Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh
Chương 54: Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo
Lão Pháp Sư Tịnh Không
04/08/2021
Kinh Văn: “Niệm xứ trang nghiêm cố, thiện năng tu tập, tứ niệm xứ quán”.
Đoạn này chúng tôi đã giới thiệu qua, hôm nay chúng ta đem nó làm một bài tổng kết. Đây là đoạn thứ nhất ở trong đạo phẩm, thuật ngữ trong Phật pháp gọi là môn học thứ nhất. Ba mươi bảy đạo phẩm chia làm bảy môn học. Đây là môn học thứ nhất. Môn học đầu tiên đương nhiên cũng là môn học quan trọng nhất, là phương tiện ban đầu để nhập môn của chúng ta. Nếu như không bắt tay làm từ chỗ này thì bạn sẽ không có cách gì nhập môn được, cho nên nó quan trọng hơn cả.
Bốn loại này gọi là quán. Quán, chúng ta gọi là cách nghĩ của bạn, cách nhìn của bạn. Bốn loại này gồm cách nhìn của bạn đối với thân, cách nhìn của bạn đối với sự hưởng thụ trong đời này của bạn, cách nhìn của bạn đối với tâm, cách nhìn của bạn đối với tất cả vạn sự vạn vật ngoài tâm. Nếu cách nhìn của bạn là chính xác thì mới có thể tu đạo. Nếu cách nghĩ, cách nhìn của bạn sai lầm thì cho dù bạn rất tinh cần nỗ lực tu hành, pháp mà bạn tu đều là pháp tà.
Phật ở trong kinh luận thường xuyên nhắc nhở chúng ta: “Tâm chánh tất cả pháp đều chánh, tâm tà tất cả pháp đều tà”. Cho nên, “tứ niệm xứ” chính là xây dựng nhân sinh quan, vũ trụ quan chính xác. Ba điều phía trước là thuộc về nhân sinh quan, còn một điều phía sau, “Quán pháp vô ngã” là thuộc về vũ trụ quan, chúng ta nhất thiết không được lơ là.
Thứ nhất là dạy chúng ta “Quán thân bất tịnh”. Bạn thật sự hiểu rõ ràng, minh bạch rồi thì bạn đối với thân tướng sẽ không còn tham luyến, bạn chắc chắn sẽ không vì nó mà tạo tội nghiệp. Chúng sanh tạo nghiệp, vì thân tạo nghiệp là chiếm đa số; vì thân thể hưởng thụ, người thế gian gọi là ngôi nhà xác thân, mê vào ngôi nhà xác thân mà tạo vô lượng vô biên tội nghiệp, chiêu cảm những việc bất như ý cho đời sau. Chư Phật Bồ Tát thấy rõ chân tướng của ngôi nhà xác thân, triệt để hiểu rõ ràng, hiểu minh bạch. Hiểu minh bạch có phải là không cần thân phải không? Không phải, cần cái thân này để thay ta tu tích công đức. Người thế gian mê vào ngôi nhà xác thân, lợi dụng thân tạo tác tội nghiệp, còn Phật Bồ Tát lợi dụng cái thân này tích lũy công đức, vậy là khác nhau rồi. Từ đó cho thấy, ngôi nhà xác thân là công cụ, nó không phải mục đích, điểm này nhất định phải nhận thức rõ ràng.
Trong kinh giáo nói thân tự tha, tất cả sắc pháp đều bất tịnh. Cái thân của mình, cái thân của tất cả chúng sanh hữu tình, sắc thân đều là vật bất tịnh. Tại sao bất tịnh vậy? Vì tâm không thanh tịnh, tâm ô nhiễm cho nên thân cũng bị ô nhiễm. Nếu như tâm thanh tịnh thì thân liền thanh tịnh. “Cảnh tùy tâm chuyển”, sự việc này ở trong kinh Phật nói rất nhiều. Thân của chúng ta nếu so với tâm thì thân là cảnh giới của tâm. Thân từ đâu mà có vậy? Là do tâm biến hiện ra. Mở đầu bộ kinh này Phật đã nói: “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”. Thân của chúng ta là từ tâm tưởng sanh. Khi bạn đến đầu thai, bạn có tưởng, có tưởng mới biến thành thân. Tại sao bạn trở thành tướng mạo này? Tướng mạo này là bạn tưởng trước khi đầu thai, bạn ưa thích tướng mạo này, nó liền biến thành cái tướng mạo này, từ tâm tưởng sanh. Người thế gian nói di truyền, tướng mạo của con cái rất giống cha, giống mẹ. Nó không phải di truyền, trong Phật pháp nói bạn ưa thích cha, ưa thích mẹ, ưa thích cái tướng đó của họ, nên bạn liền biến thành cái tướng đó, không phải di truyền.
Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh. Người xưa nói, thân thể tướng mạo của bạn trước 40 tuổi là chịu sự ảnh hưởng của đời trước; sau 40 tuổi thì thân thể tướng mạo của bạn, bạn phải tự mình chịu trách nhiệm. Tại sao vậy? Trong đời này, vọng tưởng của bạn, tư tưởng của bạn làm thay đổi tướng mạo của bạn. Nếu như ý nghĩ của bạn ác, hành vi ác thì tướng mạo của bạn càng biến càng hung ác. Tâm địa bạn lương thiện, từ bi thì tướng mạo của bạn càng biến càng đẹp, chính là cái đạo lý này. Từ 40 tuổi về sau, thân thể của mình khỏe mạnh, tướng mạo là phải tự mình chịu trách nhiệm. Từ tướng mạo của bạn, từ thể chất của bạn liền biết cái mà bạn bình thường tưởng đến là gì, nghĩ đến là gì, niệm những gì. Điều này rất có đạo lý.
Chúng ta đều có thể nương theo kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo mà tu hành, phần trước trong tổng cương lĩnh, Thế Tôn chỉ dạy chúng ta: “Ngày đêm thường niệm thiện pháp (ngày đêm không gián đoạn), tư duy thiện pháp, quán sát thiện pháp, không cho phép mảy may bất thiện xen tạp”. Bạn thật sự tu theo đó thì tướng mạo của bạn nhất định giống như Bồ Tát vậy. Đây là sự thật, không hề giả dối. Thể chất, tướng mạo của chúng ta ngày nay chưa đạt đến trình độ của Bồ Tát, chính là chúng ta mặc dù tu thiện nhưng vẫn còn xen tạp bất thiện, cho nên loại quả báo thù thắng này, chúng ta chưa đạt được. Một người tu hành có công phu hay không, không cần nói, nhìn qua tướng mạo là biết rồi, nhìn qua động tác của bạn là hiểu rồi. Bạn có công phu hay không, công phu của bạn đến trình độ nào, bạn đâu có thể gạt người ta được! Bạn chỉ có thể gạt được người ngu thế gian, còn người có trí tuệ, người hiểu biết thì bạn không thể gạt được họ.
Chư Phật Bồ Tát tuyệt đối không chà đạp thân thể, khéo biết lợi dụng thân thể, “mượn giả tu thật”. Tướng là giả, phàm cái gì có tướng đều là hư vọng, thân tướng này cũng là hư vọng, mượn tướng hư vọng để tu thật. Cái thật là gì vậy? Trí tuệ là chân thật.
Trong kinh Vô Lượng Thọ đã nói với chúng ta ba cái chân thật.
“Khai hóa hiển thị chân thật chi tế”, kinh điển Tịnh Độ nói. “Chân thật chi tế” chính là Thiền Tông gọi là tâm tánh, “khai hóa hiển thị” chính là minh tâm kiến tánh. Đây là thật, minh tâm kiến tánh là thật.
“Trụ chân thật tuệ” là thật. “Trụ chân thật tuệ” là gì vậy? Là điều thứ hai của Tứ Niệm Xứ – “Quán thọ là khổ”. Trụ chân thật tuệ, sự hưởng thụ này tốt. Đây chính là điều mà Lục Tổ Huệ Năng ở trong “Đàn kinh” gọi là “Trong tâm đệ tử thường sinh trí tuệ”. Trụ chân thật tuệ, họ không sinh phiền não.
Thứ ba là “Huệ dĩ chân thật chi lợi”. Đây là tha thọ dụng. Thân chúng ta trụ ở thế gian này, đối với tất cả chúng sanh phải bố thí cúng dường lợi ích chân thật.
Phật Bồ Tát trụ thế chỉ có chân thật, không có hư vọng. Sự hưởng thụ của các Ngài thật sự là sự hưởng thụ tối cao vô thượng, là trí tuệ, nhất định không phải phiền não. Đây là điểm mà chúng ta cần phải học tập, cần phải biết rõ.
Điều thứ ba trong Tứ Niệm Xứ dạy chúng ta là “Quán tâm vô thường”. Tâm là ý nghĩ. Ý nghĩ là hư vọng, không phải chân thật. Cái chân thật, trong kinh Lăng Nghiêm nói là “Thường trụ chân tâm”. Thường trụ là vĩnh viễn bất biến. Quí vị phải biết, chân tâm là vĩnh viễn bất biến, thanh tịnh tịch diệt. Chúng ta hiện nay ở trong chân tâm đã khởi ý nghĩ, ý nghĩ này là gì vậy? Ý nghĩ là vô minh. Vô minh là cái tướng động, còn chân tâm là tịch tĩnh, bất động.
Nhà Phật nói tu hành, trong tu hành việc quan trọng nhất chính là thiền định. Tại sao Phật giáo coi trọng thiền định đến như vậy? Thiền định không phải nói Thiền Tông tu thiền định, mà tám vạn bốn ngàn pháp môn, môn nào cũng là tu thiền định, niệm Phật cũng là tu thiền định, mọi người phải biết đạo lý này.
Tam học “Giới – Định – Tuệ”, nếu bạn xa rời định thì làm gì có trí tuệ? Thiền định sinh trí tuệ, loạn tâm sinh phiền não. Loạn tâm là gì vậy? Chính là tạp niệm, niệm trước diệt rồi thì niệm sau liền sinh. Phàm phu sáu cõi người nào cũng đều như thế cả, từ sáng đến tối khởi tâm động niệm, vĩnh viễn không biết ngừng nghỉ. Bạn muốn đình chỉ ý nghĩ, chỉ chính là định, là chỉ quán. Công phu đích thực là làm thế nào dừng được vọng niệm của mình. Tám vạn bốn ngàn pháp môn chính là tám vạn bốn ngàn phương pháp khác nhau, cách thức khác nhau để dừng được tâm, dừng được tạp niệm. Tịnh Tông chúng ta dùng niệm Phật, đây là pháp môn tiện lợi nhất trong tất cả pháp môn, dùng phương pháp niệm Phật này để dừng vọng tâm của chúng ta lại. Sáu cõi luân hồi, ba đường ác, vô lượng kiếp đến nay những khổ nạn mà chúng ta đã chịu, căn nguyên là gì vậy? Chính là vọng tưởng, vọng niệm. Cho nên Phật dạy chúng ta phương pháp hay, dùng một câu “A Di Đà Phật” này để dừng ý nghĩ lại, dùng một ý niệm này để trừ sạch tất cả mọi ý nghĩ.
Niệm Phật như thế nào mới công phu đắc lực? Vọng niệm vừa khởi lên thì niệm “A Di Đà Phật”, đè ý nghĩ này xuống. Ở mọi lúc, mọi nơi phải có sự cảnh giác cao độ, bất kể là nghĩ thiện hay là nghĩ ác, thảy đều phải dẹp sạch. Tại sao vậy? Nghĩ thiện là đến ba đường thiện, nghĩ ác là đến ba đường ác, đều không ra khỏi sáu cõi luân hồi. Muốn thoát khỏi sáu cõi luân hồi thì phải “tịnh niệm”. Chúng ta phải biết đạo lý này.
Người thế gian biết nghĩ ác là không tốt, nghĩ thiện là tốt, đây là mới chỉ biết một mà không biết hai. Nghĩ thiện là tốt, phước báo ở ba đường thiện, nhưng phước báo có thể hưởng hết, sau khi hưởng xong rồi thì ác nghiệp lại hiện tiền, cho nên đây không phải là pháp rốt ráo. Pháp rốt ráo trong Đại thừa nói là “không lập hai bên, không giữ trung đạo”. Thiện ác là hai bên, hai bên đều buông xả rồi, ý nghĩ về trung đạo cũng không còn, vào lúc này thì thường trụ chân tâm đã hiện tiền. Thường trụ chân tâm hiện tiền mới là trụ chân thật tuệ. Chân thật tuệ là nhìn thấy chân tướng vũ trụ nhân sinh. Chân tướng chính là tâm tánh, chính là trong kinh Vô Lượng Thọ gọi là “chân thật chi tế”, bạn mới có thể nhìn thấy, mới có thể chứng thực. Sau đó, sự đại từ đại bi vốn có ở trong tự tánh mới có thể thật sự hiện tiền.
Tối hôm qua, chúng ta nghe Thiên Chúa giáo giảng về tâm yêu thương với chúng ta, điều mà họ nói quả thật không rõ ràng, không thấu triệt bằng trong kinh Phật nói, tuy cùng một ý nghĩa. Cho nên cụ Hứa Triết nói, “tình thương” chính là tôn giáo. Khi Lý Mộc Nguyên hỏi bà “Tôn giáo là gì?”. Tình thương chính là tôn giáo. “Tình thương” là đại từ đại bi vốn có trong tự tánh, bên trong hoàn toàn không xen tạp tình thức ở trong đó. Xen tạp tình thức thì không phải tự tánh.
Trong Phật pháp có bốn loại từ bi:
“Ái duyên từ bi”.
“Chúng sanh duyên từ bi”. Hai loại này là chúng sanh sáu cõi có.
“Pháp duyên từ bi”, đây là Bồ Tát có.
“Vô duyên từ bi”, đây là Pháp Thân Đại Sĩ có.
Pháp Thân Đại Sĩ là vô duyên từ bi. Trong thập pháp giới, pháp giới tứ thánh là pháp duyên từ bi. Ở trong lục đạo chỉ có ái duyên từ bi và chúng sanh duyên từ bi. Tại sao vậy? Họ có tình thức ở trong đó. Vô duyên từ bi, “vô” là không có tình thức, hoàn toàn là đức năng vốn có trong tự tánh. Cho nên chúng ta nhất định phải biết, vọng niệm không phải là điều tốt. Chúng ta ngày nay có tư tưởng, tư tưởng không phải là điều tốt.
Bạn xem, cổ nhân Trung Quốc tạo chữ thật sự có trí tuệ. “Tư”, cái chữ đó hình dạng là gì vậy? Trên chữ tâm đã vẽ từng ô, từng ô gọi là “tư”. “Tưởng” là đã dính tướng, trong tâm có cái tướng, dính vào tướng liền gọi là tưởng. Trong tâm khởi phân biệt thì gọi là tư. “Tư” với “Tưởng” đều không phải là điều tốt. Bạn đem cái ô bỏ đi, tướng bỏ đi, cái tâm đó gọi là chân tâm. Có tư, có tưởng là phàm phu sáu cõi. Tư với tưởng bỏ đi thì bạn liền thoát khỏi sáu cõi. Cho nên, văn tự Trung Quốc là ký hiệu chứa đầy trí tuệ. Cổ nhân tạo tác ký hiệu chính là dạy chúng ta phải khai mở trí tuệ, xem qua liền biết ngay.
Bạn có thể không dùng tư tưởng thì cái bạn dùng là trí tuệ chân thật. Bạn dùng tư tưởng thì liền chướng ngại mất trí tuệ chân thật của bạn. Cho nên nhất định phải biết, cái tâm vô thường không phải là chân tâm. Cuối cùng dạy chúng ta, sau khi có cách quán chính xác đối với thân mình, bạn lại nhìn ra thế giới, tất cả người, tất cả sự, tất cả vật ngoài thân chúng ta là thế giới, Phật dùng một chữ “Pháp” làm đại danh từ chung.
“Vạn pháp giai không, vạn pháp duyên sanh”. Phàm là pháp duyên sanh đều không có tự tánh, cũng tức là nói không có tự thể. “Ngay nơi thể tức là không, hoàn toàn không thể được”, vô ngã. “Ngã” chính là một cái tự thể, vạn pháp không có tự thể. Cho nên Phật ở trong kinh Kim Cang nói: “Tất cả pháp hữu vi, như mộng huyễn bèo bọt, như sương như điện chớp, nên quán sát như thế”. Chữ “Quán” này chính là quán Tứ Niệm Xứ. Tứ Niệm Xứ Phật dạy người mới học, bởi vì tất cả pháp hữu vi đều là mộng huyễn bèo bọt.
Bạn quán như thế nào đây? Phật chỉ dạy chúng ta cụ thể, bạn quán thân, bạn quán thọ, bạn quán tâm, bạn quán pháp. Bạn quán sát tỉ mỉ vào bốn phương diện này, đều là mộng huyễn bèo bọt, đều là hoàn toàn không thể được. Trong kinh Kim Cang nói với chúng ta một cách minh bạch: “Ba tâm không thể được” (không thể được chính là vô thường). Cho nên chúng ta nhập môn học Phật, trước tiên bảo chúng ta phải thấy rõ. Đây là thấy rõ. Bạn không có công phu này thì làm sao có thể vào cửa được?
Tôi học Phật, tiếp xúc Phật pháp đại khái khoảng một tháng, tôi liền gặp được đại sư Chương Gia. Ngày đầu tiên gặp mặt, Ngài liền dạy tôi “Nhìn thấu, buông xả”. Thấy rõ cụ thể là quán “tứ niệm xứ”, buông xả chính là “tứ như ý túc”, “tứ thần túc” ở trong đạo phẩm.
“Tứ thần túc” là buông xả.
“Tứ niệm xứ” là thấy rõ.
“Tứ chánh cần” chính là thập thiện nghiệp đạo.
Đoạn ác tu thiện, tích lũy công đức là pháp cơ bản của Phật pháp. Xa lìa pháp cơ bản thì vô lượng vô biên pháp môn, bất luận bạn tinh cần tu tập như thế nào, cuối cùng cũng đều hỏng cả, vì bạn tu hành không có cơ sở. Cho nên, căn bản là quan trọng hơn hết mọi thứ.
Kinh văn: “Chánh cần trang nghiêm cố, tất năng đoạn trừ, nhất thiết bất thiện pháp, thành nhất thiết thiện pháp”.
Đây là “Tứ chánh cần” ở trong “đạo phẩm”. “Tứ chánh cần” là tinh tấn Ba La Mật, đoạn ác tu thiện. Trong kinh nói với chúng ta, đây là cương lĩnh, phạm vi của nó cũng là sâu rộng vô tận.
Câu đầu tiên là đoạn pháp ác đã sanh, câu thứ hai là đoạn pháp ác chưa sanh. Ác đã sanh làm cho đoạn dứt, ác chưa sanh khiến không sanh, đây là hai điều của đoạn ác. Phàm phu sở dĩ luân hồi vô lượng kiếp đều là kết quả của tạo tác nghiệp bất thiện sinh ra. Hiện nay không chỉ ở phương Đông, mà người phương Tây đối với sanh tử luân hồi cũng đang nghiên cứu vô cùng sốt sắng, chúng ta nhìn thấy biết bao nhiêu bản tin. Gần đây, đồng tu từ Mỹ gởi cho tôi bảy quyển sách, mỗi một quyển phân lượng rất nhiều, đóng bìa cứng hầu như đều rất dày, nói về sanh tử luân hồi. Phương Tây thời cận đại đối với những tác phẩm này tương đối khả quan. Tổng hợp tất cả những bản tin, có thể khẳng định, luân hồi là thật sự tồn tại.
Con người chắc chắn không phải chết rồi thì tất cả đều hết. Chúng tôi ở các buổi giảng trước đây thường nói, người chết rồi thì sẽ rất thậm tệ, phiền phức rất lớn. Nhưng vì sao có luân hồi? Chúng ta đọc biết bao nhiêu bản tin, cũng không có nói rõ ràng. Thật sự đối với sự việc này, nói một cách rõ ràng, thấu triệt là ở trong kinh Phật, đặc biệt là trong kinh luận Đại thừa mới thật sự nhận thức được bộ mặt xưa nay của vũ trụ nhân sinh. Tuy Phật nói rất nhiều, đồng tu học Phật chúng ta cũng nghe rất nhiều, thấy rất nhiều, nhưng đối với cảnh giới trước mắt vẫn cứ mê chấp, không thể thấy rõ, không thể buông xả, đây là do nguyên nhân gì? Nguyên nhân là chưa có lĩnh ngộ thấu triệt đối với những đạo lý, chân tướng sự thật mà trong kinh luận đã nói; biết là có sự việc như vậy nhưng không hiểu rõ, không rõ lý rốt ráo, cho nên mới xảy ra hiện tượng mâu thuẫn trong học Phật; ý nghĩ vẫn mãi không chuyển được, không có cách gì chuyển tâm luân hồi thành tâm Bồ Đề được, hoặc giả giống cái mà trong kinh Lăng Nghiêm nói là “Thường trụ chân tâm”. Chỉ cần đem vọng tâm luân hồi chuyển đổi thành thường trụ chân tâm thì người này liền siêu phàm nhập thánh, người này trong Phật pháp gọi là giải thoát rốt ráo. Đây là chỗ thù thắng của Phật pháp, sự kỳ vọng của chư Phật Như Lai đối với tất cả chúng sanh là ở chỗ này. Hy vọng mỗi một chúng sanh đều giác ngộ, hy vọng mỗi một chúng sanh thoát khỏi luân hồi.
Thật ra mà nói, người thoát khỏi luân hồi rất nhiều, A La Hán thoát khỏi, Bích Chi Phật thoát khỏi, chư vị Bồ Tát cũng thoát khỏi. Tuy họ thoát khỏi, nhưng chưa chắc đạt được quả báo cứu cánh viên mãn. Cứu cánh viên mãn là gì? Chứng được pháp thân thanh tịnh, đó mới là cứu cánh viên mãn; chưa chứng được pháp thân thanh tịnh là không viên mãn, cho dù thoát khỏi luân hồi cũng không viên mãn. Chân tướng sự thật này chúng ta nhất định phải biết.
Chúng ta học Phật là học cái gì, là vì cái gì? Nếu vì phước báo ở trong sáu cõi luân hồi, vậy thì “tứ chánh cần” là đủ rồi. Bạn biết đoạn ác tu thiện, tích lũy công đức thì bạn chắc chắn được phước báo trời người, nhưng bạn phải nhớ kỹ, không thể thoát khỏi sáu cõi luân hồi. Muốn thoát khỏi luân hồi, nhất định phải chứng được pháp thân thanh tịnh, đó mới là thật sự thoát khỏi vĩnh viễn.
Khởi điểm của tu hành chính là ở đoạn ác, tu thiện. Hai sự việc này chúng ta phải siêng năng mà làm.
“Tứ chánh cần”, “cần” là siêng năng, phải nỗ lực chăm chỉ mà làm. Phật nói bốn điều này gọi là “chánh cần”, đây là chánh pháp, không phải tà pháp.
Cái gì là “ác”, cái gì là “thiện”, nhất định phải có năng lực biện biệt. Phân biệt căn bản của thiện ác, chúng ta cũng không cần nói quá cao, trong cảnh giới trước mắt, phàm là vì bản thân đều là ác, phàm là vì chúng sanh đều là thiện, chúng ta phải biết đạo lý này.
Người thế gian nói: “Người mà không vì mình thì trời tru đất diệt”, ý này giống như nói, người khởi tâm động niệm vì bản thân là chuyện bình thường, có người nào mà không vì mình? Tại sao Phật nói vì mình là ác? Cách nói của Phật không giống người thế gian, cũng chính là cách nói của người giác ngộ không giống như người chưa giác ngộ. Tại sao Phật dạy cho chúng ta như vậy? Người thường xuyên nghe Phật giảng kinh thuyết pháp tự nhiên có thể hiểu rõ. Chư Phật Như Lai trụ nhất chân pháp giới. Phật nói với chúng ta, thập pháp giới hình thành như thế nào? Thập pháp giới là do vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của chúng sanh biến hiện ra. Trong kinh thường nói: “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”. Chư Phật Như Lai không có tâm tưởng, cho nên các Ngài trụ ở nhất chân pháp giới.
Trong thập pháp giới có tưởng, có ý nghĩ. Phật đem “tâm tưởng” nói thành ba loại khác nhau là kiến tư, trần sa, vô minh, ba việc này thường gọi là phiền não. Trong kinh Hoa Nghiêm, Phật không dùng danh từ này, Phật đã đổi một câu nói khác là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Vọng tưởng là vô minh phiền não, phân biệt là trần sa phiền não, chấp trước là kiến tư phiền não. Khi bạn khởi ba loại phiền não này, liền đem nhất chân pháp giới biến đổi thành thập pháp giới. Ở trong thập pháp giới có tứ thánh, lục phàm. Lục phàm thường gọi là lục đạo luân hồi, cảnh giới này rất không tốt. Trong cảnh giới luân hồi của lục phàm, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước rất nặng, đặc biệt là chấp trước nghiêm trọng.
Mọi người đều đọc qua kinh Kim Cang, cổ đức nói, bộ kinh này văn tự không nhiều, chỉ có 5.000 chữ, được phân thành hai bộ thượng và hạ. Phần thượng, Phật dạy chúng ta “lìa tướng”, tức là lìa chấp trước. Phần hạ dạy chúng ta “lìa kiến”, tức là lìa phân biệt. Bạn có thể lìa tứ tướng, không tướng ngã, không tướng nhân, không tướng chúng sanh, không tướng thọ giả thì sáu cõi luân hồi sẽ không còn nữa, thoát khỏi rồi. Tuy thoát khỏi, nhưng bạn vẫn còn phân biệt, vẫn còn kiến. Nếu như tứ kiến cũng xa lìa, không ngã kiến, không nhân kiến, không chúng sanh kiến, không thọ giả kiến thì chúng ta liền thoát khỏi thập pháp giới, thoát khỏi pháp giới tứ thánh, như vậy mới có thể chứng được nhất chân pháp giới. Nếu chúng ta hiểu rõ đạo lý này thì tự nhiên sẽ giác ngộ thôi.
Tại sao Phật nói khởi tâm động niệm vì bản thân là ác? Khởi tâm động niệm vì bản thân là dính vào “tướng ngã”, chấp trước kiên cố tướng ngã, hay nói cách khác, bạn vĩnh viễn không thoát khỏi luân hồi, vậy bạn nghĩ xem, đây là thiện hay là ác? Người khởi tâm động niệm vì bản thân, tâm này là tâm luân hồi, tâm này không thoát khỏi sáu cõi luân hồi.
Phật dạy chúng ta, trước tiên đem ý nghĩ này chuyển đổi trở lại, ta khởi tâm động niệm vì chúng sanh, khởi tâm động niệm vì Phật pháp, đem quan niệm này chuyển đổi trở lại. Đổi trở lại, tuy có phân biệt, nhưng bạn có năng lực thoát khỏi lục đạo luân hồi, bạn chí ít có thể nâng lên đến cảnh giới pháp giới tứ thánh. Nếu như bạn ngay cả tứ kiến cũng phá rồi thì chúc mừng bạn, bạn chính là Pháp Thân Đại Sĩ, bạn đã thoát khỏi thập pháp giới. Phật là căn cứ theo đạo lý, chân tướng sự thật như vậy để chỉ dạy chúng ta, Ngài dạy rất hay.
Trong cửa Phật thường nói, chúng sanh căn tánh lợi, độn. Loại người nào là lợi căn vậy? Có thể đem tự tư tự lợi buông xả, danh vọng lợi dưỡng buông xả, ngũ dục lục trần buông xả, tham sân si mạn buông xả thì người này là lợi căn. Người đại phàm lợi căn, trong một đời này chắc chắn thành tựu. Người độn căn thì không buông được mười sáu chữ này. Mười sáu chữ này là gốc của luân hồi, “tự tư tự lợi, danh vọng lợi dưỡng, ngũ dục lục trần, tham, sân, si, mạn” chắc chắn không phải là những thứ tốt, nhưng mà người thế gian vẫn cứ tham ái. Cái tham ái này gọi là mê hoặc. Người học Phật chúng ta nghe lời giáo huấn của Phật phải giác ngộ, phải quay đầu, quyết định không bị mê hoặc, biết những thứ này đều là tội nghiệp. Nếu đã có thì phải đoạn, chưa có thì phải phòng ngừa, nhất định không được để niệm ác sinh khởi, nhất định không được phép có hành vi ác. Nếu như có niệm ác, có hành vi ác, hiện tại bất kể bảo vệ tốt như thế nào, qua không được mấy năm là đi tam đồ địa ngục rồi. Cho nên tu học Phật pháp phải trọng thực chất, không trọng hình thức.
Chúng ta giúp bản thân chính là hoàn toàn buông xả. Cái thân thể này vẫn ở thế gian thì phải cố gắng lợi dụng nó. Trong cửa Phật thường nói “mượn giả tu thật”. Cái thân thể này là giả. Thật là gì vậy? Thật là minh tâm kiến tánh, thật là nhất chân pháp giới. Chúng ta phải mượn cái thân xác giả tạm này trong mấy chục năm này mà tu học. Tu là sửa đổi, đem tất cả những sai lầm đều sửa đổi trở lại, nâng cao mình đến nhất chân pháp giới thì đời này bạn sẽ không bị uổng phí, bạn đời này thật sự có ý nghĩa, có giá trị. Nếu như không thể nâng cao, thoát khỏi luân hồi, khế nhập nhất chân pháp giới thì chúng ta một đời này vẫn sống say, chết mộng như cũ, mơ mơ hồ hồ trải qua một đời. Sau khi mạng sống kết thúc thì lại phải đi đầu thai luân hồi tiếp.
Phật nói với chúng ta, đời sau đầu thai có thể có được thân người là rất hiếm hoi. Đại đa số đi về đâu vậy? Đi vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Cho nên người có thể giữ được thân người, đời sau còn được thân người đã là việc tương đối không dễ dàng. Nhất định phải biết đoạn ác, tu thiện mới có thể giữ được thân người. Nếu muốn thoát khỏi luân hồi, thoát khỏi thập pháp giới, bạn hãy suy nghĩ xem, Phật Thích Ca Mâu Ni Ngài trải qua đời sống như thế nào? Loại hành nghi đó của Ngài chính là hành nghi của Phật Bồ Tát, là đời sống của chư Phật Như Lai, đối với tất cả pháp của thế gian này không nhiễm mảy bụi. Đời sống của Ngài đơn giản. Ngài không phải không có được danh vọng lợi dưỡng, Ngài sinh ra đời là vương tử, nếu không xuất gia tu hành thì tương lai Ngài làm quốc vương, kế thừa ngôi vị của phụ thân Ngài. Cổ nhân gọi là: “Quí vi thiên tử, phú hữu tứ hải”, Ngài cái gì cũng đều có. Ngài từ bỏ, rủ sạch, làm cho chúng ta thấy, buông xả tự tư tự lợi, buông xả danh vọng lợi dưỡng. Thích Ca Mâu Ni Phật thật sự buông xả, Ngài biểu diễn cho chúng ta thấy, không phải giả. Buông xả sự hưởng thụ ngũ dục lục trần, buông xả tham sân si mạn, Ngài làm được rồi. Đó là người thật sự giác ngộ, người đó gọi là Phật Đà, người đó gọi là Bồ Tát. Người đó không ở trong mười pháp giới, huống hồ là ở sáu cõi. Đây là điểm chúng ta phải học. Đây là thật sự học Phật. Đoạn ác phải như cách đoạn đó của Thế Tôn, tu thiện cũng phải như cách tu của Thế Tôn.
Thế Tôn cả đời tu thiện là tu ba loại bố thí.
Bố thí Tài. Thế Tôn không có tiền của, dùng thân thể , dùng thể lực (thân thể là nội tài)vì xã hội phục vụ, đây là thuộc về bố thí tài. Mỗi ngày đi dạy học khắp nơi, giáo hóa chúng sanh. Đây là bố thí nội tài.
Bố thí Pháp. Nội dung dạy học là giúp người khai ngộ, giúp đỡ người, chỉ dạy người khác đoạn ác tu thiện, chỉ dạy người phá mê khai ngộ, đây là bố thí pháp.
Bố thí Vô Úy. An ủi một phần chúng sanh khổ nạn, hòa lẫn thành một khối với đời sống của họ, khiến họ sinh tâm hoan hỷ, đây là bố thí vô úy.
Đây là sự nghiệp của Phật Thích Ca Mâu Ni cả đời làm. Ngài dạy Bồ Tát lục độ, tứ nhiếp thì Ngài đã làm được rất viên mãn. Cái mà trong một đời Ngài biểu hiện là kính nghiệp. Sự nghiệp của Ngài là giáo dục xã hội đa nguyên văn hóa. Từ khi thị hiện thành Phật đến lúc ra đi khỏi thế gian này, trong 49 năm không có một ngày nghỉ ngơi, hằng ngày giáo hóa chúng sanh, hằng ngày giảng kinh thuyết pháp. Đây là “chánh cần”, chúng ta cần phải biết học tập.
Chúng ta học Phật, Thích Ca Mâu Ni Phật chính là mẫu mực của chúng ta. Mỗi ngày chúng ta cúng dường hình tượng Thích Ca Mâu Ni Phật là nhìn thấy Ngài thì phải hướng về Ngài học tập. Nếu không học được thì phải sinh tâm hổ thẹn. Phải cố gắng nỗ lực, không ngừng nâng cao mình lên.
Ý nghĩa của đoạn này vẫn chưa giảng hết, hôm nay chỉ nói đến đoạn ác, còn lại hai điều phía sau là tu thiện.
Tốt rồi, hôm nay chúng ta chỉ giảng đến đây.
A Di Đà Phật!
Đoạn này chúng tôi đã giới thiệu qua, hôm nay chúng ta đem nó làm một bài tổng kết. Đây là đoạn thứ nhất ở trong đạo phẩm, thuật ngữ trong Phật pháp gọi là môn học thứ nhất. Ba mươi bảy đạo phẩm chia làm bảy môn học. Đây là môn học thứ nhất. Môn học đầu tiên đương nhiên cũng là môn học quan trọng nhất, là phương tiện ban đầu để nhập môn của chúng ta. Nếu như không bắt tay làm từ chỗ này thì bạn sẽ không có cách gì nhập môn được, cho nên nó quan trọng hơn cả.
Bốn loại này gọi là quán. Quán, chúng ta gọi là cách nghĩ của bạn, cách nhìn của bạn. Bốn loại này gồm cách nhìn của bạn đối với thân, cách nhìn của bạn đối với sự hưởng thụ trong đời này của bạn, cách nhìn của bạn đối với tâm, cách nhìn của bạn đối với tất cả vạn sự vạn vật ngoài tâm. Nếu cách nhìn của bạn là chính xác thì mới có thể tu đạo. Nếu cách nghĩ, cách nhìn của bạn sai lầm thì cho dù bạn rất tinh cần nỗ lực tu hành, pháp mà bạn tu đều là pháp tà.
Phật ở trong kinh luận thường xuyên nhắc nhở chúng ta: “Tâm chánh tất cả pháp đều chánh, tâm tà tất cả pháp đều tà”. Cho nên, “tứ niệm xứ” chính là xây dựng nhân sinh quan, vũ trụ quan chính xác. Ba điều phía trước là thuộc về nhân sinh quan, còn một điều phía sau, “Quán pháp vô ngã” là thuộc về vũ trụ quan, chúng ta nhất thiết không được lơ là.
Thứ nhất là dạy chúng ta “Quán thân bất tịnh”. Bạn thật sự hiểu rõ ràng, minh bạch rồi thì bạn đối với thân tướng sẽ không còn tham luyến, bạn chắc chắn sẽ không vì nó mà tạo tội nghiệp. Chúng sanh tạo nghiệp, vì thân tạo nghiệp là chiếm đa số; vì thân thể hưởng thụ, người thế gian gọi là ngôi nhà xác thân, mê vào ngôi nhà xác thân mà tạo vô lượng vô biên tội nghiệp, chiêu cảm những việc bất như ý cho đời sau. Chư Phật Bồ Tát thấy rõ chân tướng của ngôi nhà xác thân, triệt để hiểu rõ ràng, hiểu minh bạch. Hiểu minh bạch có phải là không cần thân phải không? Không phải, cần cái thân này để thay ta tu tích công đức. Người thế gian mê vào ngôi nhà xác thân, lợi dụng thân tạo tác tội nghiệp, còn Phật Bồ Tát lợi dụng cái thân này tích lũy công đức, vậy là khác nhau rồi. Từ đó cho thấy, ngôi nhà xác thân là công cụ, nó không phải mục đích, điểm này nhất định phải nhận thức rõ ràng.
Trong kinh giáo nói thân tự tha, tất cả sắc pháp đều bất tịnh. Cái thân của mình, cái thân của tất cả chúng sanh hữu tình, sắc thân đều là vật bất tịnh. Tại sao bất tịnh vậy? Vì tâm không thanh tịnh, tâm ô nhiễm cho nên thân cũng bị ô nhiễm. Nếu như tâm thanh tịnh thì thân liền thanh tịnh. “Cảnh tùy tâm chuyển”, sự việc này ở trong kinh Phật nói rất nhiều. Thân của chúng ta nếu so với tâm thì thân là cảnh giới của tâm. Thân từ đâu mà có vậy? Là do tâm biến hiện ra. Mở đầu bộ kinh này Phật đã nói: “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”. Thân của chúng ta là từ tâm tưởng sanh. Khi bạn đến đầu thai, bạn có tưởng, có tưởng mới biến thành thân. Tại sao bạn trở thành tướng mạo này? Tướng mạo này là bạn tưởng trước khi đầu thai, bạn ưa thích tướng mạo này, nó liền biến thành cái tướng mạo này, từ tâm tưởng sanh. Người thế gian nói di truyền, tướng mạo của con cái rất giống cha, giống mẹ. Nó không phải di truyền, trong Phật pháp nói bạn ưa thích cha, ưa thích mẹ, ưa thích cái tướng đó của họ, nên bạn liền biến thành cái tướng đó, không phải di truyền.
Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh. Người xưa nói, thân thể tướng mạo của bạn trước 40 tuổi là chịu sự ảnh hưởng của đời trước; sau 40 tuổi thì thân thể tướng mạo của bạn, bạn phải tự mình chịu trách nhiệm. Tại sao vậy? Trong đời này, vọng tưởng của bạn, tư tưởng của bạn làm thay đổi tướng mạo của bạn. Nếu như ý nghĩ của bạn ác, hành vi ác thì tướng mạo của bạn càng biến càng hung ác. Tâm địa bạn lương thiện, từ bi thì tướng mạo của bạn càng biến càng đẹp, chính là cái đạo lý này. Từ 40 tuổi về sau, thân thể của mình khỏe mạnh, tướng mạo là phải tự mình chịu trách nhiệm. Từ tướng mạo của bạn, từ thể chất của bạn liền biết cái mà bạn bình thường tưởng đến là gì, nghĩ đến là gì, niệm những gì. Điều này rất có đạo lý.
Chúng ta đều có thể nương theo kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo mà tu hành, phần trước trong tổng cương lĩnh, Thế Tôn chỉ dạy chúng ta: “Ngày đêm thường niệm thiện pháp (ngày đêm không gián đoạn), tư duy thiện pháp, quán sát thiện pháp, không cho phép mảy may bất thiện xen tạp”. Bạn thật sự tu theo đó thì tướng mạo của bạn nhất định giống như Bồ Tát vậy. Đây là sự thật, không hề giả dối. Thể chất, tướng mạo của chúng ta ngày nay chưa đạt đến trình độ của Bồ Tát, chính là chúng ta mặc dù tu thiện nhưng vẫn còn xen tạp bất thiện, cho nên loại quả báo thù thắng này, chúng ta chưa đạt được. Một người tu hành có công phu hay không, không cần nói, nhìn qua tướng mạo là biết rồi, nhìn qua động tác của bạn là hiểu rồi. Bạn có công phu hay không, công phu của bạn đến trình độ nào, bạn đâu có thể gạt người ta được! Bạn chỉ có thể gạt được người ngu thế gian, còn người có trí tuệ, người hiểu biết thì bạn không thể gạt được họ.
Chư Phật Bồ Tát tuyệt đối không chà đạp thân thể, khéo biết lợi dụng thân thể, “mượn giả tu thật”. Tướng là giả, phàm cái gì có tướng đều là hư vọng, thân tướng này cũng là hư vọng, mượn tướng hư vọng để tu thật. Cái thật là gì vậy? Trí tuệ là chân thật.
Trong kinh Vô Lượng Thọ đã nói với chúng ta ba cái chân thật.
“Khai hóa hiển thị chân thật chi tế”, kinh điển Tịnh Độ nói. “Chân thật chi tế” chính là Thiền Tông gọi là tâm tánh, “khai hóa hiển thị” chính là minh tâm kiến tánh. Đây là thật, minh tâm kiến tánh là thật.
“Trụ chân thật tuệ” là thật. “Trụ chân thật tuệ” là gì vậy? Là điều thứ hai của Tứ Niệm Xứ – “Quán thọ là khổ”. Trụ chân thật tuệ, sự hưởng thụ này tốt. Đây chính là điều mà Lục Tổ Huệ Năng ở trong “Đàn kinh” gọi là “Trong tâm đệ tử thường sinh trí tuệ”. Trụ chân thật tuệ, họ không sinh phiền não.
Thứ ba là “Huệ dĩ chân thật chi lợi”. Đây là tha thọ dụng. Thân chúng ta trụ ở thế gian này, đối với tất cả chúng sanh phải bố thí cúng dường lợi ích chân thật.
Phật Bồ Tát trụ thế chỉ có chân thật, không có hư vọng. Sự hưởng thụ của các Ngài thật sự là sự hưởng thụ tối cao vô thượng, là trí tuệ, nhất định không phải phiền não. Đây là điểm mà chúng ta cần phải học tập, cần phải biết rõ.
Điều thứ ba trong Tứ Niệm Xứ dạy chúng ta là “Quán tâm vô thường”. Tâm là ý nghĩ. Ý nghĩ là hư vọng, không phải chân thật. Cái chân thật, trong kinh Lăng Nghiêm nói là “Thường trụ chân tâm”. Thường trụ là vĩnh viễn bất biến. Quí vị phải biết, chân tâm là vĩnh viễn bất biến, thanh tịnh tịch diệt. Chúng ta hiện nay ở trong chân tâm đã khởi ý nghĩ, ý nghĩ này là gì vậy? Ý nghĩ là vô minh. Vô minh là cái tướng động, còn chân tâm là tịch tĩnh, bất động.
Nhà Phật nói tu hành, trong tu hành việc quan trọng nhất chính là thiền định. Tại sao Phật giáo coi trọng thiền định đến như vậy? Thiền định không phải nói Thiền Tông tu thiền định, mà tám vạn bốn ngàn pháp môn, môn nào cũng là tu thiền định, niệm Phật cũng là tu thiền định, mọi người phải biết đạo lý này.
Tam học “Giới – Định – Tuệ”, nếu bạn xa rời định thì làm gì có trí tuệ? Thiền định sinh trí tuệ, loạn tâm sinh phiền não. Loạn tâm là gì vậy? Chính là tạp niệm, niệm trước diệt rồi thì niệm sau liền sinh. Phàm phu sáu cõi người nào cũng đều như thế cả, từ sáng đến tối khởi tâm động niệm, vĩnh viễn không biết ngừng nghỉ. Bạn muốn đình chỉ ý nghĩ, chỉ chính là định, là chỉ quán. Công phu đích thực là làm thế nào dừng được vọng niệm của mình. Tám vạn bốn ngàn pháp môn chính là tám vạn bốn ngàn phương pháp khác nhau, cách thức khác nhau để dừng được tâm, dừng được tạp niệm. Tịnh Tông chúng ta dùng niệm Phật, đây là pháp môn tiện lợi nhất trong tất cả pháp môn, dùng phương pháp niệm Phật này để dừng vọng tâm của chúng ta lại. Sáu cõi luân hồi, ba đường ác, vô lượng kiếp đến nay những khổ nạn mà chúng ta đã chịu, căn nguyên là gì vậy? Chính là vọng tưởng, vọng niệm. Cho nên Phật dạy chúng ta phương pháp hay, dùng một câu “A Di Đà Phật” này để dừng ý nghĩ lại, dùng một ý niệm này để trừ sạch tất cả mọi ý nghĩ.
Niệm Phật như thế nào mới công phu đắc lực? Vọng niệm vừa khởi lên thì niệm “A Di Đà Phật”, đè ý nghĩ này xuống. Ở mọi lúc, mọi nơi phải có sự cảnh giác cao độ, bất kể là nghĩ thiện hay là nghĩ ác, thảy đều phải dẹp sạch. Tại sao vậy? Nghĩ thiện là đến ba đường thiện, nghĩ ác là đến ba đường ác, đều không ra khỏi sáu cõi luân hồi. Muốn thoát khỏi sáu cõi luân hồi thì phải “tịnh niệm”. Chúng ta phải biết đạo lý này.
Người thế gian biết nghĩ ác là không tốt, nghĩ thiện là tốt, đây là mới chỉ biết một mà không biết hai. Nghĩ thiện là tốt, phước báo ở ba đường thiện, nhưng phước báo có thể hưởng hết, sau khi hưởng xong rồi thì ác nghiệp lại hiện tiền, cho nên đây không phải là pháp rốt ráo. Pháp rốt ráo trong Đại thừa nói là “không lập hai bên, không giữ trung đạo”. Thiện ác là hai bên, hai bên đều buông xả rồi, ý nghĩ về trung đạo cũng không còn, vào lúc này thì thường trụ chân tâm đã hiện tiền. Thường trụ chân tâm hiện tiền mới là trụ chân thật tuệ. Chân thật tuệ là nhìn thấy chân tướng vũ trụ nhân sinh. Chân tướng chính là tâm tánh, chính là trong kinh Vô Lượng Thọ gọi là “chân thật chi tế”, bạn mới có thể nhìn thấy, mới có thể chứng thực. Sau đó, sự đại từ đại bi vốn có ở trong tự tánh mới có thể thật sự hiện tiền.
Tối hôm qua, chúng ta nghe Thiên Chúa giáo giảng về tâm yêu thương với chúng ta, điều mà họ nói quả thật không rõ ràng, không thấu triệt bằng trong kinh Phật nói, tuy cùng một ý nghĩa. Cho nên cụ Hứa Triết nói, “tình thương” chính là tôn giáo. Khi Lý Mộc Nguyên hỏi bà “Tôn giáo là gì?”. Tình thương chính là tôn giáo. “Tình thương” là đại từ đại bi vốn có trong tự tánh, bên trong hoàn toàn không xen tạp tình thức ở trong đó. Xen tạp tình thức thì không phải tự tánh.
Trong Phật pháp có bốn loại từ bi:
“Ái duyên từ bi”.
“Chúng sanh duyên từ bi”. Hai loại này là chúng sanh sáu cõi có.
“Pháp duyên từ bi”, đây là Bồ Tát có.
“Vô duyên từ bi”, đây là Pháp Thân Đại Sĩ có.
Pháp Thân Đại Sĩ là vô duyên từ bi. Trong thập pháp giới, pháp giới tứ thánh là pháp duyên từ bi. Ở trong lục đạo chỉ có ái duyên từ bi và chúng sanh duyên từ bi. Tại sao vậy? Họ có tình thức ở trong đó. Vô duyên từ bi, “vô” là không có tình thức, hoàn toàn là đức năng vốn có trong tự tánh. Cho nên chúng ta nhất định phải biết, vọng niệm không phải là điều tốt. Chúng ta ngày nay có tư tưởng, tư tưởng không phải là điều tốt.
Bạn xem, cổ nhân Trung Quốc tạo chữ thật sự có trí tuệ. “Tư”, cái chữ đó hình dạng là gì vậy? Trên chữ tâm đã vẽ từng ô, từng ô gọi là “tư”. “Tưởng” là đã dính tướng, trong tâm có cái tướng, dính vào tướng liền gọi là tưởng. Trong tâm khởi phân biệt thì gọi là tư. “Tư” với “Tưởng” đều không phải là điều tốt. Bạn đem cái ô bỏ đi, tướng bỏ đi, cái tâm đó gọi là chân tâm. Có tư, có tưởng là phàm phu sáu cõi. Tư với tưởng bỏ đi thì bạn liền thoát khỏi sáu cõi. Cho nên, văn tự Trung Quốc là ký hiệu chứa đầy trí tuệ. Cổ nhân tạo tác ký hiệu chính là dạy chúng ta phải khai mở trí tuệ, xem qua liền biết ngay.
Bạn có thể không dùng tư tưởng thì cái bạn dùng là trí tuệ chân thật. Bạn dùng tư tưởng thì liền chướng ngại mất trí tuệ chân thật của bạn. Cho nên nhất định phải biết, cái tâm vô thường không phải là chân tâm. Cuối cùng dạy chúng ta, sau khi có cách quán chính xác đối với thân mình, bạn lại nhìn ra thế giới, tất cả người, tất cả sự, tất cả vật ngoài thân chúng ta là thế giới, Phật dùng một chữ “Pháp” làm đại danh từ chung.
“Vạn pháp giai không, vạn pháp duyên sanh”. Phàm là pháp duyên sanh đều không có tự tánh, cũng tức là nói không có tự thể. “Ngay nơi thể tức là không, hoàn toàn không thể được”, vô ngã. “Ngã” chính là một cái tự thể, vạn pháp không có tự thể. Cho nên Phật ở trong kinh Kim Cang nói: “Tất cả pháp hữu vi, như mộng huyễn bèo bọt, như sương như điện chớp, nên quán sát như thế”. Chữ “Quán” này chính là quán Tứ Niệm Xứ. Tứ Niệm Xứ Phật dạy người mới học, bởi vì tất cả pháp hữu vi đều là mộng huyễn bèo bọt.
Bạn quán như thế nào đây? Phật chỉ dạy chúng ta cụ thể, bạn quán thân, bạn quán thọ, bạn quán tâm, bạn quán pháp. Bạn quán sát tỉ mỉ vào bốn phương diện này, đều là mộng huyễn bèo bọt, đều là hoàn toàn không thể được. Trong kinh Kim Cang nói với chúng ta một cách minh bạch: “Ba tâm không thể được” (không thể được chính là vô thường). Cho nên chúng ta nhập môn học Phật, trước tiên bảo chúng ta phải thấy rõ. Đây là thấy rõ. Bạn không có công phu này thì làm sao có thể vào cửa được?
Tôi học Phật, tiếp xúc Phật pháp đại khái khoảng một tháng, tôi liền gặp được đại sư Chương Gia. Ngày đầu tiên gặp mặt, Ngài liền dạy tôi “Nhìn thấu, buông xả”. Thấy rõ cụ thể là quán “tứ niệm xứ”, buông xả chính là “tứ như ý túc”, “tứ thần túc” ở trong đạo phẩm.
“Tứ thần túc” là buông xả.
“Tứ niệm xứ” là thấy rõ.
“Tứ chánh cần” chính là thập thiện nghiệp đạo.
Đoạn ác tu thiện, tích lũy công đức là pháp cơ bản của Phật pháp. Xa lìa pháp cơ bản thì vô lượng vô biên pháp môn, bất luận bạn tinh cần tu tập như thế nào, cuối cùng cũng đều hỏng cả, vì bạn tu hành không có cơ sở. Cho nên, căn bản là quan trọng hơn hết mọi thứ.
Kinh văn: “Chánh cần trang nghiêm cố, tất năng đoạn trừ, nhất thiết bất thiện pháp, thành nhất thiết thiện pháp”.
Đây là “Tứ chánh cần” ở trong “đạo phẩm”. “Tứ chánh cần” là tinh tấn Ba La Mật, đoạn ác tu thiện. Trong kinh nói với chúng ta, đây là cương lĩnh, phạm vi của nó cũng là sâu rộng vô tận.
Câu đầu tiên là đoạn pháp ác đã sanh, câu thứ hai là đoạn pháp ác chưa sanh. Ác đã sanh làm cho đoạn dứt, ác chưa sanh khiến không sanh, đây là hai điều của đoạn ác. Phàm phu sở dĩ luân hồi vô lượng kiếp đều là kết quả của tạo tác nghiệp bất thiện sinh ra. Hiện nay không chỉ ở phương Đông, mà người phương Tây đối với sanh tử luân hồi cũng đang nghiên cứu vô cùng sốt sắng, chúng ta nhìn thấy biết bao nhiêu bản tin. Gần đây, đồng tu từ Mỹ gởi cho tôi bảy quyển sách, mỗi một quyển phân lượng rất nhiều, đóng bìa cứng hầu như đều rất dày, nói về sanh tử luân hồi. Phương Tây thời cận đại đối với những tác phẩm này tương đối khả quan. Tổng hợp tất cả những bản tin, có thể khẳng định, luân hồi là thật sự tồn tại.
Con người chắc chắn không phải chết rồi thì tất cả đều hết. Chúng tôi ở các buổi giảng trước đây thường nói, người chết rồi thì sẽ rất thậm tệ, phiền phức rất lớn. Nhưng vì sao có luân hồi? Chúng ta đọc biết bao nhiêu bản tin, cũng không có nói rõ ràng. Thật sự đối với sự việc này, nói một cách rõ ràng, thấu triệt là ở trong kinh Phật, đặc biệt là trong kinh luận Đại thừa mới thật sự nhận thức được bộ mặt xưa nay của vũ trụ nhân sinh. Tuy Phật nói rất nhiều, đồng tu học Phật chúng ta cũng nghe rất nhiều, thấy rất nhiều, nhưng đối với cảnh giới trước mắt vẫn cứ mê chấp, không thể thấy rõ, không thể buông xả, đây là do nguyên nhân gì? Nguyên nhân là chưa có lĩnh ngộ thấu triệt đối với những đạo lý, chân tướng sự thật mà trong kinh luận đã nói; biết là có sự việc như vậy nhưng không hiểu rõ, không rõ lý rốt ráo, cho nên mới xảy ra hiện tượng mâu thuẫn trong học Phật; ý nghĩ vẫn mãi không chuyển được, không có cách gì chuyển tâm luân hồi thành tâm Bồ Đề được, hoặc giả giống cái mà trong kinh Lăng Nghiêm nói là “Thường trụ chân tâm”. Chỉ cần đem vọng tâm luân hồi chuyển đổi thành thường trụ chân tâm thì người này liền siêu phàm nhập thánh, người này trong Phật pháp gọi là giải thoát rốt ráo. Đây là chỗ thù thắng của Phật pháp, sự kỳ vọng của chư Phật Như Lai đối với tất cả chúng sanh là ở chỗ này. Hy vọng mỗi một chúng sanh đều giác ngộ, hy vọng mỗi một chúng sanh thoát khỏi luân hồi.
Thật ra mà nói, người thoát khỏi luân hồi rất nhiều, A La Hán thoát khỏi, Bích Chi Phật thoát khỏi, chư vị Bồ Tát cũng thoát khỏi. Tuy họ thoát khỏi, nhưng chưa chắc đạt được quả báo cứu cánh viên mãn. Cứu cánh viên mãn là gì? Chứng được pháp thân thanh tịnh, đó mới là cứu cánh viên mãn; chưa chứng được pháp thân thanh tịnh là không viên mãn, cho dù thoát khỏi luân hồi cũng không viên mãn. Chân tướng sự thật này chúng ta nhất định phải biết.
Chúng ta học Phật là học cái gì, là vì cái gì? Nếu vì phước báo ở trong sáu cõi luân hồi, vậy thì “tứ chánh cần” là đủ rồi. Bạn biết đoạn ác tu thiện, tích lũy công đức thì bạn chắc chắn được phước báo trời người, nhưng bạn phải nhớ kỹ, không thể thoát khỏi sáu cõi luân hồi. Muốn thoát khỏi luân hồi, nhất định phải chứng được pháp thân thanh tịnh, đó mới là thật sự thoát khỏi vĩnh viễn.
Khởi điểm của tu hành chính là ở đoạn ác, tu thiện. Hai sự việc này chúng ta phải siêng năng mà làm.
“Tứ chánh cần”, “cần” là siêng năng, phải nỗ lực chăm chỉ mà làm. Phật nói bốn điều này gọi là “chánh cần”, đây là chánh pháp, không phải tà pháp.
Cái gì là “ác”, cái gì là “thiện”, nhất định phải có năng lực biện biệt. Phân biệt căn bản của thiện ác, chúng ta cũng không cần nói quá cao, trong cảnh giới trước mắt, phàm là vì bản thân đều là ác, phàm là vì chúng sanh đều là thiện, chúng ta phải biết đạo lý này.
Người thế gian nói: “Người mà không vì mình thì trời tru đất diệt”, ý này giống như nói, người khởi tâm động niệm vì bản thân là chuyện bình thường, có người nào mà không vì mình? Tại sao Phật nói vì mình là ác? Cách nói của Phật không giống người thế gian, cũng chính là cách nói của người giác ngộ không giống như người chưa giác ngộ. Tại sao Phật dạy cho chúng ta như vậy? Người thường xuyên nghe Phật giảng kinh thuyết pháp tự nhiên có thể hiểu rõ. Chư Phật Như Lai trụ nhất chân pháp giới. Phật nói với chúng ta, thập pháp giới hình thành như thế nào? Thập pháp giới là do vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của chúng sanh biến hiện ra. Trong kinh thường nói: “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”. Chư Phật Như Lai không có tâm tưởng, cho nên các Ngài trụ ở nhất chân pháp giới.
Trong thập pháp giới có tưởng, có ý nghĩ. Phật đem “tâm tưởng” nói thành ba loại khác nhau là kiến tư, trần sa, vô minh, ba việc này thường gọi là phiền não. Trong kinh Hoa Nghiêm, Phật không dùng danh từ này, Phật đã đổi một câu nói khác là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Vọng tưởng là vô minh phiền não, phân biệt là trần sa phiền não, chấp trước là kiến tư phiền não. Khi bạn khởi ba loại phiền não này, liền đem nhất chân pháp giới biến đổi thành thập pháp giới. Ở trong thập pháp giới có tứ thánh, lục phàm. Lục phàm thường gọi là lục đạo luân hồi, cảnh giới này rất không tốt. Trong cảnh giới luân hồi của lục phàm, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước rất nặng, đặc biệt là chấp trước nghiêm trọng.
Mọi người đều đọc qua kinh Kim Cang, cổ đức nói, bộ kinh này văn tự không nhiều, chỉ có 5.000 chữ, được phân thành hai bộ thượng và hạ. Phần thượng, Phật dạy chúng ta “lìa tướng”, tức là lìa chấp trước. Phần hạ dạy chúng ta “lìa kiến”, tức là lìa phân biệt. Bạn có thể lìa tứ tướng, không tướng ngã, không tướng nhân, không tướng chúng sanh, không tướng thọ giả thì sáu cõi luân hồi sẽ không còn nữa, thoát khỏi rồi. Tuy thoát khỏi, nhưng bạn vẫn còn phân biệt, vẫn còn kiến. Nếu như tứ kiến cũng xa lìa, không ngã kiến, không nhân kiến, không chúng sanh kiến, không thọ giả kiến thì chúng ta liền thoát khỏi thập pháp giới, thoát khỏi pháp giới tứ thánh, như vậy mới có thể chứng được nhất chân pháp giới. Nếu chúng ta hiểu rõ đạo lý này thì tự nhiên sẽ giác ngộ thôi.
Tại sao Phật nói khởi tâm động niệm vì bản thân là ác? Khởi tâm động niệm vì bản thân là dính vào “tướng ngã”, chấp trước kiên cố tướng ngã, hay nói cách khác, bạn vĩnh viễn không thoát khỏi luân hồi, vậy bạn nghĩ xem, đây là thiện hay là ác? Người khởi tâm động niệm vì bản thân, tâm này là tâm luân hồi, tâm này không thoát khỏi sáu cõi luân hồi.
Phật dạy chúng ta, trước tiên đem ý nghĩ này chuyển đổi trở lại, ta khởi tâm động niệm vì chúng sanh, khởi tâm động niệm vì Phật pháp, đem quan niệm này chuyển đổi trở lại. Đổi trở lại, tuy có phân biệt, nhưng bạn có năng lực thoát khỏi lục đạo luân hồi, bạn chí ít có thể nâng lên đến cảnh giới pháp giới tứ thánh. Nếu như bạn ngay cả tứ kiến cũng phá rồi thì chúc mừng bạn, bạn chính là Pháp Thân Đại Sĩ, bạn đã thoát khỏi thập pháp giới. Phật là căn cứ theo đạo lý, chân tướng sự thật như vậy để chỉ dạy chúng ta, Ngài dạy rất hay.
Trong cửa Phật thường nói, chúng sanh căn tánh lợi, độn. Loại người nào là lợi căn vậy? Có thể đem tự tư tự lợi buông xả, danh vọng lợi dưỡng buông xả, ngũ dục lục trần buông xả, tham sân si mạn buông xả thì người này là lợi căn. Người đại phàm lợi căn, trong một đời này chắc chắn thành tựu. Người độn căn thì không buông được mười sáu chữ này. Mười sáu chữ này là gốc của luân hồi, “tự tư tự lợi, danh vọng lợi dưỡng, ngũ dục lục trần, tham, sân, si, mạn” chắc chắn không phải là những thứ tốt, nhưng mà người thế gian vẫn cứ tham ái. Cái tham ái này gọi là mê hoặc. Người học Phật chúng ta nghe lời giáo huấn của Phật phải giác ngộ, phải quay đầu, quyết định không bị mê hoặc, biết những thứ này đều là tội nghiệp. Nếu đã có thì phải đoạn, chưa có thì phải phòng ngừa, nhất định không được để niệm ác sinh khởi, nhất định không được phép có hành vi ác. Nếu như có niệm ác, có hành vi ác, hiện tại bất kể bảo vệ tốt như thế nào, qua không được mấy năm là đi tam đồ địa ngục rồi. Cho nên tu học Phật pháp phải trọng thực chất, không trọng hình thức.
Chúng ta giúp bản thân chính là hoàn toàn buông xả. Cái thân thể này vẫn ở thế gian thì phải cố gắng lợi dụng nó. Trong cửa Phật thường nói “mượn giả tu thật”. Cái thân thể này là giả. Thật là gì vậy? Thật là minh tâm kiến tánh, thật là nhất chân pháp giới. Chúng ta phải mượn cái thân xác giả tạm này trong mấy chục năm này mà tu học. Tu là sửa đổi, đem tất cả những sai lầm đều sửa đổi trở lại, nâng cao mình đến nhất chân pháp giới thì đời này bạn sẽ không bị uổng phí, bạn đời này thật sự có ý nghĩa, có giá trị. Nếu như không thể nâng cao, thoát khỏi luân hồi, khế nhập nhất chân pháp giới thì chúng ta một đời này vẫn sống say, chết mộng như cũ, mơ mơ hồ hồ trải qua một đời. Sau khi mạng sống kết thúc thì lại phải đi đầu thai luân hồi tiếp.
Phật nói với chúng ta, đời sau đầu thai có thể có được thân người là rất hiếm hoi. Đại đa số đi về đâu vậy? Đi vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Cho nên người có thể giữ được thân người, đời sau còn được thân người đã là việc tương đối không dễ dàng. Nhất định phải biết đoạn ác, tu thiện mới có thể giữ được thân người. Nếu muốn thoát khỏi luân hồi, thoát khỏi thập pháp giới, bạn hãy suy nghĩ xem, Phật Thích Ca Mâu Ni Ngài trải qua đời sống như thế nào? Loại hành nghi đó của Ngài chính là hành nghi của Phật Bồ Tát, là đời sống của chư Phật Như Lai, đối với tất cả pháp của thế gian này không nhiễm mảy bụi. Đời sống của Ngài đơn giản. Ngài không phải không có được danh vọng lợi dưỡng, Ngài sinh ra đời là vương tử, nếu không xuất gia tu hành thì tương lai Ngài làm quốc vương, kế thừa ngôi vị của phụ thân Ngài. Cổ nhân gọi là: “Quí vi thiên tử, phú hữu tứ hải”, Ngài cái gì cũng đều có. Ngài từ bỏ, rủ sạch, làm cho chúng ta thấy, buông xả tự tư tự lợi, buông xả danh vọng lợi dưỡng. Thích Ca Mâu Ni Phật thật sự buông xả, Ngài biểu diễn cho chúng ta thấy, không phải giả. Buông xả sự hưởng thụ ngũ dục lục trần, buông xả tham sân si mạn, Ngài làm được rồi. Đó là người thật sự giác ngộ, người đó gọi là Phật Đà, người đó gọi là Bồ Tát. Người đó không ở trong mười pháp giới, huống hồ là ở sáu cõi. Đây là điểm chúng ta phải học. Đây là thật sự học Phật. Đoạn ác phải như cách đoạn đó của Thế Tôn, tu thiện cũng phải như cách tu của Thế Tôn.
Thế Tôn cả đời tu thiện là tu ba loại bố thí.
Bố thí Tài. Thế Tôn không có tiền của, dùng thân thể , dùng thể lực (thân thể là nội tài)vì xã hội phục vụ, đây là thuộc về bố thí tài. Mỗi ngày đi dạy học khắp nơi, giáo hóa chúng sanh. Đây là bố thí nội tài.
Bố thí Pháp. Nội dung dạy học là giúp người khai ngộ, giúp đỡ người, chỉ dạy người khác đoạn ác tu thiện, chỉ dạy người phá mê khai ngộ, đây là bố thí pháp.
Bố thí Vô Úy. An ủi một phần chúng sanh khổ nạn, hòa lẫn thành một khối với đời sống của họ, khiến họ sinh tâm hoan hỷ, đây là bố thí vô úy.
Đây là sự nghiệp của Phật Thích Ca Mâu Ni cả đời làm. Ngài dạy Bồ Tát lục độ, tứ nhiếp thì Ngài đã làm được rất viên mãn. Cái mà trong một đời Ngài biểu hiện là kính nghiệp. Sự nghiệp của Ngài là giáo dục xã hội đa nguyên văn hóa. Từ khi thị hiện thành Phật đến lúc ra đi khỏi thế gian này, trong 49 năm không có một ngày nghỉ ngơi, hằng ngày giáo hóa chúng sanh, hằng ngày giảng kinh thuyết pháp. Đây là “chánh cần”, chúng ta cần phải biết học tập.
Chúng ta học Phật, Thích Ca Mâu Ni Phật chính là mẫu mực của chúng ta. Mỗi ngày chúng ta cúng dường hình tượng Thích Ca Mâu Ni Phật là nhìn thấy Ngài thì phải hướng về Ngài học tập. Nếu không học được thì phải sinh tâm hổ thẹn. Phải cố gắng nỗ lực, không ngừng nâng cao mình lên.
Ý nghĩa của đoạn này vẫn chưa giảng hết, hôm nay chỉ nói đến đoạn ác, còn lại hai điều phía sau là tu thiện.
Tốt rồi, hôm nay chúng ta chỉ giảng đến đây.
A Di Đà Phật!
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.