Chương 47: Con Kỳ Nhông
Hữu Mai
28/10/2016
1.
Những ngày đầu tới Côn Đảo, Hai Long và Trọng được đưa về trại số 5 cùng với một số tù nhân. Họ bị giam trong những buồng riêng biệt, chỉ tới bữa ăn mới gặp mặt nhau.
Ba ngày sau, viên trưởng ban an ninh của trung tâm cải huấn tới tìm. Y còn rất trẻ, nói năng lễ độ.
- Tôi là Sáu Long, ông Hòe và ông Ruật ở gần nhà tôi. Hai ổng nói đã thu xếp xong chỗ ở, xin mời ông và ông Trọng cùng sang đó.
Ngồi trên xe về chỗ ở mới, họ được biết Hòe là bạn thân của bố viên quản đốc trung tâm cải huấn Côn Đảo hiện thời là Cao Minh Tiếp.
Cả lưới vui mừng gặp lại nhau. Bốn người ở chung trong một căn nhà lá thoáng mát, chung quanh có hàng rào dây thép gai.
Cao Minh Tiếp thỉnh thoảng lại ghé vào thăm họ. Báo chí đưa nhiều tin tức về vụ án Huỳnh Văn Trọng và nêu tên những huyền thoại chung quanh nhân vật Vũ Ngọc Nhạ nên khi tiếp xúc với anh, y có mặc cảm tự ti.
Tiếp nói:
- Tôi so với ông Trọng chỉ vào hàng con cháu. Với ông cố vấn Vũ Ngọc Nhạ, tôi vào loại đàn em, học trò. Các ông nay bị lưu đày ra đây, nhưng chưa biết chừng ngày mai lại được mời về Sài Gòn, giữ những trọng trách trong chánh phủ. Ông cố vấn thấy tôi giúp đỡ được gì xin cứ biểu.
- Sau ngày xử án, người Mỹ đã chính thức cử người từ Washington sang mời chúng tôi ra làm việc, nhưng chúng tôi đã khước từ và quyết định ra đây. Ông quản đốc giúp cho được ăn ở như thế này là thỏa đáng. Chỉ cần ông lưu ý thêm, đa phần chúng tôi là con chiên, chúng tôi muốn hàng tuần được làm bổn phận đối với Chúa.
- Ở Côn Đảo cũng có khá nhiều giáo dân, nhưng tiếc rằng không có cha làm lễ nên nhà thờ từ lâu tới nay vẫn bỏ không.
- Nếu vậy tôi sẽ can thiệp với Đức Tổng giám mục và Đức Khâm sứ ở Sài Gòn.
Tiếp rụt rè hỏi:
- Theo chỗ tôi được nghe, thì vụ án này do CIA trả đũa ông Thiệu đã bắt Trần Ngọc Châu là người của Mỹ. Vậy sự vật ra sao?
Hai Long không trả lời thẳng vào câu hỏi:
- Tôi là một trong số những người Việt Nam hiểu Mỹ nhất, và dám đương đầu với Mỹ khi quyền lợi của dân tộc bị xâm phạm. Tôi có đầy đủ tin tức Mỹ chơi mình, nhưng không thèm trốn tránh, thử xem nó chơi mình tới mức nào. Tội nghiệp cho ông Thiệu khó xử và từ nay phải đơn thương độc mã trong cuộc chơi với Mỹ.
Tiếp tỏ vẻ mừng rỡ:
- Được gặp ống cố vấn là một dịp rất may đối với tôi. Hiện nay Mỹ đang xây cất nhiều công trình trên đảo, tôi thường xuyên phải làm việc với những nhà thầu Mỹ. Tôi tự thấy lấy mình tầm cỡ quá thấp. Nhờ ông mách bảo cho vài miếng nhà nghề để làm ăn kiếm chác với họ.
- Về kinh tế thì ông Hòe là một chuyên gia đại tài, đã công khai tranh luận trên báo chí với những chuyên gia kinh tế Mỹ có hạng. Ông nên xin khuyến cáo của ông Hòe. Tôi chỉ góp với ông một ý kiến nhỏ. Người Mỹ rất thực dụng. Làm áp phe với Mỹ thì cứ đặt thẳng vấn đề, không úp úp mở mở. Tôi ký, anh làm, nguyên tắc thông thường là chia đôi, sòng phẳng. Mỹ gọi là "Half and half", Pháp gọi là "Moitié - moitié".
Tiếp nghe tỏ vẻ phục Hai Long.
Hòe và Ruật ra đảo trước đã bắt liên lạc với Ban chỉ đạo tổ chức Đảng hoạt động bí mật tại nhà lao. Sau khi Hai Long tới, Ban chỉ đạo gợi ý anh tham gia vào Ban và làm việc với "bộ phận lãnh đạo bên ngoài"; ở đây thiếu người vì có một số đồng chí mãn hạn tù trở về đất liền. Anh nói mình rất mong mỏi và sẵn sàng nhận công tác, nhưng do tính chất nhiệm vụ, trong khi chưa nhận được chỉ thị về phương thức hoạt động ở đảo, xin để mình đứng ngoài họ phận lãnh đạo, và trao cho một việc làm cụ thể. Ban chỉ đạo phân công anh theo dõi tình hình địch và đóng góp với chỉ đạo về những chủ trương đấu tranh của tù nhân trên đảo.
Theo quy định của chính quyền Sài Gòn, những người bị đày ra Côn Đảo đều phải nhận công việc khổ sai. Hòe giỏi về kinh tế, tài chính, nhận làm cố vấn cho trưởng đặc ty ngân khố của đặc khu hành chính Côn Đảo. Ruật làm cố vấn cho trưởng ty giáo dục. Thắng nhận giữ sổ sách kế toán cho viên phó quản đốc trại. Với công việc này, anh có thể biết được số lượng người bị giam trong trại, số người làm việc ở các sở, tình hình lương thực, thực phẩm của khu trung tâm.
Sáu Long tới gặp Hai Long, chuyển lời của Tiếp muốn bố trí anh và Trọng làm công tác hành chính hay giáo dục. Hai Long nói:
- Nhờ anh về thưa lại với đặc khu trưởng rằng chúng tôi không muốn bêu xấu thêm tổng thống.
Tiếp cũng lờ đi và không nhắc tới công việc khổ sai của họ nữa.
Hai Long viết thư cho Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình, xin cử một linh mục ra làm cha xứ họ đạo Côn Đảo. Cha Bình chuẩn y ngay lời yêu cầu của anh, cử linh mục Tâm ra đảo. Nhưng ông linh mục này chỉ ở được vài tuần là chán cảnh đảo, trở về Sài Gòn. Hai Long lại viết thư cho cha Bình, đề nghị Tòa Tổng giám mục cần lựa chọn linh mục để đưa ra xứ đạo xa xôi này. Ít lâu sau, cha Phạm Gia Thụy ra đảo. Cha Thụy được linh mục Chân Tín, chủ tịch ủy ban chống chế độ lao tù, cử ra công tác tại Côn Đảo; Tòa Tổng giám mục nhân đó cử ông trông coi luôn họ đạo ở đây.
Cha Thụy và Hai Long nhanh chóng trở nên một đôi bạn ý hiệp tâm đầu. Ông thuộc dòng tu Chúa Cứu thế[1] mới xuất hiện từ thế kỷ 18 cùng với sự phát triển của chủ nghĩa đế quốc, không bảo thủ như những dòng tu thành lập từ trước, rất nhạy cảm với những vấn đề chính trị. Cá nhân cha Thụy lại rất hiếu động. Ông vào trong các trại giam làm thánh lễ và thăm người tù. Ông tìm gặp những sinh viên bị bắt và tù khổ sai.
Ban chỉ đạo trao nhiệm vụ cho Hai Long vận động cha Thụy tham gia vào cuộc đấu tranh đòi Mỹ - ngụy cải thiện chính sách, chế độ lao tù, đòi cho tù nhân được nhận tiền bạc, thuốc men, quần áo từ đất liền, đòi được ăn uống, chăm sóc thuốc men đúng tiêu chuẩn, chống phát gạo mắm hư mục, chống cai ngục ăn chặn, ăn bớt của tù nhân, đòi được trao đổi thư từ và cho thân nhân ra đảo thăm nuôi tù nhân, mãn án phải được trả tự do ngay v.v... Cha Thụy tham gia rất hăng hái. Nhờ đề nghị tích cực của ông, Ủy ban đấu tranh đòi cải thiện chế độ lao tù quyên góp được một số thuốc men gửi ra đảo. Cha Thụy mang tất cả chia cho trại. Địch đối phó lại bằng cách thu giấy phép của ông, không cho ông đi vào các trại giam như trước.
Hai Lượng dựa vào cha Thụy, thường xuyên liên hệ với Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình, cha Nhuận, cha Hoàng, và mở rộng thêm quan hệ với những linh mục ở Sài Gòn, như các cha Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Trương Bá Cần, Trần Ngọc Thao... Cha Thao có liên hệ với nhóm thượng nghị sĩ McGarven và phe Bồ câu Mỹ. Các cha ở Sài Gòn gửi sách báo Công giáo, chính trị, thần học cho anh, như báo của Tòa thánh Observator Romano, La Croix, Témoignage Chrétien, Missi, ICI[2], nguyệt san Sacerdos của linh mục, giám mục... Qua cha Hoàng, Hai Long gửi thư tới Hồng y Pignedoli, Tổng thư ký ở bộ Truyền giáo Vatican, đề nghị gửi cho mình bản thông tin KIPA của Tòa thánh. Pignedoli không những đã gửi cho anh bản thông tin này, mà còn gửi cà biên bản khóa họp hội đồng giám mục thế giới ở Roma tháng 10-1971.
Do có nhiều thời giờ đọc sách báo, kiến thức về Thiên chúa giáo, giáo lý, thần học của Hai Long được nâng lên khá nhiều. Các cha cố tiếp xúc với anh trực tiếp cũng như qua thư từ đều ngạc nhiên. Với các cha cố, Hai Long thường nhắc tới Thiệu, Kỳ, Khiêm với thái độ khoan dung của một tu sĩ hay một triết gia. Anh nói là vẫn cầu nguyện ơn trên phù hộ cho họ, và nhắn gửi lời khuyên răn "phải rất khôn lanh đối với những người bạn Mỹ của chúng ta". Đây chính là lời Hai Long thường nói với Thiệu trước kia.
Hai Long cùng với Trọng ở tại một căn nhà biệt lập thuộc trú khu an ninh. Sự biệt đãi của viên quản đốc trung tâm cải huấn đối với họ cho phép anh mở rộng giao tiếp với nhiều người trong bộ máy chính quyền ở đảo, giúp anh nắm được kịp thời những biến chuyển tình hình của quân đội, chính quyền, và những âm mưu, ý đồ, kế hoạch của ban quản đốc trung tâm đối với tù nhân. Anh đã báo cáo thường xuyên với ban chỉ đạo ở đảo.
2.
Tháng 9-1971, miền Nam lại có bầu cử tổng thống nhiệm kỳ mới. Thời gian qua, với sự ủng hộ của Nixon và đặc biệt của CIA, Thiệu đã tước hết quyền hành, quét sạch vây cánh của Kỳ trong bộ máy chính quyền, nắm chắc lực lượng công an, cảnh sát. Minh Lớn và Kỳ là hai đối thủ chủ yếu của Thiệu trong cuộc tuyển cử. Thiệu đưa ra những đạo luật bầu cử hạn chế tới mức tối đa những người ra tranh cử. Ví dụ như người muốn ứng cử phải đại diện cho một đảng lớn, nếu không, họ phải được từ 40 nghị sĩ, dân biểu giới thiệu và bảo đảm, hoặc là được sự giới thiệu của 100 ủy viên hội đồng tỉnh, trong khi tất cả những tổ chức này đều bị Thiệu kiểm soát và khống chế chặt chẽ. Cuối cùng, Minh và Kỳ đều phải bỏ cuộc. Thiệu ứng cử một mình không có đối thủ.
Trong quá trình vận động bầu cử tổng thống, trước những hành động quá trắng trợn của Thiệu, Kỳ đã nhiều lần rắp tâm đảo chính lật đổ Thiệu. Kỳ tin có những lực lượng trong quân đội ủng hộ mình, và đảo chính sẽ thành công. Nhưng Kỳ ớn CIA đã cài tay chân khắp nơi, sẽ phát hiện âm mưu của mình trước khi hành sự. Kỳ đành bó tay.
Mỹ không thích trò chạy đua một ngựa, sẽ bóc trần bộ mặt dân chủ giả tạo ở Nam Việt Nam. Nhưng Thiệu, với tính tham lam nhỏ nhặt, thiếu tự tin của y, đã làm lơ trước lời khuyên bảo của quan thầy. Y bất chấp mọi dư luận, quyết tâm gạt hết các đối thủ để giành thắng lợi. Kỳ bị tước mọi quyền hành, chỉ còn mỗi chức thiếu tướng không quân trước đây. Y đành phải lui về ngôi nhà trong căn cứ Tân Sơn Nhất, khuây khỏa bằng những canh mạt chược hoặc những trận đá gà, đôi lúc lái máy bay tới giải sầu tại đồn điền ở Khánh Dương.
Hai Long nảy ra ý viết cho Kỳ một lá thư. Nhưng sau đó anh chỉ viết thư cho cha Nguyễn Quang Lãm, người được khối Thiên chúa giáo trao nhiệm vụ làm cố vấn cho Kỳ. Trong thư, Hai Long tả cảnh một đêm thu ở Côn Đảo, trăng nhô đỉnh núi, sóng biển rì rào, một mình ngồi trên mỏm đá đầu ghềnh, động cảnh sinh tình, nhớ thương cha Lãm có hai người con, một con đẻ, một con nuôi[3], nay đều chưa làm nên công trạng gì! Một đứa lưu đày ngoài đảo xa, một đứa chịu quản thúc ở phi trường Tân Sơn Nhất...
"Nhưng Nã Phá Luân[4] ngày xưa đã bị lưu đày ở đảo Elbe chỉ một năm sau lại vượt biển trở về tiếp tục những trang sử huy hoàng của nước Pháp, con dù bị Chúa thử thách vẫn giữ niềm tin có ngày sẽ trở lại, chỉ chạnh lòng mỗi lần nghĩ tới Kỳ.
Thời lai đồ điếu thành công dị.
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa![5]
Cha cho con gửi lời thăm Kỳ râu kẽm, khuyên Kỳ đừng thoái chí, noi gương người xưa tiếp tục mài gươm dưới trăng, và "trăm trận đá, trăm trận thắng"[6].
Con xin gửi tặng Kỳ râu mấy câu thơ:
Bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người.
Nhớ dinh Độc Lập, nhớ lời Kỳ râu...
Vừng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa trôi Côn Đảo, nửa vùi sân bay...".
Không hiểu cha Lãm có nói gì thêm, nhưng theo lời ông thuật lại, sau khi xem thư, Kỳ nói: "Tôi chịu Vũ Ngọc Nhạ là bậc thầy!".
Cha Lãm là một người khá sắc sảo về chính trị. Đúng vào dịp bầu cử tổng thống, ông cho đăng tải trên tờ báo Xây Dựng của mình, suốt hơn 40 kỳ liền, một phóng sự điều tra với tựa đề: "Xây Dựng dở chồng hồ sơ bí mật vụ điệp báo chấn động Huỳnh Văn Trọng, phụ tá đặc biệt của tổng thống Thiệu". Tác giả thiên điều tra nói mình đã bỏ ra 5 tháng để thu thập và nghiên cứu tài liệu. Tác giả đưa ra những luận cứ chứng minh Huỳnh Văn Trọng được CIA chú ý từ lâu, đã được bồ trí đúng lúc vào bên Thiệu để "âm thầm tiến hành một công tác được xếp đặt, kế hoạch hóa và thực hiện cùng một lượt với một số công tác khác quan trọng tương đương và chỉ có tòa Bạch ốc và Ngũ giác đài mới biết được". Qua Huỳnh Văn Trọng, tòa Bạch ốc và CIA đã "nắm vững tim gan óc não" của tổng thống Thiệu, lèo lái Thiệu thực hiện "tân chính sách hòa dịu" với khối Cộng sản quốc tế, "bắt tay với Cộng sản ở Việt Nam cũng như ở mọi nơi trên thế giới". Phụ tá Huỳnh Văn Trọng đã giữ một vai trò sáng chói trong số các phụ tá của dinh Độc Lập và tin chắc là mình sẽ trở thành thủ tướng. Ngược lại, Thiệu đã dùng Trọng để theo dõi những mưu tính của Hoa Kỳ "đang có hoặc có thể thay đổi về Việt Nam xa hơn thế nữa, mà cần thiết hơn là về cá nhân tổng thống Thiệu... Cái chết thê thảm của cố tổng thống Ngô Đình Diệm còn đó. Nó quá đắt giá". "Huỳnh Văn Trọng vào tù vì bị tiết lộ là gián điệp đôi hay chỉ là một diễn xuất ngoạn mục mà đoạn kết còn lâu mới tới?"... Tác giả bài báo nhiều lần chĩa mũi nhọn vào Thiệu: "Chắc ông không đến nỗi u tối quá hoặc kiêu căng quá để không nhận biết rằng so với cố tổng thống Diệm ông chỉ là một ánh đèn le lói trước mặt trời!". "Tổng thống Thiệu đã đối phó với các phần tử quốc gia bằng chính những thủ đoạn sâu độc và những biện pháp cứng rắn đáng lẽ chỉ có thể dành cho đối thủ chung của quốc gia là Cộng sản và ngoại bang bóc lột". Thiệu bị đánh giá là thiếu đạo đức, luôn luôn thất tín, kiến thức chính trị nghèo nàn, lý luận rất yếu kém, Thiệu quá nhỏ bé không tạo nên được sự tín nhiệm của dân chúng...
Rõ ràng là "vụ án chính trị" ngày càng gây bất lợi cho Thiệu.
Khá nhiều nhân vật thuộc lực lượng thứ ba bị Thiệu giam giữ tại Côn Đảo, tìm cách bắt liên lạc với Hai Long. Họ có cảm tình với anh qua cuộc đấu tranh tại phiên tòa và những dư luận tiếp tục kéo dài trên báo chí. Tại khám đường, mọi người coi anh như người cầm đầu của lực lượng thứ ba đang phát triển theo đà phát triển của Hội nghị hòa đàm Paris.
Tháng 6-1972, cha Thụy làm lễ tại nhà thờ Côn Đảo công bố huy chương và bằng khen của Giáo hoàng Paul VI khen thưởng Hai Long. Cả họ đạo cầu nguyện cho anh. Cha xứ tổ chức tiệc mừng long trọng tại họ đạo.
Lễ này mang lại một thanh thế lớn cho Hai Long.
Tết Trung thu tới. Đột nhiên có tin Nguyễn Văn Kiểu ra đảo "nghỉ mát". Cha Thụy tìm Hai Long, nói Kiểu muốn tới thăm anh tại nhà thờ Côn Đảo.
Kiểu gặp anh với thái độ cầu cạnh như lần đầu y tới nhà thờ Bình An nhờ anh vận động cho Thiệu ra làm tổng thống.
Kiểu đưa ra một tấm bánh trung thu Đông Hưng Viên rất lớn, nói đó là quà của vợ chồng Thiệu gửi biếu anh.
Y nói:
- Từ ngày vắng ông giáo ở Phủ tổng thống, chú Thiệu như mất một cánh tay. Mỗi lần gặp khó khăn, vợ chồng chú đều nhắc tới ông giáo.
- Ở đây tôi vẫn luôn luôn cầu nguyện cho ông bà Thiệu.
- Việc ông giáo phải ra đây làm chú Thiệu rất khổ tâm, và bỗng nhiên chuốc lấy những lời oán trách nặng nề. Các cha nói chú Thiệu là vong ân bội nghĩa đối với ông giáo, đặt quyền lợi của đảng Đại Việt trên quyền lợi của giáo hội Công giáo. Ông giáo không thể tưởng tượng được CIA đã gây áp lực với tổng thống ra sao trước khi chúng bắt ông. Chúng đưa ra những tài liệu mà chú Thiệu dù biết ông giáo bị oan vẫn không có cách nào bác lại.
- Chuyện qua rồi nhắc lại làm chi! Chỉ cần ông Thiệu hiểu tôi đã hết lòng vì ông là được rồi. Gặp ông ra đây, mang theo quà của ông Thiệu là tôi quên hết mọi chuyện cũ. Xin hỏi thăm tình hình sức khỏe vợ chồng ông Thiệu dạo này ra sao?
- Cảm ơn ông giáo, vợ chồng chú Thiệu đều mạnh. Sở dĩ phải nhắc tới chuyện cũ vì từ đó tới nay mới được gặp ông giáo. Và cũng có một vấn đề liên quan, muốn đề nghị với ông giáo... Chú Thiệu mong ông giáo viết ít lời minh oan cho chú về việc vừa qua với các cha.
Gia đình chú Thiệu vẫn luôn luôn nhắc tới ông giáo và liên hệ với các cha như ngày trước. Các cha hiểu lầm, chú Thiệu khổ tâm lắm!
- Tôi nghĩ rằng sự thật như thế nào, sớm muộn rồi các cha cũng hiểu. Tôi không muốn viết gì trong lúc này.
- Nếu ông giáo ngại viết thì đề nghị ông giáo nói đôi lời vào máy ghi âm, tôi sẽ ghi băng đưa về.
- Nói hay viết cũng như vậy thôi. Có nói và viết gì trong hoàn cảnh mất tự do thì cũng không giải quyết được gì tốt cho ông Thiệu...
Kiểu cố nằn nì, nhưng anh vẫn kiên quyết chối từ. Kiểu đành gượng gạo chia tay anh.
3.
Từ tháng 6, nhiều phái đoàn quân sự Mỹ lần lượt kéo nhau tới thăm đảo Côn Đảo. Cuộc hòa đàm tại Paris đang có chiều tiến triển. Mỹ tăng cường củng cố căn cứ LORAN trên đảo. Cặp mắt của Lầu Năm góc, trong những ngày tàn cuộc chiến tranh Việt Nam, bắt đầu hướng ra biển Đông. Liệu Côn Đảo có trở thành một "Đài Loan nhỏ" đối với Việt Nam hay không?
Sang tháng 10, nhiều tàu chiến của Hạm đội 7 Mỹ ghé vào đảo. Ban đêm, đèn sáng rực trên mặt biển như có một thành phố mới xuất hiện. Sĩ quan, binh lính thủy quân lục chiến Mỹ rong chơi từng đàn trên bãi cát dọc bờ biển.
Một buổi sáng, Hai Long ngồi đọc sách trên chiếc ghế đá cạnh phòng chánh cha xứ nhà thờ Côn Đảo. Anh buông sách lơ đãng nhìn ra bờ biển chỉ còn lẻ tẻ những đám sĩ quan Mỹ đi dạo.
Anh đã ra đảo được hơn một năm. Cuộc sống của anh ở đây không đến nỗi quá thiếu thốn và buồn chán. Nhưng nó đã mất di cái hồn. Anh không còn giúp ích được gì trực tiếp cho quân đội, cho cuộc chiến đấu đang đi vào giai đoạn quyết định. Anh nghĩ tới miền Bắc không còn những trái bom rơi. Những đoàn quân nô nức đi giữa ban ngày ra tiền tuyến. Anh nghĩ đến tình hình chính trị nhốn nháo ở Sài Gòn. Và cảm thấy nỗi buồn của những người ngồi khoanh tay trong lao tù chờ ngày được giải phóng. Anh còn dư sức lực, dư tâm huyết để đi tiếp chặng đường cuối cùng của chiến tranh. Nhưng số phận run rủi đã trói buộc anh ở nơi đảo xa này. Anh sẵn sàng đánh đổi một nửa số năm còn lại của cuộc đời, hoặc hơn thế, nếu được trở về tiếp tục hoạt động.
Anh bỗng nhận thấy mảng rêu ở chân tảng đá trước mặt mình cử động. Định thần nhìn kỹ, anh nhận ra một con kỳ nhông. Con vật nhỏ, đầu băng bó như một chiến sĩ bị thương, đang giương cặp mắt đầy cảnh giác quan sát chung quanh. Anh nhớ tới một câu ca mà trẻ em hay hát:
Con kỳ nhông
Là ông con kỳ đà
Con kỳ đà
Là cha con cắc ké
Con cắc ké
Là mẹ con kỳ nhông
Con kỳ nhông...
Con vật nhỏ này khác với đồng loại của nó, phần đông to lớn hơn, không phải là do nó có cuốn băng kỳ dị trên đầu, mà do nó có thể biến màu phù hợp với môi trường. Chính vì vậy mà mặc dù không có khả năng tự vệ trước những con vật khác hung dữ, nó vẫn tồn tại, trong khi những con khủng long khổng lồ to lớn gấp nó hàng vạn lần từ rất lâu chỉ còn là những bộ xương hóa thạch hiếm hoi trong viện bảo tàng. Nó có thể sống giữa rừng rú, chống chọi được với luật rừng. Nó cũng có thể tồn tại giữa sa mạc hoang vu, khô cằn bốn bề cát bỏng. Ở đâu cũng chỉ với một phương thức tự bảo vệ: biến màu phù hợp với môi trường.
Con kỳ nhông nháy một mắt. Nó cũng biết nháy mắt như người!
Anh chợt nảy ra một sự so sánh: trong nhiều năm qua mình đã tồn tại giữa môi trường chiến đấu ác liệt giống như con vật bé nhỏ đáng thương này. Anh cũng là một con kỳ nhông. Anh chưa một lần dùng tới vũ khí tự vệ. Phương thức hoạt động duy nhất của anh, cũng là phương thức để tồn tại là nhanh chóng biến màu. Anh cảm thấy người ta đã bất công khi dùng tên con vật kỳ diệu này gắn cho những kẻ hoạt đầu. Kẻ hoạt đầu bao giờ cũng xấu xa, nguy hiểm trong cuộc sống giữa đồng loại. Chúng nhằm những mục đích thấp hèn. Con kỳ nhông biến màu để tồn tại cho mục đích tồn tại của nó, giữa môi trường hủy diệt...
Một sĩ quan thủy quân lục chiến từ phía bãi biển rảo bước đi lại. Không phải một sĩ quan vì người đó mặc chiếc áo cổ cao của một linh mục tuyên úy. Anh ngỡ ngàng nhận ra chính là O⬙Connor.
Ông linh mục chạy lao lại ôm hôn Hai Long, rồi ghì chặt anh vào lòng. Hồi lâu ông mới buông anh, tiếp tục nắn tay, sờ sườn, vuốt tóc, véo nhẹ má anh như nựng một đứa trẻ.
Viên sĩ quan Mỹ đeo quân hàm thượng tướng đi cùng O⬙Connor lững thững bước tới, ngơ ngác nhìn hai người.
O⬙Connor giới thiệu đó là Lewis Walt, tư lệnh thủy quân lục chiến Mỹ, và giới thiệu với Walt, Hai Long là giáo sư, một người bạn rất thân thiết với mình.
Hàn huyên chừng 15 phút, O⬙Connor xin lỗi anh, ra nói nhỏ điều gì với Walt. Walt hẹn đi một lát, sẽ quay về đón O⬙Connor.
Ông linh mục cho anh biết mình đã có chủ định tới Côn Đảo phải tìm gặp được anh. Ông nói lâu ngày không vào Bình An, vì vắng anh, thiếu người tranh luận về thời cuộc nên cũng buồn. Ông hỏi:
- Thầy ở đây có điều kiện theo dõi sát tình hình không? Chiến tranh Việt Nam đang đi tới kết thúc.
Hai Long vào phòng khách lấy ra một tập báo. Ông linh mục rất ngạc nhiên khi nhìn thấy những số News Week[7] mới nhất và một tờ Star - Stripes[8] vừa ra ngày hôm trước. Những báo này do một người tù chuyên cắt tóc cho binh sĩ Mỹ tại căn cứ LORAN và sân bay Cỏ Ống lấy về hàng ngày cho Hai Long. Anh đưa tiếp cho O⬙Connor xem tờ Observator Romano và tờ KIPA.
- Báo chí không thiếu lắm, tôi còn đọc kỹ hơn hồi ở Sài Gòn. Nhưng tôi vẫn không hiểu tình hình thực sự về khúc ngoặt chiến tranh đang diễn ra.
- Giáo hoàng Paul VI đóng góp rất nhiều vào việc kết thúc chiến tranh Việt Nam, chính phủ Mỹ cũng phải chịu ơn Giáo hoàng. Hội nghi Paris sắp kết thúc, một hiệp định sẽ được ký nay mai. Quân đội Mỹ sẽ rút khỏi Việt Nam, và chắc chắn chúng ta sẽ còn gặp lại nhau. Sẽ có một chính phủ ba thành phần. Thầy cứ yên lòng, vì Mỹ sẽ bảo đảm sự tồn tại của Thiệu. Thiệu đứng đầu một thành phần, được Mỹ tiếp tục giúp đỡ, củng cố thành thành phần mạnh nhất trong chính phủ liên hiệp ở Nam Việt Nam. Mỹ sẽ ra đi trong thế mạnh của Thiệu. Thầy có ý kiến gì về ba thành phần này?
- Tôi không có đủ những yếu tố để nhận xét, nhưng nếu trong ba thành phần đó còn Thiệu, thì đương nhiên là tôi rất hoan nghênh. Nhưng không hiểu Thiệu có tin vào sự bảo đảm của Mỹ hay không? Và Mỹ đâu có những biện pháp nào để bảo đảm cho Thiệu trong chính phủ ba thành phần?
- Thiệu tin tưởng nhiều hay ít vào sự bảo đảm của Mỹ là do giáo hội Công giáo Việt Nam quyết định phần lớn, vì biện pháp hữu hiệu nhất của Mỹ là duy trì và tăng cường sự hậu thuẫn của giáo hội Thiên chúa giáo cũng như những tổ chức chính trị chống Cộng ở Nam Việt Nam đối với Thiệu, trước khi có chính phủ ba thành phần. Mỹ phải xây dựng cho Thiệu một lực lượng quân sự thật mạnh để tự bảo vệ sự tồn tại của mình trước những thế lực khác. Theo văn bản ký kết giữa 4 bên, Bắc Việt Nam cũng như Việt Cộng phải công nhận và cùng bảo đảm sự tồn tại của Thiệu. Điều cần tính toán là Thiệu phải mạnh!
- Hiện nay ở Nam Việt Nam có hai chính phủ, chính phủ Thiệu được Mỹ ủng hộ như vậy mà vẫn bấp bênh, thì tránh sao khỏi bấp bênh hơn trong tương lai, khi chỉ là một trong ba thành phần của một chính phủ liên hiệp không còn sự hỗ trợ trực tiếp của quân Mỹ? - Tôi vừa nói, điều đó còn phải tiếp tục tính toán. Cũng vì vấn đề đó mà tôi muốn nêu với giáo sư một đề nghị... Không nên oán hận Thiệu nữa, việc cũ qua rồi, phải cùng nhau nhìn về phía trước mà tiến bước. Nếu cần, tôi sẽ có tiếng nói hòa giải giữa thầy với Thiệu.
- Tôi thấy mình chưa nên làm gì, và chưa thể làm gì trong lúc này. Mọi việc đã có giáo hội và tôi thuận theo những chỉ dẫn của Giáo hoàng Paul VI.
Hai Long vào phòng cha xứ lấy huy chương ra đưa O⬙Connor xem. Ông linh mục mừng rỡ:
- Có huy chương cao quý này mà ủng hộ Thiệu thì sức mạnh tinh thần nào bằng! Tôi xin đảm nhiệm sứ mệnh hòa giải.
- Đề nghị cha hãy khoan, chờ tôi được bàn với cha Hoàng và giáo hội. Chính vì tấm huy chương này mà chỉ sau hai ngày, tôi đã bị đưa từ khám Chỉ Hòa ra Côn Đảo...
Tướng Walt quay trở lại với hai tút thuốc lá Philips và một gói kẹo trong tay. O⬙Connor đỡ lấy rồi đưa tặng Hai Long. Walt cũng tặng anh một chiếc bật lửa có khắc chữ ký của mình. Hai Long tặng lại Walt một tấm ảnh anh chụp trước phòng tuyên úy Công giáo Côn Đảo, và tặng O⬙Connor một tấm ảnh anh đứng trước hang đá Đức Mẹ nhìn ra biển.
Hai vị khách đề nghị anh cùng chụp ảnh làm kỷ niệm trước khi chia tay.
4.
Từ giữa năm 1971, trên báo ICI và Missi của Tòa thánh Vatican bắt đầu xuất hiện những bài nói về hòa bình ở Việt Nam, vai trò của Phật giáo và nhân vật Dương Văn Minh. Không lâu sau đó, Hai Long nhận được thư của Hồng y Pignedoli gợi ý nghiên cứu vận động giáo hội ở Nam Việt Nam gác bỏ ý thức hẹp hòi, kỳ thị tôn giáo, và cộng tác với Dương Văn Minh khi tình thế xoay chiều.
Cuộc chiến đấu của nhân dân ta kéo dài gần 30 năm, cuối cùng đã vượt qua thành trì bảo thủ của Thiên chúa giáo được xây dựng qua bao thế kỷ. Mười bảy năm trước, anh đã xuống tàu cùng với một triệu giáo dân miền Bắc sẵn sàng rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn vì không chấp nhận chung sống với những đồng bào đã chọn con đường của chủ nghĩa Cộng sản để giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Ngày đó, trên bến cảng Hải Phòng, anh gặp những vị linh mục từ Vatican sang. Ngày nay, Vatican đã rời bỏ bàn tay vấy máu của chủ nghĩa đế quốc để trở về với lý tưởng bác ái của Chúa.
Bộ truyền giáo La Mã đã nhìn thấy ở anh một giáo dân không bảo thủ, có thể tiếp thụ được đường lối hòa bình của Giáo hoàng Paul VI. Hai Long lập tức viết thư cho cha Hoàng, thuyết phục ông đi theo con đường trung lập, hòa hợp và hòa giải dân tộc, gửi kèm theo cả thư của Pignedoli. Anh cũng đồng thời gửi thư cho linh mục Chân Tín, cha Lãm, cha Thao. Cha Hoàng đọc tới nhàu nát những lá thư của anh được bé Liên chuyển tới. Ông để dành quà chờ bé Liên vào. Ông nói với con gái anh: "Bố mày ở ngoài đó cứ ăn rồi nằm dài ra mà viết thư, tao đọc quên cả kinh kệ!". Cha Lãm viết thư khen anh là người mở đường cho giáo hội Việt Nam. Đức cha Bình khen anh là vệ sĩ có công lớn với giáo hội. Nhiều cha gọi anh là "thầy tiên tri". Nhưng vui mừng nhất vẫn là cha Hoàng. Ông khoe với cha cố các giáo khu là Phát Diệm được ân sủng đặc biệt của Tòa thánh Vatican và Giáo hoàng Phao-lồ đệ lục thương yêu cách riêng, Phát Diệm thời nay có Vũ Ngọc Nhạ là magnifnique leader, được nhận trực tiếp thánh chỉ từ La Mã.
Hai Long lấy danh nghĩa lực lượng thứ ba công khai hoạt động tuyên truyền cho đường lối hòa bình, hòa giải và hòa hợp dân tộc của ta, lúc này cũng là đường lối của Giáo hoàng Paul VI.
Ngày 27-1-1973, Hiệp định Paris được 4 bên tham gia ký kết. Ngày hôm sau, lệnh ngưng bắn có hiệu lực. Hai Long, Trọng, Hòe, Thắng, Ruật và Hiếu, cùng với cha Thụy tổ chức một bữa liên hoan đón chào hòa bình.
Mười hai ngày sau khi ký Hiệp định, đồng chí Xuân Thủy tới Roma thăm viếng và cảm ơn Giáo hoàng Paul VI đã góp nhiều công sức vào việc kết thúc chiến tranh, kiến tạo hòa bình ở Việt Nam. Giáo hoàng đón tiếp trọng thể và chụp ảnh chung với đồng chí Xuân Thủy tại đền thánh Pierre. Sự kiện này càng làm cho nhiều cha cố và giáo dân tin rằng Hai Long nhận một sứ mạng đặc biệt của Vatican ở miền Nam Việt Nam. Nhiều phe nhóm và cá nhân mệnh danh là lực lượng thứ ba, như Phật giáo Ấn Quang, nhóm Hòa bình Công lý, nhóm Công giáo và dân tộc, Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Huyền, Trần Ngọc Liễng, Trương Đình Dzu, bà Ngô Bá Thành, các linh mục Chân Tín, Trương Bá Cần lần lượt tìm cách liên lạc với Hai Long.
Nhân dịp Tết Quý Sửu, Hai Long nhờ người chụp và in bưu ảnh mừng Xuân hòa bình, có hình Giáo hoàng Paul VI cùng với tấm huy chương của anh trên nền một cành mai. Anh ghi địa chỉ ở khám đường Côn Đảo, rồi gửi hàng trăm tấm bưu ảnh cho cha cố và giáo dân ở Sài Gòn. Ở đảo, cha Thụy gợi ý cho các sĩ quan, công chức tới phòng khách cha xứ chúc mừng Hai Long. Cha Thụy giới thiệu anh là lãnh tụ Công giáo thuộc lực lượng thứ ba, hoạt động theo đường lối hòa bình, hòa giải và hòa hợp dân tộc của Đức Giáo hoàng Phao-lồ đệ lục. Nhiều người tỏ ra kính nề anh. Họ cho rằng với thời thế đang xoay chiều, một ngày không xa, Hai Long sẽ trở về với một chức vụ lớn ở Sài Gòn.
Anh bắt đầu thường xuyên giúp giúp cha Thụy làm lễ ở nhà thờ Côn Đảo để tranh thủ vận động tuyên truyền giải thích về đường lối vận động cho hòa bình ở Việt Nam của Giáo hoàng.
Nhưng một đám mây đen lại xuất hiện. Ban chỉ đạo ở nhà tù cho biết Thiệu có âm mưu không trao trả tù dân sự[9] theo điều khoản đã được ký kết trong Nghị đinh thư ở Paris. Thiệu biết hàng vạn cán bộ này khi trở về sẽ vô cùng nguy hiểm cho y trong cuộc đấu tranh chính trị đang diễn ra gay gắt. Ban chỉ đạo trao cho Hai Long nhiệm vụ điều tra, thu thập những tin tức, tài liệu cụ thể. Anh đã sử dụng cả lưới vào công việc này và tự mình cũng tích cực tham gia.
Trong số tù nhân là sĩ quan ngụy, có một thanh niên tên là Nghĩa. Nghĩa bị kết án chung thân khổ sai vì lỡ tay đánh chết một người bạn. Nghĩa thông minh, tháo vát nên được Tiếp rất tin dùng. Tiếp đưa Nghĩa về nhà riêng, cho làm các việc như: lái xe, chạy áp phe, chụp ảnh và dạy vợ Tiếp học ngoại ngữ. Nghĩa hiểu rành rẽ mọi việc trên đảo. Một lần ngồi nói chuyện với Hai Long, Nghĩa tâm sự chỉ có một cuộc đổi đời của cách mạng mới giải phóng được cho cuộc sống lao tù của mình. Anh động viên, giáo dục Nghĩa, từng bước đặt kế hoạch cho Nghĩa sưu tầm tài liệu, như chụp ảnh các trại giam, cảnh tra tấn phụ nữ, những người bại liệt nằm ở xà lim và các phòng biệt giam trại số 7... Nghĩa hoàn thành rất tốt những việc anh trao.
Thắng, Hòe, Ruật, Hiếu ở những vị trí công việc khổ sai của mình, đã lấy được nguyên bản hoặc sao chép lại nhiều văn thư, tài liệu báo cáo về số lượng, danh sách tù nhân, gồm chính trị phạm, quân phạm, thường phạm, số phụ nữ ở từng trại, từng sở, từng phòng giam, tình hình di chuyển tù chính trị và tù dân sự. Họ nhận thấy thủ đoạn chính của địch là chuyển tù chính trị giấu đi nơi khác, biến họ thành thường phạm, để không phải trao trả. Anh em ta còn lấy cả những con số về tình hình tiếp tế lương thực, thực phẩm nuôi tù nhân để chứng minh thêm.
Tất cả những tài liệu, hình ảnh đã được chuyển tới phái đoàn ta ở Paris và linh mục Chân Tín trong tháng 3 và tháng 4 năm 1973. Nhiều báo chí ở Sài Gòn, Paris, Roma và các thành phố lớn ở nước Mỹ đều đăng những tài liệu này.
Sau khi ký Hiệp định Paris, Thiệu đi thăm Mỹ, Tây Đức, Ý, tới thủ đô nước nào cũng bị tố cáo là ngoan cố, dã man, vô nhân đạo đối với tù chính trị. Khi Thiệu tới yết kiến Giáo hoàng tại Roma, Thiệu ra sức biện bạch những dư luận về mình đối với vấn đề tù chính trị là không có căn cứ. Giáo hoàng Paul VI đưa ra một bản danh sách tù chính trị đang bị giam ở Côn Đảo. Thiệu tím mặt không còn cách chối cãi.
Trở về Sài Gòn, Thiệu tức giận phái liên tiếp bốn đoàn điều tra của Phủ thủ tướng, bộ Nội vụ, công an tình báo, Tổng nha Cải huấn ra Côn Đảo. Các bạn của Hai Long làm mọi việc rất sạch tay, không để lại dấu vết. Bốn đoàn điều tra của Thiệu đều không tìm ra manh mối. Tài liệu mật nằm trong văn phòng ban quản đốc. Chúng đành kết tội những kẻ chịu trách nhiệm. Trung tá Phô, chỉ huy trưởng kiêm quản đốc đặc khu Côn Đảo, Thượng, phó đốc phủ sứ, phó quản đốc đều bị ngưng chức đưa về Sài Gòn. Năm Thân, chánh văn phòng, bị điều tra và thuyên chuyển.
Linh mục Thụy cũng bị điều tra, bao vây và theo dõi.
Tuy không tìm ra chứng cớ, nhưng búa rìu của chúng vẫn nhằm vào nhóm Hai Long. Thắng, người đã lấy được nguyên bản báo cáo mật của ban quản đốc, bị đẩy ra trại Chuồng Bò. Hòe bị đưa đi biệt giam cấm cố. Riêng Hai Long, cả bốn phái đoàn đều thống nhất quy kết là chủ mưu, quyết định chuyển anh về Sài Gòn để đưa qua CIA điều tra khai thác.
Linh mục Thụy lập tức báo tin này cho linh mục Chân Tín cùng với một số cha quen thân với Hai Long ở Sài Gòn sẵn sàng kế hoạch bảo vệ anh.
5.
Hai Long và Trọng rời đảo không giống như những người tù mãn hạn trở về đất liền. Họ không kịp nói một lời từ biệt với bao người thân trên đảo. Họ lại bị còng chung một chiếc khóa số 8 đưa ra sân bay.
Anh đã ở tròn hai năm trên đảo. Không một tổ chức tôn giáo nào, một linh mục thân quen nào trước đây rời bỏ anh. Trái lại, tất cả càng gần gũi anh hơn. Hai năm ở đảo đã giúp anh trở thành một linh mục với sự hiểu biết về giáo lý vững vàng, với cách làm lễ thành thạo, cách rao giảng Kinh thánh ngọt ngào, lôi cuốn giáo dân. Tấm huy chương và bằng khen của Giáo hoàng Paul VI đã nâng anh lên một địa vị mới trong giáo hội. Anh đã trở thành người của lực lượng thứ ba...
Anh cảm thấy mình trở về với một tư thế vững vàng. Kẻ địch lại muốn chơi anh một vố khác, nhưng trong tình hình chính trị hiện nay, chúng không dễ gì làm được chuyện đó. Ra tới đảo anh mới biết trong những tháng anh bị giam ở phủ Đặc ủy tình báo số 3 Bến Bạch Đằng, rất nhiều tổ chức Thiên chúa giáo quốc tế, tổ chức Ân xá quốc tế, hội Nhân quyền, hội Hồng thập tự quốc tế... đã gửi điện hỏi Phủ tổng thống, bộ Nội vụ hiện thời anh bị giam giữ ở khám nào, sức khỏe ra sao? Hai nơi này lại sao những bức điện gửi khám Chí Hòa hoặc Tổng nha Cảnh sát. Những bức điện không bao giờ được trả lời này đã góp phần kìm giữ bàn tay tội ác của chúng đối với anh. Khi đó anh còn là kẻ bị bọn chúng đặt ra ngoài vòng pháp luật. Nhưng ngày nay anh đã được những cơ sở pháp lý của Hiệp định Paris bảo vệ. Nếu chúng định đưa anh về Sài Gòn để hại anh, thì một lần nữa chúng lại phạm sai lầm. Anh không lo lắng cho mình và Trọng, mà chỉ thấy thương Thắng và Hòe còn bị chúng đày ải trên đảo. Những người đồng chí của anh không hề mệt mỏi, đã tiếp tục cuộc chơi rất đẹp đúng như lời giao ước giữa họ với nhau. Họ lại vừa lập nên một chiến công mới góp phần bảo vệ sinh mạng bao nhiêu chiến sĩ cho độc lập tự do, trong đó có bản thân mình. Những người đồng chí tận tình, luôn luôn say sưa với nghề nghiệp, trong bất cứ hoàn cành nào cũng không bỏ lỡ thời cơ đánh địch. Ngày nào họ mới sẽ gặp lại nhau...? Anh cảm thấy bùi ngùi.
Lần này, họ trở về Sài Gòn bằng máy bay. Cặp mắt của Trọng lung linh sau làn kính trắng. Có lẽ anh đang vui vì nghĩ tới giờ phút gặp lại vợ con.
Trọng quay sang ghé vào tai Hai Long:
- Hồi mình ra đây, sáng hôm sau bà nhà tôi vô khám Chí Hòa, bả đứng giữa khám chửi chúng một hồi ghê lắm. Chúng đã ăn lờn mép quà của bả, mà khi mình chuyển đi lại không báo trước! Bọn chúng im thin thít... Anh Hai à, tôi có cảm giác đêm sắp về sáng rồi.
Hai Long mỉm cười gật gù chia vui với anh. ---
[1] Rédemptoristes
[2] Information Catholique Internationale
[3] ý nói Kỳ không phải giáo dân Công giáo.
[4] tức Napoléon I (1769-1821), danh tướng, Hoàng đế Pháp 1804-1815
[5] "Bần tiện gặp thời lên cũng dễ, Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay" (Phan Kế Bính dịch). Hai câu trong bài thơ Cảm hoài của Đặng Dung, một danh tướng thời Hậu Trần.
[6] Hai Long nhắc vui tới thú chơi đá gà của Kỳ
[7] Tuần Tin tức
[8] Sao - Vạch
[9] tù chính trị
Những ngày đầu tới Côn Đảo, Hai Long và Trọng được đưa về trại số 5 cùng với một số tù nhân. Họ bị giam trong những buồng riêng biệt, chỉ tới bữa ăn mới gặp mặt nhau.
Ba ngày sau, viên trưởng ban an ninh của trung tâm cải huấn tới tìm. Y còn rất trẻ, nói năng lễ độ.
- Tôi là Sáu Long, ông Hòe và ông Ruật ở gần nhà tôi. Hai ổng nói đã thu xếp xong chỗ ở, xin mời ông và ông Trọng cùng sang đó.
Ngồi trên xe về chỗ ở mới, họ được biết Hòe là bạn thân của bố viên quản đốc trung tâm cải huấn Côn Đảo hiện thời là Cao Minh Tiếp.
Cả lưới vui mừng gặp lại nhau. Bốn người ở chung trong một căn nhà lá thoáng mát, chung quanh có hàng rào dây thép gai.
Cao Minh Tiếp thỉnh thoảng lại ghé vào thăm họ. Báo chí đưa nhiều tin tức về vụ án Huỳnh Văn Trọng và nêu tên những huyền thoại chung quanh nhân vật Vũ Ngọc Nhạ nên khi tiếp xúc với anh, y có mặc cảm tự ti.
Tiếp nói:
- Tôi so với ông Trọng chỉ vào hàng con cháu. Với ông cố vấn Vũ Ngọc Nhạ, tôi vào loại đàn em, học trò. Các ông nay bị lưu đày ra đây, nhưng chưa biết chừng ngày mai lại được mời về Sài Gòn, giữ những trọng trách trong chánh phủ. Ông cố vấn thấy tôi giúp đỡ được gì xin cứ biểu.
- Sau ngày xử án, người Mỹ đã chính thức cử người từ Washington sang mời chúng tôi ra làm việc, nhưng chúng tôi đã khước từ và quyết định ra đây. Ông quản đốc giúp cho được ăn ở như thế này là thỏa đáng. Chỉ cần ông lưu ý thêm, đa phần chúng tôi là con chiên, chúng tôi muốn hàng tuần được làm bổn phận đối với Chúa.
- Ở Côn Đảo cũng có khá nhiều giáo dân, nhưng tiếc rằng không có cha làm lễ nên nhà thờ từ lâu tới nay vẫn bỏ không.
- Nếu vậy tôi sẽ can thiệp với Đức Tổng giám mục và Đức Khâm sứ ở Sài Gòn.
Tiếp rụt rè hỏi:
- Theo chỗ tôi được nghe, thì vụ án này do CIA trả đũa ông Thiệu đã bắt Trần Ngọc Châu là người của Mỹ. Vậy sự vật ra sao?
Hai Long không trả lời thẳng vào câu hỏi:
- Tôi là một trong số những người Việt Nam hiểu Mỹ nhất, và dám đương đầu với Mỹ khi quyền lợi của dân tộc bị xâm phạm. Tôi có đầy đủ tin tức Mỹ chơi mình, nhưng không thèm trốn tránh, thử xem nó chơi mình tới mức nào. Tội nghiệp cho ông Thiệu khó xử và từ nay phải đơn thương độc mã trong cuộc chơi với Mỹ.
Tiếp tỏ vẻ mừng rỡ:
- Được gặp ống cố vấn là một dịp rất may đối với tôi. Hiện nay Mỹ đang xây cất nhiều công trình trên đảo, tôi thường xuyên phải làm việc với những nhà thầu Mỹ. Tôi tự thấy lấy mình tầm cỡ quá thấp. Nhờ ông mách bảo cho vài miếng nhà nghề để làm ăn kiếm chác với họ.
- Về kinh tế thì ông Hòe là một chuyên gia đại tài, đã công khai tranh luận trên báo chí với những chuyên gia kinh tế Mỹ có hạng. Ông nên xin khuyến cáo của ông Hòe. Tôi chỉ góp với ông một ý kiến nhỏ. Người Mỹ rất thực dụng. Làm áp phe với Mỹ thì cứ đặt thẳng vấn đề, không úp úp mở mở. Tôi ký, anh làm, nguyên tắc thông thường là chia đôi, sòng phẳng. Mỹ gọi là "Half and half", Pháp gọi là "Moitié - moitié".
Tiếp nghe tỏ vẻ phục Hai Long.
Hòe và Ruật ra đảo trước đã bắt liên lạc với Ban chỉ đạo tổ chức Đảng hoạt động bí mật tại nhà lao. Sau khi Hai Long tới, Ban chỉ đạo gợi ý anh tham gia vào Ban và làm việc với "bộ phận lãnh đạo bên ngoài"; ở đây thiếu người vì có một số đồng chí mãn hạn tù trở về đất liền. Anh nói mình rất mong mỏi và sẵn sàng nhận công tác, nhưng do tính chất nhiệm vụ, trong khi chưa nhận được chỉ thị về phương thức hoạt động ở đảo, xin để mình đứng ngoài họ phận lãnh đạo, và trao cho một việc làm cụ thể. Ban chỉ đạo phân công anh theo dõi tình hình địch và đóng góp với chỉ đạo về những chủ trương đấu tranh của tù nhân trên đảo.
Theo quy định của chính quyền Sài Gòn, những người bị đày ra Côn Đảo đều phải nhận công việc khổ sai. Hòe giỏi về kinh tế, tài chính, nhận làm cố vấn cho trưởng đặc ty ngân khố của đặc khu hành chính Côn Đảo. Ruật làm cố vấn cho trưởng ty giáo dục. Thắng nhận giữ sổ sách kế toán cho viên phó quản đốc trại. Với công việc này, anh có thể biết được số lượng người bị giam trong trại, số người làm việc ở các sở, tình hình lương thực, thực phẩm của khu trung tâm.
Sáu Long tới gặp Hai Long, chuyển lời của Tiếp muốn bố trí anh và Trọng làm công tác hành chính hay giáo dục. Hai Long nói:
- Nhờ anh về thưa lại với đặc khu trưởng rằng chúng tôi không muốn bêu xấu thêm tổng thống.
Tiếp cũng lờ đi và không nhắc tới công việc khổ sai của họ nữa.
Hai Long viết thư cho Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình, xin cử một linh mục ra làm cha xứ họ đạo Côn Đảo. Cha Bình chuẩn y ngay lời yêu cầu của anh, cử linh mục Tâm ra đảo. Nhưng ông linh mục này chỉ ở được vài tuần là chán cảnh đảo, trở về Sài Gòn. Hai Long lại viết thư cho cha Bình, đề nghị Tòa Tổng giám mục cần lựa chọn linh mục để đưa ra xứ đạo xa xôi này. Ít lâu sau, cha Phạm Gia Thụy ra đảo. Cha Thụy được linh mục Chân Tín, chủ tịch ủy ban chống chế độ lao tù, cử ra công tác tại Côn Đảo; Tòa Tổng giám mục nhân đó cử ông trông coi luôn họ đạo ở đây.
Cha Thụy và Hai Long nhanh chóng trở nên một đôi bạn ý hiệp tâm đầu. Ông thuộc dòng tu Chúa Cứu thế[1] mới xuất hiện từ thế kỷ 18 cùng với sự phát triển của chủ nghĩa đế quốc, không bảo thủ như những dòng tu thành lập từ trước, rất nhạy cảm với những vấn đề chính trị. Cá nhân cha Thụy lại rất hiếu động. Ông vào trong các trại giam làm thánh lễ và thăm người tù. Ông tìm gặp những sinh viên bị bắt và tù khổ sai.
Ban chỉ đạo trao nhiệm vụ cho Hai Long vận động cha Thụy tham gia vào cuộc đấu tranh đòi Mỹ - ngụy cải thiện chính sách, chế độ lao tù, đòi cho tù nhân được nhận tiền bạc, thuốc men, quần áo từ đất liền, đòi được ăn uống, chăm sóc thuốc men đúng tiêu chuẩn, chống phát gạo mắm hư mục, chống cai ngục ăn chặn, ăn bớt của tù nhân, đòi được trao đổi thư từ và cho thân nhân ra đảo thăm nuôi tù nhân, mãn án phải được trả tự do ngay v.v... Cha Thụy tham gia rất hăng hái. Nhờ đề nghị tích cực của ông, Ủy ban đấu tranh đòi cải thiện chế độ lao tù quyên góp được một số thuốc men gửi ra đảo. Cha Thụy mang tất cả chia cho trại. Địch đối phó lại bằng cách thu giấy phép của ông, không cho ông đi vào các trại giam như trước.
Hai Lượng dựa vào cha Thụy, thường xuyên liên hệ với Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình, cha Nhuận, cha Hoàng, và mở rộng thêm quan hệ với những linh mục ở Sài Gòn, như các cha Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Trương Bá Cần, Trần Ngọc Thao... Cha Thao có liên hệ với nhóm thượng nghị sĩ McGarven và phe Bồ câu Mỹ. Các cha ở Sài Gòn gửi sách báo Công giáo, chính trị, thần học cho anh, như báo của Tòa thánh Observator Romano, La Croix, Témoignage Chrétien, Missi, ICI[2], nguyệt san Sacerdos của linh mục, giám mục... Qua cha Hoàng, Hai Long gửi thư tới Hồng y Pignedoli, Tổng thư ký ở bộ Truyền giáo Vatican, đề nghị gửi cho mình bản thông tin KIPA của Tòa thánh. Pignedoli không những đã gửi cho anh bản thông tin này, mà còn gửi cà biên bản khóa họp hội đồng giám mục thế giới ở Roma tháng 10-1971.
Do có nhiều thời giờ đọc sách báo, kiến thức về Thiên chúa giáo, giáo lý, thần học của Hai Long được nâng lên khá nhiều. Các cha cố tiếp xúc với anh trực tiếp cũng như qua thư từ đều ngạc nhiên. Với các cha cố, Hai Long thường nhắc tới Thiệu, Kỳ, Khiêm với thái độ khoan dung của một tu sĩ hay một triết gia. Anh nói là vẫn cầu nguyện ơn trên phù hộ cho họ, và nhắn gửi lời khuyên răn "phải rất khôn lanh đối với những người bạn Mỹ của chúng ta". Đây chính là lời Hai Long thường nói với Thiệu trước kia.
Hai Long cùng với Trọng ở tại một căn nhà biệt lập thuộc trú khu an ninh. Sự biệt đãi của viên quản đốc trung tâm cải huấn đối với họ cho phép anh mở rộng giao tiếp với nhiều người trong bộ máy chính quyền ở đảo, giúp anh nắm được kịp thời những biến chuyển tình hình của quân đội, chính quyền, và những âm mưu, ý đồ, kế hoạch của ban quản đốc trung tâm đối với tù nhân. Anh đã báo cáo thường xuyên với ban chỉ đạo ở đảo.
2.
Tháng 9-1971, miền Nam lại có bầu cử tổng thống nhiệm kỳ mới. Thời gian qua, với sự ủng hộ của Nixon và đặc biệt của CIA, Thiệu đã tước hết quyền hành, quét sạch vây cánh của Kỳ trong bộ máy chính quyền, nắm chắc lực lượng công an, cảnh sát. Minh Lớn và Kỳ là hai đối thủ chủ yếu của Thiệu trong cuộc tuyển cử. Thiệu đưa ra những đạo luật bầu cử hạn chế tới mức tối đa những người ra tranh cử. Ví dụ như người muốn ứng cử phải đại diện cho một đảng lớn, nếu không, họ phải được từ 40 nghị sĩ, dân biểu giới thiệu và bảo đảm, hoặc là được sự giới thiệu của 100 ủy viên hội đồng tỉnh, trong khi tất cả những tổ chức này đều bị Thiệu kiểm soát và khống chế chặt chẽ. Cuối cùng, Minh và Kỳ đều phải bỏ cuộc. Thiệu ứng cử một mình không có đối thủ.
Trong quá trình vận động bầu cử tổng thống, trước những hành động quá trắng trợn của Thiệu, Kỳ đã nhiều lần rắp tâm đảo chính lật đổ Thiệu. Kỳ tin có những lực lượng trong quân đội ủng hộ mình, và đảo chính sẽ thành công. Nhưng Kỳ ớn CIA đã cài tay chân khắp nơi, sẽ phát hiện âm mưu của mình trước khi hành sự. Kỳ đành bó tay.
Mỹ không thích trò chạy đua một ngựa, sẽ bóc trần bộ mặt dân chủ giả tạo ở Nam Việt Nam. Nhưng Thiệu, với tính tham lam nhỏ nhặt, thiếu tự tin của y, đã làm lơ trước lời khuyên bảo của quan thầy. Y bất chấp mọi dư luận, quyết tâm gạt hết các đối thủ để giành thắng lợi. Kỳ bị tước mọi quyền hành, chỉ còn mỗi chức thiếu tướng không quân trước đây. Y đành phải lui về ngôi nhà trong căn cứ Tân Sơn Nhất, khuây khỏa bằng những canh mạt chược hoặc những trận đá gà, đôi lúc lái máy bay tới giải sầu tại đồn điền ở Khánh Dương.
Hai Long nảy ra ý viết cho Kỳ một lá thư. Nhưng sau đó anh chỉ viết thư cho cha Nguyễn Quang Lãm, người được khối Thiên chúa giáo trao nhiệm vụ làm cố vấn cho Kỳ. Trong thư, Hai Long tả cảnh một đêm thu ở Côn Đảo, trăng nhô đỉnh núi, sóng biển rì rào, một mình ngồi trên mỏm đá đầu ghềnh, động cảnh sinh tình, nhớ thương cha Lãm có hai người con, một con đẻ, một con nuôi[3], nay đều chưa làm nên công trạng gì! Một đứa lưu đày ngoài đảo xa, một đứa chịu quản thúc ở phi trường Tân Sơn Nhất...
"Nhưng Nã Phá Luân[4] ngày xưa đã bị lưu đày ở đảo Elbe chỉ một năm sau lại vượt biển trở về tiếp tục những trang sử huy hoàng của nước Pháp, con dù bị Chúa thử thách vẫn giữ niềm tin có ngày sẽ trở lại, chỉ chạnh lòng mỗi lần nghĩ tới Kỳ.
Thời lai đồ điếu thành công dị.
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa![5]
Cha cho con gửi lời thăm Kỳ râu kẽm, khuyên Kỳ đừng thoái chí, noi gương người xưa tiếp tục mài gươm dưới trăng, và "trăm trận đá, trăm trận thắng"[6].
Con xin gửi tặng Kỳ râu mấy câu thơ:
Bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người.
Nhớ dinh Độc Lập, nhớ lời Kỳ râu...
Vừng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa trôi Côn Đảo, nửa vùi sân bay...".
Không hiểu cha Lãm có nói gì thêm, nhưng theo lời ông thuật lại, sau khi xem thư, Kỳ nói: "Tôi chịu Vũ Ngọc Nhạ là bậc thầy!".
Cha Lãm là một người khá sắc sảo về chính trị. Đúng vào dịp bầu cử tổng thống, ông cho đăng tải trên tờ báo Xây Dựng của mình, suốt hơn 40 kỳ liền, một phóng sự điều tra với tựa đề: "Xây Dựng dở chồng hồ sơ bí mật vụ điệp báo chấn động Huỳnh Văn Trọng, phụ tá đặc biệt của tổng thống Thiệu". Tác giả thiên điều tra nói mình đã bỏ ra 5 tháng để thu thập và nghiên cứu tài liệu. Tác giả đưa ra những luận cứ chứng minh Huỳnh Văn Trọng được CIA chú ý từ lâu, đã được bồ trí đúng lúc vào bên Thiệu để "âm thầm tiến hành một công tác được xếp đặt, kế hoạch hóa và thực hiện cùng một lượt với một số công tác khác quan trọng tương đương và chỉ có tòa Bạch ốc và Ngũ giác đài mới biết được". Qua Huỳnh Văn Trọng, tòa Bạch ốc và CIA đã "nắm vững tim gan óc não" của tổng thống Thiệu, lèo lái Thiệu thực hiện "tân chính sách hòa dịu" với khối Cộng sản quốc tế, "bắt tay với Cộng sản ở Việt Nam cũng như ở mọi nơi trên thế giới". Phụ tá Huỳnh Văn Trọng đã giữ một vai trò sáng chói trong số các phụ tá của dinh Độc Lập và tin chắc là mình sẽ trở thành thủ tướng. Ngược lại, Thiệu đã dùng Trọng để theo dõi những mưu tính của Hoa Kỳ "đang có hoặc có thể thay đổi về Việt Nam xa hơn thế nữa, mà cần thiết hơn là về cá nhân tổng thống Thiệu... Cái chết thê thảm của cố tổng thống Ngô Đình Diệm còn đó. Nó quá đắt giá". "Huỳnh Văn Trọng vào tù vì bị tiết lộ là gián điệp đôi hay chỉ là một diễn xuất ngoạn mục mà đoạn kết còn lâu mới tới?"... Tác giả bài báo nhiều lần chĩa mũi nhọn vào Thiệu: "Chắc ông không đến nỗi u tối quá hoặc kiêu căng quá để không nhận biết rằng so với cố tổng thống Diệm ông chỉ là một ánh đèn le lói trước mặt trời!". "Tổng thống Thiệu đã đối phó với các phần tử quốc gia bằng chính những thủ đoạn sâu độc và những biện pháp cứng rắn đáng lẽ chỉ có thể dành cho đối thủ chung của quốc gia là Cộng sản và ngoại bang bóc lột". Thiệu bị đánh giá là thiếu đạo đức, luôn luôn thất tín, kiến thức chính trị nghèo nàn, lý luận rất yếu kém, Thiệu quá nhỏ bé không tạo nên được sự tín nhiệm của dân chúng...
Rõ ràng là "vụ án chính trị" ngày càng gây bất lợi cho Thiệu.
Khá nhiều nhân vật thuộc lực lượng thứ ba bị Thiệu giam giữ tại Côn Đảo, tìm cách bắt liên lạc với Hai Long. Họ có cảm tình với anh qua cuộc đấu tranh tại phiên tòa và những dư luận tiếp tục kéo dài trên báo chí. Tại khám đường, mọi người coi anh như người cầm đầu của lực lượng thứ ba đang phát triển theo đà phát triển của Hội nghị hòa đàm Paris.
Tháng 6-1972, cha Thụy làm lễ tại nhà thờ Côn Đảo công bố huy chương và bằng khen của Giáo hoàng Paul VI khen thưởng Hai Long. Cả họ đạo cầu nguyện cho anh. Cha xứ tổ chức tiệc mừng long trọng tại họ đạo.
Lễ này mang lại một thanh thế lớn cho Hai Long.
Tết Trung thu tới. Đột nhiên có tin Nguyễn Văn Kiểu ra đảo "nghỉ mát". Cha Thụy tìm Hai Long, nói Kiểu muốn tới thăm anh tại nhà thờ Côn Đảo.
Kiểu gặp anh với thái độ cầu cạnh như lần đầu y tới nhà thờ Bình An nhờ anh vận động cho Thiệu ra làm tổng thống.
Kiểu đưa ra một tấm bánh trung thu Đông Hưng Viên rất lớn, nói đó là quà của vợ chồng Thiệu gửi biếu anh.
Y nói:
- Từ ngày vắng ông giáo ở Phủ tổng thống, chú Thiệu như mất một cánh tay. Mỗi lần gặp khó khăn, vợ chồng chú đều nhắc tới ông giáo.
- Ở đây tôi vẫn luôn luôn cầu nguyện cho ông bà Thiệu.
- Việc ông giáo phải ra đây làm chú Thiệu rất khổ tâm, và bỗng nhiên chuốc lấy những lời oán trách nặng nề. Các cha nói chú Thiệu là vong ân bội nghĩa đối với ông giáo, đặt quyền lợi của đảng Đại Việt trên quyền lợi của giáo hội Công giáo. Ông giáo không thể tưởng tượng được CIA đã gây áp lực với tổng thống ra sao trước khi chúng bắt ông. Chúng đưa ra những tài liệu mà chú Thiệu dù biết ông giáo bị oan vẫn không có cách nào bác lại.
- Chuyện qua rồi nhắc lại làm chi! Chỉ cần ông Thiệu hiểu tôi đã hết lòng vì ông là được rồi. Gặp ông ra đây, mang theo quà của ông Thiệu là tôi quên hết mọi chuyện cũ. Xin hỏi thăm tình hình sức khỏe vợ chồng ông Thiệu dạo này ra sao?
- Cảm ơn ông giáo, vợ chồng chú Thiệu đều mạnh. Sở dĩ phải nhắc tới chuyện cũ vì từ đó tới nay mới được gặp ông giáo. Và cũng có một vấn đề liên quan, muốn đề nghị với ông giáo... Chú Thiệu mong ông giáo viết ít lời minh oan cho chú về việc vừa qua với các cha.
Gia đình chú Thiệu vẫn luôn luôn nhắc tới ông giáo và liên hệ với các cha như ngày trước. Các cha hiểu lầm, chú Thiệu khổ tâm lắm!
- Tôi nghĩ rằng sự thật như thế nào, sớm muộn rồi các cha cũng hiểu. Tôi không muốn viết gì trong lúc này.
- Nếu ông giáo ngại viết thì đề nghị ông giáo nói đôi lời vào máy ghi âm, tôi sẽ ghi băng đưa về.
- Nói hay viết cũng như vậy thôi. Có nói và viết gì trong hoàn cảnh mất tự do thì cũng không giải quyết được gì tốt cho ông Thiệu...
Kiểu cố nằn nì, nhưng anh vẫn kiên quyết chối từ. Kiểu đành gượng gạo chia tay anh.
3.
Từ tháng 6, nhiều phái đoàn quân sự Mỹ lần lượt kéo nhau tới thăm đảo Côn Đảo. Cuộc hòa đàm tại Paris đang có chiều tiến triển. Mỹ tăng cường củng cố căn cứ LORAN trên đảo. Cặp mắt của Lầu Năm góc, trong những ngày tàn cuộc chiến tranh Việt Nam, bắt đầu hướng ra biển Đông. Liệu Côn Đảo có trở thành một "Đài Loan nhỏ" đối với Việt Nam hay không?
Sang tháng 10, nhiều tàu chiến của Hạm đội 7 Mỹ ghé vào đảo. Ban đêm, đèn sáng rực trên mặt biển như có một thành phố mới xuất hiện. Sĩ quan, binh lính thủy quân lục chiến Mỹ rong chơi từng đàn trên bãi cát dọc bờ biển.
Một buổi sáng, Hai Long ngồi đọc sách trên chiếc ghế đá cạnh phòng chánh cha xứ nhà thờ Côn Đảo. Anh buông sách lơ đãng nhìn ra bờ biển chỉ còn lẻ tẻ những đám sĩ quan Mỹ đi dạo.
Anh đã ra đảo được hơn một năm. Cuộc sống của anh ở đây không đến nỗi quá thiếu thốn và buồn chán. Nhưng nó đã mất di cái hồn. Anh không còn giúp ích được gì trực tiếp cho quân đội, cho cuộc chiến đấu đang đi vào giai đoạn quyết định. Anh nghĩ tới miền Bắc không còn những trái bom rơi. Những đoàn quân nô nức đi giữa ban ngày ra tiền tuyến. Anh nghĩ đến tình hình chính trị nhốn nháo ở Sài Gòn. Và cảm thấy nỗi buồn của những người ngồi khoanh tay trong lao tù chờ ngày được giải phóng. Anh còn dư sức lực, dư tâm huyết để đi tiếp chặng đường cuối cùng của chiến tranh. Nhưng số phận run rủi đã trói buộc anh ở nơi đảo xa này. Anh sẵn sàng đánh đổi một nửa số năm còn lại của cuộc đời, hoặc hơn thế, nếu được trở về tiếp tục hoạt động.
Anh bỗng nhận thấy mảng rêu ở chân tảng đá trước mặt mình cử động. Định thần nhìn kỹ, anh nhận ra một con kỳ nhông. Con vật nhỏ, đầu băng bó như một chiến sĩ bị thương, đang giương cặp mắt đầy cảnh giác quan sát chung quanh. Anh nhớ tới một câu ca mà trẻ em hay hát:
Con kỳ nhông
Là ông con kỳ đà
Con kỳ đà
Là cha con cắc ké
Con cắc ké
Là mẹ con kỳ nhông
Con kỳ nhông...
Con vật nhỏ này khác với đồng loại của nó, phần đông to lớn hơn, không phải là do nó có cuốn băng kỳ dị trên đầu, mà do nó có thể biến màu phù hợp với môi trường. Chính vì vậy mà mặc dù không có khả năng tự vệ trước những con vật khác hung dữ, nó vẫn tồn tại, trong khi những con khủng long khổng lồ to lớn gấp nó hàng vạn lần từ rất lâu chỉ còn là những bộ xương hóa thạch hiếm hoi trong viện bảo tàng. Nó có thể sống giữa rừng rú, chống chọi được với luật rừng. Nó cũng có thể tồn tại giữa sa mạc hoang vu, khô cằn bốn bề cát bỏng. Ở đâu cũng chỉ với một phương thức tự bảo vệ: biến màu phù hợp với môi trường.
Con kỳ nhông nháy một mắt. Nó cũng biết nháy mắt như người!
Anh chợt nảy ra một sự so sánh: trong nhiều năm qua mình đã tồn tại giữa môi trường chiến đấu ác liệt giống như con vật bé nhỏ đáng thương này. Anh cũng là một con kỳ nhông. Anh chưa một lần dùng tới vũ khí tự vệ. Phương thức hoạt động duy nhất của anh, cũng là phương thức để tồn tại là nhanh chóng biến màu. Anh cảm thấy người ta đã bất công khi dùng tên con vật kỳ diệu này gắn cho những kẻ hoạt đầu. Kẻ hoạt đầu bao giờ cũng xấu xa, nguy hiểm trong cuộc sống giữa đồng loại. Chúng nhằm những mục đích thấp hèn. Con kỳ nhông biến màu để tồn tại cho mục đích tồn tại của nó, giữa môi trường hủy diệt...
Một sĩ quan thủy quân lục chiến từ phía bãi biển rảo bước đi lại. Không phải một sĩ quan vì người đó mặc chiếc áo cổ cao của một linh mục tuyên úy. Anh ngỡ ngàng nhận ra chính là O⬙Connor.
Ông linh mục chạy lao lại ôm hôn Hai Long, rồi ghì chặt anh vào lòng. Hồi lâu ông mới buông anh, tiếp tục nắn tay, sờ sườn, vuốt tóc, véo nhẹ má anh như nựng một đứa trẻ.
Viên sĩ quan Mỹ đeo quân hàm thượng tướng đi cùng O⬙Connor lững thững bước tới, ngơ ngác nhìn hai người.
O⬙Connor giới thiệu đó là Lewis Walt, tư lệnh thủy quân lục chiến Mỹ, và giới thiệu với Walt, Hai Long là giáo sư, một người bạn rất thân thiết với mình.
Hàn huyên chừng 15 phút, O⬙Connor xin lỗi anh, ra nói nhỏ điều gì với Walt. Walt hẹn đi một lát, sẽ quay về đón O⬙Connor.
Ông linh mục cho anh biết mình đã có chủ định tới Côn Đảo phải tìm gặp được anh. Ông nói lâu ngày không vào Bình An, vì vắng anh, thiếu người tranh luận về thời cuộc nên cũng buồn. Ông hỏi:
- Thầy ở đây có điều kiện theo dõi sát tình hình không? Chiến tranh Việt Nam đang đi tới kết thúc.
Hai Long vào phòng khách lấy ra một tập báo. Ông linh mục rất ngạc nhiên khi nhìn thấy những số News Week[7] mới nhất và một tờ Star - Stripes[8] vừa ra ngày hôm trước. Những báo này do một người tù chuyên cắt tóc cho binh sĩ Mỹ tại căn cứ LORAN và sân bay Cỏ Ống lấy về hàng ngày cho Hai Long. Anh đưa tiếp cho O⬙Connor xem tờ Observator Romano và tờ KIPA.
- Báo chí không thiếu lắm, tôi còn đọc kỹ hơn hồi ở Sài Gòn. Nhưng tôi vẫn không hiểu tình hình thực sự về khúc ngoặt chiến tranh đang diễn ra.
- Giáo hoàng Paul VI đóng góp rất nhiều vào việc kết thúc chiến tranh Việt Nam, chính phủ Mỹ cũng phải chịu ơn Giáo hoàng. Hội nghi Paris sắp kết thúc, một hiệp định sẽ được ký nay mai. Quân đội Mỹ sẽ rút khỏi Việt Nam, và chắc chắn chúng ta sẽ còn gặp lại nhau. Sẽ có một chính phủ ba thành phần. Thầy cứ yên lòng, vì Mỹ sẽ bảo đảm sự tồn tại của Thiệu. Thiệu đứng đầu một thành phần, được Mỹ tiếp tục giúp đỡ, củng cố thành thành phần mạnh nhất trong chính phủ liên hiệp ở Nam Việt Nam. Mỹ sẽ ra đi trong thế mạnh của Thiệu. Thầy có ý kiến gì về ba thành phần này?
- Tôi không có đủ những yếu tố để nhận xét, nhưng nếu trong ba thành phần đó còn Thiệu, thì đương nhiên là tôi rất hoan nghênh. Nhưng không hiểu Thiệu có tin vào sự bảo đảm của Mỹ hay không? Và Mỹ đâu có những biện pháp nào để bảo đảm cho Thiệu trong chính phủ ba thành phần?
- Thiệu tin tưởng nhiều hay ít vào sự bảo đảm của Mỹ là do giáo hội Công giáo Việt Nam quyết định phần lớn, vì biện pháp hữu hiệu nhất của Mỹ là duy trì và tăng cường sự hậu thuẫn của giáo hội Thiên chúa giáo cũng như những tổ chức chính trị chống Cộng ở Nam Việt Nam đối với Thiệu, trước khi có chính phủ ba thành phần. Mỹ phải xây dựng cho Thiệu một lực lượng quân sự thật mạnh để tự bảo vệ sự tồn tại của mình trước những thế lực khác. Theo văn bản ký kết giữa 4 bên, Bắc Việt Nam cũng như Việt Cộng phải công nhận và cùng bảo đảm sự tồn tại của Thiệu. Điều cần tính toán là Thiệu phải mạnh!
- Hiện nay ở Nam Việt Nam có hai chính phủ, chính phủ Thiệu được Mỹ ủng hộ như vậy mà vẫn bấp bênh, thì tránh sao khỏi bấp bênh hơn trong tương lai, khi chỉ là một trong ba thành phần của một chính phủ liên hiệp không còn sự hỗ trợ trực tiếp của quân Mỹ? - Tôi vừa nói, điều đó còn phải tiếp tục tính toán. Cũng vì vấn đề đó mà tôi muốn nêu với giáo sư một đề nghị... Không nên oán hận Thiệu nữa, việc cũ qua rồi, phải cùng nhau nhìn về phía trước mà tiến bước. Nếu cần, tôi sẽ có tiếng nói hòa giải giữa thầy với Thiệu.
- Tôi thấy mình chưa nên làm gì, và chưa thể làm gì trong lúc này. Mọi việc đã có giáo hội và tôi thuận theo những chỉ dẫn của Giáo hoàng Paul VI.
Hai Long vào phòng cha xứ lấy huy chương ra đưa O⬙Connor xem. Ông linh mục mừng rỡ:
- Có huy chương cao quý này mà ủng hộ Thiệu thì sức mạnh tinh thần nào bằng! Tôi xin đảm nhiệm sứ mệnh hòa giải.
- Đề nghị cha hãy khoan, chờ tôi được bàn với cha Hoàng và giáo hội. Chính vì tấm huy chương này mà chỉ sau hai ngày, tôi đã bị đưa từ khám Chỉ Hòa ra Côn Đảo...
Tướng Walt quay trở lại với hai tút thuốc lá Philips và một gói kẹo trong tay. O⬙Connor đỡ lấy rồi đưa tặng Hai Long. Walt cũng tặng anh một chiếc bật lửa có khắc chữ ký của mình. Hai Long tặng lại Walt một tấm ảnh anh chụp trước phòng tuyên úy Công giáo Côn Đảo, và tặng O⬙Connor một tấm ảnh anh đứng trước hang đá Đức Mẹ nhìn ra biển.
Hai vị khách đề nghị anh cùng chụp ảnh làm kỷ niệm trước khi chia tay.
4.
Từ giữa năm 1971, trên báo ICI và Missi của Tòa thánh Vatican bắt đầu xuất hiện những bài nói về hòa bình ở Việt Nam, vai trò của Phật giáo và nhân vật Dương Văn Minh. Không lâu sau đó, Hai Long nhận được thư của Hồng y Pignedoli gợi ý nghiên cứu vận động giáo hội ở Nam Việt Nam gác bỏ ý thức hẹp hòi, kỳ thị tôn giáo, và cộng tác với Dương Văn Minh khi tình thế xoay chiều.
Cuộc chiến đấu của nhân dân ta kéo dài gần 30 năm, cuối cùng đã vượt qua thành trì bảo thủ của Thiên chúa giáo được xây dựng qua bao thế kỷ. Mười bảy năm trước, anh đã xuống tàu cùng với một triệu giáo dân miền Bắc sẵn sàng rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn vì không chấp nhận chung sống với những đồng bào đã chọn con đường của chủ nghĩa Cộng sản để giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Ngày đó, trên bến cảng Hải Phòng, anh gặp những vị linh mục từ Vatican sang. Ngày nay, Vatican đã rời bỏ bàn tay vấy máu của chủ nghĩa đế quốc để trở về với lý tưởng bác ái của Chúa.
Bộ truyền giáo La Mã đã nhìn thấy ở anh một giáo dân không bảo thủ, có thể tiếp thụ được đường lối hòa bình của Giáo hoàng Paul VI. Hai Long lập tức viết thư cho cha Hoàng, thuyết phục ông đi theo con đường trung lập, hòa hợp và hòa giải dân tộc, gửi kèm theo cả thư của Pignedoli. Anh cũng đồng thời gửi thư cho linh mục Chân Tín, cha Lãm, cha Thao. Cha Hoàng đọc tới nhàu nát những lá thư của anh được bé Liên chuyển tới. Ông để dành quà chờ bé Liên vào. Ông nói với con gái anh: "Bố mày ở ngoài đó cứ ăn rồi nằm dài ra mà viết thư, tao đọc quên cả kinh kệ!". Cha Lãm viết thư khen anh là người mở đường cho giáo hội Việt Nam. Đức cha Bình khen anh là vệ sĩ có công lớn với giáo hội. Nhiều cha gọi anh là "thầy tiên tri". Nhưng vui mừng nhất vẫn là cha Hoàng. Ông khoe với cha cố các giáo khu là Phát Diệm được ân sủng đặc biệt của Tòa thánh Vatican và Giáo hoàng Phao-lồ đệ lục thương yêu cách riêng, Phát Diệm thời nay có Vũ Ngọc Nhạ là magnifnique leader, được nhận trực tiếp thánh chỉ từ La Mã.
Hai Long lấy danh nghĩa lực lượng thứ ba công khai hoạt động tuyên truyền cho đường lối hòa bình, hòa giải và hòa hợp dân tộc của ta, lúc này cũng là đường lối của Giáo hoàng Paul VI.
Ngày 27-1-1973, Hiệp định Paris được 4 bên tham gia ký kết. Ngày hôm sau, lệnh ngưng bắn có hiệu lực. Hai Long, Trọng, Hòe, Thắng, Ruật và Hiếu, cùng với cha Thụy tổ chức một bữa liên hoan đón chào hòa bình.
Mười hai ngày sau khi ký Hiệp định, đồng chí Xuân Thủy tới Roma thăm viếng và cảm ơn Giáo hoàng Paul VI đã góp nhiều công sức vào việc kết thúc chiến tranh, kiến tạo hòa bình ở Việt Nam. Giáo hoàng đón tiếp trọng thể và chụp ảnh chung với đồng chí Xuân Thủy tại đền thánh Pierre. Sự kiện này càng làm cho nhiều cha cố và giáo dân tin rằng Hai Long nhận một sứ mạng đặc biệt của Vatican ở miền Nam Việt Nam. Nhiều phe nhóm và cá nhân mệnh danh là lực lượng thứ ba, như Phật giáo Ấn Quang, nhóm Hòa bình Công lý, nhóm Công giáo và dân tộc, Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Huyền, Trần Ngọc Liễng, Trương Đình Dzu, bà Ngô Bá Thành, các linh mục Chân Tín, Trương Bá Cần lần lượt tìm cách liên lạc với Hai Long.
Nhân dịp Tết Quý Sửu, Hai Long nhờ người chụp và in bưu ảnh mừng Xuân hòa bình, có hình Giáo hoàng Paul VI cùng với tấm huy chương của anh trên nền một cành mai. Anh ghi địa chỉ ở khám đường Côn Đảo, rồi gửi hàng trăm tấm bưu ảnh cho cha cố và giáo dân ở Sài Gòn. Ở đảo, cha Thụy gợi ý cho các sĩ quan, công chức tới phòng khách cha xứ chúc mừng Hai Long. Cha Thụy giới thiệu anh là lãnh tụ Công giáo thuộc lực lượng thứ ba, hoạt động theo đường lối hòa bình, hòa giải và hòa hợp dân tộc của Đức Giáo hoàng Phao-lồ đệ lục. Nhiều người tỏ ra kính nề anh. Họ cho rằng với thời thế đang xoay chiều, một ngày không xa, Hai Long sẽ trở về với một chức vụ lớn ở Sài Gòn.
Anh bắt đầu thường xuyên giúp giúp cha Thụy làm lễ ở nhà thờ Côn Đảo để tranh thủ vận động tuyên truyền giải thích về đường lối vận động cho hòa bình ở Việt Nam của Giáo hoàng.
Nhưng một đám mây đen lại xuất hiện. Ban chỉ đạo ở nhà tù cho biết Thiệu có âm mưu không trao trả tù dân sự[9] theo điều khoản đã được ký kết trong Nghị đinh thư ở Paris. Thiệu biết hàng vạn cán bộ này khi trở về sẽ vô cùng nguy hiểm cho y trong cuộc đấu tranh chính trị đang diễn ra gay gắt. Ban chỉ đạo trao cho Hai Long nhiệm vụ điều tra, thu thập những tin tức, tài liệu cụ thể. Anh đã sử dụng cả lưới vào công việc này và tự mình cũng tích cực tham gia.
Trong số tù nhân là sĩ quan ngụy, có một thanh niên tên là Nghĩa. Nghĩa bị kết án chung thân khổ sai vì lỡ tay đánh chết một người bạn. Nghĩa thông minh, tháo vát nên được Tiếp rất tin dùng. Tiếp đưa Nghĩa về nhà riêng, cho làm các việc như: lái xe, chạy áp phe, chụp ảnh và dạy vợ Tiếp học ngoại ngữ. Nghĩa hiểu rành rẽ mọi việc trên đảo. Một lần ngồi nói chuyện với Hai Long, Nghĩa tâm sự chỉ có một cuộc đổi đời của cách mạng mới giải phóng được cho cuộc sống lao tù của mình. Anh động viên, giáo dục Nghĩa, từng bước đặt kế hoạch cho Nghĩa sưu tầm tài liệu, như chụp ảnh các trại giam, cảnh tra tấn phụ nữ, những người bại liệt nằm ở xà lim và các phòng biệt giam trại số 7... Nghĩa hoàn thành rất tốt những việc anh trao.
Thắng, Hòe, Ruật, Hiếu ở những vị trí công việc khổ sai của mình, đã lấy được nguyên bản hoặc sao chép lại nhiều văn thư, tài liệu báo cáo về số lượng, danh sách tù nhân, gồm chính trị phạm, quân phạm, thường phạm, số phụ nữ ở từng trại, từng sở, từng phòng giam, tình hình di chuyển tù chính trị và tù dân sự. Họ nhận thấy thủ đoạn chính của địch là chuyển tù chính trị giấu đi nơi khác, biến họ thành thường phạm, để không phải trao trả. Anh em ta còn lấy cả những con số về tình hình tiếp tế lương thực, thực phẩm nuôi tù nhân để chứng minh thêm.
Tất cả những tài liệu, hình ảnh đã được chuyển tới phái đoàn ta ở Paris và linh mục Chân Tín trong tháng 3 và tháng 4 năm 1973. Nhiều báo chí ở Sài Gòn, Paris, Roma và các thành phố lớn ở nước Mỹ đều đăng những tài liệu này.
Sau khi ký Hiệp định Paris, Thiệu đi thăm Mỹ, Tây Đức, Ý, tới thủ đô nước nào cũng bị tố cáo là ngoan cố, dã man, vô nhân đạo đối với tù chính trị. Khi Thiệu tới yết kiến Giáo hoàng tại Roma, Thiệu ra sức biện bạch những dư luận về mình đối với vấn đề tù chính trị là không có căn cứ. Giáo hoàng Paul VI đưa ra một bản danh sách tù chính trị đang bị giam ở Côn Đảo. Thiệu tím mặt không còn cách chối cãi.
Trở về Sài Gòn, Thiệu tức giận phái liên tiếp bốn đoàn điều tra của Phủ thủ tướng, bộ Nội vụ, công an tình báo, Tổng nha Cải huấn ra Côn Đảo. Các bạn của Hai Long làm mọi việc rất sạch tay, không để lại dấu vết. Bốn đoàn điều tra của Thiệu đều không tìm ra manh mối. Tài liệu mật nằm trong văn phòng ban quản đốc. Chúng đành kết tội những kẻ chịu trách nhiệm. Trung tá Phô, chỉ huy trưởng kiêm quản đốc đặc khu Côn Đảo, Thượng, phó đốc phủ sứ, phó quản đốc đều bị ngưng chức đưa về Sài Gòn. Năm Thân, chánh văn phòng, bị điều tra và thuyên chuyển.
Linh mục Thụy cũng bị điều tra, bao vây và theo dõi.
Tuy không tìm ra chứng cớ, nhưng búa rìu của chúng vẫn nhằm vào nhóm Hai Long. Thắng, người đã lấy được nguyên bản báo cáo mật của ban quản đốc, bị đẩy ra trại Chuồng Bò. Hòe bị đưa đi biệt giam cấm cố. Riêng Hai Long, cả bốn phái đoàn đều thống nhất quy kết là chủ mưu, quyết định chuyển anh về Sài Gòn để đưa qua CIA điều tra khai thác.
Linh mục Thụy lập tức báo tin này cho linh mục Chân Tín cùng với một số cha quen thân với Hai Long ở Sài Gòn sẵn sàng kế hoạch bảo vệ anh.
5.
Hai Long và Trọng rời đảo không giống như những người tù mãn hạn trở về đất liền. Họ không kịp nói một lời từ biệt với bao người thân trên đảo. Họ lại bị còng chung một chiếc khóa số 8 đưa ra sân bay.
Anh đã ở tròn hai năm trên đảo. Không một tổ chức tôn giáo nào, một linh mục thân quen nào trước đây rời bỏ anh. Trái lại, tất cả càng gần gũi anh hơn. Hai năm ở đảo đã giúp anh trở thành một linh mục với sự hiểu biết về giáo lý vững vàng, với cách làm lễ thành thạo, cách rao giảng Kinh thánh ngọt ngào, lôi cuốn giáo dân. Tấm huy chương và bằng khen của Giáo hoàng Paul VI đã nâng anh lên một địa vị mới trong giáo hội. Anh đã trở thành người của lực lượng thứ ba...
Anh cảm thấy mình trở về với một tư thế vững vàng. Kẻ địch lại muốn chơi anh một vố khác, nhưng trong tình hình chính trị hiện nay, chúng không dễ gì làm được chuyện đó. Ra tới đảo anh mới biết trong những tháng anh bị giam ở phủ Đặc ủy tình báo số 3 Bến Bạch Đằng, rất nhiều tổ chức Thiên chúa giáo quốc tế, tổ chức Ân xá quốc tế, hội Nhân quyền, hội Hồng thập tự quốc tế... đã gửi điện hỏi Phủ tổng thống, bộ Nội vụ hiện thời anh bị giam giữ ở khám nào, sức khỏe ra sao? Hai nơi này lại sao những bức điện gửi khám Chí Hòa hoặc Tổng nha Cảnh sát. Những bức điện không bao giờ được trả lời này đã góp phần kìm giữ bàn tay tội ác của chúng đối với anh. Khi đó anh còn là kẻ bị bọn chúng đặt ra ngoài vòng pháp luật. Nhưng ngày nay anh đã được những cơ sở pháp lý của Hiệp định Paris bảo vệ. Nếu chúng định đưa anh về Sài Gòn để hại anh, thì một lần nữa chúng lại phạm sai lầm. Anh không lo lắng cho mình và Trọng, mà chỉ thấy thương Thắng và Hòe còn bị chúng đày ải trên đảo. Những người đồng chí của anh không hề mệt mỏi, đã tiếp tục cuộc chơi rất đẹp đúng như lời giao ước giữa họ với nhau. Họ lại vừa lập nên một chiến công mới góp phần bảo vệ sinh mạng bao nhiêu chiến sĩ cho độc lập tự do, trong đó có bản thân mình. Những người đồng chí tận tình, luôn luôn say sưa với nghề nghiệp, trong bất cứ hoàn cành nào cũng không bỏ lỡ thời cơ đánh địch. Ngày nào họ mới sẽ gặp lại nhau...? Anh cảm thấy bùi ngùi.
Lần này, họ trở về Sài Gòn bằng máy bay. Cặp mắt của Trọng lung linh sau làn kính trắng. Có lẽ anh đang vui vì nghĩ tới giờ phút gặp lại vợ con.
Trọng quay sang ghé vào tai Hai Long:
- Hồi mình ra đây, sáng hôm sau bà nhà tôi vô khám Chí Hòa, bả đứng giữa khám chửi chúng một hồi ghê lắm. Chúng đã ăn lờn mép quà của bả, mà khi mình chuyển đi lại không báo trước! Bọn chúng im thin thít... Anh Hai à, tôi có cảm giác đêm sắp về sáng rồi.
Hai Long mỉm cười gật gù chia vui với anh. ---
[1] Rédemptoristes
[2] Information Catholique Internationale
[3] ý nói Kỳ không phải giáo dân Công giáo.
[4] tức Napoléon I (1769-1821), danh tướng, Hoàng đế Pháp 1804-1815
[5] "Bần tiện gặp thời lên cũng dễ, Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay" (Phan Kế Bính dịch). Hai câu trong bài thơ Cảm hoài của Đặng Dung, một danh tướng thời Hậu Trần.
[6] Hai Long nhắc vui tới thú chơi đá gà của Kỳ
[7] Tuần Tin tức
[8] Sao - Vạch
[9] tù chính trị
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.