Chương 67: Hồi thứ sáu mươi bảy
Mộng Bình Sơn
12/01/2015
Nói vừa dứt lời, Củng thị phu nhân lao đầu vào thềm đá toan tự vẫn, nhưng các tì nữ đã nhanh tay nắm lại cứu khỏi.
Trương Anh giận quá, lướt tới chỉ vào mặt Châu Trí hét:
- Tên cẩu quan kia, sao mi dám vô lễ như vậy? Phen này ta phải liều mình với mi mới được.
Vừa nói vừa xăn tay áo muốn ra tay. Châu Tử bước lùi một bước lớn tiếng mắng:
- Thằng tù chết bằm kia, sao mi dám hỗn xược với ta? Kẻ ta hữu đâu, hãy bắt nó đánh chết ngay lập tức!
Hai bên kẻ tả hữu được lệnh cùng hô rập lên một tiếng toan áp tới, bỗng thấy quân nha dịch từ bên ngoài hớt hải chạy vào báo:
- Có Sài Vương và Sài lão nương nương phụng giá đến nha, xin đại nhân ra nghênh tiếp cho mau.
Châu Trí nghe báo thất kinh, vội vã chạy ra đón vào nha. Sài nương nương ngồi chính giữa, Sài Vương đứng hầu một bên. Trương Anh bước tới đem việc Châu Trí thất lễ và Củng phu nhân toan tự vẫn kể 'lại đầu đuôi cho Sài nương nương nghe.
Sài nương nương căm phẫn vô cùng, nhưng chưa kịp nói gì, Sài Vương đã chỉ vào mặt Châu Trí quát to:
- Loài thất phu, sao mi dám kinh bạc người mệnh phụ triều đình? Gia tướng đâu? Hãy đem nó ra chém quách cho ta?
Gia tướng vâng lệnh áp tới bắt Châu Trí trói chặt. Nhạc phu nhân vội vàng bước tới nói:
- Xin điện hạ hãy vì tình tôi tha hàn một phen.
Sài nương nương nói:
- Nếu không chém thằng cẩu quan này để răn chúng thì còn gì là uy tín và danh dự của chúng ta?
Nhạc phu nhân vẫn cứ năn nỉ hoài, Sài Vương quay lại nạt Châu Trí:
- Vì có dì ta xin cứu rỗi ngươi, nên ta tạm gửi cái cẩu đầu lại nơi cổ mi đó.
Châu Trí cúi đầu lầm lì không dám nói nửa lời. Sài nương nương lại nạt lớn:
- Loài cẩu quan, hãy dọn đồ hết ra cho mau, để cái nha này cho Nhạc thái thái, còn ngươi thì sớm tối phải hết lòng hầu hạ cho cần mẫn, nếu trái lệnh ta quyết không dung mạng ngươi đâu.
Châu Trí dạ ran rồi lập tức dọn hết đồ đạc đem gia quyến ra ngoài, mướn chỗ khác ở. Mẹ con Sài nương nương mời hết gia quyến Nhạc phu nhân vào nha môn ở.
Nhạc phu nhân trao tiền lộ phí cho bấn tên gia tướng của Hàn Nguyên soái trở về, lại viết thư tỏ lời cảm tạ vợ chồng Hàn Nguyên soái...
Bốn tên gia tướng từ biệt trở về kinh.
Từ đó, mẹ con Sài nương nương ở lại nha môn với gia quyến họ Nhạc sống trong cảnh thanh nhàn bình an vô sự Hằng ngày, Sài Vương dắt các vị công tử cùng Trương Anh, dẫn bọn gia tướng đi săn bắn.
Một hôm anh em đi săn, đem hươu thỏ về rất nhiều, gặp lúc Sài nương nương cùng Nhạc phu nhân đang ngồi chuyện vãn ở hậu đường, thấy các vị công tử mặt mày hớn hở Nhạc phu nhân liền sa nước mắt. Sài nương nương lấy làm lạ, hỏi:
- Con trẻ nó đi chơi với nhau cho khuây lãng, sao hiền muội lại quá bi thương như vậy?
Nhạc phu nhân đáp:
- Vì chúng chỉ biết ham chơi mà không biết thương đến nhị ca chúng trốn đi qua Ninh Hạ tị nạn, đến nay vẫn bặt tin, mất còn không biết thế nào, lẽ nào em an tâm cho được?
Nhạc Đình nghe nói liền bước tới cúi đầu, thưa:
- Xin mẹ bớt cơn phiền não, để con qua Ninh Hạ thăm dò tin tức anh con rồi về đây báo lại cho mẹ biết.
Nhạc phu nhân nói:
- Con còn nhỏ dại, đường sá lại xa xôi, con ra đi quan san nghìn dặm, rủi gian thần nó bắt được hãm hại con, biết liệu làm sao?
Sài vương nói:
- Xin dì chớ lo, tam đệ không có hình vẽ truy nã, chắc không ai biết đâu, nhưng nếu sợ có người tra hỏi để cháu cấp cho tờ phê văn hộ thân, thì đi đường ắt sẽ an nhiên, vô sự.
Nhạc phu nhân nói:
- Nếu được vậy thì hay lắm.
Rồi Nhạc Đình lo sắm sửa hành lý sẵn sàng, sáng hôm sau vào từ biệt Nhạc phu nhân cùng Sài nương nương để lên đường.
Nhạc phu nhân căn dặn:
- Nếu con gặp nhị ca con thì phải dắt nó về đây cho mẹ khỏi nhọc lòng trông đợi. Đi đường con phải hết sức đề phòng, nếu gặp điều bất trắc, con phải nhẫn nhục chớ nên tranh cạnh với ai.
Nhạc Đình vâng lời, rồi từ biệt lên đường rời khỏi Vân Nam nhắm Ninh Hạ tiến bước.
Lại nhắc chuyện Ngưu Cao làm Đại Vương tại Thái Hành sơn, sau khi gặp Nhạc Lôi, lo sắm sửa khôi giáp và khí giới rồi điểm ba ngàn binh giao cho Nhạc Lôi, để qua Vân Nam thăm mẹ.
Đoàn quân rầm rộ kéo đi có trương cây cờ để bốn chữ lớn:
"Vân Nam Thám Mẫu''.
Sau khi từ biệt Ngưu Cao cùng mấy vị thúc phụ, Nhạc Lôi cùng bọn Gia Cát Cẩm gồm bảy anh em điều khiển ba ngàn quân nhằm Vân Nam thẳng tiến. Để giúp đỡ cho cháu mình đi đường được vẹn toàn, Ngưu Cao còn phát mã bài rao khắp xứ, hễ binh Nhạc Lôi đi đến đâu phải dâng lương thảo, nếu ai trái lệnh, Ngưu đại vương sẽ dẫn binh đến hỏi tội.
Lúc bấy giờ các quan địa phương, kẻ thì thương tình Nhạc Nguyên soái một người trung nghĩa, kẻ sợ oai thế Ngưu Cao nên Nhạc Lôi kéo binh đến đâu cũng được đón tiếp và dâng lương thảo.
Đi được vài tháng không gặp trở ngại, khi gần đến Trấn Nam nhằm tiết tháng năm khí trời nóng bức, quân tướng bị ốm do không hợp khí hậu, thủy thổ, Nhạc Lôi truyền lệnh dừng binh tìm chỗ mát mẻ gần bên chân núi đóng trại nghỉ ngơi, đào lò nấu cơm, chờ vài ngày cho phục hồi sức lực mới tiếp tục lên đường.
Sau bữa cơm trưa, Ngưu Thông ngồi trong dinh cảm thấy buồn bực liền rảo bước ra ngoài, lên núi dạo chơi. Đến một rừng cây mát mẻ, Ngưu Thông chui vào bóng cây, lựa một tảng đá bằng phẳng ngồi hóng mát.
Ngồi chơi hồi lâu, gió thổi hiu hiu, Ngưu Thông nằm xuống đó ngủ luôn một giấc cho đến sớm mai mới thức dậy. Chàng dụi mắt chạy thẳng xuống núi để trở về trại. Chẳng dè mắt nhắm mắt mở quên mất đường cũ lại đi nhằm phía sau núi. ở đây cũng có dinh trại, bên trong có trướng phòng, bên ngoài có để một chiếc bàn, chính giữa ngồi chễm chệ một vị tướng quan, hai bên có thủ hạ đứng hầu, phía dưới đứng sắp hàng hơn năm trăm binh lính.
Vị tướng quan ấy ngồi điểm danh từng người một. Khi điểm được bảy tám mươi tên thì điểm đến Lưu Thông, gặp lúc Ngưu Thông vừa đi qua nên nghe lầm tưởng vị tướng quan ấy kêu mình, liền trở miệng vào nạt lớn:
- Ai dám cả gan kêu tên ông?
Vị tướng quan ấy ngước mặt lên thấy Ngưu Thông tưởng là quân lính của mình nên nổi giận mắng:
- Tên thất phu kia sao dám hỗn hào như vậy? Tả hữu đâu, hãy bắt hắn đánh đủ bốn chục côn cho ta.
Tả hữu vâng lệt áp đến vây bắt Ngưu Thông. Ngưu Thông nổi giận xung thiên gạt ngang qua một cái, ba bốn đứa ngã lăn, bồi thêm một đá năm sáu đứa nhào ngửa. Vị tướng quan trông thấy lại càng giận dữ hơn nữa nhảy phóc xuống bàn, nhưng chưa kịp ra tay đã bị Ngưu Thông lướt tới đánh liền. Vị tướng quan ấy thất kinh chạy lánh ra phía sau trốn mất, quân lính liệu thế không xong bỏ chạy tán loạn.
Ngưu Thông thấy quân tướng vỡ tan liền bước thẳng vào trướng phòng, trông thấy trên ghế tiệc rượu dọn sẵn, thịt cá ê hề chàng cười ha hả, nói:
- May quá! Ta đang đói bụng mà tiệc rượu đã dọn sẵn sàng chúng lại bỏ chạy nhường cho ta, nếu không ăn thì uổng lắm.
Nói rồi ngồi lại ăn trong một mình, rót uống liên tiếp mấy bát rượu lấy làm khoái chí.
Đang ăn uống, bỗng nghe tên ngoài có tiếng hét vang, thì ra gần ba trăm quân đầy đủ khí giới không biết từ đâu đến vây chặt xung quanh. Ngưu Thông nhìn ra ngoài, trông thấy một vị Vương Gia ngồi trên ngựa điều khiển ba quân tên vào, ai nấy hầm hầm sắc mặt, cố bắt Ngưu Thông.
Ngưu Thông hoảng kinh quảng đũa đứng dậy, trong tay không có binh khí, chàng phủ xách chiếc ghế bẻ lấy một chân nhảy ra cầm cự với chúng quân.
Lại nhắc đến trong dinh Nhạc Lôi, quân sĩ thấy Ngưu thông ăn cơm xong rồi đi lên núi trọn một đêm không thấy về, chúng lo ngại cho nhau chạy lên núi tìm kiếm. Chúng đi lần ra phía sau núi, nghe tiếng la hét om sòm, ngó xa xa thấy Ngưu Thông một mình tay cầm cái chân ghế đánh với một toán quân. Quân sĩ vội chạy thẳng về dinh phi báo. Nhạc Lôi cả kinh, liền cùng với mấy anh em kéo mấy trăm binh mã chạy như bay đến đó Trông thấy Ngưu Thông đang tả xung hữu đột đánh phá trùng vậy, Nhạc Lôi lớn tiếng kêu:
- Xin hãy dừng tay, có việc chi hãy nói cho minh bạch rồi sẽ đánh tiếp.
Vị Vương gia trông thấy binh mã đến đông, nên truyền quân dãn ra. Nhạc Lôi hỏi Ngưu Thông:
- Tại sao Ngưu huynh lại đến đây đánh lộn với người ta?
Ngưu Thông đáp:
- Ta ở trên núi hóng mát, rồi ngủ quên mãi đến hồi sớm mai này mới thức dậy. Ta lại vô ý đi lộn qua mé núi này vừa gặp đoàn quân này đang điểm danh; chúng lại nhè tên ta mà điểm, .ta tức mình cãi lại, chúng vây đánh ta rõ thật ngang tàng chưa? Nhị đệ hãy giúp ta một tay đánh bọn này cho chúng biết mặt?
Lúc ấy bên kia mới biết Ngưu Thông nghe lầm. Nhạc Lôi lại quay qua hỏi vị Vương gia:
- Chẳng hay bọn ngươi binh mã ở đâu, sao lại đến chốn này điểm danh?
Vị Vương gia ấy đáp:
. Ta là Lộ Huê Vương tên Triệu Giám. Chấn này là địa phận của ta, bọn ngươi ở đâu sắc dám đến đây dọc ngang như vậy?
Nhạc Lôi nghe nói xuống ngựa thi lễ và ôn tồn nói:
- Tôi là con của Nhạc Phi tên Nhạc Lôi, anh tôi không biết xúc phạm đến Vương gia thật đáng tội.
Triệu Vương nói:
- Té ra ngươi là Nhạc công tử sao? Ta hằng nghe danh lệnh tôn đã lâu, song chưa có dịp gặp mặt, nay gặp quí công tử đây thật là vạn hạnh. Vậy xin mời liệt vị quá bước đến dinh tôi để chuyện vãn cho thỏa lòng ái mộ.
Nhạc Lôi cúi đầu tạ ơn rồi dắt hết mấy anh em đến Vương phủ.
Vào Ngân An điện, mọi người làm lễ ra mắt nhau xong rồi, Triệu Vương mời ngồi và hỏi thăm tên họ mấy anh em, đoạn hỏi qua việc Nhạc Nguyên soái.
Nhạc Lôi đem hết việc cha mình bị gian thần hãm hại và gia quyến bị đày, thuật lại đầu đuôi cho Triệu Vương nghe. Triệu Vương thở dài, lòng đầy bi thiết, nói:
- Tần Cối quả là loài gian tặc, hắn lộng quyền đến thế thì biết bao giờ thiên hạ mới thái bình?
Nhạc Lôi lại hỏi:
Trời đáng nóng bức tại sao Vương gia lại thao binh diễn mã làm gì?
Triệu Vương than thở:
- Chỉ vì ta sinh có một đứa con gái thôi, thế mà gần đây có tên Tổng binh ải Trấn Nam tên Hắc Hổ muốn ép cưới con ta, nên ta phải thao diễn binh mã quyết đánh liều với hắn một trận.
Nhạc Lôi nói:
- Nếu Vương gia không bằng lòng gả cho hắn thì thôi, việc gì phải dấy động binh đao?
Triệu Vương đáp:
- Vì công tử chưa rõ đấy, chứ hắn ỷ mình võ công cao cường, thủ hạ binh hùng tướng mạnh, lại liên kết với Tần Cối làm nội ứng nên mới dám coi thường ta, cố tình bức hôn Quận chúa cho kỳ được. Nay liệt vị đến đây xin giúp ta một tay.
Ngưu Thông vùng lên nói:
- Đừng sợ, đừng sợ! Đã có anh em tôi đây thì dù cho muôn quân nghìn tướng đi nữa, anh em tôi cũng giết cho tận tuyệt.
Gia Cát Cẩm nghe nói miệng cười chúm chím. Nhạc Lôi thấy thế, hỏi:
- Gia Cát huynh đã nghĩ ra kế chi chưa mà cười ra vẻ đắc ý lắm vậy?
Gia Cát Cẩm không đáp, chỉ quay lại hỏi Triệu Vương:
- Thế đám bức hôn này có ai đứng làm mai mối không, và chừng nào làm lễ thành thân?
Triệu Vương thở dài đáp:
Có mai mối gì đâu? Trước đây ba hôm, hắn sai một tên tướng dắt theo mười tên quân đem lễ vật đến đây ném trên bàn và bảo đến ngày mùng một tháng sáu này hắn sẽ đến rước dâu.
Gia Cát Cẩm nói:
- Nếu vậy thì không cần chi phải dấy động binh đao, nhưng muốn cho mưu kế thành công cần phải sai một người qua nói với hắn rằng: "Nhân duyên là một việc tốt vả lại hai bên cũng xứng đôi vừa lứa, môn đăng hộ đối Ngặt vì Quận chúa chẳng nỡ phân ly, xin Hắc Tổng binh phải đến đây làm lễ động phòng hoa chúc mới được bằng không thì cương quyết dấy động can qua". Nếu hắn bằng lòng qua đây thì hãy làm như vầy, như vầy... chắc là yên chuyện.
Triệu Vương cả mừng khen là diệu kế, mời hết mấy anh em ra sau hoa viên ăn uống, một mặt sai người đến Trấn Nam nói việc kết hôn với Hắc Hổ.
Triệu Vương cùng bọn anh em Nhạc Lôi ngồi dự tiệc giữa vườn hoa chuyện vãn đến chiều, bỗng thấy người ấy trở về, theo sau có một tên Thiên Tổng ở Trấn Nam do Hắc Hổ sai đến.
Tên Thiên Tổng ấy vào làm lễ ra mắt rồi nói:
Quan Tổng binh tôi nghe nói Vương gia bằng lòng gả Quận chúa cho người, nên người sai tôi qua đây xin tờ tín hỉ.
Triệu Vương sai dọn tiệc thết đãi tên quan ấy rồi viết giấy báo hỉ trao cho hắn. Trước khi hắn về, Triệu Vương không quên tặng mấy lượng bạc cho thêm phần trọng hậu.
Khi tên quan ấy về rồi, Triệu Vương cùng mấy anh em tiếp tục ngồi vào bàn tiệc ăn uống đến khuya mới đi nghỉ.
Hôm sau, bảy anh em kéo nhau trở về trại mình, đi săn bắn vui chơi mấy hôm; chờ đợi đến ngày mùng một tháng sáu lại dẫn binh đến phủ Triệu Vương phân ra mai phục bốn phía, rồi cũng vào cùng Triệu Vương ăn uống vui chơi trong hoa viên như hôm nọ vậy. .
Hôm nay Triệu Vương cũng chuẩn bị sẵn sàng, trong ngoài đều treo đèn kết hoa sáng rực, trống đánh liên hồi, tiếng nhạc dìu dặt, bọn ca nhi hát vang, ai thấy cũng tưởng là Triệu Vương bằng lòng gả con, nên bố trí quá linh đình.
Chỉ mấy phút sau đã thấy gia tướng chạy vào báo:
- Hắc Hổ đã mang một ngàn binh mã đến đóng trước phủ rồi.
Triệu Vương liền cho bốn vị tướng quân ra ngoài nghênh tiếp. Hắc Hổ dặn dò tướng sĩ bảo phải đồn trú bên ngoài, rồi dắt hai tên phó tướng thẳng vào Ngân An điện làm lễ ra mắt Triệu Vương.
Sau khi mời ngồi, Triệu Vương truyền bày yến tiệc đãi đằng, Hắc Hổ trông thấy trong ngoài treo đèn kết hoa trong lòng vui mừng muôn phần. Triệu Vương lại sai gia tướng đem rượu thịt ra ngoài cấp thưởng cho quân sĩ nên Hắc Hổ rất hài lòng, không một chút nghi kỵ.
Rượu được vài tuần, Hắc Hổ đứng dậy, thưa:
- Đã đến giờ hoàng đạo, xin mời Quận chúa ra đây để làm lễ hoa chúc.
Triệu Vương nói:
- Con gái ta từ bé đến lớn không bước ra khỏi cửa phòng nên trông thấy người lạ chẳng những xấu hổ mà thôi, lại còn sợ hãi nữa là khác. Vậy hôm nay, nghĩa tế hãy vào đó thành thân rồi mai sẽ ra ngoài làm lễ hoa chúc cũng được.
Hắc Hổ chưa kịp đáp đã thấy bảy tám đứa tì nữ ăn mặc cực kỳ lộng lẫy, xách đèn ra đón Hắc Hổ vào tân phòng.
Hắc Hổ vào tân phòng thấy hai bên chưng bày đồ rất ngoạn mục, tề chỉnh, lòng như nở hoa, hắn cất giọng nói:
- Quận chúa ở đâu?
Bọn a hoàn đáp:
- Quận chúa xấu hổ nấp trong trướng không dám ngồi ngoài.
Hắc Hổ cười ha hả nói:
- Đã là vợ chồng rồi còn xấu hổ nỗi gì nữa? Thôi, bọn a hoàn hãy lui ra, để đó mặc ta.
Bọn a hoàn che miệng cười rồi dắt nhau chạy hết. Hắc Hổ đóng cửa phòng lại rồi đến bên giường dùng giọng mơn trớn nói:
- Bớ nàng ơi! Chớ nên xấu hổ làm chi?
Vừa gọi vừa với tay toan vén màn lên. Thình lình, từ trong màn thoi ra một thoi trúng hông Hắc Hổ, hắn ngã nhào xuống đất.
Hắc Hổ la lên:
- Ô hay! Chưa gì sao lại đánh chồng?
Nói chưa dứt lời, đã thấy trong màn nhảy ra một người cao lớn đen đũi, lấy chân đạp đầu Hắc Hổ thật mạnh và mắng lớn:
- Tên thất phu này đã thấy võ nghệ của "vợ'' chưa? Bây giờ Hắc Hổ mới biết là không phải Quận chúa mà là một tay Huỳnh mao đại Hán có sức mạnh phi phàm, hắn vừa vùng vẫy, vừa hỏi:
- Ngươi là ai, lại dám đến đây giả Quận chúa ám hại ta vậy?
Ngưu Thông cười gằn, đáp:
- Kim Mao Thái tuế là ông đây, mi không thấy sao lại gọi là "vợ"?
Vừa nói vừa giáng xuống một quả đấm lôi công khiến hai tròng con mắt Hắc Hổ lọt ra ngoài. Ngưu Thông bồi thêm ít quả nữa, Hắc Hổ nằm im bất động, hồn lìa khỏi xác.
Hai tên phó tướng của Hắc Hổ ở ngoài nghe trong phòng có tiếng đánh đập túi bụi, lòng đầy nghi hoặc liền rút gươm nhảy bổ vào, nhưng bên cửa phòng đã có Hàn Khởi Long và Hàn Phụng nấp sẵn, vội rút đao cản lại hét lớn:
- Hai đứa bay định đi đâu?
Phập! Phập!
Hai ngọn đao của anh em họ Hàn giáng xuống khiến hai đứa phân làm bốn khúc. Ngoài này bọn Tông Lương và Âu Dương Thiện vung binh khí đánh thốc bọn gia tướng của Hắc Hổ ra khỏi vương phủ, rồi hô lên một tiếng, bốn phía binh phục đều nổi dậy, vừa giết một ngàn binh của Hắc Hổ chết sạch, may lắm mới còn lại mấy tên chạy về báo tin.
Giết xong Hắc Hổ, Triệu Vương mời mấy anh em vào Ngân An điện tạ ơn, đoạn khiến quân đem thây Hắc Hổ ra ngoài thiêu đốt, một mặt cấp phát rượu thịt khao thưởng ba quân.
Sau đó, Triệu Vương truyền dọn yến tiệc, mời hết mấy anh em ăn uống vui mừng.
Rượu được vài tuần, Triệu Vương nói với Gia Cát Cẩm:
- Nếu con gái tôi chẳng nhờ có liệt vị thì đã thất thân với quân vô lại ấy rồi. Nay tôi muốn nhân cơ hội này, gả Quận chúa cho Nhạc công tử, chẳng biết liệt vị nghĩ sao?
Gia Cát Cẩm nói:
- Vương gia có lòng thương tưởng đến Nhạc công tử, chúng tôi cảm ơn vô cùng.
Nhạc Lôi đứng dậy thưa:
- Tôi rất cám ơn Vương gia thương tình, song tôi thiết tưởng việc ấy chưa tiện, vì tôi đây thù cha, anh chưa trả được, còn mẹ tôi lại bị đày xuống Vân Nam ngàn dặm quan san không biết lành . dữ thế nào, tôi đâu dám tự tiện kết hôn? Xin hãy để tôi gặp mẹ tôi bẩm lại, rồi mới dám vâng lời Vương gia.
Triệu Vương nói:
- Công tử nói chí lý lắm, nhưng xin hãy đừng thất tín.
Ngưu Thông nói chèn vào:
- Việc ấy chớ lo, có tôi đứng làm mai đây thì lo chi nhị đệ tôi thất tín.
Triệu Vương cười xòa rồi tiếp tục ăn uống, chuyện trò thân mật với nhau đến khuya mới mãn.
Sáng hôm sau, mấy anh em đều phò Triệu Vương và dẫn hết bốn bộ binh mã kéo thẳng đến Trấn Tam quan.
Tướng sĩ giữ ải nghe tin Hắc Hổ chết rồi, liền mở cửa ải nghênh tiếp. Triệu Vương dắt mấy anh em vào ải nghỉ ngơi, rồi chọn một viên tướng mạnh ở lại giữ ải, đoạn làm một đạo bẩn chương thân tấu với triều đình rằng Hắc Hổ phản loạn nên Triệu Vương đã ra tay trừ khử.
Triệu Vương nghỉ ở đó một đêm, sáng hôm sau từ biệt anh em trở về Vương phủ. Mấy anh em cũng kéo quân ra đi.
Đi được vài ngày nữa đến địa phận Binh Nam quan, Nhạc Lôi truyền quân an dinh hạ trại rồi lên tiếng hỏi:
- Chư vị đại ca có ai dám đi kêu mở cửa ải không?
Hàn Khởi Long và Hàn Khởi Phụng đồng thanh nói:
- Để ngu huynh đi cho.
Rồi hai người dẫn binh mã đến trước ải, kêu lớn:
- Bớ quân giữ cửa ải, hãy vào báo cho Tổng binh biết rằng chúng ta đây là nghĩa sĩ ở núi Thái Hành sơn muốn qua Vân Nam thăm Nhạc phu nhân vậy mau mở cửa ải cho chúng ta qua.
Quân sĩ chạy vào báo, quan Tổng binh nổi giận, mang giáp, vung đao lên ngựa phát pháo khai thành, hét như sấm nổ:
- Loài mao tặc ở đâu dám đến đây kêu mở cửa ải?
Hai người thấy tên Tổng binh Ba Vân này cao lớn dềnh dàng, tướng mạo trông mạnh mẽ, liền giục ngựa dịu giọng nói:
Ta là Hàn Khởi Long vâng lệnh Ngưu Đại Vương ở Thái Hành sơn bảo hộ Đệ nhị Nhạc Công tử xuống Vân Nam thăm mẹ. Xin Tổng binh mở cửa ải cho ta qua.
Ba Vân nghe nói ngửa mặt lên trời cười ngất hồi lâu mới lên tiếng:
- Thì ra ngươi cũng là một bọn với Nhạc Lôi sao? Ta vâng mệnh Tần Thừa tướng tìm bắt các ngươi, nay các ngươi đến đây nạp mạng thì còn gì may mắn hơn? Thôi, hãy đỡ cây đao của ta đây, nếu đủ sức đỡ thì ta cho qua, bằng võ nghệ tầm thường, hãy quỳ xuống chịu chết!
Lửa giận sôi gan. Khởi Long chiếu đôi mắt nẩy lửa vào mặt Ba Vân, mắng:
- Quân khốn kiếp, ta đã lấy lời phải trái nói với mi, sao mi dám hỗn xược đến thế? Hãy xem đường đao của ta đây này.
Vừa nói vừa vung cây tam tim lưỡng nhãn đao nhắm ngay mặt Ba Vân chém tới. Ba Vân cũng vung đao ngăn đánh. Hai bên đánh với nhau ước chừng mười hiệp, Khởi Long thấy đối phương lợi hại, liền vận công lực đỡ văng cây đao của Ba Vân ra rồi thuận tay rút chiếc roi đồng trong lưng ra đánh trúng giữa lưng Ba Vân một roi hộc máu mồm.
Ba Vân nằm mọp trên lưng ngựa chạy vội vào ải, hối quân đóng chặt cửa lại rồi vào hậu đường nằm ngay trên giường, rên la vô cùng đau đớn.
Gia tướng thấy thế thất kinh chạy vào phi báo. Tú Lâm tiểu thư vội vàng chạy vào thăm, thấy cha mình hôn mê bất tỉnh, tính mạng mười phần nguy cấp, vội vàng mời lang y vào chữa chạy rồi ra ngoài hội chư tướng nghị kế giữ ải.
Còn đang bàn luận, bỗng thấy quân sĩ chạy vào phi báo:
- Quân giặc bên ngoài ải kiêu căng, chửi mắng thậm tệ.
Tú Lâm nổi giận xung thiên, mang giáp lên ngựa cầm song nguyệt đao dẫn binh ra thành hét lên:
- Loài mao tặc, sao mi dám đả thương cha ta, hãy nạp mạng đây cho mau!
Hàn Khởi Long trông thấy viên nữ tướng, đầu đội bao phát lụy tư khôi có giắt cặp lông trĩ, mình mang tỏa tử huỳnh long giáp, mặc áo đoàn hoa chiến bào, tay cầm nhật nguyệt song đao, mặt đẹp như trăng rằm, đôi mắt như thu thủy, môi tựa hoa anh đào, vừa xem qua chẳng khác hằng nga ly nguyệt điện.
Hàn Khởi Long thấy mê mẩn tâm thần, giục ngựa lướt tới hỏi:
- Nữ tướng kia, ngươi tên chi?
Tiểu thư đáp:
- Ta là con gái của Bình Nam Tổng binh tên Ba Tú Lâm, còn mi loài mao tặc ở đâu, tên chi hãy nói ra rồi sẽ đánh.
Hàn Khởi Long trầm giọng tự xưng.
- Ta là Đại tướng Hàn Khởi Long, thuộc hạ của Ngưu Đại Vương ở Thái Hành sơn đây. Cha ngươi bị ta đánh thất đảm hồn kinh rồi, ngươi là phận gái liễu yếu đào tơ sao dám cả gan ra đây nạp mạng? Hay là trời khiến ta với ngươi có duyên nợ chi chăng? Nếu quả vậy hãy mở cửa ải cho mau.
Tú Lâm xoe tròn đôi mắt phượng quát lên:
- Loài thất phu, chớ có coi thường ta. Mi đánh cha ta một roi nên ta quyết ra đây bắt cho được mi để báo thù.
Nói rồi vung đao lướt tới chém. Hàn Khởi Long cũng vung đao đón đánh. Hai bên đánh nhau trên ba mươi hiệp. Tú Lâm liệu đánh không lại liền quay ngựa chạy dài, chẳng dè trời khiến con ngựa không chạy về ải lại chạy thẳng ra đông. Hàn Khởi Long giục ngựa đuổi theo.
Tú Lâm chạy một quãng khá xa trông thấy phía trước có một cái am, đề ba chữ "Vân Nguyệt Am", nàng vội gõ cửa xin vào lánh nạn.
Bên trong, một ni cô mở cửa bước ra, hỏi:
- Tiểu thư chạy đi đâu mà ra vẻ hớt hải như vậy?
Tú Lâm kể lại chuyện thất trận vừa rồi và năn nỉ:
. Xin ni cô làm ơn đem con ngựa của tôi ra phía sau giấu đi, để tôi vào nấp trong phòng, nếu như tặc tướng có theo đến, hãy chỉ cho hắn vào phòng, tôi lén chém cho hắn một đao thì xong chuyện.
Bọn ni cô vâng lời cứ y kế mà làm. Mấy phút sau Hàn Khởi Long phi ngựa đến trước am không thấy bóng dáng Tú Lâm đâu cả, đoán chắc nàng đã vào am lẩn trốn rồi, bèn xuống ngựa cột vào gốc cây, bước tới kêu cửa.
Ni cô mở cửa bước ra, Khởi Long hỏi:
- Có viên nữ tướng nào trấn trong này không?
Ni cô đáp:
- Có viên nữ tướng thất trận chạy đến đây, đang trốn trong phòng kia, tôi không dám nói dối.
Khởi Long nói:
- Thế thì ni cô làm ơn dắt tôi vào.
Ni cô dẫn Khởi Long đi vào trước một dãy phòng gồm năm căn nhỏ, rồi đứng lại giơ tay chỉ nói:
- Thiếu nữ ấy ở trong phòng này, song tôi không dám vào.
Nói rồi quay trở ra lập tức. Khởi Long thấy cửa phòng khép kín, nghĩ thầm:
- "Thế nào hắn cũng nấp sau cửa đặng rình chém ta, ta cần phải đề phòng lắm mới được".
Nghĩ rồi bỏ đao cầm roi đồng, xô cửa bước vào. Quả nhiên Tú Lâm nấp sau cánh cửa vung đao chém liền nhưng Khởi Long đã đề phòng trước, chàng vung roi đỡ văng ra rồi lách mình ra phía sau lưng nắm chặt hai cánh tay Tú Lâm giựt đao quăng đi rồi ôm ngang lưng nàng chặt cứng.
Tú Lâm ré lên một tiếng thất thanh, Khởi Long dịu giọng vỗ về:
- Hãy im đi, chúng ta kẻ trời Nam người đất Bắc gặp nhau như thế này há chẳng phải duyên tiền định là gì? Phương chi ta với nàng xứng đôi vừa lứa, tài mạo tương đương lại phải vùng vẫy làm chi?
Khởi Long vừa nói vừa vật Tú Lâm xuống. Tú Lâm yếu sức làm sao vùng vẫy cho rồi! Nàng đành phải chịu cho Khởi Long bẻ nhụy.
Nói về Khởi Phụng thấy anh mình đuổi theo nữ tướng, cũng giục ngựa chạy theo. Khi đến am thấy ngựa anh mình cột dưới gốc cây, bèn xuống ngựa cột một bên rồi chạy thẳng vào am hỏi ni cô:
- Ngựa cột tại đó mà vị tướng công ấy chạy đi đâu?
Ni cô đáp:
- Hai người đang giao chiến với nhau trong phòng, sao nãy giờ không nghe động tĩnh chi hết, không biết họ làm chi trong ấy nhưng bọn tôi không dám vào.
Khởi Phụng nghe nói vội chạy vào, nhưng tìm không thấy Khởi Long lại thấy một căn phòng cửa khép he hé, chàng xô cửa bước vào bỗng thấy một thiếu nữ đang ngồi trong đó, nhan sắc mười phần xinh đẹp. Khởi Phụng bước tới, người con gái ấy thất kinh toan tháo chạy, nhưng Khởi Phụng đã lẹ tay ôm choàng nàng lại chặt cứng.
Thiếu nữ xấu hổ muốn la lên, nhưng Khởi phụng dịu giọng nói:
- Tình cờ chúng ta gặp nhau trong căn phòng vắng vẻ như vậy chẳng phải lương duyên tiền định là gì?
Thiếu nữ đáp:
- Nếu tướng quân muốn tính cuộc lâu dài xin hãy để cho thiếp thưa lại với cha mẹ rồi cậy mai mối làm lễ nghênh hôn chính thức thiếp mới vui lòng, bằng cưỡng bức thà thiếp liều chết cho rồi chứ quyết không vâng chịu.
Khởi Phụng đáp:
- Nàng nói rất chí lý, song tôi e nàng nói để lừa tôi chăng? Vậy xin hãy vái trời mà thề, tôi mới tin.
Thiếu nữ gật đầu rồi hai người đóng cửa phòng lại cùng nhau vái thề thốt kết nghĩa vợ chồng.
Thề thốt xong, Khởi Phụng hỏi:
- Chẳng hay nàng là ai, nhà cửa ở đâu, sao lại đến chốn này?
Thiếu nữ đáp:
- Tôi là con của Vương Trưởng lão ở xóm gần đây, tên tôi là Tố Quyên, vì mẹ tôi qua đời đã đúng ba năm rồi, nên tôi đến đây làm tuần mãn phục chẳng dè gặp tướng quân.
Khởi Phụng nói:
- Thế thì đúng là chúng ta có duyên tiền định rồi.
Nói rồi nắm tay nhau dắt ra ngoài, vừa thấy Khởi Long và Tú Lâm cũng ra nơi đại điện. Anh em gặp nhau bèn đem hết tâm sự nói cho nhau biết rồi bàn bạc việc cầu hôn.
Hàn Khởi Long liền nhờ ni cô mời Vương Trưởng lão đến để nghị hôn. Vương Trưởng lão hay tin, đi thẳng đến Vân Nguyệt am thấy con gái mình đi đôi với một chàng thư sinh, nghẹn ngào sửng sốt, lão không thốt nên lời.
Tú Lâm bước tới, nói:
- Hai người tình cờ gặp nhau quả lương duyên tiền định nên tôi muốn đứng ra làm mai mối để hai người được kết tóc xe tơ đẹp duyên loan phượng.
Vương Trượng lão thấy việc đã lỡ rồi, hơn nữa thấy Khởi Phụng cốt cách phi phàm, biết không phải là hạng tầm thường nên lưỡng lự nói:
- Chỉ vì lão vô phúc nên vợ mất sớm mới sinh ra việc như vầy, thôi, các ngươi muốn tính sao tùy ý.
Khởi Phụng lạy tạ cha vợ rồi đỡ Tố Quyên lên ngựa, còn mình đi bộ dắt nhau về dinh, Tú Lâm lại đề nghị với Khởi Long:
- Bây giờ thiếp giả thua chạy về ải, tướng quân đuổi theo để thiếp về thưa lại với cha thiếp rồi ngày mai chúng ta sẽ tính việc cầu thân.
Khởi Long gật đầu y kế, rồi hai người cùng tung mình lên ngựa, Tú Lâm chạy trước, Khởi Long đuổi theo sau.
Quân sĩ trên ải trông thấy tiểu thư chạy về liền thả điếu kiều xuống. Tú Lâm chưa kịp qua điếu kiều, Khởi Long đã lanh lẹ giục ngựa phóng qua trước, xông thẳng lên ải.
Ngoài này, bọn Nhạc Lôi trông thấy Hàn Khởi Long vào ải được, liền hò nhau xông vào một lượt. Quân sĩ thất kinh chạy vào phi báo với Ba Vân.
Ba Vân đang nằm liệt trên giường bệnh, nghe báo vùng hét lên một tiếng hộc máu chết tươi.
Lấy được Bình Nam quan rồi, Nhạc Lôi lên ngồi giữa soái phủ, tướng sĩ của Ba Vân tình nguyện đầu hàng. Nhạc Lôi truyền liệm chôn cất Ba Vân tử tế. Tú Lâm lăn ra khóc lóc rất thảm thiết.
Sau đó anh em Hàn Khởi Long đem hết việc kết hôn với Tú Lâm và Vương Tố Quyên thuật lại, Nhạc Lôi mừng rỡ sai người đến đón Vương Tố Quyên đặng cùng Tú Lâm gìn giữ ải Bình Nam quan.
Nghỉ đỡ một đêm, sáng hôm sau Nhạc Lôi truyền lệnh kéo binh thẳng đến ải Tần Nam quan.
Khi còn cách ải chừng vài dặm, Nhạc Lôi truyền an dinh hạ trại rồi lên tiếng hỏi:
- Có ai dám đến ải này kêu mở cửa không?
Ngưu Thông nói:
- Phen này cho ta đi, để cũng kiếm một con vợ như người ta chớ?
Nhạc Lôi nói:
- Đệ nghe đồn quan Tổng Binh trấn ải này lợi hại lắm, Ngưu huynh có đi phải hết sức cẩn thận mới được.
Ngưu Thông gật đầu, dẫn binh mã đến trước ải kêu lớn:
- Hãy mở cửa ải cho chúng ông đi qua, bằng nghịch lại ông sẽ giết không còn một mống!
Quan Tổng binh ải này tên Thạch Sơn nghe quân giữ ải chạy vào phi báo, liền mang giáp lên ngựa vung cây thiết xoa dẫn binh xông ra ngoài ải.
Ngưu Thông vừa thoáng thấy đã xông tới đánh liền không thèm nói năng gì cả. Thạch Sơn cũng vung cây thiết xoa ra ngăn đỡ. Hai ngựa giao kề đánh nhau chừng ba mươi hiệp. Ngưu Thông vận hết sức mạnh hất cây xoa rồi chém xuống một đao. Thạch Sơn né không khỏi trúng nhằm bả vai máu tuôn lai láng.
Thấy Thạch Sơn lật đật quay ngựa chạy thẳng vào ải, Loan Anh tiểu thư cùng phu nhân vội chạy đến.
Thạch Sơn gắng gượng nói với con gái:
- Cha bị vết thương khá nặng; con hãy ra đó bắt bắn để báo thù cho cha.
Trương Anh giận quá, lướt tới chỉ vào mặt Châu Trí hét:
- Tên cẩu quan kia, sao mi dám vô lễ như vậy? Phen này ta phải liều mình với mi mới được.
Vừa nói vừa xăn tay áo muốn ra tay. Châu Tử bước lùi một bước lớn tiếng mắng:
- Thằng tù chết bằm kia, sao mi dám hỗn xược với ta? Kẻ ta hữu đâu, hãy bắt nó đánh chết ngay lập tức!
Hai bên kẻ tả hữu được lệnh cùng hô rập lên một tiếng toan áp tới, bỗng thấy quân nha dịch từ bên ngoài hớt hải chạy vào báo:
- Có Sài Vương và Sài lão nương nương phụng giá đến nha, xin đại nhân ra nghênh tiếp cho mau.
Châu Trí nghe báo thất kinh, vội vã chạy ra đón vào nha. Sài nương nương ngồi chính giữa, Sài Vương đứng hầu một bên. Trương Anh bước tới đem việc Châu Trí thất lễ và Củng phu nhân toan tự vẫn kể 'lại đầu đuôi cho Sài nương nương nghe.
Sài nương nương căm phẫn vô cùng, nhưng chưa kịp nói gì, Sài Vương đã chỉ vào mặt Châu Trí quát to:
- Loài thất phu, sao mi dám kinh bạc người mệnh phụ triều đình? Gia tướng đâu? Hãy đem nó ra chém quách cho ta?
Gia tướng vâng lệnh áp tới bắt Châu Trí trói chặt. Nhạc phu nhân vội vàng bước tới nói:
- Xin điện hạ hãy vì tình tôi tha hàn một phen.
Sài nương nương nói:
- Nếu không chém thằng cẩu quan này để răn chúng thì còn gì là uy tín và danh dự của chúng ta?
Nhạc phu nhân vẫn cứ năn nỉ hoài, Sài Vương quay lại nạt Châu Trí:
- Vì có dì ta xin cứu rỗi ngươi, nên ta tạm gửi cái cẩu đầu lại nơi cổ mi đó.
Châu Trí cúi đầu lầm lì không dám nói nửa lời. Sài nương nương lại nạt lớn:
- Loài cẩu quan, hãy dọn đồ hết ra cho mau, để cái nha này cho Nhạc thái thái, còn ngươi thì sớm tối phải hết lòng hầu hạ cho cần mẫn, nếu trái lệnh ta quyết không dung mạng ngươi đâu.
Châu Trí dạ ran rồi lập tức dọn hết đồ đạc đem gia quyến ra ngoài, mướn chỗ khác ở. Mẹ con Sài nương nương mời hết gia quyến Nhạc phu nhân vào nha môn ở.
Nhạc phu nhân trao tiền lộ phí cho bấn tên gia tướng của Hàn Nguyên soái trở về, lại viết thư tỏ lời cảm tạ vợ chồng Hàn Nguyên soái...
Bốn tên gia tướng từ biệt trở về kinh.
Từ đó, mẹ con Sài nương nương ở lại nha môn với gia quyến họ Nhạc sống trong cảnh thanh nhàn bình an vô sự Hằng ngày, Sài Vương dắt các vị công tử cùng Trương Anh, dẫn bọn gia tướng đi săn bắn.
Một hôm anh em đi săn, đem hươu thỏ về rất nhiều, gặp lúc Sài nương nương cùng Nhạc phu nhân đang ngồi chuyện vãn ở hậu đường, thấy các vị công tử mặt mày hớn hở Nhạc phu nhân liền sa nước mắt. Sài nương nương lấy làm lạ, hỏi:
- Con trẻ nó đi chơi với nhau cho khuây lãng, sao hiền muội lại quá bi thương như vậy?
Nhạc phu nhân đáp:
- Vì chúng chỉ biết ham chơi mà không biết thương đến nhị ca chúng trốn đi qua Ninh Hạ tị nạn, đến nay vẫn bặt tin, mất còn không biết thế nào, lẽ nào em an tâm cho được?
Nhạc Đình nghe nói liền bước tới cúi đầu, thưa:
- Xin mẹ bớt cơn phiền não, để con qua Ninh Hạ thăm dò tin tức anh con rồi về đây báo lại cho mẹ biết.
Nhạc phu nhân nói:
- Con còn nhỏ dại, đường sá lại xa xôi, con ra đi quan san nghìn dặm, rủi gian thần nó bắt được hãm hại con, biết liệu làm sao?
Sài vương nói:
- Xin dì chớ lo, tam đệ không có hình vẽ truy nã, chắc không ai biết đâu, nhưng nếu sợ có người tra hỏi để cháu cấp cho tờ phê văn hộ thân, thì đi đường ắt sẽ an nhiên, vô sự.
Nhạc phu nhân nói:
- Nếu được vậy thì hay lắm.
Rồi Nhạc Đình lo sắm sửa hành lý sẵn sàng, sáng hôm sau vào từ biệt Nhạc phu nhân cùng Sài nương nương để lên đường.
Nhạc phu nhân căn dặn:
- Nếu con gặp nhị ca con thì phải dắt nó về đây cho mẹ khỏi nhọc lòng trông đợi. Đi đường con phải hết sức đề phòng, nếu gặp điều bất trắc, con phải nhẫn nhục chớ nên tranh cạnh với ai.
Nhạc Đình vâng lời, rồi từ biệt lên đường rời khỏi Vân Nam nhắm Ninh Hạ tiến bước.
Lại nhắc chuyện Ngưu Cao làm Đại Vương tại Thái Hành sơn, sau khi gặp Nhạc Lôi, lo sắm sửa khôi giáp và khí giới rồi điểm ba ngàn binh giao cho Nhạc Lôi, để qua Vân Nam thăm mẹ.
Đoàn quân rầm rộ kéo đi có trương cây cờ để bốn chữ lớn:
"Vân Nam Thám Mẫu''.
Sau khi từ biệt Ngưu Cao cùng mấy vị thúc phụ, Nhạc Lôi cùng bọn Gia Cát Cẩm gồm bảy anh em điều khiển ba ngàn quân nhằm Vân Nam thẳng tiến. Để giúp đỡ cho cháu mình đi đường được vẹn toàn, Ngưu Cao còn phát mã bài rao khắp xứ, hễ binh Nhạc Lôi đi đến đâu phải dâng lương thảo, nếu ai trái lệnh, Ngưu đại vương sẽ dẫn binh đến hỏi tội.
Lúc bấy giờ các quan địa phương, kẻ thì thương tình Nhạc Nguyên soái một người trung nghĩa, kẻ sợ oai thế Ngưu Cao nên Nhạc Lôi kéo binh đến đâu cũng được đón tiếp và dâng lương thảo.
Đi được vài tháng không gặp trở ngại, khi gần đến Trấn Nam nhằm tiết tháng năm khí trời nóng bức, quân tướng bị ốm do không hợp khí hậu, thủy thổ, Nhạc Lôi truyền lệnh dừng binh tìm chỗ mát mẻ gần bên chân núi đóng trại nghỉ ngơi, đào lò nấu cơm, chờ vài ngày cho phục hồi sức lực mới tiếp tục lên đường.
Sau bữa cơm trưa, Ngưu Thông ngồi trong dinh cảm thấy buồn bực liền rảo bước ra ngoài, lên núi dạo chơi. Đến một rừng cây mát mẻ, Ngưu Thông chui vào bóng cây, lựa một tảng đá bằng phẳng ngồi hóng mát.
Ngồi chơi hồi lâu, gió thổi hiu hiu, Ngưu Thông nằm xuống đó ngủ luôn một giấc cho đến sớm mai mới thức dậy. Chàng dụi mắt chạy thẳng xuống núi để trở về trại. Chẳng dè mắt nhắm mắt mở quên mất đường cũ lại đi nhằm phía sau núi. ở đây cũng có dinh trại, bên trong có trướng phòng, bên ngoài có để một chiếc bàn, chính giữa ngồi chễm chệ một vị tướng quan, hai bên có thủ hạ đứng hầu, phía dưới đứng sắp hàng hơn năm trăm binh lính.
Vị tướng quan ấy ngồi điểm danh từng người một. Khi điểm được bảy tám mươi tên thì điểm đến Lưu Thông, gặp lúc Ngưu Thông vừa đi qua nên nghe lầm tưởng vị tướng quan ấy kêu mình, liền trở miệng vào nạt lớn:
- Ai dám cả gan kêu tên ông?
Vị tướng quan ấy ngước mặt lên thấy Ngưu Thông tưởng là quân lính của mình nên nổi giận mắng:
- Tên thất phu kia sao dám hỗn hào như vậy? Tả hữu đâu, hãy bắt hắn đánh đủ bốn chục côn cho ta.
Tả hữu vâng lệt áp đến vây bắt Ngưu Thông. Ngưu Thông nổi giận xung thiên gạt ngang qua một cái, ba bốn đứa ngã lăn, bồi thêm một đá năm sáu đứa nhào ngửa. Vị tướng quan trông thấy lại càng giận dữ hơn nữa nhảy phóc xuống bàn, nhưng chưa kịp ra tay đã bị Ngưu Thông lướt tới đánh liền. Vị tướng quan ấy thất kinh chạy lánh ra phía sau trốn mất, quân lính liệu thế không xong bỏ chạy tán loạn.
Ngưu Thông thấy quân tướng vỡ tan liền bước thẳng vào trướng phòng, trông thấy trên ghế tiệc rượu dọn sẵn, thịt cá ê hề chàng cười ha hả, nói:
- May quá! Ta đang đói bụng mà tiệc rượu đã dọn sẵn sàng chúng lại bỏ chạy nhường cho ta, nếu không ăn thì uổng lắm.
Nói rồi ngồi lại ăn trong một mình, rót uống liên tiếp mấy bát rượu lấy làm khoái chí.
Đang ăn uống, bỗng nghe tên ngoài có tiếng hét vang, thì ra gần ba trăm quân đầy đủ khí giới không biết từ đâu đến vây chặt xung quanh. Ngưu Thông nhìn ra ngoài, trông thấy một vị Vương Gia ngồi trên ngựa điều khiển ba quân tên vào, ai nấy hầm hầm sắc mặt, cố bắt Ngưu Thông.
Ngưu Thông hoảng kinh quảng đũa đứng dậy, trong tay không có binh khí, chàng phủ xách chiếc ghế bẻ lấy một chân nhảy ra cầm cự với chúng quân.
Lại nhắc đến trong dinh Nhạc Lôi, quân sĩ thấy Ngưu thông ăn cơm xong rồi đi lên núi trọn một đêm không thấy về, chúng lo ngại cho nhau chạy lên núi tìm kiếm. Chúng đi lần ra phía sau núi, nghe tiếng la hét om sòm, ngó xa xa thấy Ngưu Thông một mình tay cầm cái chân ghế đánh với một toán quân. Quân sĩ vội chạy thẳng về dinh phi báo. Nhạc Lôi cả kinh, liền cùng với mấy anh em kéo mấy trăm binh mã chạy như bay đến đó Trông thấy Ngưu Thông đang tả xung hữu đột đánh phá trùng vậy, Nhạc Lôi lớn tiếng kêu:
- Xin hãy dừng tay, có việc chi hãy nói cho minh bạch rồi sẽ đánh tiếp.
Vị Vương gia trông thấy binh mã đến đông, nên truyền quân dãn ra. Nhạc Lôi hỏi Ngưu Thông:
- Tại sao Ngưu huynh lại đến đây đánh lộn với người ta?
Ngưu Thông đáp:
- Ta ở trên núi hóng mát, rồi ngủ quên mãi đến hồi sớm mai này mới thức dậy. Ta lại vô ý đi lộn qua mé núi này vừa gặp đoàn quân này đang điểm danh; chúng lại nhè tên ta mà điểm, .ta tức mình cãi lại, chúng vây đánh ta rõ thật ngang tàng chưa? Nhị đệ hãy giúp ta một tay đánh bọn này cho chúng biết mặt?
Lúc ấy bên kia mới biết Ngưu Thông nghe lầm. Nhạc Lôi lại quay qua hỏi vị Vương gia:
- Chẳng hay bọn ngươi binh mã ở đâu, sao lại đến chốn này điểm danh?
Vị Vương gia ấy đáp:
. Ta là Lộ Huê Vương tên Triệu Giám. Chấn này là địa phận của ta, bọn ngươi ở đâu sắc dám đến đây dọc ngang như vậy?
Nhạc Lôi nghe nói xuống ngựa thi lễ và ôn tồn nói:
- Tôi là con của Nhạc Phi tên Nhạc Lôi, anh tôi không biết xúc phạm đến Vương gia thật đáng tội.
Triệu Vương nói:
- Té ra ngươi là Nhạc công tử sao? Ta hằng nghe danh lệnh tôn đã lâu, song chưa có dịp gặp mặt, nay gặp quí công tử đây thật là vạn hạnh. Vậy xin mời liệt vị quá bước đến dinh tôi để chuyện vãn cho thỏa lòng ái mộ.
Nhạc Lôi cúi đầu tạ ơn rồi dắt hết mấy anh em đến Vương phủ.
Vào Ngân An điện, mọi người làm lễ ra mắt nhau xong rồi, Triệu Vương mời ngồi và hỏi thăm tên họ mấy anh em, đoạn hỏi qua việc Nhạc Nguyên soái.
Nhạc Lôi đem hết việc cha mình bị gian thần hãm hại và gia quyến bị đày, thuật lại đầu đuôi cho Triệu Vương nghe. Triệu Vương thở dài, lòng đầy bi thiết, nói:
- Tần Cối quả là loài gian tặc, hắn lộng quyền đến thế thì biết bao giờ thiên hạ mới thái bình?
Nhạc Lôi lại hỏi:
Trời đáng nóng bức tại sao Vương gia lại thao binh diễn mã làm gì?
Triệu Vương than thở:
- Chỉ vì ta sinh có một đứa con gái thôi, thế mà gần đây có tên Tổng binh ải Trấn Nam tên Hắc Hổ muốn ép cưới con ta, nên ta phải thao diễn binh mã quyết đánh liều với hắn một trận.
Nhạc Lôi nói:
- Nếu Vương gia không bằng lòng gả cho hắn thì thôi, việc gì phải dấy động binh đao?
Triệu Vương đáp:
- Vì công tử chưa rõ đấy, chứ hắn ỷ mình võ công cao cường, thủ hạ binh hùng tướng mạnh, lại liên kết với Tần Cối làm nội ứng nên mới dám coi thường ta, cố tình bức hôn Quận chúa cho kỳ được. Nay liệt vị đến đây xin giúp ta một tay.
Ngưu Thông vùng lên nói:
- Đừng sợ, đừng sợ! Đã có anh em tôi đây thì dù cho muôn quân nghìn tướng đi nữa, anh em tôi cũng giết cho tận tuyệt.
Gia Cát Cẩm nghe nói miệng cười chúm chím. Nhạc Lôi thấy thế, hỏi:
- Gia Cát huynh đã nghĩ ra kế chi chưa mà cười ra vẻ đắc ý lắm vậy?
Gia Cát Cẩm không đáp, chỉ quay lại hỏi Triệu Vương:
- Thế đám bức hôn này có ai đứng làm mai mối không, và chừng nào làm lễ thành thân?
Triệu Vương thở dài đáp:
Có mai mối gì đâu? Trước đây ba hôm, hắn sai một tên tướng dắt theo mười tên quân đem lễ vật đến đây ném trên bàn và bảo đến ngày mùng một tháng sáu này hắn sẽ đến rước dâu.
Gia Cát Cẩm nói:
- Nếu vậy thì không cần chi phải dấy động binh đao, nhưng muốn cho mưu kế thành công cần phải sai một người qua nói với hắn rằng: "Nhân duyên là một việc tốt vả lại hai bên cũng xứng đôi vừa lứa, môn đăng hộ đối Ngặt vì Quận chúa chẳng nỡ phân ly, xin Hắc Tổng binh phải đến đây làm lễ động phòng hoa chúc mới được bằng không thì cương quyết dấy động can qua". Nếu hắn bằng lòng qua đây thì hãy làm như vầy, như vầy... chắc là yên chuyện.
Triệu Vương cả mừng khen là diệu kế, mời hết mấy anh em ra sau hoa viên ăn uống, một mặt sai người đến Trấn Nam nói việc kết hôn với Hắc Hổ.
Triệu Vương cùng bọn anh em Nhạc Lôi ngồi dự tiệc giữa vườn hoa chuyện vãn đến chiều, bỗng thấy người ấy trở về, theo sau có một tên Thiên Tổng ở Trấn Nam do Hắc Hổ sai đến.
Tên Thiên Tổng ấy vào làm lễ ra mắt rồi nói:
Quan Tổng binh tôi nghe nói Vương gia bằng lòng gả Quận chúa cho người, nên người sai tôi qua đây xin tờ tín hỉ.
Triệu Vương sai dọn tiệc thết đãi tên quan ấy rồi viết giấy báo hỉ trao cho hắn. Trước khi hắn về, Triệu Vương không quên tặng mấy lượng bạc cho thêm phần trọng hậu.
Khi tên quan ấy về rồi, Triệu Vương cùng mấy anh em tiếp tục ngồi vào bàn tiệc ăn uống đến khuya mới đi nghỉ.
Hôm sau, bảy anh em kéo nhau trở về trại mình, đi săn bắn vui chơi mấy hôm; chờ đợi đến ngày mùng một tháng sáu lại dẫn binh đến phủ Triệu Vương phân ra mai phục bốn phía, rồi cũng vào cùng Triệu Vương ăn uống vui chơi trong hoa viên như hôm nọ vậy. .
Hôm nay Triệu Vương cũng chuẩn bị sẵn sàng, trong ngoài đều treo đèn kết hoa sáng rực, trống đánh liên hồi, tiếng nhạc dìu dặt, bọn ca nhi hát vang, ai thấy cũng tưởng là Triệu Vương bằng lòng gả con, nên bố trí quá linh đình.
Chỉ mấy phút sau đã thấy gia tướng chạy vào báo:
- Hắc Hổ đã mang một ngàn binh mã đến đóng trước phủ rồi.
Triệu Vương liền cho bốn vị tướng quân ra ngoài nghênh tiếp. Hắc Hổ dặn dò tướng sĩ bảo phải đồn trú bên ngoài, rồi dắt hai tên phó tướng thẳng vào Ngân An điện làm lễ ra mắt Triệu Vương.
Sau khi mời ngồi, Triệu Vương truyền bày yến tiệc đãi đằng, Hắc Hổ trông thấy trong ngoài treo đèn kết hoa trong lòng vui mừng muôn phần. Triệu Vương lại sai gia tướng đem rượu thịt ra ngoài cấp thưởng cho quân sĩ nên Hắc Hổ rất hài lòng, không một chút nghi kỵ.
Rượu được vài tuần, Hắc Hổ đứng dậy, thưa:
- Đã đến giờ hoàng đạo, xin mời Quận chúa ra đây để làm lễ hoa chúc.
Triệu Vương nói:
- Con gái ta từ bé đến lớn không bước ra khỏi cửa phòng nên trông thấy người lạ chẳng những xấu hổ mà thôi, lại còn sợ hãi nữa là khác. Vậy hôm nay, nghĩa tế hãy vào đó thành thân rồi mai sẽ ra ngoài làm lễ hoa chúc cũng được.
Hắc Hổ chưa kịp đáp đã thấy bảy tám đứa tì nữ ăn mặc cực kỳ lộng lẫy, xách đèn ra đón Hắc Hổ vào tân phòng.
Hắc Hổ vào tân phòng thấy hai bên chưng bày đồ rất ngoạn mục, tề chỉnh, lòng như nở hoa, hắn cất giọng nói:
- Quận chúa ở đâu?
Bọn a hoàn đáp:
- Quận chúa xấu hổ nấp trong trướng không dám ngồi ngoài.
Hắc Hổ cười ha hả nói:
- Đã là vợ chồng rồi còn xấu hổ nỗi gì nữa? Thôi, bọn a hoàn hãy lui ra, để đó mặc ta.
Bọn a hoàn che miệng cười rồi dắt nhau chạy hết. Hắc Hổ đóng cửa phòng lại rồi đến bên giường dùng giọng mơn trớn nói:
- Bớ nàng ơi! Chớ nên xấu hổ làm chi?
Vừa gọi vừa với tay toan vén màn lên. Thình lình, từ trong màn thoi ra một thoi trúng hông Hắc Hổ, hắn ngã nhào xuống đất.
Hắc Hổ la lên:
- Ô hay! Chưa gì sao lại đánh chồng?
Nói chưa dứt lời, đã thấy trong màn nhảy ra một người cao lớn đen đũi, lấy chân đạp đầu Hắc Hổ thật mạnh và mắng lớn:
- Tên thất phu này đã thấy võ nghệ của "vợ'' chưa? Bây giờ Hắc Hổ mới biết là không phải Quận chúa mà là một tay Huỳnh mao đại Hán có sức mạnh phi phàm, hắn vừa vùng vẫy, vừa hỏi:
- Ngươi là ai, lại dám đến đây giả Quận chúa ám hại ta vậy?
Ngưu Thông cười gằn, đáp:
- Kim Mao Thái tuế là ông đây, mi không thấy sao lại gọi là "vợ"?
Vừa nói vừa giáng xuống một quả đấm lôi công khiến hai tròng con mắt Hắc Hổ lọt ra ngoài. Ngưu Thông bồi thêm ít quả nữa, Hắc Hổ nằm im bất động, hồn lìa khỏi xác.
Hai tên phó tướng của Hắc Hổ ở ngoài nghe trong phòng có tiếng đánh đập túi bụi, lòng đầy nghi hoặc liền rút gươm nhảy bổ vào, nhưng bên cửa phòng đã có Hàn Khởi Long và Hàn Phụng nấp sẵn, vội rút đao cản lại hét lớn:
- Hai đứa bay định đi đâu?
Phập! Phập!
Hai ngọn đao của anh em họ Hàn giáng xuống khiến hai đứa phân làm bốn khúc. Ngoài này bọn Tông Lương và Âu Dương Thiện vung binh khí đánh thốc bọn gia tướng của Hắc Hổ ra khỏi vương phủ, rồi hô lên một tiếng, bốn phía binh phục đều nổi dậy, vừa giết một ngàn binh của Hắc Hổ chết sạch, may lắm mới còn lại mấy tên chạy về báo tin.
Giết xong Hắc Hổ, Triệu Vương mời mấy anh em vào Ngân An điện tạ ơn, đoạn khiến quân đem thây Hắc Hổ ra ngoài thiêu đốt, một mặt cấp phát rượu thịt khao thưởng ba quân.
Sau đó, Triệu Vương truyền dọn yến tiệc, mời hết mấy anh em ăn uống vui mừng.
Rượu được vài tuần, Triệu Vương nói với Gia Cát Cẩm:
- Nếu con gái tôi chẳng nhờ có liệt vị thì đã thất thân với quân vô lại ấy rồi. Nay tôi muốn nhân cơ hội này, gả Quận chúa cho Nhạc công tử, chẳng biết liệt vị nghĩ sao?
Gia Cát Cẩm nói:
- Vương gia có lòng thương tưởng đến Nhạc công tử, chúng tôi cảm ơn vô cùng.
Nhạc Lôi đứng dậy thưa:
- Tôi rất cám ơn Vương gia thương tình, song tôi thiết tưởng việc ấy chưa tiện, vì tôi đây thù cha, anh chưa trả được, còn mẹ tôi lại bị đày xuống Vân Nam ngàn dặm quan san không biết lành . dữ thế nào, tôi đâu dám tự tiện kết hôn? Xin hãy để tôi gặp mẹ tôi bẩm lại, rồi mới dám vâng lời Vương gia.
Triệu Vương nói:
- Công tử nói chí lý lắm, nhưng xin hãy đừng thất tín.
Ngưu Thông nói chèn vào:
- Việc ấy chớ lo, có tôi đứng làm mai đây thì lo chi nhị đệ tôi thất tín.
Triệu Vương cười xòa rồi tiếp tục ăn uống, chuyện trò thân mật với nhau đến khuya mới mãn.
Sáng hôm sau, mấy anh em đều phò Triệu Vương và dẫn hết bốn bộ binh mã kéo thẳng đến Trấn Tam quan.
Tướng sĩ giữ ải nghe tin Hắc Hổ chết rồi, liền mở cửa ải nghênh tiếp. Triệu Vương dắt mấy anh em vào ải nghỉ ngơi, rồi chọn một viên tướng mạnh ở lại giữ ải, đoạn làm một đạo bẩn chương thân tấu với triều đình rằng Hắc Hổ phản loạn nên Triệu Vương đã ra tay trừ khử.
Triệu Vương nghỉ ở đó một đêm, sáng hôm sau từ biệt anh em trở về Vương phủ. Mấy anh em cũng kéo quân ra đi.
Đi được vài ngày nữa đến địa phận Binh Nam quan, Nhạc Lôi truyền quân an dinh hạ trại rồi lên tiếng hỏi:
- Chư vị đại ca có ai dám đi kêu mở cửa ải không?
Hàn Khởi Long và Hàn Khởi Phụng đồng thanh nói:
- Để ngu huynh đi cho.
Rồi hai người dẫn binh mã đến trước ải, kêu lớn:
- Bớ quân giữ cửa ải, hãy vào báo cho Tổng binh biết rằng chúng ta đây là nghĩa sĩ ở núi Thái Hành sơn muốn qua Vân Nam thăm Nhạc phu nhân vậy mau mở cửa ải cho chúng ta qua.
Quân sĩ chạy vào báo, quan Tổng binh nổi giận, mang giáp, vung đao lên ngựa phát pháo khai thành, hét như sấm nổ:
- Loài mao tặc ở đâu dám đến đây kêu mở cửa ải?
Hai người thấy tên Tổng binh Ba Vân này cao lớn dềnh dàng, tướng mạo trông mạnh mẽ, liền giục ngựa dịu giọng nói:
Ta là Hàn Khởi Long vâng lệnh Ngưu Đại Vương ở Thái Hành sơn bảo hộ Đệ nhị Nhạc Công tử xuống Vân Nam thăm mẹ. Xin Tổng binh mở cửa ải cho ta qua.
Ba Vân nghe nói ngửa mặt lên trời cười ngất hồi lâu mới lên tiếng:
- Thì ra ngươi cũng là một bọn với Nhạc Lôi sao? Ta vâng mệnh Tần Thừa tướng tìm bắt các ngươi, nay các ngươi đến đây nạp mạng thì còn gì may mắn hơn? Thôi, hãy đỡ cây đao của ta đây, nếu đủ sức đỡ thì ta cho qua, bằng võ nghệ tầm thường, hãy quỳ xuống chịu chết!
Lửa giận sôi gan. Khởi Long chiếu đôi mắt nẩy lửa vào mặt Ba Vân, mắng:
- Quân khốn kiếp, ta đã lấy lời phải trái nói với mi, sao mi dám hỗn xược đến thế? Hãy xem đường đao của ta đây này.
Vừa nói vừa vung cây tam tim lưỡng nhãn đao nhắm ngay mặt Ba Vân chém tới. Ba Vân cũng vung đao ngăn đánh. Hai bên đánh với nhau ước chừng mười hiệp, Khởi Long thấy đối phương lợi hại, liền vận công lực đỡ văng cây đao của Ba Vân ra rồi thuận tay rút chiếc roi đồng trong lưng ra đánh trúng giữa lưng Ba Vân một roi hộc máu mồm.
Ba Vân nằm mọp trên lưng ngựa chạy vội vào ải, hối quân đóng chặt cửa lại rồi vào hậu đường nằm ngay trên giường, rên la vô cùng đau đớn.
Gia tướng thấy thế thất kinh chạy vào phi báo. Tú Lâm tiểu thư vội vàng chạy vào thăm, thấy cha mình hôn mê bất tỉnh, tính mạng mười phần nguy cấp, vội vàng mời lang y vào chữa chạy rồi ra ngoài hội chư tướng nghị kế giữ ải.
Còn đang bàn luận, bỗng thấy quân sĩ chạy vào phi báo:
- Quân giặc bên ngoài ải kiêu căng, chửi mắng thậm tệ.
Tú Lâm nổi giận xung thiên, mang giáp lên ngựa cầm song nguyệt đao dẫn binh ra thành hét lên:
- Loài mao tặc, sao mi dám đả thương cha ta, hãy nạp mạng đây cho mau!
Hàn Khởi Long trông thấy viên nữ tướng, đầu đội bao phát lụy tư khôi có giắt cặp lông trĩ, mình mang tỏa tử huỳnh long giáp, mặc áo đoàn hoa chiến bào, tay cầm nhật nguyệt song đao, mặt đẹp như trăng rằm, đôi mắt như thu thủy, môi tựa hoa anh đào, vừa xem qua chẳng khác hằng nga ly nguyệt điện.
Hàn Khởi Long thấy mê mẩn tâm thần, giục ngựa lướt tới hỏi:
- Nữ tướng kia, ngươi tên chi?
Tiểu thư đáp:
- Ta là con gái của Bình Nam Tổng binh tên Ba Tú Lâm, còn mi loài mao tặc ở đâu, tên chi hãy nói ra rồi sẽ đánh.
Hàn Khởi Long trầm giọng tự xưng.
- Ta là Đại tướng Hàn Khởi Long, thuộc hạ của Ngưu Đại Vương ở Thái Hành sơn đây. Cha ngươi bị ta đánh thất đảm hồn kinh rồi, ngươi là phận gái liễu yếu đào tơ sao dám cả gan ra đây nạp mạng? Hay là trời khiến ta với ngươi có duyên nợ chi chăng? Nếu quả vậy hãy mở cửa ải cho mau.
Tú Lâm xoe tròn đôi mắt phượng quát lên:
- Loài thất phu, chớ có coi thường ta. Mi đánh cha ta một roi nên ta quyết ra đây bắt cho được mi để báo thù.
Nói rồi vung đao lướt tới chém. Hàn Khởi Long cũng vung đao đón đánh. Hai bên đánh nhau trên ba mươi hiệp. Tú Lâm liệu đánh không lại liền quay ngựa chạy dài, chẳng dè trời khiến con ngựa không chạy về ải lại chạy thẳng ra đông. Hàn Khởi Long giục ngựa đuổi theo.
Tú Lâm chạy một quãng khá xa trông thấy phía trước có một cái am, đề ba chữ "Vân Nguyệt Am", nàng vội gõ cửa xin vào lánh nạn.
Bên trong, một ni cô mở cửa bước ra, hỏi:
- Tiểu thư chạy đi đâu mà ra vẻ hớt hải như vậy?
Tú Lâm kể lại chuyện thất trận vừa rồi và năn nỉ:
. Xin ni cô làm ơn đem con ngựa của tôi ra phía sau giấu đi, để tôi vào nấp trong phòng, nếu như tặc tướng có theo đến, hãy chỉ cho hắn vào phòng, tôi lén chém cho hắn một đao thì xong chuyện.
Bọn ni cô vâng lời cứ y kế mà làm. Mấy phút sau Hàn Khởi Long phi ngựa đến trước am không thấy bóng dáng Tú Lâm đâu cả, đoán chắc nàng đã vào am lẩn trốn rồi, bèn xuống ngựa cột vào gốc cây, bước tới kêu cửa.
Ni cô mở cửa bước ra, Khởi Long hỏi:
- Có viên nữ tướng nào trấn trong này không?
Ni cô đáp:
- Có viên nữ tướng thất trận chạy đến đây, đang trốn trong phòng kia, tôi không dám nói dối.
Khởi Long nói:
- Thế thì ni cô làm ơn dắt tôi vào.
Ni cô dẫn Khởi Long đi vào trước một dãy phòng gồm năm căn nhỏ, rồi đứng lại giơ tay chỉ nói:
- Thiếu nữ ấy ở trong phòng này, song tôi không dám vào.
Nói rồi quay trở ra lập tức. Khởi Long thấy cửa phòng khép kín, nghĩ thầm:
- "Thế nào hắn cũng nấp sau cửa đặng rình chém ta, ta cần phải đề phòng lắm mới được".
Nghĩ rồi bỏ đao cầm roi đồng, xô cửa bước vào. Quả nhiên Tú Lâm nấp sau cánh cửa vung đao chém liền nhưng Khởi Long đã đề phòng trước, chàng vung roi đỡ văng ra rồi lách mình ra phía sau lưng nắm chặt hai cánh tay Tú Lâm giựt đao quăng đi rồi ôm ngang lưng nàng chặt cứng.
Tú Lâm ré lên một tiếng thất thanh, Khởi Long dịu giọng vỗ về:
- Hãy im đi, chúng ta kẻ trời Nam người đất Bắc gặp nhau như thế này há chẳng phải duyên tiền định là gì? Phương chi ta với nàng xứng đôi vừa lứa, tài mạo tương đương lại phải vùng vẫy làm chi?
Khởi Long vừa nói vừa vật Tú Lâm xuống. Tú Lâm yếu sức làm sao vùng vẫy cho rồi! Nàng đành phải chịu cho Khởi Long bẻ nhụy.
Nói về Khởi Phụng thấy anh mình đuổi theo nữ tướng, cũng giục ngựa chạy theo. Khi đến am thấy ngựa anh mình cột dưới gốc cây, bèn xuống ngựa cột một bên rồi chạy thẳng vào am hỏi ni cô:
- Ngựa cột tại đó mà vị tướng công ấy chạy đi đâu?
Ni cô đáp:
- Hai người đang giao chiến với nhau trong phòng, sao nãy giờ không nghe động tĩnh chi hết, không biết họ làm chi trong ấy nhưng bọn tôi không dám vào.
Khởi Phụng nghe nói vội chạy vào, nhưng tìm không thấy Khởi Long lại thấy một căn phòng cửa khép he hé, chàng xô cửa bước vào bỗng thấy một thiếu nữ đang ngồi trong đó, nhan sắc mười phần xinh đẹp. Khởi Phụng bước tới, người con gái ấy thất kinh toan tháo chạy, nhưng Khởi Phụng đã lẹ tay ôm choàng nàng lại chặt cứng.
Thiếu nữ xấu hổ muốn la lên, nhưng Khởi phụng dịu giọng nói:
- Tình cờ chúng ta gặp nhau trong căn phòng vắng vẻ như vậy chẳng phải lương duyên tiền định là gì?
Thiếu nữ đáp:
- Nếu tướng quân muốn tính cuộc lâu dài xin hãy để cho thiếp thưa lại với cha mẹ rồi cậy mai mối làm lễ nghênh hôn chính thức thiếp mới vui lòng, bằng cưỡng bức thà thiếp liều chết cho rồi chứ quyết không vâng chịu.
Khởi Phụng đáp:
- Nàng nói rất chí lý, song tôi e nàng nói để lừa tôi chăng? Vậy xin hãy vái trời mà thề, tôi mới tin.
Thiếu nữ gật đầu rồi hai người đóng cửa phòng lại cùng nhau vái thề thốt kết nghĩa vợ chồng.
Thề thốt xong, Khởi Phụng hỏi:
- Chẳng hay nàng là ai, nhà cửa ở đâu, sao lại đến chốn này?
Thiếu nữ đáp:
- Tôi là con của Vương Trưởng lão ở xóm gần đây, tên tôi là Tố Quyên, vì mẹ tôi qua đời đã đúng ba năm rồi, nên tôi đến đây làm tuần mãn phục chẳng dè gặp tướng quân.
Khởi Phụng nói:
- Thế thì đúng là chúng ta có duyên tiền định rồi.
Nói rồi nắm tay nhau dắt ra ngoài, vừa thấy Khởi Long và Tú Lâm cũng ra nơi đại điện. Anh em gặp nhau bèn đem hết tâm sự nói cho nhau biết rồi bàn bạc việc cầu hôn.
Hàn Khởi Long liền nhờ ni cô mời Vương Trưởng lão đến để nghị hôn. Vương Trưởng lão hay tin, đi thẳng đến Vân Nguyệt am thấy con gái mình đi đôi với một chàng thư sinh, nghẹn ngào sửng sốt, lão không thốt nên lời.
Tú Lâm bước tới, nói:
- Hai người tình cờ gặp nhau quả lương duyên tiền định nên tôi muốn đứng ra làm mai mối để hai người được kết tóc xe tơ đẹp duyên loan phượng.
Vương Trượng lão thấy việc đã lỡ rồi, hơn nữa thấy Khởi Phụng cốt cách phi phàm, biết không phải là hạng tầm thường nên lưỡng lự nói:
- Chỉ vì lão vô phúc nên vợ mất sớm mới sinh ra việc như vầy, thôi, các ngươi muốn tính sao tùy ý.
Khởi Phụng lạy tạ cha vợ rồi đỡ Tố Quyên lên ngựa, còn mình đi bộ dắt nhau về dinh, Tú Lâm lại đề nghị với Khởi Long:
- Bây giờ thiếp giả thua chạy về ải, tướng quân đuổi theo để thiếp về thưa lại với cha thiếp rồi ngày mai chúng ta sẽ tính việc cầu thân.
Khởi Long gật đầu y kế, rồi hai người cùng tung mình lên ngựa, Tú Lâm chạy trước, Khởi Long đuổi theo sau.
Quân sĩ trên ải trông thấy tiểu thư chạy về liền thả điếu kiều xuống. Tú Lâm chưa kịp qua điếu kiều, Khởi Long đã lanh lẹ giục ngựa phóng qua trước, xông thẳng lên ải.
Ngoài này, bọn Nhạc Lôi trông thấy Hàn Khởi Long vào ải được, liền hò nhau xông vào một lượt. Quân sĩ thất kinh chạy vào phi báo với Ba Vân.
Ba Vân đang nằm liệt trên giường bệnh, nghe báo vùng hét lên một tiếng hộc máu chết tươi.
Lấy được Bình Nam quan rồi, Nhạc Lôi lên ngồi giữa soái phủ, tướng sĩ của Ba Vân tình nguyện đầu hàng. Nhạc Lôi truyền liệm chôn cất Ba Vân tử tế. Tú Lâm lăn ra khóc lóc rất thảm thiết.
Sau đó anh em Hàn Khởi Long đem hết việc kết hôn với Tú Lâm và Vương Tố Quyên thuật lại, Nhạc Lôi mừng rỡ sai người đến đón Vương Tố Quyên đặng cùng Tú Lâm gìn giữ ải Bình Nam quan.
Nghỉ đỡ một đêm, sáng hôm sau Nhạc Lôi truyền lệnh kéo binh thẳng đến ải Tần Nam quan.
Khi còn cách ải chừng vài dặm, Nhạc Lôi truyền an dinh hạ trại rồi lên tiếng hỏi:
- Có ai dám đến ải này kêu mở cửa không?
Ngưu Thông nói:
- Phen này cho ta đi, để cũng kiếm một con vợ như người ta chớ?
Nhạc Lôi nói:
- Đệ nghe đồn quan Tổng Binh trấn ải này lợi hại lắm, Ngưu huynh có đi phải hết sức cẩn thận mới được.
Ngưu Thông gật đầu, dẫn binh mã đến trước ải kêu lớn:
- Hãy mở cửa ải cho chúng ông đi qua, bằng nghịch lại ông sẽ giết không còn một mống!
Quan Tổng binh ải này tên Thạch Sơn nghe quân giữ ải chạy vào phi báo, liền mang giáp lên ngựa vung cây thiết xoa dẫn binh xông ra ngoài ải.
Ngưu Thông vừa thoáng thấy đã xông tới đánh liền không thèm nói năng gì cả. Thạch Sơn cũng vung cây thiết xoa ra ngăn đỡ. Hai ngựa giao kề đánh nhau chừng ba mươi hiệp. Ngưu Thông vận hết sức mạnh hất cây xoa rồi chém xuống một đao. Thạch Sơn né không khỏi trúng nhằm bả vai máu tuôn lai láng.
Thấy Thạch Sơn lật đật quay ngựa chạy thẳng vào ải, Loan Anh tiểu thư cùng phu nhân vội chạy đến.
Thạch Sơn gắng gượng nói với con gái:
- Cha bị vết thương khá nặng; con hãy ra đó bắt bắn để báo thù cho cha.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.