Chương 31: Tết Mậu Thân
Hữu Mai
28/10/2016
1.
Năm đó, âm lịch ở miền Nam và miền Bắc chênh nhau một ngày. Mùa xuân ở miền Nam tới trước. Từ 30 Tết, Hai Long luôn ở trong tình trạng chờ đợi căng thẳng. Anh sẽ được báo giờ nổ súng trước mười hai tiếng. Nhiệm vụ chiến đấu của anh là phải bám sát Thiệu. Anh có khả năng thực hiện nhiệm vụ nếu trận đánh diễn ra ban ngày. Anh sẽ chọn giờ đó tới chúc Tết gia đình Thiệu. Nhưng trận đánh của ta thông thường khởi đầu vào ban đêm. Anh sẽ lấy lý do gì để tới dinh Độc Lập nếu lúc đó là đêm khuya? Gần đây, Hai Long thường ngủ đêm tại dinh Độc Lập, tạo dần cho mọi người một thói quen. Nhưng trong những ngày nghỉ Tết, anh không có lý do gì để ngủ lại. Tới đúng khi súng đã nổ thì có thể được. Cố vấn cần có mặt bên tổng thống trong những giờ phút khẩn trương. Nhưng lúc đó, rất khó lọt vào dinh. Cuối cùng, Hai Long đành chọn giải pháp sẽ tới chúc Tết vợ chồng Thiệu vào một giờ hơi muộn, tìm cách kéo dài cuộc chuyện trò tới khuya, rồi lấy cớ xe máy hỏng, từ chối dùng xe của Thiệu để trở về nhà, và ngủ lại trong dinh.
Nửa đêm 30 Tết, tiếng bom đạn vừa dứt theo lệnh ngừng bắn, cả Sài Gòn rộn ràng trong tiếng pháo đón xuân. Năm nay, người dân Sài Gòn đốt pháo nhiều hơn mọi năm.
Tiếng pháo tiếp tục nổ ran suốt ngày mồng Một Tết. Buổi sáng Hòe tới chúc Tết báo tin Westmoreland đã điều phần lớn những tiểu đoàn đang hành quân ở biên giới Campuchia về vùng chung quanh Sài Gòn, và đưa một số tiểu đoàn lên phía Bắc tăng cường cho căn cứ Khe Sanh. Chờ đến hết buổi chiều vẫn chưa có lệnh. Như vậy là trận đánh sẽ chưa nổ ra đêm nay. Trưa ngày mai, lệnh ngừng bắn sẽ hết hiệu lực. Sự chậm trễ này cùng với tin của Hòe ban sáng khiến anh bồn chồn.
Nửa đêm, anh nhét chiếc núm nghe vào tai, mở chiếc máy thu thanh bán dẫn nhỏ, tìm làn sóng của đài Tiếng nói Việt Nam. Vừa lúc đó, tiếng pháo đón xuân vang lên từ Hà Nội. Những tiếng lạch tạch đùng khi khoan khi nhặt, nổ giòn, làm hiện lên trước mắt anh tràng pháo màu hồng, nhấp nháy ánh lửa, tỏa khói mùi thơm. Dứt tràng pháo, anh nín thở chờ đón cái mà những người con xa Hà Nội như anh, mỗi năm một lần mong đợi, tiếng nói chúc Tết đầu xuân của Bác Hồ. Anh đã thuộc lòng bài thơ xuân 1968 của Bác, được phát thanh trên đài từ đầu năm dương lịch.
Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp mọi nhà.
Nam - Bắc thi đua đánh giặc Mỹ,
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta.
Sau đó là phần ca nhạc. Những bài thơ xuân năm trước và năm nay được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc vang lên nhiều lần. Buổi phát thanh đêm giao thừa trên miền Bắc như nhắc nhở anh chớ vội nóng lòng, cái điều khác lạ nhất định sẽ tới trong mùa xuân này, và nó đang tới.
Trưa mồng hai Tết, đài Sài Gòn báo tin đêm trước, Việt Cộng đã mở một loạt trận tiến công vào một số thị trấn ở miền Trung và Cao nguyên, trong đó có thành phố Đà Nẵng, và tổng thống Thiệu đã quyết định bãi bỏ lệnh ngừng bắn trên toàn lãnh thổ Việt Nam cộng hòa. Hai Long nửa mừng nửa lo, Như vậy là cuộc tiến công đã khởi đầu. Nhưng những trận đánh nổ ra ở miền Trung trước có ảnh hưởng gì tới các nơi khác không? Anh cảm thấy hơi yên tâm khi nhận thấy những tin thông báo chiến sự ở miền Trung bị chìm đi trong tiếng pháo Tết. Mặc dù Thiệu hủy bỏ lệnh ngừng bắn và toàn bộ quân Mỹ đã được đặt trong tình trạng báo động cao nhất, pháo vẫn tiếp tục nổ rền suốt ngày đêm. Xác pháo ngập trên hè phố. Tất cả những con đường vẫn nườm nượp những dòng người xuôi ngược đón xuân với cảnh thanh bình trong lúc cuộc chiến diễn ra ở những vùng không xa nó. Lần này, cuộc tiến công đã nổ ra ở tận Trung phần.
Lúc 2 giờ chiều, bác Bảy Lai ghé chiếc xích lô trước nhà. Bác vào chúc Tết gia đình anh. Khi ra về, bác bỏ quên một hộp quẹt. Giờ nổ súng là 3 giờ đêm nay. Hai Long phóng xe tới báo tin cho Hòe và Ruật. Anh xiết chặt tay những người đồng chí trước lúc ra về. Hai Long hoàn toàn yên tâm. Những trận đánh nổ ra tại miền Trung đã mang lại cho anh một cái cớ chính đáng để ở lại với Thiệu đêm nay.
Sau bữa cơm chiều, Hai Long mặc bộ đồ lớn, đeo cà vạt, nhét khẩu Browning nhỏ đã được lắp sẵn 6 viên đạn ở thắt lưng, lên xe phóng thẳng vào dinh Độc Lập.
Sự canh phòng chung quanh và bên trong dinh không có gì khác thường. Anh không dùng thang máy, đi dọc hành lang, nhìn những phòng làm việc cửa đều đóng kín, rồi thong thả theo cầu thang lên chỗ ở của gia đình Thiệu trên lầu bốn. Anh rất mừng khi nhận thấy trừ bộ phận bảo vệ dinh, những nhân vật của Phủ tổng thống không ai có mặt.
Tới lầu ba, anh gặp viên sĩ quan thường trực. Viên trung úy đỏm dáng trong bộ lễ phục, giơ tay lên vành mũ chào anh, tươi cười nói:
- Năm mới, chúc ông cố vấn và gia đình vạn sự an khang.
- Xin chúc trung úy và gia đình gặp mọi điều may mắn, riêng trung úy đầu năm sẽ nhận thêm một bông mai mới. Tổng thống và phu nhân có nhà chớ?
- Dạ, tổng thống và phu nhân vừa đi Mỹ Tho chiều nay. Hai ông bà về quê ngoại.
- Ủa! Tình hình đang găng mà tổng thống lại về quê ư?
Viên trung úy mỉm cười:
- Đài phát thanh của Việt Cộng vừa tuyên bố, họ đánh Đà Nẵng và mấy nơi để trừng trị quân Mỹ không tôn trọng tục lệ cổ truyền của nhân dân Việt Nam trong dịp Tết.
- Tổng thống có dặn lại chi không?
- Dạ, không có dặn dò chi.
- Mình nghe tổng thống bãi bỏ lệnh ngừng bắn, quân Mỹ cấm trại 100%, vội chạy vô tính ở lại cùng tổng thống đêm nay lỡ có điều chi cần bàn bạc.
- Dạ, phía Nam thì vẫn yên, Tết năm nay, ở Sài Gòn dân đốt pháo nhiều quá xá!
Anh định quay về?
Nhưng dù Thiệu có đi vắng thì đơn vị được giao nhiệm vụ đêm nay vẫn cứ phải đánh vào dinh tổng thống, và phải cố chiếm mục tiêu. Mình phải hỗ trợ cho họ.
- Ông Hướng có tới không?
- Dạ, không.
- Tình hình này mà Phủ tổng thống lại không có một ai! Thiếu tướng chỉ huy lực lượng bảo vệ dinh có ở đây chớ?
- Dạ, thiếu tướng nghỉ phép, chỉ có ông đại tá ở lại.
Hai Long làm vẻ mặt lo lắng rồi nói:
- Nếu vậy, đêm nay mình phải ở lại, đề phòng có chuyện chi khi vắng mặt tổng thống.
- Dạ, có ông cố vấn ở lại thì tốt quá! Con biểu chuẩn bị cà phê và bánh trái để ông cố vấn dùng buổi tối.
- Cảm ơn. Từ giờ tới nửa đêm, cứ hai tiếng một lần, anh phôn vô Tổng tham mưu hỏi tình hình chiến sự, rồi báo cho tôi biết.
- Thưa rõ.
Hai Long đi về phòng làm việc của mình, mở rộng cửa, bật đèn, mở quạt máy, ngồi nhìn qua ô kính. Hào hứng đối với nhiệm vụ đêm nay của anh giảm đi rất nhiều. Điều may mắn lớn là tới giờ phút này, ngụy quyền vẫn chưa hay biết gì. Thiệu chỉ tuyên bố bãi bỏ lệnh ngừng bắn một cách chiếu lệ rồi bỏ đi. Nhưng Thiệu có thoát khỏi tai họa chỉ còn ít giờ nữa sẽ ập xuống đầu hắn không? Giờ này, chắc những đơn vị mũi nhọn của ta đã rời khỏi nơi ẩn náu, vượt qua vành đai, tiến vào Sài Gòn. Những chiến sĩ biệt động ở nội thành chắc đang cố chợp mắt một vài tiếng để chuẩn bị cho trận đánh đầy mạo hiểm. Ở các mục tiêu, họ đều phải chiến đấu với những kẻ địch đông hơn mình nhiều lần. Họ sẽ phải cầm giữ những mục tiêu này cho tới khi lực lượng từ ngoài tới tăng viện... Không còn cách nào báo tin cho bộ đội Thiệu đã về quê ngoại tại Mỹ Tho!
Khuôn viên dinh Độc Lập với những vòm cây có những mảng lá xanh rực lên bởi ánh đèn, hoàn toàn vắng vẻ và yên tĩnh. Số binh lính bảo vệ dinh đã đi phép một nửa, nhưng chắc vẫn đông hơn nhiều lần lực lượng tiến công đêm nay. Họ chỉ có thể giành thắng lợi nếu giữ được hoàn toàn bất ngờ... Đường phố chung quanh dinh Độc Lập với hai hàng đèn thủy ngân xanh biếc, nườm nượp xe du kịch, xe hon-đa ngược xuôi chở theo khách du xuân. Xa hơn một chút, Sài Gòn rực rỡ ánh đèn ngày hội và những tấm biển quảng cáo với những dòng điện luôn đổi màu.
Đến 11 giờ đêm, Hai Long nói với viên trung úy:
- Yên tĩnh thế này, chắc không có chuyện chi đâu. Trung úy không phải báo cáo tình hình chiến sự nữa, và có thể đi ngủ.
Anh ngả mình nằm dài trên chiếc xa-lông. Ly cà phê đặc sẽ làm anh tỉnh táo suốt đêm nay. Tiếng pháo vẫn nổ ran khắp nơi. Anh nhìn đồng hồ. Còn gần 4 giờ nữa...
2.
Một tiếng nổ lớn phia Tòa đại sứ Mỹ làm Hai Long chú ý. Kim lân tinh trên đồng hồ chỉ kém 15 phút đầy ba giờ. Bắt đầu rồi ư? Nhưng sau đó vẫn chỉ là những tràng pháo lẹt đẹt của những người chưa chịu đi ngủ vì còn tiếc đêm xuân.
Năm phút, rồi mười phút trôi qua. Vẫn chỉ là những tiếng pháo thanh bình của ngày Tết. Kim đồng hồ chậm chạp nhích tới chấm 3 giờ.
Bất thần, những tiếng nổ rất lớn từ bốn phía cùng ập tới. Xen giữa những tiếng trầm trầm và nặng của đại bác và những kho đạn bị nổ tung, là tiếng nổ đanh của lựu đạn và tiếng nổ giòn và đều của những loại súng liên thanh. Cả thành phố sôi réo lên vì những làn sóng âm thanh.
Viên trung úy chạy xô vào buồng Hai Long:
- Ông cố vấn! Việt Cộng tấn công!
Hai Long làm vẻ mặt ngái ngủ:
- Tấn công ở đâu?
- Nhiều nơi trong thành phố có tiếng súng nổ và những đám cháy. Trước cổng ngách của dinh đang có nhiều tiếng súng và lựu đạn.
- Bình tĩnh hỏi Tổng tham mưu, Tổng nha Cảnh sát xem Việt Cộng tấn công những đâu. Sau đó, báo cáo phó tổng thống Kỳ. Nói rõ tổng thống hiện không có mặt ở dinh.
Chờ viên trung úy đi khỏi, Hai Long rời phòng làm việc, theo cầu thang gác lên lầu thượng. Anh chăm chú nhìn về phía cổng phụ của dinh Độc Lập, nơi đang diễn ra cuộc chạm súng, chờ sự xuất hiện của ba ánh chớp đèn pin quy ước. Sao mãi vẫn chưa thấy? Những tiếng còi rít lên phía dưới sân. Bọn lính bảo về dinh í ới gọi nhau chạy ra vị trí chiến đấu. Anh nhìn thấy chúng khóa các cổng dinh. Giờ phút quý báu nhất đã qua mất rồi! Bây giờ các chiến sỹ biệt động chỉ còn dùng sức mạnh mới có thể lọt vào dinh. Tiếng súng và tiếng lựu đạn thưa dần bên ngoài cổng phụ. Anh có ý nghĩ chưa phải là họ. Vì những chiến sĩ biệt động bao giờ cũng mở đầu trận đánh bằng những đòn sấm sét.
Hai Long bắt đầu đưa mắt nhìn xung quanh. Người anh vẫn còn ơn ớn lạnh. Cái lạnh từ những năm xa xưa khi giờ G tới trong những trận công đồn. Lâu lắm rồi, anh mới lại tham gia vào một cuộc chiến đấu trực tiếp bằng súng đạn. Màu xanh của ánh đèn cao áp thủy nhân đã nhạt đi vì những đám cháy, màu đỏ khè của những đuôi lửa đạn rocket, những viên đạn vạch đường, và những màu xanh, đỏ chói sáng của rất nhiều hỏa châu. Phía Long Bình có một đám cháy rất lớn, đỏ lựng cả góc trời. Từ đó, tiếp tục vọng về những tiếng nổ dậy đất. Phía Tân Sơn Nhất, tiếng đại bác và súng nhỏ dồn dập. Một số khu vực trong thành phố mất điện.
Khi Hai Long quay xuống lầu ba thì viên trung úy đang đi tìm anh. Y hớt hải báo cáo:
- Bộ Tổng tham mưu cũng đang bị tấn công mạnh. Ông bộ trưởng Quốc phòng và ông Tổng tham mưu trưởng đều không có mặt. Trực ban cho biết Tòa đại sứ Mỹ, Đài phát thanh, Tổng nha Cảnh sát, nhiều quận ở nội đô và ven đô đều bị tấn công. Nhiều tỉnh thành báo cáo về, họ bị Cộng quân tràn ngập. Phó tổng thống Kỳ nói ông chưa nắm được tình hình ra sao, Việt Cộng đã lọt vô trong sân bay, đơn vị bảo vệ đang hối ông di tản cùng với gia đình.
Hai Long trầm ngâm rồi nói:
- Xuống dưới nhà coi tình hình chiến đấu chung quanh dinh ra sao. Nói với đại tá, tôi sẽ trực tiếp xuống kiểm tra.
Lát sau, viên đại tá chỉ huy lực lượng bảo vệ dinh đi cùng viên trung úy lên gặp Hai Long. Y mặc bộ áo giáp, bộ mắt xám ngoét vì lo lắng:
- Trình ông cố vấn, tôi đã cho bố trí binh lực xong, dùng hàng rào sắt ngăn tất cả những con đường tới dinh, khóa chặt các cổng và cho binh lính vô vị trí ẩn nấp để chiến đấu khi Việt Cộng tiếp tục tiến công.
- Đạn dược ra sao nếu chiến đấu lâu dài?
- Thưa, đạn dược tạm đủ, nhưng lực lượng chiến đấu thì quá mỏng. Đáng lẽ vô lúc này phải có gấp đôi, gấp ba lúc thường, nhưng cả sĩ quan và binh lính đã đi phép một nửa. Đề nghị ông cố vấn cho điều thêm lực lượng tăng cường.
- Trước mắt chưa có lực lượng tăng cường, vì những nơi khác đều bị tiến công, không riêng Sài Gòn mà trên toàn quốc. Tình hình nhiều nơi nguy ngập. Phải tính chuyện cố thủ với lực lượng hiện có.
Viên đại tá ngồi thừ mặt.
Hai Long nói thêm:
- Chuẩn bị võ khí cho tôi. Tôi sẽ cùng chiến đấu bên cạnh anh em binh sĩ.
Anh cầm chai rượu trên bàn, rót đầy ba ly:
- Chúng ta cụng ly mừng xuân mới và đón nhận nhiệm vụ khó khăn. Phải vượt qua cơn sóng gió này.
Hai viên sĩ quan được sự động viên rất tâm lý của ông cố vấn, vui vẻ cạn ly.
Hai Long chỉ nhấp một chút, rồi lại rót đầy ly cho hai người:
- Mình quen dùng rượu lễ, không xài được thứ mạnh này vì lo cho cái bao tử. Các ông cạn đủ ba ly để đón nhiệm vụ.
Họ không từ chối, lần lượt nốc cạn những ly rượu mà anh rót tiếp.
Viên đại tá bắt đầu đỏ mặt, tươi tỉnh hoạt bát hẳn lên:
- Đa tạ ông cố vấn. Ông cho ba ly này, sức lực chiến đấu của tụi tui sẽ tăng tiến gấp ba.
- Nếu vậy làm tiếp hai ly nữa cho tăng lên gấp năm!
Cả hai viên sĩ quan cười vang.
Hai Long hỏi:
- Trong dinh dự trữ nhiều rượu không?
Viên trung úy mỉm cười:
- Thứ đó trong dinh đâu có thiếu! Chỉ cần ông cố vấn cho lệnh.
Hai Long nói với giọng đĩnh đạc:
- Mở kho lấy rượu cho anh em uống! Việt Minh ngày xưa rất nghèo, nhưng theo lời người Pháp, trước khi xung phong, lính xung kích của họ đều được uống thoải mái. Đêm nay là đêm lịch sử, tổng thống vắng mặt, tôi tạm thay tổng thống chúc mừng chiến binh. Sáng mai tổng thống về, chiến đấu thắng lợi, tôi sẽ đề nghị tổng thống khen thưởng anh em thật hậu. Chớ để ai uống quá say.
- Dạ, dạ...
- Chuẩn bị trang bị chiến đấu cho mình.
Hai viên sĩ quan hào hứng bước ra. Từ trước tới nay chưa có ai được đụng tới kho rượu quý của Thiệu.
Một giờ trôi qua, Hai Long vô cùng sốt ruột. Tiếng súng từ khắp nơi thôi thúc dội về, nhưng riêng tại đây vẫn chưa thấy bộ đôi chủ lực xuất hiện.
Viêm trung úy tới phòng anh, ôm theo một chiếc áo giáp, một cái nón sắt và một khẩu Colt. Giọng y đã ngà ngà:
- Anh em binh sĩ rất đội ơn ông cố vấn. Rượu đã được phân phát ba người một chai. Xin ông cố vấn nhận cho trang bị chiến đấu. Cái áo giáp có hơi nặng nhưng phải dùng nó mới đảm bảo an toàn.
- Bao nhiêu ký?
- Dạ, mười bốn.
- Chà, chà! Thôi cứ để đó cho mình.
- Thưa có tin từ bộ tư lệnh Biệt khu thủ đô, bộ tư lệnh Hải quân cũng bị tấn công. Huế, Biên Hòa, Bình Dương, Hậu Nghĩa, Long An vừa báo cáo về tình hình đang nguy ngập.
- Việt Cộng phen này làm dữ quá!
- Dạ chưa bao giờ. Không hiểu sao phía quân Mỹ chưa phản ứng?
- Họ đang còn phải lo thân họ.
3.
Bầu trời đêm nhạt dần. Ánh lửa hồng của những đám cháy đã thu nhỏ lại, nhường chỗ cho những đám khói lớn. Bình minh đang tới. Như vậy là trận đánh bên trong dinh Độc Lập đã không diễn ra. Với anh sáng ban ngày, tiếng súng càng rộ lên. Có nhiều tiếng súng lớn. Tiếng động cơ xe tăng từ đâu đó vọng lại. Địcu bắt đầu phản ứng mạnh.
Hai Long quyết định mặc chiếc áo giáp, đeo khẩu Colt vào thắt lưng, đội mũ sắt lên đầu, đi xuống tầng trệt.
Anh đảo một vòng quanh dinh, gặp những sĩ quan và binh lính mặt tím nhợt, bơ phờ vì uống rượu nhiều và thức đêm. Họ đều chào anh, ông cố vấn tốt bụng, đã cho họ lần đầu được nếm những chai rượu quý của tổng thống.
Một viên hạ sĩ nói:
- Việt Cộng sợ uy ông cố vấn nên đêm qua không dám tới!
Một tên lính mặt đỏ dừ, lè nhè:
- Nó sợ uy của ông cố vấn hay sợ rượu của ông cố vấn?
Nói xong hắn cười khà khà. Hắn vẫn đang say.
Hai Long nghiêm nghị bảo viên hạ sĩ:
- Tôi đã bảo đại tá lấy rượu cho anh em uống cho ấm người, nhưng có những anh em hơi quá chén đó.
- Dạ thưa ông cố vấn, có rượu vào thì mới hăng máu lên. Ông cố vấn rất tâm lý. Nếu đêm qua Việt Cộng mà tới, tất cả anh em sẽ tử thủ vì ông cố vấn.
- Ông đại tá đâu?
Viên hạ sĩ trỏ cho anh một căn phòng ở tầng hầm.
Hai Long đi vào thấy viên đại tá đang ngồi gà gật ngủ. Chiếc gạt tàn đặt trên bàn đầy ắp tàn thuốc, bên cạnh là chai rượu cạn khô. Anh đập nhẹ tay vào cửa, thấy có tiếng động, y mở choàng mắt, cố làm ra vẻ tỉnh táo.
- Tòa đại sứ Mỹ, Đài phát thanh đều để Việt Cộng lọt vô, nhưng ở đây ta đã chặn đứng được chúng từ bên ngoài dinh.
- Chờ trời sáng chút nữa, nếu Việt Cộng không tiến công ông cho binh sĩ lần lượt đi ngủ lấy sức chuẩn bị chiến đấu đêm nay. Tôi thấy anh em quá mệt mỏi rồi đó!
- Dạ, dạ...
Những việc làm của Hai Long đã đủ để gây ấn tượng với bọn chúng, anh quay về phòng trút bỏ chiếc áo giáp và cái mũ sắt quá nặng.
Công việc của mình ở đây dường như đã xong, với kết quả là con số không. Anh cần ra ngoài xem có chỉ thị gì mới của Trung tâm. Không ai có thể liên lạc với anh khi anh còn ở đây. Nhưng chưa nên vội vã đi ngay. Chờ tới lúc Thiệu về thì tốt hơn. Hay ít nhất cũng có một người khác tới làm tiếp công việc Kỳ đã trao cho mình đêm qua.
Những tin tức viên trung úy thu thập từng lúc, góp lại đã giúp anh hình dung một phần cuộc tổng tiến công bắt đầu 3 giờ sáng hôm nay. Bộ đội ta đánh vào trên một trăm mặt trận lớn nhỏ. Năm trong 6 thành phố lớn ở miền Nam bị tiến công. Có tin ta đã chiếm phần lớn thành phố Huế và cắm cờ Mặt trận giải phóng trên thành nội. Rất nhiều kho tàng và phương tiện chiến tranh bị phá hủy. Tại Sài Gòn, cuộc tiến công đã nhằm vào hầu hết những cơ quan đầu não, những vị trí quan trọng. Bộ đội ta đã chiếm Đài phát thanh, đột nhập Tòa đại sứ Mỹ, sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng tham mưu. Ở khắp nơi, cuộc tiến công vẫn tiếp diễn ác liệt. Riêng tại đây, địch đã đề phòng nên lực lượng biệt động bị chặn lại ở bên ngoài dinh. Bộ đội và nhân dân ta đã lập chiến lũy ở nhiều khu phố.
Một không khí hoảng loạn tràn lan. Suốt buổi sáng, theo lệnh của Hai Long, viên trung úy đã gọi điện thoại cho bộ trưởng bộ Nội vụ, tổng thư ký Phủ tổng thống mời tới dinh làm việc, nhưng đều không nhận được trả lời. Cũng không có một bộ trưởng nào tự ý tới dinh. Chắc tất cả các vị đã tìm nơi kín đáo ẩn náu. Cả Thiệu cũng mất hút.
Buổi trưa, Nguyễn Cao Kỳ gọi điện thoại cho biết, quân đội Mỹ đã chốt chặt mọi ngả đường dẫn vào thành phố, không cho Việt Cộng tăng thêm quân vào nội đô. Quân lực Việt Nam cộng hòa phải tự đảm nhiệm việc chiến đấu với những đơn vị Việt Cộng đã lọt vào trong thành phố. Lát sau, lại có tin lực lượng Mỹ tăng viện được trực thăng vận, đã chiếm lại Tòa đại sứ Mỹ rơi vào tay Việt Cộng từ đêm qua.
Hai Long thấy phải tìm cách báo ngay cho Trung tâm biết những tin mới này. Anh bảo viên trung úy mời viên đại tá tới.
Anh nói:
- Quân Mỹ đã can thiệp. Tướng Kỳ đang cố gắng khôi phục trật tự trong thành phố. Giờ phút nguy hiểm nhất với Phủ tổng thống đã qua. Phải tiếp tục phôn hoặc cho người đi tìm ông Nguyễn Văn Hướng hay ông Mai Quốc Đống tới ngay phủ tổng thống. Trong lúc khó khăn này mà không một vị cán bộ cao cấp nào tới dinh thì cũng lạ! Giờ tôi phải đi tìm cha Hoàng. Việt Cộng chắc đã tràn ngập xứ đạo của cha từ đêm hôm qua. Lỡ có điều chi không may xảy ra với cha là tôi mang tội nặng với Tòa thánh, với giáo hội.
Viên đại tá tỏ vẻ lo lắng:
- Việt Cộng đang chiếm nhiều nơi trong thành phố ông cố vấn ra đi lúc này rất không an toàn!
- Việc đi cần phải đi! Ở đây từ đêm qua tới giờ, nếu Việt Cộng đánh vô thì đâu có an toàn!
Anh trả lại áo giáp, nón sắt và khẩu súng ngắn.
Viên đại tái nói:
- Ông cố vấn nên giữ lại khẩu Colt, giắt trong người để phòng thân.
Hai Long mỉm cười:
- Tôi là người lãnh sứ mệnh hòa bình của Giáo Hoàng Paul VI. Đêm qua, tôi nhận những thứ này để cổ võ tinh thần anh em thôi! Tôi không biết bắn, và nếu có biết, khi Việt Cộng vô, tôi cũng chỉ bắn lên trời. Giết người đối với giáo dân là một tội rất nặng.
4.
Đường phố vắng tanh, ngột ngạt mùi thuốc súng. Cả bốn phía đều có tiếng nổ rát. Hai Long biết mình rất dễ bị những âm thanh này đánh lừa vì nó vấp phải nhiều vật cản trong thành phố. Anh có thể đi ngang qua những nơi có tiếng nổ nếu còn một dãy nhà che chắn cho mình. Chỉ cần phải vừa đi vừa quan sát.
Anh phóng xe về phía Tân Định. Anh cần báo cho Cụm trưởng những tin tức vừa thu lượm được trong dinh, đặc biệt là tin quân Mỹ bắt đầu can thiệp, chúng đã bịt chặt những con đường dẫn vào Sài Gòn. Lúc này, mọi người trong cụm đều ở vị trí chiến đấu. Tuy vậy, vẫn còn một hộp thư để liên lạc với Năm Sang trong trường hợp khẩn cấp.
Tời đầu đường Hai Bà Trưng, anh thấy mình không thể đi tiếp. Quân cảnh địch canh gác các ngả đường vào. Bọn mật vụ chắc đã lảng vảng quanh đây.
Hai Long đành phóng xe ra bờ sông, trở về nhà.
Dọc đường Thị Nghè, anh gặp đồng bào, kẻ chạy ngược, người chạy xuôi. Đêm trước, bộ đội ta chiến đấu ở ngã từ Hàng Xanh phía xa lộ, từ Cầu Sơn đánh lên Thị Nghè. Nhiều nhà cửa đóng kín, khóa bên ngoài.
Vợ con anh đang ở nhà, đều reo lên. Chị Hai nói:
- Chờ mãi không thấy ba nó về, mẹ con bỏ cả cơm.
- Gia đình bác Kỳ đâu cả rồi?
- Hai bác và các con chạy sang bên kia cầu từ sáng sớm. Mình thì chạy đi đâu! Giải phóng vô là theo luôn.
Nhận thấy vẻ băn khoăn của chồng, chị Hai hỏi:
- Phen này liệu có xong không?
Thấy chồng không trả lời, chị Hai lại hỏi:
- Ba nó có điều chi mà suy nghĩ vậy?
Anh ngập ngừng rồi nói:
- Có một cái thư cần chuyển mà không đi nổi, quân cảnh gác hết lối vô rồi!
- Ở đâu?
- Sau chợ Tân Định.
- Đưa thư em đi cho. Người từ Thị Nghè chạy vô ầm ầm, mình đi đâu mà chẳng được!
- Em vô đó không lợi, lỡ có người nhận ra, khó khăn về sau, anh đã tính rồi.
- Ba đưa cho con, không ai chú ý tới con.
Hai người quay lại. Bé Liên đã đứng sau từ lúc nào. Cô bé đã lắng nghe ba má trao đổi. Liên mười bốn tuổi. Vóc dáng bé nhỏ của em khiến nhiều người tưởng em ít hơn tuổi đó.
- Hay là để con đi? - Chị Hai nói.
Hai Long nhìn con rồi hỏi:
- Con có biết đường Đặng Dung không?
- Bạn con ở đó. Có ai hỏi, con nói nhà con ở đường đó, ai mà cấm con về nhà!
Không còn cách nào lựa chọn, Hai Long dặn dò con cẩn thận rồi lấy lá thư viết bằng mực hóa học, bọc một nhúm hạt dưa, bỏ vào túi con.
- Ba chờ con ở nhà lâu nhất là hai tiếng, nếu con chưa về, ba má phải đi kiếm con đó!
- Một tiếng rưỡi mà con chưa về, thì ba má đi tìm. Từ đây vô đó, cả đi, về không tới một tiếng đâu!
Liên nhoẻn miệng cười, rồi nhảy lên chiếc xe đạp, phóng đi rất nhanh. Lòng anh se thắt lại. Đứa con nhỏ ra đời năm kháng chiến chống Pháp cuối cùng, nằm trên lưng vợ anh khi họ xuống tàu vào Nam, đang khuất dần về phía cuối đường đề lao vào vùng gió xoáy của lửa đạn.
Một giờ qua, không thấy bé Liên trở về. Anh hết đi ra lại đi vào. Anh nghĩ tới mọi chuyện không hay có thể đến với con. Công việc này là của người lớn. Người lớn cũng còn những sơ xuất, lầm lẫn trong nhiều trường hợp. Bé Liên tuy thông minh, nhưng vẫn là một đứa trẻ dại dột đối với loại việc này. Nếu bé Liên không trở về thì anh sẽ làm gì? Còn bao nhiêu chuyện quan trọng đang chờ anh...
Chị Hai bảo chồng:
- Ba nó sốt ruột làm chi! Một lát nữa là con về. Đường phố nhốn nháo, thấy lạ, nó la cà nên về chậm thôi!
Chị đã quen lo lắng trước những hiểm nguy thường xuyên đe dọa chồng mình. Còn hơn thế, lúc này chị đang vui. Đứa con đã chia sẻ được một chút cái gánh nặng mà từ nhiều năm nay, ba nó phải gánh chịu một mình. Ở tuổi bé Liên, chị đã đi làm liên lạc cho du kích. Bé Liên ngày nay còn tinh nhanh hơn chị hồi đó nhiều.
Hai Long nhìn đồng hồ. Đã quá 15 phút. Như lời bé Liên dặn, đã tới lúc phải đi tìm con. Anh lại ra cửa nhìn về phía cầu Thị Nghè. Mặt anh tươi hẳn lên. Anh đã nhận ra con qua đôi vai nhỏ bé và cái đầu cúi gằm trên xe đạp, phóng qua mặt tất cả những người cùng đi lao về nhà.
Bé Liên dắt xe vào, hai má đỏ hồng, chiếc áo ướt đẫm mồ hôi.
- Có gặp được không con?
- Dạ có. Con hỏi thăm, cô ấy trả lời đúng như ba dặn, con mới trao thư.
Bấy giờ Hai Long mới hỏi:
- Tại sao con về chậm để ba má lo?
- Lúc hẹn ba, con chưa nghĩ tới là khi vô đi một đường, khi ra phải đi đường khác thì quân cảnh mới khỏi nghi. Trên đường về, con gặp mấy chỗ Giải phóng và lính Cộng hòa đang bắn nhau, con lại phải vòng qua lối khác. Con sợ trễ, ba má đổ đi tìm, ráng đạp hết sức mà giờ mới về tới đây.
Hai Long nhìn con với cặp mắt đầy thương yêu. Nó đã khôn lớn nhiều hơn mình tưởng. Nay mai nó có thể còn giúp được những việc khác cho mình.
Anh quay lại bảo vợ:
- Cho anh ăn cơm sớm, anh phải đi ngay.
- Tối nay ba nó có về không?
- Chắc không về kịp. Có thể phải trưa hay chiều mai.
Anh thường đi không hẹn lúc về, nếu có nói cũng ít khi đúng hẹn. Đã có lần anh ra đi không nói gì mà ba năm sau mới quay trở lại.
Nhận thấy vẻ lo âu của chị, anh nhoẻn miệng cười rất tươi:
- Tết ngày là Tết Quang Trung, chờ im tiếng súng, nhà mình sẽ ăn Tết đàng hoàng.
Nụ cười của anh làm chị thêm lo. Vừa rồi, bé Liên chỉ về chậm có 15 phút mà anh ấy đứng ngồi không yên. Khi đó, anh là một con người khác. Bây giờ, anh đã quay trở về với con người hằng ngày của anh. Lúc bình thường, hoặc khi vui, anh thường giữ vẻ kín đáo, trầm lặng. Nhưng khi anh làm ra tươi tỉnh, vui vẻ thế này, là có những khó khăn, nguy hiểm đang chờ đợi.
Hai Long không biết là vợ đã rút ra quy luật đó qua cách sống của mình.
Năm đó, âm lịch ở miền Nam và miền Bắc chênh nhau một ngày. Mùa xuân ở miền Nam tới trước. Từ 30 Tết, Hai Long luôn ở trong tình trạng chờ đợi căng thẳng. Anh sẽ được báo giờ nổ súng trước mười hai tiếng. Nhiệm vụ chiến đấu của anh là phải bám sát Thiệu. Anh có khả năng thực hiện nhiệm vụ nếu trận đánh diễn ra ban ngày. Anh sẽ chọn giờ đó tới chúc Tết gia đình Thiệu. Nhưng trận đánh của ta thông thường khởi đầu vào ban đêm. Anh sẽ lấy lý do gì để tới dinh Độc Lập nếu lúc đó là đêm khuya? Gần đây, Hai Long thường ngủ đêm tại dinh Độc Lập, tạo dần cho mọi người một thói quen. Nhưng trong những ngày nghỉ Tết, anh không có lý do gì để ngủ lại. Tới đúng khi súng đã nổ thì có thể được. Cố vấn cần có mặt bên tổng thống trong những giờ phút khẩn trương. Nhưng lúc đó, rất khó lọt vào dinh. Cuối cùng, Hai Long đành chọn giải pháp sẽ tới chúc Tết vợ chồng Thiệu vào một giờ hơi muộn, tìm cách kéo dài cuộc chuyện trò tới khuya, rồi lấy cớ xe máy hỏng, từ chối dùng xe của Thiệu để trở về nhà, và ngủ lại trong dinh.
Nửa đêm 30 Tết, tiếng bom đạn vừa dứt theo lệnh ngừng bắn, cả Sài Gòn rộn ràng trong tiếng pháo đón xuân. Năm nay, người dân Sài Gòn đốt pháo nhiều hơn mọi năm.
Tiếng pháo tiếp tục nổ ran suốt ngày mồng Một Tết. Buổi sáng Hòe tới chúc Tết báo tin Westmoreland đã điều phần lớn những tiểu đoàn đang hành quân ở biên giới Campuchia về vùng chung quanh Sài Gòn, và đưa một số tiểu đoàn lên phía Bắc tăng cường cho căn cứ Khe Sanh. Chờ đến hết buổi chiều vẫn chưa có lệnh. Như vậy là trận đánh sẽ chưa nổ ra đêm nay. Trưa ngày mai, lệnh ngừng bắn sẽ hết hiệu lực. Sự chậm trễ này cùng với tin của Hòe ban sáng khiến anh bồn chồn.
Nửa đêm, anh nhét chiếc núm nghe vào tai, mở chiếc máy thu thanh bán dẫn nhỏ, tìm làn sóng của đài Tiếng nói Việt Nam. Vừa lúc đó, tiếng pháo đón xuân vang lên từ Hà Nội. Những tiếng lạch tạch đùng khi khoan khi nhặt, nổ giòn, làm hiện lên trước mắt anh tràng pháo màu hồng, nhấp nháy ánh lửa, tỏa khói mùi thơm. Dứt tràng pháo, anh nín thở chờ đón cái mà những người con xa Hà Nội như anh, mỗi năm một lần mong đợi, tiếng nói chúc Tết đầu xuân của Bác Hồ. Anh đã thuộc lòng bài thơ xuân 1968 của Bác, được phát thanh trên đài từ đầu năm dương lịch.
Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp mọi nhà.
Nam - Bắc thi đua đánh giặc Mỹ,
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta.
Sau đó là phần ca nhạc. Những bài thơ xuân năm trước và năm nay được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc vang lên nhiều lần. Buổi phát thanh đêm giao thừa trên miền Bắc như nhắc nhở anh chớ vội nóng lòng, cái điều khác lạ nhất định sẽ tới trong mùa xuân này, và nó đang tới.
Trưa mồng hai Tết, đài Sài Gòn báo tin đêm trước, Việt Cộng đã mở một loạt trận tiến công vào một số thị trấn ở miền Trung và Cao nguyên, trong đó có thành phố Đà Nẵng, và tổng thống Thiệu đã quyết định bãi bỏ lệnh ngừng bắn trên toàn lãnh thổ Việt Nam cộng hòa. Hai Long nửa mừng nửa lo, Như vậy là cuộc tiến công đã khởi đầu. Nhưng những trận đánh nổ ra ở miền Trung trước có ảnh hưởng gì tới các nơi khác không? Anh cảm thấy hơi yên tâm khi nhận thấy những tin thông báo chiến sự ở miền Trung bị chìm đi trong tiếng pháo Tết. Mặc dù Thiệu hủy bỏ lệnh ngừng bắn và toàn bộ quân Mỹ đã được đặt trong tình trạng báo động cao nhất, pháo vẫn tiếp tục nổ rền suốt ngày đêm. Xác pháo ngập trên hè phố. Tất cả những con đường vẫn nườm nượp những dòng người xuôi ngược đón xuân với cảnh thanh bình trong lúc cuộc chiến diễn ra ở những vùng không xa nó. Lần này, cuộc tiến công đã nổ ra ở tận Trung phần.
Lúc 2 giờ chiều, bác Bảy Lai ghé chiếc xích lô trước nhà. Bác vào chúc Tết gia đình anh. Khi ra về, bác bỏ quên một hộp quẹt. Giờ nổ súng là 3 giờ đêm nay. Hai Long phóng xe tới báo tin cho Hòe và Ruật. Anh xiết chặt tay những người đồng chí trước lúc ra về. Hai Long hoàn toàn yên tâm. Những trận đánh nổ ra tại miền Trung đã mang lại cho anh một cái cớ chính đáng để ở lại với Thiệu đêm nay.
Sau bữa cơm chiều, Hai Long mặc bộ đồ lớn, đeo cà vạt, nhét khẩu Browning nhỏ đã được lắp sẵn 6 viên đạn ở thắt lưng, lên xe phóng thẳng vào dinh Độc Lập.
Sự canh phòng chung quanh và bên trong dinh không có gì khác thường. Anh không dùng thang máy, đi dọc hành lang, nhìn những phòng làm việc cửa đều đóng kín, rồi thong thả theo cầu thang lên chỗ ở của gia đình Thiệu trên lầu bốn. Anh rất mừng khi nhận thấy trừ bộ phận bảo vệ dinh, những nhân vật của Phủ tổng thống không ai có mặt.
Tới lầu ba, anh gặp viên sĩ quan thường trực. Viên trung úy đỏm dáng trong bộ lễ phục, giơ tay lên vành mũ chào anh, tươi cười nói:
- Năm mới, chúc ông cố vấn và gia đình vạn sự an khang.
- Xin chúc trung úy và gia đình gặp mọi điều may mắn, riêng trung úy đầu năm sẽ nhận thêm một bông mai mới. Tổng thống và phu nhân có nhà chớ?
- Dạ, tổng thống và phu nhân vừa đi Mỹ Tho chiều nay. Hai ông bà về quê ngoại.
- Ủa! Tình hình đang găng mà tổng thống lại về quê ư?
Viên trung úy mỉm cười:
- Đài phát thanh của Việt Cộng vừa tuyên bố, họ đánh Đà Nẵng và mấy nơi để trừng trị quân Mỹ không tôn trọng tục lệ cổ truyền của nhân dân Việt Nam trong dịp Tết.
- Tổng thống có dặn lại chi không?
- Dạ, không có dặn dò chi.
- Mình nghe tổng thống bãi bỏ lệnh ngừng bắn, quân Mỹ cấm trại 100%, vội chạy vô tính ở lại cùng tổng thống đêm nay lỡ có điều chi cần bàn bạc.
- Dạ, phía Nam thì vẫn yên, Tết năm nay, ở Sài Gòn dân đốt pháo nhiều quá xá!
Anh định quay về?
Nhưng dù Thiệu có đi vắng thì đơn vị được giao nhiệm vụ đêm nay vẫn cứ phải đánh vào dinh tổng thống, và phải cố chiếm mục tiêu. Mình phải hỗ trợ cho họ.
- Ông Hướng có tới không?
- Dạ, không.
- Tình hình này mà Phủ tổng thống lại không có một ai! Thiếu tướng chỉ huy lực lượng bảo vệ dinh có ở đây chớ?
- Dạ, thiếu tướng nghỉ phép, chỉ có ông đại tá ở lại.
Hai Long làm vẻ mặt lo lắng rồi nói:
- Nếu vậy, đêm nay mình phải ở lại, đề phòng có chuyện chi khi vắng mặt tổng thống.
- Dạ, có ông cố vấn ở lại thì tốt quá! Con biểu chuẩn bị cà phê và bánh trái để ông cố vấn dùng buổi tối.
- Cảm ơn. Từ giờ tới nửa đêm, cứ hai tiếng một lần, anh phôn vô Tổng tham mưu hỏi tình hình chiến sự, rồi báo cho tôi biết.
- Thưa rõ.
Hai Long đi về phòng làm việc của mình, mở rộng cửa, bật đèn, mở quạt máy, ngồi nhìn qua ô kính. Hào hứng đối với nhiệm vụ đêm nay của anh giảm đi rất nhiều. Điều may mắn lớn là tới giờ phút này, ngụy quyền vẫn chưa hay biết gì. Thiệu chỉ tuyên bố bãi bỏ lệnh ngừng bắn một cách chiếu lệ rồi bỏ đi. Nhưng Thiệu có thoát khỏi tai họa chỉ còn ít giờ nữa sẽ ập xuống đầu hắn không? Giờ này, chắc những đơn vị mũi nhọn của ta đã rời khỏi nơi ẩn náu, vượt qua vành đai, tiến vào Sài Gòn. Những chiến sĩ biệt động ở nội thành chắc đang cố chợp mắt một vài tiếng để chuẩn bị cho trận đánh đầy mạo hiểm. Ở các mục tiêu, họ đều phải chiến đấu với những kẻ địch đông hơn mình nhiều lần. Họ sẽ phải cầm giữ những mục tiêu này cho tới khi lực lượng từ ngoài tới tăng viện... Không còn cách nào báo tin cho bộ đội Thiệu đã về quê ngoại tại Mỹ Tho!
Khuôn viên dinh Độc Lập với những vòm cây có những mảng lá xanh rực lên bởi ánh đèn, hoàn toàn vắng vẻ và yên tĩnh. Số binh lính bảo vệ dinh đã đi phép một nửa, nhưng chắc vẫn đông hơn nhiều lần lực lượng tiến công đêm nay. Họ chỉ có thể giành thắng lợi nếu giữ được hoàn toàn bất ngờ... Đường phố chung quanh dinh Độc Lập với hai hàng đèn thủy ngân xanh biếc, nườm nượp xe du kịch, xe hon-đa ngược xuôi chở theo khách du xuân. Xa hơn một chút, Sài Gòn rực rỡ ánh đèn ngày hội và những tấm biển quảng cáo với những dòng điện luôn đổi màu.
Đến 11 giờ đêm, Hai Long nói với viên trung úy:
- Yên tĩnh thế này, chắc không có chuyện chi đâu. Trung úy không phải báo cáo tình hình chiến sự nữa, và có thể đi ngủ.
Anh ngả mình nằm dài trên chiếc xa-lông. Ly cà phê đặc sẽ làm anh tỉnh táo suốt đêm nay. Tiếng pháo vẫn nổ ran khắp nơi. Anh nhìn đồng hồ. Còn gần 4 giờ nữa...
2.
Một tiếng nổ lớn phia Tòa đại sứ Mỹ làm Hai Long chú ý. Kim lân tinh trên đồng hồ chỉ kém 15 phút đầy ba giờ. Bắt đầu rồi ư? Nhưng sau đó vẫn chỉ là những tràng pháo lẹt đẹt của những người chưa chịu đi ngủ vì còn tiếc đêm xuân.
Năm phút, rồi mười phút trôi qua. Vẫn chỉ là những tiếng pháo thanh bình của ngày Tết. Kim đồng hồ chậm chạp nhích tới chấm 3 giờ.
Bất thần, những tiếng nổ rất lớn từ bốn phía cùng ập tới. Xen giữa những tiếng trầm trầm và nặng của đại bác và những kho đạn bị nổ tung, là tiếng nổ đanh của lựu đạn và tiếng nổ giòn và đều của những loại súng liên thanh. Cả thành phố sôi réo lên vì những làn sóng âm thanh.
Viên trung úy chạy xô vào buồng Hai Long:
- Ông cố vấn! Việt Cộng tấn công!
Hai Long làm vẻ mặt ngái ngủ:
- Tấn công ở đâu?
- Nhiều nơi trong thành phố có tiếng súng nổ và những đám cháy. Trước cổng ngách của dinh đang có nhiều tiếng súng và lựu đạn.
- Bình tĩnh hỏi Tổng tham mưu, Tổng nha Cảnh sát xem Việt Cộng tấn công những đâu. Sau đó, báo cáo phó tổng thống Kỳ. Nói rõ tổng thống hiện không có mặt ở dinh.
Chờ viên trung úy đi khỏi, Hai Long rời phòng làm việc, theo cầu thang gác lên lầu thượng. Anh chăm chú nhìn về phía cổng phụ của dinh Độc Lập, nơi đang diễn ra cuộc chạm súng, chờ sự xuất hiện của ba ánh chớp đèn pin quy ước. Sao mãi vẫn chưa thấy? Những tiếng còi rít lên phía dưới sân. Bọn lính bảo về dinh í ới gọi nhau chạy ra vị trí chiến đấu. Anh nhìn thấy chúng khóa các cổng dinh. Giờ phút quý báu nhất đã qua mất rồi! Bây giờ các chiến sỹ biệt động chỉ còn dùng sức mạnh mới có thể lọt vào dinh. Tiếng súng và tiếng lựu đạn thưa dần bên ngoài cổng phụ. Anh có ý nghĩ chưa phải là họ. Vì những chiến sĩ biệt động bao giờ cũng mở đầu trận đánh bằng những đòn sấm sét.
Hai Long bắt đầu đưa mắt nhìn xung quanh. Người anh vẫn còn ơn ớn lạnh. Cái lạnh từ những năm xa xưa khi giờ G tới trong những trận công đồn. Lâu lắm rồi, anh mới lại tham gia vào một cuộc chiến đấu trực tiếp bằng súng đạn. Màu xanh của ánh đèn cao áp thủy nhân đã nhạt đi vì những đám cháy, màu đỏ khè của những đuôi lửa đạn rocket, những viên đạn vạch đường, và những màu xanh, đỏ chói sáng của rất nhiều hỏa châu. Phía Long Bình có một đám cháy rất lớn, đỏ lựng cả góc trời. Từ đó, tiếp tục vọng về những tiếng nổ dậy đất. Phía Tân Sơn Nhất, tiếng đại bác và súng nhỏ dồn dập. Một số khu vực trong thành phố mất điện.
Khi Hai Long quay xuống lầu ba thì viên trung úy đang đi tìm anh. Y hớt hải báo cáo:
- Bộ Tổng tham mưu cũng đang bị tấn công mạnh. Ông bộ trưởng Quốc phòng và ông Tổng tham mưu trưởng đều không có mặt. Trực ban cho biết Tòa đại sứ Mỹ, Đài phát thanh, Tổng nha Cảnh sát, nhiều quận ở nội đô và ven đô đều bị tấn công. Nhiều tỉnh thành báo cáo về, họ bị Cộng quân tràn ngập. Phó tổng thống Kỳ nói ông chưa nắm được tình hình ra sao, Việt Cộng đã lọt vô trong sân bay, đơn vị bảo vệ đang hối ông di tản cùng với gia đình.
Hai Long trầm ngâm rồi nói:
- Xuống dưới nhà coi tình hình chiến đấu chung quanh dinh ra sao. Nói với đại tá, tôi sẽ trực tiếp xuống kiểm tra.
Lát sau, viên đại tá chỉ huy lực lượng bảo vệ dinh đi cùng viên trung úy lên gặp Hai Long. Y mặc bộ áo giáp, bộ mắt xám ngoét vì lo lắng:
- Trình ông cố vấn, tôi đã cho bố trí binh lực xong, dùng hàng rào sắt ngăn tất cả những con đường tới dinh, khóa chặt các cổng và cho binh lính vô vị trí ẩn nấp để chiến đấu khi Việt Cộng tiếp tục tiến công.
- Đạn dược ra sao nếu chiến đấu lâu dài?
- Thưa, đạn dược tạm đủ, nhưng lực lượng chiến đấu thì quá mỏng. Đáng lẽ vô lúc này phải có gấp đôi, gấp ba lúc thường, nhưng cả sĩ quan và binh lính đã đi phép một nửa. Đề nghị ông cố vấn cho điều thêm lực lượng tăng cường.
- Trước mắt chưa có lực lượng tăng cường, vì những nơi khác đều bị tiến công, không riêng Sài Gòn mà trên toàn quốc. Tình hình nhiều nơi nguy ngập. Phải tính chuyện cố thủ với lực lượng hiện có.
Viên đại tá ngồi thừ mặt.
Hai Long nói thêm:
- Chuẩn bị võ khí cho tôi. Tôi sẽ cùng chiến đấu bên cạnh anh em binh sĩ.
Anh cầm chai rượu trên bàn, rót đầy ba ly:
- Chúng ta cụng ly mừng xuân mới và đón nhận nhiệm vụ khó khăn. Phải vượt qua cơn sóng gió này.
Hai viên sĩ quan được sự động viên rất tâm lý của ông cố vấn, vui vẻ cạn ly.
Hai Long chỉ nhấp một chút, rồi lại rót đầy ly cho hai người:
- Mình quen dùng rượu lễ, không xài được thứ mạnh này vì lo cho cái bao tử. Các ông cạn đủ ba ly để đón nhiệm vụ.
Họ không từ chối, lần lượt nốc cạn những ly rượu mà anh rót tiếp.
Viên đại tá bắt đầu đỏ mặt, tươi tỉnh hoạt bát hẳn lên:
- Đa tạ ông cố vấn. Ông cho ba ly này, sức lực chiến đấu của tụi tui sẽ tăng tiến gấp ba.
- Nếu vậy làm tiếp hai ly nữa cho tăng lên gấp năm!
Cả hai viên sĩ quan cười vang.
Hai Long hỏi:
- Trong dinh dự trữ nhiều rượu không?
Viên trung úy mỉm cười:
- Thứ đó trong dinh đâu có thiếu! Chỉ cần ông cố vấn cho lệnh.
Hai Long nói với giọng đĩnh đạc:
- Mở kho lấy rượu cho anh em uống! Việt Minh ngày xưa rất nghèo, nhưng theo lời người Pháp, trước khi xung phong, lính xung kích của họ đều được uống thoải mái. Đêm nay là đêm lịch sử, tổng thống vắng mặt, tôi tạm thay tổng thống chúc mừng chiến binh. Sáng mai tổng thống về, chiến đấu thắng lợi, tôi sẽ đề nghị tổng thống khen thưởng anh em thật hậu. Chớ để ai uống quá say.
- Dạ, dạ...
- Chuẩn bị trang bị chiến đấu cho mình.
Hai viên sĩ quan hào hứng bước ra. Từ trước tới nay chưa có ai được đụng tới kho rượu quý của Thiệu.
Một giờ trôi qua, Hai Long vô cùng sốt ruột. Tiếng súng từ khắp nơi thôi thúc dội về, nhưng riêng tại đây vẫn chưa thấy bộ đôi chủ lực xuất hiện.
Viêm trung úy tới phòng anh, ôm theo một chiếc áo giáp, một cái nón sắt và một khẩu Colt. Giọng y đã ngà ngà:
- Anh em binh sĩ rất đội ơn ông cố vấn. Rượu đã được phân phát ba người một chai. Xin ông cố vấn nhận cho trang bị chiến đấu. Cái áo giáp có hơi nặng nhưng phải dùng nó mới đảm bảo an toàn.
- Bao nhiêu ký?
- Dạ, mười bốn.
- Chà, chà! Thôi cứ để đó cho mình.
- Thưa có tin từ bộ tư lệnh Biệt khu thủ đô, bộ tư lệnh Hải quân cũng bị tấn công. Huế, Biên Hòa, Bình Dương, Hậu Nghĩa, Long An vừa báo cáo về tình hình đang nguy ngập.
- Việt Cộng phen này làm dữ quá!
- Dạ chưa bao giờ. Không hiểu sao phía quân Mỹ chưa phản ứng?
- Họ đang còn phải lo thân họ.
3.
Bầu trời đêm nhạt dần. Ánh lửa hồng của những đám cháy đã thu nhỏ lại, nhường chỗ cho những đám khói lớn. Bình minh đang tới. Như vậy là trận đánh bên trong dinh Độc Lập đã không diễn ra. Với anh sáng ban ngày, tiếng súng càng rộ lên. Có nhiều tiếng súng lớn. Tiếng động cơ xe tăng từ đâu đó vọng lại. Địcu bắt đầu phản ứng mạnh.
Hai Long quyết định mặc chiếc áo giáp, đeo khẩu Colt vào thắt lưng, đội mũ sắt lên đầu, đi xuống tầng trệt.
Anh đảo một vòng quanh dinh, gặp những sĩ quan và binh lính mặt tím nhợt, bơ phờ vì uống rượu nhiều và thức đêm. Họ đều chào anh, ông cố vấn tốt bụng, đã cho họ lần đầu được nếm những chai rượu quý của tổng thống.
Một viên hạ sĩ nói:
- Việt Cộng sợ uy ông cố vấn nên đêm qua không dám tới!
Một tên lính mặt đỏ dừ, lè nhè:
- Nó sợ uy của ông cố vấn hay sợ rượu của ông cố vấn?
Nói xong hắn cười khà khà. Hắn vẫn đang say.
Hai Long nghiêm nghị bảo viên hạ sĩ:
- Tôi đã bảo đại tá lấy rượu cho anh em uống cho ấm người, nhưng có những anh em hơi quá chén đó.
- Dạ thưa ông cố vấn, có rượu vào thì mới hăng máu lên. Ông cố vấn rất tâm lý. Nếu đêm qua Việt Cộng mà tới, tất cả anh em sẽ tử thủ vì ông cố vấn.
- Ông đại tá đâu?
Viên hạ sĩ trỏ cho anh một căn phòng ở tầng hầm.
Hai Long đi vào thấy viên đại tá đang ngồi gà gật ngủ. Chiếc gạt tàn đặt trên bàn đầy ắp tàn thuốc, bên cạnh là chai rượu cạn khô. Anh đập nhẹ tay vào cửa, thấy có tiếng động, y mở choàng mắt, cố làm ra vẻ tỉnh táo.
- Tòa đại sứ Mỹ, Đài phát thanh đều để Việt Cộng lọt vô, nhưng ở đây ta đã chặn đứng được chúng từ bên ngoài dinh.
- Chờ trời sáng chút nữa, nếu Việt Cộng không tiến công ông cho binh sĩ lần lượt đi ngủ lấy sức chuẩn bị chiến đấu đêm nay. Tôi thấy anh em quá mệt mỏi rồi đó!
- Dạ, dạ...
Những việc làm của Hai Long đã đủ để gây ấn tượng với bọn chúng, anh quay về phòng trút bỏ chiếc áo giáp và cái mũ sắt quá nặng.
Công việc của mình ở đây dường như đã xong, với kết quả là con số không. Anh cần ra ngoài xem có chỉ thị gì mới của Trung tâm. Không ai có thể liên lạc với anh khi anh còn ở đây. Nhưng chưa nên vội vã đi ngay. Chờ tới lúc Thiệu về thì tốt hơn. Hay ít nhất cũng có một người khác tới làm tiếp công việc Kỳ đã trao cho mình đêm qua.
Những tin tức viên trung úy thu thập từng lúc, góp lại đã giúp anh hình dung một phần cuộc tổng tiến công bắt đầu 3 giờ sáng hôm nay. Bộ đội ta đánh vào trên một trăm mặt trận lớn nhỏ. Năm trong 6 thành phố lớn ở miền Nam bị tiến công. Có tin ta đã chiếm phần lớn thành phố Huế và cắm cờ Mặt trận giải phóng trên thành nội. Rất nhiều kho tàng và phương tiện chiến tranh bị phá hủy. Tại Sài Gòn, cuộc tiến công đã nhằm vào hầu hết những cơ quan đầu não, những vị trí quan trọng. Bộ đội ta đã chiếm Đài phát thanh, đột nhập Tòa đại sứ Mỹ, sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng tham mưu. Ở khắp nơi, cuộc tiến công vẫn tiếp diễn ác liệt. Riêng tại đây, địch đã đề phòng nên lực lượng biệt động bị chặn lại ở bên ngoài dinh. Bộ đội và nhân dân ta đã lập chiến lũy ở nhiều khu phố.
Một không khí hoảng loạn tràn lan. Suốt buổi sáng, theo lệnh của Hai Long, viên trung úy đã gọi điện thoại cho bộ trưởng bộ Nội vụ, tổng thư ký Phủ tổng thống mời tới dinh làm việc, nhưng đều không nhận được trả lời. Cũng không có một bộ trưởng nào tự ý tới dinh. Chắc tất cả các vị đã tìm nơi kín đáo ẩn náu. Cả Thiệu cũng mất hút.
Buổi trưa, Nguyễn Cao Kỳ gọi điện thoại cho biết, quân đội Mỹ đã chốt chặt mọi ngả đường dẫn vào thành phố, không cho Việt Cộng tăng thêm quân vào nội đô. Quân lực Việt Nam cộng hòa phải tự đảm nhiệm việc chiến đấu với những đơn vị Việt Cộng đã lọt vào trong thành phố. Lát sau, lại có tin lực lượng Mỹ tăng viện được trực thăng vận, đã chiếm lại Tòa đại sứ Mỹ rơi vào tay Việt Cộng từ đêm qua.
Hai Long thấy phải tìm cách báo ngay cho Trung tâm biết những tin mới này. Anh bảo viên trung úy mời viên đại tá tới.
Anh nói:
- Quân Mỹ đã can thiệp. Tướng Kỳ đang cố gắng khôi phục trật tự trong thành phố. Giờ phút nguy hiểm nhất với Phủ tổng thống đã qua. Phải tiếp tục phôn hoặc cho người đi tìm ông Nguyễn Văn Hướng hay ông Mai Quốc Đống tới ngay phủ tổng thống. Trong lúc khó khăn này mà không một vị cán bộ cao cấp nào tới dinh thì cũng lạ! Giờ tôi phải đi tìm cha Hoàng. Việt Cộng chắc đã tràn ngập xứ đạo của cha từ đêm hôm qua. Lỡ có điều chi không may xảy ra với cha là tôi mang tội nặng với Tòa thánh, với giáo hội.
Viên đại tá tỏ vẻ lo lắng:
- Việt Cộng đang chiếm nhiều nơi trong thành phố ông cố vấn ra đi lúc này rất không an toàn!
- Việc đi cần phải đi! Ở đây từ đêm qua tới giờ, nếu Việt Cộng đánh vô thì đâu có an toàn!
Anh trả lại áo giáp, nón sắt và khẩu súng ngắn.
Viên đại tái nói:
- Ông cố vấn nên giữ lại khẩu Colt, giắt trong người để phòng thân.
Hai Long mỉm cười:
- Tôi là người lãnh sứ mệnh hòa bình của Giáo Hoàng Paul VI. Đêm qua, tôi nhận những thứ này để cổ võ tinh thần anh em thôi! Tôi không biết bắn, và nếu có biết, khi Việt Cộng vô, tôi cũng chỉ bắn lên trời. Giết người đối với giáo dân là một tội rất nặng.
4.
Đường phố vắng tanh, ngột ngạt mùi thuốc súng. Cả bốn phía đều có tiếng nổ rát. Hai Long biết mình rất dễ bị những âm thanh này đánh lừa vì nó vấp phải nhiều vật cản trong thành phố. Anh có thể đi ngang qua những nơi có tiếng nổ nếu còn một dãy nhà che chắn cho mình. Chỉ cần phải vừa đi vừa quan sát.
Anh phóng xe về phía Tân Định. Anh cần báo cho Cụm trưởng những tin tức vừa thu lượm được trong dinh, đặc biệt là tin quân Mỹ bắt đầu can thiệp, chúng đã bịt chặt những con đường dẫn vào Sài Gòn. Lúc này, mọi người trong cụm đều ở vị trí chiến đấu. Tuy vậy, vẫn còn một hộp thư để liên lạc với Năm Sang trong trường hợp khẩn cấp.
Tời đầu đường Hai Bà Trưng, anh thấy mình không thể đi tiếp. Quân cảnh địch canh gác các ngả đường vào. Bọn mật vụ chắc đã lảng vảng quanh đây.
Hai Long đành phóng xe ra bờ sông, trở về nhà.
Dọc đường Thị Nghè, anh gặp đồng bào, kẻ chạy ngược, người chạy xuôi. Đêm trước, bộ đội ta chiến đấu ở ngã từ Hàng Xanh phía xa lộ, từ Cầu Sơn đánh lên Thị Nghè. Nhiều nhà cửa đóng kín, khóa bên ngoài.
Vợ con anh đang ở nhà, đều reo lên. Chị Hai nói:
- Chờ mãi không thấy ba nó về, mẹ con bỏ cả cơm.
- Gia đình bác Kỳ đâu cả rồi?
- Hai bác và các con chạy sang bên kia cầu từ sáng sớm. Mình thì chạy đi đâu! Giải phóng vô là theo luôn.
Nhận thấy vẻ băn khoăn của chồng, chị Hai hỏi:
- Phen này liệu có xong không?
Thấy chồng không trả lời, chị Hai lại hỏi:
- Ba nó có điều chi mà suy nghĩ vậy?
Anh ngập ngừng rồi nói:
- Có một cái thư cần chuyển mà không đi nổi, quân cảnh gác hết lối vô rồi!
- Ở đâu?
- Sau chợ Tân Định.
- Đưa thư em đi cho. Người từ Thị Nghè chạy vô ầm ầm, mình đi đâu mà chẳng được!
- Em vô đó không lợi, lỡ có người nhận ra, khó khăn về sau, anh đã tính rồi.
- Ba đưa cho con, không ai chú ý tới con.
Hai người quay lại. Bé Liên đã đứng sau từ lúc nào. Cô bé đã lắng nghe ba má trao đổi. Liên mười bốn tuổi. Vóc dáng bé nhỏ của em khiến nhiều người tưởng em ít hơn tuổi đó.
- Hay là để con đi? - Chị Hai nói.
Hai Long nhìn con rồi hỏi:
- Con có biết đường Đặng Dung không?
- Bạn con ở đó. Có ai hỏi, con nói nhà con ở đường đó, ai mà cấm con về nhà!
Không còn cách nào lựa chọn, Hai Long dặn dò con cẩn thận rồi lấy lá thư viết bằng mực hóa học, bọc một nhúm hạt dưa, bỏ vào túi con.
- Ba chờ con ở nhà lâu nhất là hai tiếng, nếu con chưa về, ba má phải đi kiếm con đó!
- Một tiếng rưỡi mà con chưa về, thì ba má đi tìm. Từ đây vô đó, cả đi, về không tới một tiếng đâu!
Liên nhoẻn miệng cười, rồi nhảy lên chiếc xe đạp, phóng đi rất nhanh. Lòng anh se thắt lại. Đứa con nhỏ ra đời năm kháng chiến chống Pháp cuối cùng, nằm trên lưng vợ anh khi họ xuống tàu vào Nam, đang khuất dần về phía cuối đường đề lao vào vùng gió xoáy của lửa đạn.
Một giờ qua, không thấy bé Liên trở về. Anh hết đi ra lại đi vào. Anh nghĩ tới mọi chuyện không hay có thể đến với con. Công việc này là của người lớn. Người lớn cũng còn những sơ xuất, lầm lẫn trong nhiều trường hợp. Bé Liên tuy thông minh, nhưng vẫn là một đứa trẻ dại dột đối với loại việc này. Nếu bé Liên không trở về thì anh sẽ làm gì? Còn bao nhiêu chuyện quan trọng đang chờ anh...
Chị Hai bảo chồng:
- Ba nó sốt ruột làm chi! Một lát nữa là con về. Đường phố nhốn nháo, thấy lạ, nó la cà nên về chậm thôi!
Chị đã quen lo lắng trước những hiểm nguy thường xuyên đe dọa chồng mình. Còn hơn thế, lúc này chị đang vui. Đứa con đã chia sẻ được một chút cái gánh nặng mà từ nhiều năm nay, ba nó phải gánh chịu một mình. Ở tuổi bé Liên, chị đã đi làm liên lạc cho du kích. Bé Liên ngày nay còn tinh nhanh hơn chị hồi đó nhiều.
Hai Long nhìn đồng hồ. Đã quá 15 phút. Như lời bé Liên dặn, đã tới lúc phải đi tìm con. Anh lại ra cửa nhìn về phía cầu Thị Nghè. Mặt anh tươi hẳn lên. Anh đã nhận ra con qua đôi vai nhỏ bé và cái đầu cúi gằm trên xe đạp, phóng qua mặt tất cả những người cùng đi lao về nhà.
Bé Liên dắt xe vào, hai má đỏ hồng, chiếc áo ướt đẫm mồ hôi.
- Có gặp được không con?
- Dạ có. Con hỏi thăm, cô ấy trả lời đúng như ba dặn, con mới trao thư.
Bấy giờ Hai Long mới hỏi:
- Tại sao con về chậm để ba má lo?
- Lúc hẹn ba, con chưa nghĩ tới là khi vô đi một đường, khi ra phải đi đường khác thì quân cảnh mới khỏi nghi. Trên đường về, con gặp mấy chỗ Giải phóng và lính Cộng hòa đang bắn nhau, con lại phải vòng qua lối khác. Con sợ trễ, ba má đổ đi tìm, ráng đạp hết sức mà giờ mới về tới đây.
Hai Long nhìn con với cặp mắt đầy thương yêu. Nó đã khôn lớn nhiều hơn mình tưởng. Nay mai nó có thể còn giúp được những việc khác cho mình.
Anh quay lại bảo vợ:
- Cho anh ăn cơm sớm, anh phải đi ngay.
- Tối nay ba nó có về không?
- Chắc không về kịp. Có thể phải trưa hay chiều mai.
Anh thường đi không hẹn lúc về, nếu có nói cũng ít khi đúng hẹn. Đã có lần anh ra đi không nói gì mà ba năm sau mới quay trở lại.
Nhận thấy vẻ lo âu của chị, anh nhoẻn miệng cười rất tươi:
- Tết ngày là Tết Quang Trung, chờ im tiếng súng, nhà mình sẽ ăn Tết đàng hoàng.
Nụ cười của anh làm chị thêm lo. Vừa rồi, bé Liên chỉ về chậm có 15 phút mà anh ấy đứng ngồi không yên. Khi đó, anh là một con người khác. Bây giờ, anh đã quay trở về với con người hằng ngày của anh. Lúc bình thường, hoặc khi vui, anh thường giữ vẻ kín đáo, trầm lặng. Nhưng khi anh làm ra tươi tỉnh, vui vẻ thế này, là có những khó khăn, nguy hiểm đang chờ đợi.
Hai Long không biết là vợ đã rút ra quy luật đó qua cách sống của mình.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.