Chương 27: Một Chặng Đường
nguyenhongthai3a1991
23/06/2014
Thành Phú Xuân những năm cuối thế kỷ XVIII, Đại Việt là đất nước có lịch sử phật giáo lâu đời, phật giáo vào nước ta đã rất lâu từ nhiều thế kỷ trước thậm chí trước công nguyên đã có. Địa phận Luy Lâu thuộc Bắc Ninh trở thành cái nôi đầu tiên của phật giáo, sau đó lan rộng và phát triển mạnh mẽ rộng khắp, Phật Giáo từ Ấn Độ trực tiếp du nhập vào trong dân nên từ Buddha được phiên âm trực tiếp thành “Bụt” khi vào đến TQ mới bị thay thế bởi chữ “Phật” hay ở chỗ Đại Việt là nơi Phật giáo Ấn Độ du nhập vào trước rồi từ đây mới tiếp tục lan sang phía đông tức Trung Hoa, nhưng khi đến đây lại có một nhánh nhỏ đi ngược lại vào Đại Việt. Bởi vậy mới thấy được tại sao nước ta vừa có chữ “Bụt” lại còn có chữ “Phật”.
Phật giáo đi vào đời sống của nhân dân từ rất sớm đến đời nhà Lý. Vị Lý Công Uẩn có quan hệ sâu xa với nhà phật, phật giáo được ưu ái rất nhiều, Phật giáo phát triển thịnh vượng trở thành quốc giáo, ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống sinh hoạt của cả dân tộc kéo dài và duy trì đến hết đời Trần. Tuy rằng phật giáo không còn địa vị như xưa song nó đã ăn sâu vào tiềm thức dân Việt. Các công trình đền chùa vẫn còn đó, phải nói rất nhiều nữa là khác.
Hôm nay mẹ hắn, Thái Hậu Bùi Thị Nhạn muốn đi chùa thắp nhang. Hắn vì vậy mà cùng đi theo. Kiếp trước của hắn khi nói đến tôn giáo là một khối lộn xộn không hơn kém, gia đình theo thiên chúa giáo, sống trong một đất nước có truyền thống phật giáo, còn công việc đưa hắn đến thực tế hơn, nhìn xã hội biến động qua con mắt của chủ nghĩa vô thần. Nói tóm lại hắn có đi dự lễ ở nhà thờ, có đến chùa thắp hương, có học tập nho đạo và làm việc trong nền tảng của chủ nghĩa vô thần. Tạp nham đến độ khi có ai hỏi hắn theo tôn giáo nào hắn chẳng biết phải trả lời ra sao.
Chùa Quốc Ân ngôi chùa có địa thế khá đẹp nằm ở chân núi Bân nơi ngày trước Tiên Hoàng Quang Trung làm lễ lên ngôi, chùa khá rộng và cổ kính, lại gần gũi với thiên nhiên có khí thế của một nơi thờ phượng tôn giáo xa lánh hồng trần. Hèn chi mẹ hắn cứ muốn lễ chùa bái phật ở đây cho bằng được.
Tuy rằng không muốn ầm ĩ nhưng dù sao chuyện Vua và Thái Hậu đi lễ chùa cũng không phải là chuyện nhỏ bởi vậy khi đến được các sư tăng đón tiếp rất hậu. Hắn chỉ là kẻ đi theo mà thôi còn nhân vật chính hôm nay là mẹ hắn, khi gặp đám sư sãi đa số đều do mẹ hắn bắt chuyện. Cái mà hắn chú ý bây giờ không phải là tôn giáo, giáo lý gì đó mà là vấn đề khác.
Quang Toản chợt nhận ra các công trình lớn ở Phú Xuân lúc này ngoài Hoàng cung ra chủ yếu là chùa chiền, những công trình này được xây dựng bằng gạch đá khá kiên cố trong khi nhà dân hai bên đường chỉ làm bằng tre nứa và bùn đất. Một sự khác nhau trái ngược đáng để suy ngẫm, mà người cần suy ngẫm nhất là ông vua như hắn kẻ đứng đầu một nước.
Đời sống người dân khổ cực không đủ tiền dựng nhà là một lý do nhưng đây không phải là tất cả nguyên nhân. Bởi vì trong dân không phải nhà ai cũng nghèo, với lại những nguyên vật liệu để xây nhà dựng cửa như gạch ngói vôi vữa không khó kiếm, hắn tin tưởng giá cả cũng không quá cao đến mức không ai mua nổi. Thị trường bất cứ thời đại nào cũng có quy luật tất yếu của nó. Ví dụ như đời sống thu nhập của người dân thấp thì giá cả sản phẩm cũng thấp tương xứng để phù hợp với túi tiền của số đông, trừ hàng nhập khẩu là không theo quy luật này. Nhưng lúc này những nguyên vật liệu để xây cất nhà ở trong nước không thiếu, tuy xi măng sắt thép chưa ra đời nhưng vôi vữa có thể dùng thay thế chúng mà.
Nguyên nhân ở đây chính do triều đình không cho dân thường được cất nhà gạch. Có sự phân biệt giữa nhà dân và nhà quan lại quý tộc. Thời đại này dân thường tự ý xây nhà có bậc tam cấp đã là phạm pháp. Chính vì vậy nên việc sản xuất gạch ngói không có không gian phát triển trong khi ông cha đã phát minh ra cách nung gạch từ hàng mấy trăm năm trước đó, kìm hãm sự phát triển của ngành xây dựng kiến trúc. Bởi thế con cháu đời sau khi nhắc đến nền kiến trúc chỉ biết lấy dẫn chứng ở các đền đài kiên cố, lấy đó làm tự hào. Mà quên mất kiến trúc nhà ở của một người dân bình thường chỉ là đám tre nữa dựng lên tạm bợ.
Không thể tưởng ra vùng đất chịu nhiều thiên tai lụt lội, hàng năm có cả chục cơn bão lớn đổ bộ, người dân phải chống chịu như thế nào với những căn nhà lá đơn chiếc ọp ẹp như vậy. Không biết hàng trăm năm nay đám quan lại chỉ vì giữa gìn vị thế của mình, chỉ vì muốn chứng tỏ mình “cao sang” hơn người mà để cái gọi là “con dân” phải chống chọi với thiên tai, họ đã nghĩ gì? Vẫn tự cho mình là bậc thánh hiền sao?. không biết hằng năm người dân sẽ lại phải dựng nhà mới bao nhiêu lần.
- Hoàng Thượng!. Bổn cung thấy ngài ngồi yên nãy giờ.
Giọng nói mượt mà đặc chất miền Bắc Hà làm cắt đứt dòng suy nghĩ của hắn. Nãy giờ đúng thiệt ngồi nghĩ đăm chiêu nên không chú ý đến xung quanh. Người vừa gọi hắn là vị thái hậu Lê Ngọc Hân. Giọng nói dễ nghe này không ngoài của nàng hắn nghe không sai. Hắn quay sang cố giữ cho ánh mắt bình thường không di chuyển lung tung để tránh khỏi bị sinh một số chuyện không hay, kể ra cũng không trách được hắn, nếu như ở kiếp trước một người đàn ông ngắm nhìn một phụ nữ, đối phương sẽ rất vui lòng vì cho đó là đang thưởng thức họ, còn lúc này mà vẫn còn thể hiện như vậy liền bị coi là vô lễ là khinh nhờn người khác. Haiz khổ nỗi hắn thật không nhịn được vậy. Dáng người thanh tú, đi lại uyển chuyển nhẹ nhàng, có những nơi làm cho người khác không thể nào rời mắt khi đã nhìn vào. Nàng có lực sát thương đối với hắn quá mạnh mẽ khiến hắn nhiều lúc không dám đối diện với ánh mắt đó, không thể nghĩ bậy như vậy ah, nhìn lén chút cũng chẳng sao…….(tội lỗi tội lỗi.. quay đầu là bờ ngờ đâu là biển)
- Dì không lễ chùa nữa sao?- hắn chẳng muốn gọi là thái hậu đấy, để tránh đi sự bối rối trong lòng hắn gọi dì cho dễ nghe một chút, gọi thái hậu thấy dường như rất già ah. Có lòng riêng là vậy đấy.. tội lỗi tội lỗi.
- Ta đã làm lễ xong rồi! Ra đây tản bộ chút vừa khi gặp ngài. Không biết ngài nghĩ gì mà đăm chiêu như vậy? Còn làm bộ mặt rất đáng sợ. Tí nữa hù dọa ta rồi.
Chuyện là như vậy, khi trước nàng toàn gọi hắn là ngài xưng bổn cung. Mấy tháng nay hắn kiên trì gọi dì, hắn nói gọi như vậy cho thân mật, ban đầu nàng còn sửa hắn, sau này nghe dần cũng quen nên thôi. Chỉ là những lúc như vậy nàng cũng thay đổi cách xưng hô không xưng là bổn cung nữa. Ném ra nụ cười hắn lên tiếng
- Cũng không có chuyện gì to tát, chỉ nghĩ nếu nhà của tất cả người dân đều xây dựng vững chắc như ngôi chùa này thì hay biết mấy.
- Tất cả nhà đều xây dựng vững chắc như chùa, chuyện này có thể sao?
Theo quán tính hắn liền gật đầu nói chắc như đinh đóng cột.
- Có thể, chuyện này không phải quá khó.
Lê Ngọc Hân nghe hắn nói như vậy liền kinh ngạc. Ánh mắt lộ vẻ nghi ngờ không tin, nàng như muốn nói gì đó nhưng lại không nói, lông mày khẽ nhíu rồi giãn ra lấy lại vẻ mặt bình thường không hỏi thêm gì hắn, hắn cũng không muốn tiếp xúc nàng quá gần nên cuộc trò chuyện dừng lại ở đó.
Quang Toản cùng mẹ hắn trở về hoàng cung, được ngồi trên kiệu có lọng quạt cờ xí hoành tráng, tâm trạng hắn chẳng có chút vui vẻ khi được như vậy, đầu xuân có những trận mưa phùn làm cho đường đất lầy lội, những người khiêng kiệu đi chân trần bước tới, không rảnh tay để xắn cả ống quần lên. lòng hắn chỉ có đau xót, trong tưởng tượngcủa những người hiện đại, vua là phải ngồi xe có bốn con bạch mã kéo. Những chiếc xe được trang trí cầu kỳ, được sơn son thếp vàng, đi trên con đường trải dài bằng phẳng sạch sẽ. Đúng là có chuyện đấy nhưng không phải ở Đại Việt ah. Làm vua nước nghèo không bằng làm dân một nước giàu mạnh a.
- Dừng lại!
- Hoàng Thượng có dụ! Dừng kiệu.
Đoàn người nghe lệnh như vậy, dừng lại, hắn trông thấy những đôi chân trần lấm lem đầy bùn đất, những người thị vệ chỉ có nhiệm vụ đi đảm bảo sự an toàn nên còn có thể xắn ống quần lên, còn những người khiêng kiệu chẳng có cơ hội làm việc đó. ống quần của họ lem lấm đầy bùn. Hắn tiến lên cúi xuống xắn ống quần cho một người gần nhất. Làm tất cả những người xung quanh ngơ ngác, người khiêng kiệu được xăn ống quần kinh hãi chực quỳ xuống nhưng bị hắn ngăn lại.
- Hoàng Thượng, Hoàng Thượng xin ngài đừng làm vậy.. nô tài.. nô tài..
Những người xung quanh muốn ngăn cản hắn, đều bị hắn ra hiệu trấn an.
- Các ngươi đây là còn ống quần mà xăn, con dân của ta lam lũ ngoài kia ai mấy ai có ống quần để xăn.!. làm vua một nước nghèo còn không bằng làm dân của một nước giàu mạnh a.!
Cả đám người xúc động. Đúng như vậy a. Dân chúng không phải ai cũng có đủ tiền mua vải may cho mình một chiếc quần ống dài đấy, những người này vì làm việc cho triều đình nên mới có quần dài để mang. Còn nông dân chỉ đơn sơ một chiếc quần cọc, chân đất làm lụng nuôi sống gia đình qua ngày. Nghe Quang Toản nói như vậy, làm như vậy không ít người bị cảm nhiễm xúc động, xúc động trước việc làm của Hoàng Đế. Người dân là vậy đấy họ đơn chất và đơn giản như vậy, ai quan tâm đến họ, ai tốt với họ họ cũng sẽ dành tình cảm chân thành mà đối đáp lại.
- Hoàng Thượng! Vạn tuế vạn tuế vạn vạn tuế.
Không biết ai đi đầu quỳ xuống tung hô, chỉ biết tung hô như vậy là việc họ làm thường xuyên nhưng chưa có lần nào lại thật tâm chân thành như vậy, người dân là thế, họ tuy không được học hành, tuy chân lấm tay bùn cả ngày không nói gì đến cái gọi là kế sách an bang, nhưng ai là người tốt ai là kẻ xấu trong lòng họ đều hiểu rõ. Đám người quỳ rạp xuống bất chấp bùn lầy và đất bẩn có người không nén được cảm xúc mà khóc lên, mẹ nhìn hắn hài lòng nơi khóe mắt còn đọng nước, Lê Ngọc Hân ngạc nhiên nhìn hắn như để tìm thấy điều gì đó hợp với lẽ thường. Hắn ngước mặt lên trời kép mắt hít sâu vào dưỡng thần trong chốc lát chưa đến vài giây.
- Tất cả đứng dậy đi thôi.! Về cung.
Bỏ lại câu nói như vậy, hắn tự mình cất bước đi bộ về phía trước. Đám người chạy theo xin hắn lên kiệu, không thuyết phục nổi hắn. Về sau có người nhanh trí đem đến một con ngựa hắn mới chịu ngồi lên cho người dắt đi. Đoàn người tiếp bước về đến cung. Nhưng câu chuyện ngày hôm đó lại lan truyền đi với tốc độ nhanh chóng khắp cả nước. Dư luận vì vậy mà hướng về Quang Toản một cách có lợi nhất, nắm trong tay sức mạnh to lớn đó khiến hắn càng mạnh tay cải cách đất nước.
“ làm vua một nước nghèo không bằng làm dân của một nước giàu mạnh”
Bất tri bất giác câu nói lúc xúc động này lại chính là mục tiêu cho hắn theo đuổi tiếp tục con đường làm đầy đủ nghĩa vụ của một ông vua. Câu chuyện trên được rất nhiều người nhắc đi nhắc lại. Trong một vài cuốn hồi ký sau này được xuât bản người có mặt hôm đấy có ghi lại “ Ngài xuống kiệu nhìn qua con đường bùn lầy, ngài nhìn qua chân của một người khiêng kiệu, chẳng chần chờ, những vũng bùn không ngăn cản nổi việc ngài ngồi xuống xắn ống quần lên cho anh ta. Chúng tôi rất lo lắng cho ngài về hành động đó. Ngài nói ‘Các ngươi đây là còn ống quần mà xăn, con dân của ta lam lũ ngoài kia ai mấy ai có ống quần để xăn.!. làm vua một nước nghèo còn không bằng làm dân của một nước giàu mạnh’. Điều đó đã làm cho chúng tôi cực kỳ xúc động” trích trong cuốn hồi kí Một Chặng Đường
Trong một dòng hồi ký khác có ghi “ tôi nghe câu chuyện vị vua của đất nước tôi vị thánh quân của Lạc Việt từ câu chuyện của ba tôi. Ông kể cho tôi nghe rằng ông ấy rất vinh dự vì là một trong những người chứng kiến câu chuyện hôm đó, câu chuyện mà hôm nay được ghi vào sử sách. Sau đó nhiều người đã tìm ông để hỏi về nó, thậm chí có người còn ghi chép rất cẩn thận, họ muốn trả thù lao cho ông nhưng ông nói ‘ chẳng có số tiền nào đủ để trả giây phút ông chứng kiến chuyện đó’”. Trích hồi ký “Cha Tôi, Điều Quý Giá Nhất Của Ông”
Trong lúc vô tình, một luồng sống ngầm chảy trong dư luận Đại Việt, nó không lan truyền đến mức đột ngột mà chậm rãi chậm rãi, nhưng chẳng bao giờ dừng lại cũng chẳng mất đi. Tạo thành một làn sóng làm thay đổi tư duy rất nhiều người tự coi mình là thanh cao, nhiều nho sĩ đóng cửa không ra giúp nước.
Nhà Tây Sơn thành lập trên nền đổ nát của tập đoàn Lê-Trịnh. Bị rất nhiều người chủ yếu thuộc tầng lớp nho sỹ, người nắm giữ tiếng nói của dư luận lên án và bài xich. Họ coi triều nhà Tây Sơn là không chính thống là cướp ngôi nhà Lê. Mù quáng làm bậc tôi trung hết thuốc chữa, thậm chí lúc Lê Chiêu Thống cùng hai mươi chính vạn quân thanh xâm lược nước ta, không ít người vẫn đi theo. Bởi vậy đến bây giờ vẫn có không ít người đóng cửa không chịu ra giúp sức cho nhà Tây Sơn, nhiều người khác tìm đường vào nam theo Nguyễn Ánh, điều đó cũng không sao, Quang Toản cũng không vì vậy mà đau đầu, cái hắn khó chịu chính là đám người này nắm giữ dư luận trong tay, làm cho nhiều người có ấn tượng không tốt với nhà Tây Sơn.
Phật giáo đi vào đời sống của nhân dân từ rất sớm đến đời nhà Lý. Vị Lý Công Uẩn có quan hệ sâu xa với nhà phật, phật giáo được ưu ái rất nhiều, Phật giáo phát triển thịnh vượng trở thành quốc giáo, ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống sinh hoạt của cả dân tộc kéo dài và duy trì đến hết đời Trần. Tuy rằng phật giáo không còn địa vị như xưa song nó đã ăn sâu vào tiềm thức dân Việt. Các công trình đền chùa vẫn còn đó, phải nói rất nhiều nữa là khác.
Hôm nay mẹ hắn, Thái Hậu Bùi Thị Nhạn muốn đi chùa thắp nhang. Hắn vì vậy mà cùng đi theo. Kiếp trước của hắn khi nói đến tôn giáo là một khối lộn xộn không hơn kém, gia đình theo thiên chúa giáo, sống trong một đất nước có truyền thống phật giáo, còn công việc đưa hắn đến thực tế hơn, nhìn xã hội biến động qua con mắt của chủ nghĩa vô thần. Nói tóm lại hắn có đi dự lễ ở nhà thờ, có đến chùa thắp hương, có học tập nho đạo và làm việc trong nền tảng của chủ nghĩa vô thần. Tạp nham đến độ khi có ai hỏi hắn theo tôn giáo nào hắn chẳng biết phải trả lời ra sao.
Chùa Quốc Ân ngôi chùa có địa thế khá đẹp nằm ở chân núi Bân nơi ngày trước Tiên Hoàng Quang Trung làm lễ lên ngôi, chùa khá rộng và cổ kính, lại gần gũi với thiên nhiên có khí thế của một nơi thờ phượng tôn giáo xa lánh hồng trần. Hèn chi mẹ hắn cứ muốn lễ chùa bái phật ở đây cho bằng được.
Tuy rằng không muốn ầm ĩ nhưng dù sao chuyện Vua và Thái Hậu đi lễ chùa cũng không phải là chuyện nhỏ bởi vậy khi đến được các sư tăng đón tiếp rất hậu. Hắn chỉ là kẻ đi theo mà thôi còn nhân vật chính hôm nay là mẹ hắn, khi gặp đám sư sãi đa số đều do mẹ hắn bắt chuyện. Cái mà hắn chú ý bây giờ không phải là tôn giáo, giáo lý gì đó mà là vấn đề khác.
Quang Toản chợt nhận ra các công trình lớn ở Phú Xuân lúc này ngoài Hoàng cung ra chủ yếu là chùa chiền, những công trình này được xây dựng bằng gạch đá khá kiên cố trong khi nhà dân hai bên đường chỉ làm bằng tre nứa và bùn đất. Một sự khác nhau trái ngược đáng để suy ngẫm, mà người cần suy ngẫm nhất là ông vua như hắn kẻ đứng đầu một nước.
Đời sống người dân khổ cực không đủ tiền dựng nhà là một lý do nhưng đây không phải là tất cả nguyên nhân. Bởi vì trong dân không phải nhà ai cũng nghèo, với lại những nguyên vật liệu để xây nhà dựng cửa như gạch ngói vôi vữa không khó kiếm, hắn tin tưởng giá cả cũng không quá cao đến mức không ai mua nổi. Thị trường bất cứ thời đại nào cũng có quy luật tất yếu của nó. Ví dụ như đời sống thu nhập của người dân thấp thì giá cả sản phẩm cũng thấp tương xứng để phù hợp với túi tiền của số đông, trừ hàng nhập khẩu là không theo quy luật này. Nhưng lúc này những nguyên vật liệu để xây cất nhà ở trong nước không thiếu, tuy xi măng sắt thép chưa ra đời nhưng vôi vữa có thể dùng thay thế chúng mà.
Nguyên nhân ở đây chính do triều đình không cho dân thường được cất nhà gạch. Có sự phân biệt giữa nhà dân và nhà quan lại quý tộc. Thời đại này dân thường tự ý xây nhà có bậc tam cấp đã là phạm pháp. Chính vì vậy nên việc sản xuất gạch ngói không có không gian phát triển trong khi ông cha đã phát minh ra cách nung gạch từ hàng mấy trăm năm trước đó, kìm hãm sự phát triển của ngành xây dựng kiến trúc. Bởi thế con cháu đời sau khi nhắc đến nền kiến trúc chỉ biết lấy dẫn chứng ở các đền đài kiên cố, lấy đó làm tự hào. Mà quên mất kiến trúc nhà ở của một người dân bình thường chỉ là đám tre nữa dựng lên tạm bợ.
Không thể tưởng ra vùng đất chịu nhiều thiên tai lụt lội, hàng năm có cả chục cơn bão lớn đổ bộ, người dân phải chống chịu như thế nào với những căn nhà lá đơn chiếc ọp ẹp như vậy. Không biết hàng trăm năm nay đám quan lại chỉ vì giữa gìn vị thế của mình, chỉ vì muốn chứng tỏ mình “cao sang” hơn người mà để cái gọi là “con dân” phải chống chọi với thiên tai, họ đã nghĩ gì? Vẫn tự cho mình là bậc thánh hiền sao?. không biết hằng năm người dân sẽ lại phải dựng nhà mới bao nhiêu lần.
- Hoàng Thượng!. Bổn cung thấy ngài ngồi yên nãy giờ.
Giọng nói mượt mà đặc chất miền Bắc Hà làm cắt đứt dòng suy nghĩ của hắn. Nãy giờ đúng thiệt ngồi nghĩ đăm chiêu nên không chú ý đến xung quanh. Người vừa gọi hắn là vị thái hậu Lê Ngọc Hân. Giọng nói dễ nghe này không ngoài của nàng hắn nghe không sai. Hắn quay sang cố giữ cho ánh mắt bình thường không di chuyển lung tung để tránh khỏi bị sinh một số chuyện không hay, kể ra cũng không trách được hắn, nếu như ở kiếp trước một người đàn ông ngắm nhìn một phụ nữ, đối phương sẽ rất vui lòng vì cho đó là đang thưởng thức họ, còn lúc này mà vẫn còn thể hiện như vậy liền bị coi là vô lễ là khinh nhờn người khác. Haiz khổ nỗi hắn thật không nhịn được vậy. Dáng người thanh tú, đi lại uyển chuyển nhẹ nhàng, có những nơi làm cho người khác không thể nào rời mắt khi đã nhìn vào. Nàng có lực sát thương đối với hắn quá mạnh mẽ khiến hắn nhiều lúc không dám đối diện với ánh mắt đó, không thể nghĩ bậy như vậy ah, nhìn lén chút cũng chẳng sao…….(tội lỗi tội lỗi.. quay đầu là bờ ngờ đâu là biển)
- Dì không lễ chùa nữa sao?- hắn chẳng muốn gọi là thái hậu đấy, để tránh đi sự bối rối trong lòng hắn gọi dì cho dễ nghe một chút, gọi thái hậu thấy dường như rất già ah. Có lòng riêng là vậy đấy.. tội lỗi tội lỗi.
- Ta đã làm lễ xong rồi! Ra đây tản bộ chút vừa khi gặp ngài. Không biết ngài nghĩ gì mà đăm chiêu như vậy? Còn làm bộ mặt rất đáng sợ. Tí nữa hù dọa ta rồi.
Chuyện là như vậy, khi trước nàng toàn gọi hắn là ngài xưng bổn cung. Mấy tháng nay hắn kiên trì gọi dì, hắn nói gọi như vậy cho thân mật, ban đầu nàng còn sửa hắn, sau này nghe dần cũng quen nên thôi. Chỉ là những lúc như vậy nàng cũng thay đổi cách xưng hô không xưng là bổn cung nữa. Ném ra nụ cười hắn lên tiếng
- Cũng không có chuyện gì to tát, chỉ nghĩ nếu nhà của tất cả người dân đều xây dựng vững chắc như ngôi chùa này thì hay biết mấy.
- Tất cả nhà đều xây dựng vững chắc như chùa, chuyện này có thể sao?
Theo quán tính hắn liền gật đầu nói chắc như đinh đóng cột.
- Có thể, chuyện này không phải quá khó.
Lê Ngọc Hân nghe hắn nói như vậy liền kinh ngạc. Ánh mắt lộ vẻ nghi ngờ không tin, nàng như muốn nói gì đó nhưng lại không nói, lông mày khẽ nhíu rồi giãn ra lấy lại vẻ mặt bình thường không hỏi thêm gì hắn, hắn cũng không muốn tiếp xúc nàng quá gần nên cuộc trò chuyện dừng lại ở đó.
Quang Toản cùng mẹ hắn trở về hoàng cung, được ngồi trên kiệu có lọng quạt cờ xí hoành tráng, tâm trạng hắn chẳng có chút vui vẻ khi được như vậy, đầu xuân có những trận mưa phùn làm cho đường đất lầy lội, những người khiêng kiệu đi chân trần bước tới, không rảnh tay để xắn cả ống quần lên. lòng hắn chỉ có đau xót, trong tưởng tượngcủa những người hiện đại, vua là phải ngồi xe có bốn con bạch mã kéo. Những chiếc xe được trang trí cầu kỳ, được sơn son thếp vàng, đi trên con đường trải dài bằng phẳng sạch sẽ. Đúng là có chuyện đấy nhưng không phải ở Đại Việt ah. Làm vua nước nghèo không bằng làm dân một nước giàu mạnh a.
- Dừng lại!
- Hoàng Thượng có dụ! Dừng kiệu.
Đoàn người nghe lệnh như vậy, dừng lại, hắn trông thấy những đôi chân trần lấm lem đầy bùn đất, những người thị vệ chỉ có nhiệm vụ đi đảm bảo sự an toàn nên còn có thể xắn ống quần lên, còn những người khiêng kiệu chẳng có cơ hội làm việc đó. ống quần của họ lem lấm đầy bùn. Hắn tiến lên cúi xuống xắn ống quần cho một người gần nhất. Làm tất cả những người xung quanh ngơ ngác, người khiêng kiệu được xăn ống quần kinh hãi chực quỳ xuống nhưng bị hắn ngăn lại.
- Hoàng Thượng, Hoàng Thượng xin ngài đừng làm vậy.. nô tài.. nô tài..
Những người xung quanh muốn ngăn cản hắn, đều bị hắn ra hiệu trấn an.
- Các ngươi đây là còn ống quần mà xăn, con dân của ta lam lũ ngoài kia ai mấy ai có ống quần để xăn.!. làm vua một nước nghèo còn không bằng làm dân của một nước giàu mạnh a.!
Cả đám người xúc động. Đúng như vậy a. Dân chúng không phải ai cũng có đủ tiền mua vải may cho mình một chiếc quần ống dài đấy, những người này vì làm việc cho triều đình nên mới có quần dài để mang. Còn nông dân chỉ đơn sơ một chiếc quần cọc, chân đất làm lụng nuôi sống gia đình qua ngày. Nghe Quang Toản nói như vậy, làm như vậy không ít người bị cảm nhiễm xúc động, xúc động trước việc làm của Hoàng Đế. Người dân là vậy đấy họ đơn chất và đơn giản như vậy, ai quan tâm đến họ, ai tốt với họ họ cũng sẽ dành tình cảm chân thành mà đối đáp lại.
- Hoàng Thượng! Vạn tuế vạn tuế vạn vạn tuế.
Không biết ai đi đầu quỳ xuống tung hô, chỉ biết tung hô như vậy là việc họ làm thường xuyên nhưng chưa có lần nào lại thật tâm chân thành như vậy, người dân là thế, họ tuy không được học hành, tuy chân lấm tay bùn cả ngày không nói gì đến cái gọi là kế sách an bang, nhưng ai là người tốt ai là kẻ xấu trong lòng họ đều hiểu rõ. Đám người quỳ rạp xuống bất chấp bùn lầy và đất bẩn có người không nén được cảm xúc mà khóc lên, mẹ nhìn hắn hài lòng nơi khóe mắt còn đọng nước, Lê Ngọc Hân ngạc nhiên nhìn hắn như để tìm thấy điều gì đó hợp với lẽ thường. Hắn ngước mặt lên trời kép mắt hít sâu vào dưỡng thần trong chốc lát chưa đến vài giây.
- Tất cả đứng dậy đi thôi.! Về cung.
Bỏ lại câu nói như vậy, hắn tự mình cất bước đi bộ về phía trước. Đám người chạy theo xin hắn lên kiệu, không thuyết phục nổi hắn. Về sau có người nhanh trí đem đến một con ngựa hắn mới chịu ngồi lên cho người dắt đi. Đoàn người tiếp bước về đến cung. Nhưng câu chuyện ngày hôm đó lại lan truyền đi với tốc độ nhanh chóng khắp cả nước. Dư luận vì vậy mà hướng về Quang Toản một cách có lợi nhất, nắm trong tay sức mạnh to lớn đó khiến hắn càng mạnh tay cải cách đất nước.
“ làm vua một nước nghèo không bằng làm dân của một nước giàu mạnh”
Bất tri bất giác câu nói lúc xúc động này lại chính là mục tiêu cho hắn theo đuổi tiếp tục con đường làm đầy đủ nghĩa vụ của một ông vua. Câu chuyện trên được rất nhiều người nhắc đi nhắc lại. Trong một vài cuốn hồi ký sau này được xuât bản người có mặt hôm đấy có ghi lại “ Ngài xuống kiệu nhìn qua con đường bùn lầy, ngài nhìn qua chân của một người khiêng kiệu, chẳng chần chờ, những vũng bùn không ngăn cản nổi việc ngài ngồi xuống xắn ống quần lên cho anh ta. Chúng tôi rất lo lắng cho ngài về hành động đó. Ngài nói ‘Các ngươi đây là còn ống quần mà xăn, con dân của ta lam lũ ngoài kia ai mấy ai có ống quần để xăn.!. làm vua một nước nghèo còn không bằng làm dân của một nước giàu mạnh’. Điều đó đã làm cho chúng tôi cực kỳ xúc động” trích trong cuốn hồi kí Một Chặng Đường
Trong một dòng hồi ký khác có ghi “ tôi nghe câu chuyện vị vua của đất nước tôi vị thánh quân của Lạc Việt từ câu chuyện của ba tôi. Ông kể cho tôi nghe rằng ông ấy rất vinh dự vì là một trong những người chứng kiến câu chuyện hôm đó, câu chuyện mà hôm nay được ghi vào sử sách. Sau đó nhiều người đã tìm ông để hỏi về nó, thậm chí có người còn ghi chép rất cẩn thận, họ muốn trả thù lao cho ông nhưng ông nói ‘ chẳng có số tiền nào đủ để trả giây phút ông chứng kiến chuyện đó’”. Trích hồi ký “Cha Tôi, Điều Quý Giá Nhất Của Ông”
Trong lúc vô tình, một luồng sống ngầm chảy trong dư luận Đại Việt, nó không lan truyền đến mức đột ngột mà chậm rãi chậm rãi, nhưng chẳng bao giờ dừng lại cũng chẳng mất đi. Tạo thành một làn sóng làm thay đổi tư duy rất nhiều người tự coi mình là thanh cao, nhiều nho sĩ đóng cửa không ra giúp nước.
Nhà Tây Sơn thành lập trên nền đổ nát của tập đoàn Lê-Trịnh. Bị rất nhiều người chủ yếu thuộc tầng lớp nho sỹ, người nắm giữ tiếng nói của dư luận lên án và bài xich. Họ coi triều nhà Tây Sơn là không chính thống là cướp ngôi nhà Lê. Mù quáng làm bậc tôi trung hết thuốc chữa, thậm chí lúc Lê Chiêu Thống cùng hai mươi chính vạn quân thanh xâm lược nước ta, không ít người vẫn đi theo. Bởi vậy đến bây giờ vẫn có không ít người đóng cửa không chịu ra giúp sức cho nhà Tây Sơn, nhiều người khác tìm đường vào nam theo Nguyễn Ánh, điều đó cũng không sao, Quang Toản cũng không vì vậy mà đau đầu, cái hắn khó chịu chính là đám người này nắm giữ dư luận trong tay, làm cho nhiều người có ấn tượng không tốt với nhà Tây Sơn.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.