Chương 9: Nhà Đại Tư Sản (1)
Victor Hugo
10/03/2024
Năm 1831, ông Gillenormand ngụ tại khu phố Marais, đường Filles-du-calvaire số 6.
Ông Gillenormand mang đặc tính tư sản cũ kỹ của mình bằng dáng vẻ của các hầu tước thế kỷ XVIII khi mang cái tước hầu của họ. Ông đã quá tuổi 90, ông bước thẳng, nói to, trông rõ, uống rượu không pha nước. Ông còn đủ ba mươi hai cái răng và chỉ mang kính khi phải đọc. Ông còn một lợi tức khoảng mười lăm nghìn đồng frăng. Trong mọi câu chuyện, ông luôn lớn tiếng quát tháo, khi người ta nói trái ý ông, ông giơ gậy đánh bừa vào những người nhà của ông, như ở thời đại của vua Jouis xiv. Ông sống với một trong những người con gái của ông đã năm mươi tuổi và chưa hề lập gia đình, và mỗi khi giận, ông vẫn thường thẳng tay quất roi lên cô con gái già: cô này cho ông cái cảm giác cô mới tám tuổi. Người con gái khác của ông đã chết khi sinh một bé trai. Ông Gillenormand đòi nuôi dưỡng đứa cháu ngoại của mình, đồng thời hăm dọa truất quyền thừa kế của nó nếu người ta không cho ông làm việc đó. Vì quyền lợi của đứa con, người cha đành nhượng bộ với cõi lòng tan nát và còn phải chấp nhận những điều kiện nghiệt ngã của lão tư sản già nua cao ngạo và cứng đầu:
Ông đã không bao giờ tìm cách gặp lại cậu con trai Marius của mình và làm cho cậu yêu thương mình. Một mối ác cảm không khắc phục ngăn cách ông Gillenormand và người con rể ông. Ông Gillenormand ngưỡng mộ dòng Bourbons và căm ghét cách mạng 1789.
Ông nói một cách quyền uy: "Cuộc cách mạng Pháp gồm toàn bọn vô lại". Ông chỉ gọi người con rể ông là "tên cướp sông Loire?" Người con rể ông đã từng là một trong những người anh hùng trong quân đội cách mạng và đế chế. Napoléon đã gắn huy chương cho ông tại Auterlitz, sắc phong cho ông cấp bậc đại tá và phẩm trật nam tước trên chiến trường Waterlo. Với ông, Gillenormand là một lão già ngớ ngẩn. Ông sống tại Vernon và vì không được gần con, ông bắt đầu yêu hoa.
Như thế, Marius Pontmercy sống gần ông ngoại. Cậu có đôi mắt to màu nâu sẫm, dịu dàng và đầy tự tin trên một khuôn mặt xinh đẹp. Cậu run rẩy trước ông Gillenormand luôn nói chuyện với cậu bằng một giọng nghiêm khắc.
- Đây này nhóc tì - Ông bảo cậu - Đồ xỏ lá, ba que, đến đây! Hãy trả lời đi, ranh con! Tao phải thấy mày, đồ vô lại! v.v... Ông rất cưng chiều cháu ngoại của mình. Ông dẫn cậu tới các phòng khách bảo hoàng nơi ông vẫn lui tới. Tại những nơi đó, Marius thường nghe nói tới "chằn tinh đảo Corse" hoặc "hầu tước Bonaparte", vị trung tướng quân đội nhà vua. Những người theo chủ nghĩa bảo hoàng cuồng tín đó đòi xóa sạch những trang đẹp nhất của lịch sử nước Pháp, đang ngắm dấu vết của họ trong tâm hồn đang rộng mở kia.
Sau những năm trung học, khi vào trường luật, Marius theo chủ nghĩa quân chủ và sống khắc khổ. Cậu không thích ông ngoại cậu lắm bởi sự vui vẻ và tính vô liêm sĩ của ông khiến cậu thương tổn và cậu cũng không vui gì đối với cha cậu. Dù sao cậu vẫn là một chàng trai cuồng nhiệt và thanh cao, quảng đại và tự hào, đường hoàng và trong sáng đến nghiệt ngã.
Ngày cậu vừa được mười bảy tuổi, buổi chiều khi trở về nhà, cậu thấy ông ngoại cậu cầm một lá thư trong tay.
- Cha cháu bịnh, ông Gillcnormand nói, cha cháu mong gặp cháu. Ngày mai cháu đi Vernon.
Được tin đó Marius không xúc động lắm. Đối với cậu, ý tưởng về cha cậu chỉ thể hiện qua hai lá thư mỗi năm. Những lá thư vì bổn phận do dì cậu đọc cho cậu viết vào ngày một tháng giêng và vào ngày Sinh- Georges và người ta bảo là được ghi trong tập công thức nào đó. Do đó mà cậu không vội vã gì với lời kêu gọi của đại tá Pontmercy. Đến đỗi ngày sau, khi tới chỗ trọ tại Ve mon, cậu được một bà giúp việc già tiếp trong nước mắt ràn rụa, ông đại tá đã chết hai giờ trước đó, ông đã ngồi dậy trên giường bịnh dù người làm ngăn cản, và ông kêu lên: "Con trai tôi không đến! Tôi phải đi đón nó".
Rồi ông bước ra khỏi phòng và ông đã ngã xuống trút hơi thở cuối cùng trên nền lát gạch vuông của phòng đợi.
Bên thi thể của người lính già, một vị linh mục già, người bạn độc nhất của ông, đang canh thức. Marius nhìn rất lâu người đàn ông, cha cậu, mà cậu trông thấy lần đầu và lần cuối. Khuôn mặt khả kính và uy nghi đó, thân thể nhiều nơi đầy những vết sẹo dọc ngang đó, chính cha cậu đó. Vị linh mục và người tớ gái đều khóc. Mắt cậu vẫn khô khốc. Cậu chỉ thấy mình xúc động đôi chút bởi cha cậu quá xa lạ với cậu.
Ông đại tá không để lại gì. Tiền bán mớ đồ đạc chỉ xấp xỉ đủ trang trải việc chôn cất. Người tớ gái tìm thấy một mảnh giấy lộn trong một ngăn kéo và trao cho Marius. Trên đó có những dòng này, tự tay ông đại tá viết:
"Cho con trai tôi - Hoàng đế đã phong tước nam cho tôi trên chiến trường Waterloo. Bởi chế độ vương chính chống đối tôi trong tước hiệu này mà tôi đã phải trả giá bằng máu, con trai tôi sẽ nhận nó và giữ lấy. Chắc chắn nó sẽ xứng đáng với tước hiệu đó".
Phía sau mảnh giấy, ông đại tá viết thêm: "Cũng trong trận Waterloo một trung sĩ đã cứu mạng tôi. Người đó tên là Thénardier. Thời gian sau này dường như ông có một cái quán nhỏ trong một ngôi làng thuộc vùng lân cận Paris, tại Chelles hay tại Montèrmeil gì đó. Nếu con trai tôi gặp ông ấy nó sẽ làm tất cả những gì có thể cho ông ấy".
Marius cho mảnh giấy vào ví. Sau đám ma cậu trở về Paris và tiếp tục việc học luật, không nghĩ gì tới cha cậu nữa. Không còn thứ gì của ông đại tá nữa. Ông Gillenormand sai đem thanh kiếm và bộ lễ phục của ông cho người buôn đồ cũ. Marius chỉ còn lại miếng băng tang nơi mũ, thế thôi.
Nhưng sự lãng quên đó chỉ kéo dài được vài tháng. Một ngày nọ khi Marius đi xem lễ mi sa tại St-sulpice, trung thành với tập quán tôn giáo thời thơ ấu, một lão già trông giữ nhà thờ đến bên cậu:
- Xin lỗi cậu, ông nói. Cậu đã ngồi trên ghế tôi. Và khi người thanh niên vội vàng đứng dậy, ông tiếp lời:
- Tôi rất gắn bó với chỗ này, nó gợi cho tôi nhiều kỷ niệm. Chính nơi gần cây cột này, trong hàng chục năm trời, thường xuyên cứ trong khoảng hai, ba tháng tôi vẫn trông thấy một người cha dũng cảm tìm đến, ông không có dịp nào khác để gặp con mình. Những cuộc dàn xếp gia đình đã ngăn cản ông chuyện đó. Ông đến vào giờ khắc mà ông biết người ta dẫn người con trai của ông đến xem lễ mi sa. Cậu con trai không ngờ cha mình đang có mặt ở đó.
Thậm chí có thể cậu cũng không biết mình có một người cha, cậu con trai ngây thơ đó! Còn người cha thì vẫn lẩn khuất. Ông nhìn đứa con và không cầm được giọt lệ, bởi ông yêu quý cậu. Tôi đã trông thấy cảnh đó. Với tôi đây là nơi chốn đã trở nên linh thiêng. Người cha đó đã hy sinh thân mình để có ngày đứa con trai của ông được giàu có và hạnh phúc. Người ta ngăn cách ông với cậu vì chính kiến! Đó là một vị đại tá của Bonaparte. Ông có cái tên tương tự là Pontmarie hay Pontmercy gì đó... Ông ở tại Vernon, nơi tôi có một người em là linh mục.
- Thưa ông, Marius nói trong cơn dao động, đó chính là cha tôi.
- À! Cậu là con của ông ấy! - Lão già trông giữ nhà thờ kêu lên, hai bàn tay chắp lại. Thế thì, người con đáng thương, cậu có thể nói rằng cậu có một người cha rất đỗi yêu cậu. Marius đưa cánh tay ra cho lão già nắm và đưa lão về chỗ trọ.
Từ hôm ấy cuộc sống chàng trai đã thay đổi sâu sắc. Cậu gặp lại lão già trông giữ nhà thờ và cha xứ Vernon. Cậu yêu cầu được kể lại từng chi tiết nhỏ nhặt về ngày cuối đời của người đàn ông quý hiếm, cao cả và dịu dàng đã là cha cậu. Trong tủ sách "Người thầy" cậu đọc tất cả những câu chuyện về nền cộng hòa và nền đế chế, cậu hào hứng với những trang báo cáo về quân đội vĩ đại trong đó thường xuất hiện tên tuổi Pontmercy. Cậu tìm gặp những vị tướng mà cha cậu từng phục vụ dưới quyền.
Việc nghiên cứu đó chiếm hết thì giờ cũng như tâm trí cậu, gần như không cho cậu còn thì giờ gặp những người trong gia đình Gillenormand. Khi cậu xuất hiện trong giờ ăn với vẻ mặt xanh xao và lo lắng, ông ngoại và dì cậu càu nhàu và nói với nhau:
- Marius đang bận tâm chuyện gì, nó học hành không được nghiêm túc như trước.
Marius đang ngưỡng vọng cha mình, và qua cha mình, cậu bắt đầu ngưỡng vọng đất nước cậu.
Cho tới bấy giờ nền cộng hòa và nền đế chế đối với cậu chỉ là những từ quái lạ. Việc tìm hiểu các giai đoạn lịch sử đó của nước Pháp giúp cậu tỉnh táo xem xét các cuộc biến động cùng các nhân vật. Cậu thấy từ cuộc cách mạng hiện ra khuôn mặt vĩ đại của nhân dân và từ nền đế chế, khuôn mặt vĩ đại của nước Pháp. Trong thâm tâm của mình, cậu tuyên bố tất cả những điều đó đều tốt đẹp.
Tất cả những sự đảo lộn đó diễn ra trong cậu và gia đình cậu không hay biết về chuyện đó. Cậu âm thầm vứt bỏ lớp da bảo hoàng cũ kỹ của mình. Cậu trở nên cách mạng hoàn toàn và dân chủ một cách triệt để. Cậu đến một người thợ khắc và đặt làm một trăm cái thẻ mang tên "hầu tước Marius Pontmercy".
Càng đến gần cha cậu, với ký ức về ông và những gì mà ông đã chiến đấu để bảo vệ trong hai mươi lăm năm, cậu càng rời xa ông ngoại cậu. Vả chăng tính khí của ông Gillenormand luôn gây thương tổn cho cậu. Giữa họ có tất cả những mối bất hoà của chàng trai trẻ uy nghiêm đối với lão già phù phiếm. Lại nữa, Marius cảm thấy lòng mình dâng trào những tình cảm nổi loạn không tả hết được khi nghĩ rằng chính ông Gillenormand, vì những động cơ ngu xuẩn, đã tách cậu khỏi cha cậu một cách không thương tiếc.
Thỉnh thoảng Marius vẫn vắng nhà nêu lý do tham dự những buổi đi săn với bạn.
- Cháu cứ vui chơi, cháu cứ vui chơi! - Ông ngoại cậu bảo. Tuổi trẻ phải đi qua thôi.
Những buổi đi săn đó có nghĩa là tới Vernon cầu nguyện và khóc trên mộ ông đại tá. Một lần Marius đã tới tận Monttermeil và hỏi thăm ông cựu trung sĩ Thénardier của trận Waterloo, người mà cha cậu đã chịu một cái ơn quá lớn. Với Marius, cái tên Thénardier sáng rực khí phách anh hùng và lòng tận tụy. Thật ra ông chủ quán ác độc không phải là trung sĩ mà là kẻ đi tuột lại sau đoàn quân và là kẻ trấn lột xác chết. Ông ta đã lục lạo một cách tàn nhẫn trên người ông đại tá tường đâu đã chết nên bị bỏ lại nơi con lộ trũng Ohann tại Waterloo.
Chính lúc kéo ông ra từ dưới một đống xác chết để dễ dàng cướp tiền của, đồ đạc của ông hơn, Thénardier không ngờ giúp ông đại tá tỉnh lại. Nhưng cả Pontmercy lẫn Marius đều không thể nào biết được rằng một sự trớ trêu của định mệnh đã biến tên trộm ươn hèn đó thành một người cứu nạn tận tụy. Và Thénardier cứ chiếm lĩnh vị trí của mình trong trái tim nồng nhiệt của chàng trai trẻ. Marius rất đỗi buồn phiền khi biết được tại Monttermeil rằng quán đã đóng cửa, rằng Thénardier bị phá sản và người ta không biết ông ra sao.
Trở về sau chuyến đi Vernon, cuộc sống của Marius chợt đổi sang một hướng đi khác với hướng đi của cậu cho tới bây giờ.
Mệt mỏi sau hai đêm hộc tốc, chàng trai trẻ thấy cần lấy lại sức sau những giờ thiếu ngủ bằng cách đi bơi, cậu vội vã lên phòng mình, chỉ kịp cởi chiếc áo rây đanh gột mặc đi đường của mình và đi tắm. Nhưng trong cơn hối hả cậu đã bỏ lại trên giường mình một chiếc hộp bọc da lừa màu đen giống như một miếng mề đay mà cậu vẫn buộc giây đeo lủng lẳng nơi cổ. Cậu đã cất trong chiếc hộp đó lá thư cuối cùng của đại tá Pontmercy.
Ông Gillnormand nghe tiếng người cháu ngoại trở về rồi lại đi. Ông vội chạy vào phòng cậu trên đôi chân già yếu của ông. Vật đầu tiên ông bắt gặp trên giường là chiếc hộp bọc da lừa màu đen. Ông mở chiếc hộp và lấy ra một tờ giấy xếp cẩn thận.
- Đây là một mảnh giấy thân thương - Ông nói với cô Gillnormand mà ông đã gọi tới. Nó giữ mảnh giấy này trên trái tim đó. à! Những người trẻ tuổi.
- Chúng ta hãy đọc nó xem sao, cha, - người dì vừa nói vừa mang kính.
Và họ đọc:"Cho con trai tôi - Hoàng đế đã phong tước nam cho tôi trên chiến trường Waterloo. Bởi chế độ vương chính...".
Khi đọc xong lá thư đó, ông Gillenormand nói nhỏ như nói với chính mình:
- Đây là chữ viết của tên lính quê mùa đó.
Cô Gillenormand nắn cái túi áo rây đanh gết của Marius. Cô lấy ra một cái gói nhỏ bọc giấy xanh. Đó là những tấm thẻ của "hầu tước Marius Pontmercy".
- Đẹp lắm! - Người dì nói. Và hai cha con lặng nhìn nhau trong một tiếng đồng hồ, không ai nói gì.
Cuối cùng Marius trở về. Cậu thấy ông ngoại cậu đang cầm trong tay một tấm thẻ của cậu và khi trông thấy cậu, ông kêu lên, giọng nhạo báng:
- Nào! Bây giờ cháu là hầu tước đấy à? Ông xin chúc mừng cháu. Thế là cái quái gì?
Marius hơi đỏ mặt, cậu đáp:
- Điều đó có nghĩa cháu là con của cha cháu.
Ông Gillenormand dứt tiếng cười và nói giọng cứng cỏi:
- Cha của cháu chính là ông đây.
- Cha cháu, Marius tiếp lời, mắt nhìn xuống, nhưng giọng cương quyết, đó là một con người khiêm tốn nhưng anh hùng đã phục vụ một cách vẻ vang nền cộng hòa và nước Pháp, đã bảo vệ hai ngọn cờ, đã nhận hai mươi vết thương, đã chết trong quên lãng và trong sự ruồng rẫy, và chỉ có một điều ngộ nhận trong đầu là đã quá yêu hai thứ bất nghĩa, đất nước của người và cháu.
Ông Gillenormand mang đặc tính tư sản cũ kỹ của mình bằng dáng vẻ của các hầu tước thế kỷ XVIII khi mang cái tước hầu của họ. Ông đã quá tuổi 90, ông bước thẳng, nói to, trông rõ, uống rượu không pha nước. Ông còn đủ ba mươi hai cái răng và chỉ mang kính khi phải đọc. Ông còn một lợi tức khoảng mười lăm nghìn đồng frăng. Trong mọi câu chuyện, ông luôn lớn tiếng quát tháo, khi người ta nói trái ý ông, ông giơ gậy đánh bừa vào những người nhà của ông, như ở thời đại của vua Jouis xiv. Ông sống với một trong những người con gái của ông đã năm mươi tuổi và chưa hề lập gia đình, và mỗi khi giận, ông vẫn thường thẳng tay quất roi lên cô con gái già: cô này cho ông cái cảm giác cô mới tám tuổi. Người con gái khác của ông đã chết khi sinh một bé trai. Ông Gillenormand đòi nuôi dưỡng đứa cháu ngoại của mình, đồng thời hăm dọa truất quyền thừa kế của nó nếu người ta không cho ông làm việc đó. Vì quyền lợi của đứa con, người cha đành nhượng bộ với cõi lòng tan nát và còn phải chấp nhận những điều kiện nghiệt ngã của lão tư sản già nua cao ngạo và cứng đầu:
Ông đã không bao giờ tìm cách gặp lại cậu con trai Marius của mình và làm cho cậu yêu thương mình. Một mối ác cảm không khắc phục ngăn cách ông Gillenormand và người con rể ông. Ông Gillenormand ngưỡng mộ dòng Bourbons và căm ghét cách mạng 1789.
Ông nói một cách quyền uy: "Cuộc cách mạng Pháp gồm toàn bọn vô lại". Ông chỉ gọi người con rể ông là "tên cướp sông Loire?" Người con rể ông đã từng là một trong những người anh hùng trong quân đội cách mạng và đế chế. Napoléon đã gắn huy chương cho ông tại Auterlitz, sắc phong cho ông cấp bậc đại tá và phẩm trật nam tước trên chiến trường Waterlo. Với ông, Gillenormand là một lão già ngớ ngẩn. Ông sống tại Vernon và vì không được gần con, ông bắt đầu yêu hoa.
Như thế, Marius Pontmercy sống gần ông ngoại. Cậu có đôi mắt to màu nâu sẫm, dịu dàng và đầy tự tin trên một khuôn mặt xinh đẹp. Cậu run rẩy trước ông Gillenormand luôn nói chuyện với cậu bằng một giọng nghiêm khắc.
- Đây này nhóc tì - Ông bảo cậu - Đồ xỏ lá, ba que, đến đây! Hãy trả lời đi, ranh con! Tao phải thấy mày, đồ vô lại! v.v... Ông rất cưng chiều cháu ngoại của mình. Ông dẫn cậu tới các phòng khách bảo hoàng nơi ông vẫn lui tới. Tại những nơi đó, Marius thường nghe nói tới "chằn tinh đảo Corse" hoặc "hầu tước Bonaparte", vị trung tướng quân đội nhà vua. Những người theo chủ nghĩa bảo hoàng cuồng tín đó đòi xóa sạch những trang đẹp nhất của lịch sử nước Pháp, đang ngắm dấu vết của họ trong tâm hồn đang rộng mở kia.
Sau những năm trung học, khi vào trường luật, Marius theo chủ nghĩa quân chủ và sống khắc khổ. Cậu không thích ông ngoại cậu lắm bởi sự vui vẻ và tính vô liêm sĩ của ông khiến cậu thương tổn và cậu cũng không vui gì đối với cha cậu. Dù sao cậu vẫn là một chàng trai cuồng nhiệt và thanh cao, quảng đại và tự hào, đường hoàng và trong sáng đến nghiệt ngã.
Ngày cậu vừa được mười bảy tuổi, buổi chiều khi trở về nhà, cậu thấy ông ngoại cậu cầm một lá thư trong tay.
- Cha cháu bịnh, ông Gillcnormand nói, cha cháu mong gặp cháu. Ngày mai cháu đi Vernon.
Được tin đó Marius không xúc động lắm. Đối với cậu, ý tưởng về cha cậu chỉ thể hiện qua hai lá thư mỗi năm. Những lá thư vì bổn phận do dì cậu đọc cho cậu viết vào ngày một tháng giêng và vào ngày Sinh- Georges và người ta bảo là được ghi trong tập công thức nào đó. Do đó mà cậu không vội vã gì với lời kêu gọi của đại tá Pontmercy. Đến đỗi ngày sau, khi tới chỗ trọ tại Ve mon, cậu được một bà giúp việc già tiếp trong nước mắt ràn rụa, ông đại tá đã chết hai giờ trước đó, ông đã ngồi dậy trên giường bịnh dù người làm ngăn cản, và ông kêu lên: "Con trai tôi không đến! Tôi phải đi đón nó".
Rồi ông bước ra khỏi phòng và ông đã ngã xuống trút hơi thở cuối cùng trên nền lát gạch vuông của phòng đợi.
Bên thi thể của người lính già, một vị linh mục già, người bạn độc nhất của ông, đang canh thức. Marius nhìn rất lâu người đàn ông, cha cậu, mà cậu trông thấy lần đầu và lần cuối. Khuôn mặt khả kính và uy nghi đó, thân thể nhiều nơi đầy những vết sẹo dọc ngang đó, chính cha cậu đó. Vị linh mục và người tớ gái đều khóc. Mắt cậu vẫn khô khốc. Cậu chỉ thấy mình xúc động đôi chút bởi cha cậu quá xa lạ với cậu.
Ông đại tá không để lại gì. Tiền bán mớ đồ đạc chỉ xấp xỉ đủ trang trải việc chôn cất. Người tớ gái tìm thấy một mảnh giấy lộn trong một ngăn kéo và trao cho Marius. Trên đó có những dòng này, tự tay ông đại tá viết:
"Cho con trai tôi - Hoàng đế đã phong tước nam cho tôi trên chiến trường Waterloo. Bởi chế độ vương chính chống đối tôi trong tước hiệu này mà tôi đã phải trả giá bằng máu, con trai tôi sẽ nhận nó và giữ lấy. Chắc chắn nó sẽ xứng đáng với tước hiệu đó".
Phía sau mảnh giấy, ông đại tá viết thêm: "Cũng trong trận Waterloo một trung sĩ đã cứu mạng tôi. Người đó tên là Thénardier. Thời gian sau này dường như ông có một cái quán nhỏ trong một ngôi làng thuộc vùng lân cận Paris, tại Chelles hay tại Montèrmeil gì đó. Nếu con trai tôi gặp ông ấy nó sẽ làm tất cả những gì có thể cho ông ấy".
Marius cho mảnh giấy vào ví. Sau đám ma cậu trở về Paris và tiếp tục việc học luật, không nghĩ gì tới cha cậu nữa. Không còn thứ gì của ông đại tá nữa. Ông Gillenormand sai đem thanh kiếm và bộ lễ phục của ông cho người buôn đồ cũ. Marius chỉ còn lại miếng băng tang nơi mũ, thế thôi.
Nhưng sự lãng quên đó chỉ kéo dài được vài tháng. Một ngày nọ khi Marius đi xem lễ mi sa tại St-sulpice, trung thành với tập quán tôn giáo thời thơ ấu, một lão già trông giữ nhà thờ đến bên cậu:
- Xin lỗi cậu, ông nói. Cậu đã ngồi trên ghế tôi. Và khi người thanh niên vội vàng đứng dậy, ông tiếp lời:
- Tôi rất gắn bó với chỗ này, nó gợi cho tôi nhiều kỷ niệm. Chính nơi gần cây cột này, trong hàng chục năm trời, thường xuyên cứ trong khoảng hai, ba tháng tôi vẫn trông thấy một người cha dũng cảm tìm đến, ông không có dịp nào khác để gặp con mình. Những cuộc dàn xếp gia đình đã ngăn cản ông chuyện đó. Ông đến vào giờ khắc mà ông biết người ta dẫn người con trai của ông đến xem lễ mi sa. Cậu con trai không ngờ cha mình đang có mặt ở đó.
Thậm chí có thể cậu cũng không biết mình có một người cha, cậu con trai ngây thơ đó! Còn người cha thì vẫn lẩn khuất. Ông nhìn đứa con và không cầm được giọt lệ, bởi ông yêu quý cậu. Tôi đã trông thấy cảnh đó. Với tôi đây là nơi chốn đã trở nên linh thiêng. Người cha đó đã hy sinh thân mình để có ngày đứa con trai của ông được giàu có và hạnh phúc. Người ta ngăn cách ông với cậu vì chính kiến! Đó là một vị đại tá của Bonaparte. Ông có cái tên tương tự là Pontmarie hay Pontmercy gì đó... Ông ở tại Vernon, nơi tôi có một người em là linh mục.
- Thưa ông, Marius nói trong cơn dao động, đó chính là cha tôi.
- À! Cậu là con của ông ấy! - Lão già trông giữ nhà thờ kêu lên, hai bàn tay chắp lại. Thế thì, người con đáng thương, cậu có thể nói rằng cậu có một người cha rất đỗi yêu cậu. Marius đưa cánh tay ra cho lão già nắm và đưa lão về chỗ trọ.
Từ hôm ấy cuộc sống chàng trai đã thay đổi sâu sắc. Cậu gặp lại lão già trông giữ nhà thờ và cha xứ Vernon. Cậu yêu cầu được kể lại từng chi tiết nhỏ nhặt về ngày cuối đời của người đàn ông quý hiếm, cao cả và dịu dàng đã là cha cậu. Trong tủ sách "Người thầy" cậu đọc tất cả những câu chuyện về nền cộng hòa và nền đế chế, cậu hào hứng với những trang báo cáo về quân đội vĩ đại trong đó thường xuất hiện tên tuổi Pontmercy. Cậu tìm gặp những vị tướng mà cha cậu từng phục vụ dưới quyền.
Việc nghiên cứu đó chiếm hết thì giờ cũng như tâm trí cậu, gần như không cho cậu còn thì giờ gặp những người trong gia đình Gillenormand. Khi cậu xuất hiện trong giờ ăn với vẻ mặt xanh xao và lo lắng, ông ngoại và dì cậu càu nhàu và nói với nhau:
- Marius đang bận tâm chuyện gì, nó học hành không được nghiêm túc như trước.
Marius đang ngưỡng vọng cha mình, và qua cha mình, cậu bắt đầu ngưỡng vọng đất nước cậu.
Cho tới bấy giờ nền cộng hòa và nền đế chế đối với cậu chỉ là những từ quái lạ. Việc tìm hiểu các giai đoạn lịch sử đó của nước Pháp giúp cậu tỉnh táo xem xét các cuộc biến động cùng các nhân vật. Cậu thấy từ cuộc cách mạng hiện ra khuôn mặt vĩ đại của nhân dân và từ nền đế chế, khuôn mặt vĩ đại của nước Pháp. Trong thâm tâm của mình, cậu tuyên bố tất cả những điều đó đều tốt đẹp.
Tất cả những sự đảo lộn đó diễn ra trong cậu và gia đình cậu không hay biết về chuyện đó. Cậu âm thầm vứt bỏ lớp da bảo hoàng cũ kỹ của mình. Cậu trở nên cách mạng hoàn toàn và dân chủ một cách triệt để. Cậu đến một người thợ khắc và đặt làm một trăm cái thẻ mang tên "hầu tước Marius Pontmercy".
Càng đến gần cha cậu, với ký ức về ông và những gì mà ông đã chiến đấu để bảo vệ trong hai mươi lăm năm, cậu càng rời xa ông ngoại cậu. Vả chăng tính khí của ông Gillenormand luôn gây thương tổn cho cậu. Giữa họ có tất cả những mối bất hoà của chàng trai trẻ uy nghiêm đối với lão già phù phiếm. Lại nữa, Marius cảm thấy lòng mình dâng trào những tình cảm nổi loạn không tả hết được khi nghĩ rằng chính ông Gillenormand, vì những động cơ ngu xuẩn, đã tách cậu khỏi cha cậu một cách không thương tiếc.
Thỉnh thoảng Marius vẫn vắng nhà nêu lý do tham dự những buổi đi săn với bạn.
- Cháu cứ vui chơi, cháu cứ vui chơi! - Ông ngoại cậu bảo. Tuổi trẻ phải đi qua thôi.
Những buổi đi săn đó có nghĩa là tới Vernon cầu nguyện và khóc trên mộ ông đại tá. Một lần Marius đã tới tận Monttermeil và hỏi thăm ông cựu trung sĩ Thénardier của trận Waterloo, người mà cha cậu đã chịu một cái ơn quá lớn. Với Marius, cái tên Thénardier sáng rực khí phách anh hùng và lòng tận tụy. Thật ra ông chủ quán ác độc không phải là trung sĩ mà là kẻ đi tuột lại sau đoàn quân và là kẻ trấn lột xác chết. Ông ta đã lục lạo một cách tàn nhẫn trên người ông đại tá tường đâu đã chết nên bị bỏ lại nơi con lộ trũng Ohann tại Waterloo.
Chính lúc kéo ông ra từ dưới một đống xác chết để dễ dàng cướp tiền của, đồ đạc của ông hơn, Thénardier không ngờ giúp ông đại tá tỉnh lại. Nhưng cả Pontmercy lẫn Marius đều không thể nào biết được rằng một sự trớ trêu của định mệnh đã biến tên trộm ươn hèn đó thành một người cứu nạn tận tụy. Và Thénardier cứ chiếm lĩnh vị trí của mình trong trái tim nồng nhiệt của chàng trai trẻ. Marius rất đỗi buồn phiền khi biết được tại Monttermeil rằng quán đã đóng cửa, rằng Thénardier bị phá sản và người ta không biết ông ra sao.
Trở về sau chuyến đi Vernon, cuộc sống của Marius chợt đổi sang một hướng đi khác với hướng đi của cậu cho tới bây giờ.
Mệt mỏi sau hai đêm hộc tốc, chàng trai trẻ thấy cần lấy lại sức sau những giờ thiếu ngủ bằng cách đi bơi, cậu vội vã lên phòng mình, chỉ kịp cởi chiếc áo rây đanh gột mặc đi đường của mình và đi tắm. Nhưng trong cơn hối hả cậu đã bỏ lại trên giường mình một chiếc hộp bọc da lừa màu đen giống như một miếng mề đay mà cậu vẫn buộc giây đeo lủng lẳng nơi cổ. Cậu đã cất trong chiếc hộp đó lá thư cuối cùng của đại tá Pontmercy.
Ông Gillnormand nghe tiếng người cháu ngoại trở về rồi lại đi. Ông vội chạy vào phòng cậu trên đôi chân già yếu của ông. Vật đầu tiên ông bắt gặp trên giường là chiếc hộp bọc da lừa màu đen. Ông mở chiếc hộp và lấy ra một tờ giấy xếp cẩn thận.
- Đây là một mảnh giấy thân thương - Ông nói với cô Gillnormand mà ông đã gọi tới. Nó giữ mảnh giấy này trên trái tim đó. à! Những người trẻ tuổi.
- Chúng ta hãy đọc nó xem sao, cha, - người dì vừa nói vừa mang kính.
Và họ đọc:"Cho con trai tôi - Hoàng đế đã phong tước nam cho tôi trên chiến trường Waterloo. Bởi chế độ vương chính...".
Khi đọc xong lá thư đó, ông Gillenormand nói nhỏ như nói với chính mình:
- Đây là chữ viết của tên lính quê mùa đó.
Cô Gillenormand nắn cái túi áo rây đanh gết của Marius. Cô lấy ra một cái gói nhỏ bọc giấy xanh. Đó là những tấm thẻ của "hầu tước Marius Pontmercy".
- Đẹp lắm! - Người dì nói. Và hai cha con lặng nhìn nhau trong một tiếng đồng hồ, không ai nói gì.
Cuối cùng Marius trở về. Cậu thấy ông ngoại cậu đang cầm trong tay một tấm thẻ của cậu và khi trông thấy cậu, ông kêu lên, giọng nhạo báng:
- Nào! Bây giờ cháu là hầu tước đấy à? Ông xin chúc mừng cháu. Thế là cái quái gì?
Marius hơi đỏ mặt, cậu đáp:
- Điều đó có nghĩa cháu là con của cha cháu.
Ông Gillenormand dứt tiếng cười và nói giọng cứng cỏi:
- Cha của cháu chính là ông đây.
- Cha cháu, Marius tiếp lời, mắt nhìn xuống, nhưng giọng cương quyết, đó là một con người khiêm tốn nhưng anh hùng đã phục vụ một cách vẻ vang nền cộng hòa và nước Pháp, đã bảo vệ hai ngọn cờ, đã nhận hai mươi vết thương, đã chết trong quên lãng và trong sự ruồng rẫy, và chỉ có một điều ngộ nhận trong đầu là đã quá yêu hai thứ bất nghĩa, đất nước của người và cháu.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.