Chương 41
Lan Rùa
17/05/2018
Dì Hồng nghe bà Phúc thỏ thẻ mà ngứa cái tai ghê đó, dì để ý thấy cậu
hai có vẻ bực, cậu chau mày liệng thẳng ba quan tiền ra ngoài sân rồi
đóng cửa đánh sầm. Mấy người đứng ngoài, dì, thằng Toàn, thằng cu Trí
hay đến ngay cả thím Vân, chú Trần, cô Hoàng Anh ai nấy mắt đều rơm rớm, ấy vậy mà bà hai bà vẫn cười cho được, hớn ha hớn hở là đằng khác.
-"Ngoài chợ tầm này còn bánh rán không các chị nhể?"
Bà vừa lượm tiền vừa hỏi, dì Hồng tỉnh bơ đáp.
-"Bánh rán có lẽ không còn đâu, nhưng bánh phân thì chắc còn nhiều."
-"Ớ, loại mới à? Nhà con Tuyền bán hử? Cha bố nhà nó, vậy mà ban sáng tôi qua chả thấy mời mọc gì cả. Mà ngon không? Đắt không?"
-"Ôi chao ngon hay không phải tuỳ khẩu vị chớ, nhưng mà cứ qua đi, mau mau lên, kẻo lại hết."
Dì sốt sắng giục giã, bà hai cũng sốt ruột chả kém. Bà tí tởn chạy ra chợ, tới nơi bà hỏi han một hồi mà con Tuyền nó cứ ngơ ra như con dở ý, con Bưởi bên cạnh vừa nhai bánh tẻ tỏm tẻm vừa tròn mắt bấu ống tay áo bà cả thắc mắc.
-"Ô hay chửa, có bánh phân nữa đó bà, con chưa bao giờ được ăn cái bánh ấy ý. Hôm nào bà mua cho con nữa nha!"
-"Trong nhà xí đầy ra, khỏi mua."
Bà đáp mà mặt bà lạnh tanh, con Bưởi nghệt mặt suy nghĩ. Sau khi máu lên được tới não rồi nó bắt đầu thấy tởm, nó oẹ, rồi nó nôn bằng sạch chỗ bánh tẻ trong bụng, mặt nó mếu xềnh xệch vì tiếc.
Bà cả nhìn bộ dạng của nó thấy mắc cười ghê, nhưng chốn đông người nhộn nhạo nên bà chỉ hơi tủm tỉm thôi, bà còn yêu kiều dùng khăn tay che miệng, đoạn bà biểu nó đứng dậy đi về.
Bà hai bực bội nom theo cái dáng điệu chảy nước, uất hận dâng trào. Uất con Hồng điên bịa chuyện một thì hận bà cả một trăm, ngoài cái xuất thân tốt thì được nước non gì đâu? Người như thế, chẳng có tư cách làm mẹ quan lớn đâu nhé! Cứ đợi đấy để coi, coi mèo nào cắn mỉu nào?
Dân làng này kể cũng nhiều chuyện, thấy bóng bà lại xúm vào hỏi tình hình mợ hai ra sao? Sao là sao? Khi nào phát tang khắc báo, cứ sợ người ta không mời tới ăn cỗ không bằng? Thầy lang phán thế nào thì bà tin thế đó, chỉ có cậu hai ngu thôi, cậu ở trong buồng với mợ mãi chẳng chịu ra ngoài, chẳng ai nấu cơm tối cả, đến mệt mỏi.
Phấn son trên mặt mợ cậu lau sạch từ lâu rồi, bình thường mợ không trang điểm thì hai gò má mợ vẫn căng mịn mà, cánh môi chúm cha chúm chím nhìn ghét lắm. Chẳng qua bữa nay mợ nhọc nên mặt mũi mới xanh ngắt tím tái như vậy, chắc mợ bị lạnh đó, hết lạnh là tỉnh lại thôi.
Cậu bê mấy cái chăn ra quấn xung quanh người mợ, rồi cậu cẩn thận xoa bóp cho mợ. Cậu cứ xoa đều đều thì tay mợ ấm lên, cậu mừng lắm, nhưng lúc cậu chuyển xuống xoa mu bàn chân thì tay mợ lại cóng trở lại. Hơi lạnh truyền qua da thịt cậu, xuyên thẳng vào tim, cậu thấy lòng mình cũng lạnh buốt.
Mạch của mợ cứ yếu dần, có lúc mãi mới thấy. Cậu bất lực gọi mợ, cậu gọi rất nhiều mà mợ không đáp. Mợ tính trả thù cậu sao? Mọi khi cậu lặng thinh nhưng mợ nói gì cậu cũng ghi nhớ hết mà, đâu có mềm nhũn như mợ bây giờ, mợ độc ác ghê.
Cậu giận, cậu đánh mợ vài phát. Từ đợt rước mợ về chưa ra đòn với mợ đâu, ai biểu lần này mợ hỗn quá? Đánh cho mợ chừa, mợ sợ rồi mợ dậy mà ôm chân cậu van nài. Cậu cầm cái que nhỏ, gõ đều đều vào lòng bàn tay mợ, ông thầy lang nhòm trộm ngoài cửa sổ sống mũi bất giác cay cay.
Ông biết cậu hai, đợt lâu lên núi hái thuốc có lần ông bị ngã cậu còn cõng ông về nhà, cậu trong mắt ông cứng cỏi chững chạc lắm, không ngờ lại có những lúc trẻ con tới vậy. Cậu thương mợ thật rồi.
Ban nãy ông xem qua cho mợ, thấy vết thương trên trán mợ chỉ là ngoài da thôi, có điều không được chữa trị kịp thời lại nằm bất tỉnh trong đống rơm lâu như vậy, buổi đêm trời còn mưa nên người mợ mềm oặt, nom nhợt nhạt như cái xác khô đó. Tình trạng của mợ chẳng đến nỗi tệ như ông phán ban nãy, xấu nhưng cũng có tới năm sáu phần sống.
Tuy nhiên hồng nhan bạc phận, chẳng biết thế nào được. Mười năm trước có cô con gái nhà bán chè bị sốt cao, ông cũng dốc hết tâm sức ra chữa trị, mà cô bé ấy yếu ớt nên không qua khỏi, rồi dân làng thi nhau mạt sát chửi rủa ông, kêu ông ngu dốt thất đức, họ đốt cả phòng thuốc của ông, hại cả nhà ông phải trốn chui trốn lủi tới thôn khác sinh sống. Thế cho nên từ đó trở đi, ông chỉ nhận chữa mấy cái bệnh chắc chắn khỏi thôi thôi, phàm là trường hợp có nguy cơ tử vong, ông không dám manh động.Thân ông, mấy bà nhà ông, con cái ông, ông không lo thì ai lo? Biết thế nhưng lần này ông lại cắn rứt lương tâm ghê gớm, mợ hai còn trẻ quá, cậu hai thì từng nhiều lần để rẻ cho ông mấy loại thuốc quý. Ông đắn đo một hồi, rốt cuộc không đành lòng chạy về nhà bốc thuốc rồi tất tả lao sang thôn bên, mở hé cửa sổ khẽ gọi cậu hai.
-"Nè, ra đây biểu. Thang thuốc này giờ đun lên để xông hơi cho ấm người, còn ba thang này sắc cho mợ uống, mỗi ngày một thang. Nhưng cậu phải giữ bí mật, nếu mợ lỡ có mệnh hệ gì cũng không được kêu dân làng tìm tôi tính sổ nghe chưa."
Cũng không còn cách nào khác, cậu quả quyết gật đầu. Ông thấy cậu hứa thì cũng an tâm phần nào, quay lưng mà nhẹ nhõm hẳn. Chẳng biết có cứu được mợ không, nhưng làm việc tốt thì lòng phấn khởi thôi, lẽ tất nhiên mà.
Cậu nấu cho mợ cả nồi nước thuốc lớn, cậu mở nắp vung, hơi nước bốc nghi ngút. Cậu ôm mợ kiên nhẫn ngồi bên cạnh, vú Năm với dì Hồng sắc thuốc giúp cậu dưới bếp, vú lắc đầu thở dài.
-"Ban nãy tôi kêu cậu hai cứ để mợ tựa vào vách nhà ý, chứ trời nóng thế này cậu ở cùng mợ khác gì chuột hun khói, mà cậu không chịu. Cậu ngốc quá!"
-"Ôi chao, một người chưa từng yêu cho hay."
Vú lườm dì, dì cười. Dì trêu vú có muốn chống lầy không để dì làm mai cho, vú thẹn thẹn bảo gái già rồi chó nó rước, dì với vú nói đôi ba câu chuyện linh tinh thì cậu hai ra, người cậu nhễ nhại mồ hôi nhưng sắc mặt cậu rạng rỡ hơn hẳn. Bu Trâm với cái Trang tỉnh dậy vội lao vào ngó mợ Trâm, thấy người mợ không lạnh cứng như lúc trước thì mừng mừng tủi tủi, ôm nhau vừa khóc vừa cười.
Bu Trinh, Trang, Trí, Toàn, bốn bu con chạy vội ra mộ thầy khấn, mong thầy phù hộ độ trì cho Trâm, bu Trâm nãy giờ thi thoảng lại chấm nước mắt, Trang nó an ủi mãi bu mới hết sụt sùi. Bu qua nhà xúc cân gạo bắc thơm với bắt mấy con gà đem sang nhà Trâm, một phần để nấu cháo bồi bổ cho con gái con rể, một phần cùng các cô các dì làm cơm liên hoan Trâm thoát nạn.
Bà hai lảng vảng loanh quanh kêu để nhặt rau phụ, bu Trinh còn ức bà nhưng thôi thì vẫn là thông gia, sau này Trâm còn sống với bà nên lại chín bỏ làm mười, tươi cười đáp chuyện. Không khí lúc trước u ám bao nhiêu bây giờ lại rôm rả bấy nhiêu.
Thím Vân mang sang trái dừa nếp để đồ xôi, cô Hoàng Anh cũng cho non nửa cân thịt ba chỉ. Nhưng cô không ở lại mà về luôn, bên ven đường biển lúa mênh mông ngút ngàn, những cánh cò bay lả rập rờn, ánh mắt cô xa xăm nhìn chúng, trong đầu hiện lên hình ảnh cậu Lâm chăm mợ Trâm từng li từng tí, trìu mến đút từng thìa thuốc. Mợ chẳng uống được là bao, nước thuốc cứ chảy dài hai bên khoé môi, bàn tay to lớn thô kệch của cậu cầm chiếc khăn nhỏ, chốc chốc lại lau cho mợ.
Rồi cậu trầm trầm bảo, bữa trước cậu đùa thôi, cậu chẳng rước bà hai nữa đâu. Nhà nhỏ xíu thế này một mình mợ là cậu thấy đủ nhức đầu rồi. Mợ còn chưa tỉnh, mợ nghe thấy sao được, chỉ có cô nghe rõ thôi. Gió đưa luỹ tre kẽo kẹt, nước mắt cô nhẹ vương theo gió, nỗi buồn ấy, sao mà nó miên man, nó tê tái?
Mợ thì mãi tới canh ba mới cựa người, đầu mợ cứ ong ong đi ý, mắt he hé mợ thấy ngoài trời tối om, rồi mợ thấy có hơi thở quen thuộc, mợ sững sờ mò mẫm xung quanh, cậu đó, cậu của mợ, mợ phải nhận ra chứ, mợ ngơ ngác buột miệng.
-"Sao cậu hai nằm đây? Tui mơ hả?"
Cậu giật mình tỉnh dậy châm đèn soi gần mặt mợ, chính cậu cũng đang sợ cậu mơ. Mà không, cậu tự bấu mình vài phát rồi, hoàn toàn là thật.
-"Tui sợ muỗi nó công mợ đi mất."
Cậu thản nhiên đáp, đoạn cậu thổi phù ngọn đèn, xung quanh lại tối đen như mực. Mợ nghe tiếng bước chân đều đều, dường như cậu đang tiến về phía mợ, rồi mợ thấy cậu nằm xuống cùng mợ, hai tay cậu vòng qua ôm trọn mợ trong lòng, mợ nghe cả tiếng tim cậu đập thình thịch, môi cậu còn chạm qua chóp mũi nhỏ của mợ.
-"Cậu lại đuổi muỗi chứ gì?"
Mợ tủm tỉm hỏi, cậu thản nhiên đáp.
-"Không, là tui thơm mợ đó."
-"Ngoài chợ tầm này còn bánh rán không các chị nhể?"
Bà vừa lượm tiền vừa hỏi, dì Hồng tỉnh bơ đáp.
-"Bánh rán có lẽ không còn đâu, nhưng bánh phân thì chắc còn nhiều."
-"Ớ, loại mới à? Nhà con Tuyền bán hử? Cha bố nhà nó, vậy mà ban sáng tôi qua chả thấy mời mọc gì cả. Mà ngon không? Đắt không?"
-"Ôi chao ngon hay không phải tuỳ khẩu vị chớ, nhưng mà cứ qua đi, mau mau lên, kẻo lại hết."
Dì sốt sắng giục giã, bà hai cũng sốt ruột chả kém. Bà tí tởn chạy ra chợ, tới nơi bà hỏi han một hồi mà con Tuyền nó cứ ngơ ra như con dở ý, con Bưởi bên cạnh vừa nhai bánh tẻ tỏm tẻm vừa tròn mắt bấu ống tay áo bà cả thắc mắc.
-"Ô hay chửa, có bánh phân nữa đó bà, con chưa bao giờ được ăn cái bánh ấy ý. Hôm nào bà mua cho con nữa nha!"
-"Trong nhà xí đầy ra, khỏi mua."
Bà đáp mà mặt bà lạnh tanh, con Bưởi nghệt mặt suy nghĩ. Sau khi máu lên được tới não rồi nó bắt đầu thấy tởm, nó oẹ, rồi nó nôn bằng sạch chỗ bánh tẻ trong bụng, mặt nó mếu xềnh xệch vì tiếc.
Bà cả nhìn bộ dạng của nó thấy mắc cười ghê, nhưng chốn đông người nhộn nhạo nên bà chỉ hơi tủm tỉm thôi, bà còn yêu kiều dùng khăn tay che miệng, đoạn bà biểu nó đứng dậy đi về.
Bà hai bực bội nom theo cái dáng điệu chảy nước, uất hận dâng trào. Uất con Hồng điên bịa chuyện một thì hận bà cả một trăm, ngoài cái xuất thân tốt thì được nước non gì đâu? Người như thế, chẳng có tư cách làm mẹ quan lớn đâu nhé! Cứ đợi đấy để coi, coi mèo nào cắn mỉu nào?
Dân làng này kể cũng nhiều chuyện, thấy bóng bà lại xúm vào hỏi tình hình mợ hai ra sao? Sao là sao? Khi nào phát tang khắc báo, cứ sợ người ta không mời tới ăn cỗ không bằng? Thầy lang phán thế nào thì bà tin thế đó, chỉ có cậu hai ngu thôi, cậu ở trong buồng với mợ mãi chẳng chịu ra ngoài, chẳng ai nấu cơm tối cả, đến mệt mỏi.
Phấn son trên mặt mợ cậu lau sạch từ lâu rồi, bình thường mợ không trang điểm thì hai gò má mợ vẫn căng mịn mà, cánh môi chúm cha chúm chím nhìn ghét lắm. Chẳng qua bữa nay mợ nhọc nên mặt mũi mới xanh ngắt tím tái như vậy, chắc mợ bị lạnh đó, hết lạnh là tỉnh lại thôi.
Cậu bê mấy cái chăn ra quấn xung quanh người mợ, rồi cậu cẩn thận xoa bóp cho mợ. Cậu cứ xoa đều đều thì tay mợ ấm lên, cậu mừng lắm, nhưng lúc cậu chuyển xuống xoa mu bàn chân thì tay mợ lại cóng trở lại. Hơi lạnh truyền qua da thịt cậu, xuyên thẳng vào tim, cậu thấy lòng mình cũng lạnh buốt.
Mạch của mợ cứ yếu dần, có lúc mãi mới thấy. Cậu bất lực gọi mợ, cậu gọi rất nhiều mà mợ không đáp. Mợ tính trả thù cậu sao? Mọi khi cậu lặng thinh nhưng mợ nói gì cậu cũng ghi nhớ hết mà, đâu có mềm nhũn như mợ bây giờ, mợ độc ác ghê.
Cậu giận, cậu đánh mợ vài phát. Từ đợt rước mợ về chưa ra đòn với mợ đâu, ai biểu lần này mợ hỗn quá? Đánh cho mợ chừa, mợ sợ rồi mợ dậy mà ôm chân cậu van nài. Cậu cầm cái que nhỏ, gõ đều đều vào lòng bàn tay mợ, ông thầy lang nhòm trộm ngoài cửa sổ sống mũi bất giác cay cay.
Ông biết cậu hai, đợt lâu lên núi hái thuốc có lần ông bị ngã cậu còn cõng ông về nhà, cậu trong mắt ông cứng cỏi chững chạc lắm, không ngờ lại có những lúc trẻ con tới vậy. Cậu thương mợ thật rồi.
Ban nãy ông xem qua cho mợ, thấy vết thương trên trán mợ chỉ là ngoài da thôi, có điều không được chữa trị kịp thời lại nằm bất tỉnh trong đống rơm lâu như vậy, buổi đêm trời còn mưa nên người mợ mềm oặt, nom nhợt nhạt như cái xác khô đó. Tình trạng của mợ chẳng đến nỗi tệ như ông phán ban nãy, xấu nhưng cũng có tới năm sáu phần sống.
Tuy nhiên hồng nhan bạc phận, chẳng biết thế nào được. Mười năm trước có cô con gái nhà bán chè bị sốt cao, ông cũng dốc hết tâm sức ra chữa trị, mà cô bé ấy yếu ớt nên không qua khỏi, rồi dân làng thi nhau mạt sát chửi rủa ông, kêu ông ngu dốt thất đức, họ đốt cả phòng thuốc của ông, hại cả nhà ông phải trốn chui trốn lủi tới thôn khác sinh sống. Thế cho nên từ đó trở đi, ông chỉ nhận chữa mấy cái bệnh chắc chắn khỏi thôi thôi, phàm là trường hợp có nguy cơ tử vong, ông không dám manh động.Thân ông, mấy bà nhà ông, con cái ông, ông không lo thì ai lo? Biết thế nhưng lần này ông lại cắn rứt lương tâm ghê gớm, mợ hai còn trẻ quá, cậu hai thì từng nhiều lần để rẻ cho ông mấy loại thuốc quý. Ông đắn đo một hồi, rốt cuộc không đành lòng chạy về nhà bốc thuốc rồi tất tả lao sang thôn bên, mở hé cửa sổ khẽ gọi cậu hai.
-"Nè, ra đây biểu. Thang thuốc này giờ đun lên để xông hơi cho ấm người, còn ba thang này sắc cho mợ uống, mỗi ngày một thang. Nhưng cậu phải giữ bí mật, nếu mợ lỡ có mệnh hệ gì cũng không được kêu dân làng tìm tôi tính sổ nghe chưa."
Cũng không còn cách nào khác, cậu quả quyết gật đầu. Ông thấy cậu hứa thì cũng an tâm phần nào, quay lưng mà nhẹ nhõm hẳn. Chẳng biết có cứu được mợ không, nhưng làm việc tốt thì lòng phấn khởi thôi, lẽ tất nhiên mà.
Cậu nấu cho mợ cả nồi nước thuốc lớn, cậu mở nắp vung, hơi nước bốc nghi ngút. Cậu ôm mợ kiên nhẫn ngồi bên cạnh, vú Năm với dì Hồng sắc thuốc giúp cậu dưới bếp, vú lắc đầu thở dài.
-"Ban nãy tôi kêu cậu hai cứ để mợ tựa vào vách nhà ý, chứ trời nóng thế này cậu ở cùng mợ khác gì chuột hun khói, mà cậu không chịu. Cậu ngốc quá!"
-"Ôi chao, một người chưa từng yêu cho hay."
Vú lườm dì, dì cười. Dì trêu vú có muốn chống lầy không để dì làm mai cho, vú thẹn thẹn bảo gái già rồi chó nó rước, dì với vú nói đôi ba câu chuyện linh tinh thì cậu hai ra, người cậu nhễ nhại mồ hôi nhưng sắc mặt cậu rạng rỡ hơn hẳn. Bu Trâm với cái Trang tỉnh dậy vội lao vào ngó mợ Trâm, thấy người mợ không lạnh cứng như lúc trước thì mừng mừng tủi tủi, ôm nhau vừa khóc vừa cười.
Bu Trinh, Trang, Trí, Toàn, bốn bu con chạy vội ra mộ thầy khấn, mong thầy phù hộ độ trì cho Trâm, bu Trâm nãy giờ thi thoảng lại chấm nước mắt, Trang nó an ủi mãi bu mới hết sụt sùi. Bu qua nhà xúc cân gạo bắc thơm với bắt mấy con gà đem sang nhà Trâm, một phần để nấu cháo bồi bổ cho con gái con rể, một phần cùng các cô các dì làm cơm liên hoan Trâm thoát nạn.
Bà hai lảng vảng loanh quanh kêu để nhặt rau phụ, bu Trinh còn ức bà nhưng thôi thì vẫn là thông gia, sau này Trâm còn sống với bà nên lại chín bỏ làm mười, tươi cười đáp chuyện. Không khí lúc trước u ám bao nhiêu bây giờ lại rôm rả bấy nhiêu.
Thím Vân mang sang trái dừa nếp để đồ xôi, cô Hoàng Anh cũng cho non nửa cân thịt ba chỉ. Nhưng cô không ở lại mà về luôn, bên ven đường biển lúa mênh mông ngút ngàn, những cánh cò bay lả rập rờn, ánh mắt cô xa xăm nhìn chúng, trong đầu hiện lên hình ảnh cậu Lâm chăm mợ Trâm từng li từng tí, trìu mến đút từng thìa thuốc. Mợ chẳng uống được là bao, nước thuốc cứ chảy dài hai bên khoé môi, bàn tay to lớn thô kệch của cậu cầm chiếc khăn nhỏ, chốc chốc lại lau cho mợ.
Rồi cậu trầm trầm bảo, bữa trước cậu đùa thôi, cậu chẳng rước bà hai nữa đâu. Nhà nhỏ xíu thế này một mình mợ là cậu thấy đủ nhức đầu rồi. Mợ còn chưa tỉnh, mợ nghe thấy sao được, chỉ có cô nghe rõ thôi. Gió đưa luỹ tre kẽo kẹt, nước mắt cô nhẹ vương theo gió, nỗi buồn ấy, sao mà nó miên man, nó tê tái?
Mợ thì mãi tới canh ba mới cựa người, đầu mợ cứ ong ong đi ý, mắt he hé mợ thấy ngoài trời tối om, rồi mợ thấy có hơi thở quen thuộc, mợ sững sờ mò mẫm xung quanh, cậu đó, cậu của mợ, mợ phải nhận ra chứ, mợ ngơ ngác buột miệng.
-"Sao cậu hai nằm đây? Tui mơ hả?"
Cậu giật mình tỉnh dậy châm đèn soi gần mặt mợ, chính cậu cũng đang sợ cậu mơ. Mà không, cậu tự bấu mình vài phát rồi, hoàn toàn là thật.
-"Tui sợ muỗi nó công mợ đi mất."
Cậu thản nhiên đáp, đoạn cậu thổi phù ngọn đèn, xung quanh lại tối đen như mực. Mợ nghe tiếng bước chân đều đều, dường như cậu đang tiến về phía mợ, rồi mợ thấy cậu nằm xuống cùng mợ, hai tay cậu vòng qua ôm trọn mợ trong lòng, mợ nghe cả tiếng tim cậu đập thình thịch, môi cậu còn chạm qua chóp mũi nhỏ của mợ.
-"Cậu lại đuổi muỗi chứ gì?"
Mợ tủm tỉm hỏi, cậu thản nhiên đáp.
-"Không, là tui thơm mợ đó."
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.