Chương 29: Biểu hiện lạ của mẹ (1)
Hàn Tư Mộc San
06/04/2022
Tôi tự xốc lại tinh thần, vừa chỉnh lý bản thân vừa chỉnh luôn thằng nhỏ ngay ngắn như mọi ngày mới chuẩn bị cặp sách xuống nhà. Nấu chút đồ ăn sáng chừa phần lại cho mẹ tôi xong, tôi sách cặp lấy xe đi thẳng tới trường mà không đợi Luận với Tony cùng đi.
Đợi với chả chờ, tôi thà đi một mình tận hưởng bầu không khí yên lành lúc sớm mai còn hơn chờ đợi để nghe tiếng cãi nhau chuyện vặt vãnh.
Nhưng tránh được một lúc, nào có tránh được mỗi lần cãi nhau của hai tên điên nào đó đâu. Thật tình tôi thấy rất phiền. Có mỗi chỗ ngồi đã phân rõ rệt rồi mà vẫn cãi nhau cho được mặc dù tôi còn đang ngồi giữa cả hai. Đúng là đau hết cả đầu!
Tôi bực mình quá, đập tay cái rầm xuống bàn rồi tức tối ôm hết đồ đạc sách vở của mình hằn học đổi chỗ xuống ngồi kế bên lớp trưởng dưới bàn cuối cùng. Có tí xíu giờ ra chơi cũng chả để người ta an nhàn nghỉ ngơi sau một tiết học. Đã vậy tôi nhường đấy, nhường chỗ cho hai đứa trẻ trâu nào đó.
Học cũng đâu đó gần hết buổi học rồi, điện thoại tôi chẳng hiểu vì đâu mà cứ tinh tang kêu lên liên tục làm tôi giật mình thon thót. Sợ lại một lần nữa nằm gọn trên sổ đầu bài với tội danh sử dụng điện thoại trong giờ rồi bị mời phụ huynh thì mệt lắm. Tôi lén lút cúi đầu thò tay vào tìm điện thoại trong balo rồi tắt âm thanh.
Mà chả hiểu sao lúc ngẩng đầu lên liền chợt thấy Luận cùng Tony quay đầu nhìn tôi với ánh mắt rất chi là khó tả. Không những thế mà còn cả ánh mắt một vài người gọi là "hủ" trong lớp tôi cũng nhìn tôi như thể mặt tôi có dính cái gì vậy đó.
Tôi nhìn lại mọi người với ánh mắt khó hiểu, ngơ ngác đưa tay lên sờ thử mặt mình rồi quay qua thì thầm hỏi lớp trưởng:
- Hây Việt, ông xem cái mặt tôi có dính cái gì không mà mấy đứa trên kia nhìn tôi hăng vậy?
- Chắc gì đã nhìn ông đâu mà ông quýnh quáng tợn dữ vậy? Nhỡ đâu do nhan sắc tôi phi phàm quá, bấy lâu nay giờ người ta mới phát hiện rồi nhìn tôi thì sao? Thôi học đi ông ơi, cô Ngân tàn sát cả ông với tôi bây giờ.
Giờ tôi đánh lớp trưởng hộc máu mồm liệu có bị sao không?
Cái thứ người gì đâu mà tâm hồn tự sướng cao chót vót trời mây, mặc dù kể ra Việt cũng có góc đẹp đó, mỗi tội người cậu ấy so với quả bóng thì kẻ tám lạng người nửa cân. Đẹp, đẹp mỗi làn da trắng trẻo hồng hào đến con gái cũng phải ghen tị mà thôi. Nếu cậu ấy chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao thay vì suốt ngày ăn quà vặt uống coca, có khi giờ đã thành trai đẹp cộng thêm cái học giỏi hòa đồng như hiện tại thì đã đầy gái theo rồi.
Tôi lườm Việt xong cũng chẳng nói thêm gì, thôi thì cứ nghĩ rằng cả lớp đều điên chỉ mình tôi tỉnh cho đời an yên.
...
Chờ đến khi hết tiết học, tiếng trống tan trường vội vã thúc giục. Ai nấy đều vội vàng cất sách cất vở, có mỗi tôi từ tốn bỏ từng thứ đồ một vào balo rồi tiện tay với cái điện thoại ra xem.
Tôi cứ ngỡ có chuyện gì gấp gáp lắm mới nhiều thông báo nhảy lên đến như thế, nào có ngờ đâu chỉ là một dòng caption mẹ tôi đăng lên thôi lại khiến điện thoại tôi gần như muốn nổ. Bà chỉ đăng dòng caption hết sức nhẹ nhàng: "Một chiếc giường nho nhỏ, ba thằng con trai nọ, vận động rung cả giường, chiếc giường kêu kẽo kẹt, nó muốn đình công rồi." và rồi... tag thẳng tên tôi vào!!!
Như thế khác nào khoe cho thiên hạ biết rằng tôi đây là cái loại người thích chơi tay ba đâu? Trong khi đó chơi một một với Tony tôi còn đang ngượng muốn độn thổ chứ huống hồ chơi ba. Tôi dám cá là hồi nãy lớp tôi thấy bài viết này nên mới quay xuống nhìn tôi như thế, chứ chẳng phải do mặt tôi có dính thứ gì đó.
Càng nghĩ lại càng bực không để đâu cho hết. Tôi không dám vào xem bình luận, vì có xem thì cũng là những bình luận trêu chọc tôi. Hừ, rõ là điên! Chả biết bà mẹ nhà tôi cả ngày nghĩ vớ nghĩ vẩn điều gì mà rảnh ra lại đăng bậy đăng bạ như thế. Đăng bậy đăng bạ thì thôi, tag tôi vào làm gì chả biết nữa. Tôi tức tối nhét sách vở mạnh bạo vào balo, hầm hừ đóng balo lại đeo lên vai để trở về, hỏi tội bà mẹ nào đó mà chẳng màng tới Tony với Luận í a í ới gọi phía sau.
Lúc về tới gần cổng nhà, tôi chợt thấy một ông lão mặc đồ trông rất trang trọng, bên trong là áo lụa trắng, khoác ngoài một chiếc áo nhung đỏ mỏng, tay chống gậy từ trong cổng nhà tôi đi ra. Phía sau ông lão đó có một người mặc vest đen đi theo. Như kiểu đại lão thương gia giàu có trên truyền hình người ta thường hay diễn. Tôi chưa gặp ông lão ấy bao giờ, nhưng không hiểu sao lại thấy ông ấy có nét gì đó hao hao giống tôi. Có lẽ là trực giác tôi đúng, mà cũng có lẽ nó sai. Cứ mơ mơ hồ hồ, tôi vừa lúc đi xe tới cổng nhà, liền xuống xe nghiêng nghiêng đầu chào ông lão.
Ông lão nhìn tôi cười, ừ ừ gật đầu chào lại tôi xong đi thẳng tới chiếc xe ô tô gần đó. Chờ chiếc xe đi rồi, tôi mới dắt con xe điện cà tàng của mình vào trong nhà. Vốn định kiếm mẹ tôi mắng cho một trận để bà xóa bài đi, nhưng khi thấy bà ngồi thẫn thờ trên ghế sofa ngoài phòng khách, ánh mắt mông lung chẳng có tiêu cự rõ ràng, tay lại nắm chặt tờ giấy gì đó làm tôi nghẹn ứ không thốt nên lời.
Đó là lần đầu tiên tôi trông thấy mẹ tôi trầm lặng đến vậy. Như thể một con người rơi vào trạng thái tuyệt vọng, bơ vơ hụt hẫng, chẳng có nơi nào cho người đó cảm giác an toàn. Mẹ tôi lúc này đây, khi thì nhìn vào khoảng không có lúc lại cúi đầu nhìn vào tờ giấy nọ. Cho tới khi tôi vô tình thốt lên tiếng gọi mẹ, bà mới chợt máy móc quay đầu nhìn tôi. Ánh mắt bà mơ hồ phảng phất chẳng hề có hình dáng tôi trong đó, chợt khiến tôi cảm thấy như có thứ gì đang đục khoét từng chút từng chút một, đào đến trong lòng tôi tràn đầy khoảng trống làm tôi sợ hãi.
- Mẹ ơi!
Tôi lại gọi mẹ thêm lần nữa, tiếng gọi nho nhỏ thôi, mà cứ như tiếng chuông ngân vang thức tỉnh mẹ tôi trở lại bà mẹ của thường ngày. Bà cười hì hì như có như không đáp lời tôi, tay lại nhanh nhẹn giấu nhẹm đi tờ giấy trên tay rồi lắp ba lắp bắp phát ngôn loạn xạ:
- Ha ha ha, tiểu... tiểu San tử về... về rồi đó à... ha ha, trẫm đói rồi á, em nấu trẫm bát mì như cũ nha. Nhớ đừng bỏ hành đó, à đừng bỏ rau luôn ấy nha.
Bà nói xong chẳng thèm để tôi phản ứng, cứ thế chạy bay chạy biến lên lầu như đang trốn chạy thứ gì. Tôi nhìn theo bóng dáng mẹ, nhíu mày suy tư.
Mẹ tôi, không phải người như vậy. Mọi lần có chuyện lớn chuyện nhỏ, người đầu tiên mẹ tìm đến nói chuyện là tôi. Bà lôi thôi kể lể lải nhải từ cái nhỏ đến cái to không dưới một lần, mỗi lần chỉ có tôi và bà chứ không phải trốn tránh như thế.
Tôi còn chưa kịp đi lên phòng mẹ xem rốt cuộc bà bị cái gì thì đã thấy bà lạch bạch chạy xuống đứng trước mặt tôi.
- Tiểu San, tiểu San, em đứng đây làm cái gì á? Sao chưa nấu cho mẹ bát mì nữa? Mẹ đói ơi là đói rồi này. Cái bụng sôi sùng sục như nồi nước đang sôi một trăm độ...
Vẫn là bà mẹ mà tôi nhìn thấy, vẫn là cái nét ngây ngô trên khuôn mặt gần tuổi tứ tuần đó, tựa như giây phút tôi mới nhìn thấy lúc trước chỉ là một khoảnh khắc thoáng qua. Nhưng đâu đó, tôi nghe ra tiếng nghẹn ngào như vừa mới khóc xong trong từng lời nói của bà dẫu bà đã cố tìm cách nói chuyện với tôi một cách tự nhiên nhất. Tôi ngắt ngang lời hỏi mẹ:
- Mẹ mới khóc xong đấy à?
- Ối dồi ôi, khóc đâu mà khóc, mắt mẹ ráo hoảnh như thế này cơ mà. Gớm thôi chứ mẹ em xem phim ngược phế tàn tâm còn chả thèm khóc chớ nói gì mấy chuyện vặt vãnh vớ vẩn. Mẹ còn đang cười chưa hết vì chuyện mẹ đăng hồi sáng đây nè, há há, đọc comment nó vui lắm luôn á San.
Có chuyện, nhất định có chuyện gì đó mà mẹ không muốn cho tôi biết. Nhưng mẹ tôi càng như thế, tôi càng tò mò muốn biết rõ. Tôi nhíu mày, cất giọng tràn đầy đe dọa:
- Trần Ánh Tuyết!
- Èo ơi, em đừng có mà gọi tên mẹ, mẹ áp lực lắm lắm luôn á!
- Được, con không gọi, mẹ nói con nghe rốt cuộc có chuyện gì mà hôm nay mẹ có những hành động lạ tới vậy?
- Ha ha, mẹ có gì mà lạ đâu mẹ vẫn là mẹ á, vẫn là Én Tuýt cuồng đam xinh đẹp. Mỗi tội là mẹ đói lắm đây nè, em còn hông nấu cho mẹ ăn là mẹ chết đói bây giờ!
Mẹ tôi cười, lôi kéo cái balo trên lưng tôi xuống để trên sofa rồi đẩy tôi đi về phía phòng bếp. Tôi biết mẹ nói dối, bởi tôi biết rõ mẹ tôi chưa bao giờ lải nhải dài dòng trả lời tôi trừ khi kể chuyện lung tung cho tôi nghe. Chỉ có khi kể chuyện, bà mới nói rất nhiều cộng thêm những cung bậc cảm xúc, những cảm nhận bất chợt của bà trong từng câu kể. Thế mà hiện tại, bà chẳng phải kể một câu chuyện vui, cũng chẳng kể một câu chuyện khiến bà bực bội, chỉ là trả lời câu hỏi của tôi lại làm mẹ nói đi nói lại chỉ vài câu cùng một ý. Tôi rõ ràng biết mẹ đang nói dối, nhưng vẫn cố kiềm chế không cáu gắt gặng hỏi bà thêm vì thấy nghe thấy tiếng cãi cọ inh ỏi của Tony lẫn Luận từ ngoài cổng vọng vào. Tự dưng, tôi lại thấy khó chịu khi trong nhà có thêm người khác sống cùng. Bởi có họ, tôi và mẹ gần như mất dần không gian riêng tư nói những chuyện chỉ dành cho mẹ và tôi.
Nhưng cũng chẳng còn cách nào khác, tôi thở dài nhìn mẹ thêm chốc lát rồi theo đà đẩy của bà mà bước vào phòng bếp chuẩn bị nấu nướng.
Đợi với chả chờ, tôi thà đi một mình tận hưởng bầu không khí yên lành lúc sớm mai còn hơn chờ đợi để nghe tiếng cãi nhau chuyện vặt vãnh.
Nhưng tránh được một lúc, nào có tránh được mỗi lần cãi nhau của hai tên điên nào đó đâu. Thật tình tôi thấy rất phiền. Có mỗi chỗ ngồi đã phân rõ rệt rồi mà vẫn cãi nhau cho được mặc dù tôi còn đang ngồi giữa cả hai. Đúng là đau hết cả đầu!
Tôi bực mình quá, đập tay cái rầm xuống bàn rồi tức tối ôm hết đồ đạc sách vở của mình hằn học đổi chỗ xuống ngồi kế bên lớp trưởng dưới bàn cuối cùng. Có tí xíu giờ ra chơi cũng chả để người ta an nhàn nghỉ ngơi sau một tiết học. Đã vậy tôi nhường đấy, nhường chỗ cho hai đứa trẻ trâu nào đó.
Học cũng đâu đó gần hết buổi học rồi, điện thoại tôi chẳng hiểu vì đâu mà cứ tinh tang kêu lên liên tục làm tôi giật mình thon thót. Sợ lại một lần nữa nằm gọn trên sổ đầu bài với tội danh sử dụng điện thoại trong giờ rồi bị mời phụ huynh thì mệt lắm. Tôi lén lút cúi đầu thò tay vào tìm điện thoại trong balo rồi tắt âm thanh.
Mà chả hiểu sao lúc ngẩng đầu lên liền chợt thấy Luận cùng Tony quay đầu nhìn tôi với ánh mắt rất chi là khó tả. Không những thế mà còn cả ánh mắt một vài người gọi là "hủ" trong lớp tôi cũng nhìn tôi như thể mặt tôi có dính cái gì vậy đó.
Tôi nhìn lại mọi người với ánh mắt khó hiểu, ngơ ngác đưa tay lên sờ thử mặt mình rồi quay qua thì thầm hỏi lớp trưởng:
- Hây Việt, ông xem cái mặt tôi có dính cái gì không mà mấy đứa trên kia nhìn tôi hăng vậy?
- Chắc gì đã nhìn ông đâu mà ông quýnh quáng tợn dữ vậy? Nhỡ đâu do nhan sắc tôi phi phàm quá, bấy lâu nay giờ người ta mới phát hiện rồi nhìn tôi thì sao? Thôi học đi ông ơi, cô Ngân tàn sát cả ông với tôi bây giờ.
Giờ tôi đánh lớp trưởng hộc máu mồm liệu có bị sao không?
Cái thứ người gì đâu mà tâm hồn tự sướng cao chót vót trời mây, mặc dù kể ra Việt cũng có góc đẹp đó, mỗi tội người cậu ấy so với quả bóng thì kẻ tám lạng người nửa cân. Đẹp, đẹp mỗi làn da trắng trẻo hồng hào đến con gái cũng phải ghen tị mà thôi. Nếu cậu ấy chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao thay vì suốt ngày ăn quà vặt uống coca, có khi giờ đã thành trai đẹp cộng thêm cái học giỏi hòa đồng như hiện tại thì đã đầy gái theo rồi.
Tôi lườm Việt xong cũng chẳng nói thêm gì, thôi thì cứ nghĩ rằng cả lớp đều điên chỉ mình tôi tỉnh cho đời an yên.
...
Chờ đến khi hết tiết học, tiếng trống tan trường vội vã thúc giục. Ai nấy đều vội vàng cất sách cất vở, có mỗi tôi từ tốn bỏ từng thứ đồ một vào balo rồi tiện tay với cái điện thoại ra xem.
Tôi cứ ngỡ có chuyện gì gấp gáp lắm mới nhiều thông báo nhảy lên đến như thế, nào có ngờ đâu chỉ là một dòng caption mẹ tôi đăng lên thôi lại khiến điện thoại tôi gần như muốn nổ. Bà chỉ đăng dòng caption hết sức nhẹ nhàng: "Một chiếc giường nho nhỏ, ba thằng con trai nọ, vận động rung cả giường, chiếc giường kêu kẽo kẹt, nó muốn đình công rồi." và rồi... tag thẳng tên tôi vào!!!
Như thế khác nào khoe cho thiên hạ biết rằng tôi đây là cái loại người thích chơi tay ba đâu? Trong khi đó chơi một một với Tony tôi còn đang ngượng muốn độn thổ chứ huống hồ chơi ba. Tôi dám cá là hồi nãy lớp tôi thấy bài viết này nên mới quay xuống nhìn tôi như thế, chứ chẳng phải do mặt tôi có dính thứ gì đó.
Càng nghĩ lại càng bực không để đâu cho hết. Tôi không dám vào xem bình luận, vì có xem thì cũng là những bình luận trêu chọc tôi. Hừ, rõ là điên! Chả biết bà mẹ nhà tôi cả ngày nghĩ vớ nghĩ vẩn điều gì mà rảnh ra lại đăng bậy đăng bạ như thế. Đăng bậy đăng bạ thì thôi, tag tôi vào làm gì chả biết nữa. Tôi tức tối nhét sách vở mạnh bạo vào balo, hầm hừ đóng balo lại đeo lên vai để trở về, hỏi tội bà mẹ nào đó mà chẳng màng tới Tony với Luận í a í ới gọi phía sau.
Lúc về tới gần cổng nhà, tôi chợt thấy một ông lão mặc đồ trông rất trang trọng, bên trong là áo lụa trắng, khoác ngoài một chiếc áo nhung đỏ mỏng, tay chống gậy từ trong cổng nhà tôi đi ra. Phía sau ông lão đó có một người mặc vest đen đi theo. Như kiểu đại lão thương gia giàu có trên truyền hình người ta thường hay diễn. Tôi chưa gặp ông lão ấy bao giờ, nhưng không hiểu sao lại thấy ông ấy có nét gì đó hao hao giống tôi. Có lẽ là trực giác tôi đúng, mà cũng có lẽ nó sai. Cứ mơ mơ hồ hồ, tôi vừa lúc đi xe tới cổng nhà, liền xuống xe nghiêng nghiêng đầu chào ông lão.
Ông lão nhìn tôi cười, ừ ừ gật đầu chào lại tôi xong đi thẳng tới chiếc xe ô tô gần đó. Chờ chiếc xe đi rồi, tôi mới dắt con xe điện cà tàng của mình vào trong nhà. Vốn định kiếm mẹ tôi mắng cho một trận để bà xóa bài đi, nhưng khi thấy bà ngồi thẫn thờ trên ghế sofa ngoài phòng khách, ánh mắt mông lung chẳng có tiêu cự rõ ràng, tay lại nắm chặt tờ giấy gì đó làm tôi nghẹn ứ không thốt nên lời.
Đó là lần đầu tiên tôi trông thấy mẹ tôi trầm lặng đến vậy. Như thể một con người rơi vào trạng thái tuyệt vọng, bơ vơ hụt hẫng, chẳng có nơi nào cho người đó cảm giác an toàn. Mẹ tôi lúc này đây, khi thì nhìn vào khoảng không có lúc lại cúi đầu nhìn vào tờ giấy nọ. Cho tới khi tôi vô tình thốt lên tiếng gọi mẹ, bà mới chợt máy móc quay đầu nhìn tôi. Ánh mắt bà mơ hồ phảng phất chẳng hề có hình dáng tôi trong đó, chợt khiến tôi cảm thấy như có thứ gì đang đục khoét từng chút từng chút một, đào đến trong lòng tôi tràn đầy khoảng trống làm tôi sợ hãi.
- Mẹ ơi!
Tôi lại gọi mẹ thêm lần nữa, tiếng gọi nho nhỏ thôi, mà cứ như tiếng chuông ngân vang thức tỉnh mẹ tôi trở lại bà mẹ của thường ngày. Bà cười hì hì như có như không đáp lời tôi, tay lại nhanh nhẹn giấu nhẹm đi tờ giấy trên tay rồi lắp ba lắp bắp phát ngôn loạn xạ:
- Ha ha ha, tiểu... tiểu San tử về... về rồi đó à... ha ha, trẫm đói rồi á, em nấu trẫm bát mì như cũ nha. Nhớ đừng bỏ hành đó, à đừng bỏ rau luôn ấy nha.
Bà nói xong chẳng thèm để tôi phản ứng, cứ thế chạy bay chạy biến lên lầu như đang trốn chạy thứ gì. Tôi nhìn theo bóng dáng mẹ, nhíu mày suy tư.
Mẹ tôi, không phải người như vậy. Mọi lần có chuyện lớn chuyện nhỏ, người đầu tiên mẹ tìm đến nói chuyện là tôi. Bà lôi thôi kể lể lải nhải từ cái nhỏ đến cái to không dưới một lần, mỗi lần chỉ có tôi và bà chứ không phải trốn tránh như thế.
Tôi còn chưa kịp đi lên phòng mẹ xem rốt cuộc bà bị cái gì thì đã thấy bà lạch bạch chạy xuống đứng trước mặt tôi.
- Tiểu San, tiểu San, em đứng đây làm cái gì á? Sao chưa nấu cho mẹ bát mì nữa? Mẹ đói ơi là đói rồi này. Cái bụng sôi sùng sục như nồi nước đang sôi một trăm độ...
Vẫn là bà mẹ mà tôi nhìn thấy, vẫn là cái nét ngây ngô trên khuôn mặt gần tuổi tứ tuần đó, tựa như giây phút tôi mới nhìn thấy lúc trước chỉ là một khoảnh khắc thoáng qua. Nhưng đâu đó, tôi nghe ra tiếng nghẹn ngào như vừa mới khóc xong trong từng lời nói của bà dẫu bà đã cố tìm cách nói chuyện với tôi một cách tự nhiên nhất. Tôi ngắt ngang lời hỏi mẹ:
- Mẹ mới khóc xong đấy à?
- Ối dồi ôi, khóc đâu mà khóc, mắt mẹ ráo hoảnh như thế này cơ mà. Gớm thôi chứ mẹ em xem phim ngược phế tàn tâm còn chả thèm khóc chớ nói gì mấy chuyện vặt vãnh vớ vẩn. Mẹ còn đang cười chưa hết vì chuyện mẹ đăng hồi sáng đây nè, há há, đọc comment nó vui lắm luôn á San.
Có chuyện, nhất định có chuyện gì đó mà mẹ không muốn cho tôi biết. Nhưng mẹ tôi càng như thế, tôi càng tò mò muốn biết rõ. Tôi nhíu mày, cất giọng tràn đầy đe dọa:
- Trần Ánh Tuyết!
- Èo ơi, em đừng có mà gọi tên mẹ, mẹ áp lực lắm lắm luôn á!
- Được, con không gọi, mẹ nói con nghe rốt cuộc có chuyện gì mà hôm nay mẹ có những hành động lạ tới vậy?
- Ha ha, mẹ có gì mà lạ đâu mẹ vẫn là mẹ á, vẫn là Én Tuýt cuồng đam xinh đẹp. Mỗi tội là mẹ đói lắm đây nè, em còn hông nấu cho mẹ ăn là mẹ chết đói bây giờ!
Mẹ tôi cười, lôi kéo cái balo trên lưng tôi xuống để trên sofa rồi đẩy tôi đi về phía phòng bếp. Tôi biết mẹ nói dối, bởi tôi biết rõ mẹ tôi chưa bao giờ lải nhải dài dòng trả lời tôi trừ khi kể chuyện lung tung cho tôi nghe. Chỉ có khi kể chuyện, bà mới nói rất nhiều cộng thêm những cung bậc cảm xúc, những cảm nhận bất chợt của bà trong từng câu kể. Thế mà hiện tại, bà chẳng phải kể một câu chuyện vui, cũng chẳng kể một câu chuyện khiến bà bực bội, chỉ là trả lời câu hỏi của tôi lại làm mẹ nói đi nói lại chỉ vài câu cùng một ý. Tôi rõ ràng biết mẹ đang nói dối, nhưng vẫn cố kiềm chế không cáu gắt gặng hỏi bà thêm vì thấy nghe thấy tiếng cãi cọ inh ỏi của Tony lẫn Luận từ ngoài cổng vọng vào. Tự dưng, tôi lại thấy khó chịu khi trong nhà có thêm người khác sống cùng. Bởi có họ, tôi và mẹ gần như mất dần không gian riêng tư nói những chuyện chỉ dành cho mẹ và tôi.
Nhưng cũng chẳng còn cách nào khác, tôi thở dài nhìn mẹ thêm chốc lát rồi theo đà đẩy của bà mà bước vào phòng bếp chuẩn bị nấu nướng.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.