Chương 141: Chương 141
Bông hồng thủy tinh
28/03/2014
Xã hội này tồn tại quá nhiều những con người như thế nên họ mới chìm đắm mãi trong khổ đau. Họ phải hiểu rằng tiểu thuyết mãi là tiểu thuyết, phim ảnh chỉ là phim ảnh. Đời thực là đời thực, họ là một cá thể riêng biệt, có suy nghĩ riêng, tình cảm riêng đâu thể nào giống như nhân vật trong tiểu thuyết, phim truyện mà họ sùng bái, khao khát.
Để rồi tự bỏ lỡ đi hạnh phúc của mình, sự thật hiển nhiên là trên đời này chẳng có ai hoàn hảo như trong tiểu thuyết cả hoặc như những gì họ mơ ước, hi vọng.
Đến bố mẹ sinh ra và nuôi nấng họ, họ còn lãng quên nữa là. Bản thân họ cũng chẳng khá hơn, không biết tự yêu quý bản thân mình, không biết tự đấu tranh giành lấy hạnh phúc xứng đáng thuộc về mình, yêu người tử tế. Mà cứ sống chết vì tình yêu, vì một người không xứng đáng để rồi bị lợi dụng, lỡ dở cả cuộc đời.
Điều quan trọng nhất là phải biết dũng cảm đối diện với những thử thách, những tan vỡ để vượt qua chứ không phải là né tránh, thù hận. Tự tìm cho mình một con đường riêng để có thể tìm được hạnh phúc mới, lãng quên đi những nỗi đau, những tổn thương đã qua để sống tốt hơn, kiên cường hơn. Và không phải tiểu thuyết nào cũng nói cho họ biết điều đó, mà họ phải tự đọc, tự cảm nhận và tự tìm ra…
- Anh có biết chuyện về thái hậu Dương Vân Nga triều nhà Đinh không? - Thấy Thanh Tùng im lặng không nói gì Hoạ Mi hỏi tiếp.
- Không – Thanh Tùng lắc đầu
- Thái hậu Dương Vân Nga là một người phụ nữ rất đặc biệt, bà ấy là vợ của Đinh Tiên Hoàng người đã dẹp loạn được 12 sứ quân, thông nhất đất nước và lập ra triều đại nhà Đinh đặt tên nước là Đại Cồ Việt (968- 960) giữa thế kỷ thứ 9 . Nhưng bất hạnh thay hạnh phúc chẳng được bao lâu thì Đinh Tiên Hoàng và người con trai cả Đinh Liễn bị sát hại. Đinh Toàn con trai thứ hai của bà lên ngôi vua khi mới 6 tuổi. Lúc này đất nước bị thù trong giặc ngoài quân Tống liên tục uy hiếp biên cương. Thấy Lê Hoàn là người có tài năng, đức độ và được lòng người bà đã không ngần ngại khoác long bào nhường ngôi của con trai cho Lê Hoàn.
- Sau khi Lê Hoàn xưng vương đã đánh bại quân Tống, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Ông lấy tên huý là Lê Đại Hành và lập ra triều đại Tiền Lê (980 – 1009) vẫn lấy quốc hiệu là Đại Cồ Việt.
- Anh có thấy người phụ nữ nào lại sẵn sàng nhường ngai vị của con trai mình cho người ngoài, không cần buông rèm nhiếp chính, nắm giữ quyền lực giống như thái hậu Dương Vân Nga không? Bà là người có công với đất nước, một người phụ nữ biết nhìn trước nhìn sau, công tư phân minh để bảo vệ nền độc lập của đất nước bà có ngại gì mất chức danh Thái hậu đầy quyền lực. Tôi thật sự rất ngưỡng mộ và cảm phúc đức hi sinh và tấm lòng cao cả hết lòng vì nước vì dân của bà.
- Hiện nay đền thờ của bà được đặt ở cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) tại đền thờ vua Đinh, vua Lê. Còn có cả kịch cải lương hát về bà nữa đó, từ ngàn năm qua đến giờ tiếng tăm của bà vẫn được lưu truyền có phải ai cũng được như bà đâu. Hiếm có lắm.
Hoạ Mi mỉm cười, mắt sáng lấp lánh, một người phụ nữ như vậy mới xứng đáng được người ta tôn vinh và ngưỡng mộ chứ. Ai lại tham quyền lực, sống chết vì tình yêu, quên hết cả sự đời, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, thích khoe thân để nổi tiếng như nhiều cô gái bây giờ thì có mà mất nước luôn à.
- Quả là một người phụ nữ đặc biệt, nghe em kể mà tôi cũng cảm thấy khá ngưỡng mộ đấy. Phụ nữ Việt Nam đúng là nhân hậu và giàu đức hi sinh thật, thế mà nhìn mấy cô gái thời hiện đại ngày nay tôi cứ nghĩ…
Thanh Tùng thâm tuý mỉm cười bỏ lửng câu nói còn dang dở của mình.
- Nhưng thật đáng tiếc bây giờ những người trẻ tuổi còn đang đi học cùng trang lứa với tôi hỏi họ Thái hậu Dương Vân Nga là ai? Thuộc triều đại nào? Có công lao gì? Đùa chứ họ chẳng biết bà là ai đâu, thật đó.
- Nếu hỏi cuốn tiểu thuyết nào trên zing Forum thu hút 5 triệu lượt Vew và được xuất bản thành sách rất nổi tiếng hiện nay tại Việt Nam và thu hút tuổi teen chắc chắn họ sẽ không ngần ngại trả lời “Thiên thần bóng tối”.
Hoạ Mi nói xong liền ngắt cánh mấy bông hoa cải vàng, nở nụ cười tự giễu cợt chính mình. Vui thật, tuổi trẻ bây giờ đúng là tài cao càng ngày càng cao, mình sắp lạc hậu không thể theo kịp được nữa rồi, đọc mà không thể hiểu gì mới chết dở chứ. >.<
- Cuốn tiểu thuyết đó hay lắm à? – Thanh Tùng tò mò.
- Hì hì, không biết, anh cứ tự đọc và cảm nhận đi sẽ rất thú vị đó đảm bảo trí tưởng tượng của anh sẽ bay cao, bay xa mà không cần phải uống sữa đâu. – Hoạ Mi nở nụ cười nhí nhảnh khiến Thanh Tùng càng lúc càng thêm tò mò.
Thật không ngờ Hoạ Mi lại am hiểu về lịch sử đất nước Việt Nam đến như vậy, Thanh Tùng rất hứng thú muốn nghe Hoạ Mi kể nhiều hơn chứ nếu không thì làm sao biết được chứ. Có đọc qua sách vở cũng chịu, chẳng biết đâu mà lần, nhưng hay và hấp dẫn nhất vẫn là được nghe người khác trực tiếp kể lại.
- Bây giờ tôi sẽ kể cho anh nghe về giai thoại một vị công chúa rất đáng ngưỡng mộ không kém thái hậu Dương Vân Nga. Đó là An Tư công chúa, em út vua Trần Nhân Tông. Một nàng công chúa đáng kính “vì nước quên mình”.
- Ngày 9/3/1285, thuỷ quân của giặc Nguyên Mông bao vây Tam Trĩ, suýt bắt được 2 vua Trần, trong khi tướng Trần Bình Trọng lại lâm trận mạc, dũng cảm hi sinh ở bờ sông Thiên Mạc. Để có thể bảo vệ được sự bình an cho 2 vua, để làm chậm mũi nhọn tấn công như vũ bão của địch. Lúc đó đại quân Mông Nguyên với hơn 50 vạn quân là một đội quân hùng mạnh bậc nhất thế giới lúc bấy giờ, đi tới đâu không một gọng cỏ sống sót, chúng giết người, cướp, đốt hết gây bao nỗi đau cho dân chúng.
- Trước kiếp nạn khó có thể bảo toàn của đất nước, An Tư công chúa đã không tiếc tâm thân ngọc ngà cùng tuổi trẻ thanh xuân của mình, thậm chí là hạnh phúc cá nhân và cả cái chết trong đám bạo quân đó. Nàng sang trại giặc không phải với tư cách đi lấy chồng mà là vật cống nạp, cũng còn là một người nội gián.
- Sau tháng 4 năm 1285 kể từ khi chung sống với Thoát Hoan, có lẽ vì những bí mật quân sự được tiết lộ qua An Tư và cũng vì say đắm nhan sắc của An Tư, đã tạo cho quân nhà Trần có cơ hội phản công. Đánh giặc Nguyên đại bại lần thứ 2, khiến Thoát Hoan phải chui vào ống đồng tháo chạy.
- Thật đúng là một kỳ nữ xứng danh hai chữ “Anh hùng” – Hoạ Mi vỗ tay bốp một cái ròn tan thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn sùng của mình.
Chỉ là một cô gái yếu đuối mà có thể đảo ngược tình thế, bảo vệ được đất nước trên đời này mấy ai có thể làm được như vậy. Ngang với Vương Chiêu Quân cống nhà Hồ ở bên Trung Quốc thật là oanh liệt và hào hùng làm sao.
*Hai vua là vua Trần Thánh Tông (1240 -1290) là vị vua thứ 2 của đời nhà trần, ông là một vị vua rất tài năng, có công với đất nước và vua Trần Nhân Tông (1258 – 1308) là vị vua thứ 3 của nhà Trần. Là vị vua đầu tiên và duy nhất của Việt Nam đi tu ở ẩn trên núi Yên Tử, không màng thế sự và cũng là người đã lập ra thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, ông được ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam, có vai trò quan trọng trong trận chiến thắng quân Nguyên Mông lần thứ 2 và lần thứ 3*.
- Thú vị đấy, đúng là một nàng công chúa tài sắc vẹn toàn hiếm có – Thanh Tùng đến từ Mỹ nghe Hoạ Mi kể cũng chẳng khác gì vịt nghe sấm, đành chỉ biết bình phẩm như vậy.
Vì có hiểu biết gì về các triều đại trong lịch sử của Việt Nam đâu. Tý quên, đến người Việt Nam bản địa hiện đại ngày nay nhiều người còn chẳng biết Hai vua là ai? Thuộc triều đại nào? An Tư công chúa là ai? Có công lao gì với đất nước?
Thì một người ngoại quốc khác dòng máu như hắn, không biết không hiểu cũng là chuyện bình thường thôi. Mà cũng buồn cười ghê, những người bản địa họ không thấy thế là xấu hổ vì lịch sử đất nước mình không hề biết tý gì thì hắn sao phải ngại ngùng thay nhi? Khi mà họ luôn tâm niệm “Dân ta phải biết sử ta – Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Nhưng nhờ có Hoạ Mi kể cho nghe hắn cũng tạm biết An Tư công chúa thuộc triều nhà Trần và có công lao rất lớn đối với đất nước. May còn có Hoạ Mi kể qua nên biết, chứ những cô gái khác hay người khác thì quên đi nhá.
- A, còn một nàng công chúa nữa cùng tài sắc tài năng, vì nước quên mình không kém cũng thuộc nhà Trần đó là Huyền Trân công chúa. Con gái út của vua Trần Nhân Tông.
- Huyền Trân công chúa không chỉ là một cô gái thông minh, xinh đẹp mà còn rất giàu lòng yêu nước, đức hi sinh còn rất ham đọc sách, yêu quý mọi người, có tấm lòng nhân hậu. Năm đó nàng mới có 16 tuổi nhưng sau khi được vua cha Trần Nhân Tông nói muốn gả nàng cho vua Chế Mân của quốc gia Chăm để đổi lấy vùng đất Quảng Trị là vùng đất tranh chấp giữa hai nước Chămpa và Đại Việt suốt nhiều năm để làm sính lễ.
- Và giữ an bình cho đất nước sau khi chiến thắng quân Nguyên Mông lần thứ 3, dân chúng còn rất đói khổ không thể đủ sức chiến đấu tiếp nếu chẳng may có xảy ra chiến tranh lần nữa. Đồng thờ cũng giữ hoà hảo hai nước Chăm pa và Đại Việt, để Chămpa không có ý định thù địch với Đại Việt rồi liên kết với quân Nguyên Mông tấn công Đại Việt.
- Huyền Trân đã không ngần ngại nhận lời dù tuổi còn rất nhỏ nhưng nàng lại tỏ ra rất hiểu biết, trong lòng cũng đã thầm thích một người. Bị bá quan văn võ trong triều cản trở muốn từ hôn, muốn động binh đánh Chăm pa chiếm giữ vùng đất đang tranh chấp. Huyền Trân thầm mắng họ đúng là một lũ ngu và nhất quyết muốn cưới vua Chế Mân.
Hoạ Mi kể đến đây dừng lại chốc lát, ngắm nhìn sông nước, biển hoa cải vàng rực rỡ cùng những con bướm bay lượn lờ Hoạ Mi đã hiểu vì sao lúc đó Huyền Trân công chúa lại có đủ can đảm dám hi sinh hạnh phúc cá nhân để lấy chồng người không chút ngại ngần.
Mảnh đất tươi đẹp ngấm xương máu của biết bao người không yêu, không nâng niu, trân trọng cùng tiếc thương thì sao xứng với sự kỳ vọng của vua cha cũng như đất nước đã sinh ra mình chứ.
- Sau 3 năm kể từ năm 16 tuổi, Huyền Trân đã nói thông viết thạo tiếng Phạn của nước Chăm pa cùng các phong tục tập quán, điệu múa, tiếng hát, lịch sử, văn hoá của họ. Có thể tự làm được các loại bánh giầy, bánh chưng, bánh trôi, … của nước Đại Việt, thuộc lòng các ngày lễ, văn hoá, lịch sử của đất nước ruột thịt của mình.
- Với sắc đẹp, trí tuệ, lòng nhân hậu và lương thiện của Huyền Trân khiến vua Chế Mân của nước Chăm pa rất hài lòng và tin yêu lập nàng làm Hoàng hậu song song với một Hoàng hậu khác. Không chỉ tự nguyện cắt đất làm đồ sính lễ, mà còn thêm kính nể nước Đại Việt. Dù lấy chồng nơi đất khách quê người nhưng Huyền Trân vẫn khiến đất nước mình toả sáng, khiến vua và dân chúng Chămpa phải ngưỡng mộ. Còn có thể hạn chế được nỗi đau chiến tranh, tên dòng sông Hương ở Huế cũng là do Huyền Trân đặt trong dịp đi dạo cùng với vua Chế Mân.
- Hiện nay ở Quảng Trị vẫn còn đền thờ nàng, mãi mãi nhớ đến công lao to lớn của một nàng công chúa dám quên mình vì một cuộc “hợp hôn lịch sử” mang đậm màu sắc chính trị và tôn thờ như một vị thần.
- Tiếc thay Huyền Trân chỉ sống hạnh phúc, vui vẻ bên vua Chế Mân được đúng một năm thì vua Chế Mân bị sát hại. Năm đó nàng mới có 21 tuổi, quá trẻ để gánh chịu một nỗi đau mất mát cay đắng như thế, thậm chí còn suýt nữa bị hoả táng theo chồng.
Hoạ Mi nói xong thầm nghĩ chẳng lẽ những cô gái ở thế kỷ 21 lại kém cỏi hơn cả những nàng công chúa liễu yếu đào tơ, không được ăn chơi, tự do học hành cách đây hơn 700 năm.
Hiện tại sướng quá nên chẳng thích học, thích ăn chơi, hưởng thụ, chỉ thích mơ ước cưới được chồng giàu sang, hoặc khoe thân để nổi tiếng khiến giá trị nhân cách bị hạ thấp đến mức không đáng một xu sao?
Không cống hiến tý gì cho đất nước khi mà được sống trong một nền hoà bình ấy, đã phải trả giá, xây đắp bằng bao xương máu thế hệ tổ tiên cha ông đi trước. Nhìn những việc làm, lối sống kỳ lạ đó của nhiều cô gái ngày nay cùng là một cô gái mang dòng máu của một dân tộc kiên cường, Hoạ Mi không khỏi cảm thấy xấu hổ và tiếc thương thay.
Nhiều cô gái thì cứ chìm đắm trong ảo ảnh, mộng tưởng do mình tự vẽ ra. Họ chưa từng tự sống thật sự vì chính bản thân họ, tự đấu tranh để giành lấy hạnh phúc. Cứ suốt ngày chìm đắm trong đau khổ, yêu điên cuồng, mù quáng sống chết vì một kẻ không xứng đáng, vì một người không bao giờ thuộc về mình. Dám đánh mất cả những giá trị đạo đức, nhân cách phải có của một con người.
Quên đi thực tại, quên đi cha mẹ, gia đình. Cũng chẳng muốn cố gắng vươn lên sống có ước mơ, có hoài bão để cống hiến cho xã hội, giúp đỡ mọi người, tự tìm niềm vui trong những điều bình dị.
Nhiều người tìm đến cái chết để giải thoát khi gặp thất bại trong tình yêu, bị lừa dối, phụ bạc. Gặp những vấn đề nan giải, bế tắc trong cuộc sống thì không thể tự mình vượt qua cứ mơ ước có một Hoàng tử bạch mã đến cứu vớt là sao?
Nhiều người thì tìm cách né tránh đóng chặt cánh cửa trái tim không yêu ai nữa, không muốn trân trọng một người yêu thương mình thật lòng mà cứ hướng trái tim về một người đã rời xa mình từ lâu, chỉ còn là quá khứ.
Nhiều người thì sống buông thả, kệ đời trôi đến đâu thì ta theo đến đó. Yêu đương lăng nhăng, không chung tình cậy mình có nhan sắc, tự cho mình có quyền kiêu ngạo coi người khác bằng nửa con mắt. Luôn sống một cuộc sống gọi là Tây hoá để nguỵ biện cho hành vi của mình.
Nhưng phương Tây họ có thật sự sống như thế đâu, họ sống đẹp hơn, bản lĩnh hơn và tự tin hơn là khác. Không có đánh ghen đến mất lý trí, yêu mù quáng, bị lừa dối mà vẫn yêu…
Nhiều người lại luôn thích yêu những kẻ miệng dẻo ngọt nói như rót mật vào tai nhưng có thật lòng yêu mình đâu. Bị tổn thương lừa dối một lần là đã quá đủ để có kinh nghiệm nhìn ra bản chất của những kẻ Sở khanh chuyên lừa tình. Nhưng không hiểu sao họ vẫn cứ tự dẫm vào vết xe đổ và đổ lỗi cho trái tim?
Rồi kêu đàn ông toàn là lũ khốn nạn trong khi những người đàn ông tử tế, gia cảnh nghèo túng, còn phải lo cho sự nghiệp, yêu là cưới thì họ cho là khô khan, không có triển vọng, và không thể khiến trái tim họ xao xuyến, bồi hồi bởi những món quà lãng mạn mua bằng tiền thì họ chẳng thèm liếc nhìn luôn ấy chứ.
Cảm thấy thật buồn cười nhưng cũng đành chịu thôi nhiều cô gái ngày nay sống thực dụng quá khiến Hoạ Mi cũng thấy ớn lạnh luôn. Hot girl thì đã sao, họ đã làm gì được cho đất nước chưa. So với sự hi sinh của những người phụ nữ thầm lặng trong chiến tranh thời xa xưa thì họ chẳng là gì cả.
Vậy mà người tôn thờ, lăng xê tên tuổi họ một cách thái quá khiến nhiều cô gái cũng muốn được làm Hot girl, muốn được nổi tiếng. Nhiều cô thiếu suy nghĩ, bồng bột làm những điều nông nổi chỉ làm xấu thêm hình ảnh người phụ nữ Việt Nam vốn được vinh danh, tôn thờ từ bao đời: Đoan trang, dịu dàng, kín đáo, chung thuỷ, hiếu kính với bố mẹ, giàu đức hi sinh và lòng vị tha, dám đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của đất nước…
- Câu chuyện này buồn quá, không biết sau khi chồng chết sớm như vậy cuộc đời nàng công chúa ấy sẽ ra sao nhi? – Thanh Tùng suy nghĩ một chút rồi hỏi.
- Không biết nữa, chỉ biết rằng tên tuổi của Huyền Trân công chúa đã được ghi vào lịch sử không bao giờ có thể lãng quên, khiến người đời mỗi khi nhắc tới đều phải ngưỡng mộ và yêu mến bởi công lao và sự hi sinh của nàng cũng là một tấm gương sáng cho thế hệ trẻ tuổi teen học tập. – Hoạ Mi lắc đầu nhưng vẫn mỉm cười ca ngợi.
Để rồi tự bỏ lỡ đi hạnh phúc của mình, sự thật hiển nhiên là trên đời này chẳng có ai hoàn hảo như trong tiểu thuyết cả hoặc như những gì họ mơ ước, hi vọng.
Đến bố mẹ sinh ra và nuôi nấng họ, họ còn lãng quên nữa là. Bản thân họ cũng chẳng khá hơn, không biết tự yêu quý bản thân mình, không biết tự đấu tranh giành lấy hạnh phúc xứng đáng thuộc về mình, yêu người tử tế. Mà cứ sống chết vì tình yêu, vì một người không xứng đáng để rồi bị lợi dụng, lỡ dở cả cuộc đời.
Điều quan trọng nhất là phải biết dũng cảm đối diện với những thử thách, những tan vỡ để vượt qua chứ không phải là né tránh, thù hận. Tự tìm cho mình một con đường riêng để có thể tìm được hạnh phúc mới, lãng quên đi những nỗi đau, những tổn thương đã qua để sống tốt hơn, kiên cường hơn. Và không phải tiểu thuyết nào cũng nói cho họ biết điều đó, mà họ phải tự đọc, tự cảm nhận và tự tìm ra…
- Anh có biết chuyện về thái hậu Dương Vân Nga triều nhà Đinh không? - Thấy Thanh Tùng im lặng không nói gì Hoạ Mi hỏi tiếp.
- Không – Thanh Tùng lắc đầu
- Thái hậu Dương Vân Nga là một người phụ nữ rất đặc biệt, bà ấy là vợ của Đinh Tiên Hoàng người đã dẹp loạn được 12 sứ quân, thông nhất đất nước và lập ra triều đại nhà Đinh đặt tên nước là Đại Cồ Việt (968- 960) giữa thế kỷ thứ 9 . Nhưng bất hạnh thay hạnh phúc chẳng được bao lâu thì Đinh Tiên Hoàng và người con trai cả Đinh Liễn bị sát hại. Đinh Toàn con trai thứ hai của bà lên ngôi vua khi mới 6 tuổi. Lúc này đất nước bị thù trong giặc ngoài quân Tống liên tục uy hiếp biên cương. Thấy Lê Hoàn là người có tài năng, đức độ và được lòng người bà đã không ngần ngại khoác long bào nhường ngôi của con trai cho Lê Hoàn.
- Sau khi Lê Hoàn xưng vương đã đánh bại quân Tống, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Ông lấy tên huý là Lê Đại Hành và lập ra triều đại Tiền Lê (980 – 1009) vẫn lấy quốc hiệu là Đại Cồ Việt.
- Anh có thấy người phụ nữ nào lại sẵn sàng nhường ngai vị của con trai mình cho người ngoài, không cần buông rèm nhiếp chính, nắm giữ quyền lực giống như thái hậu Dương Vân Nga không? Bà là người có công với đất nước, một người phụ nữ biết nhìn trước nhìn sau, công tư phân minh để bảo vệ nền độc lập của đất nước bà có ngại gì mất chức danh Thái hậu đầy quyền lực. Tôi thật sự rất ngưỡng mộ và cảm phúc đức hi sinh và tấm lòng cao cả hết lòng vì nước vì dân của bà.
- Hiện nay đền thờ của bà được đặt ở cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) tại đền thờ vua Đinh, vua Lê. Còn có cả kịch cải lương hát về bà nữa đó, từ ngàn năm qua đến giờ tiếng tăm của bà vẫn được lưu truyền có phải ai cũng được như bà đâu. Hiếm có lắm.
Hoạ Mi mỉm cười, mắt sáng lấp lánh, một người phụ nữ như vậy mới xứng đáng được người ta tôn vinh và ngưỡng mộ chứ. Ai lại tham quyền lực, sống chết vì tình yêu, quên hết cả sự đời, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, thích khoe thân để nổi tiếng như nhiều cô gái bây giờ thì có mà mất nước luôn à.
- Quả là một người phụ nữ đặc biệt, nghe em kể mà tôi cũng cảm thấy khá ngưỡng mộ đấy. Phụ nữ Việt Nam đúng là nhân hậu và giàu đức hi sinh thật, thế mà nhìn mấy cô gái thời hiện đại ngày nay tôi cứ nghĩ…
Thanh Tùng thâm tuý mỉm cười bỏ lửng câu nói còn dang dở của mình.
- Nhưng thật đáng tiếc bây giờ những người trẻ tuổi còn đang đi học cùng trang lứa với tôi hỏi họ Thái hậu Dương Vân Nga là ai? Thuộc triều đại nào? Có công lao gì? Đùa chứ họ chẳng biết bà là ai đâu, thật đó.
- Nếu hỏi cuốn tiểu thuyết nào trên zing Forum thu hút 5 triệu lượt Vew và được xuất bản thành sách rất nổi tiếng hiện nay tại Việt Nam và thu hút tuổi teen chắc chắn họ sẽ không ngần ngại trả lời “Thiên thần bóng tối”.
Hoạ Mi nói xong liền ngắt cánh mấy bông hoa cải vàng, nở nụ cười tự giễu cợt chính mình. Vui thật, tuổi trẻ bây giờ đúng là tài cao càng ngày càng cao, mình sắp lạc hậu không thể theo kịp được nữa rồi, đọc mà không thể hiểu gì mới chết dở chứ. >.<
- Cuốn tiểu thuyết đó hay lắm à? – Thanh Tùng tò mò.
- Hì hì, không biết, anh cứ tự đọc và cảm nhận đi sẽ rất thú vị đó đảm bảo trí tưởng tượng của anh sẽ bay cao, bay xa mà không cần phải uống sữa đâu. – Hoạ Mi nở nụ cười nhí nhảnh khiến Thanh Tùng càng lúc càng thêm tò mò.
Thật không ngờ Hoạ Mi lại am hiểu về lịch sử đất nước Việt Nam đến như vậy, Thanh Tùng rất hứng thú muốn nghe Hoạ Mi kể nhiều hơn chứ nếu không thì làm sao biết được chứ. Có đọc qua sách vở cũng chịu, chẳng biết đâu mà lần, nhưng hay và hấp dẫn nhất vẫn là được nghe người khác trực tiếp kể lại.
- Bây giờ tôi sẽ kể cho anh nghe về giai thoại một vị công chúa rất đáng ngưỡng mộ không kém thái hậu Dương Vân Nga. Đó là An Tư công chúa, em út vua Trần Nhân Tông. Một nàng công chúa đáng kính “vì nước quên mình”.
- Ngày 9/3/1285, thuỷ quân của giặc Nguyên Mông bao vây Tam Trĩ, suýt bắt được 2 vua Trần, trong khi tướng Trần Bình Trọng lại lâm trận mạc, dũng cảm hi sinh ở bờ sông Thiên Mạc. Để có thể bảo vệ được sự bình an cho 2 vua, để làm chậm mũi nhọn tấn công như vũ bão của địch. Lúc đó đại quân Mông Nguyên với hơn 50 vạn quân là một đội quân hùng mạnh bậc nhất thế giới lúc bấy giờ, đi tới đâu không một gọng cỏ sống sót, chúng giết người, cướp, đốt hết gây bao nỗi đau cho dân chúng.
- Trước kiếp nạn khó có thể bảo toàn của đất nước, An Tư công chúa đã không tiếc tâm thân ngọc ngà cùng tuổi trẻ thanh xuân của mình, thậm chí là hạnh phúc cá nhân và cả cái chết trong đám bạo quân đó. Nàng sang trại giặc không phải với tư cách đi lấy chồng mà là vật cống nạp, cũng còn là một người nội gián.
- Sau tháng 4 năm 1285 kể từ khi chung sống với Thoát Hoan, có lẽ vì những bí mật quân sự được tiết lộ qua An Tư và cũng vì say đắm nhan sắc của An Tư, đã tạo cho quân nhà Trần có cơ hội phản công. Đánh giặc Nguyên đại bại lần thứ 2, khiến Thoát Hoan phải chui vào ống đồng tháo chạy.
- Thật đúng là một kỳ nữ xứng danh hai chữ “Anh hùng” – Hoạ Mi vỗ tay bốp một cái ròn tan thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn sùng của mình.
Chỉ là một cô gái yếu đuối mà có thể đảo ngược tình thế, bảo vệ được đất nước trên đời này mấy ai có thể làm được như vậy. Ngang với Vương Chiêu Quân cống nhà Hồ ở bên Trung Quốc thật là oanh liệt và hào hùng làm sao.
*Hai vua là vua Trần Thánh Tông (1240 -1290) là vị vua thứ 2 của đời nhà trần, ông là một vị vua rất tài năng, có công với đất nước và vua Trần Nhân Tông (1258 – 1308) là vị vua thứ 3 của nhà Trần. Là vị vua đầu tiên và duy nhất của Việt Nam đi tu ở ẩn trên núi Yên Tử, không màng thế sự và cũng là người đã lập ra thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, ông được ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam, có vai trò quan trọng trong trận chiến thắng quân Nguyên Mông lần thứ 2 và lần thứ 3*.
- Thú vị đấy, đúng là một nàng công chúa tài sắc vẹn toàn hiếm có – Thanh Tùng đến từ Mỹ nghe Hoạ Mi kể cũng chẳng khác gì vịt nghe sấm, đành chỉ biết bình phẩm như vậy.
Vì có hiểu biết gì về các triều đại trong lịch sử của Việt Nam đâu. Tý quên, đến người Việt Nam bản địa hiện đại ngày nay nhiều người còn chẳng biết Hai vua là ai? Thuộc triều đại nào? An Tư công chúa là ai? Có công lao gì với đất nước?
Thì một người ngoại quốc khác dòng máu như hắn, không biết không hiểu cũng là chuyện bình thường thôi. Mà cũng buồn cười ghê, những người bản địa họ không thấy thế là xấu hổ vì lịch sử đất nước mình không hề biết tý gì thì hắn sao phải ngại ngùng thay nhi? Khi mà họ luôn tâm niệm “Dân ta phải biết sử ta – Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Nhưng nhờ có Hoạ Mi kể cho nghe hắn cũng tạm biết An Tư công chúa thuộc triều nhà Trần và có công lao rất lớn đối với đất nước. May còn có Hoạ Mi kể qua nên biết, chứ những cô gái khác hay người khác thì quên đi nhá.
- A, còn một nàng công chúa nữa cùng tài sắc tài năng, vì nước quên mình không kém cũng thuộc nhà Trần đó là Huyền Trân công chúa. Con gái út của vua Trần Nhân Tông.
- Huyền Trân công chúa không chỉ là một cô gái thông minh, xinh đẹp mà còn rất giàu lòng yêu nước, đức hi sinh còn rất ham đọc sách, yêu quý mọi người, có tấm lòng nhân hậu. Năm đó nàng mới có 16 tuổi nhưng sau khi được vua cha Trần Nhân Tông nói muốn gả nàng cho vua Chế Mân của quốc gia Chăm để đổi lấy vùng đất Quảng Trị là vùng đất tranh chấp giữa hai nước Chămpa và Đại Việt suốt nhiều năm để làm sính lễ.
- Và giữ an bình cho đất nước sau khi chiến thắng quân Nguyên Mông lần thứ 3, dân chúng còn rất đói khổ không thể đủ sức chiến đấu tiếp nếu chẳng may có xảy ra chiến tranh lần nữa. Đồng thờ cũng giữ hoà hảo hai nước Chăm pa và Đại Việt, để Chămpa không có ý định thù địch với Đại Việt rồi liên kết với quân Nguyên Mông tấn công Đại Việt.
- Huyền Trân đã không ngần ngại nhận lời dù tuổi còn rất nhỏ nhưng nàng lại tỏ ra rất hiểu biết, trong lòng cũng đã thầm thích một người. Bị bá quan văn võ trong triều cản trở muốn từ hôn, muốn động binh đánh Chăm pa chiếm giữ vùng đất đang tranh chấp. Huyền Trân thầm mắng họ đúng là một lũ ngu và nhất quyết muốn cưới vua Chế Mân.
Hoạ Mi kể đến đây dừng lại chốc lát, ngắm nhìn sông nước, biển hoa cải vàng rực rỡ cùng những con bướm bay lượn lờ Hoạ Mi đã hiểu vì sao lúc đó Huyền Trân công chúa lại có đủ can đảm dám hi sinh hạnh phúc cá nhân để lấy chồng người không chút ngại ngần.
Mảnh đất tươi đẹp ngấm xương máu của biết bao người không yêu, không nâng niu, trân trọng cùng tiếc thương thì sao xứng với sự kỳ vọng của vua cha cũng như đất nước đã sinh ra mình chứ.
- Sau 3 năm kể từ năm 16 tuổi, Huyền Trân đã nói thông viết thạo tiếng Phạn của nước Chăm pa cùng các phong tục tập quán, điệu múa, tiếng hát, lịch sử, văn hoá của họ. Có thể tự làm được các loại bánh giầy, bánh chưng, bánh trôi, … của nước Đại Việt, thuộc lòng các ngày lễ, văn hoá, lịch sử của đất nước ruột thịt của mình.
- Với sắc đẹp, trí tuệ, lòng nhân hậu và lương thiện của Huyền Trân khiến vua Chế Mân của nước Chăm pa rất hài lòng và tin yêu lập nàng làm Hoàng hậu song song với một Hoàng hậu khác. Không chỉ tự nguyện cắt đất làm đồ sính lễ, mà còn thêm kính nể nước Đại Việt. Dù lấy chồng nơi đất khách quê người nhưng Huyền Trân vẫn khiến đất nước mình toả sáng, khiến vua và dân chúng Chămpa phải ngưỡng mộ. Còn có thể hạn chế được nỗi đau chiến tranh, tên dòng sông Hương ở Huế cũng là do Huyền Trân đặt trong dịp đi dạo cùng với vua Chế Mân.
- Hiện nay ở Quảng Trị vẫn còn đền thờ nàng, mãi mãi nhớ đến công lao to lớn của một nàng công chúa dám quên mình vì một cuộc “hợp hôn lịch sử” mang đậm màu sắc chính trị và tôn thờ như một vị thần.
- Tiếc thay Huyền Trân chỉ sống hạnh phúc, vui vẻ bên vua Chế Mân được đúng một năm thì vua Chế Mân bị sát hại. Năm đó nàng mới có 21 tuổi, quá trẻ để gánh chịu một nỗi đau mất mát cay đắng như thế, thậm chí còn suýt nữa bị hoả táng theo chồng.
Hoạ Mi nói xong thầm nghĩ chẳng lẽ những cô gái ở thế kỷ 21 lại kém cỏi hơn cả những nàng công chúa liễu yếu đào tơ, không được ăn chơi, tự do học hành cách đây hơn 700 năm.
Hiện tại sướng quá nên chẳng thích học, thích ăn chơi, hưởng thụ, chỉ thích mơ ước cưới được chồng giàu sang, hoặc khoe thân để nổi tiếng khiến giá trị nhân cách bị hạ thấp đến mức không đáng một xu sao?
Không cống hiến tý gì cho đất nước khi mà được sống trong một nền hoà bình ấy, đã phải trả giá, xây đắp bằng bao xương máu thế hệ tổ tiên cha ông đi trước. Nhìn những việc làm, lối sống kỳ lạ đó của nhiều cô gái ngày nay cùng là một cô gái mang dòng máu của một dân tộc kiên cường, Hoạ Mi không khỏi cảm thấy xấu hổ và tiếc thương thay.
Nhiều cô gái thì cứ chìm đắm trong ảo ảnh, mộng tưởng do mình tự vẽ ra. Họ chưa từng tự sống thật sự vì chính bản thân họ, tự đấu tranh để giành lấy hạnh phúc. Cứ suốt ngày chìm đắm trong đau khổ, yêu điên cuồng, mù quáng sống chết vì một kẻ không xứng đáng, vì một người không bao giờ thuộc về mình. Dám đánh mất cả những giá trị đạo đức, nhân cách phải có của một con người.
Quên đi thực tại, quên đi cha mẹ, gia đình. Cũng chẳng muốn cố gắng vươn lên sống có ước mơ, có hoài bão để cống hiến cho xã hội, giúp đỡ mọi người, tự tìm niềm vui trong những điều bình dị.
Nhiều người tìm đến cái chết để giải thoát khi gặp thất bại trong tình yêu, bị lừa dối, phụ bạc. Gặp những vấn đề nan giải, bế tắc trong cuộc sống thì không thể tự mình vượt qua cứ mơ ước có một Hoàng tử bạch mã đến cứu vớt là sao?
Nhiều người thì tìm cách né tránh đóng chặt cánh cửa trái tim không yêu ai nữa, không muốn trân trọng một người yêu thương mình thật lòng mà cứ hướng trái tim về một người đã rời xa mình từ lâu, chỉ còn là quá khứ.
Nhiều người thì sống buông thả, kệ đời trôi đến đâu thì ta theo đến đó. Yêu đương lăng nhăng, không chung tình cậy mình có nhan sắc, tự cho mình có quyền kiêu ngạo coi người khác bằng nửa con mắt. Luôn sống một cuộc sống gọi là Tây hoá để nguỵ biện cho hành vi của mình.
Nhưng phương Tây họ có thật sự sống như thế đâu, họ sống đẹp hơn, bản lĩnh hơn và tự tin hơn là khác. Không có đánh ghen đến mất lý trí, yêu mù quáng, bị lừa dối mà vẫn yêu…
Nhiều người lại luôn thích yêu những kẻ miệng dẻo ngọt nói như rót mật vào tai nhưng có thật lòng yêu mình đâu. Bị tổn thương lừa dối một lần là đã quá đủ để có kinh nghiệm nhìn ra bản chất của những kẻ Sở khanh chuyên lừa tình. Nhưng không hiểu sao họ vẫn cứ tự dẫm vào vết xe đổ và đổ lỗi cho trái tim?
Rồi kêu đàn ông toàn là lũ khốn nạn trong khi những người đàn ông tử tế, gia cảnh nghèo túng, còn phải lo cho sự nghiệp, yêu là cưới thì họ cho là khô khan, không có triển vọng, và không thể khiến trái tim họ xao xuyến, bồi hồi bởi những món quà lãng mạn mua bằng tiền thì họ chẳng thèm liếc nhìn luôn ấy chứ.
Cảm thấy thật buồn cười nhưng cũng đành chịu thôi nhiều cô gái ngày nay sống thực dụng quá khiến Hoạ Mi cũng thấy ớn lạnh luôn. Hot girl thì đã sao, họ đã làm gì được cho đất nước chưa. So với sự hi sinh của những người phụ nữ thầm lặng trong chiến tranh thời xa xưa thì họ chẳng là gì cả.
Vậy mà người tôn thờ, lăng xê tên tuổi họ một cách thái quá khiến nhiều cô gái cũng muốn được làm Hot girl, muốn được nổi tiếng. Nhiều cô thiếu suy nghĩ, bồng bột làm những điều nông nổi chỉ làm xấu thêm hình ảnh người phụ nữ Việt Nam vốn được vinh danh, tôn thờ từ bao đời: Đoan trang, dịu dàng, kín đáo, chung thuỷ, hiếu kính với bố mẹ, giàu đức hi sinh và lòng vị tha, dám đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của đất nước…
- Câu chuyện này buồn quá, không biết sau khi chồng chết sớm như vậy cuộc đời nàng công chúa ấy sẽ ra sao nhi? – Thanh Tùng suy nghĩ một chút rồi hỏi.
- Không biết nữa, chỉ biết rằng tên tuổi của Huyền Trân công chúa đã được ghi vào lịch sử không bao giờ có thể lãng quên, khiến người đời mỗi khi nhắc tới đều phải ngưỡng mộ và yêu mến bởi công lao và sự hi sinh của nàng cũng là một tấm gương sáng cho thế hệ trẻ tuổi teen học tập. – Hoạ Mi lắc đầu nhưng vẫn mỉm cười ca ngợi.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.