưng cô không cảm thấy vui vẻ chút nào. Ba của cô từ sáng sớm đến chiều tối đều bận rộn với công ty xuất nhập khẩu, có khi mười bữa nửa tháng cũng không gặp mặt hay nói với cô được một câu nào. Bà nội lẫn hai người cô đều không mấy mặn mà với Ngọc Lan, cũng không cùng cô nói chuyện. Cho nên cô mặc kệ ba mình phản đối, vẫn kiên quyết đi làm thêm vào buổi tối. Cô vẫn sử dụng chiếc xe dream của mẹ làm phương tiện di chuyển, mặc kệ ba của cô mấy lần có ý muốn mua cho cô một chiếc xe tay ga sang trọng.
Những lúc ở trong căn phòng hoa lệ nhưng lạnh lẽo tại nhà nội, cô vẫn thường hoài niệm về khoảng thời gian ở cùng với bà ngoại và mẹ. Tuy có chút khổ cực nhưng giờ ăn khi cả nhà quây quần bên mâm cơm luôn là khoảng thời gian vui vẻ nhất, tràn ngập tiếng cười.
Vào những ngày cuối tuần, cô vẫn thường chạy về nhà ngoại, dọn dẹp vệ sinh và ở đó cả ngày. Buổi tối đến lại khóa cửa cẩn thận mới chạy xe máy về lại nhà nội.
Năm cô mười tám tuổi, thấy bạn bè háo hức đi du học, cô cũng muốn được như bọn họ, làm chim trời cá nước, tha hồ vùng vẫy.
Cô nói lên mong ước bản thân, ba của cô không thể từ chối. Bởi vì ông đã muốn lấy người phụ nữ kia làm vợ. Nhưng mà ông có một điều kiện, đó là kiên quyết bắt cô phải đi Canberra học. Cô chỉ muốn rời đi căn nhà này, học ở đâu cũng không sao cả.
Ngày ông tái hôn, cũng là ngày cô xuất ngoại
Lúc trước cô đã từng mè nheo hỏi mẹ, vì sao đặt tên của cô giống cải lương như vậy chứ?
Mẹ cô cười rất hiền, đưa mắt nhìn vào khoảng không xa xăm nào đó, nói cho cô biết: “Bởi vì lúc trước ba và mẹ thường hay hẹn hò ở dưới một tán cây ngọc lan rất lớn”.
Mẹ cô kể, khi xưa gia đình bên ngoại rất khó khăn, nhất là sau khi giải phóng thì ông bà ngoại làm đủ nghề để sống. Mẹ học giỏi lại là con duy nhất trong nhà nên được ông bà ngoại cưng chiều, vất vả như thế nào cũng không để mẹ tạm dừng việc học. Mẹ cũng hiểu được hoàn cảnh gia đình mình quá khổ, ước mơ có thể học thật giỏi, sau này có việc làm tốt để ông bà ngoại được an hưởng tuổi già.
Mẹ làm được điều mình mong muốn. Mẹ học ngành y làm y tá. Nhưng mà vào học kì cuối, trước khi ra trường thì ông ngoại bất hạnh qua đời do quá lao lực. Bà ngoại cũng là người có ý chí sắt đá, vẫn kiên quyết bắt mẹ học cho hết đại học. Ngày mẹ ra trường mặc áo dài nhận bằng tốt nghiệp, bà ngoại khóc nhưng khóc trong vui mừng hãnh diện.
Thời điểm ăn mặc còn phải lo trước lo sau, có đứa con học xong đại học cũng giống như nhà có được tiến sĩ giáo sư như thời bây giờ vậy.
Cũng vào ngày đó, bà ngoại gặp được ba của Ngọc Lan.
Đó là cậu sinh viên trường kinh tế mặc áo sơ mi quần tây chỉnh tề. Do giao lưu văn nghệ giữa các trường đại học mà gặp gỡ với mẹ. Nhưng hai người giấu gia đình không dám công khai quan hệ. Đợi đến khi tốt nghiệp rồi mới rụt rè hỏi ý kiến bà ngoại.
Tuy là bà muốn con cái ăn học thành tài, nhưng tư tưởng vẫn thuộc người phụ nữ Á Đông, nghĩ rằng con mình có nơi nương tựa cũng tốt. Bà thấy cậu sinh viên luôn lễ phép dạ thưa cũng thấy vui lòng, mắt nhắm mắt mở để hai đứa nhỏ quen nhau.
Ba của Ngọc Lan là con trai duy nhất của một gia đình thương nhân người Hoa giàu có. Thời điểm đó, vì ủng hộ nhà nước mới mà quyên góp rất nhiều của cải vào công cuộc xây dựng đất nước. Cho nên, làm ăn cũng coi như được quới nhân giúp đỡ, vẫn thuận lợi kiếm tiền.
Từ đầu, bên nội của Ngọc Lan không mấy ưa thích mẹ của cô. Vì nghĩ đến con gái không có học mới có đức, học nhiều rồi cũng phải đi lấy chồng ở nhà chăm sóc chồng con thôi. Vả lại, còn luôn nói hai người không môn đăng hộ đối.
Tình yêu của hai người vượt qua nhiều thị phi và chông gai cuối cùng ba của Ngọc Lan đi theo tiếng gọi của con tim, giận dỗi không nhìn bên nội nữa, mà qua nhà ngoại Ngọc Lan ở.
Bà ngoại sợ người ta nói ra nói vào, lại thấy con gái quyết tâm không phải cậu thì không lấy, thì có ý muốn tổ chức một bữa tiệc nho nhỏ cho bà con lối xóm biết mặt cô dâu chú rể. Đám cưới của cậu sinh viên kinh tế và cô y tá mới ra trường cũng vì vậy mà được tổ chức.
Dĩ nhiên bên nhà nội không bao giờ chấp nhận chuyện này.
Cặp vợ chồng trẻ có cuộc sống tuy chật vật nhưng ấm áp vui vẻ được bảy năm, công chúa nhỏ ra đời, khi được sáu tuổi thì có một ngày bên nội cho người qua tìm ba.
Sau khi ba nghe họ báo tin, hớt hơ hớt hải chạy đi, mấy ngày sau cũng không về nhà. Thời điểm đó tuy đã có điện thoại di động nhưng không thấy ba thông báo tin tức gì về nhà. Mẹ cũng vì lo lắng mà mặt mày hốc hác cả.
Nhiều đêm Ngọc Lan đang ngủ, còn nghe được tiếng mẹ ngồi khóc thút thít ở ngoài mùng vải nhưng mà cô chỉ nghe cũng không dám lên tiếng.
Sau một tuần lễ, cuối cùng ba cũng về nhà. Ba và mẹ cùng nhau nói chuyện rất lâu trong phòng riêng. Ngọc Lan thấy ba mình xách theo hành lý, còn sờ sờ đầu cô bảo cô phải ngoan ngoãn nghe lời mẹ, sau đó liền rời đi.
Kể từ khi đó, ba cô không trở lại nhà ngoại một lần nào nữa.
Mỗi buổi tối, cô vẫn thường ngây ngô hỏi mẹ: “Ba đâu rồi mẹ?”, mỗi lần đều thấy mắt mẹ đỏ hoe, nước mắt chực chờ rơi xuống, cho nên cô sợ không bao giờ dám hỏi tiếp nữa.
Đường tình cảm của mẹ bị trắc trở, đường công danh lại không ngừng thăng tiến. Mẹ làm y tá cho một bệnh viện quận, đến năm mẹ được ba mươi hai tuổi đã thăng chức làm y tá trưởng. Cuộc sống tuy không thể nói là khá giả nhưng về vấn đề miếng ăn đã không còn vất vả như trước.
Một nhà ba thế hệ mẹ quá con côi, bà ngoại, mẹ và cô cũng nhau chung sống trong một ngôi nhà đơn giản trong hẻm nhỏ, tài sản duy nhất mà ông ngoại để lại cho mọi người.
Thỉnh thoảng cũng có bà con họ hàng của ngoại ở dưới Vĩnh Long lên, đa phần là do đi điều trị bệnh ở bệnh viện thành phố, muốn nương nhờ một chỗ ở tạm qua đêm. Bà ngoại và mẹ cũng hảo tâm giúp đỡ mọi người rất nhiều. Có rất nhiều người đến ở lại, nhưng Ngọc Lan chỉ nhớ duy nhất một người cậu họ rất thân với mẹ, thường lên thành phố chăm sóc cho bà ba là má ruột của cậu. Ngọc Lan nhớ rất rõ cậu ấy, vì cậu hay kể chuyện nhát ma cô. Cậu ấy có khiếu ăn nói nên kể chuyện trăm phần trăm rùng rợn, người ta nghe xong cũng muốn trụy tim mà chết. Câu chuyện đặc sắc nhất mà cô nghe từ cậu ấy là câu chuyện ‘Xác chết 8 năm trong bệnh viện’.
Rất sợ nhưng cũng rất thích nghe, tích cách đó đã hại cô buổi tối không dám đi toilet một mình. Mẹ của cô sau khi biết được, la cậu ấy một trận nhưng mà có la thì chuyện cũng đã rồi, Ngọc Lan không bao giờ muốn bén mảng đến bệnh viện dù chỉ là một bước, kể cả thấy máu cũng đã sợ đến mặt xanh như tàu lá chuối, nhìn lâu thêm chút nữa chắc cũng có thể ói ra mật xanh mật vàng.
Cũng may trời sinh thân thể cô khỏe mạnh sống 20 năm cũng không cần đi bệnh viện.
Mẹ của cô thì âm thầm thở dài, xem như con đường học y của mình chỉ kéo dài một đời, đến đời Ngọc Lan thì bị đứt đoạn rồi.
Gia đình cô sống qua ngày như vậy cho đến một ngày đất trời bỗng nhiên u ám. Ngày bà ngoại mất.
Bà bị tim bẩm sinh, thường phải uống thuốc. Do cuộc sống khổ cực lúc trước cộng với nỗi khổ tâm của người mẹ nhìn thấy con gái mình không hạnh phúc, cho nên bà hưởng phước không được bao lâu đã theo chân ông ngoại. Bà mất trong giấc ngủ trưa trên võng một cách bình yên.
Năm đó Ngọc Lan được 13 tuổi.
Lúc bà mất, hai mẹ con vẫn hụt hẫng giống như chưa tin được có một ngày bà sẽ ra đi sớm như vậy. Kể từ đó, mẹ càng buồn thêm, chưa đến bốn mươi tuổi mà tóc mẹ đã có thêm sợi bạc. Cũng bắt đầu từ năm đó, Ngọc Lan trưởng thành. Hằng ngày ngoan ngoãn đi học về rồi giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, nấu sẵn cơm chờ mẹ tan ca về là có thể có sẵn cơm canh nóng hổi để ăn. Dĩ nhiên ban đầu cơm không khô thì quá nhão, canh không lạt thì quá mặn, thức ăn có khi nêm nhầm muối thành đường. Nhưng mẹ cô vẫn luôn ăn giống như được ăn thức ăn ngon nhất trên đời này.
Tay nghề nấu ăn của cô mỗi lúc một khá, mà mẹ cô lại yếu đi thấy rõ.
Mẹ cũng giống bà ngoại, mắc chứng bệnh tim, lúc trước không thấy gì lạ nên không để ý, đến khi bệnh viện cho một đợt kiểm tra toàn diện miễn phí mới phát hiện ra được. Chuyện bị bệnh tim này thì người bệnh phải sống lạc quan yêu đời như vậy mới hi vọng bệnh không phát ra.
Nhưng mà mẹ của cô, mỗi buổi tối sau khi cô đi ngủ đều lấy nước mắt rửa mặt.
Tiếng khóc bị đè nén vẫn bị Ngọc Lan nghe được, cô vẫn luôn giả bộ ngủ, chưa bao giờ để mẹ mình khó xử. Cô nén tiếng thở dài, trở mình một cái.
Thỉnh thoảng cô thấy mẹ mình rất đắn đo, cầm trong tay danh thiếp của ai đó nhìn đến ngẩn người. Một ngày, mẹ bảo cô đi đến siêu thị gần nhà mua đồ giúp mẹ, lúc cô dắt xe ra ngoài, đã thấy mẹ lấy điện thoại gọi theo số trên danh thiếp đó. Nhưng mà cô cũng không mấy để tâm, chắc đó chỉ là người bạn lâu năm nào đó của mẹ.
Năm đó, cô nhớ rất rõ, cô học lớp mười. Đang giữa giờ học toán thì thấy cô giáo chủ nhiệm vội vàng chạy đến, bảo cô thu xếp cặp sách theo cô chủ nhiệm đi về. Cả lớp ngơ ngác, cô còn ngơ ngác hơn bọn họ.
Ngày hôm đó, lần đầu tiên cô bước vào bệnh viện. Các y bác sĩ vây quanh cô chia buồn. Cô biết họ. Cô đã từng thấy họ trong đám tang của bà ngoại. Cô còn thấy bạn thân của mẹ, cũng là một y tá, dì Ánh đứng khóc bên giường bệnh phủ khăn trắng toát.
Người nằm ở đó là ai vậy?
Chắc không phải gia đình của dì Ánh có người mất chứ!
Nếu vậy, kéo cô vào đây làm gì, cô ghét nhất là vào bệnh viện. Suốt đời cũng không bao giờ muốn bước vào đây mà.
.....
Nhà ngoại của cô lại một hồi rộn rịp, buồn cười là ba cô cũng đến. Đi cùng ông còn có một người phụ nữ tóc búi cao, mặc áo váy nhung đen sang trọng. Theo sau họ còn có cậu con trai cùng trang lứa với cô.
Ngọc Lan gật đầu chào ông sau đó đi vào linh đường, tiếp tục quỳ lạy trả lễ người đến viếng. Hai cha con không có đề tài gì để nói. Cô chủ nhiệm và bạn bè trong lớp đều tập hợp đông đủ đến viếng tang, trong lòng cô không khỏi biết ơn đối với họ.
Lúc tính toán đưa linh cửu mẹ đi chôn cất, cậu họ dưới quê lên trợ giúp, nói rằng có một ngôi chùa quen biết đồng ý để lập mộ phần của mẹ trong đất chùa, để ngày ngày được thắp nhan và nghe kinh phật. Hi vọng mẹ được siêu thoát, tránh khỏi kiếp người trầm luân đau khổ.
Người ta hay nói, tang gia thường bối rối, nhưng Ngọc Lan cảm giác được đám tang của mẹ giống như được sắp xếp làm rất gọn gàng lưu loát. Kể cả khâu tiếp khách khứa, khâu chuẩn bị thức ăn chay, nước uống đãi khách đi đưa đám tang ở chùa, đều không thể trách cứ được điều gì. Sau này Ngọc Lan thường nằm suy nghĩ, không hiểu tại sao đám tang của mẹ lại được xử lý có tính logic hơn nhiều lần so với của bà ngoại.
Chẳng lẽ cô có kinh nghiệm hơn trong việc xử lý hữu sự sao?
Sau đám tang của mẹ, Ngọc Lan vẫn luôn yên ổn ở trong ngôi nhà nhỏ đó. Ngoài giờ học ở trường ra, cô bắt đầu xin đi bán hàng vào buổi tối. Một phần vì chi phí đám tang đã xài muốn hết tiền tiết kiệm của mẹ, một phần vì cô sợ phải trở về ngôi nhà trống vắng chỉ có một mình mình.
Nhưng thói quen mới của cô còn chưa được hình thành thì ba lại đi đến lần nữa, bắt cô theo ông về nhà nội ở. Ông nói ông chỉ có một đứa con gái là cô, không thể để cô ở một mình như vậy được. Cô không đủ mười tám tuổi, theo pháp luật cô phải theo ba.
Ở ngôi nhà xa lạ, tuy là có phòng riêng hẳn hoi, có người phục vụ nấu ăn nhưng cô không cảm thấy vui vẻ chút nào. Ba của cô từ sáng sớm đến chiều tối đều bận rộn với công ty xuất nhập khẩu, có khi mười bữa nửa tháng cũng không gặp mặt hay nói với cô được một câu nào. Bà nội lẫn hai người cô đều không mấy mặn mà với Ngọc Lan, cũng không cùng cô nói chuyện. Cho nên cô mặc kệ ba mình phản đối, vẫn kiên quyết đi làm thêm vào buổi tối. Cô vẫn sử dụng chiếc xe dream của mẹ làm phương tiện di chuyển, mặc kệ ba của cô mấy lần có ý muốn mua cho cô một chiếc xe tay ga sang trọng.
Những lúc ở trong căn phòng hoa lệ nhưng lạnh lẽo tại nhà nội, cô vẫn thường hoài niệm về khoảng thời gian ở cùng với bà ngoại và mẹ. Tuy có chút khổ cực nhưng giờ ăn khi cả nhà quây quần bên mâm cơm luôn là khoảng thời gian vui vẻ nhất, tràn ngập tiếng cười.
Vào những ngày cuối tuần, cô vẫn thường chạy về nhà ngoại, dọn dẹp vệ sinh và ở đó cả ngày. Buổi tối đến lại khóa cửa cẩn thận mới chạy xe máy về lại nhà nội.
Năm cô mười tám tuổi, thấy bạn bè háo hức đi du học, cô cũng muốn được như bọn họ, làm chim trời cá nước, tha hồ vùng vẫy.
Cô nói lên mong ước bản thân, ba của cô không thể từ chối. Bởi vì ông đã muốn lấy người phụ nữ kia làm vợ. Nhưng mà ông có một điều kiện, đó là kiên quyết bắt cô phải đi Canberra học. Cô chỉ muốn rời đi căn nhà này, học ở đâu cũng không sao cả.
Ngày ông tái hôn, cũng là ngày cô xuất ngoại
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.