Chương 49: Đại Ca Hối Hận
La Thanh Mai
29/05/2021
Trường An.
Lý Huyền Trinh xem hết mật báo, sắc mặt âm trầm như nước.
Tần Phi và mấy bộ hạ khác từ thư phòng cùng ra, nhìn bóng lưng Lý Huyền Trinh, đưa mắt nhìn nhau, còn chưa kịp nói gì, bỗng Lý Huyền Trinh run không ngừng, ngã xuống đất.
“Điện hạ!” Tần Phi xông lên, đỡ dậy Lý Huyền Trinh.
Lý Huyền Trinh nắm chặt tin, ho ra một ngụm máu.
Cả bọn quá sợ hãi, trước đây không lâu Bắc Nhung tập kích, Thái tử tử thủ Lương Châu, người bị thương nặng còn chưa khỏi hẳn, thổ huyết không thể coi thường!
Thái giám giật mình, co cẳng chạy, luôn miệng thúc giục hộ vệ đi mời Thái y.
Tần Phi vịn Lý Huyền Trinh về phòng, chỉ sau chốc lát có tiếng bước chân ngoài sảnh, phụ tá, binh tướng đang đợi bên ngoài rối rít tránh qua, Thái tử phi Trịnh Bích Ngọc cùng Thái y tới.
Trịnh Bích Ngọc vào trong phòng, hỏi: “Sao Điện hạ lại bị thổ huyết? Vì luyện võ lại à?”
Tần Phi cụp mày, lùi ra ngoài bình phong đáp: “Điện hạ vừa mới xem xong tin từ Bùi gia.”
Trên giường, Lý Huyền Trinh nhắm nghiền mắt, mặt như giấy vàng, trong tay còn siết chặt thư. Trịnh Bích Ngọc ngồi trước giường, gỡ ngón tay hắn ra vội vàng xem thư, trong phút chốc trăm mối cảm xúc ngổn ngang trong lòng, nhẹ thở dài.
Văn Chiêu công chúa đã hương tiêu ngọc vẫn, tra rõ thân thế em ấy thì có ích lợi gì? Thất công chúa thiên kiều bá mị, làm thiếu niên lang Ngũ Lăng trong kinh nhớ mong, cũng sẽ không quay về nữa.
Thái y xem qua vết thương cũ của Lý Huyền Trinh, bôi thuốc một lần, rồi kê toa mới, dặn dò: “Vết thương cũ Điện hạ chưa lành, phải thả lỏng tâm trạng, đừng để tức giận.”
Trịnh Bích Ngọc nhìn Lý Huyền Trinh trong cơn mê vẫn nhíu chặt mày rậm, nhớ lại chuyện phát sinh trong mấy tháng qua, mặt nặng nề.
Bảo Lý Huyền Trinh thả lỏng, e là khó đấy!
…
Mấy tháng trước, Bắc Nhung tập kích, Lý Huyền Trinh trấn thủ Lương Châu, dẫn tướng sĩ biên quan huyết chiến mấy ngày, chờ viện binh gấp rút tiếp viện.
Tin tức truyền về Trường An, cả triều chấn kinh, chưa kịp đợi Lý Đức hạ chỉ tăng binh, Tây Bắc có Kim Thành, Tiêu Quan, Thiện Châu, Đông Bắc có Hạ Châu, Tấn Châu, phía Nam có Giang Châu, Thư Châu, và Tây Thục tiếp giáp Lãng Châu đồng thời dấy lên phong hỏa, trong mấy ngày, mấy cổng canh gác lớn cùng với Bắc Nhung, Nam Sở, Tây Thục huyết chiến mấy trận, tử thương vô số.
Cả nước chấn động.
Nghe kỵ binh Bắc Nhung xuôi Nam, Nam Sở thừa cơ tập kích quấy rối, người giàu có ở Trường An nghe tin sợ mất mật, rối rít gom vàng bạc của cải chạy về phía Nam, đại thần trong triều hoang mang lo sợ, cố gắng khuyên nhủ Lý Đức dời đô.
Đang phút giây lòng người bàng hoàng, Lý Huyền Trinh gửi một phong hịch văn đi Trường An, mãnh liệt công kích đám chuột nhắt muốn bỏ thành mà chạy, nói lúc này mà dời đô, lòng dân dao động, biến Đại Ngụy thành trò cười vạn kiếp, ngày sau sao nhất thống thiên hạ được?
Lúc này các nơi Kim Thành, Tấn Châu gửi chiến báo khẩn cấp tám trăm dặm về Trường An, dù trạm gác vội vàng ứng chiến, mất đi vài toà thành trì, nhưng tướng sĩ anh dũng, rất nhanh tập trung lui về giữ quan, dựa vào địa hình dễ thủ khó công cố thủ không ra, giằng co với quân địch, hơn nữa đã nhận được cảnh báo trước, kịp thời gửi thư cầu cứu, quân đóng gần đó đuổi tới cứu viện, nội ứng ngoại hợp cùng với quân tại chỗ, dẹp yên quân địch tập kích, chỉ chờ triều đình tiếp tục phát binh phát lương, họ có thể một trận mà đoạt lại trạm gác.
Ngay sau đó, văn lại của Kim Thành Đỗ Tư Nam ngày đêm chạy tới Giang Châu, dựa vào miệng lưỡi ba tấc không nhão của y, thành công bức lui Đại tướng Nam Sở. Nam Sở, Tây Thục trong vòng một đêm đồng thời lui binh, không đến mấy ngày, tin đổi trữ chấn động triều đình Nam Sở, Mạnh gia Tây Thục trình quốc thư đến Đại Ngụy bảo tất cả đều là hiểu lầm, họ không có ý tiến đánh Đại Ngụy.
Lý Đức ra sức dẹp nghị luận của mọi người, giận dữ mắng mỏ đại thần đề nghị dời đô hại nước hại dân, phát binh tiếp viện mấy vùng Lương Châu, Kim Thành, bổ nhiệm Bùi Đô đốc làm Đại tổng quản hành quân, đoạt lại thành trì đã mất.
Nam Sở, Tây Thục lui binh khiến Đại Ngụy bớt một nỗi lo sau lưng, có thể tập trung binh lực chống cự uy hiếp đến từ phía Bắc.
Khí thế kỵ binh Bắc Nhung rất dữ nhưng quân số không nhiều, lương thảo không đủ, hơn nữa trong vòng nửa tháng tấn công phòng tuyến phương Bắc không nổi, không cách nào xâm nhập Trung Nguyên, ý thức được Đại Ngụy bắt đầu phát động phản công, cũng không ham chiến, sau khi đánh cướp một vùng Kim Thành quả quyết thu binh.
Đại Ngụy giữ vững.
Nhưng Hà Lũng đã hoàn toàn rơi vào tay Bắc Nhung, Bắc Hán nước láng giềng Đại Ngụy một đêm hủy diệt, Kim Thành tổn thất nặng nề, suýt nữa thất thủ, chỉ cần Bắc Nhung tập trung binh lực phát động một cuộc đột kích sớm nữa, Đại Ngụy sẽ phải không ngừng phái binh liều chết bảo vệ các cửa ải.
Cũng may hiện Bắc Nhung chưa thể tấn công toàn diện, Lý Huyền Trinh giữ vững Lương Châu, Đại Ngụy không đến mức hoàn toàn thua dưới gót sắt Bắc Nhung.
Đại Ngụy đã vượt qua nguy cơ không còn nguy hiểm.
Thời gian đó người người bất an, thời thế biến ảo, làn sóng cổ quái, đủ loại kinh tâm động phách, Trịnh Bích Ngọc một nữ tử khuê các ở sâu trong cung cũng có thể cảm nhận được. Bây giờ nghĩ lại vẫn còn thấy sợ, lạnh run cả người.
Chỉ thiếu một chút, Đại Ngụy đã bị cuốn vào trong chiến hỏa, bốn bề là địch.
Khi Bắc Nhung lui binh, Tây Thục, Nam Sở tạm thời khôi phục quan hệ ngoại giao với Đại Ngụy, cả nước ăn mừng, triều đình bắt đầu luận công ban thưởng, Lý Đức cho gọi Đỗ Tư Nam lập đại công ở chiến dịch Kim Thành, hỏi y ai đã kịp báo tin trước khi Bắc Nhung tập kích, để y kịp thời phát hiện âm mưu Bắc Nhung, không chỉ giữ vững Kim Thành còn khuyên lui Nam Sở.
Đỗ Tư Nam không lập tức cho ra đáp án.
Mấy hôm sau, thành Trường An, phố Chu Tước, dân chúng chen chúc xô ra nghênh đón tướng sĩ khải hoàn.
Lý Đức dẫn đầu văn võ quần thần ra đón.
Một thân binh cả người bị thương đi cà nhắc cà nhắc phía trước cả đội từ phương Bắc về.
“Lương Châu giữ vững, Kim Thành giữ vững, Tiêu Quan giữ vững, Đại Ngụy bình yên vô sự, dân chúng không cần chịu trong biển lửa.”
Hắn quỳ rạp dưới cửa thành, ngẩng đầu, hai mắt đỏ như máu: “Bệ hạ, mạt tướng nhận lệnh Văn Chiêu công chúa, về các cửa ải cảnh báo, may mắn không làm nhục mệnh!”
Một khắc này, cả bầu trời ở phố dài yên lặng như tờ.
Giọng cậu ấy quanh quẩn trước cửa cung rất lâu.
Đám người rộn rộn ràng ràng lặng người nhìn thân binh.
Văn võ quần thần người mặc hoa phục kinh ngạc nhìn thân binh.
Hồi lâu không ai nói chuyện, người người lặng yên, trang nghiêm như tờ.
Lý Đức run run mãi lâu, hỏi: “Văn Chiêu công chúa đâu? Nó có công với đất nước, trẫm muốn ban thưởng.”
Quần thần phụ họa theo, tiếng ca ngợi bên tai không dứt.
Thân binh nước mắt đầy mặt: “Bộ lạc Diệp Lỗ bị hủy diệt, công chúa ngài… Ngài…” Hắn khóc không thành tiếng, như đã trút hết toàn bộ sức lực.
Trong đám người lặng im bắt đầu có tiếng khóc bi thương, từ kiềm chế nức nở rồi òa lên khóc liên hồi.
Mấy tháng trước, cũng ở chỗ này họ đưa tiễn Thất công chúa, nhìn nàng gả đi tái ngoại, hy vọng nàng có thể cả đời bình an.
Mấy tháng sau, Thất công chúa ở xa liều chết nhắc nhở tướng sĩ giữ ải, Đại Ngụy bình yên không ngại, Thất công chúa lại hương tiêu ngọc vẫn, bỏ mình xa xứ.
Quan viên Lễ Bộ đưa Thất công chúa xuất giá, lúc cả đội ngũ qua khỏi trường thành, hỏi Thất công chúa có câu gì muốn chuyển báo cho Lý Đức.
Thất công chúa nhìn lại thành trì nguy nga xuyên núi sau lưng, cười nhạt: “Nguyện hà thanh hải yến, thương hải ba bình*.”
*đại ý là thiên hạ thái bình, trời yên biển lặng
Công chúa hòa thân, chống đỡ trăm vạn binh.
Nam nữ già trẻ quỳ xuống đất dập đầu khóc.
Hôm ấy, Trịnh Bích Ngọc ở trên thành lâu của đường bên hông, nghe tiếng khóc như thủy triều từ bên này truyền tới, hốc mắt cũng không khỏi ươn ướt.
Nàng không tìm được bóng dáng Lý Huyền Trinh trong đội khải hoàn, phái người đi hỏi thăm.
Tần Phi hồi bẩm: “Điện hạ, Thái tử điện hạ… ngài đã mang theo đội phi kỵ đi Hà Lũng.”
Trịnh Bích Ngọc vô cùng kinh ngạc: Hà Lũng hiện giờ là địa bàn của Bắc Nhung, Lý Huyền Trinh bị thương nặng chưa khỏi, không muốn sống nữa sao!
“Sao chàng phải đi Hà Lũng?”
Tần Phi thở dài: “Lúc Bắc Nhung tập kích, điện hạ phái một đội đến Diệp Lỗ để đón Văn Chiêu công chúa về kinh, chờ Bắc Nhung lui binh, mấy người đó về phục lệnh báo Diệp Lỗ đã hủy diệt. Họ tìm mấy ngày không tìm được công chúa, bị một đám kỵ binh Bắc Nhung bao vây, không dám chờ lâu đành lui về Lương Châu trước.”
Đội quân không đánh mà lui, Lý Huyền Trinh giận tím mặt, xử lý xong quân vụ lệnh trưởng sử ở lại thủ Lương Châu, liều mạng dù bị thương, tự mình dẫn đội phi kỵ đi Diệp Lỗ tìm người.
Lần này tìm hơn một tháng, chẳng những Lý Huyền Trinh không tìm được thứ gì, còn mấy lần bị Bắc Nhung bao vây chặn đánh, thân binh bên cạnh chết một nửa, cửu tử nhất sinh chật vật lui về Lương Châu.
Bắc Lương Châu đã hoàn toàn rơi vào tay Bắc Nhung, họ không còn cách nào khác.
Bộ hạ khổ sở khuyên bảo Lý Huyền Trinh về kinh trị thương trước, Lý Huyền Trinh quả quyết bác bỏ, khăng khăng muốn tìm Văn Chiêu công chúa về, không thể mang binh vượt qua phòng tuyến của Bắc Nhung, hắn ngụy trang thành dân du mục trà trộn!
Tướng thủ Lương Châu bản địa rùng mình: Lý Huyền Trinh đường đường là Thái tử một nước, nếu ngài ấy chết trong tay người Bắc Nhung, họ chết muôn lần cũng không chuộc được tội! Cả đám run sợ, nghĩ trăm phương ngàn kế khuyên can Lý Huyền Trinh, chỉ có Tần Phi không mở miệng nói gì.
Hắn hiểu rõ Thái tử, bình thường Thái tử khiêm tốn nghe can, nhưng khi ngài đã điên lên thì chẳng ai khuyên được. Năm đó Thái tử vì cứu Chu Lục Vân vụng trộm trốn ra ngoài, một mình xông trại địch, huyết chiến cả đêm. Giờ Văn Chiêu công chúa tung tích không rõ, trừ phi tìm ra Văn Chiêu công chúa, Thái tử sẽ không hồi kinh.
Tần Phi đành để lại tất cả thân binh, quay về kinh gặp Trịnh Bích Ngọc bẩm báo.
Trịnh Bích Ngọc lòng gấp như lửa đốt, nếu sớm biết Lý Huyền Trinh sẽ nổi điên, nàng không nên gửi thư nói rõ thân thế của Thất công chúa, hẳn chàng đã đọc thư, cảm thấy thẹn với Thất công chúa, mới điên cuồng như vậy.
Nàng lập tức sai thị nữ mài mực bày giấy, chuẩn bị viết thư khuyên Lý Huyền Trinh về kinh, bỗng tùy tùng cầm về một phong thư.
Trịnh Bích Ngọc nhìn bức thư chính mình gửi đi trước đây không lâu, mãi lâu không nói gì.
Tùy tùng giải thích, bức thư không đưa được đến tay Lý Huyền Trinh, khắp Lương Châu đang chiến tranh, người mang tin trên đường xảy ra ngoài ý muốn, tin bị trả lại.
Lạch cạch một tiếng, bút trong tay Trịnh Bích Ngọc rơi xuống đất, mực đầm đìa, theo mép váy nhỏ xuống.
Lý Huyền Trinh không nhận được tin.
Chàng không biết thân thế của Thất công chúa, dù em ấy là con của Tạ Quý phi, dù mấy năm qua giờ giờ phút phút chàng bị thù hận tra tấn, chàng vẫn phải cứu Thất công chúa.
Trịnh Bích Ngọc suy nghĩ bỗng nhiên hiểu ra rất nhiều chuyện.
Hiểu ra vì sao Lý Huyền Trinh căm hận Thất công chúa khuê các như vậy, căm hận đến muốn phái người ngày đêm giám sát Thất công chúa, căm hận đến giữa đêm nằm mộng vẫn nghiến răng nghiến lợi kêu tên Thất công chúa.
Trịnh Bích Ngọc ngồi ngay ngắn trước cửa sổ, nhắm mắt, vẻ mặt như khóc như cười.
Sớm biết hôm nay, sao hôm qua còn vậy!
Chàng ngầm đồng ý Ngụy Minh gài Thất công chúa, tự tay dâng cô em yếu đuối đến giường của Khả Hãn Diệp Lỗ dã man, chàng nói chàng sẽ không hối hận…
Chàng hối hận lâu rồi!
Thảo nào Ngụy Minh luôn nhắm vào Thất công chúa, là quân sư của Lý Huyền Trinh, hẳn đã nhìn ra chuyện giữa hai người không phải tầm thường, đưa Thất công chúa gả thay không chỉ là cứu Chu Lục Vân mà cũng vì để Lý Huyền Trinh tuyệt tình hoàn toàn!
Trịnh Bích Ngọc vò nhăn tờ giấy, không viết thư khuyên Lý Huyền Trinh hồi kinh nữa.
Cùng giường chung gối mấy năm, nàng và Lý Huyền Trinh tương kính như tân, tôn trọng lẫn nhau, trên đời này không ai hiểu rõ Lý Huyền Trinh hơn nàng, nàng khuyên không được.
Trịnh Bích Ngọc bắt đầu mưu đồ cho tương lai, nàng dẫn con trai qua cung Thái Cực, dạy con cách lấy lòng Lý Đức, chẳng bao lâu, Lý Đức ban chỉ, ngài muốn đích thân dạy dỗ Hoàng thái tôn.
Địa vị Đông cung vẫn luôn vững chắc.
Một tháng sau, Lý Huyền Trinh trở về. Vết thương chằng chịt, ngựa còn cưỡi không được, được thân binh khiêng về.
Thân binh còn đem theo tin dữ: Thất công chúa Lý Dao Anh hương tiêu ngọc vẫn, chết trong tay người Bắc Nhung, có người tận mắt nhìn thấy người Bắc Nhung giết sạch hộ vệ của công chúa, đến ngựa cũng không tha.
Lý Huyền Trinh tinh thần uể oải, cả ngày lặng thinh.
Trịnh Bích Ngọc lập tràng làm pháp sự cho Lý Dao Anh.
Người người đều biết Thất công chúa dữ nhiều lành ít, nàng ấy trước âm thầm mua hơn chục người Hồ báo tin cho mình, sau lại phái đi mười mấy thân binh, cuối cùng phần lớn là người Hồ thành công báo tin, chỉ còn một thân binh may mắn sống tiếp —— tình thế nguy hiểm đến mức đó, Diệp Lỗ một đêm diệt vong, sao Thất công chúa có thể chạy trốn nổi?
Tin Lý Dao Anh chết truyền khắp Trung Nguyên, dân chúng khóc than không ngừng, tự phát lễ truy điệu cho Lý Dao Anh, vì kỷ niệm nàng, xây miếu ở Kinh Nam, cúng nhiều hoa trái. Lý Đức hạ chỉ truy phong Lý Dao Anh là Trấn Quốc công chúa, Tạ hoàng hậu lại được thưởng phong —— vị hoàng hậu này ở trong Ly cung vốn không biết con gái mình chết ở tái ngoại, cả việc Lý Trọng Kiền dưỡng thương ở Lạc Dương cũng bị giấu diếm.
Nhoáng cái đã qua nửa tháng, thương thế Lý Huyền Trinh ngày càng tốt, nhưng người ngày càng gầy gò.
Trịnh Bích Ngọc đưa Chu Lục Vân đến bên hắn.
Trong lúc Lý Huyền Trinh tử thủ Lương Châu, Đỗ Tư Nam và Trịnh Cảnh dựa vào tình báo từ Lý Dao Anh, đã tra hỏi từng nô bộc cạnh Chu Lục Vân chuyện cô ta cấu kết với Nam Sở, Tây Thục, Bắc Nhung. Theo lời hộ vệ phủ công chúa, kẻ chết dưới đao Lý Huyền Trinh chỉ là một trong mấy tâm phúc mà Trưởng công chúa Nghĩa Khánh phái về Trung Nguyên, còn rất nhiều tùy tùng trung với bà rải rác ở Tây Thục Nam Sở.
Mục đính thực sự của họ chẳng phải thỉnh cầu Vương triều Trung Nguyên phát binh cứu Trưởng công chúa về, mà là lợi dụng thân phận con gái Chu thị của Trưởng công chúa châm ngòi lòng người, thu thập tình báo cho Bắc Nhung, kích động các quốc gia Trung Nguyên chinh chiến với nhau, suy yếu binh lực các nước, khi Trung Nguyên phân loạn, Bắc Nhung sẽ tiến quân thần tốc.
Lần này Bắc Nhung tập kích chỉ là thăm dò của Hải Đô A Lăng.
Lý Đức và đại thần trong triều xem hết lời khai, lòng còn sợ hãi, mồ hôi lạnh chảy ròng ròng.
Trịnh Cảnh còn thuận tay tra rõ một sự kiện đã khiến quần thần buồn bực đã lâu: vì sao Nam Sở muốn phục kích Lý Trọng Kiền?
Mật thám nói thật từ đầu: thế gia Nam Sở mọc như nấm, hoàng quyền suy yếu, các đại thế gia minh tranh ám đấu vì vị trí Trữ quân, tâm phúc của Hải Đô A Lăng thừa cơ ra tay, khuyên Đại hoàng tử ham tranh công lớn đánh lén Lý Trọng Kiền, dấy lên chiến sự với Đại Ngụy.
Đội đánh lén đó là tinh nhuệ của Nam Sở, nếu không phải Lý Dao Anh giao dịch với Lý Huyền Trinh đi cứu Lý Trọng Kiền, hẳn hắn đã chết chắc.
Đỗ Tư Nam viết một bức thư ngôn từ khẩn thiết mà không thiếu phần cay độc, báo mưu đồ của Hải Đô A Lăng cho bạn cũ ở Nam Sở, mấy vị bạn cũ ở triều đình Nam Sở nắm chức cao, sau khi xác nhận cạnh Đại hoàng tử có mật thám đã cùng nhau lật đổ Đại hoàng tử: mặc dù họ cùng Ngụy triều thế như nước với lửa, nhưng môi hở răng lạnh, nếu Bắc Nhung công chiếm Trung Nguyên, chả nhẽ Nam Sở có thể tự lo thân mình?
Đại hoàng tử và Tây Thục đều vì bảo hổ lột da!
Nam Sở rất nhanh đổi Trữ.
Trịnh Cảnh dâng sớ, đề nghị lấy tội phản quốc bắt Chu Lục Vân, đại thần trong triều kịch liệt tranh cãi, bảo Chu Lục Vân không hề biết đến kế hoạch của Hải Đô A Lăng, cuối cùng miễn tội cho cô ta, giết sạch nô bộc bên cạnh.
Chu Lục Vân thấy Lý Huyền Trinh trọng thương trở về, vừa áy náy vừa đau lòng. Lần này Lý Huyền Trinh không giống trước kia nhẹ lời an ủi cô ta nữa, cả ngày ngơ ngơ ngác ngác, Chu Lục Vân ầm ĩ một trận, khóc nói muốn rời khỏi Trường An.
Trịnh Bích Ngọc phiền phức vô cùng, sai người đưa Chu Lục Vân về phòng.
Vài ngày sau, trong lúc vô tình Lý Huyền Trinh nhìn thấy bức thư vốn nên nằm trong tay mình cách đây mấy tháng.
Hắn run cả người, ói một miệng máu, tìm tới Trịnh Bích Ngọc, mắt phượng đỏ rực không chớp nhìn nàng chằm chằm như lệ quỷ: “Sao không báo cho ta biết sớm hơn? Vì sao?!”
Trịnh Bích Ngọc thở dài, thản nhiên nói: “Điện hạ, lúc thiếp biết tin, chàng đã đưa Văn Chiêu công chúa đi Diệp Lỗ rồi.”
Lý Huyền Trinh suýt không kiềm chế nổi cảm xúc, răng nghiến kèn kẹt, lảo đảo lùi mấy bước, ngửa mặt lên trời cười to.
“Đúng nhỉ! Là ta tiễn muội ấy đi!”
“Tự tay ta đẩy muội ấy vào đường chết!”
“Vì sao?! Vì sao muội ấy lại muốn cứu Lý Trọng Kiền? Vì sao không muốn cắt đứt quan hệ với Lý Trọng Kiền?”
“Chỉ cần muội ấy cắt đứt quan hệ với mẹ con Tạ thị… chỉ cần muội gật đầu… Ta cũng không cần hận muội…”
“Vì sao muội ấy không gọi ta Trường Sinh ca ca nữa?”
Hắn đột nhiên ngừng lại, khuôn mặt vặn vẹo: “Ta muốn báo thù cho mẹ… Muốn báo thù cho mẹ… Lý Đức còn chưa có chết, Tạ thị chưa chết… Ta có lỗi với mẹ… Ta có lỗi với mẹ!”
Trịnh Bích Ngọc nhìn người chồng phát cuồng, ánh mắt thương xót.
Chàng hủy hoại mình, cũng hủy hoại Thất công chúa.
…
Sau hôm phát cuồng, Lý Huyền Trinh tỉnh táo lại một cách lạ thường, bắt đầu điều tra lời của Vinh phi là thật hay giả. Hắn phái người đi Kinh Nam nghe ngóng chuyện Tạ gia, nhờ Bùi Đô đốc viết phong thư, mang đến nhà Bùi gia.
Bùi gia Tạ gia cả đời không qua lại, có thể Bùi công biết chút ít ẩn tình nên lúc ấy mới không ngại ngàn dặm xa chạy đến Trường An ra mặt giúp Lý Dao Anh.
Bức thư này giờ đây nằm trong tay Trịnh Bích Ngọc. Thư Bùi công nói, Lý Dao Anh đúng là không phải con gái Tạ Quý phi.
Năm đó Đường thị tự thiêu mà chết, Lý Đức bỏ quân chạy về quận Ngụy, lòng quân tan rã, tiền tuyến thất bại, Tạ Vô Lượng cùng với Bùi công lãnh binh đối địch, trong lúc dọn dẹp chiến trường sau trận chiến vô tình nhìn thấy một đứa trẻ bị vứt bỏ.
Đứa bé trong tã lót quá nhỏ quá yếu ớt, cuộn thành một khối nhỏ xíu, không phát ra chút âm thanh. Binh sĩ nghĩ nó chết rồi định chôn tại chỗ, thì Tạ Vô Lượng xuống ngựa, ôm lấy, sờ mạch đứa bé, nói: “Còn sống.”
Bùi công quét mắt một vòng qua đứa bé, lạnh lùng thốt: “Đứa nhỏ này cả người xanh mét, lượm về cũng chẳng sống nổi mấy hôm, không bằng để nó chết thống khoái đi, kiếp sau đầu thai vào một nhà tốt đẹp.”
Tạ Vô Lượng cười cười, đầu ngón tay phủi bụi đất trên mặt con bé: “Gì cũng là một mạng người. Lúc cháu ra đời cũng chẳng khác nó mấy, cháu đã sống được, có lẽ nó cũng có thể.”
Bùi công thầm nghĩ: Vô Lượng công tử đúng là trời sinh mềm lòng, đáng tiếc, làm vậy cũng chỉ uổng công, đứa bé bị vứt bỏ này chẳng sống được mấy tháng.
Sau này, đứa bé vẫn còn sống, dù thân thể ốm yếu không thể bước đi, nhưng vẫn còn sống.
Tạ Vô Lượng từng gửi cho Bùi công một phong thư, trong thư là một bài thơ.
Trung sinh bạch phù dung, hạm đạm tam bách hành.
Bạch nhật phát quang thải, thanh tiêu tán phương hinh.
Tiết hương ngân nang phá, tả lộ ngọc bàn khuynh.
Ngã tàm trần cấu nhãn, kiến thử quỳnh dao anh.
*Trích Đóa sen trắng chùa Đông Lâm – Bạch Cư Dị.
Bùi công chỉ trả lời một câu: Đặt tên rất hay.
Trịnh Bích Ngọc buông tin xuống, thở thật dài.
Có tiếng bước chân ngoài cửa sổ, một thị nữ vội vàng đi vào nhỏ giọng nói: “Điện hạ, không thấy Phúc Khang công chúa đâu ạ.”
Trịnh Bích Ngọc nhẹ chau mày, nhìn Lý Huyền Trinh đang mê man, nói: “Cho người chia ra đi tìm, mấy bữa nay cô ta lộn xộn đòi đi, ở cửa thành chờ là được.”
Thị nữ vâng dạ ra ngoài, chỉ sau chốc lát, lại có thị nữ chạy vào.
Trịnh Bích Ngọc nhíu mày hỏi: “Tìm thấy Chu nương tử rồi à?”
Thị nữ lắc đầu, vẻ hoảng sợ: “Điện hạ, Nhị hoàng tử… Không, Vệ Quốc Công đã về!”
Trịnh Bích Ngọc hơi hồi hộp trong lòng.
Lý Trọng Kiền đã biết tin Lý Dao Anh chết.
Lý Huyền Trinh xem hết mật báo, sắc mặt âm trầm như nước.
Tần Phi và mấy bộ hạ khác từ thư phòng cùng ra, nhìn bóng lưng Lý Huyền Trinh, đưa mắt nhìn nhau, còn chưa kịp nói gì, bỗng Lý Huyền Trinh run không ngừng, ngã xuống đất.
“Điện hạ!” Tần Phi xông lên, đỡ dậy Lý Huyền Trinh.
Lý Huyền Trinh nắm chặt tin, ho ra một ngụm máu.
Cả bọn quá sợ hãi, trước đây không lâu Bắc Nhung tập kích, Thái tử tử thủ Lương Châu, người bị thương nặng còn chưa khỏi hẳn, thổ huyết không thể coi thường!
Thái giám giật mình, co cẳng chạy, luôn miệng thúc giục hộ vệ đi mời Thái y.
Tần Phi vịn Lý Huyền Trinh về phòng, chỉ sau chốc lát có tiếng bước chân ngoài sảnh, phụ tá, binh tướng đang đợi bên ngoài rối rít tránh qua, Thái tử phi Trịnh Bích Ngọc cùng Thái y tới.
Trịnh Bích Ngọc vào trong phòng, hỏi: “Sao Điện hạ lại bị thổ huyết? Vì luyện võ lại à?”
Tần Phi cụp mày, lùi ra ngoài bình phong đáp: “Điện hạ vừa mới xem xong tin từ Bùi gia.”
Trên giường, Lý Huyền Trinh nhắm nghiền mắt, mặt như giấy vàng, trong tay còn siết chặt thư. Trịnh Bích Ngọc ngồi trước giường, gỡ ngón tay hắn ra vội vàng xem thư, trong phút chốc trăm mối cảm xúc ngổn ngang trong lòng, nhẹ thở dài.
Văn Chiêu công chúa đã hương tiêu ngọc vẫn, tra rõ thân thế em ấy thì có ích lợi gì? Thất công chúa thiên kiều bá mị, làm thiếu niên lang Ngũ Lăng trong kinh nhớ mong, cũng sẽ không quay về nữa.
Thái y xem qua vết thương cũ của Lý Huyền Trinh, bôi thuốc một lần, rồi kê toa mới, dặn dò: “Vết thương cũ Điện hạ chưa lành, phải thả lỏng tâm trạng, đừng để tức giận.”
Trịnh Bích Ngọc nhìn Lý Huyền Trinh trong cơn mê vẫn nhíu chặt mày rậm, nhớ lại chuyện phát sinh trong mấy tháng qua, mặt nặng nề.
Bảo Lý Huyền Trinh thả lỏng, e là khó đấy!
…
Mấy tháng trước, Bắc Nhung tập kích, Lý Huyền Trinh trấn thủ Lương Châu, dẫn tướng sĩ biên quan huyết chiến mấy ngày, chờ viện binh gấp rút tiếp viện.
Tin tức truyền về Trường An, cả triều chấn kinh, chưa kịp đợi Lý Đức hạ chỉ tăng binh, Tây Bắc có Kim Thành, Tiêu Quan, Thiện Châu, Đông Bắc có Hạ Châu, Tấn Châu, phía Nam có Giang Châu, Thư Châu, và Tây Thục tiếp giáp Lãng Châu đồng thời dấy lên phong hỏa, trong mấy ngày, mấy cổng canh gác lớn cùng với Bắc Nhung, Nam Sở, Tây Thục huyết chiến mấy trận, tử thương vô số.
Cả nước chấn động.
Nghe kỵ binh Bắc Nhung xuôi Nam, Nam Sở thừa cơ tập kích quấy rối, người giàu có ở Trường An nghe tin sợ mất mật, rối rít gom vàng bạc của cải chạy về phía Nam, đại thần trong triều hoang mang lo sợ, cố gắng khuyên nhủ Lý Đức dời đô.
Đang phút giây lòng người bàng hoàng, Lý Huyền Trinh gửi một phong hịch văn đi Trường An, mãnh liệt công kích đám chuột nhắt muốn bỏ thành mà chạy, nói lúc này mà dời đô, lòng dân dao động, biến Đại Ngụy thành trò cười vạn kiếp, ngày sau sao nhất thống thiên hạ được?
Lúc này các nơi Kim Thành, Tấn Châu gửi chiến báo khẩn cấp tám trăm dặm về Trường An, dù trạm gác vội vàng ứng chiến, mất đi vài toà thành trì, nhưng tướng sĩ anh dũng, rất nhanh tập trung lui về giữ quan, dựa vào địa hình dễ thủ khó công cố thủ không ra, giằng co với quân địch, hơn nữa đã nhận được cảnh báo trước, kịp thời gửi thư cầu cứu, quân đóng gần đó đuổi tới cứu viện, nội ứng ngoại hợp cùng với quân tại chỗ, dẹp yên quân địch tập kích, chỉ chờ triều đình tiếp tục phát binh phát lương, họ có thể một trận mà đoạt lại trạm gác.
Ngay sau đó, văn lại của Kim Thành Đỗ Tư Nam ngày đêm chạy tới Giang Châu, dựa vào miệng lưỡi ba tấc không nhão của y, thành công bức lui Đại tướng Nam Sở. Nam Sở, Tây Thục trong vòng một đêm đồng thời lui binh, không đến mấy ngày, tin đổi trữ chấn động triều đình Nam Sở, Mạnh gia Tây Thục trình quốc thư đến Đại Ngụy bảo tất cả đều là hiểu lầm, họ không có ý tiến đánh Đại Ngụy.
Lý Đức ra sức dẹp nghị luận của mọi người, giận dữ mắng mỏ đại thần đề nghị dời đô hại nước hại dân, phát binh tiếp viện mấy vùng Lương Châu, Kim Thành, bổ nhiệm Bùi Đô đốc làm Đại tổng quản hành quân, đoạt lại thành trì đã mất.
Nam Sở, Tây Thục lui binh khiến Đại Ngụy bớt một nỗi lo sau lưng, có thể tập trung binh lực chống cự uy hiếp đến từ phía Bắc.
Khí thế kỵ binh Bắc Nhung rất dữ nhưng quân số không nhiều, lương thảo không đủ, hơn nữa trong vòng nửa tháng tấn công phòng tuyến phương Bắc không nổi, không cách nào xâm nhập Trung Nguyên, ý thức được Đại Ngụy bắt đầu phát động phản công, cũng không ham chiến, sau khi đánh cướp một vùng Kim Thành quả quyết thu binh.
Đại Ngụy giữ vững.
Nhưng Hà Lũng đã hoàn toàn rơi vào tay Bắc Nhung, Bắc Hán nước láng giềng Đại Ngụy một đêm hủy diệt, Kim Thành tổn thất nặng nề, suýt nữa thất thủ, chỉ cần Bắc Nhung tập trung binh lực phát động một cuộc đột kích sớm nữa, Đại Ngụy sẽ phải không ngừng phái binh liều chết bảo vệ các cửa ải.
Cũng may hiện Bắc Nhung chưa thể tấn công toàn diện, Lý Huyền Trinh giữ vững Lương Châu, Đại Ngụy không đến mức hoàn toàn thua dưới gót sắt Bắc Nhung.
Đại Ngụy đã vượt qua nguy cơ không còn nguy hiểm.
Thời gian đó người người bất an, thời thế biến ảo, làn sóng cổ quái, đủ loại kinh tâm động phách, Trịnh Bích Ngọc một nữ tử khuê các ở sâu trong cung cũng có thể cảm nhận được. Bây giờ nghĩ lại vẫn còn thấy sợ, lạnh run cả người.
Chỉ thiếu một chút, Đại Ngụy đã bị cuốn vào trong chiến hỏa, bốn bề là địch.
Khi Bắc Nhung lui binh, Tây Thục, Nam Sở tạm thời khôi phục quan hệ ngoại giao với Đại Ngụy, cả nước ăn mừng, triều đình bắt đầu luận công ban thưởng, Lý Đức cho gọi Đỗ Tư Nam lập đại công ở chiến dịch Kim Thành, hỏi y ai đã kịp báo tin trước khi Bắc Nhung tập kích, để y kịp thời phát hiện âm mưu Bắc Nhung, không chỉ giữ vững Kim Thành còn khuyên lui Nam Sở.
Đỗ Tư Nam không lập tức cho ra đáp án.
Mấy hôm sau, thành Trường An, phố Chu Tước, dân chúng chen chúc xô ra nghênh đón tướng sĩ khải hoàn.
Lý Đức dẫn đầu văn võ quần thần ra đón.
Một thân binh cả người bị thương đi cà nhắc cà nhắc phía trước cả đội từ phương Bắc về.
“Lương Châu giữ vững, Kim Thành giữ vững, Tiêu Quan giữ vững, Đại Ngụy bình yên vô sự, dân chúng không cần chịu trong biển lửa.”
Hắn quỳ rạp dưới cửa thành, ngẩng đầu, hai mắt đỏ như máu: “Bệ hạ, mạt tướng nhận lệnh Văn Chiêu công chúa, về các cửa ải cảnh báo, may mắn không làm nhục mệnh!”
Một khắc này, cả bầu trời ở phố dài yên lặng như tờ.
Giọng cậu ấy quanh quẩn trước cửa cung rất lâu.
Đám người rộn rộn ràng ràng lặng người nhìn thân binh.
Văn võ quần thần người mặc hoa phục kinh ngạc nhìn thân binh.
Hồi lâu không ai nói chuyện, người người lặng yên, trang nghiêm như tờ.
Lý Đức run run mãi lâu, hỏi: “Văn Chiêu công chúa đâu? Nó có công với đất nước, trẫm muốn ban thưởng.”
Quần thần phụ họa theo, tiếng ca ngợi bên tai không dứt.
Thân binh nước mắt đầy mặt: “Bộ lạc Diệp Lỗ bị hủy diệt, công chúa ngài… Ngài…” Hắn khóc không thành tiếng, như đã trút hết toàn bộ sức lực.
Trong đám người lặng im bắt đầu có tiếng khóc bi thương, từ kiềm chế nức nở rồi òa lên khóc liên hồi.
Mấy tháng trước, cũng ở chỗ này họ đưa tiễn Thất công chúa, nhìn nàng gả đi tái ngoại, hy vọng nàng có thể cả đời bình an.
Mấy tháng sau, Thất công chúa ở xa liều chết nhắc nhở tướng sĩ giữ ải, Đại Ngụy bình yên không ngại, Thất công chúa lại hương tiêu ngọc vẫn, bỏ mình xa xứ.
Quan viên Lễ Bộ đưa Thất công chúa xuất giá, lúc cả đội ngũ qua khỏi trường thành, hỏi Thất công chúa có câu gì muốn chuyển báo cho Lý Đức.
Thất công chúa nhìn lại thành trì nguy nga xuyên núi sau lưng, cười nhạt: “Nguyện hà thanh hải yến, thương hải ba bình*.”
*đại ý là thiên hạ thái bình, trời yên biển lặng
Công chúa hòa thân, chống đỡ trăm vạn binh.
Nam nữ già trẻ quỳ xuống đất dập đầu khóc.
Hôm ấy, Trịnh Bích Ngọc ở trên thành lâu của đường bên hông, nghe tiếng khóc như thủy triều từ bên này truyền tới, hốc mắt cũng không khỏi ươn ướt.
Nàng không tìm được bóng dáng Lý Huyền Trinh trong đội khải hoàn, phái người đi hỏi thăm.
Tần Phi hồi bẩm: “Điện hạ, Thái tử điện hạ… ngài đã mang theo đội phi kỵ đi Hà Lũng.”
Trịnh Bích Ngọc vô cùng kinh ngạc: Hà Lũng hiện giờ là địa bàn của Bắc Nhung, Lý Huyền Trinh bị thương nặng chưa khỏi, không muốn sống nữa sao!
“Sao chàng phải đi Hà Lũng?”
Tần Phi thở dài: “Lúc Bắc Nhung tập kích, điện hạ phái một đội đến Diệp Lỗ để đón Văn Chiêu công chúa về kinh, chờ Bắc Nhung lui binh, mấy người đó về phục lệnh báo Diệp Lỗ đã hủy diệt. Họ tìm mấy ngày không tìm được công chúa, bị một đám kỵ binh Bắc Nhung bao vây, không dám chờ lâu đành lui về Lương Châu trước.”
Đội quân không đánh mà lui, Lý Huyền Trinh giận tím mặt, xử lý xong quân vụ lệnh trưởng sử ở lại thủ Lương Châu, liều mạng dù bị thương, tự mình dẫn đội phi kỵ đi Diệp Lỗ tìm người.
Lần này tìm hơn một tháng, chẳng những Lý Huyền Trinh không tìm được thứ gì, còn mấy lần bị Bắc Nhung bao vây chặn đánh, thân binh bên cạnh chết một nửa, cửu tử nhất sinh chật vật lui về Lương Châu.
Bắc Lương Châu đã hoàn toàn rơi vào tay Bắc Nhung, họ không còn cách nào khác.
Bộ hạ khổ sở khuyên bảo Lý Huyền Trinh về kinh trị thương trước, Lý Huyền Trinh quả quyết bác bỏ, khăng khăng muốn tìm Văn Chiêu công chúa về, không thể mang binh vượt qua phòng tuyến của Bắc Nhung, hắn ngụy trang thành dân du mục trà trộn!
Tướng thủ Lương Châu bản địa rùng mình: Lý Huyền Trinh đường đường là Thái tử một nước, nếu ngài ấy chết trong tay người Bắc Nhung, họ chết muôn lần cũng không chuộc được tội! Cả đám run sợ, nghĩ trăm phương ngàn kế khuyên can Lý Huyền Trinh, chỉ có Tần Phi không mở miệng nói gì.
Hắn hiểu rõ Thái tử, bình thường Thái tử khiêm tốn nghe can, nhưng khi ngài đã điên lên thì chẳng ai khuyên được. Năm đó Thái tử vì cứu Chu Lục Vân vụng trộm trốn ra ngoài, một mình xông trại địch, huyết chiến cả đêm. Giờ Văn Chiêu công chúa tung tích không rõ, trừ phi tìm ra Văn Chiêu công chúa, Thái tử sẽ không hồi kinh.
Tần Phi đành để lại tất cả thân binh, quay về kinh gặp Trịnh Bích Ngọc bẩm báo.
Trịnh Bích Ngọc lòng gấp như lửa đốt, nếu sớm biết Lý Huyền Trinh sẽ nổi điên, nàng không nên gửi thư nói rõ thân thế của Thất công chúa, hẳn chàng đã đọc thư, cảm thấy thẹn với Thất công chúa, mới điên cuồng như vậy.
Nàng lập tức sai thị nữ mài mực bày giấy, chuẩn bị viết thư khuyên Lý Huyền Trinh về kinh, bỗng tùy tùng cầm về một phong thư.
Trịnh Bích Ngọc nhìn bức thư chính mình gửi đi trước đây không lâu, mãi lâu không nói gì.
Tùy tùng giải thích, bức thư không đưa được đến tay Lý Huyền Trinh, khắp Lương Châu đang chiến tranh, người mang tin trên đường xảy ra ngoài ý muốn, tin bị trả lại.
Lạch cạch một tiếng, bút trong tay Trịnh Bích Ngọc rơi xuống đất, mực đầm đìa, theo mép váy nhỏ xuống.
Lý Huyền Trinh không nhận được tin.
Chàng không biết thân thế của Thất công chúa, dù em ấy là con của Tạ Quý phi, dù mấy năm qua giờ giờ phút phút chàng bị thù hận tra tấn, chàng vẫn phải cứu Thất công chúa.
Trịnh Bích Ngọc suy nghĩ bỗng nhiên hiểu ra rất nhiều chuyện.
Hiểu ra vì sao Lý Huyền Trinh căm hận Thất công chúa khuê các như vậy, căm hận đến muốn phái người ngày đêm giám sát Thất công chúa, căm hận đến giữa đêm nằm mộng vẫn nghiến răng nghiến lợi kêu tên Thất công chúa.
Trịnh Bích Ngọc ngồi ngay ngắn trước cửa sổ, nhắm mắt, vẻ mặt như khóc như cười.
Sớm biết hôm nay, sao hôm qua còn vậy!
Chàng ngầm đồng ý Ngụy Minh gài Thất công chúa, tự tay dâng cô em yếu đuối đến giường của Khả Hãn Diệp Lỗ dã man, chàng nói chàng sẽ không hối hận…
Chàng hối hận lâu rồi!
Thảo nào Ngụy Minh luôn nhắm vào Thất công chúa, là quân sư của Lý Huyền Trinh, hẳn đã nhìn ra chuyện giữa hai người không phải tầm thường, đưa Thất công chúa gả thay không chỉ là cứu Chu Lục Vân mà cũng vì để Lý Huyền Trinh tuyệt tình hoàn toàn!
Trịnh Bích Ngọc vò nhăn tờ giấy, không viết thư khuyên Lý Huyền Trinh hồi kinh nữa.
Cùng giường chung gối mấy năm, nàng và Lý Huyền Trinh tương kính như tân, tôn trọng lẫn nhau, trên đời này không ai hiểu rõ Lý Huyền Trinh hơn nàng, nàng khuyên không được.
Trịnh Bích Ngọc bắt đầu mưu đồ cho tương lai, nàng dẫn con trai qua cung Thái Cực, dạy con cách lấy lòng Lý Đức, chẳng bao lâu, Lý Đức ban chỉ, ngài muốn đích thân dạy dỗ Hoàng thái tôn.
Địa vị Đông cung vẫn luôn vững chắc.
Một tháng sau, Lý Huyền Trinh trở về. Vết thương chằng chịt, ngựa còn cưỡi không được, được thân binh khiêng về.
Thân binh còn đem theo tin dữ: Thất công chúa Lý Dao Anh hương tiêu ngọc vẫn, chết trong tay người Bắc Nhung, có người tận mắt nhìn thấy người Bắc Nhung giết sạch hộ vệ của công chúa, đến ngựa cũng không tha.
Lý Huyền Trinh tinh thần uể oải, cả ngày lặng thinh.
Trịnh Bích Ngọc lập tràng làm pháp sự cho Lý Dao Anh.
Người người đều biết Thất công chúa dữ nhiều lành ít, nàng ấy trước âm thầm mua hơn chục người Hồ báo tin cho mình, sau lại phái đi mười mấy thân binh, cuối cùng phần lớn là người Hồ thành công báo tin, chỉ còn một thân binh may mắn sống tiếp —— tình thế nguy hiểm đến mức đó, Diệp Lỗ một đêm diệt vong, sao Thất công chúa có thể chạy trốn nổi?
Tin Lý Dao Anh chết truyền khắp Trung Nguyên, dân chúng khóc than không ngừng, tự phát lễ truy điệu cho Lý Dao Anh, vì kỷ niệm nàng, xây miếu ở Kinh Nam, cúng nhiều hoa trái. Lý Đức hạ chỉ truy phong Lý Dao Anh là Trấn Quốc công chúa, Tạ hoàng hậu lại được thưởng phong —— vị hoàng hậu này ở trong Ly cung vốn không biết con gái mình chết ở tái ngoại, cả việc Lý Trọng Kiền dưỡng thương ở Lạc Dương cũng bị giấu diếm.
Nhoáng cái đã qua nửa tháng, thương thế Lý Huyền Trinh ngày càng tốt, nhưng người ngày càng gầy gò.
Trịnh Bích Ngọc đưa Chu Lục Vân đến bên hắn.
Trong lúc Lý Huyền Trinh tử thủ Lương Châu, Đỗ Tư Nam và Trịnh Cảnh dựa vào tình báo từ Lý Dao Anh, đã tra hỏi từng nô bộc cạnh Chu Lục Vân chuyện cô ta cấu kết với Nam Sở, Tây Thục, Bắc Nhung. Theo lời hộ vệ phủ công chúa, kẻ chết dưới đao Lý Huyền Trinh chỉ là một trong mấy tâm phúc mà Trưởng công chúa Nghĩa Khánh phái về Trung Nguyên, còn rất nhiều tùy tùng trung với bà rải rác ở Tây Thục Nam Sở.
Mục đính thực sự của họ chẳng phải thỉnh cầu Vương triều Trung Nguyên phát binh cứu Trưởng công chúa về, mà là lợi dụng thân phận con gái Chu thị của Trưởng công chúa châm ngòi lòng người, thu thập tình báo cho Bắc Nhung, kích động các quốc gia Trung Nguyên chinh chiến với nhau, suy yếu binh lực các nước, khi Trung Nguyên phân loạn, Bắc Nhung sẽ tiến quân thần tốc.
Lần này Bắc Nhung tập kích chỉ là thăm dò của Hải Đô A Lăng.
Lý Đức và đại thần trong triều xem hết lời khai, lòng còn sợ hãi, mồ hôi lạnh chảy ròng ròng.
Trịnh Cảnh còn thuận tay tra rõ một sự kiện đã khiến quần thần buồn bực đã lâu: vì sao Nam Sở muốn phục kích Lý Trọng Kiền?
Mật thám nói thật từ đầu: thế gia Nam Sở mọc như nấm, hoàng quyền suy yếu, các đại thế gia minh tranh ám đấu vì vị trí Trữ quân, tâm phúc của Hải Đô A Lăng thừa cơ ra tay, khuyên Đại hoàng tử ham tranh công lớn đánh lén Lý Trọng Kiền, dấy lên chiến sự với Đại Ngụy.
Đội đánh lén đó là tinh nhuệ của Nam Sở, nếu không phải Lý Dao Anh giao dịch với Lý Huyền Trinh đi cứu Lý Trọng Kiền, hẳn hắn đã chết chắc.
Đỗ Tư Nam viết một bức thư ngôn từ khẩn thiết mà không thiếu phần cay độc, báo mưu đồ của Hải Đô A Lăng cho bạn cũ ở Nam Sở, mấy vị bạn cũ ở triều đình Nam Sở nắm chức cao, sau khi xác nhận cạnh Đại hoàng tử có mật thám đã cùng nhau lật đổ Đại hoàng tử: mặc dù họ cùng Ngụy triều thế như nước với lửa, nhưng môi hở răng lạnh, nếu Bắc Nhung công chiếm Trung Nguyên, chả nhẽ Nam Sở có thể tự lo thân mình?
Đại hoàng tử và Tây Thục đều vì bảo hổ lột da!
Nam Sở rất nhanh đổi Trữ.
Trịnh Cảnh dâng sớ, đề nghị lấy tội phản quốc bắt Chu Lục Vân, đại thần trong triều kịch liệt tranh cãi, bảo Chu Lục Vân không hề biết đến kế hoạch của Hải Đô A Lăng, cuối cùng miễn tội cho cô ta, giết sạch nô bộc bên cạnh.
Chu Lục Vân thấy Lý Huyền Trinh trọng thương trở về, vừa áy náy vừa đau lòng. Lần này Lý Huyền Trinh không giống trước kia nhẹ lời an ủi cô ta nữa, cả ngày ngơ ngơ ngác ngác, Chu Lục Vân ầm ĩ một trận, khóc nói muốn rời khỏi Trường An.
Trịnh Bích Ngọc phiền phức vô cùng, sai người đưa Chu Lục Vân về phòng.
Vài ngày sau, trong lúc vô tình Lý Huyền Trinh nhìn thấy bức thư vốn nên nằm trong tay mình cách đây mấy tháng.
Hắn run cả người, ói một miệng máu, tìm tới Trịnh Bích Ngọc, mắt phượng đỏ rực không chớp nhìn nàng chằm chằm như lệ quỷ: “Sao không báo cho ta biết sớm hơn? Vì sao?!”
Trịnh Bích Ngọc thở dài, thản nhiên nói: “Điện hạ, lúc thiếp biết tin, chàng đã đưa Văn Chiêu công chúa đi Diệp Lỗ rồi.”
Lý Huyền Trinh suýt không kiềm chế nổi cảm xúc, răng nghiến kèn kẹt, lảo đảo lùi mấy bước, ngửa mặt lên trời cười to.
“Đúng nhỉ! Là ta tiễn muội ấy đi!”
“Tự tay ta đẩy muội ấy vào đường chết!”
“Vì sao?! Vì sao muội ấy lại muốn cứu Lý Trọng Kiền? Vì sao không muốn cắt đứt quan hệ với Lý Trọng Kiền?”
“Chỉ cần muội ấy cắt đứt quan hệ với mẹ con Tạ thị… chỉ cần muội gật đầu… Ta cũng không cần hận muội…”
“Vì sao muội ấy không gọi ta Trường Sinh ca ca nữa?”
Hắn đột nhiên ngừng lại, khuôn mặt vặn vẹo: “Ta muốn báo thù cho mẹ… Muốn báo thù cho mẹ… Lý Đức còn chưa có chết, Tạ thị chưa chết… Ta có lỗi với mẹ… Ta có lỗi với mẹ!”
Trịnh Bích Ngọc nhìn người chồng phát cuồng, ánh mắt thương xót.
Chàng hủy hoại mình, cũng hủy hoại Thất công chúa.
…
Sau hôm phát cuồng, Lý Huyền Trinh tỉnh táo lại một cách lạ thường, bắt đầu điều tra lời của Vinh phi là thật hay giả. Hắn phái người đi Kinh Nam nghe ngóng chuyện Tạ gia, nhờ Bùi Đô đốc viết phong thư, mang đến nhà Bùi gia.
Bùi gia Tạ gia cả đời không qua lại, có thể Bùi công biết chút ít ẩn tình nên lúc ấy mới không ngại ngàn dặm xa chạy đến Trường An ra mặt giúp Lý Dao Anh.
Bức thư này giờ đây nằm trong tay Trịnh Bích Ngọc. Thư Bùi công nói, Lý Dao Anh đúng là không phải con gái Tạ Quý phi.
Năm đó Đường thị tự thiêu mà chết, Lý Đức bỏ quân chạy về quận Ngụy, lòng quân tan rã, tiền tuyến thất bại, Tạ Vô Lượng cùng với Bùi công lãnh binh đối địch, trong lúc dọn dẹp chiến trường sau trận chiến vô tình nhìn thấy một đứa trẻ bị vứt bỏ.
Đứa bé trong tã lót quá nhỏ quá yếu ớt, cuộn thành một khối nhỏ xíu, không phát ra chút âm thanh. Binh sĩ nghĩ nó chết rồi định chôn tại chỗ, thì Tạ Vô Lượng xuống ngựa, ôm lấy, sờ mạch đứa bé, nói: “Còn sống.”
Bùi công quét mắt một vòng qua đứa bé, lạnh lùng thốt: “Đứa nhỏ này cả người xanh mét, lượm về cũng chẳng sống nổi mấy hôm, không bằng để nó chết thống khoái đi, kiếp sau đầu thai vào một nhà tốt đẹp.”
Tạ Vô Lượng cười cười, đầu ngón tay phủi bụi đất trên mặt con bé: “Gì cũng là một mạng người. Lúc cháu ra đời cũng chẳng khác nó mấy, cháu đã sống được, có lẽ nó cũng có thể.”
Bùi công thầm nghĩ: Vô Lượng công tử đúng là trời sinh mềm lòng, đáng tiếc, làm vậy cũng chỉ uổng công, đứa bé bị vứt bỏ này chẳng sống được mấy tháng.
Sau này, đứa bé vẫn còn sống, dù thân thể ốm yếu không thể bước đi, nhưng vẫn còn sống.
Tạ Vô Lượng từng gửi cho Bùi công một phong thư, trong thư là một bài thơ.
Trung sinh bạch phù dung, hạm đạm tam bách hành.
Bạch nhật phát quang thải, thanh tiêu tán phương hinh.
Tiết hương ngân nang phá, tả lộ ngọc bàn khuynh.
Ngã tàm trần cấu nhãn, kiến thử quỳnh dao anh.
*Trích Đóa sen trắng chùa Đông Lâm – Bạch Cư Dị.
Bùi công chỉ trả lời một câu: Đặt tên rất hay.
Trịnh Bích Ngọc buông tin xuống, thở thật dài.
Có tiếng bước chân ngoài cửa sổ, một thị nữ vội vàng đi vào nhỏ giọng nói: “Điện hạ, không thấy Phúc Khang công chúa đâu ạ.”
Trịnh Bích Ngọc nhẹ chau mày, nhìn Lý Huyền Trinh đang mê man, nói: “Cho người chia ra đi tìm, mấy bữa nay cô ta lộn xộn đòi đi, ở cửa thành chờ là được.”
Thị nữ vâng dạ ra ngoài, chỉ sau chốc lát, lại có thị nữ chạy vào.
Trịnh Bích Ngọc nhíu mày hỏi: “Tìm thấy Chu nương tử rồi à?”
Thị nữ lắc đầu, vẻ hoảng sợ: “Điện hạ, Nhị hoàng tử… Không, Vệ Quốc Công đã về!”
Trịnh Bích Ngọc hơi hồi hộp trong lòng.
Lý Trọng Kiền đã biết tin Lý Dao Anh chết.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.