Quyển 1 - Chương 1: Phút ban đầu
Mộc
21/07/2016
“Mẹ…” Tiếng hét như
còi tàu vang vọng khắp nơi trong ngôi nhà số X, ngõ X, phố X. Một cô bé
chừng mười một, mười hai tuổi ngồi bệt trên sàn nhà trong phòng khách,
tay cầm cây kem đã bị cắn hơn phân nửa, khuôn mặt nhỏ mếu máo ngửa lên
trời, không lâu sau tiếng hét vừa rồi, cất giọng non nớt đáng thương:
“Mẹ ơi, anh Kiệt ăn hết kem của con rồi… hu… hu…” Anh trai đã nói là mua cho cô ăn, cô rất tốt bụng cho anh ăn cùng. Thế mà cô mới chỉ cắn một miếng nhỏ, anh trai cô một miếng liền gấp bốn lần cô ăn, đem cây kem vốn đã không lớn lắm kia tiêu diệt gần hết. Anh trai đáng ghét, cây kem bé nhỏ đáng thương của cô…
Còn người anh nào đó vẫn ngồi ngay trước mặt em gái mình, thấy cô bé nước mắt ngắn nước mắt dài, không những không dỗ dành mà còn ôm bụng cười lăn lộn. Ai kêu em gái anh đáng yêu như thế làm gì! Bây giờ, chuyện mà anh cảm thấy hứng thú cũng chỉ có trêu trọc em gái nhà mình mà thôi. Ôi, cái mặt tròn tròn, trắng mịn của cô bé, vì khóc mà đỏ hồng lên, nhìn thế nào cũng thấy giống bánh bao hình quả đào mẹ hay làm cho anh em anh ăn mỗi cuối tuần. Thế là anh liền vươn tay ra, véo một cái, ha ha… trò này đúng là vui thật!
“Anh Kiệt đáng ghét, em không thèm chơi với anh nữa! Hu… hu…” Cô bé ném cây kem bị gió thổi đang tan dần vào người anh trai, ôm má vừa bị anh véo, nằm vật ra đất, càng khóc càng lớn:
“Mẹ ơi, anh Kiệt không thương con, con không cần anh trai nữa… hu… hu…”
Ở trong bếp, bà mẹ của cặp anh em bất bình thường trên đang rán trứng, khẽ lắc đầu thở dài bất lực. Bà sao lại sinh ra hai đứa con dở hơi như này cơ chứ? Rõ ràng chúng rất yêu quý nhau! Cả khu phố này, sợ rằng không tìm đâu được anh trai nào thương yêu chiều chuộng em gái như con trai bà; cũng không tìm nổi em gái nào quấn anh trai như con gái bà. Vậy mà một ngày ba bữa chúng không chí chóe, ầm ĩ với nhau là không chịu được. Nếu nói đến ngoại lệ, có chăng ngày đó một trong hai đứa bị ốm. Mặc kệ anh em chúng, bà thà ở trong này làm cho xong bữa trưa, miễn ra ngoài đó để bị chúng quay vòng vòng còn hơn, một lát nữa chúng sẽ tự làm lành thôi.
Quả thật như dự đoán của bà mẹ. Ngoài phòng khách, người anh trai bị em gái nhất quyết vất bỏ kia sau khi né được cây kem bay tới, nhanh chóng dọn dẹp chiến trường rồi chạy đến dỗ dành em gái. Anh mà không có em gái thì lấy gì mà giải sầu đây, cuộc sống của anh sau này sẽ buồn chết mất!
“Nào nào em gái, mau nín đi nào! Con gái mà khóc là xấu lắm.”
Nghe anh trai nói vậy, cô em gái của chúng ta càng gào to hơn, khuôn mặt ướt nhẹp úp dưới cánh tay, nước mắt đua nhau tuôn rơi, chẳng khác nào vỡ đê:
“Hu… hu… anh còn chê em xấu, em không cần anh trai nữa… hu… hu… Mẹ ơi…”
“Ấy ấy, anh có chê mày xấu đâu!” Anh trai cô bé dở khóc dở cười, luống cuống tay chân kéo cánh tay đang che mặt của em gái ra, vội giải thích:
“Em gái yêu quý ơi, anh sai rồi được chưa? Dù thế nào thì anh vẫn là anh trai mày, mày sao có thể không cần anh nữa? Anh đền cho mày cây kem khác có được không?” Anh vừa nói vừa dùng khăn lau mặt cho em.
“Em không cần, hu… hu… Anh có thương em đâu…” Cô bé hất tay anh trai ra, lại úp tay vào khóc to lên.
“Anh không thương mày thì thương ai? Nào ngoan, nín đi nào! Anh dẫn mày đi mua kem nhé?”
“Em muốn ăn ba cây?” Cô bé lúc này mới hơi ngừng khóc, ngước đôi mắt ngập nước long lanh nhìn anh trai, nấc lên nhìn rất đáng thương.
“Được! Ba cây thì ba cây.” Và như thế, người anh trai bị vất bỏ kia cuối cùng cũng dỗ được em gái, cùng với đó, tiền tiêu vặt mấy ngày của anh cứ như thế bay vào miệng em gái anh. Đúng là cái gì cũng có giá của nó! Thôi thôi bỏ đi, dù sao thì không mua kem cho em, anh cũng dùng để ngồi quán net, em gái lại nhận anh là tốt rồi.
Đây là chuyện như cơm vữa vẫn thường xảy ra trong ngôi nhà số X, ngõ X, phố X.
Đó là một ngôi nhà được sơn vàng, mái ngói đỏ, chân tường rêu xanh như bao ngôi nhà khác. Trước cổng nhà có giàn hoa giấy rất lớn, uốn thành một vòng cung, cong cong che lấy không gian bên trên tường rào. Bên dưới là những nhánh mồng tơi xanh mơn mởn đang cuốn lấy giàn leo được tạo nên từ những cành cây khô. Trồng trên cùng một mảnh đất có diện tích khiêm tốn trước nhà với hàng chục loại cây rau khác. Sân phía trong khá rộng, được phủ kín bởi giàn gấc đang kết quả lớn nhỏ đủ kích cỡ, có quả đã hơi ngả sang màu cam đỏ. Gốc cây to gần bằng bắp tay người lớn cho thấy tuổi đời của nó không hề nhỏ. Quanh sân đặt thêm khá nhiều cây xanh nhỏ trong chậu, ở góc sân còn có một cây khế lớn, quả từng chùm từng chùm sai trĩu.
Sống trong ngôi nhà là gia đình nhỏ của vợ chồng Lý Thành Đạt và Bùi Thị Hiền, cùng con trai lớn Lý Liên Kiệt và con gái út kém anh trai năm tuổi, Lý Thảo Ngân. Cùng sống trong ngõ X còn năm hộ gia đình nữa. Tổng cộng là sáu hộ, trong đó có một cặp vợ chồng già, còn lại đều là những đôi vợ chồng trên dưới ba, bốn mươi tuổi. Có nhà một con, cũng có nhà hai con như gia đình Thảo Ngân, nhưng không biết do nguyên nhân gì, chỉ có mình cô bé là con gái. Có lẽ vì thế, Thảo Ngân so với đám con gái đồng trang lứa có chút khác biệt.
Đã vào cuối hạ, đầu thu, thời tiết không còn nắng nóng đến mức thiêu da đốt thịt như những ngày này của vài tháng trước nữa. Một buổi sáng đẹp trời, trong không khí mát mẻ trong lành còn vương mùi lá phượng hai bên đường, trên chiếc xe đạp kiểu dáng cào cào khung cao bon bon chạy trên đường, Liên Kiệt ra sức đạp thật nhanh, phía sau đèo em gái, thẳng hướng trường cô bé lao đến.
Ngày qua ngày, mỗi sáng anh em Liên Kiệt ăn sáng cùng bố mẹ xong sẽ đến trường cùng nhau. Nhưng vì em gái anh luôn luôn giữ tốc độ ăn chậm như rùa, ngày nào họ cũng trong tình trạng chạy đua với thời gian, sát nút giờ vào học mới đến nơi.
Thả em gái xuống trước cổng trường cô bé, Liên Kiệt lại cong mông đạp qua trường mình. Kì thực, trường anh cũng ở ngay cạnh trường em gái thôi, hai bên chỉ cách nhau một bức tường.
“Anh Kiệt học tốt nha!” Nghe tiếng em gái từ phía sau truyền đến, Liên Kiệt mặc dù đạp xe thở hồng hộc, khóe miệng vẫn không quên nhoẻn cười.
Thảo Ngân nhìn anh trai ngoặt xe vào cổng trường của anh mới xoay người chạy nhanh về lớp. Lớp của cô nằm ở tầng hai, là phòng học thứ ba từ cầu thang tính sang. Trong lớp vì là sĩ số lẻ, ba mươi lăm người, nên có một bàn học ở cuối lớp chỉ có một học sinh, mà người học sinh may mắn có vinh hạnh chiếm được cứ địa rộng lớn một thân tung hoành ấy lại vừa trùng hợp là Thảo Ngân của chúng ta. Nguyên nhân cũng không có gì sâu xa, chẳng qua là sau khi sắp xếp xong hai dãy học sinh nam, giáo viên xếp đến nữ, cô bé lại vừa vặn là học sinh nữ bị lẻ ra trong lớp.
Nhưng nói tới cũng phải nói lui, tuy cô có chỗ ngồi rộng rãi, nhưng lại không có người nói chuyện, giúp đỡ nhau học tập. Nhất là vào những giờ thảo luận trao đổi, mọi người đều có đôi, còn cô một là tự mình đóng hai vai, hai là bắt cặp cùng giáo viên.
Lại kể đến bố mẹ cô bé, bởi vì bận rộn công việc, không có thời gian đưa đón con gái đi học nên để tiện đôi đường liền đăng kí cho con gái học gần với trường anh trai của nó, chứ không học trường liên kết với cấp I trước đây nữa. Điều này cũng có nghĩa lớp học hiện tại, không có lấy một người trước đó học chung cấp I với cô. Mà Thảo Ngân tuy không thuộc dạng nhút nhát lắm nhưng đối với những người xa lạ chưa quen biết lại luôn luôn giữ một khoảng cách nhất định, và thường thì người ta bắt chuyện với cô trước thì cô mới đáp lại. Vì thế lại càng khó hòa nhập với các thành viên khác trong lớp hơn.
Cũng đã bắt đầu năm học mới mấy tuần rồi, cô vẫn chưa có lấy một người bạn hợp cạ để trò chuyện.
Thảo Ngân ngồi vào chỗ, vừa tháo cặp sách đặt xuống thì tiếng trống trường vang lên. Đây có thể coi là kì tích sáng giá nhất trong tháng này của cô. Vào lớp trước tiếng trống đánh mà không phải thục mạng vừa nghe trống đánh vừa vọt lên cầu thang, quả thật là lần đầu tiên trong tháng đấy.
Vừa điều tiết hơi thở vừa đem cặp sách lục tung lên, cô nhanh chóng lấy sách vở cùng hộp bút, ngay thời điểm giáo viên đi vào liền đặt lên bàn.
Tiết học đầu tiên hôm nay là của giáo viên chủ nhiệm lớp.
Cô thấy cô giáo nhà mình vào thời điểm này đặc biệt hiền dịu, nữ tính, khác hẳn với phong cách ăn to nói lớn thường ngày. Đi cùng cô giáo có một học sinh mới. Theo như lời giới thiệu của cô giáo trước lớp, người bạn này là nam, tên Nguyễn Hoàng Bách, lớn hơn cả lớp ba tuổi. Bởi vì phải chữa bệnh nên cậu ta đã nghỉ học một thời gian, bây giờ đi học lại. Cô giáo còn dặn dò học sinh của mình phải chiếu cố bạn mới thật nhiều.
Bởi vì chỉ còn chỗ trống duy nhất cạnh Thảo Ngân, nên người bạn mới này đương nhiên sẽ ngồi ở đó. Cô mở to mắt nhìn người theo chỉ dẫn của giáo viên đang tiến về phía mình, quên luôn cả phép tắc thông thường, há cả miệng ra, trong lòng thầm nghĩ. Vẻ ngoài của bạn học lớn tuổi này thật là có chút… khó hiểu.
Cậu ta mặc đồng phục, sơ vin, thắt khăn quàng cẩn thận theo quy định của nhà trường, dưới chân đi một đôi giày thể thao màu trắng, mang theo cặp sách màu đen. Có lẽ sẽ rất đẹp mắt nếu như tóc của cậu ta không… dài chấm vai. Cô có thể khẳng định rằng: anh chàng này chắc chắn thần kinh có vấn đề. Cái mái tóc kia so với tóc mẹ cô để gần hai mươi năm về trước trong hình cưới quả thật giống nhau lắm.
Bạn học lớn tuổi dưới sự theo sát của mấy chục đôi mắt, chậm rãi kéo ghế ra ngồi xuống, trên mặt không biểu lộ một chút cảm xúc nào. Mấy chục đôi mắt kia vẫn nhìn chòng chọc sinh vật khác người này, cho đến khi giáo viên nhắc nhở mới thôi.
Trong tiếng loạt soạt mở sách vở của mọi người, Thảo Ngân vẫn nhìn chằm chằm bạn cùng bàn mới của mình, trong lòng tò mò nổi lên như thủy triều dậy sóng. Sao lại người này lại như vậy nhỉ? Hay đây là phong cách thời trang mới mà cô chưa biết? Nhưng cô mới nghiên cứu chưa được bao lâu, mái tóc dài kia theo gió bay bay chuyển động, kế đó một đôi mắt không rõ ý tứ chiếu thẳng vào cô, làm cô giật bắn mình, chột dạ vội vàng quay đầu ngồi ngay ngắn giả bộ ghi ghi chép chép.
Hoàng Bách nhìn cô bé đang cắm cúi ra sức ghi ghi chép chép bên cạnh, lại nhìn lên bảng đen trên bục giảng mới chỉ có tựa đề của bài học hôm nay, cảm thấy rất muốn cười. Nhưng cậu không sao cười nổi. Hình như, lần cuối cùng cậu cười cách đây đã rất lâu rồi, cậu không còn nhớ cách cười như thế nào nữa.
Đã ba năm kể từ ngày cậu bị tai nạn. Lần đó là do cậu bất cẩn, sang đường không để ý xe cộ, bị một chiếc xe máy đâm vào, gãy xương đùi chân trái. Khoảng thời gian trị liệu và phục hồi chức năng không tính là quá dài, chỉ gần một năm, nhưng trong thời gian đó, cậu lại mắc phải chứng trầm cảm, đến mấy tháng gần đây tình hình mới có chút khả quan. Bác sĩ khuyên nên để cậu tiếp xúc với mọi người nhiều hơn, nên mẹ cậu đã đăng kí cho cậu đi học lại.
Trong trí nhớ của Hoàng Bách, trường học là một nơi nhàm chán không có gì thú vị. Trước đây, cậu học trường trọng điểm của thành phố, vào đó hầu hết đều là con cháu gia đình khá giả, không có chức quyền thì cũng có địa vị. Học sinh ngày ngày đều cắm đầu chạy theo đống kiến thức mà giáo viên đưa ra, đua tranh nhau để có được thứ hạng trong lớp trong trường, không hề vui chơi phù hợp với lứa tuổi của mình.
Cậu không thích trường học như thế!
Ngày còn ở đó, cậu luôn là học sinh đứng nhất, nhì trong bảng xếp hạng kết quả học tập của lớp… từ dưới lên. Điều đó không có nghĩa là cậu kém thông minh. Thực chất, cậu là một cậu bé rất có tư chất, vừa học đã hiểu ngay, nhưng vì chán ghét môi trường học tập đó, cậu đâm ra lười, lười lâu ngày thành một thói quen, không muốn để tâm đến bất cứ chuyện gì ở trường lớp nữa. Rồi bị tai nạn, cậu nghỉ học, lần này bố cậu vốn vẫn muốn để cậu theo học tiếp ở ngôi trường đó, nhưng mẹ cậu thấy nơi đó không phù hợp với việc điều trị chứng trầm cảm của cậu, cuối cùng mới chọn trường học này.
So với trường trước đây, nơi này đúng là không tệ! Tuy cơ sở vật chất không thể sánh bằng, nhưng không khí thì rất náo nhiệt, ở đâu cũng có thể bắt gặp tiếng cười nói của mọi người. Giáo viên lúc giảng bài cũng sẽ tùy ý đan xen vào những mẩu chuyện nhỏ thú vị, học sinh ở bến dưới lúc thì chăm chú nghe, lúc lại hăng hái giơ tay phát biểu loạn xì ngầu, có đôi khi cũng sẽ lén tám chuyện mấy câu, không tẻ nhạt giống trước kia.
Cô bé ngồi cùng bàn với cậu cũng rất hay, tròn tròn, nhỏ nhắn, tóc ngắn ngang gáy, mái ngố chấm mày, vài chỗ còn bị cắt nham nhở trông lại càng ngộ. Cô bé hành động hơi ngốc một chút, hình như cũng nhút nhát nữa, từ lúc bắt đầu tiết đến giờ có nhiều lần giáo viên hỏi, cô bé đều nhiệt tình lật dở sách tìm hiểu, miệng còn lẩm nhẩm đọc đáp án, nhưng lại không dám giơ tay lên. Thế nhưng cô bé này lại rất tò mò và hiếu kì. Cậu thấy cô bé cứ chốc chốc lại len lén dùng khóe mắt liếc về phía cậu, vì thế mà mất tập trung đến bài giảng của giáo viên, không chép kịp bài, cứ nhổm tới nhổm lui nhìn vở của người ngồi trên, cuối cùng e dè quay sang phía cậu, vươn cổ nhìn qua, hai mắt mở to, môi bặm lại, điệu bộ vừa buồn bực vừa ấm ức.
Không hiểu sao Hoàng Bách lại không đành lòng nhìn cô bé như thế. Cậu hơi đẩy vở ghi sang, nhìn giống như chỉnh lại vị trí để dễ viết hơn, kì thực là cố ý để cô bé nào đó không rướn cổ đến mức dài ra như cổ hươu.
Thảo Ngân thấy vở của người ta bỗng hơi nghiêng theo mắt mình, không tự chủ môi cong lên, cười vui vẻ vung tay chép lấy chép để, chỉ sợ không nhanh thì người ta lại xoay vở đi hướng khác mất. Cô chép rất nhanh, vèo cái đã theo kịp tiến độ của bài giảng, không cần nhìn vở người ta nữa.
Thở phù một hơi, cô lại liếc người bên cạnh một cái nữa. Không ngờ cậu ta là con trai mà chữ lại đẹp thế, ngay ngắn thẳng hàng, đường nét cứng rắn, tuy không thể sánh với rồng bay phượng múa nhưng rất có tính thẩm mĩ. Chẳng bù cho cô, luyện mãi mới ở mức miễn cưỡng không bị coi là xấu, nhìn được, đọc được, đấy là chưa nói đến trước đây, cô đã bị mẹ đánh vào tay không biết bao nhiêu lần vì cái tội chữ xấu đâu.
“Mẹ ơi, anh Kiệt ăn hết kem của con rồi… hu… hu…” Anh trai đã nói là mua cho cô ăn, cô rất tốt bụng cho anh ăn cùng. Thế mà cô mới chỉ cắn một miếng nhỏ, anh trai cô một miếng liền gấp bốn lần cô ăn, đem cây kem vốn đã không lớn lắm kia tiêu diệt gần hết. Anh trai đáng ghét, cây kem bé nhỏ đáng thương của cô…
Còn người anh nào đó vẫn ngồi ngay trước mặt em gái mình, thấy cô bé nước mắt ngắn nước mắt dài, không những không dỗ dành mà còn ôm bụng cười lăn lộn. Ai kêu em gái anh đáng yêu như thế làm gì! Bây giờ, chuyện mà anh cảm thấy hứng thú cũng chỉ có trêu trọc em gái nhà mình mà thôi. Ôi, cái mặt tròn tròn, trắng mịn của cô bé, vì khóc mà đỏ hồng lên, nhìn thế nào cũng thấy giống bánh bao hình quả đào mẹ hay làm cho anh em anh ăn mỗi cuối tuần. Thế là anh liền vươn tay ra, véo một cái, ha ha… trò này đúng là vui thật!
“Anh Kiệt đáng ghét, em không thèm chơi với anh nữa! Hu… hu…” Cô bé ném cây kem bị gió thổi đang tan dần vào người anh trai, ôm má vừa bị anh véo, nằm vật ra đất, càng khóc càng lớn:
“Mẹ ơi, anh Kiệt không thương con, con không cần anh trai nữa… hu… hu…”
Ở trong bếp, bà mẹ của cặp anh em bất bình thường trên đang rán trứng, khẽ lắc đầu thở dài bất lực. Bà sao lại sinh ra hai đứa con dở hơi như này cơ chứ? Rõ ràng chúng rất yêu quý nhau! Cả khu phố này, sợ rằng không tìm đâu được anh trai nào thương yêu chiều chuộng em gái như con trai bà; cũng không tìm nổi em gái nào quấn anh trai như con gái bà. Vậy mà một ngày ba bữa chúng không chí chóe, ầm ĩ với nhau là không chịu được. Nếu nói đến ngoại lệ, có chăng ngày đó một trong hai đứa bị ốm. Mặc kệ anh em chúng, bà thà ở trong này làm cho xong bữa trưa, miễn ra ngoài đó để bị chúng quay vòng vòng còn hơn, một lát nữa chúng sẽ tự làm lành thôi.
Quả thật như dự đoán của bà mẹ. Ngoài phòng khách, người anh trai bị em gái nhất quyết vất bỏ kia sau khi né được cây kem bay tới, nhanh chóng dọn dẹp chiến trường rồi chạy đến dỗ dành em gái. Anh mà không có em gái thì lấy gì mà giải sầu đây, cuộc sống của anh sau này sẽ buồn chết mất!
“Nào nào em gái, mau nín đi nào! Con gái mà khóc là xấu lắm.”
Nghe anh trai nói vậy, cô em gái của chúng ta càng gào to hơn, khuôn mặt ướt nhẹp úp dưới cánh tay, nước mắt đua nhau tuôn rơi, chẳng khác nào vỡ đê:
“Hu… hu… anh còn chê em xấu, em không cần anh trai nữa… hu… hu… Mẹ ơi…”
“Ấy ấy, anh có chê mày xấu đâu!” Anh trai cô bé dở khóc dở cười, luống cuống tay chân kéo cánh tay đang che mặt của em gái ra, vội giải thích:
“Em gái yêu quý ơi, anh sai rồi được chưa? Dù thế nào thì anh vẫn là anh trai mày, mày sao có thể không cần anh nữa? Anh đền cho mày cây kem khác có được không?” Anh vừa nói vừa dùng khăn lau mặt cho em.
“Em không cần, hu… hu… Anh có thương em đâu…” Cô bé hất tay anh trai ra, lại úp tay vào khóc to lên.
“Anh không thương mày thì thương ai? Nào ngoan, nín đi nào! Anh dẫn mày đi mua kem nhé?”
“Em muốn ăn ba cây?” Cô bé lúc này mới hơi ngừng khóc, ngước đôi mắt ngập nước long lanh nhìn anh trai, nấc lên nhìn rất đáng thương.
“Được! Ba cây thì ba cây.” Và như thế, người anh trai bị vất bỏ kia cuối cùng cũng dỗ được em gái, cùng với đó, tiền tiêu vặt mấy ngày của anh cứ như thế bay vào miệng em gái anh. Đúng là cái gì cũng có giá của nó! Thôi thôi bỏ đi, dù sao thì không mua kem cho em, anh cũng dùng để ngồi quán net, em gái lại nhận anh là tốt rồi.
Đây là chuyện như cơm vữa vẫn thường xảy ra trong ngôi nhà số X, ngõ X, phố X.
Đó là một ngôi nhà được sơn vàng, mái ngói đỏ, chân tường rêu xanh như bao ngôi nhà khác. Trước cổng nhà có giàn hoa giấy rất lớn, uốn thành một vòng cung, cong cong che lấy không gian bên trên tường rào. Bên dưới là những nhánh mồng tơi xanh mơn mởn đang cuốn lấy giàn leo được tạo nên từ những cành cây khô. Trồng trên cùng một mảnh đất có diện tích khiêm tốn trước nhà với hàng chục loại cây rau khác. Sân phía trong khá rộng, được phủ kín bởi giàn gấc đang kết quả lớn nhỏ đủ kích cỡ, có quả đã hơi ngả sang màu cam đỏ. Gốc cây to gần bằng bắp tay người lớn cho thấy tuổi đời của nó không hề nhỏ. Quanh sân đặt thêm khá nhiều cây xanh nhỏ trong chậu, ở góc sân còn có một cây khế lớn, quả từng chùm từng chùm sai trĩu.
Sống trong ngôi nhà là gia đình nhỏ của vợ chồng Lý Thành Đạt và Bùi Thị Hiền, cùng con trai lớn Lý Liên Kiệt và con gái út kém anh trai năm tuổi, Lý Thảo Ngân. Cùng sống trong ngõ X còn năm hộ gia đình nữa. Tổng cộng là sáu hộ, trong đó có một cặp vợ chồng già, còn lại đều là những đôi vợ chồng trên dưới ba, bốn mươi tuổi. Có nhà một con, cũng có nhà hai con như gia đình Thảo Ngân, nhưng không biết do nguyên nhân gì, chỉ có mình cô bé là con gái. Có lẽ vì thế, Thảo Ngân so với đám con gái đồng trang lứa có chút khác biệt.
Đã vào cuối hạ, đầu thu, thời tiết không còn nắng nóng đến mức thiêu da đốt thịt như những ngày này của vài tháng trước nữa. Một buổi sáng đẹp trời, trong không khí mát mẻ trong lành còn vương mùi lá phượng hai bên đường, trên chiếc xe đạp kiểu dáng cào cào khung cao bon bon chạy trên đường, Liên Kiệt ra sức đạp thật nhanh, phía sau đèo em gái, thẳng hướng trường cô bé lao đến.
Ngày qua ngày, mỗi sáng anh em Liên Kiệt ăn sáng cùng bố mẹ xong sẽ đến trường cùng nhau. Nhưng vì em gái anh luôn luôn giữ tốc độ ăn chậm như rùa, ngày nào họ cũng trong tình trạng chạy đua với thời gian, sát nút giờ vào học mới đến nơi.
Thả em gái xuống trước cổng trường cô bé, Liên Kiệt lại cong mông đạp qua trường mình. Kì thực, trường anh cũng ở ngay cạnh trường em gái thôi, hai bên chỉ cách nhau một bức tường.
“Anh Kiệt học tốt nha!” Nghe tiếng em gái từ phía sau truyền đến, Liên Kiệt mặc dù đạp xe thở hồng hộc, khóe miệng vẫn không quên nhoẻn cười.
Thảo Ngân nhìn anh trai ngoặt xe vào cổng trường của anh mới xoay người chạy nhanh về lớp. Lớp của cô nằm ở tầng hai, là phòng học thứ ba từ cầu thang tính sang. Trong lớp vì là sĩ số lẻ, ba mươi lăm người, nên có một bàn học ở cuối lớp chỉ có một học sinh, mà người học sinh may mắn có vinh hạnh chiếm được cứ địa rộng lớn một thân tung hoành ấy lại vừa trùng hợp là Thảo Ngân của chúng ta. Nguyên nhân cũng không có gì sâu xa, chẳng qua là sau khi sắp xếp xong hai dãy học sinh nam, giáo viên xếp đến nữ, cô bé lại vừa vặn là học sinh nữ bị lẻ ra trong lớp.
Nhưng nói tới cũng phải nói lui, tuy cô có chỗ ngồi rộng rãi, nhưng lại không có người nói chuyện, giúp đỡ nhau học tập. Nhất là vào những giờ thảo luận trao đổi, mọi người đều có đôi, còn cô một là tự mình đóng hai vai, hai là bắt cặp cùng giáo viên.
Lại kể đến bố mẹ cô bé, bởi vì bận rộn công việc, không có thời gian đưa đón con gái đi học nên để tiện đôi đường liền đăng kí cho con gái học gần với trường anh trai của nó, chứ không học trường liên kết với cấp I trước đây nữa. Điều này cũng có nghĩa lớp học hiện tại, không có lấy một người trước đó học chung cấp I với cô. Mà Thảo Ngân tuy không thuộc dạng nhút nhát lắm nhưng đối với những người xa lạ chưa quen biết lại luôn luôn giữ một khoảng cách nhất định, và thường thì người ta bắt chuyện với cô trước thì cô mới đáp lại. Vì thế lại càng khó hòa nhập với các thành viên khác trong lớp hơn.
Cũng đã bắt đầu năm học mới mấy tuần rồi, cô vẫn chưa có lấy một người bạn hợp cạ để trò chuyện.
Thảo Ngân ngồi vào chỗ, vừa tháo cặp sách đặt xuống thì tiếng trống trường vang lên. Đây có thể coi là kì tích sáng giá nhất trong tháng này của cô. Vào lớp trước tiếng trống đánh mà không phải thục mạng vừa nghe trống đánh vừa vọt lên cầu thang, quả thật là lần đầu tiên trong tháng đấy.
Vừa điều tiết hơi thở vừa đem cặp sách lục tung lên, cô nhanh chóng lấy sách vở cùng hộp bút, ngay thời điểm giáo viên đi vào liền đặt lên bàn.
Tiết học đầu tiên hôm nay là của giáo viên chủ nhiệm lớp.
Cô thấy cô giáo nhà mình vào thời điểm này đặc biệt hiền dịu, nữ tính, khác hẳn với phong cách ăn to nói lớn thường ngày. Đi cùng cô giáo có một học sinh mới. Theo như lời giới thiệu của cô giáo trước lớp, người bạn này là nam, tên Nguyễn Hoàng Bách, lớn hơn cả lớp ba tuổi. Bởi vì phải chữa bệnh nên cậu ta đã nghỉ học một thời gian, bây giờ đi học lại. Cô giáo còn dặn dò học sinh của mình phải chiếu cố bạn mới thật nhiều.
Bởi vì chỉ còn chỗ trống duy nhất cạnh Thảo Ngân, nên người bạn mới này đương nhiên sẽ ngồi ở đó. Cô mở to mắt nhìn người theo chỉ dẫn của giáo viên đang tiến về phía mình, quên luôn cả phép tắc thông thường, há cả miệng ra, trong lòng thầm nghĩ. Vẻ ngoài của bạn học lớn tuổi này thật là có chút… khó hiểu.
Cậu ta mặc đồng phục, sơ vin, thắt khăn quàng cẩn thận theo quy định của nhà trường, dưới chân đi một đôi giày thể thao màu trắng, mang theo cặp sách màu đen. Có lẽ sẽ rất đẹp mắt nếu như tóc của cậu ta không… dài chấm vai. Cô có thể khẳng định rằng: anh chàng này chắc chắn thần kinh có vấn đề. Cái mái tóc kia so với tóc mẹ cô để gần hai mươi năm về trước trong hình cưới quả thật giống nhau lắm.
Bạn học lớn tuổi dưới sự theo sát của mấy chục đôi mắt, chậm rãi kéo ghế ra ngồi xuống, trên mặt không biểu lộ một chút cảm xúc nào. Mấy chục đôi mắt kia vẫn nhìn chòng chọc sinh vật khác người này, cho đến khi giáo viên nhắc nhở mới thôi.
Trong tiếng loạt soạt mở sách vở của mọi người, Thảo Ngân vẫn nhìn chằm chằm bạn cùng bàn mới của mình, trong lòng tò mò nổi lên như thủy triều dậy sóng. Sao lại người này lại như vậy nhỉ? Hay đây là phong cách thời trang mới mà cô chưa biết? Nhưng cô mới nghiên cứu chưa được bao lâu, mái tóc dài kia theo gió bay bay chuyển động, kế đó một đôi mắt không rõ ý tứ chiếu thẳng vào cô, làm cô giật bắn mình, chột dạ vội vàng quay đầu ngồi ngay ngắn giả bộ ghi ghi chép chép.
Hoàng Bách nhìn cô bé đang cắm cúi ra sức ghi ghi chép chép bên cạnh, lại nhìn lên bảng đen trên bục giảng mới chỉ có tựa đề của bài học hôm nay, cảm thấy rất muốn cười. Nhưng cậu không sao cười nổi. Hình như, lần cuối cùng cậu cười cách đây đã rất lâu rồi, cậu không còn nhớ cách cười như thế nào nữa.
Đã ba năm kể từ ngày cậu bị tai nạn. Lần đó là do cậu bất cẩn, sang đường không để ý xe cộ, bị một chiếc xe máy đâm vào, gãy xương đùi chân trái. Khoảng thời gian trị liệu và phục hồi chức năng không tính là quá dài, chỉ gần một năm, nhưng trong thời gian đó, cậu lại mắc phải chứng trầm cảm, đến mấy tháng gần đây tình hình mới có chút khả quan. Bác sĩ khuyên nên để cậu tiếp xúc với mọi người nhiều hơn, nên mẹ cậu đã đăng kí cho cậu đi học lại.
Trong trí nhớ của Hoàng Bách, trường học là một nơi nhàm chán không có gì thú vị. Trước đây, cậu học trường trọng điểm của thành phố, vào đó hầu hết đều là con cháu gia đình khá giả, không có chức quyền thì cũng có địa vị. Học sinh ngày ngày đều cắm đầu chạy theo đống kiến thức mà giáo viên đưa ra, đua tranh nhau để có được thứ hạng trong lớp trong trường, không hề vui chơi phù hợp với lứa tuổi của mình.
Cậu không thích trường học như thế!
Ngày còn ở đó, cậu luôn là học sinh đứng nhất, nhì trong bảng xếp hạng kết quả học tập của lớp… từ dưới lên. Điều đó không có nghĩa là cậu kém thông minh. Thực chất, cậu là một cậu bé rất có tư chất, vừa học đã hiểu ngay, nhưng vì chán ghét môi trường học tập đó, cậu đâm ra lười, lười lâu ngày thành một thói quen, không muốn để tâm đến bất cứ chuyện gì ở trường lớp nữa. Rồi bị tai nạn, cậu nghỉ học, lần này bố cậu vốn vẫn muốn để cậu theo học tiếp ở ngôi trường đó, nhưng mẹ cậu thấy nơi đó không phù hợp với việc điều trị chứng trầm cảm của cậu, cuối cùng mới chọn trường học này.
So với trường trước đây, nơi này đúng là không tệ! Tuy cơ sở vật chất không thể sánh bằng, nhưng không khí thì rất náo nhiệt, ở đâu cũng có thể bắt gặp tiếng cười nói của mọi người. Giáo viên lúc giảng bài cũng sẽ tùy ý đan xen vào những mẩu chuyện nhỏ thú vị, học sinh ở bến dưới lúc thì chăm chú nghe, lúc lại hăng hái giơ tay phát biểu loạn xì ngầu, có đôi khi cũng sẽ lén tám chuyện mấy câu, không tẻ nhạt giống trước kia.
Cô bé ngồi cùng bàn với cậu cũng rất hay, tròn tròn, nhỏ nhắn, tóc ngắn ngang gáy, mái ngố chấm mày, vài chỗ còn bị cắt nham nhở trông lại càng ngộ. Cô bé hành động hơi ngốc một chút, hình như cũng nhút nhát nữa, từ lúc bắt đầu tiết đến giờ có nhiều lần giáo viên hỏi, cô bé đều nhiệt tình lật dở sách tìm hiểu, miệng còn lẩm nhẩm đọc đáp án, nhưng lại không dám giơ tay lên. Thế nhưng cô bé này lại rất tò mò và hiếu kì. Cậu thấy cô bé cứ chốc chốc lại len lén dùng khóe mắt liếc về phía cậu, vì thế mà mất tập trung đến bài giảng của giáo viên, không chép kịp bài, cứ nhổm tới nhổm lui nhìn vở của người ngồi trên, cuối cùng e dè quay sang phía cậu, vươn cổ nhìn qua, hai mắt mở to, môi bặm lại, điệu bộ vừa buồn bực vừa ấm ức.
Không hiểu sao Hoàng Bách lại không đành lòng nhìn cô bé như thế. Cậu hơi đẩy vở ghi sang, nhìn giống như chỉnh lại vị trí để dễ viết hơn, kì thực là cố ý để cô bé nào đó không rướn cổ đến mức dài ra như cổ hươu.
Thảo Ngân thấy vở của người ta bỗng hơi nghiêng theo mắt mình, không tự chủ môi cong lên, cười vui vẻ vung tay chép lấy chép để, chỉ sợ không nhanh thì người ta lại xoay vở đi hướng khác mất. Cô chép rất nhanh, vèo cái đã theo kịp tiến độ của bài giảng, không cần nhìn vở người ta nữa.
Thở phù một hơi, cô lại liếc người bên cạnh một cái nữa. Không ngờ cậu ta là con trai mà chữ lại đẹp thế, ngay ngắn thẳng hàng, đường nét cứng rắn, tuy không thể sánh với rồng bay phượng múa nhưng rất có tính thẩm mĩ. Chẳng bù cho cô, luyện mãi mới ở mức miễn cưỡng không bị coi là xấu, nhìn được, đọc được, đấy là chưa nói đến trước đây, cô đã bị mẹ đánh vào tay không biết bao nhiêu lần vì cái tội chữ xấu đâu.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.