Nhật Kí Nữ Pháp Y: Mật Mã Kỳ Án
Quyển 2 - Chương 15: Kỳ án xác chết trong lò gạch 1
Lưu Chân
12/08/2023
Đêm ngày 5 tháng 4 năm 2003. Trăng thanh gió mát.
Trong một nhà dân ở thôn Đại Oa, thành phố Sở Nguyên.
Người phụ nữ tóc tai xõa xượi, lỗ mũi chảy máu ấy lại xuấn hiện trong giấc mơ của gã, cất tiếng hát bi ai: “Đôi ta chỉ có thể quay lưng vào nhau, chẳng có cách nào để hướng lòng về nhau. Quay lưng vào nhau, chẳng thể hướng lòng về nhau……”. Lời ca ai oán, như thể quấn lấy thứ ái hận tình sầu không thể hóa giải; Lời ca thê lương, như thể những oan hồn địa phủ đang liều mình phá vỡ gông cùm nơi âm ti, dẫm đạp lên nhân gian để kết liễu đi mối thù hận kéo dài suốt mấy đời.
Gã hét lên một tiếng “A”, ngồi bật dậy trên chiếc giường lò, toàn thân dính đầy thứ mồ hôi nhớp nháp, khiến gã cảm thấy cực kỳ bức bách khó chịu. Dư âm của tiếng hát khiến người nghe lạnh sống lưng ấy vẫn chưa dứt, cứ văng vẳng bên tai.
Ánh trăng lạnh lẽo chiếu lên chiếc giường lò, chiếu lên cả tấm lưng trần trụi của gã. Lưng gã đỏ thẫm một mảng, như thể được nhuộm màu máu tươi……
- ---------------
Ngày 11 tháng 2 năm 2003. Trời quang.
Thôn Đại Oa thành phố Sở Nguyên.
Thôn Đại Oa nằm ở phía Đông Bắc của thành phố Sở Nguyên, cách trung tâm thành phố 1 tiếng rưỡi đi xe, vốn dĩ không thuộc địa bàn quản lý của thành phố Sở Nguyên, nhưng do năm xưa lãnh đạo Thành ủy đã vung bút, phác họa nên một tấm bản đồ quy hoạch hùng vĩ mang tên “Xây dựng Đại Sở Nguyên”, mới quy hoạch thêm cả thôn Đại Oa vào bản đồ thành phố. Tuy nhiên, lãnh đạo kế nhiệm lại có một lối đi khác để mưu cầu chính tích, không quan tâm mấy đến thôn Đại Oa, địa vị của nó cũng thật tiến thoái lưỡng nan, không có chính sách phù trợ, cha chung không ai khóc, tốc độ phát triển kinh tế văn hóa chênh lệch xa so với quy hoạch mỹ lệ ban đầu.
Nhưng vị trí địa lý của thôn Đại Oa không tồi, dựa núi giáp biển, giao thông thuận lợi, cho nên đời sống người dân cũng không quá thấp. Một tấc đất nuôi một tấc người, trong tính cách của rất nhiều người dân thôn Đại Oa đều mang một nét gian xảo của nông dân và sự lãng mạn nguyên sinh thái, sự gian xảo và lãng mạn này dường như từ cuộc sống mà ra, cho nên mảnh đất này hiện lên rất sinh động. Ngoài giờ làm việc, nam nữ nô đùa và trêu ghẹo nhau đã trở thành một nội dung quan trọng trong đời sống của họ, những tin đồn vì thế mà nhiều vô kể, truyền từ miệng người này sang người kia, say mê không biết chán.
Giờ đang là tháng Giêng, niên vị đong đầy. Những chiếc xe ba gác dùng làm công cụ di chuyển chắn ngang trên con đường đá cuội trong thôn, tiếng động cơ “Tu Tu Tu” và làn khói đen phụt ra từ sau đít, chỉ làm tăng thêm độ ô nhiễm cho thành phố, nhưng ở trên con đường thôn tương đối yên tĩnh này, nó lại giúp cho không khí cuộc sống nơi đây tăng thêm vài phút náo nhiệt. Người dân trong thôn ăn mặc cũng không kém cạnh gì dân thành phố, nhất là người trẻ, tóc xanh mỏ đỏ, mặc những chiếc quần bò bó sát, toát ra hương vị thời thượng độc đáo của vùng thôn quê. Chỉ còn những cửa tiệm và nhà dân hai bên đường mới treo đỏ rực câu đối và riềm giấy trên cửa sổ, vẫn giữ lại niên vị truyền thống.
Tôi đến thôn Đại Oa là để chúc tết ông bác họ. Gia đình chúng tôi có truyền thống chăm đẻ từ đời tổ tiên đến tận đời con đời cháu, nên gia tộc rất hùng hậu. Bố tôi lại là người sống tình nghĩa, cho nên ngoài ông bà nội, ông bà ngoại, cô dì chú bác ở nhánh chính ra, còn có ông chú bà chú, ông cô bà cô cùng con cái của họ ở các nhánh phụ, hay cũng chính là cô họ, dì họ, chú họ, bác họ của tôi, quả thực đếm không xuể. Mỗi dịp Tết đến xuân về, tôi đều phải chạy đôn chạy đáo để đi chúc Tết hết nhà này đến nhà khác, còn mệt hơn đi làm. Ông bác họ này đã từng hào phóng chu cấp cho bố tôi trong suốt thời kỳ ông ấy đi học, bố tôi cả đời mang ơn đội nghĩa, năm nào cũng sắm hậu lễ để đến chúc Tết, nếu thực sự không dứt ra được, sẽ sai tôi đi thay.
Ông bác ấy họ Lý, ngoài 80 tuổi, mắt vẫn sáng tai vẫn tinh, động tác dứt khoát lanh lợi, là bô lão đức cao vọng trọng ở trong thôn. Vợ ông ấy đã qua đời, ông có ba người con, hai người con cả làm việc trên thành phố, người con trai út tên Lý Cường thì làm cảnh sát ở đồn cảnh sát thôn.
Nhà ông bác họ rất náo nhiệt, đại gia đình cộng thêm họ hàng gần xa đến chúc Tết, có khoảng ba bốn chục người. Căn phòng ồn ào, ấm áp, tràn ngập không khí vui tươi. 2 giờ chiều ăn cơm, ăn 2 tiếng vẫn chưa xong, tiếng cánh đàn ông đố nhau phạt rượu rần rần, bọn trẻ con thì cầm pháo, chạy quanh bàn ghế nô đùa. Cánh phụ nữ cũng không tỏ ra yếu thế, túm đầu lại thủ thỉ nói chuyện, sau đó đột nhiên phá lên những tràng cười kinh thiên động địa, khiến người khác không khỏi hoài nghi bọn họ đang nói về những chuyện tiếu lâm đồi trụy.
Rượu qua ba vòng, Lý Cường từ bên ngoài hối hả chạy vào. Mấy người anh em họ bằng vai phải lứa và anh em cọc chèo kéo chú ấy lại, bắt phải uống mấy chén mới chịu thả ra.
Lý Cường gỡ tay họ ra, quát: “Đang lo kiện tụng đây, làm gì có tâm trạng mà uống, thả tôi ra đã, đợi xong việc rồi nói chuyện.” Sau đó đứng cách tôi một cái bàn, hét: “Nha đầu, không phải cháu làm bác sĩ pháp y ở Sở Cảnh sát thành phố đó sao? Có việc muốn nhờ cháu giúp, đến đồn cảnh sát với chú một chuyến.” Tôi gọi Lý Cường là chú ba, từ nhỏ chú ấy đã kêu tôi là nha đầu, ngay cả tên cũng không gọi.
Ông bác họ đang ngồi hút thuốc trên giường lò tỏ ra không vui: “Cái thằng này, cả ngày không thấy bóng dáng đâu, về là kêu nha đầu đi làm việc. Nha đầu nhà người ta lặn lộ đường xa đến chúc Tết, cơm còn chưa ăn no, đến đồn cảnh sát với anh làm gì?”
Tôi vội buông đũa xuống, đáp: “Ông ơi, cháu ăn no rồi, chú ba gọi cháu đi, chắc chắn là chính sự rồi, khi nào về cháu sẽ tâm sự với ông sau nhé.”
Ông bác họ vẫn chửi Lý Cường: “Cái thằng chết dẫm, ngày trước có việc thì nhờ vả anh nó, giờ anh nó nghỉ hưu rồi, lại bắt đầu nhờ vả cháu mình, mày không khá lên được à?” Người “anh nó” mà ông bác kể chính là bố tôi, từng giúp Lý Cường phá mấy vụ án ở đồn cảnh sát.
Trong một nhà dân ở thôn Đại Oa, thành phố Sở Nguyên.
Người phụ nữ tóc tai xõa xượi, lỗ mũi chảy máu ấy lại xuấn hiện trong giấc mơ của gã, cất tiếng hát bi ai: “Đôi ta chỉ có thể quay lưng vào nhau, chẳng có cách nào để hướng lòng về nhau. Quay lưng vào nhau, chẳng thể hướng lòng về nhau……”. Lời ca ai oán, như thể quấn lấy thứ ái hận tình sầu không thể hóa giải; Lời ca thê lương, như thể những oan hồn địa phủ đang liều mình phá vỡ gông cùm nơi âm ti, dẫm đạp lên nhân gian để kết liễu đi mối thù hận kéo dài suốt mấy đời.
Gã hét lên một tiếng “A”, ngồi bật dậy trên chiếc giường lò, toàn thân dính đầy thứ mồ hôi nhớp nháp, khiến gã cảm thấy cực kỳ bức bách khó chịu. Dư âm của tiếng hát khiến người nghe lạnh sống lưng ấy vẫn chưa dứt, cứ văng vẳng bên tai.
Ánh trăng lạnh lẽo chiếu lên chiếc giường lò, chiếu lên cả tấm lưng trần trụi của gã. Lưng gã đỏ thẫm một mảng, như thể được nhuộm màu máu tươi……
- ---------------
Ngày 11 tháng 2 năm 2003. Trời quang.
Thôn Đại Oa thành phố Sở Nguyên.
Thôn Đại Oa nằm ở phía Đông Bắc của thành phố Sở Nguyên, cách trung tâm thành phố 1 tiếng rưỡi đi xe, vốn dĩ không thuộc địa bàn quản lý của thành phố Sở Nguyên, nhưng do năm xưa lãnh đạo Thành ủy đã vung bút, phác họa nên một tấm bản đồ quy hoạch hùng vĩ mang tên “Xây dựng Đại Sở Nguyên”, mới quy hoạch thêm cả thôn Đại Oa vào bản đồ thành phố. Tuy nhiên, lãnh đạo kế nhiệm lại có một lối đi khác để mưu cầu chính tích, không quan tâm mấy đến thôn Đại Oa, địa vị của nó cũng thật tiến thoái lưỡng nan, không có chính sách phù trợ, cha chung không ai khóc, tốc độ phát triển kinh tế văn hóa chênh lệch xa so với quy hoạch mỹ lệ ban đầu.
Nhưng vị trí địa lý của thôn Đại Oa không tồi, dựa núi giáp biển, giao thông thuận lợi, cho nên đời sống người dân cũng không quá thấp. Một tấc đất nuôi một tấc người, trong tính cách của rất nhiều người dân thôn Đại Oa đều mang một nét gian xảo của nông dân và sự lãng mạn nguyên sinh thái, sự gian xảo và lãng mạn này dường như từ cuộc sống mà ra, cho nên mảnh đất này hiện lên rất sinh động. Ngoài giờ làm việc, nam nữ nô đùa và trêu ghẹo nhau đã trở thành một nội dung quan trọng trong đời sống của họ, những tin đồn vì thế mà nhiều vô kể, truyền từ miệng người này sang người kia, say mê không biết chán.
Giờ đang là tháng Giêng, niên vị đong đầy. Những chiếc xe ba gác dùng làm công cụ di chuyển chắn ngang trên con đường đá cuội trong thôn, tiếng động cơ “Tu Tu Tu” và làn khói đen phụt ra từ sau đít, chỉ làm tăng thêm độ ô nhiễm cho thành phố, nhưng ở trên con đường thôn tương đối yên tĩnh này, nó lại giúp cho không khí cuộc sống nơi đây tăng thêm vài phút náo nhiệt. Người dân trong thôn ăn mặc cũng không kém cạnh gì dân thành phố, nhất là người trẻ, tóc xanh mỏ đỏ, mặc những chiếc quần bò bó sát, toát ra hương vị thời thượng độc đáo của vùng thôn quê. Chỉ còn những cửa tiệm và nhà dân hai bên đường mới treo đỏ rực câu đối và riềm giấy trên cửa sổ, vẫn giữ lại niên vị truyền thống.
Tôi đến thôn Đại Oa là để chúc tết ông bác họ. Gia đình chúng tôi có truyền thống chăm đẻ từ đời tổ tiên đến tận đời con đời cháu, nên gia tộc rất hùng hậu. Bố tôi lại là người sống tình nghĩa, cho nên ngoài ông bà nội, ông bà ngoại, cô dì chú bác ở nhánh chính ra, còn có ông chú bà chú, ông cô bà cô cùng con cái của họ ở các nhánh phụ, hay cũng chính là cô họ, dì họ, chú họ, bác họ của tôi, quả thực đếm không xuể. Mỗi dịp Tết đến xuân về, tôi đều phải chạy đôn chạy đáo để đi chúc Tết hết nhà này đến nhà khác, còn mệt hơn đi làm. Ông bác họ này đã từng hào phóng chu cấp cho bố tôi trong suốt thời kỳ ông ấy đi học, bố tôi cả đời mang ơn đội nghĩa, năm nào cũng sắm hậu lễ để đến chúc Tết, nếu thực sự không dứt ra được, sẽ sai tôi đi thay.
Ông bác ấy họ Lý, ngoài 80 tuổi, mắt vẫn sáng tai vẫn tinh, động tác dứt khoát lanh lợi, là bô lão đức cao vọng trọng ở trong thôn. Vợ ông ấy đã qua đời, ông có ba người con, hai người con cả làm việc trên thành phố, người con trai út tên Lý Cường thì làm cảnh sát ở đồn cảnh sát thôn.
Nhà ông bác họ rất náo nhiệt, đại gia đình cộng thêm họ hàng gần xa đến chúc Tết, có khoảng ba bốn chục người. Căn phòng ồn ào, ấm áp, tràn ngập không khí vui tươi. 2 giờ chiều ăn cơm, ăn 2 tiếng vẫn chưa xong, tiếng cánh đàn ông đố nhau phạt rượu rần rần, bọn trẻ con thì cầm pháo, chạy quanh bàn ghế nô đùa. Cánh phụ nữ cũng không tỏ ra yếu thế, túm đầu lại thủ thỉ nói chuyện, sau đó đột nhiên phá lên những tràng cười kinh thiên động địa, khiến người khác không khỏi hoài nghi bọn họ đang nói về những chuyện tiếu lâm đồi trụy.
Rượu qua ba vòng, Lý Cường từ bên ngoài hối hả chạy vào. Mấy người anh em họ bằng vai phải lứa và anh em cọc chèo kéo chú ấy lại, bắt phải uống mấy chén mới chịu thả ra.
Lý Cường gỡ tay họ ra, quát: “Đang lo kiện tụng đây, làm gì có tâm trạng mà uống, thả tôi ra đã, đợi xong việc rồi nói chuyện.” Sau đó đứng cách tôi một cái bàn, hét: “Nha đầu, không phải cháu làm bác sĩ pháp y ở Sở Cảnh sát thành phố đó sao? Có việc muốn nhờ cháu giúp, đến đồn cảnh sát với chú một chuyến.” Tôi gọi Lý Cường là chú ba, từ nhỏ chú ấy đã kêu tôi là nha đầu, ngay cả tên cũng không gọi.
Ông bác họ đang ngồi hút thuốc trên giường lò tỏ ra không vui: “Cái thằng này, cả ngày không thấy bóng dáng đâu, về là kêu nha đầu đi làm việc. Nha đầu nhà người ta lặn lộ đường xa đến chúc Tết, cơm còn chưa ăn no, đến đồn cảnh sát với anh làm gì?”
Tôi vội buông đũa xuống, đáp: “Ông ơi, cháu ăn no rồi, chú ba gọi cháu đi, chắc chắn là chính sự rồi, khi nào về cháu sẽ tâm sự với ông sau nhé.”
Ông bác họ vẫn chửi Lý Cường: “Cái thằng chết dẫm, ngày trước có việc thì nhờ vả anh nó, giờ anh nó nghỉ hưu rồi, lại bắt đầu nhờ vả cháu mình, mày không khá lên được à?” Người “anh nó” mà ông bác kể chính là bố tôi, từng giúp Lý Cường phá mấy vụ án ở đồn cảnh sát.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.