Chương 25: Giang Đông tống khách Bá Trọng địch âm…
Phi Thiên Dạ Tường
12/07/2020
(Giải thích tựa chương: Giang Đông tiễn khách, tiếng địch của huynh đệ Bá Phù Trọng Mưu…)
Vừa đến gần cửa thành Tiểu Bái, trên cửa có người đốt đuốc lên.
“Kẻ nào?” Binh sĩ cảnh giác quát.
“Phụng Tiên đâu?!” Kỳ Lân xa xa hô.
Không nghe ai trả lời, Kỳ Lân nhìn lên cửa thành, thấy thông cáo tìm người có thưởng trên đó, cười nói: “Chỉ cần thông báo cho Trần Công Đài, Trương Văn Viễn, Hoặc Cao Thuận, ai cũng được, huynh đệ trên thành lâu, các ngươi có thể đi lĩnh một ngàn lượng hoàng kim tiền thưởng đó.”
“Kỳ Lân!” Trương Liêu vội vàng chạy ra đây, trong giây lát, cửa thành muốn nổ tung.
“Mau thả cầu treo!” Trương Liêu cũng bất chấp cầu treo chưa thả hết, phóng ngựa nhảy ra ngoài: “Chủ công đem theo Cao đại ca đi Đan Dương rồi, Trần Cung tiên sinh đang nghỉ ngơi, ngươi mau vào thành cùng ta đi.”
Kỳ Lân dừng ngựa không đi tiếp, nghi ngờ nói: “Đi Đan Dương làm gì?”
Trong bầu trời đêm, một tia chớp rạch ngang, rọi hai thành Tiểu Bái, Từ Châu sáng như ban ngày, tiếng sấm át mất tiếng của Trương Liêu.
“Điêu Thiền có trong thành không?” Kỳ Lân lại hỏi.
Trương Liêu nói: “Đến Từ Châu chơi rồi! Người vào trong trước đi!”
Kỳ Lân đáp: “Ngươi báo cho Trần Cung, bảo hắn cẩn thận phòng thủ.”
Lúc này, Trần Cung cũng chân trần chạy ra cửa thành, hô to: “Kỳ Lân, chuyện ngày đó có hiểu lầm…”
Kỳ Lân ngửa đầu hỏi: “Phụng Tiên đi tìm ta à?”
Trần Cung: “Chủ công nghe nói ngươi ở Giang Đông, khải giáp còn chưa thay, điểm hơn trăm binh xuất phát ngay trong đêm…”
Kỳ Lân cảm thấy ấm áp trong lòng, cười nói: “Ta biết rồi, ta đuổi theo Phụng Tiên, chủ công và Cao đại ca đều không ở trong thành, ngươi đừng lơ là, cẩn thận phòng cướp, mùa mưa sắp tới rồi đó.”
Trần Cung còn chưa hiểu “mùa mưa sắp tới” là thế nào, Kỳ Lân đã quay đầu ngựa phi vào bóng đêm mịt mờ.
Lại một tiếng sấm nổ vang, mưa to ùn ùn kéo đến.
Từ thành Từ Châu, một con ngựa trắng đội mưa đến, người trên ngựa từ xa hô lớn: “Mạt tướng Triệu Tử Long! Theo lệnh chủ công nhà ta xin được cầu kiến Ôn Hầu!”
Tia chớp giống như khoét một lỗ trên bầu trời tăm tối, mưa to như trút nước, dội lên đất đai hoa màu. Từ Châu đến Trường Sa, Đan Dương, Ngô Quận, khắp nơi đều là nước.
Kỳ Lân bị mắc mưa ướt đẫm cả người, giục ngựa đi theo quan đạo.
Mưa lớn trên Trường Giang, nghênh đón trận lũ đầu tiên sau mỗi mùa xuân.
Đan Dương, buổi chiều vài ngày sau.
Chu Du dẫn nhóm Trình Phổ, Hoàng Cái về phủ, sau khi sắp xếp xong đưa chúng tướng đến binh doanh ở thành Tây nghỉ ngơi trước. Chính hắn đội mưa về quận bị nhiễm phong hàn, sau khi Tiểu Kiều sắc thuốc cho hắn uống, phu thê ở trong phòng nghỉ ngơi.
Mưa rất to, Tôn Sách không thể luyện binh, mọi người đều rảnh rỗi trong phủ, Lã Bố đến.
Lã Bố gõ cổng thành, coi Thái thú Ngô Cảnh không ra gì, quanh người chỉ có trăm thân binh, mà khí thế cứ như mang theo thiên quân vạn mã.
Ngô Cảnh đứng trên thành lâu, thấy người đến là Lã Bố, sợ tới mức chân run lập cập.
“Truyền lệnh!” Ngô Cảnh hoảng hốt nói: “Phái thám báo ra khỏi thành, điều tra tên này đem theo mấy vạn người!”
Lã Bố lấy Phương Thiên Họa kích chỉ vào cửa thành, lạnh lùng nói: “Ngươi là Ngô Cảnh Thái thú Đan Dương? Bảo thằng con cả của Tôn Kiên ra đây.”
Kỳ Lân từ Từ Châu xuôi nam, qua Hội Kê, Thọ Xuân, Ngô Quận, đi về hướng Đan Dương, dọc đường đi, các thành lớn đều đóng chặt cửa thành. Kỳ Lân cảm thấy hơi lạ, vào tới Đan Dương lại thấy khắp thành giới nghiêm, binh lính nhiều gấp mấy lần bình thường.
Lính thủ thành không nhận ra Kỳ Lân nhưng lại nhận ra ngựa của Tôn Sách, Kỳ Lân sẵn tiện nói mình đến trả ngựa nên được thuận lời vào thành không bị kiểm tra, đi thẳng đến phủ của Tôn Sách và Chu Du.
“Kỳ Lân tiên sinh!” Người gác cổng kinh ngạc thấy Kỳ Lân quay lại.
“Dắt Kinh Phàm vào chuồng đi.” Kỳ Lân nói: “Dọc đường mắc ba trận mưa lớn, cẩn thận kẻo nó bệnh.”
Một gã sai vặt đến dắt ngựa đi, Kỳ Lân ở đây cũng khá lâu, coi như nhà mình, hỏi: “Chu Du trở về chưa? Bá Phù đâu?”
Quản sự ra đón, nói nhỏ: “Chủ công có khách quý, trước đó đã lệnh có chuyện gì cũng không được đến bẩm, mời Kỳ Lân Tiên sinh đến sương phòng đổi quần áo trước đi, để tiểu nhân đi báo cho chủ mẫu…”
Tiểu Kiều đang đi ngang qua hành lang, kêu lên một tiếng: “Kỳ Lân? Sao ngươi trở lại? Nhanh đi thay quần áo khô đi.”
Kỳ Lân cười nói: “Không sao, ta ít khi bệnh lắm, đến trả ngựa cho Bá Phù, nghe nói Lã Bố đến Giang Đông rồi hả?”
Tiểu Kiều đáp: “Ôn Hầu đang uống rượu với Tôn lang, Chu lang mắc mưa còn nghỉ ngơi trong phòng.”
Từ trong phòng truyền ra tiếng nói chuyện của Lã Bố và Tôn Sách.
Ngày đầu tiên Lã Bố đến Đan Dương, Tôn Sách lập tức lệnh mở rộng cổng thành, tự mình ra đón, đưa Lã Bố về quý phủ, chuẩn bị sẵn nước nóng khăn mặt, thu xếp ổn thỏa cho thân binh đi cùng, còn mở tiệc khoản đãi.
Tính tình Tôn Sách vốn hoạt bát nhiệt thành, biết ăn nói, qua hai ba câu coi như nắm bắt được cách nói chuyện với Lã Bố, cuối cùng cả hai nói chuyện với nhau thật vui sướng. Lã Bố sẽ không khách sáo này nọ, nên hiện giờ đã đồng ý sẽ ở lại chơi vài ngày.
Lã Bố đến Giang Đông chưa tới hai ngày đã coi như thân quen với Tôn Sách, cảm thấy người này rất hợp ý mình.
Tôn Sách cười nói: “Tuy đang mùa mưa, nhưng cũng không phải ngày nào cũng mưa dầm liên miên, chờ thêm vài ngày, tiểu đệ sai người đi đón tẩu tử đến đây du ngoạn.”
Lã Bố buông chén rượu, vừa lòng gật đầu: “Không sao, ta chỉ ở vài ngày, về sau nếu có thời gian đến Giang Đông sẽ đưa nàng cùng đi.”
Tôn Sách trêu ghẹo: “Năm đó thế nào mà hầu gia lại nhìn trúng thiên kim nhà Vương Doãn?”
Mưa to mấy ngày liền, trong viện đầy nước đọng, Kỳ Lân đứng trong vũng nước lớn nhất ngay trước cửa sổ lắng nghe, cũng bảo Tiểu Kiều cứ đi làm việc của mình không cần khách sáo với hắn làm gì.
Tôn Quyền đang bày mấy tờ giấy trắng lên cái bàn thấp, quyển sách trong tay mở ra, ngồi ở trong viện cuối hành lang ngẩn người.
Kỳ Lân tiện tay bứt một chiếc lá xuống, xé hai chỗ ở đầu đuôi lá, dùng cành cây nhỏ xuyên qua thành chiếc thuyền, thả xuống nước thổi nhẹ, chiếc thuyền lá bé nhỏ lướt băng băng về phía Tôn Quyền.
Tôn Quyền vẫn còn ngẩn người, chợt thấy thuyền nhỏ lướt qua trước mặt, nhìn lại thấy Kỳ Lân, hai mắt sáng rực lên.
Kỳ Lân chỉ chỉ gian phòng trong, làm một khẩu hình: “Chu Công Cẩn.”
Tôn Quyền gật đầu, chạy vào phía sau gọi Chu Du.
Lúc Chu Du dậy, có nói chuyện với Tiểu Kiều, thay quần áo, Tôn Quyền lại chạy ra ngoài hành lang ngồi xuống, liếc mắt nhìn thấy chiếc thuyền lá, nhấc bút bắt đầu vẽ.
Lỗ tai Lã Bố hơi nhúc nhích, trong mưa nhạy bén phát hiện tiếng nhạc xa xa.
Thấy Tôn Sách muốn kính rượu, Lã Bố xua tay, nheo mắt lại hỏi: “Ai đang tấu nhạc?”
Tôn Sách nghe thử một lát, phát hiện chỉ là mấy tiếng u u không rõ ràng, cười nói: “Là xá đệ Tôn Quyền.”
Lã Bố đang suy nghĩ làm sao để nhắc đến việc của Kỳ Lân, lần trước trong thư Tôn Sách có nói Kỳ Lân làm khách ở Giang Đông, bỏ qua việc theo chân Chu Du đến đây, chỉ nghĩ đến không biết ý của Kỳ Lân thế nào, Lã Bố chỉ sợ mình ngàn dặm tìm tới mà Kỳ Lân còn giận không chịu ra mặt.
Lúc này nghe Tôn Quyền thổi khúc ‘Nguyệt tiền thương’, Lã Bố nhân đó mà nói: “Khúc này rất quen.”
Tôn Quyền liền lệnh hạ nhân: “Gọi Tôn Quyền đến.”
Tôn Quyền đi ra, trên tay còn cầm tờ giấy, Chu Du cũng đến, chắp tay với Lã Bố rồi ngồi xuống.
Tôn Sách: “Ôn Hầu, Phấn Vũ tướng quân, vai vế cha chú chúng ta. Tôn Quyền mau chào Hầu gia.”
Lã Bố đặt chén rượu xuống nói: “Không dám nhận, chúng ta xưng hô ngang hàng là được rồi.”
Tôn Quyền hơi sợ, đánh giá Lã Bố mộ lát, lắp bắp nói: “Hầu… Hầu gia.”
Lã Bố: “Ai dạy ngươi thổi huân?”
Tôn Quyền đáp: “Là Kỳ… Kỳ Lân.”
Lã Bố nói: “À. Kỳ Lân…”
Tôn Quyền bối rối đứng đó, trong phòng yên tĩnh.
Ba giây sau.
Lã Bố: “Ngươi nói lắp sao?”
Tôn Sách: “…”
Chu Du: “…”
Lã Bố tự giễu cười cười nói: “Lúc bé, Hầu gia cũng nói lắp, càng nói càng lắp, chỉ sợ làm người khác cười chê, nên cố gắng không lên tiếng.”
Tôn Sách cười: “Bây giờ không còn lại chút nào nữa rồi.”
Lã Bố gật đầu: “Lớn lên sẽ tốt thôi, đừng để ý quá.”
Tôn Quyền hiểu ý, cười lên.
Chu Du nãy giờ mới lên tiếng: “Tôn Quyền, ngươi vẽ gì đó? Để Hầu gia xem đi.”
Tôn Quyền đưa tờ giấy kia ra, trên đó là chiếc thuyền lá nhỏ, nét vẽ vụng về xiêu xiêu vẹo vẹo lung tung vài nét, Lã Bố xem xong cười lớn.
“Thú vị.” Lã Bố rất vui vẻ.
Tôn Sách cảm thấy thật xấu hổ, trách mắng: “Bình thường Công Cẩn dạy ngươi vẽ thế nào, cái tốt không chịu học…”
Lã Bố xua tay nói: “Lệnh đệ có thể thành người tài.”
“Ngươi cũng nhận ra à?” Ngoài cửa vang lên tiếng của Kỳ Lân, thuận tay đẩy cửa vào, nha hoàn vội nâng rèm, mọi người trong phòng đều xúc động.
Tôn Sách hỏi: “Kỳ Lân?! Ngươi quay lại hồi nào vậy?”
Thoáng chốc, Lã Bố ngây ngẩn cả người.
Chỉ có Chu Du vẫn bình chân như vại, hỏi: “Về bao giờ?”
Kỳ Lân nói: “Hôm trước từ Tiểu Bái đến, cưỡi Kinh Phàm đuổi theo Hầu gia, nhưng vẫn chậm hơn nửa ngày.”
Kỳ Lân không chờ ai mời, tự đi đến bàn trống ngồi xuống, Tôn Sách mới giật mình nhận ra, vội gọi người dâng rượu.
Cả người Kỳ Lân ướt đẫm, trên tóc còn nhỏ nước, nha hoàn mang khăn đến đưa cho hắn, đột nhiên Lã Bố nói: “Lại cắt tóc rồi à?”
Kỳ lân cười cười bĩu môi: “Nhờ huynh đệ cắt giúp.”
Vô cùng lạnh lùng, vô cùng lúng túng, ai cũng không biết nên tiếp tục câu chuyện thế nào, một khắc khi Kỳ Lân bước vào, Lã Bố cứ mãi nhìn hắn.
Hạ nhân dâng rượu nóng, Kỳ Lân không bận tâm hỏi: “Tôn Quyền vẽ gì thế, cho ta xem một chút.”
Kỳ Lân nhận bức vẽ, Tôn Sách nói: “Tôn Quyền đọc sách hay vẽ tranh không chú tâm.”
Chu Du cười nói: “Bị Kỳ Lân lây cho.”
Kỳ Lân cũng cười, đáp: “Đừng trốn tránh trách nhiệm, ta đâu có dạy vẽ tranh… Thôi được rồi, có bút mực không, ta sửa cho ngươi.”
Nha hoàn đem bút mực đến, Kỳ Lân lau mặt bàn sạch sẽ rồi trải giấy, hơi suy tư, cũng không sửa lại nét vẽ non nớt của Tôn Quyền, mà viết thêm hai hàng chữ trên khoảng trống.
Cả nét vẽ và nét chữ đều trông vô cùng xấu.
Lã Bố thì thầm: “Bóng buồm đã khuất bầu không, trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời(1).”
Trong phòng lặng ngắt như tờ.
Sau hồi lâu, Tôn Sách mới khen một tiếng hay.
Kỳ Lân đứng dậy: “Ta đi đổi bộ quần áo, sẽ tìm hầu gia nói chuyện sau.” Dứt lời lập tức đứng dậy rời đi.
Kỳ Lân viết như gà bới, Tôn Quyền vẽ như mèo cào, trông vào rất quái lạ, nhưng khi chữ và họa cùng xếp vào một nơi lại khí thế không nói nên lời.
Vẽ lên một con thuyền nhỏ xuôi dòng, cô đơn chiếc bóng, bên phải là hai hàng chữ bắt mắt, làm người ta rung động khó tả.
“Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời.” Chu Du ngâm lại mấy lần: “Đem tranh này đi dán cẩn thận rồi treo trong phòng khách đi.”
Đêm đó, chủ tớ ngồi đối diện nhau trong phòng, ngọn đèn chiếu sáng gương mặt của Kỳ Lân, đây coi như lần thứ nhất Lã Bố nhìn kỹ tiểu binh dưới trướng của mình.
Hình như so với lần gặp đầu tiên, Kỳ Lân trưởng thành lên nhiều, lông mi như lá liễu cong cong, đôi mắt từng sáng ngời nay ảm đạm đi rất nhiều. Hắn mặc áo đơn mỏng manh, môi mím chặc, cổ tay áo lộ ra hình dáng bắp thịt, toát ra vẻ non trẻ mềm mại như bông, làm cho bao nhiêu sắc bén và áp bách trên người Lã Bố đều dập tắc.
“Ngươi bao nhiêu tuổi?” Lã Bố nói: “Lúc mới gặp ngươi trông có vẻ còn thiếu niên, giờ có hơi…”
“Hơi khác?” Kỳ Lân cười nói: “Hay già rồi?”
Có điều trong mắt hắn vừa lóe lên rồi biến mất, thay vào đó là chút sốt ruột lo âu.
Lã Bố thản nhiên: “Trưởng thành hơn, năm nay chắc cũng hai mươi rồi phải không, trở về Hầu gia hỏi vợ cho ngươi.”
Khóe miệng Kỳ Lân nhích nhích mấy cái: “Thôi đi.”
Lã Bố trầm mặc.
Qua một hồi lâu thật lâu, cuối cùng Lã Bố mới lên tiếng: “Trước đây… chuyện đó… là Hầu gia không… Ừm, sai rồi.”
Kỳ Lân đáp: “Người ngốc là do cha mẹ sinh, không thể trách ngươi.”
Lã Bố: “…”
Kỳ Lân cười cười, “Chừng nào về?”
Lã Bố nhẹ nhàng thở ra, nhưng vẫn làm bộ mặt nghiêm túc: “Tùy ngươi.”
KỲ Lân suy nghĩ một lát: “Về rồi ngươi có nghe ý kiến của ta không?”
Lã Bố nhìn Kỳ Lân một lát, sau vẫn gật đầu.
“Nghe, sau này nếu ta còn tin lời người khác nói xấu ngươi.” Lã Bố nói: “Hầu gia thề…”
Kỳ Lân thờ ơ nói: “Không cần, để ta nghĩ lại cẩn thận đã, vài ngày nữa…”
Lã Bố cảm thấy vô cùng oan ức, giận dữ hét: “Ngươi còn muốn nghĩ gì nữa?!”
Ý của Kỳ Lân là cân nhắc thế cục của Tiểu Bái và Từ Châu tiếp theo sẽ thế nào. Lã Bố thì tưởng hắn suy nghĩ xem có nên theo mình về hay không, giọng nói như chuông đồng rống lên một tiếng làm Kỳ Lân hoảng hồn.
Kỳ Lân vội giơ hai tay đầu hàng: “Được được được, không suy nghĩ nữa, về luôn.”
Lã Bố phẫn nộ nói: “Ăn hiếp người khác vừa vừa thôi!”
Kỳ Lân: “…”
Nói xong, hắn ngâm nga đứng dậy đi ra ngoài như hai người khác nhau.
Bỗng nhiên, Kỳ Lân hỏi với theo: “Lã Phụng Tiên, những ngày ta rời đi, ngươi có từng nhớ ta không?”
Lã Bố ở xa xa “ừ” một tiếng, không nói gì thêm.
“Tôn Bá Phù!” Lã Bố tâm trạng vui vẻ, đứng trong viện gọi: “Ra đây uống rượu với Hầu gia.”
Kỳ Lân mở cửa sổ nói: “Mọi người đều ngủ rồi chủ công, đừng có gậy chuyện nữa được không?”
Lã Bố gãi gãi đầu, giơ ngón giữa với Kỳ Lân, Tôn Sách dậy không nổi, nhưng Tôn Quyền lại bị đánh thức.
Tôn Quyền chồm lên đầu tủ, mở cửa sổ, đánh bốp vào gáy Lã Bố, làm hắn lảo đảo.
Tôn Quyền nói: “Ta uống với… với ngươi… nhé?”
Lã Bố xem thường nghiêng đầu, liếc mắt đánh giá Tôn Quyền, ôm hắn kéo ra ngoài cửa sổ, dắt tay hắn: “Rượu của nhà ngươi để ở đâu? Đưa Hầu gia đi đi.”
Tôn Quyền thần bí nói: “Rượu đó… đại tẩu ủ… ta không được uống… Ừm, ngươi hiểu…”
Tiếng Lã Bố xa dần: “Hầu gia không… sợ nàng.”
Kỳ Lân dở khóc dở cười, về phòng ngủ lại, mặc kệ một lớn một nhỏ kia dằn vặt nhau đi.
Sáng sớm hôm sau, Đại Tiểu Kiều tìm được Lã Bố và cậu em chồng nhà mình trong hầm rượu.
Lã Bố uống say không biết trời đất, một tay ôm Tôn Quyền. Tôn Quyền có vẻ uống không nhiều, đang ngủ say, mặt đỏ hồng hồng.
Đại Kiều: “…”
Mặt Kỳ Lân xám xịt, cười xòa nói: “Hôm qua bị tên ngốc này dẫn đi, xin tẩu tử đừng trách.”
Kỳ Lân còn đang nghĩ cách tha Lã Bố lên lưng Xích Thố để về Từ Châu, thì người đưa tin của Trần Cung đã đến.
Chu Du khoác áo ngoài, dây lưng không thắt, nghe tiếng nói chuyện nên đến xem, mỉm cười nói: “Sao thế? Tối qua Ôn Hầu vui quá à?”
“Ai gửi thư?” Kỳ Lân hỏi.
Chu Du đưa quân báo cho Kỳ Lân: “Trần Công Đài ở Tiểu Bái.” Nói xong dặn dò hạ nhân: “Chuẩn bị nước ô mai cho Ôn Hầu giải rượu… Thế nào rồi Kỳ Lân?”
Kỳ Lân hủy thư đi, mới đọc vào đã thấy vấn đề nghiêm trọng.
“Phải đi trong hôm nay.” Kỳ Lân nói: “Công Cẩn, ngươi tìm cách đánh thức Lã Bố, ta đi báo cho Cao Thuận ngoài thành, Tào Tháo tiến quân thần tốc tấn công Tiểu Bái, trong quân báo nguy, chúng ta phải trở về ngay.”
Hơn mười chiếc thuyền ô bồng(2) loại lớn xếp thành một hàng, lắc lư trong mưa, người đi theo Lã Bố vội vàng lên ngựa, Cao Thuận lớn tiếng ra lệnh chuẩn bị, vô cùng lo âu.
Mưa nhỏ một chút, Lã Bố nhướn cặp mắt còn chưa tỉnh hẳn, chống Phương Thiên Họa kích ra đứng ở đầu thuyền lắc la lắc lư.
Kỳ Lân nói: “Vào trong đi, say rượu còn mắc mưa, coi chừng bệnh.”
Lã Bố bất mãn nói: “Ở đại thêm vài ngày thì có sao…”
Kỳ Lân nhìn không nổi nữa: “Nội bộ mâu thuẫn! Còn ở đây uống rượu! Ngươi còn không về, đến cả vợ ngươi Tào Tháo cũng bắt đi mất đấy!”
“Cái gì?!” Lã Bố giật mình tỉnh táo.
Kỳ Lân đáp: “Chờ lát nữa nói rõ ràng cho ngươi nghe.”
Lúc Chu Du dặn dò chuẩn bị thuyền, Tôn Sách còn chưa tỉnh, không đến nửa canh giờ sau, Tôn quý phủ gần như dốc toàn bộ lực lượng, Đại Kiều đi xin giấy thông hành đường thủy, Tiểu Kiều chuẩn bị thuyền, Chu Du đến Tây doanh điều ra tay nỏ đi theo quân Quan Đông.
Chu Du dẫn gần ngàn binh đến bên bờ, nói: “Các ngươi đi đường thủy, chúng ta đi đường bộ.”
Đầu Lã Bố đau như búa bổ, nhưng vẫn cố tỉnh táo, giơ Họa kích ngăn lại: “Hiền đệ không cần lo lắng, cứ về ngủ lại đi, chỉ cần mười chiếc thuyền này đưa chúng ta về Bắc là được, không cần tăng nhân thủ.”
Chu Du đáp: “Ôn Hầu đang làm khách ở Giang Đông, lẽ nào không đưa tiễn?! Xin để tiểu đệ được tận tình gia chủ.”
Lã Bố không kiên nhẫn: “Quân Tịnh Châu có khoảng bốn vạn, không cần Giang Đông tiếp viện, lễ tiết rườm rà cứ giản lược đi là được, đừng để hao binh tốn mã, phải bảo tồn thực lực ngày sau mới có thể gặp lại.”
Chu Du nghe Lã Bố nói vậy, chỉ đành nhìn Kỳ Lân, Kỳ Lân biết Lã Bố là người hiếu thắng, tình huống này tuyệt đối sẽ không nhận sự giúp đỡ của người khác, đành gật đầu: “Cứ như thế đi, cảm tạ Công Cẩn huynh lo lắng, cho ta mượn khoảng trăm bộ nỏ là được.”
Chu Du cho người mang nỏ lên thuyền giao cho quân Tịnh Châu, đếm hết có khoảng một trăm hai mươi người, tính cả Kỳ Lân, Cao Thuận hộ tống, Lã Bố võ nghệ siêu quần, có lẽ trên đường đi không ngại vài tên thủy tặc nho nhỏ đâu.
“Đây là chút lòng thành của lão thái thái, tạ ơn ngươi giải vây hồi còn ở Ngô Quận.” Chu Du sai người bê đến một cái hộp gỗ, Lã Bố làm quan trong triều đã lâu, vừa nhìn là biết, hộp gỗ hẹp dài, bên trong lót lông ngỗng, đúng loại quan viên trong triều hay dùng để hối lộ trân bảo. Trong một hộp như thế bình thường sẽ chứa mười hai viên dạ minh châu nặng trịch.
Lã Bố đang định từ chối, Kỳ Lân nói: “Cái này cho ta mà.”
Lã Bố đành bảo: “Vậy để lại đi.”
Chu Du nói: “Bảo trọng, có lẽ Tôn lang không đến tiễn kịp.”
Hiếm thấy Lã Bố chấp tay một cái: “Phải đi rồi, hiền đệ, hẹn ngày gặp lại.”
Chu Du cũng vái chào Lã Bố, lại hỏi: “Câu kia nói như thế nào ấy Kỳ Lân?”
Kỳ Lân cười nói: “Non xanh còn đó, nước biếc chảy dài, sau này còn gặp lại, thay ta cáo biệt với Bá Phù.”
Thuyền ô bồng khởi hành, lướt trên mặt sông, bên bờ, mưa bay đầy trời, mặt sông gợn sóng, một khúc ly ca(3) ‘Vãn xuân lô vỹ than’ xa xa truyền đến.
“Phải Bá Phù không?” Lã Bố nhíu mày nghi vấn.
Kỳ Lân nhảy lên, bám vào sau lưng Lã Bố, chụm tay che trán nhìn xa xa.
Chỉ thấy trên mõm đá bên sườn núi có bóng một nam nhân, mình mặc áo tơi đầu đội đấu lạp đứng thẳng tấp, tiếng địch theo thuyền ô bồng càng đi càng xa.
Hết một khúc, Tôn Sách cất cao giọng nói:
“Hôm nay từ giã, ắt có ngày gặp lại, mong chờ thư tín truyền tin, vui buồn cùng chia sẻ, xin hãy luôn bảo trọng!”
Tạm biệt Tôn Chu, thuyền nhỏ tiếp tục đi về phía trước, Lã Bố ngồi bên mép thuyền, lưng tựa vào mui thuyền, Phương Thiên Họa kích đặt trước vai, hít hít mũi, ngửi mùi hơi nước trong không trung.
Sau lưng Lã Bố, Kỳ Lân đang pha một ấm trà, ven bờ Trường Giang sóng gió nổi lên, đội thuyền đi ngược dòng về phía trước, khắp mặt sông lá cây theo dòng trôi nổi về phía hạ du.
“Nhìn gì vậy?” Kỳ Lân hỏi.
Lã Bố nghiêng tai, híp mắt, phát hiện trong núi vang lên một tiếng “keng” cực nhỏ.
“Bị tập kích!”
“Tiếng bắn tên–! Có tập kích!”
Lã Bố ngăn ở cửa khoang, gầm lớn: “Không được kinh hoảng! Đồng loạt lên bờ!”
“Người của Lưu Biểu à?!” Kỳ Lân lấy cung tiễn, kéo dây cung, ông một tiếng, chỉ nghe tiếng dây cung không thấy bắn tên.
Kỳ Lân phô trương thanh thế thành công, mai phục trên vách đá bên bờ bị trúng kế, lập tức tránh vào trong bụi cây.
Lã Bố nói: “Ngươi mau tránh đi!”
Thuyền ô bồng ở giữa dòng lắc lư chuyển hướng, nhưng ở nơi đây, hai bên bờ là sườn dốc san sát địa thế hiểm trở, Kỳ Lân cau này tìm chỗ có thể đặt chân trên vách đá, tránh trận tập kích này, mà Lã Bố lại hít sâu một hơi.
Nói thì chậm xảy ra thì nhanh, Lã Bố buông tay, Phương Thiên Họa kích rơi xuống, hai đấm cuộn xoay, tay phải đánh về phía trước, tay trái thủ sát sườn.
Một mũi tên từ đỉnh núi rời cung, xuyên qua màn mưa bay hơn trăm trượng, đuôi tên gắn lông chim trĩ ngũ sắc rực rỡ xoáy vào trong mưa.
Trong một tích tắc, Lã Bố duỗi tay, bắt lấy.
Kỳ Lân còn chưa định thần, mũi tên đã đến trước mặt, bị Lã Bố chụp lại chết cứng tại chỗ không tiến thêm được một li nào.
Đội thuyền đồng loạt thét vang, mui thuyền bị xốc lên, hơn trăm cường nỏ từ hai bên mạn thuyền bắn như mưa về phía bờ sông, ngay lúc này đá và từng khúc gỗ lớn từ trên sườn núi lăn xuống uỳnh uỳnh, kết hợp với hỏa tiễn bay rợp trời.
“Cấp tốc cập bờ, không thể trì hoãn trên sông!” Lã Bố trầm giọng quát.
Người trên các thuyền phía sau lần lượt lên tiếng đáp lại, nhưng đội thuyền cuối cùng lại hét to:
“Thủy quỷ đục thuyền!”
Dưới chân như đóng băng, Kỳ Lân gần như hoàn toàn kinh hãi, đang muốn nhảy xuống nước đã bị Lã Bố kiềm lại, lực tay Lã Bố có thể đè được Thái Sơn, làm Kỳ Lân không thể nhúc nhích nổi.
“Đừng vội xuống nước.” Lã Bố nhìn bờ sông cách nửa dặm, lạnh lùng nói: “Không cần phải sợ.”
“Cao Thuận!” Lã Bố gọi lớn: “Chuẩn bị lên bờ huyết chiến!”
Từ khe núi, tên bay ra như sao sa, Lã Bố thét to một tiếng giơ Phương Thiên Họa kích xoay cực nhanh, không gian bên ngoài hai người tên gỗ rơi lả tả.
Thuyền đang chìm dần, mực nước trong thuyền ngày càng dâng cao, Kỳ Lân khẩn trương thở hổn hển. Lã Bố ngạo nghễ đứng sừng sững ở mũi thuyền, chậm rề rề tiến vào bờ.
Kỳ Lân: “Chủ… chủ công.”
Lã Bố liếc mắt nhìn Kỳ Lân.
Kỳ Lân: “Với tốc độ này, có lẽ không cập bờ được…”
Lã Bố thản nhiên: “Được.”
Thuyền còn ở giữa dòng, “Rầm” một tiếng, đáy thuyền bị đục một lỗ lớn, chìm xuống.
Vì vậy, quân địch hai bên bờ sông, cùng với gần một ngàn quân Tịnh Châu, trơ mắt nhìn Lã Bố như cái chặn giấy chìm dần xuống nước.
Kỳ Lân: “…”
Lã Bố quơ quào mấy cái tượng trưng, rồi chìm nghỉm.
Kỳ Lân nhảy vội xuống sông, điều cuối cùng nghe được là tiếng thét vang dội của Cao Thuận:
“Kỳ Lân! Cẩn thận! Chủ công hổng biết bơi—!”
——————————-
Chú thích:Bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng LăngThuyền ô bồng: là một loại công cụ giao thông đặc biệt của vùng sông nước Thiệu Hưng 绍兴 tỉnh Triết Giang 浙江, nhân vì mui thuyền được sơn đen nên có tên gọi như thế.Ly ca: bài ca chia ly
Vừa đến gần cửa thành Tiểu Bái, trên cửa có người đốt đuốc lên.
“Kẻ nào?” Binh sĩ cảnh giác quát.
“Phụng Tiên đâu?!” Kỳ Lân xa xa hô.
Không nghe ai trả lời, Kỳ Lân nhìn lên cửa thành, thấy thông cáo tìm người có thưởng trên đó, cười nói: “Chỉ cần thông báo cho Trần Công Đài, Trương Văn Viễn, Hoặc Cao Thuận, ai cũng được, huynh đệ trên thành lâu, các ngươi có thể đi lĩnh một ngàn lượng hoàng kim tiền thưởng đó.”
“Kỳ Lân!” Trương Liêu vội vàng chạy ra đây, trong giây lát, cửa thành muốn nổ tung.
“Mau thả cầu treo!” Trương Liêu cũng bất chấp cầu treo chưa thả hết, phóng ngựa nhảy ra ngoài: “Chủ công đem theo Cao đại ca đi Đan Dương rồi, Trần Cung tiên sinh đang nghỉ ngơi, ngươi mau vào thành cùng ta đi.”
Kỳ Lân dừng ngựa không đi tiếp, nghi ngờ nói: “Đi Đan Dương làm gì?”
Trong bầu trời đêm, một tia chớp rạch ngang, rọi hai thành Tiểu Bái, Từ Châu sáng như ban ngày, tiếng sấm át mất tiếng của Trương Liêu.
“Điêu Thiền có trong thành không?” Kỳ Lân lại hỏi.
Trương Liêu nói: “Đến Từ Châu chơi rồi! Người vào trong trước đi!”
Kỳ Lân đáp: “Ngươi báo cho Trần Cung, bảo hắn cẩn thận phòng thủ.”
Lúc này, Trần Cung cũng chân trần chạy ra cửa thành, hô to: “Kỳ Lân, chuyện ngày đó có hiểu lầm…”
Kỳ Lân ngửa đầu hỏi: “Phụng Tiên đi tìm ta à?”
Trần Cung: “Chủ công nghe nói ngươi ở Giang Đông, khải giáp còn chưa thay, điểm hơn trăm binh xuất phát ngay trong đêm…”
Kỳ Lân cảm thấy ấm áp trong lòng, cười nói: “Ta biết rồi, ta đuổi theo Phụng Tiên, chủ công và Cao đại ca đều không ở trong thành, ngươi đừng lơ là, cẩn thận phòng cướp, mùa mưa sắp tới rồi đó.”
Trần Cung còn chưa hiểu “mùa mưa sắp tới” là thế nào, Kỳ Lân đã quay đầu ngựa phi vào bóng đêm mịt mờ.
Lại một tiếng sấm nổ vang, mưa to ùn ùn kéo đến.
Từ thành Từ Châu, một con ngựa trắng đội mưa đến, người trên ngựa từ xa hô lớn: “Mạt tướng Triệu Tử Long! Theo lệnh chủ công nhà ta xin được cầu kiến Ôn Hầu!”
Tia chớp giống như khoét một lỗ trên bầu trời tăm tối, mưa to như trút nước, dội lên đất đai hoa màu. Từ Châu đến Trường Sa, Đan Dương, Ngô Quận, khắp nơi đều là nước.
Kỳ Lân bị mắc mưa ướt đẫm cả người, giục ngựa đi theo quan đạo.
Mưa lớn trên Trường Giang, nghênh đón trận lũ đầu tiên sau mỗi mùa xuân.
Đan Dương, buổi chiều vài ngày sau.
Chu Du dẫn nhóm Trình Phổ, Hoàng Cái về phủ, sau khi sắp xếp xong đưa chúng tướng đến binh doanh ở thành Tây nghỉ ngơi trước. Chính hắn đội mưa về quận bị nhiễm phong hàn, sau khi Tiểu Kiều sắc thuốc cho hắn uống, phu thê ở trong phòng nghỉ ngơi.
Mưa rất to, Tôn Sách không thể luyện binh, mọi người đều rảnh rỗi trong phủ, Lã Bố đến.
Lã Bố gõ cổng thành, coi Thái thú Ngô Cảnh không ra gì, quanh người chỉ có trăm thân binh, mà khí thế cứ như mang theo thiên quân vạn mã.
Ngô Cảnh đứng trên thành lâu, thấy người đến là Lã Bố, sợ tới mức chân run lập cập.
“Truyền lệnh!” Ngô Cảnh hoảng hốt nói: “Phái thám báo ra khỏi thành, điều tra tên này đem theo mấy vạn người!”
Lã Bố lấy Phương Thiên Họa kích chỉ vào cửa thành, lạnh lùng nói: “Ngươi là Ngô Cảnh Thái thú Đan Dương? Bảo thằng con cả của Tôn Kiên ra đây.”
Kỳ Lân từ Từ Châu xuôi nam, qua Hội Kê, Thọ Xuân, Ngô Quận, đi về hướng Đan Dương, dọc đường đi, các thành lớn đều đóng chặt cửa thành. Kỳ Lân cảm thấy hơi lạ, vào tới Đan Dương lại thấy khắp thành giới nghiêm, binh lính nhiều gấp mấy lần bình thường.
Lính thủ thành không nhận ra Kỳ Lân nhưng lại nhận ra ngựa của Tôn Sách, Kỳ Lân sẵn tiện nói mình đến trả ngựa nên được thuận lời vào thành không bị kiểm tra, đi thẳng đến phủ của Tôn Sách và Chu Du.
“Kỳ Lân tiên sinh!” Người gác cổng kinh ngạc thấy Kỳ Lân quay lại.
“Dắt Kinh Phàm vào chuồng đi.” Kỳ Lân nói: “Dọc đường mắc ba trận mưa lớn, cẩn thận kẻo nó bệnh.”
Một gã sai vặt đến dắt ngựa đi, Kỳ Lân ở đây cũng khá lâu, coi như nhà mình, hỏi: “Chu Du trở về chưa? Bá Phù đâu?”
Quản sự ra đón, nói nhỏ: “Chủ công có khách quý, trước đó đã lệnh có chuyện gì cũng không được đến bẩm, mời Kỳ Lân Tiên sinh đến sương phòng đổi quần áo trước đi, để tiểu nhân đi báo cho chủ mẫu…”
Tiểu Kiều đang đi ngang qua hành lang, kêu lên một tiếng: “Kỳ Lân? Sao ngươi trở lại? Nhanh đi thay quần áo khô đi.”
Kỳ Lân cười nói: “Không sao, ta ít khi bệnh lắm, đến trả ngựa cho Bá Phù, nghe nói Lã Bố đến Giang Đông rồi hả?”
Tiểu Kiều đáp: “Ôn Hầu đang uống rượu với Tôn lang, Chu lang mắc mưa còn nghỉ ngơi trong phòng.”
Từ trong phòng truyền ra tiếng nói chuyện của Lã Bố và Tôn Sách.
Ngày đầu tiên Lã Bố đến Đan Dương, Tôn Sách lập tức lệnh mở rộng cổng thành, tự mình ra đón, đưa Lã Bố về quý phủ, chuẩn bị sẵn nước nóng khăn mặt, thu xếp ổn thỏa cho thân binh đi cùng, còn mở tiệc khoản đãi.
Tính tình Tôn Sách vốn hoạt bát nhiệt thành, biết ăn nói, qua hai ba câu coi như nắm bắt được cách nói chuyện với Lã Bố, cuối cùng cả hai nói chuyện với nhau thật vui sướng. Lã Bố sẽ không khách sáo này nọ, nên hiện giờ đã đồng ý sẽ ở lại chơi vài ngày.
Lã Bố đến Giang Đông chưa tới hai ngày đã coi như thân quen với Tôn Sách, cảm thấy người này rất hợp ý mình.
Tôn Sách cười nói: “Tuy đang mùa mưa, nhưng cũng không phải ngày nào cũng mưa dầm liên miên, chờ thêm vài ngày, tiểu đệ sai người đi đón tẩu tử đến đây du ngoạn.”
Lã Bố buông chén rượu, vừa lòng gật đầu: “Không sao, ta chỉ ở vài ngày, về sau nếu có thời gian đến Giang Đông sẽ đưa nàng cùng đi.”
Tôn Sách trêu ghẹo: “Năm đó thế nào mà hầu gia lại nhìn trúng thiên kim nhà Vương Doãn?”
Mưa to mấy ngày liền, trong viện đầy nước đọng, Kỳ Lân đứng trong vũng nước lớn nhất ngay trước cửa sổ lắng nghe, cũng bảo Tiểu Kiều cứ đi làm việc của mình không cần khách sáo với hắn làm gì.
Tôn Quyền đang bày mấy tờ giấy trắng lên cái bàn thấp, quyển sách trong tay mở ra, ngồi ở trong viện cuối hành lang ngẩn người.
Kỳ Lân tiện tay bứt một chiếc lá xuống, xé hai chỗ ở đầu đuôi lá, dùng cành cây nhỏ xuyên qua thành chiếc thuyền, thả xuống nước thổi nhẹ, chiếc thuyền lá bé nhỏ lướt băng băng về phía Tôn Quyền.
Tôn Quyền vẫn còn ngẩn người, chợt thấy thuyền nhỏ lướt qua trước mặt, nhìn lại thấy Kỳ Lân, hai mắt sáng rực lên.
Kỳ Lân chỉ chỉ gian phòng trong, làm một khẩu hình: “Chu Công Cẩn.”
Tôn Quyền gật đầu, chạy vào phía sau gọi Chu Du.
Lúc Chu Du dậy, có nói chuyện với Tiểu Kiều, thay quần áo, Tôn Quyền lại chạy ra ngoài hành lang ngồi xuống, liếc mắt nhìn thấy chiếc thuyền lá, nhấc bút bắt đầu vẽ.
Lỗ tai Lã Bố hơi nhúc nhích, trong mưa nhạy bén phát hiện tiếng nhạc xa xa.
Thấy Tôn Sách muốn kính rượu, Lã Bố xua tay, nheo mắt lại hỏi: “Ai đang tấu nhạc?”
Tôn Sách nghe thử một lát, phát hiện chỉ là mấy tiếng u u không rõ ràng, cười nói: “Là xá đệ Tôn Quyền.”
Lã Bố đang suy nghĩ làm sao để nhắc đến việc của Kỳ Lân, lần trước trong thư Tôn Sách có nói Kỳ Lân làm khách ở Giang Đông, bỏ qua việc theo chân Chu Du đến đây, chỉ nghĩ đến không biết ý của Kỳ Lân thế nào, Lã Bố chỉ sợ mình ngàn dặm tìm tới mà Kỳ Lân còn giận không chịu ra mặt.
Lúc này nghe Tôn Quyền thổi khúc ‘Nguyệt tiền thương’, Lã Bố nhân đó mà nói: “Khúc này rất quen.”
Tôn Quyền liền lệnh hạ nhân: “Gọi Tôn Quyền đến.”
Tôn Quyền đi ra, trên tay còn cầm tờ giấy, Chu Du cũng đến, chắp tay với Lã Bố rồi ngồi xuống.
Tôn Sách: “Ôn Hầu, Phấn Vũ tướng quân, vai vế cha chú chúng ta. Tôn Quyền mau chào Hầu gia.”
Lã Bố đặt chén rượu xuống nói: “Không dám nhận, chúng ta xưng hô ngang hàng là được rồi.”
Tôn Quyền hơi sợ, đánh giá Lã Bố mộ lát, lắp bắp nói: “Hầu… Hầu gia.”
Lã Bố: “Ai dạy ngươi thổi huân?”
Tôn Quyền đáp: “Là Kỳ… Kỳ Lân.”
Lã Bố nói: “À. Kỳ Lân…”
Tôn Quyền bối rối đứng đó, trong phòng yên tĩnh.
Ba giây sau.
Lã Bố: “Ngươi nói lắp sao?”
Tôn Sách: “…”
Chu Du: “…”
Lã Bố tự giễu cười cười nói: “Lúc bé, Hầu gia cũng nói lắp, càng nói càng lắp, chỉ sợ làm người khác cười chê, nên cố gắng không lên tiếng.”
Tôn Sách cười: “Bây giờ không còn lại chút nào nữa rồi.”
Lã Bố gật đầu: “Lớn lên sẽ tốt thôi, đừng để ý quá.”
Tôn Quyền hiểu ý, cười lên.
Chu Du nãy giờ mới lên tiếng: “Tôn Quyền, ngươi vẽ gì đó? Để Hầu gia xem đi.”
Tôn Quyền đưa tờ giấy kia ra, trên đó là chiếc thuyền lá nhỏ, nét vẽ vụng về xiêu xiêu vẹo vẹo lung tung vài nét, Lã Bố xem xong cười lớn.
“Thú vị.” Lã Bố rất vui vẻ.
Tôn Sách cảm thấy thật xấu hổ, trách mắng: “Bình thường Công Cẩn dạy ngươi vẽ thế nào, cái tốt không chịu học…”
Lã Bố xua tay nói: “Lệnh đệ có thể thành người tài.”
“Ngươi cũng nhận ra à?” Ngoài cửa vang lên tiếng của Kỳ Lân, thuận tay đẩy cửa vào, nha hoàn vội nâng rèm, mọi người trong phòng đều xúc động.
Tôn Sách hỏi: “Kỳ Lân?! Ngươi quay lại hồi nào vậy?”
Thoáng chốc, Lã Bố ngây ngẩn cả người.
Chỉ có Chu Du vẫn bình chân như vại, hỏi: “Về bao giờ?”
Kỳ Lân nói: “Hôm trước từ Tiểu Bái đến, cưỡi Kinh Phàm đuổi theo Hầu gia, nhưng vẫn chậm hơn nửa ngày.”
Kỳ Lân không chờ ai mời, tự đi đến bàn trống ngồi xuống, Tôn Sách mới giật mình nhận ra, vội gọi người dâng rượu.
Cả người Kỳ Lân ướt đẫm, trên tóc còn nhỏ nước, nha hoàn mang khăn đến đưa cho hắn, đột nhiên Lã Bố nói: “Lại cắt tóc rồi à?”
Kỳ lân cười cười bĩu môi: “Nhờ huynh đệ cắt giúp.”
Vô cùng lạnh lùng, vô cùng lúng túng, ai cũng không biết nên tiếp tục câu chuyện thế nào, một khắc khi Kỳ Lân bước vào, Lã Bố cứ mãi nhìn hắn.
Hạ nhân dâng rượu nóng, Kỳ Lân không bận tâm hỏi: “Tôn Quyền vẽ gì thế, cho ta xem một chút.”
Kỳ Lân nhận bức vẽ, Tôn Sách nói: “Tôn Quyền đọc sách hay vẽ tranh không chú tâm.”
Chu Du cười nói: “Bị Kỳ Lân lây cho.”
Kỳ Lân cũng cười, đáp: “Đừng trốn tránh trách nhiệm, ta đâu có dạy vẽ tranh… Thôi được rồi, có bút mực không, ta sửa cho ngươi.”
Nha hoàn đem bút mực đến, Kỳ Lân lau mặt bàn sạch sẽ rồi trải giấy, hơi suy tư, cũng không sửa lại nét vẽ non nớt của Tôn Quyền, mà viết thêm hai hàng chữ trên khoảng trống.
Cả nét vẽ và nét chữ đều trông vô cùng xấu.
Lã Bố thì thầm: “Bóng buồm đã khuất bầu không, trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời(1).”
Trong phòng lặng ngắt như tờ.
Sau hồi lâu, Tôn Sách mới khen một tiếng hay.
Kỳ Lân đứng dậy: “Ta đi đổi bộ quần áo, sẽ tìm hầu gia nói chuyện sau.” Dứt lời lập tức đứng dậy rời đi.
Kỳ Lân viết như gà bới, Tôn Quyền vẽ như mèo cào, trông vào rất quái lạ, nhưng khi chữ và họa cùng xếp vào một nơi lại khí thế không nói nên lời.
Vẽ lên một con thuyền nhỏ xuôi dòng, cô đơn chiếc bóng, bên phải là hai hàng chữ bắt mắt, làm người ta rung động khó tả.
“Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời.” Chu Du ngâm lại mấy lần: “Đem tranh này đi dán cẩn thận rồi treo trong phòng khách đi.”
Đêm đó, chủ tớ ngồi đối diện nhau trong phòng, ngọn đèn chiếu sáng gương mặt của Kỳ Lân, đây coi như lần thứ nhất Lã Bố nhìn kỹ tiểu binh dưới trướng của mình.
Hình như so với lần gặp đầu tiên, Kỳ Lân trưởng thành lên nhiều, lông mi như lá liễu cong cong, đôi mắt từng sáng ngời nay ảm đạm đi rất nhiều. Hắn mặc áo đơn mỏng manh, môi mím chặc, cổ tay áo lộ ra hình dáng bắp thịt, toát ra vẻ non trẻ mềm mại như bông, làm cho bao nhiêu sắc bén và áp bách trên người Lã Bố đều dập tắc.
“Ngươi bao nhiêu tuổi?” Lã Bố nói: “Lúc mới gặp ngươi trông có vẻ còn thiếu niên, giờ có hơi…”
“Hơi khác?” Kỳ Lân cười nói: “Hay già rồi?”
Có điều trong mắt hắn vừa lóe lên rồi biến mất, thay vào đó là chút sốt ruột lo âu.
Lã Bố thản nhiên: “Trưởng thành hơn, năm nay chắc cũng hai mươi rồi phải không, trở về Hầu gia hỏi vợ cho ngươi.”
Khóe miệng Kỳ Lân nhích nhích mấy cái: “Thôi đi.”
Lã Bố trầm mặc.
Qua một hồi lâu thật lâu, cuối cùng Lã Bố mới lên tiếng: “Trước đây… chuyện đó… là Hầu gia không… Ừm, sai rồi.”
Kỳ Lân đáp: “Người ngốc là do cha mẹ sinh, không thể trách ngươi.”
Lã Bố: “…”
Kỳ Lân cười cười, “Chừng nào về?”
Lã Bố nhẹ nhàng thở ra, nhưng vẫn làm bộ mặt nghiêm túc: “Tùy ngươi.”
KỲ Lân suy nghĩ một lát: “Về rồi ngươi có nghe ý kiến của ta không?”
Lã Bố nhìn Kỳ Lân một lát, sau vẫn gật đầu.
“Nghe, sau này nếu ta còn tin lời người khác nói xấu ngươi.” Lã Bố nói: “Hầu gia thề…”
Kỳ Lân thờ ơ nói: “Không cần, để ta nghĩ lại cẩn thận đã, vài ngày nữa…”
Lã Bố cảm thấy vô cùng oan ức, giận dữ hét: “Ngươi còn muốn nghĩ gì nữa?!”
Ý của Kỳ Lân là cân nhắc thế cục của Tiểu Bái và Từ Châu tiếp theo sẽ thế nào. Lã Bố thì tưởng hắn suy nghĩ xem có nên theo mình về hay không, giọng nói như chuông đồng rống lên một tiếng làm Kỳ Lân hoảng hồn.
Kỳ Lân vội giơ hai tay đầu hàng: “Được được được, không suy nghĩ nữa, về luôn.”
Lã Bố phẫn nộ nói: “Ăn hiếp người khác vừa vừa thôi!”
Kỳ Lân: “…”
Nói xong, hắn ngâm nga đứng dậy đi ra ngoài như hai người khác nhau.
Bỗng nhiên, Kỳ Lân hỏi với theo: “Lã Phụng Tiên, những ngày ta rời đi, ngươi có từng nhớ ta không?”
Lã Bố ở xa xa “ừ” một tiếng, không nói gì thêm.
“Tôn Bá Phù!” Lã Bố tâm trạng vui vẻ, đứng trong viện gọi: “Ra đây uống rượu với Hầu gia.”
Kỳ Lân mở cửa sổ nói: “Mọi người đều ngủ rồi chủ công, đừng có gậy chuyện nữa được không?”
Lã Bố gãi gãi đầu, giơ ngón giữa với Kỳ Lân, Tôn Sách dậy không nổi, nhưng Tôn Quyền lại bị đánh thức.
Tôn Quyền chồm lên đầu tủ, mở cửa sổ, đánh bốp vào gáy Lã Bố, làm hắn lảo đảo.
Tôn Quyền nói: “Ta uống với… với ngươi… nhé?”
Lã Bố xem thường nghiêng đầu, liếc mắt đánh giá Tôn Quyền, ôm hắn kéo ra ngoài cửa sổ, dắt tay hắn: “Rượu của nhà ngươi để ở đâu? Đưa Hầu gia đi đi.”
Tôn Quyền thần bí nói: “Rượu đó… đại tẩu ủ… ta không được uống… Ừm, ngươi hiểu…”
Tiếng Lã Bố xa dần: “Hầu gia không… sợ nàng.”
Kỳ Lân dở khóc dở cười, về phòng ngủ lại, mặc kệ một lớn một nhỏ kia dằn vặt nhau đi.
Sáng sớm hôm sau, Đại Tiểu Kiều tìm được Lã Bố và cậu em chồng nhà mình trong hầm rượu.
Lã Bố uống say không biết trời đất, một tay ôm Tôn Quyền. Tôn Quyền có vẻ uống không nhiều, đang ngủ say, mặt đỏ hồng hồng.
Đại Kiều: “…”
Mặt Kỳ Lân xám xịt, cười xòa nói: “Hôm qua bị tên ngốc này dẫn đi, xin tẩu tử đừng trách.”
Kỳ Lân còn đang nghĩ cách tha Lã Bố lên lưng Xích Thố để về Từ Châu, thì người đưa tin của Trần Cung đã đến.
Chu Du khoác áo ngoài, dây lưng không thắt, nghe tiếng nói chuyện nên đến xem, mỉm cười nói: “Sao thế? Tối qua Ôn Hầu vui quá à?”
“Ai gửi thư?” Kỳ Lân hỏi.
Chu Du đưa quân báo cho Kỳ Lân: “Trần Công Đài ở Tiểu Bái.” Nói xong dặn dò hạ nhân: “Chuẩn bị nước ô mai cho Ôn Hầu giải rượu… Thế nào rồi Kỳ Lân?”
Kỳ Lân hủy thư đi, mới đọc vào đã thấy vấn đề nghiêm trọng.
“Phải đi trong hôm nay.” Kỳ Lân nói: “Công Cẩn, ngươi tìm cách đánh thức Lã Bố, ta đi báo cho Cao Thuận ngoài thành, Tào Tháo tiến quân thần tốc tấn công Tiểu Bái, trong quân báo nguy, chúng ta phải trở về ngay.”
Hơn mười chiếc thuyền ô bồng(2) loại lớn xếp thành một hàng, lắc lư trong mưa, người đi theo Lã Bố vội vàng lên ngựa, Cao Thuận lớn tiếng ra lệnh chuẩn bị, vô cùng lo âu.
Mưa nhỏ một chút, Lã Bố nhướn cặp mắt còn chưa tỉnh hẳn, chống Phương Thiên Họa kích ra đứng ở đầu thuyền lắc la lắc lư.
Kỳ Lân nói: “Vào trong đi, say rượu còn mắc mưa, coi chừng bệnh.”
Lã Bố bất mãn nói: “Ở đại thêm vài ngày thì có sao…”
Kỳ Lân nhìn không nổi nữa: “Nội bộ mâu thuẫn! Còn ở đây uống rượu! Ngươi còn không về, đến cả vợ ngươi Tào Tháo cũng bắt đi mất đấy!”
“Cái gì?!” Lã Bố giật mình tỉnh táo.
Kỳ Lân đáp: “Chờ lát nữa nói rõ ràng cho ngươi nghe.”
Lúc Chu Du dặn dò chuẩn bị thuyền, Tôn Sách còn chưa tỉnh, không đến nửa canh giờ sau, Tôn quý phủ gần như dốc toàn bộ lực lượng, Đại Kiều đi xin giấy thông hành đường thủy, Tiểu Kiều chuẩn bị thuyền, Chu Du đến Tây doanh điều ra tay nỏ đi theo quân Quan Đông.
Chu Du dẫn gần ngàn binh đến bên bờ, nói: “Các ngươi đi đường thủy, chúng ta đi đường bộ.”
Đầu Lã Bố đau như búa bổ, nhưng vẫn cố tỉnh táo, giơ Họa kích ngăn lại: “Hiền đệ không cần lo lắng, cứ về ngủ lại đi, chỉ cần mười chiếc thuyền này đưa chúng ta về Bắc là được, không cần tăng nhân thủ.”
Chu Du đáp: “Ôn Hầu đang làm khách ở Giang Đông, lẽ nào không đưa tiễn?! Xin để tiểu đệ được tận tình gia chủ.”
Lã Bố không kiên nhẫn: “Quân Tịnh Châu có khoảng bốn vạn, không cần Giang Đông tiếp viện, lễ tiết rườm rà cứ giản lược đi là được, đừng để hao binh tốn mã, phải bảo tồn thực lực ngày sau mới có thể gặp lại.”
Chu Du nghe Lã Bố nói vậy, chỉ đành nhìn Kỳ Lân, Kỳ Lân biết Lã Bố là người hiếu thắng, tình huống này tuyệt đối sẽ không nhận sự giúp đỡ của người khác, đành gật đầu: “Cứ như thế đi, cảm tạ Công Cẩn huynh lo lắng, cho ta mượn khoảng trăm bộ nỏ là được.”
Chu Du cho người mang nỏ lên thuyền giao cho quân Tịnh Châu, đếm hết có khoảng một trăm hai mươi người, tính cả Kỳ Lân, Cao Thuận hộ tống, Lã Bố võ nghệ siêu quần, có lẽ trên đường đi không ngại vài tên thủy tặc nho nhỏ đâu.
“Đây là chút lòng thành của lão thái thái, tạ ơn ngươi giải vây hồi còn ở Ngô Quận.” Chu Du sai người bê đến một cái hộp gỗ, Lã Bố làm quan trong triều đã lâu, vừa nhìn là biết, hộp gỗ hẹp dài, bên trong lót lông ngỗng, đúng loại quan viên trong triều hay dùng để hối lộ trân bảo. Trong một hộp như thế bình thường sẽ chứa mười hai viên dạ minh châu nặng trịch.
Lã Bố đang định từ chối, Kỳ Lân nói: “Cái này cho ta mà.”
Lã Bố đành bảo: “Vậy để lại đi.”
Chu Du nói: “Bảo trọng, có lẽ Tôn lang không đến tiễn kịp.”
Hiếm thấy Lã Bố chấp tay một cái: “Phải đi rồi, hiền đệ, hẹn ngày gặp lại.”
Chu Du cũng vái chào Lã Bố, lại hỏi: “Câu kia nói như thế nào ấy Kỳ Lân?”
Kỳ Lân cười nói: “Non xanh còn đó, nước biếc chảy dài, sau này còn gặp lại, thay ta cáo biệt với Bá Phù.”
Thuyền ô bồng khởi hành, lướt trên mặt sông, bên bờ, mưa bay đầy trời, mặt sông gợn sóng, một khúc ly ca(3) ‘Vãn xuân lô vỹ than’ xa xa truyền đến.
“Phải Bá Phù không?” Lã Bố nhíu mày nghi vấn.
Kỳ Lân nhảy lên, bám vào sau lưng Lã Bố, chụm tay che trán nhìn xa xa.
Chỉ thấy trên mõm đá bên sườn núi có bóng một nam nhân, mình mặc áo tơi đầu đội đấu lạp đứng thẳng tấp, tiếng địch theo thuyền ô bồng càng đi càng xa.
Hết một khúc, Tôn Sách cất cao giọng nói:
“Hôm nay từ giã, ắt có ngày gặp lại, mong chờ thư tín truyền tin, vui buồn cùng chia sẻ, xin hãy luôn bảo trọng!”
Tạm biệt Tôn Chu, thuyền nhỏ tiếp tục đi về phía trước, Lã Bố ngồi bên mép thuyền, lưng tựa vào mui thuyền, Phương Thiên Họa kích đặt trước vai, hít hít mũi, ngửi mùi hơi nước trong không trung.
Sau lưng Lã Bố, Kỳ Lân đang pha một ấm trà, ven bờ Trường Giang sóng gió nổi lên, đội thuyền đi ngược dòng về phía trước, khắp mặt sông lá cây theo dòng trôi nổi về phía hạ du.
“Nhìn gì vậy?” Kỳ Lân hỏi.
Lã Bố nghiêng tai, híp mắt, phát hiện trong núi vang lên một tiếng “keng” cực nhỏ.
“Bị tập kích!”
“Tiếng bắn tên–! Có tập kích!”
Lã Bố ngăn ở cửa khoang, gầm lớn: “Không được kinh hoảng! Đồng loạt lên bờ!”
“Người của Lưu Biểu à?!” Kỳ Lân lấy cung tiễn, kéo dây cung, ông một tiếng, chỉ nghe tiếng dây cung không thấy bắn tên.
Kỳ Lân phô trương thanh thế thành công, mai phục trên vách đá bên bờ bị trúng kế, lập tức tránh vào trong bụi cây.
Lã Bố nói: “Ngươi mau tránh đi!”
Thuyền ô bồng ở giữa dòng lắc lư chuyển hướng, nhưng ở nơi đây, hai bên bờ là sườn dốc san sát địa thế hiểm trở, Kỳ Lân cau này tìm chỗ có thể đặt chân trên vách đá, tránh trận tập kích này, mà Lã Bố lại hít sâu một hơi.
Nói thì chậm xảy ra thì nhanh, Lã Bố buông tay, Phương Thiên Họa kích rơi xuống, hai đấm cuộn xoay, tay phải đánh về phía trước, tay trái thủ sát sườn.
Một mũi tên từ đỉnh núi rời cung, xuyên qua màn mưa bay hơn trăm trượng, đuôi tên gắn lông chim trĩ ngũ sắc rực rỡ xoáy vào trong mưa.
Trong một tích tắc, Lã Bố duỗi tay, bắt lấy.
Kỳ Lân còn chưa định thần, mũi tên đã đến trước mặt, bị Lã Bố chụp lại chết cứng tại chỗ không tiến thêm được một li nào.
Đội thuyền đồng loạt thét vang, mui thuyền bị xốc lên, hơn trăm cường nỏ từ hai bên mạn thuyền bắn như mưa về phía bờ sông, ngay lúc này đá và từng khúc gỗ lớn từ trên sườn núi lăn xuống uỳnh uỳnh, kết hợp với hỏa tiễn bay rợp trời.
“Cấp tốc cập bờ, không thể trì hoãn trên sông!” Lã Bố trầm giọng quát.
Người trên các thuyền phía sau lần lượt lên tiếng đáp lại, nhưng đội thuyền cuối cùng lại hét to:
“Thủy quỷ đục thuyền!”
Dưới chân như đóng băng, Kỳ Lân gần như hoàn toàn kinh hãi, đang muốn nhảy xuống nước đã bị Lã Bố kiềm lại, lực tay Lã Bố có thể đè được Thái Sơn, làm Kỳ Lân không thể nhúc nhích nổi.
“Đừng vội xuống nước.” Lã Bố nhìn bờ sông cách nửa dặm, lạnh lùng nói: “Không cần phải sợ.”
“Cao Thuận!” Lã Bố gọi lớn: “Chuẩn bị lên bờ huyết chiến!”
Từ khe núi, tên bay ra như sao sa, Lã Bố thét to một tiếng giơ Phương Thiên Họa kích xoay cực nhanh, không gian bên ngoài hai người tên gỗ rơi lả tả.
Thuyền đang chìm dần, mực nước trong thuyền ngày càng dâng cao, Kỳ Lân khẩn trương thở hổn hển. Lã Bố ngạo nghễ đứng sừng sững ở mũi thuyền, chậm rề rề tiến vào bờ.
Kỳ Lân: “Chủ… chủ công.”
Lã Bố liếc mắt nhìn Kỳ Lân.
Kỳ Lân: “Với tốc độ này, có lẽ không cập bờ được…”
Lã Bố thản nhiên: “Được.”
Thuyền còn ở giữa dòng, “Rầm” một tiếng, đáy thuyền bị đục một lỗ lớn, chìm xuống.
Vì vậy, quân địch hai bên bờ sông, cùng với gần một ngàn quân Tịnh Châu, trơ mắt nhìn Lã Bố như cái chặn giấy chìm dần xuống nước.
Kỳ Lân: “…”
Lã Bố quơ quào mấy cái tượng trưng, rồi chìm nghỉm.
Kỳ Lân nhảy vội xuống sông, điều cuối cùng nghe được là tiếng thét vang dội của Cao Thuận:
“Kỳ Lân! Cẩn thận! Chủ công hổng biết bơi—!”
——————————-
Chú thích:Bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng LăngThuyền ô bồng: là một loại công cụ giao thông đặc biệt của vùng sông nước Thiệu Hưng 绍兴 tỉnh Triết Giang 浙江, nhân vì mui thuyền được sơn đen nên có tên gọi như thế.Ly ca: bài ca chia ly
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.