Chương 44: xi măng, thép, gương thủy tinh
nguyenhongthai3a1991
28/09/2016
Sau thời gian
nghỉ ngơi một tháng Quang Toản vẫn sinh hoạt như cũ không có gì thay
đổi, chỉ có việc canh gác và bảo vệ hoàng cung trở nên cẩn mật hơn mà
thôi, lúc này muốn mặc thường phục ra ngoài vi hành không còn dễ như
trước. Quang Toản ngồi một chỗ đánh cờ với Tình Tình, đem Phạm Hải Yến
đi dạo, chỉ các nàng Băng Tuyết Xuân Hạ Thu Đông hát vài bài, liền hết
một ngày.
Lại nói về nhà hóa học điên Thomas, sau một thời gian dài để lão bổ túc tiếng Việt, giúp lão giao tiếp được bằng tiếng địa phương với người xung quanh, Quang Toản gặp lão nói đến chuyện luyện sắt thép và xi măng, lão tỏ ra khá rành về vấn đề này.
Dưới sự cố vấn của Thomas, cách kinh thành Phú Xuân năm mươi dặm về phía bắc, tại đây mặt tây có dãy núi đá vôi chạy qua, mặt bắc có đồng ruộng, cách đó không xa, Phạm Công Thiệu tìm được mỏ khoáng nhôm lộ thiên, trữ lượng không quá lớn nhưng đủ dùng vài chục năm, Phan Thuận quyết định cho đắp lò luyện xi măng, luyện xi măng cần chủ yếu ba nguyên liệu chính, một là đá vôi hai là đất sét cộng thêm quặng nhôm làm phụ gia. Tại vùng đồi núi phía bắc Phú Xuân, đáp ứng được yêu cầu cung cấp tại chỗ cả ba loại nguyên liệu này.
Quang Toản để Phan Thuận mạnh tay thuê mướn nhân lực vật lực, cung ứng trâu bò sức kéo, sau thành công của lò đốt xi măng đầu tiên, Phan Thuận xin tiếp tục mở thêm nhiều lò sản xuất xi măng nữa để tăng nhanh sản lượng, Quang Toản đương nhiên là đồng ý cho lão tiếp tục mở rộng quy mô nhưng sau đó gặp phải một vấn đề lớn làm cho quy mô sản xuất xi măng chậm lại một thời gian.
Đầu tiên là than củi nhiệt lượng không đủ, dùng than đá để đốt thì gặp phải vấn đề ở khâu vận chuyển, không đủ thuyền chuyên chở than đá từ Quảng Ninh vào Phú Xuân, mỗi lần chở than đá không nhiều chỉ đáp ứng đủ cho từ năm đến mười lò liên tục hoạt động, sau đó là việc tiêu thụ xi măng cũng khó, người dân và thợ xây vẫn chưa quen dùng xi măng thay thế vôi sống khi xây nhà, giá cả xi măng cao hơn vài lần so với vôi sống, dẫn đến xi măng không bán được, Quang Toản tạm thời không thể thu hồi vốn, tiếp tục đầu tư mở rộng. Giá như giống ở thế giới kia, PR phát triển, việc đưa sản phẩm đến thị trường và người tiêu dùng dễ dàng hơn rất nhiều.
Đang lúc Phan Thuận chưa biết xoay sở ra sao lão bèn đem chuyện này nói với Nguyễn Tông Phú, Phú gợi ý cho lão:
“ Người ta chưa dùng đến xi măng là do họ chưa biết đến công dụng hơn kém của nó, nay ông chỉ cần đưa việc đấy dẫn ra ngoài sáng cho người ta xem, khi họ thấy tận mắt sờ tận tay,làm người thợ biết xây dựng bằng vật ấy, tạo nếp quen, chẳng phải sẽ giải quyết được mối lo ngại trong lòng ông hay sao”
Phan Thuận đem lời ấy suy ngẫm rồi đến gặp Quang Toản xin cho xây dựng một ngôi đình ở bên kia sông cạnh trường Quốc Học. Quang Toản đương nhiên là đồng ý nhưng không phải xây đình mà là xây một công viên trước hoàng thành Phú Xuân. Công viên được xây bao gồm diện tích bốn ha bao gồm một tượng đài, một bức tường dài hai trăm mét cộng thêm hệ thống bờ kè, hai bê đường trồng cây xanh, làm nền cỏ, do Quang Toản tự mình nêu ý tưởng. Phan Thuận và Thomas dựa theo vào đó mà thực hiện, sau khi hoàn thành đúng là tạo được sự tò mò của khá nhiều người.
Trong bóng tối Quang Toản cho Trần Đình Tâm đưa tin tức về xi măng truyền khắp đầu đường xó chợ khiến rất nhiều người biết thì ra công viên trước hoàng thành là do xi măng làm ra, vật này tuy giá hơi mắc một chút nhưng tiết kiệm khá nhiều nguyên vật liệu và công sức thầy thợ, dẫn chứng là công viên trước hoàng cung chỉ mất bốn tháng để hoàn thành.
Để tạo hiệu quả oanh động hơn, Quang Toản cắn răng thắt lưng buộc bụng cho Phan Thuận làm một con đường bê tông rộng mười mét kéo dài từ cổng thành ra đến công viên rồi từ công viên đến chợ Đông Ba dài trên dưới hai cây số, công trình này trong thời gian ngắn trở thành kỳ quan khiến quan dân Phú Xuân đi lại trên đường đều lấy làm vui mừng về sự thần kỳ của nó, chỉ có một người mặt ỉu xìu thở dài đó là Quang Toản, vì con đường này mà hắn bỗng chốc trở thành vua nghèo. Thật là thu không đủ bù chi.
May sao cũng nhờ vậy, xi măng dần dần được nhiều người biết đến, tiêu thụ nhờ vậy mà tăng lên, chậm rãi tự nuôi sống chính bản thân nó, Quang Toản chỉ phải bỏ ra một số vốn ban đầu mà thôi sau đó thì không cần phải lo nữa, lâu dài còn có thể tính đến chuyện thu lời, không như cái động không đáy chữ quốc ngữ bao nhiêu cũng không thấy đầy, khiến hắn vô cùng rầu rĩ.
Lại nói đến nhà hóa học điên Thomas, sau thành công của lò đốt xi măng ở Phú Xuân lão cùng Phạm Công Thiệu ra Thái nguyên tìm kiếm mỏ sắt bên cạnh sông Công, Thomas cho chở xi măng từ Phú Xuân ra đây để xây dựng lò cao luyện gang thép đầu tiên của người Việt dựa trên công nghệ kỹ thuật hiện có của Châu Âu.
Sau khi xây dựng lò cao việc khó khăn về than đá cũng làm Quang Toản phải đau đầu, than đá từ Quảng Ninh chuyển đến Thái Nguyên với quảng đường bộ dài trên dưới ba trăm cây số trong điều kiện đường sá khó khăn phương tiện vận chuyển vẫn là những xe kéo ọp ẹp khiến sản lượng gang thép trở nên có hạn, song cũng đủ để đám công bộ ti Phan Thuận mừng rỡ. Quang Toản quyết định vận chuyển than đá ra đây bằng đường thủy thay vì đường bộ, dù đường thủy xa hơn nhưng giá thành vận chuyển rẻ hơn nhiều, nhờ đó mà giảm được không ít chi phí.
Cùng với việc lò cao luyện thép ra đời khiến cho Quang Toản mở ra tham vọng xây cảng biển, Cảng Thuận An được Quang Toản cho xây dựng với một cảng lớn và hai cảng phụ, để bảo vệ cảng Thuận An dọc theo hạ nguồn sông hương cách một dặm Quang Toản còn cho xây dựng hai pháo đài, mỗi đài cao hai mươi mét có thể đặt trăm ụ pháo và cho một ngàn quân pháo thủ thường trực đóng ở đó ngày đêm tập luyện xạ kích, tướng Nguyễn Văn Tuyết huấn luyện thủy quân ở đây kiêm nhiệm coi giữ hai pháo đài này.
Lại nói khi khởi công hải cảng Thuận An, Quang Toản chỉ còn lại gần năm vạn lượng bạc nữa mà thôi, con số này còn lâu mới đủ để duy trì đến lúc khánh thành bến cảng, may sao sắt thép và xi măng không tốn tiền để mua, cái thiếu ở đây là sức lao động, theo dự tính để hoàn thành cảng biển này và một con đường mười dặm nối từ cảng về thành Phú Xuân cần đến vạn người và vạn trâu bò làm trong sáu tháng, số tiền năm vạn lượng chỉ đủ trả tiền công trong một tháng mà thôi, vậy năm tháng còn lại lấy tiền đâu để trả, quả thật đó là một câu hỏi lớn, khiến Quang Toản vô cùng rầu rĩ.
Vẫn may, thời đại này, đất là đất của vua, vậy nên chưa có chuyện, giải tỏa đền bù đất đai quy hoạch gì đó, không thì chi phí phải là một con số hắn chẳng dám nghĩ.
Quang Toản đem chuyện này nói với thượng thư bộ công là Vũ Huy Tấn, lão ngẫm nghĩ một chút rồi nói:
“ Hoàng Thượng sao không lấy từ bộ hộ, đợt đổi tiền vừa rồi họ kiếm được một đống lớn, nghe đâu đến trên triệu lượng bạc, hạ thần xin thêm kinh phí mở rộng quy mô đóng tàu họ nằng nặc không cho, cứ như thổ hào cất tiền để mốc vậy”
Được gợi ý từ Vũ Huy Tấn, Quang Toản mạnh mẽ đào từ Nguyễn Thế Lịch năm mươi vạn lượng khiến lão chết sống không chịu, thiếu điều kéo cả bộ hộ ra trước ngọ môn nằm ăn vạ, Quang Toản đành nhún một bước hứa sau khi hoàn công sẽ cho bộ hộ đặt trạm thu phí giữa đường để bù vào quốc khố, lúc đó lão mới miễn cưỡng đưa tiền ra. Vừa đưa tiền vừa rủa Vũ Huy Tấn hết lời.
Quang Toản dùng hết hai mươi lăm vạn vào cảng biển Thuận An, đem năm vạn cho Nguyễn Phượng Hiền đầu tư vào trường Quốc Học, hai mươi vạn còn lại để làm vốn dự bị khi có việc cần gấp.
Khi Quang Toản hỏi Thomas đến vấn đề gương thủy tinh, ông ta tỏ ra vô cùng hứng thú, nói về gương thủy tinh là một bí mật của người dân ở Viên nước Áo, họ giữ rất kín kỹ thuật này để được sinh lợi cao, bất cứ những ai tiết lộ bí mật này ra ngoài đều bị họ ám sát. Nên tuy rằng việc ra đời thủy tinh ở châu âu từ rất sớm song ở châu âu hiện tại, gương soi rất đắt đỏ, người Viên vì độc quyền lại vừa muốn giữ giá nên hằng năm họ sản xuất gương với số lượng rất ít, vào lúc này gương vẫn dành cho những nhà giàu có do nó quá đắt.
“ gương đắt như thế nào?” Quang Toản hỏi Thomas
“một yard vuông không dưới nghìn lượng bạc” Thomas dè dặt trả lời.
Quang Toản nghe xong liền bật dậy như không tin vào tai mình, hắn thật sự kinh hãi rồi, một yard vuông gần bằng một mét vuông mà thôi, thử nghĩ xem, một mét vuông gương soi lại có giá trị một ngàn lượng bạc, lại là cung không đủ cầu, thị trường châu âu còn cực kỳ thiếu thốn huống chi ở những nơi khác, ở phương đông này lại càng không phải nói.
Quang Toản kinh hãi không chỉ có như vậy, vì hắn biết cách sản xuất gương như thế nào, thật ra lấy thủy tinh tráng lên mặt sau một lớp bạc hoặc chì mỏng, chỉ có như vậy là từ thủy tinh biến thành gương.
ở châu âu công nghệ sản xuất thủy tinh khá phổ biến nhưng làm thành gương soi chỉ có một nhà ở Viên độc quyền, nghe đâu có một dòng họ nào đó ở pháp cũng biết kỹ thuật này từ người viên nhưng họ cũng dấu kỹ, hai nhà chia nhau thị trường Âu Mỹ, khiến người ta không biết phải nói như thế nào nữa, trong khi từ thủy tinh chuyển sang gương là một công việc vô cùng đơn giản và dễ làm.
Một mánh làm ăn ngon lành như vậy hắn cương quyết không thể bỏ, Quang Toản lệnh Phan Thuận lựa chọn hai trăm thợ thủ công ít nhiều có biết một chút về thủy tinh hoặc gốm sứ đem cho thomas để lão chỉ dạy cách làm thủy tinh cho họ, rồi kiếm một khoảng đất trống tầm hai mươi ha phía sau nơi tân quân Lạc Việt đồn trú, xây dựng tường bao xung quanh, phát quang bụi cây tạo nên một hành lang an toàn xung quanh cách tường bao một dặm, ngoài ra còn thiết lập nhiều trạm gác và chòi canh.
Bên trong, ngoài nhà xưởng, cho xây dựng thêm nhà ở, kho bãi, trường học, chợ búa, khu vui chơi, thậm chí hắn còn dành riêng một khoảng đất trống để cho việc trồng trọt và chăn nuôi.
Sau khi hai trăm thợ này nắm rõ cách sản xuất gương thủy tinh từ Thomas giao lại cho Quang Toản, hắn đen họ và gia quyến của tất cả vào trong khu vực quy hoạch trước đó, để họ an cư và sinh sống tại đây, hằng ngày sẽ cho người cung ứng tất cả những điều cần thiết mà họ cần, làm cho họ yên tâm sinh sống, sản xuất gương thủy tinh trong này, hắn sai Trần Quách Tĩnh cử binh canh gác nội bất xuất ngoại bất nhập, cho gọi khu vực này tên là Vùng Cấm 1.
Đương nhiên cũng có nhiều bất cập ví dụ như người thân của những người trong vùng cấm muốn gặp họ, Quang Toản cho phép nhưng cả quá trình phải có cấm vệ đi theo sau để khỏi lộ bí mật ra ngoài, kể cả thư từ vào ra cũng sẽ bị đọc trước khi được gửi đi hay gửi đến, may mắn rằng vào lúc này quyền thế của vua rất lớn, với lại yêu cầu của người dân cũng chưa cao, chẳng có cái gọi là vấn đề nhân quyền, dân quyền gì đó hạn chế, nên mọi chuyện khá yên ổn tốt đẹp, diễn ra thuận lợi.
Ban đầu Quang Toản muốn nói bí mật làm gương soi cho Thomas nhưng nghĩ lại, dù sao ông ta cũng là bạn của anh em nhà Smith không tránh khỏi việc sẽ để lộ bí mật này ra ngoài. Cho nên chỉ có Quang Toản, Phan Thuận và Trần Quách tĩnh biết bên trong khu vực vùng cấm là gì, còn đối với bên ngoài Quang Toản tuyên bố đây là nơi bí mật của tân quân Lạc Việt.
Quang Toản ra lệnh chỉ cần ai lảng vảng quang khu vực vùng cấm chắc chắn sẽ bị đánh giết với bất kỳ lý do. Các vệ binh canh giữ khu vực vùng cấm còn được trang bị chó săn. Điều này càng đảm bảo an toàn.
Khi gương thủy tinh bắt đầu xuất hiện tại Phú Xuân người đầu tiên giật mình là Thomas, liên hệ với những việc trước đó, lão chẳng mấy khó khăn đoán được chúng do Quang Toản làm ra, lão chỉ không hiểu tại sao hắn lại có được bí mật làm gương của người Viên nước Áo. Quang Toản đã không muốn nói, lão cũng coi như không biết, chẳng mở miệng để hỏi, kể cả sau này khi anh em nhà smith dò hỏi lão, lão cũng lắc đầu tỏ ý không biết, chính nhờ vậy, đã cứu được mạng già của lão bao nhiêu lần. Thật ra Quang Toản đã bí mật cho Trần Đình Tâm cắt cử người theo dõi lão, chỉ cần có dấu hiệu phản bội ắt bị bắt ngay.
Đây không phải là hắn vô tình ngoan độc mà là vì lợi ích vì bí mật không thể không đề phòng.
Đến khi gương thủy tinh được Quang Toản cho ốp kín bức tường dài hai trăm mét ngoài công viên trước hoàng thành liền tạo nên oanh động cực lớn, rất nhiều người đổ xô về để chiêm ngưỡng kỳ quan mới lạ, coi đây là một điểm đến không thể thiếu khi đến kinh thành, dù khách thập phương hay đình thần tất cả đều không tiếc lời, tấm tắc ngợi khen.
Lại nói về nhà hóa học điên Thomas, sau một thời gian dài để lão bổ túc tiếng Việt, giúp lão giao tiếp được bằng tiếng địa phương với người xung quanh, Quang Toản gặp lão nói đến chuyện luyện sắt thép và xi măng, lão tỏ ra khá rành về vấn đề này.
Dưới sự cố vấn của Thomas, cách kinh thành Phú Xuân năm mươi dặm về phía bắc, tại đây mặt tây có dãy núi đá vôi chạy qua, mặt bắc có đồng ruộng, cách đó không xa, Phạm Công Thiệu tìm được mỏ khoáng nhôm lộ thiên, trữ lượng không quá lớn nhưng đủ dùng vài chục năm, Phan Thuận quyết định cho đắp lò luyện xi măng, luyện xi măng cần chủ yếu ba nguyên liệu chính, một là đá vôi hai là đất sét cộng thêm quặng nhôm làm phụ gia. Tại vùng đồi núi phía bắc Phú Xuân, đáp ứng được yêu cầu cung cấp tại chỗ cả ba loại nguyên liệu này.
Quang Toản để Phan Thuận mạnh tay thuê mướn nhân lực vật lực, cung ứng trâu bò sức kéo, sau thành công của lò đốt xi măng đầu tiên, Phan Thuận xin tiếp tục mở thêm nhiều lò sản xuất xi măng nữa để tăng nhanh sản lượng, Quang Toản đương nhiên là đồng ý cho lão tiếp tục mở rộng quy mô nhưng sau đó gặp phải một vấn đề lớn làm cho quy mô sản xuất xi măng chậm lại một thời gian.
Đầu tiên là than củi nhiệt lượng không đủ, dùng than đá để đốt thì gặp phải vấn đề ở khâu vận chuyển, không đủ thuyền chuyên chở than đá từ Quảng Ninh vào Phú Xuân, mỗi lần chở than đá không nhiều chỉ đáp ứng đủ cho từ năm đến mười lò liên tục hoạt động, sau đó là việc tiêu thụ xi măng cũng khó, người dân và thợ xây vẫn chưa quen dùng xi măng thay thế vôi sống khi xây nhà, giá cả xi măng cao hơn vài lần so với vôi sống, dẫn đến xi măng không bán được, Quang Toản tạm thời không thể thu hồi vốn, tiếp tục đầu tư mở rộng. Giá như giống ở thế giới kia, PR phát triển, việc đưa sản phẩm đến thị trường và người tiêu dùng dễ dàng hơn rất nhiều.
Đang lúc Phan Thuận chưa biết xoay sở ra sao lão bèn đem chuyện này nói với Nguyễn Tông Phú, Phú gợi ý cho lão:
“ Người ta chưa dùng đến xi măng là do họ chưa biết đến công dụng hơn kém của nó, nay ông chỉ cần đưa việc đấy dẫn ra ngoài sáng cho người ta xem, khi họ thấy tận mắt sờ tận tay,làm người thợ biết xây dựng bằng vật ấy, tạo nếp quen, chẳng phải sẽ giải quyết được mối lo ngại trong lòng ông hay sao”
Phan Thuận đem lời ấy suy ngẫm rồi đến gặp Quang Toản xin cho xây dựng một ngôi đình ở bên kia sông cạnh trường Quốc Học. Quang Toản đương nhiên là đồng ý nhưng không phải xây đình mà là xây một công viên trước hoàng thành Phú Xuân. Công viên được xây bao gồm diện tích bốn ha bao gồm một tượng đài, một bức tường dài hai trăm mét cộng thêm hệ thống bờ kè, hai bê đường trồng cây xanh, làm nền cỏ, do Quang Toản tự mình nêu ý tưởng. Phan Thuận và Thomas dựa theo vào đó mà thực hiện, sau khi hoàn thành đúng là tạo được sự tò mò của khá nhiều người.
Trong bóng tối Quang Toản cho Trần Đình Tâm đưa tin tức về xi măng truyền khắp đầu đường xó chợ khiến rất nhiều người biết thì ra công viên trước hoàng thành là do xi măng làm ra, vật này tuy giá hơi mắc một chút nhưng tiết kiệm khá nhiều nguyên vật liệu và công sức thầy thợ, dẫn chứng là công viên trước hoàng cung chỉ mất bốn tháng để hoàn thành.
Để tạo hiệu quả oanh động hơn, Quang Toản cắn răng thắt lưng buộc bụng cho Phan Thuận làm một con đường bê tông rộng mười mét kéo dài từ cổng thành ra đến công viên rồi từ công viên đến chợ Đông Ba dài trên dưới hai cây số, công trình này trong thời gian ngắn trở thành kỳ quan khiến quan dân Phú Xuân đi lại trên đường đều lấy làm vui mừng về sự thần kỳ của nó, chỉ có một người mặt ỉu xìu thở dài đó là Quang Toản, vì con đường này mà hắn bỗng chốc trở thành vua nghèo. Thật là thu không đủ bù chi.
May sao cũng nhờ vậy, xi măng dần dần được nhiều người biết đến, tiêu thụ nhờ vậy mà tăng lên, chậm rãi tự nuôi sống chính bản thân nó, Quang Toản chỉ phải bỏ ra một số vốn ban đầu mà thôi sau đó thì không cần phải lo nữa, lâu dài còn có thể tính đến chuyện thu lời, không như cái động không đáy chữ quốc ngữ bao nhiêu cũng không thấy đầy, khiến hắn vô cùng rầu rĩ.
Lại nói đến nhà hóa học điên Thomas, sau thành công của lò đốt xi măng ở Phú Xuân lão cùng Phạm Công Thiệu ra Thái nguyên tìm kiếm mỏ sắt bên cạnh sông Công, Thomas cho chở xi măng từ Phú Xuân ra đây để xây dựng lò cao luyện gang thép đầu tiên của người Việt dựa trên công nghệ kỹ thuật hiện có của Châu Âu.
Sau khi xây dựng lò cao việc khó khăn về than đá cũng làm Quang Toản phải đau đầu, than đá từ Quảng Ninh chuyển đến Thái Nguyên với quảng đường bộ dài trên dưới ba trăm cây số trong điều kiện đường sá khó khăn phương tiện vận chuyển vẫn là những xe kéo ọp ẹp khiến sản lượng gang thép trở nên có hạn, song cũng đủ để đám công bộ ti Phan Thuận mừng rỡ. Quang Toản quyết định vận chuyển than đá ra đây bằng đường thủy thay vì đường bộ, dù đường thủy xa hơn nhưng giá thành vận chuyển rẻ hơn nhiều, nhờ đó mà giảm được không ít chi phí.
Cùng với việc lò cao luyện thép ra đời khiến cho Quang Toản mở ra tham vọng xây cảng biển, Cảng Thuận An được Quang Toản cho xây dựng với một cảng lớn và hai cảng phụ, để bảo vệ cảng Thuận An dọc theo hạ nguồn sông hương cách một dặm Quang Toản còn cho xây dựng hai pháo đài, mỗi đài cao hai mươi mét có thể đặt trăm ụ pháo và cho một ngàn quân pháo thủ thường trực đóng ở đó ngày đêm tập luyện xạ kích, tướng Nguyễn Văn Tuyết huấn luyện thủy quân ở đây kiêm nhiệm coi giữ hai pháo đài này.
Lại nói khi khởi công hải cảng Thuận An, Quang Toản chỉ còn lại gần năm vạn lượng bạc nữa mà thôi, con số này còn lâu mới đủ để duy trì đến lúc khánh thành bến cảng, may sao sắt thép và xi măng không tốn tiền để mua, cái thiếu ở đây là sức lao động, theo dự tính để hoàn thành cảng biển này và một con đường mười dặm nối từ cảng về thành Phú Xuân cần đến vạn người và vạn trâu bò làm trong sáu tháng, số tiền năm vạn lượng chỉ đủ trả tiền công trong một tháng mà thôi, vậy năm tháng còn lại lấy tiền đâu để trả, quả thật đó là một câu hỏi lớn, khiến Quang Toản vô cùng rầu rĩ.
Vẫn may, thời đại này, đất là đất của vua, vậy nên chưa có chuyện, giải tỏa đền bù đất đai quy hoạch gì đó, không thì chi phí phải là một con số hắn chẳng dám nghĩ.
Quang Toản đem chuyện này nói với thượng thư bộ công là Vũ Huy Tấn, lão ngẫm nghĩ một chút rồi nói:
“ Hoàng Thượng sao không lấy từ bộ hộ, đợt đổi tiền vừa rồi họ kiếm được một đống lớn, nghe đâu đến trên triệu lượng bạc, hạ thần xin thêm kinh phí mở rộng quy mô đóng tàu họ nằng nặc không cho, cứ như thổ hào cất tiền để mốc vậy”
Được gợi ý từ Vũ Huy Tấn, Quang Toản mạnh mẽ đào từ Nguyễn Thế Lịch năm mươi vạn lượng khiến lão chết sống không chịu, thiếu điều kéo cả bộ hộ ra trước ngọ môn nằm ăn vạ, Quang Toản đành nhún một bước hứa sau khi hoàn công sẽ cho bộ hộ đặt trạm thu phí giữa đường để bù vào quốc khố, lúc đó lão mới miễn cưỡng đưa tiền ra. Vừa đưa tiền vừa rủa Vũ Huy Tấn hết lời.
Quang Toản dùng hết hai mươi lăm vạn vào cảng biển Thuận An, đem năm vạn cho Nguyễn Phượng Hiền đầu tư vào trường Quốc Học, hai mươi vạn còn lại để làm vốn dự bị khi có việc cần gấp.
Khi Quang Toản hỏi Thomas đến vấn đề gương thủy tinh, ông ta tỏ ra vô cùng hứng thú, nói về gương thủy tinh là một bí mật của người dân ở Viên nước Áo, họ giữ rất kín kỹ thuật này để được sinh lợi cao, bất cứ những ai tiết lộ bí mật này ra ngoài đều bị họ ám sát. Nên tuy rằng việc ra đời thủy tinh ở châu âu từ rất sớm song ở châu âu hiện tại, gương soi rất đắt đỏ, người Viên vì độc quyền lại vừa muốn giữ giá nên hằng năm họ sản xuất gương với số lượng rất ít, vào lúc này gương vẫn dành cho những nhà giàu có do nó quá đắt.
“ gương đắt như thế nào?” Quang Toản hỏi Thomas
“một yard vuông không dưới nghìn lượng bạc” Thomas dè dặt trả lời.
Quang Toản nghe xong liền bật dậy như không tin vào tai mình, hắn thật sự kinh hãi rồi, một yard vuông gần bằng một mét vuông mà thôi, thử nghĩ xem, một mét vuông gương soi lại có giá trị một ngàn lượng bạc, lại là cung không đủ cầu, thị trường châu âu còn cực kỳ thiếu thốn huống chi ở những nơi khác, ở phương đông này lại càng không phải nói.
Quang Toản kinh hãi không chỉ có như vậy, vì hắn biết cách sản xuất gương như thế nào, thật ra lấy thủy tinh tráng lên mặt sau một lớp bạc hoặc chì mỏng, chỉ có như vậy là từ thủy tinh biến thành gương.
ở châu âu công nghệ sản xuất thủy tinh khá phổ biến nhưng làm thành gương soi chỉ có một nhà ở Viên độc quyền, nghe đâu có một dòng họ nào đó ở pháp cũng biết kỹ thuật này từ người viên nhưng họ cũng dấu kỹ, hai nhà chia nhau thị trường Âu Mỹ, khiến người ta không biết phải nói như thế nào nữa, trong khi từ thủy tinh chuyển sang gương là một công việc vô cùng đơn giản và dễ làm.
Một mánh làm ăn ngon lành như vậy hắn cương quyết không thể bỏ, Quang Toản lệnh Phan Thuận lựa chọn hai trăm thợ thủ công ít nhiều có biết một chút về thủy tinh hoặc gốm sứ đem cho thomas để lão chỉ dạy cách làm thủy tinh cho họ, rồi kiếm một khoảng đất trống tầm hai mươi ha phía sau nơi tân quân Lạc Việt đồn trú, xây dựng tường bao xung quanh, phát quang bụi cây tạo nên một hành lang an toàn xung quanh cách tường bao một dặm, ngoài ra còn thiết lập nhiều trạm gác và chòi canh.
Bên trong, ngoài nhà xưởng, cho xây dựng thêm nhà ở, kho bãi, trường học, chợ búa, khu vui chơi, thậm chí hắn còn dành riêng một khoảng đất trống để cho việc trồng trọt và chăn nuôi.
Sau khi hai trăm thợ này nắm rõ cách sản xuất gương thủy tinh từ Thomas giao lại cho Quang Toản, hắn đen họ và gia quyến của tất cả vào trong khu vực quy hoạch trước đó, để họ an cư và sinh sống tại đây, hằng ngày sẽ cho người cung ứng tất cả những điều cần thiết mà họ cần, làm cho họ yên tâm sinh sống, sản xuất gương thủy tinh trong này, hắn sai Trần Quách Tĩnh cử binh canh gác nội bất xuất ngoại bất nhập, cho gọi khu vực này tên là Vùng Cấm 1.
Đương nhiên cũng có nhiều bất cập ví dụ như người thân của những người trong vùng cấm muốn gặp họ, Quang Toản cho phép nhưng cả quá trình phải có cấm vệ đi theo sau để khỏi lộ bí mật ra ngoài, kể cả thư từ vào ra cũng sẽ bị đọc trước khi được gửi đi hay gửi đến, may mắn rằng vào lúc này quyền thế của vua rất lớn, với lại yêu cầu của người dân cũng chưa cao, chẳng có cái gọi là vấn đề nhân quyền, dân quyền gì đó hạn chế, nên mọi chuyện khá yên ổn tốt đẹp, diễn ra thuận lợi.
Ban đầu Quang Toản muốn nói bí mật làm gương soi cho Thomas nhưng nghĩ lại, dù sao ông ta cũng là bạn của anh em nhà Smith không tránh khỏi việc sẽ để lộ bí mật này ra ngoài. Cho nên chỉ có Quang Toản, Phan Thuận và Trần Quách tĩnh biết bên trong khu vực vùng cấm là gì, còn đối với bên ngoài Quang Toản tuyên bố đây là nơi bí mật của tân quân Lạc Việt.
Quang Toản ra lệnh chỉ cần ai lảng vảng quang khu vực vùng cấm chắc chắn sẽ bị đánh giết với bất kỳ lý do. Các vệ binh canh giữ khu vực vùng cấm còn được trang bị chó săn. Điều này càng đảm bảo an toàn.
Khi gương thủy tinh bắt đầu xuất hiện tại Phú Xuân người đầu tiên giật mình là Thomas, liên hệ với những việc trước đó, lão chẳng mấy khó khăn đoán được chúng do Quang Toản làm ra, lão chỉ không hiểu tại sao hắn lại có được bí mật làm gương của người Viên nước Áo. Quang Toản đã không muốn nói, lão cũng coi như không biết, chẳng mở miệng để hỏi, kể cả sau này khi anh em nhà smith dò hỏi lão, lão cũng lắc đầu tỏ ý không biết, chính nhờ vậy, đã cứu được mạng già của lão bao nhiêu lần. Thật ra Quang Toản đã bí mật cho Trần Đình Tâm cắt cử người theo dõi lão, chỉ cần có dấu hiệu phản bội ắt bị bắt ngay.
Đây không phải là hắn vô tình ngoan độc mà là vì lợi ích vì bí mật không thể không đề phòng.
Đến khi gương thủy tinh được Quang Toản cho ốp kín bức tường dài hai trăm mét ngoài công viên trước hoàng thành liền tạo nên oanh động cực lớn, rất nhiều người đổ xô về để chiêm ngưỡng kỳ quan mới lạ, coi đây là một điểm đến không thể thiếu khi đến kinh thành, dù khách thập phương hay đình thần tất cả đều không tiếc lời, tấm tắc ngợi khen.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.