Chương 24
Đạm Anh
14/01/2017
Sau khi Tạ Niên và Tạ Kiều đi, A
Chiêu bắt đầu ăn ít cháo. May mà sáu năm nay người nàng cũng khỏe mạnh, A Chiêu nghỉ ngơi một lúc cũng thấy mình đã có sức, có thể xuống giường
đi lại.
A Chiêu vốn muốn gặm chân gà, nhưng lại nhớ tới lời đại phu nên đành thôi.
Vệ Cẩn vội về thì thấy A Chiêu đang ăn súp ở Thiên các. Một bát trôi hết vào bụng, vừa buông bát xuống ánh mắt A Chiêu đã gặp phải Vệ Cẩn. A Chiêu ngẩn người, lập tức bất giác đứng dậy, rụt rè gọi, “Sư phụ.”
Vệ Cẩn vừa định nói rằng nếu không muốn đi trải nghiệm thì sẽ không đi thì A Chiêu đã nhanh như thoắt tới trước mặt Vệ Cẩn.
Một tiếng “phịch” vang lên.
A Chiêu quỳ xuống.
“Sư phụ, A Chiêu biết sai rồi. Năm mười sáu tuổi A Chiêu sẽ đi trải nghiệm. Sư phụ nói phải, A Chiêu không còn nhỏ, không được tùy hứng, cũng không được cố tình gây sự. Mong sự phụ tha lỗi cho A Chiêu, sau này A Chiêu sẽ không vậy nữa.”
A Chiêu lúc nói lời này thì vẫn ngẩng đầu lên, thái độ rất bình tĩnh, dường như đã trưởng thành chỉ sau một đêm.
Đáng ra Vệ Cẩn phải vui mừng mới đúng.
Vậy mà chẳng hiểu sao, nhìn A Chiêu như vậy hắn lại cảm thấy đau lòng. Rõ ràng trước đây hắn kì vọng A Chiêu sẽ đi trải nghiệm, nhưng giờ chính tai nghe được lại chẳng thấy sự vui mừng, chờ mong như trước nữa.
Vệ Cẩn giật mình lặng người lúc lâu.
A Chiêu lại rụt rè nói: “Sư phụ, chẳng nhẽ người không muốn tha lỗi cho A Chiêu sao?”
Nhớ lời Tạ Kiều, A Chiêu đã cố chuẩn bị rơi vài giọt nước mắt. Đúng lúc đó, Vệ Cẩn kéo A Chiêu dậy, nhìn khuôn mặt đã gầy đi không ít của nàng, nói: “Nha đầu ngốc.”
Vệ Cẩn cầm tay A Chiêu, ngồi lên ghế quý phi.
Hắn nhẹ giọng nói: “Vi sư không giận con. Con có thể nghĩ thông, vi sư rất vui.” Vệ Cẩn lòng vẫn lo âu nghĩ: nếu sau này A Chiêu làm sai chuyện gì, nhất định không được phạt cô bé không ăn. Với tính tình nha đầu kia thì dù có đưa đồ ăn đến trước mặt thì nàng có chết đói cũng không ăn, rốt cục chẳng biết phạt người hay là tự phạt mình nữa.
Nhưng A Chiêu đã nghĩ thông rồi thì hắn cũng không cần nói chuyện kia nữa.
Thải Thanh mang bữa tối của Vệ Cẩn vào. Thực ăn sau khi được bày hết lên bàn, bụng A Chiêu chợt vang lên tiếng.
Ý cười hiện lên trong mắt Vệ Cẩn, “Con vẫn chưa ăn sao?”
A Chiêu mếu mếu nói: “Đã ăn rồi, nhưng đại phu đã nói con chỉ được ăn cháo uống ăn trong một thời gian, không được ăn cơm.” Thấy thức ăn đủ hương sắc trên bàn Vệ Cẩn, A Chiêu cảm thấy rất đói mắt.
Nàng nuốt nước bọt liên tục.
Vệ Cẩn thấy thế thì lấy bát múc một chút đậu hủ, rồi rưới nước thịt lên trên, đưa tới trước mặt A Chiêu, “Ăn chút cũng không sao cả.”
A Chiêu mừng ra mặt, gật đầu lia lịa.
Hai thầy trò ăn chung một bàn, A Chiêu hé miệng ăn đậu hủ còn Vệ Cẩn thì từ từ ăn cơm bên cạnh, thấy A Chiêu ăn ngon thì cũng xúc đậu hủ ăn.
Bình thường không ăn đậu hủ, nhưng vì A Chiêu mà Vệ Cẩn cũng cảm thấy ngon.
Một bát đậu hủ con con chẳng mấy chốc mà thấy đáy, mà miếng đậu hủ cuối cùng lại đang ở trên thìa Vệ Cẩn. A Chiêu thiết tha nhìn Vệ Cẩn, Vệ Cẩn bất đắc dĩ cười, đút miếng đậu hủ vào miệng A Chiêu.
A Chiêu nuốt xuống, hai mắt nheo nheo như một con mèo vừa no bụng.
Lòng Thải Thanh không khỏi kinh ngạc.
Không phải trước kia công tử không muốn ăn chung với người khác sao? Nàng còn nhớ sáu năm trước, A Chiêu tiểu thư dùng chén trà của công tử, công tử đã sai hạ nhân mang cái mới tới, vậy mà giờ lại ăn cùng một cái thìa với A Chiêu tiểu thư.
Thải Thanh thấy Vệ Cẩn mới đút cho A Chiêu mà mặt không hề nhăn lại, không những vậy còn ẩn hiện ý cười, dường như… đây là chuyện đương nhiên.
Đêm thất tịch, kinh đô Khâu quốc vô cùng náo nhiệt.
Trên đường người đi lại tấp nập, quanh quanh đều là người, hai bên đường bày rất nhiều quán bán hoa đăng*, còn đủ các loại thức ăn đêm thất tịch. Người A Chiêu vẫn cần điều dưỡng, giờ vẫn chỉ được ăn cháo, thấy đồ ăn ngon thì A Chiêu cũng chỉ có thể mơ là được ăn.
A Chiêu chỉ còn cách nhìn sang đám hoa đăng.
*hoa đăng: đăng là đèn, hoa đăng là đèn hoa, như đóa hoa sáng rực trên mặt nước vào buổi đêm. Hình ảnh như trên hình minh họa ở đầu chương.
May mà các hoa đăng đều được làm rất tinh xảo, chỉ trong thoáng chốc A Chiêu đã ném chuyện ăn ra khỏi đầu, nhìn ngóng không hết.
Tạ Niên mỉm cười hỏi: “A Chiêu, cô thích cái hoa đăng nào?”
A Chiêu nói: “Cái nào cũng đẹp hết.”
Tạ Kiều nói: “Giờ mua hoa đăng, đợi tối rồi thả ở sông Thương. Còn có thể thả một chiếc lá vào hoa đăng nữa, trên lá viết tâm nguyện của mình, nếu Vương Mẫu nương nương nhìn thấy sẽ tới giúp.”
A Chiêu khá hứng thú, “Thì ra còn có chuyện đó.”
Tạ Kiều đến cạnh A Chiêu, nhỏ giọng nói: “Ta biết cô muốn viết gì đấy.”
A Chiêu khẽ ho, ghé vào tai Tạ Kiều cười khẽ, “Cô cũng có thể ước là Huyền công tử không phải đoạn tụ mà.”
Tạ Kiều nghe xong, hai má lập tức đỏ ửng lên.
Nàng dậm chân, “A Chiêu dám cười nhạo ta!”
Tạ Niên quay sang nhìn, “Hai người đang nói chuyện gì thế?”
Tạ Kiều vội nắm chặt lấy tay A Chiêu, lắc đầu nguây nguậy. A Chiêu khẽ cười, “Kiều Kiều nói muốn có hoa đăng Hỉ Thước.” Tạ Niên rất tự giác bỏ tiền ra mua hoa đăng, rồi hắn nhìn về phía A Chiêu, ôn hòa hỏi: “A Chiêu thích hoa đăng thế nào?”
Tạ Kiều biết lòng Tạ Niên, vốn muốn vì huynh trưởng mà cố tiếp nhận A Chiêu, cũng chưa từng nghĩ tới việc lúc ở chung với A Chiêu lại ăn ý mười phần như thế, không hề giống với đám bằng hữu khuê các mà trước đây nàng kết giao, lại càng không khẩu phật tâm xà*, cũng không phải muốn bám vào huynh trưởng.
*khẩu phật tâm xà: Lời nói ra thì hiền lành, vô hại như Phật nhưng trong tâm thì độc ác như rắn.
Tạ Kiều ủng hộ nói: “A Chiêu, cô thấy cái hoa đăng lá sen này thế nào?”
A Chiêu nói: “Cũng được.”
Tạ Kiều liếc Tạ Niên một cái, Tạ Niên quay sang nói với lão bản: “Cái hoa đăng lá sen này, chúng tôi mua.” Tạ Niên lấy hoa đăng xuống, “A Chiêu, tặng cô.”
A Chiêu cũng không từ chối, nhận lấy rồi mỉm cười: “Cảm tạ A Niên.”
Tạ Kiều nói: “Không cần khách sáo như vậy, chúng ta đã thân như vậy sao còn nói lời cảm ơn. Ca, anh nói xem?” Tạ Niên gật đầu nói: “A Chiêu đừng khách khí.”
A Chiêu chợt nhận ra hai huynh muội Tạ gia thật nhiệt tình.
Đột nhiên, một cái hoa đăng chạm trổ hoa văn đập vào mắt A Chiêu.
Hai mắt A Chiêu lập tức sáng bừng lên!
Nàng vội bước tới mua hoa đăng, thấy ánh mắt tò mò của Tạ Kiều thì cười khẽ, “Ta tặng cho sư phụ.”
Tạ Niên cười nói: “A Chiêu thật có lòng.”
A Chiêu cười cười, nàng đưa cho Thải Thanh cái hoa đăng lá sen nãy Tạ Niên tặng rồi cẩn thận cầm chiếc hoa đăng đẹp đẽ kia coi như bảo bối. Tạ Kiều lén nói với Tạ Niên: “Ca, may mà Vệ công tử là sư phụ của A Chiêu, không thì ca chẳng có phần thắng nào đâu.”
Tạ Niên khụ một tiếng.
Đến đêm, sông Thương trở nên náo nhiệt.
Tạ Niên đã cho người đi giữ chỗ tốt nhất để thả đèn ở sông Thương, xung quanh còn dựng bình phong, bày bàn ăn. Trên bàn có không ít hoa quả và điểm tâm, cũng biết A Chiêu còn đang điều dưỡng nên Tạ Niên đã chuẩn bị riêng súp ngọt.
Tạ Kiều viết xong thì bỏ lá cây vào hoa đăng Hỉ Thước, nàng mỉm cười hỏi A Chiêu: “A Chiêu, cô viết gì thế?”
Tạ Niên cũng tò mò quay đầu lại.
A Chiêu cũng không giấu giếm, nói rất tự nhiên: “Ta không có mong muốn gì hơn sư phụ an khang.” Dứt lời, A Chiêu thành kính bỏ lá vào hoa đăng, thả nó vào sông Thương cùng Tạ Niên và Tạ Kiều.
Lát sau, khi ba người đã nói chuyện được lúc lâu, đột nhiên A Chiêu nhìn thấy bóng Vệ Cẩn từ xa. Lòng A Chiêu vui mừng, vội cáo từ hai huynh muội Tạ Niên, Tạ Kiều.
“Sư phụ.”
Vệ Cẩn thấy A Chiêu lâu không về thì cảm thấy hơi lo nên đi ra. Thấy A Chiêu chạy tới chỗ mình, đuôi mày Vệ Cẩn đầy ý cười: “Thả hoa đăng chưa?”
A Chiêu cười híp mắt: “Rồi ạ.” Nàng nhắc tới chiếc hoa đăng, giơ trước mặt Vệ Cẩn: “Sư phụ sư phụ, A Chiêu cũng mua hoa đăng cho người này. A Chiêu thấy nó giống côn bằng.”
A Chiêu kéo tay Vệ Cẩn, “Sư phụ, cùng đi thả hoa đăng đi.”
Vệ Cẩn cũng không muốn làm phật ý A Chiêu, đi theo nàng.
A Chiêu tìm được chỗ ít người rồi nói với Vệ Cẩn: “Sư phụ viết tâm nguyện lên lá cây rồi bỏ vào hoa đăng thì sẽ được như ý muốn. Sư phụ muốn viết không?”
Hai con mắt A Chiêu sáng trong.
Vệ Cẩn dù không có hứng thú với chuyện này nhưng cũng thuận theo ý A Chiêu, “Được.”
A Chiêu kiếm một cái bút về.
Vệ Cẩn trầm ngâm một lúc sau đó viết một câu. Đến khi hoa đăng trôi xa trên sông, A Chiêu mới tò mò hỏi: “Sư phụ có tâm nguyện gì vậy?”
Vệ Cẩn cười nói: “Tâm nguyện của vi sư, vi sư sẽ tự mình thực hiện.”
A Chiêu hỏi: “Vậy ban nãy sư phụ viết gì vậy?” Rõ ràng nàng thấy sư phụ có viết trên lá.
Vệ Cẩn nói: “Vi sư cầu thần linh phù hộ cho A Chiêu bình an vui vẻ.”
Lòng A Chiêu ấm áp.
Giữa trời đêm, pháo hoa chợt nở bùng, vô cùng rực rỡ, đẹp đến lóa mắt.
A Chiêu kéo tay áo Vệ Cẩn, “Sư phụ, người xem kìa, là pháo hoa!”
Vệ Cẩn mỉm cười, nói: “Ừm.”
A Chiêu nói: “Thật đẹp quá!”
Hai người A Chiêu và Vệ Cẩn đứng ở bờ sông, trên mặt nước hoa đăng trải rộng, xung quanh còn có tiếng cười nói hát ca. Gió đêm thổi qua, tay áo khẽ bay, pháo hoa đầy màu sắc in đậm trong lòng A Chiêu.
A Chiêu chợt thấy đây chính là đêm thất tịch đẹp nhất nàng từng trải qua.
Có hoa đăng, có pháo hoa, còn có một sư phụ cầu thần linh phù hộ cho mình bình an vui vẻ.
A Chiêu vốn muốn gặm chân gà, nhưng lại nhớ tới lời đại phu nên đành thôi.
Vệ Cẩn vội về thì thấy A Chiêu đang ăn súp ở Thiên các. Một bát trôi hết vào bụng, vừa buông bát xuống ánh mắt A Chiêu đã gặp phải Vệ Cẩn. A Chiêu ngẩn người, lập tức bất giác đứng dậy, rụt rè gọi, “Sư phụ.”
Vệ Cẩn vừa định nói rằng nếu không muốn đi trải nghiệm thì sẽ không đi thì A Chiêu đã nhanh như thoắt tới trước mặt Vệ Cẩn.
Một tiếng “phịch” vang lên.
A Chiêu quỳ xuống.
“Sư phụ, A Chiêu biết sai rồi. Năm mười sáu tuổi A Chiêu sẽ đi trải nghiệm. Sư phụ nói phải, A Chiêu không còn nhỏ, không được tùy hứng, cũng không được cố tình gây sự. Mong sự phụ tha lỗi cho A Chiêu, sau này A Chiêu sẽ không vậy nữa.”
A Chiêu lúc nói lời này thì vẫn ngẩng đầu lên, thái độ rất bình tĩnh, dường như đã trưởng thành chỉ sau một đêm.
Đáng ra Vệ Cẩn phải vui mừng mới đúng.
Vậy mà chẳng hiểu sao, nhìn A Chiêu như vậy hắn lại cảm thấy đau lòng. Rõ ràng trước đây hắn kì vọng A Chiêu sẽ đi trải nghiệm, nhưng giờ chính tai nghe được lại chẳng thấy sự vui mừng, chờ mong như trước nữa.
Vệ Cẩn giật mình lặng người lúc lâu.
A Chiêu lại rụt rè nói: “Sư phụ, chẳng nhẽ người không muốn tha lỗi cho A Chiêu sao?”
Nhớ lời Tạ Kiều, A Chiêu đã cố chuẩn bị rơi vài giọt nước mắt. Đúng lúc đó, Vệ Cẩn kéo A Chiêu dậy, nhìn khuôn mặt đã gầy đi không ít của nàng, nói: “Nha đầu ngốc.”
Vệ Cẩn cầm tay A Chiêu, ngồi lên ghế quý phi.
Hắn nhẹ giọng nói: “Vi sư không giận con. Con có thể nghĩ thông, vi sư rất vui.” Vệ Cẩn lòng vẫn lo âu nghĩ: nếu sau này A Chiêu làm sai chuyện gì, nhất định không được phạt cô bé không ăn. Với tính tình nha đầu kia thì dù có đưa đồ ăn đến trước mặt thì nàng có chết đói cũng không ăn, rốt cục chẳng biết phạt người hay là tự phạt mình nữa.
Nhưng A Chiêu đã nghĩ thông rồi thì hắn cũng không cần nói chuyện kia nữa.
Thải Thanh mang bữa tối của Vệ Cẩn vào. Thực ăn sau khi được bày hết lên bàn, bụng A Chiêu chợt vang lên tiếng.
Ý cười hiện lên trong mắt Vệ Cẩn, “Con vẫn chưa ăn sao?”
A Chiêu mếu mếu nói: “Đã ăn rồi, nhưng đại phu đã nói con chỉ được ăn cháo uống ăn trong một thời gian, không được ăn cơm.” Thấy thức ăn đủ hương sắc trên bàn Vệ Cẩn, A Chiêu cảm thấy rất đói mắt.
Nàng nuốt nước bọt liên tục.
Vệ Cẩn thấy thế thì lấy bát múc một chút đậu hủ, rồi rưới nước thịt lên trên, đưa tới trước mặt A Chiêu, “Ăn chút cũng không sao cả.”
A Chiêu mừng ra mặt, gật đầu lia lịa.
Hai thầy trò ăn chung một bàn, A Chiêu hé miệng ăn đậu hủ còn Vệ Cẩn thì từ từ ăn cơm bên cạnh, thấy A Chiêu ăn ngon thì cũng xúc đậu hủ ăn.
Bình thường không ăn đậu hủ, nhưng vì A Chiêu mà Vệ Cẩn cũng cảm thấy ngon.
Một bát đậu hủ con con chẳng mấy chốc mà thấy đáy, mà miếng đậu hủ cuối cùng lại đang ở trên thìa Vệ Cẩn. A Chiêu thiết tha nhìn Vệ Cẩn, Vệ Cẩn bất đắc dĩ cười, đút miếng đậu hủ vào miệng A Chiêu.
A Chiêu nuốt xuống, hai mắt nheo nheo như một con mèo vừa no bụng.
Lòng Thải Thanh không khỏi kinh ngạc.
Không phải trước kia công tử không muốn ăn chung với người khác sao? Nàng còn nhớ sáu năm trước, A Chiêu tiểu thư dùng chén trà của công tử, công tử đã sai hạ nhân mang cái mới tới, vậy mà giờ lại ăn cùng một cái thìa với A Chiêu tiểu thư.
Thải Thanh thấy Vệ Cẩn mới đút cho A Chiêu mà mặt không hề nhăn lại, không những vậy còn ẩn hiện ý cười, dường như… đây là chuyện đương nhiên.
Đêm thất tịch, kinh đô Khâu quốc vô cùng náo nhiệt.
Trên đường người đi lại tấp nập, quanh quanh đều là người, hai bên đường bày rất nhiều quán bán hoa đăng*, còn đủ các loại thức ăn đêm thất tịch. Người A Chiêu vẫn cần điều dưỡng, giờ vẫn chỉ được ăn cháo, thấy đồ ăn ngon thì A Chiêu cũng chỉ có thể mơ là được ăn.
A Chiêu chỉ còn cách nhìn sang đám hoa đăng.
*hoa đăng: đăng là đèn, hoa đăng là đèn hoa, như đóa hoa sáng rực trên mặt nước vào buổi đêm. Hình ảnh như trên hình minh họa ở đầu chương.
May mà các hoa đăng đều được làm rất tinh xảo, chỉ trong thoáng chốc A Chiêu đã ném chuyện ăn ra khỏi đầu, nhìn ngóng không hết.
Tạ Niên mỉm cười hỏi: “A Chiêu, cô thích cái hoa đăng nào?”
A Chiêu nói: “Cái nào cũng đẹp hết.”
Tạ Kiều nói: “Giờ mua hoa đăng, đợi tối rồi thả ở sông Thương. Còn có thể thả một chiếc lá vào hoa đăng nữa, trên lá viết tâm nguyện của mình, nếu Vương Mẫu nương nương nhìn thấy sẽ tới giúp.”
A Chiêu khá hứng thú, “Thì ra còn có chuyện đó.”
Tạ Kiều đến cạnh A Chiêu, nhỏ giọng nói: “Ta biết cô muốn viết gì đấy.”
A Chiêu khẽ ho, ghé vào tai Tạ Kiều cười khẽ, “Cô cũng có thể ước là Huyền công tử không phải đoạn tụ mà.”
Tạ Kiều nghe xong, hai má lập tức đỏ ửng lên.
Nàng dậm chân, “A Chiêu dám cười nhạo ta!”
Tạ Niên quay sang nhìn, “Hai người đang nói chuyện gì thế?”
Tạ Kiều vội nắm chặt lấy tay A Chiêu, lắc đầu nguây nguậy. A Chiêu khẽ cười, “Kiều Kiều nói muốn có hoa đăng Hỉ Thước.” Tạ Niên rất tự giác bỏ tiền ra mua hoa đăng, rồi hắn nhìn về phía A Chiêu, ôn hòa hỏi: “A Chiêu thích hoa đăng thế nào?”
Tạ Kiều biết lòng Tạ Niên, vốn muốn vì huynh trưởng mà cố tiếp nhận A Chiêu, cũng chưa từng nghĩ tới việc lúc ở chung với A Chiêu lại ăn ý mười phần như thế, không hề giống với đám bằng hữu khuê các mà trước đây nàng kết giao, lại càng không khẩu phật tâm xà*, cũng không phải muốn bám vào huynh trưởng.
*khẩu phật tâm xà: Lời nói ra thì hiền lành, vô hại như Phật nhưng trong tâm thì độc ác như rắn.
Tạ Kiều ủng hộ nói: “A Chiêu, cô thấy cái hoa đăng lá sen này thế nào?”
A Chiêu nói: “Cũng được.”
Tạ Kiều liếc Tạ Niên một cái, Tạ Niên quay sang nói với lão bản: “Cái hoa đăng lá sen này, chúng tôi mua.” Tạ Niên lấy hoa đăng xuống, “A Chiêu, tặng cô.”
A Chiêu cũng không từ chối, nhận lấy rồi mỉm cười: “Cảm tạ A Niên.”
Tạ Kiều nói: “Không cần khách sáo như vậy, chúng ta đã thân như vậy sao còn nói lời cảm ơn. Ca, anh nói xem?” Tạ Niên gật đầu nói: “A Chiêu đừng khách khí.”
A Chiêu chợt nhận ra hai huynh muội Tạ gia thật nhiệt tình.
Đột nhiên, một cái hoa đăng chạm trổ hoa văn đập vào mắt A Chiêu.
Hai mắt A Chiêu lập tức sáng bừng lên!
Nàng vội bước tới mua hoa đăng, thấy ánh mắt tò mò của Tạ Kiều thì cười khẽ, “Ta tặng cho sư phụ.”
Tạ Niên cười nói: “A Chiêu thật có lòng.”
A Chiêu cười cười, nàng đưa cho Thải Thanh cái hoa đăng lá sen nãy Tạ Niên tặng rồi cẩn thận cầm chiếc hoa đăng đẹp đẽ kia coi như bảo bối. Tạ Kiều lén nói với Tạ Niên: “Ca, may mà Vệ công tử là sư phụ của A Chiêu, không thì ca chẳng có phần thắng nào đâu.”
Tạ Niên khụ một tiếng.
Đến đêm, sông Thương trở nên náo nhiệt.
Tạ Niên đã cho người đi giữ chỗ tốt nhất để thả đèn ở sông Thương, xung quanh còn dựng bình phong, bày bàn ăn. Trên bàn có không ít hoa quả và điểm tâm, cũng biết A Chiêu còn đang điều dưỡng nên Tạ Niên đã chuẩn bị riêng súp ngọt.
Tạ Kiều viết xong thì bỏ lá cây vào hoa đăng Hỉ Thước, nàng mỉm cười hỏi A Chiêu: “A Chiêu, cô viết gì thế?”
Tạ Niên cũng tò mò quay đầu lại.
A Chiêu cũng không giấu giếm, nói rất tự nhiên: “Ta không có mong muốn gì hơn sư phụ an khang.” Dứt lời, A Chiêu thành kính bỏ lá vào hoa đăng, thả nó vào sông Thương cùng Tạ Niên và Tạ Kiều.
Lát sau, khi ba người đã nói chuyện được lúc lâu, đột nhiên A Chiêu nhìn thấy bóng Vệ Cẩn từ xa. Lòng A Chiêu vui mừng, vội cáo từ hai huynh muội Tạ Niên, Tạ Kiều.
“Sư phụ.”
Vệ Cẩn thấy A Chiêu lâu không về thì cảm thấy hơi lo nên đi ra. Thấy A Chiêu chạy tới chỗ mình, đuôi mày Vệ Cẩn đầy ý cười: “Thả hoa đăng chưa?”
A Chiêu cười híp mắt: “Rồi ạ.” Nàng nhắc tới chiếc hoa đăng, giơ trước mặt Vệ Cẩn: “Sư phụ sư phụ, A Chiêu cũng mua hoa đăng cho người này. A Chiêu thấy nó giống côn bằng.”
A Chiêu kéo tay Vệ Cẩn, “Sư phụ, cùng đi thả hoa đăng đi.”
Vệ Cẩn cũng không muốn làm phật ý A Chiêu, đi theo nàng.
A Chiêu tìm được chỗ ít người rồi nói với Vệ Cẩn: “Sư phụ viết tâm nguyện lên lá cây rồi bỏ vào hoa đăng thì sẽ được như ý muốn. Sư phụ muốn viết không?”
Hai con mắt A Chiêu sáng trong.
Vệ Cẩn dù không có hứng thú với chuyện này nhưng cũng thuận theo ý A Chiêu, “Được.”
A Chiêu kiếm một cái bút về.
Vệ Cẩn trầm ngâm một lúc sau đó viết một câu. Đến khi hoa đăng trôi xa trên sông, A Chiêu mới tò mò hỏi: “Sư phụ có tâm nguyện gì vậy?”
Vệ Cẩn cười nói: “Tâm nguyện của vi sư, vi sư sẽ tự mình thực hiện.”
A Chiêu hỏi: “Vậy ban nãy sư phụ viết gì vậy?” Rõ ràng nàng thấy sư phụ có viết trên lá.
Vệ Cẩn nói: “Vi sư cầu thần linh phù hộ cho A Chiêu bình an vui vẻ.”
Lòng A Chiêu ấm áp.
Giữa trời đêm, pháo hoa chợt nở bùng, vô cùng rực rỡ, đẹp đến lóa mắt.
A Chiêu kéo tay áo Vệ Cẩn, “Sư phụ, người xem kìa, là pháo hoa!”
Vệ Cẩn mỉm cười, nói: “Ừm.”
A Chiêu nói: “Thật đẹp quá!”
Hai người A Chiêu và Vệ Cẩn đứng ở bờ sông, trên mặt nước hoa đăng trải rộng, xung quanh còn có tiếng cười nói hát ca. Gió đêm thổi qua, tay áo khẽ bay, pháo hoa đầy màu sắc in đậm trong lòng A Chiêu.
A Chiêu chợt thấy đây chính là đêm thất tịch đẹp nhất nàng từng trải qua.
Có hoa đăng, có pháo hoa, còn có một sư phụ cầu thần linh phù hộ cho mình bình an vui vẻ.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.