Chương 35
Giả Bình Ao
18/10/2016
Mạnh Vân Phòng bực quá bảo:
– Chị cầm đi , cầm cái con lợn nái ấy.
Bắt đầu xỉa bài, trong sân có tiếng mèo kêu, tiếng kêu thảm thiết. Hồng Giang liền hỏi:
– Trong nhà nuôi mèo ư? Trong thời kỳ mèo động đực, chớ có phối giống tạp nham. Anh có một con mèo Ba Tư thuần giống, chờ ngày mai anh sẽ mang con mèo Ba Tư đến.
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
Bạn đang đọc truyện tại
– Đâu có nuôi mèo. Tôi đâu thích nuôi mèo nuôi chó. Đây là con mèo của nhà b ên cạnh, ớn thế không biết, cứ vài hôm lại rủ rê một bày mèo hoang về kêu ầm lên.
Trang Chi Điệp liền kêu lên:
– Chết cha rồi, chiều nay mình mở vại dưa muối trên ban công phơi nắng, quên khuấy ban tối chưa đậy vào!
Nói xong liền chạy lên ban công, lên đến ban công rồi lại gọi Liễu Nguyệt:
– Liễu Nguyệt ơi, em lên giúp anh bê vại dưa, đừng để mèo nó mó vào!
Liễu Nguyệt liền chạy lên ban công, Trang Chi Điệp liền đóng cửa ban công, khe khẽ nói:
– Em lấy đồng tiền đó ở đâu ra vậy?
Liễu Nguyệt đáp:
– Em thấy nó ở buồng tắm, cảm thấy hay hay liền xâu vào chùm chìa khoá.
Trang Chi Điệp bảo:
– Của anh đấy, đưa trả anh mau lên.
Liễu Nguyệt hỏi:
– Của anh ư? Trên đồng tiền còn có một sợi dây, tại sao em trước kia không thấy anh đeo ở cổ?
Trang Chi Điệp nói:
– Anh đeo đã lâu rồi, ngày đêm không tháo ra, sao em biết được cơ chứ!
Liễu Nguyệt đáp:
– Một người đàn ông lớn tướng đeo đồng tiền ở cổ, em mới gặp lần đầu tiên đấy. Trông dáng vẻ sốt ruột của anh, chắc là những ngày chúng em ở bên Song Nhân Phủ, có người đàn bà nào đã tặng anh để làm tin?
Trang Chi Điệp nói:
– Em nói vớ vẩn!
Nói rồi nắm hai tay Liễu Nguyệt, móc túi cô ta lấy ra. Liễu Nguyệt cứ giằng lại, Trang Chi Điệp liền ngậm đồng tiền vào miệng ra vẻ đắc ý. Ba người ở bên này xỉa xong bài, lại chia xếp đâu vào đấy, mà mãi vẫn không thấy Trang Chi Điệp quay lại, Mạnh Vân Phòng liền gọi to:
– Bê có một vại dưa mà khó khăn thế kia à? Chi Điệp ơi, anh có đánh nữa không hả?
Trang Chi Điệp lập tức quay trở lại, đồng tiền đã cất vào túi áo, nói:
– Vân Phòng này, năm nay dưa làm ngon lắm, anh có thích ăn, thì lát nữa lấy về một túi.
Tới nửa đêm, thì Triệu Kinh Ngũ và Chu Mẫn trở về, bảo là đã tìm được Bạch Ngọc Châu. Bạch Ngọc Châu không nhận được vụ án này, nhưng anh ta có biết toà án đã nhận được một thư khởi tố. Cả toà án xôn xao bàn tán, đương nhiên kẻ nói thế này, người nói thế kia. Đơn khởi tố vốn giao cho bên hình sự, nhưng vì chưa đủ yếu tố một vụ án hình sự nên chuyển sang dân sự. Chánh án toà sự tiếp nhận vụ án này là thẩm phán Tư Mã Cung đều là bạn của anh ta, an hta có thể móc nối với họ không lập biên bản. Anh Bạch Ngọc Châu này có thái độ cực tốt, chủ trương không tìm chánh án trước, mà chủ yếu là tìm Tư Mã Cung. Thẩm phán Tư Mã Cung không sốt sắng cũng không thờ ơ lạnh nhạt, bọn họ liền bảo, lẽ ra thầy giáo Trang Chi Điệp tối nay đến xin ý kiến ông, song giữa đường bị đau bụng phải quay về, sai hai chúng tôi thay mặt thầy đến yết kiến, đồng thời đã biếu một quyển sách làm kỷ niệm. quyển sách này do sáng kiến của Chu Mẫn tìm mua ở quán sách chợ đêm, cũng do Chu Mẫn bắt chước nét bút của thầy Điệp ký tên. Sau khi hai người ra khỏi nhà Tư Mã Cung, lại về nhà Bạch Ngọc Châu. Bạch Ngọc Châu nói, thầy giáo Điệp có tiếng tăm lớn như thế, từ lâu đã có ý định làm quen nhưng chưa có dịp nào, vì có chuyện này mà được kết bạn, anh ta mừng lắm, liền nói đến chuyện sách của thầy Điệp hay như thế nào, con trai của anh ta càng thích đọc, con trai anh ta là quân nhân, viết tin tức ở sư đoàn bộ, còn viết cả tản văn và tuỳ bút, cũng coi là một nhà văn nhỏ, mong thầy Điệp sau này dạy bảo nhiều hơn. Nói đến đây, Ngưu Nguyệt Thanh liền bảo:
– Những yêu cầu khác mình không thể, riêng điểm này thì làm được, cậu ta viết bài gửi đến, các anh đều có thể đăng giúp cậu ta.
Triệu Kinh Ngũ liền móc túi đưa ra bốn bài nói:
– Chính vì thế mà Bạch Ngọc Châu đã lấy ra bốn bài của con trai, bảo đơn vị của con trai có quy định, nếu đăng được năm bài trên báo và tạp chí của tỉnh và thành phố, thì có thể được một lần lập công loại ba, nếu được đăng ba bài trên báo chí có tính chất cả nước, thì được một lần lập công hạng hai. Con trai anh ta viết rất nhiều, cũng gởi cho bố bốn bài, bảo bố tìm cách gửi đăng trên báo nào đó ở Tây Kinh. Anh ta đang buồn không quen biết ai, thế là chúng tôi cầm hết về đây, vỗ ngực nói đại với người ta.
Trang Chi Điệp nói:
– Thế thì được, chúng ta sẽ nghĩ cách đăng cho cậu ta.
Triệu Kinh Ngũ bảo:
– Chúng em có biện pháp đếch gì cơ chứ. Chuyện này vẫn phải do anh đứng ra giải quyết phải không nào?
Trang Chi Điệp nói:
– Cậu cứ để sáng mai tôi xem xem. Còn yêu cầu gì nữa?
Triệu Kinh Ngũ đáp:
– Bạch Ngọc Châu nói, Tư Mã Cung là người có tính nết lạ lắm, ngày thường không hay nói cười, không hút thuốc, không uống rượu, cũng không chơi mạt chược. Anh ta hoàn toàn có thể thuyết phục được người này, nhưng công việc hơi khó hơn người thường. Song Tư Mã Cung có một thị hiếu là rất thích chơi tranh chữ, trong nhà cất giữ nhiều tranh, các anh có điều kiện, liệu có thể kiếm được một bức tranh hay tặng ông ấy? Anh ấy nói vậy, tôi cũng đã nhận lời, mình có thể bố trí thời gian đi gặp con trai Cung Tịnh Nguyên, moi tranh chữ của Mao Trạch Đông cho ông ấy. Việc này mười phần thì có tám chín phần thành công.
Cứ vậy lại bàn bạc thêm một lúc, cuối cùng quyết định để Chu Mẫn mấy ngày này đi lại nhiều hơn với Bạch Ngọc Châu để trao đổi tình cảm. Trang Chi Điệp xem bản thảo, tìm cách nhanh chóng đăng bốn bài viết kia. Triệu Kinh Ngũ và Trang Chi Điệp lại kịp thời đích thân đi tìm con trai Cung Tịnh Nguyên là Cung Tiểu t để lấy cuốn thư pháp của Mao Trạch Đông, một khi đã lấy được, Trang Chi Điệp sẽ đích thân đi gặp Tư Mã Cung. Nếu mời được Bạch Ngọc Châu và Tư Mã Cung cùng đi ăn một bữa cơm thì tốt nhất.
Việc này do Chu Mẫn đi giao thiệp với Bạch Ngọc Châu. Phương án đã định, Trang Chi Điệp nói:
– Chúng ta bàn đối sách này trong phòng kín, xem xem dưới gầm bàn có đặt máy nghe trộm không?
Mọi người cùng cười, Mạnh Vân Phòng nói:
– Làm đảo chính có lẽ thế này nhỉ?
Trang Chi Điệp nói:
– Liễu Nguyệt này, bây giờ em đi nấu cho mỗi người một bát mì râu rồng cùng ăn.
Liễu Nguyệt vâng lời đi xuống bếp, một lúc sau, quả nhiên bưng lên bảy bát mì râu rồng, mọi người ăn xong thì ai về nhà người ấy.
Trang Chi Điệp ngủ đến trưa hôm sau mới dậy, đọc xong bốn bài viết, nhưng chửi to, văn chương viết dở òm, riêng sai chữ đã khiến anh đọc mà đau đầu, liền vo tròn vứt vào bô đại tiện. Ngưu Nguyệt Thanh vội vào bô nhặt ra, giấy đã bị nước giải thấm bẩn, liền sai Liễu Nguyệt mau mau đem ra ban công phơi. Trang Chi Điệp cho một nhát chổi quét bản thảo phơi ở ban công rơi xuống gác. Ngưu Nguyệt Thanh nhìn cái dáng điên tiết của Trang Chi Điệp sợ tới mức phát khóc. Chị nói:
– Đó đâu phải là văn của anh, chỉ cần được đăng, anh cần gì phải quan tâm đến trình độ của cậu ta cao thấp ra sao chứ?
Trang Chi Điệp nói:
– Văn này có ma nó đăng.
Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
– Vậy thì anh không định thắng kiện hay sao?
Trang Chi Điệp ngồi tại chỗ thở dài thườn thượt, cuối cùng đã tìm hai bài tản văn mình viết chưa đăng nói:
– Anh đi tìm ban văn nghệ của báo tỉnh thay tên cậu ta vào đây đăng trước đã. Anh đây làm nhà văn cái đếch gì, làm nhà văn cái đếch gì cơ chứ?
Nói rồi hấp tấp đi ra cửa, cánh cửa kêu đánh sầm một tiếng.
Ba ngày sau hai bài văn đã được đăng. Chu Mẫn đã mua báo đem biếu Bạch Ngọc Châu, Bạch Ngọc Châu mừng quýnh lên, lại hỏi còn hai bài kia bao giờ đăng. Chu Mẫn về nói lại, Trang Chi Điệp nổi cơn thịnh nộ, chửi toáng lên:
– Đăng hai bài còn chưa được à? Không đăng nữa. Kiên quyết không đăng nữa, vụ kiện dù có thắng thì tôi cũng đã thua.
Chu Mẫn không dám nói gì, Ngưu Nguyệt Thanh nói thêm mấy câu, lại bị mắng một trận, đương nhiên cũng không nói lại, quay sang an ủi Chu Mẫn. Ngưu Nguyệt Thanh lại đi tìm Mạnh Vân Phòng cầu xin Mạnh Vân Phòng khuyên bảo Trang Chi Điệp. Chị vẫn ngày đêm lo lắng chuyện này đã làm tổn thương đến chồng, mấy lần tủi thân, thao thức, sợ hãi khốn khổ đến mức khóc vụng khóc trộm vài bận.
Đương nhiên Liễu Nguyệt ở bên này nấu cơm, mỗi ngày hai lần sang bên Song Nhân Phủ lo cơm nước cho bà già. Bà già lại mắc chứng bệnh cũ, cứ càu nhà càu nhàu bảo cửa mỗi ngày mỗi dầy, những cái bóng in trên cửa tối nào cũng sống động. Bà đòi Trang Chi Điệp sang giúp bà đốt hết những thứ ấy đi. Liễu Nguyệt bàn lùi, nói thầy giáo Điệp bận lắm, không có lúc nào rảnh rỗi. Bà già liền cãi nhau với Liễu Nguyệt. Bà bảo Trang Chi Điệp là con rể của bà, mà cô cứ giữ rịt là tại làm sao, cô là vợ anh ấy à? Liễu Nguyệt bực quá, cơm nước phục dịch chẳng ra sao, cứ hận bà già rồi mà không chết quách đi, mấy lần định dỗ bà già uống thuốc ngủ để ngủ yên một hay ngày, nhưng lại sợ uống vào xảy ra chuyện rắc rối. Song bà già lại tự chống gậy đi sang khu nhà hội văn học nghệ thuật, khăng khăng đòi Trang Chi Điệp phải đến. Hai mẹ con đi ra ngoài đường về phía Song Nhân Phủ. Lúc ấy người trên phố thưa vắng, song bà già lại bảo người đông nghìn nghịt, không chen nổi, bà chỉ vào một chỗ bảo, ba người kia gầy quá, nằm ở đó nhìn rõ từng dẻ xương sườn.
Trang Chi Điệp nhìn theo tay mẹ vợ chỉ, thì chỗ đó chẳng thấy cái gì liền bảo:
– Mẹ đã nhìn thấy ma.
Bà già nói:
– Mẹ cũng chẳng phân biệt rõ là người hay là ma, có thể là ma chăng?
Bà lại vừa đi vừa huơ cái gậy, cứ y hệt như đang chen lấn trong đám đông. Trang Chi Điệp liền nghĩ, lời bà nói nghe cũng có thể, người ta chết ai cũng biến thành ma, thì từ xưa đến nay, trên đời này chẳng phải ma nhiều nhất là gì? Về đến nhà ở Song Nhân Phủ, bà già liền sai con rể lấy dao khoét hết vết bóng trên cánh cửa. Trang Chi Điệp chẳng biết khoét bằng cách nào. Bà già liền bảo:
– Anh đứng ở đấy, anh là danh nhân, hoả khí lớn, kẻ nào cũng sợ anh, anh cho tôi bạo dạn để tôi khoét.
Nói rồi bà cầm dao khắc vào cánh cửa, khắc một lúc, bà bảo tháo cánh ra, khắc thêm một lúc nữa lại bảo tháo cánh ra, tổng cộng đã tháo mười hai lần, đưa tay làm điệu bộ bê vào bếp, bật diêm đốt, hỏi nghe thấy chưa, mỡ chảy da nổ kêu bem bép đấy thây. Bỗng bà hét to, có đôi chân người chạy mất rồi, đôi chân này do bà lấy dao chặt ra từ một cái chân trâu, trâu mọc thành chân người, chặt ra lại chạy mất. Bà liền chạy đuổi trong nhà, cuối cùng đã đuổi ra khỏi cửa và người bà ướt đẫm mồ hôi, lên giường thiếp đi. Đêm ấy Trang Chi Điệp không tài nào chợp mắt nổi, dường như trong lơ mơ, anh cảm thấy khắp nhà chỗ nào cũng có chân người đi, đi với đủ các kiểu, những vết chân ấy in chi chít trên nền nhà, ở chung quanh tường và trên trần nhà, tạo thành một bức tranh. Rồi dường như theo bức tranh này, anh đi từ tầng ngoài vào tầng trong, vết chân liền biến hoá khôn lường, đi vào tầng trong rồi, thì không làm sao đi ra được nữa. Bất giác tỉnh giấc, người anh toát mồ hôi. Anh bật đèn nhìn xuống nền nhà và quanh tường, thì không có một dấu chân nào. Anh nghĩ, có lẽ mình nghe lời mẹ nói mà nằm mơ chăng? Nhưng không sao ngủ tiếp được, liền bật điện ngồi hút thuốc ở cửa buồng ngủ của mẹ vợ, nhìn bà ôm gọn đôi giày chân nhỏ trong lòng đang ngủ say. Mà tiếng huyên, thì từ xa xa vọng lại, nghe âm âm u u như ma khóc sói gầm.
Trang Chi Điệp ở vài hôm bên Song Nhân Phụ Ngưu Nguyệt Thanh không dám về tìm chồng, liền bàn với Mạnh Vân Phòng, ý của Mạnh Vân Phòng là để Trang Chi Điệp ở bên cạnh mẹ vợ, còn hai bài văn kia Mạnh Vân Phòng sẽ viết và chịu trách nhiệm tìm báo để đăng. Chờ Trang Chi Điệp nguôi giận, sẽ bảo đi tìm Cung Tiểu Ất để mua tranh chữ. Ngày nào Ngưu Nguyệt Thanh cũng chờ Chu Mẫn ở nhà, nắm tình hình xảy ra trong ngày, lại còn bảo Triệu Kinh Ngũ và Hồng Giang mỗi ngày đến một lần. Điều đau đầu nhức óc hơn là Chu Mẫn đã mời Bạch Ngọc Châu đến nhà một lần. Từ đó trở đi, Bạch Ngọc Châu thường đến nhà chơi nói chuyện phiếm vào lúc ăn cơm, hoặc mười một giờ đêm, thậm chí còn dẫn một lô một lốc các cô các cậu ham đọc sách, hoặc sùng bái nhà văn. Ngưu Nguyệt Thanh cứ phải lần lượt tươi cười ngồi tiếp, rót trà mời thuốc hẳn hoi. Chờ khách ra về mới há mồm ngáp ngủ, mệt bã cả người. Liễu Nguyệt ở bên quét dọn nhà, ca cẩm nào là bọn người này không bỏ đầu mẩu thuốc vào gạt tàn, cứ quẳng vào góc nhà, nào là khạc nhổ cả ra nền nhà, lại còn lấy đế giày di di, nào là ai đến cũng pha trà mới, chỉ uống một hai ngụm, người khác đến lại đổ đi pha ấm khác, lãng phí trà quá thể, nào là đi tiểu bắn ra cả mép bô nhà vệ sinh…
Chu Mẫn gầy rạc hẳn đi, râu cũng mọc tua tủa mấy ngày không cạo, khuôn mặt trắng trẻo trông như con nhím, luôn mồm tố khổ, anh bảo Bạch Ngọc Châu đã hỏi mấy lần về chuyện bức tranh chữ. Ngưu Nguyệt Thanh lại phải thúc Mạnh Vân Phòng và Triệu Kinh Ngũ khuyên Trang Chi Điệp mau mau đi tìm Cung Tiểu Ất. Trang Chi Điệp không sao được, đã cùng với Triệu Kinh Ngũ một buổi tối đi đến số nhà hai mươi chín phố Mạch Hiện, may sao Cung Tiểu Ất ở nhà. Cung Tịnh Nguyên chỉ có một cậu con trai này, song quan hệ hai bố con chẳng ra sao. Cung Tịnh Nguyên bỏ tiền mua một nhà gác riêng để Cung Tiểu Ất sống một mình ở phố Mạch Hiện, cốt sao mắt khỏi phải nhìn thấy, lòng khỏi phải buồn phiền. Trang Chi Điệp và Triệu Kinh Ngũ bước vào cửa, đương nhiên Tiểu Ất không dám chậm trễ, lấy thuốc pha trà, rồi hỏi, chú có việc gì mà đến tìm cháu, nhà cháu bừa bộn và bẩn quá, chú tìm chỗ sành sạch mà ngồi vậy, nói rồi cầm một tờ báo đậy lên cái bô tiểu tiện dưới gầm giường. Trong nhà quả tình lộn xộn như ổ chó, thoang thoảng mùi tanh hôi. Trang Chi Điệp bước đến mở cửa sổ ra và ngồi xuống mép giường. Ban đầu Tiểu Ất ngồi trên ghế mây nói chuyện với hai người, đầu ngả chân duỗi, mấy lần định ngồi ngay ngắn, bất giác trong phút chốc đã co dúm người tại chỗ, lại há mồm chảy nước mắt nói:
– Mời chú ngồi uống trà, cháu vào nhà vệ sinh một lát.
Tiểu Ất vào nhà vệ sinh rồi, mãi không thấy ra, Trang Chi Điệp và Triệu Kinh Ngũ liền ngửi thấy mùi thơm, nhìn trên giàn hoa, chậu cây hoa đã héo lá cũng tươi tỉnh trở lại, hai người nhìn nhau không nói gì. Tiểu Ất ra khỏi nhà vệ sinh, dáng dấp khác hẳn, trong ánh mắt lờ đờ đã có tia sáng. Trang Chi Điệp hỏi:
– Tiểu Ất này, cháu lại hút thuốc phiện đấy à? Cháu đưa ra một ít cho chú xem nào, chú chưa bao giờ nhìn thấy thuốc phiện.
Tiểu Ất đáp:
– Chú cũng đã biết ư? Chú cũng chẳng phải người ngoài, cháu sẽ lấy ra để chú xem.
Tiểu Ất đem ra một vật như một cục đất đen nho nhỏ, cậu ta bảo cạo thuốc này nhét một viên vào điếu thuốc để hút, chỗ cậu ta không có thứ bột trắng, loại bột trắng tốt hơn, liền mời Trang Chi Điệp và Triệu Kinh Ngũ hút thử. Hai người bảo không hút, cháu giữ lại mà dùng.
Tiểu Ất liền bảo:
– Chú Điệp ơi, chú là người viết văn, chú có thể phản ánh cho ngành nào đó được không ạ?
Trang Chi Điệp hỏi:
– Chuyện gì hả cháu? Có lẽ chú nói được.
Tiểu Ất đáp:
– Hiện giờ trên thị trường hàng giả nhiều quá, gây thiệt hại lợi ích người tiêu dùng. Loại bột trắng này làm giả khiếp lắm, nhiều người hút vào mọc mụn đầy người, tóc rụng trơ trọi.
Trang Chi Điệp nói:
– Cháu cứ viết ra, chú sẽ đưa sang cục công an để họ tra hỏi.
Tiểu Ất liền cười đáp:
– Chú còn nói đùa với cháu ư!
Trang Chi Điệp bảo:
– Tiểu Ất này, chú nói với cháu một câu, câu này có lẽ cháu đã nghe nhiều rồi, cháu ăn uống gì chẳng được mà lại đi hút cái trò này? Bố cháu đã từng nói với chú về cháu, bố cháu đau đầu vì cháu đấy, người chung quanh cũng nhìn cháu bằng con mắt khác, thứ này vừa mất tiền vừa ảnh hưởng đến sức khoẻ, chủ yếu là tác hại cơ thể. Cháu còn trẻ thế này, còn phải lấy vợ chứ?
Tiểu Ất đáp:
– Chú nói cháu không giận đâu. Cháu biết chú tốt với cháu. Nhưng chú đâu có biết, sự tuyệt diệu của hút thuốc là như thế nào? Hút vào rồi, chú muốn gì có nấy, nghĩ cái gì có cái nấy. Nói thật lòng, cháu hận bố cháu, bố cháu có nhiều tiền như thế, một đêm bố cháu đánh mạt chược có thể thua hai ba ngàn đồng, nhưng bố cháu lại không cho đứa con trai thừa ra này. Cháu hận Tiểu Vũ, cô ấy và cháu đã yêu nhau năm năm, hai đứa đã từng ăn nằm với nhau, thế mà nói đi là bỏ đi luôn ư? Cháu hận vị lãnh đạo đơn vị cháu, ông ta nói xấu cháu khắp nơi, để có được công việc ấy, ông ta đã lấy của bố cháu hết mười tranh chữ, thế mà ông ta lại khai trừ cháu ư? Cháu biết càng hút càng không cai nổi cơn nghiện, nhưng những hoài bão lý tưởng của cháu cũng chỉ có thể hút xong thuốc mới thực hiện được. Chú ơi, chú đừng khuyên cháu nữa, chú có cách sống của chú, cháu có cách sống của cháu. Có lẽ chú giống bố cháu, nói ra thì có danh tiếng, trời rung đất chuyển, nhưng cả chú và bố cháu lại sống không tự do bằng cháu. Có một điểm chú ạ, chú tin rằng, cháu không trở thành sâu bọ của xã hội đâu, cháu không đi ăn cắp trên đường phố, cháu không đi cướp giật thật mà, cháu không gây cản trở bất cứ ai. Cháu là con trai của bố cháu, bố cháu có buồn phiền cháu đến đâu đi chăng nữa thì cháu rút cuộc là con trai của bố cháu. Tranh chữ của bố cháu đủ để cháu hút cả đời này.
Triệu Kinh Ngũ liền bảo:
– Điều ấy đương nhiên rồi. Tiểu Ất có phúc là phúc ở chỗ này. Tiểu Ất này, tôi biết trong tay cậu có tác phẩm tranh chữ của bố cậu, cũng nghe nói ở Hán Trung còn có người đã cho cậu hẳn một cuốn thư pháp của Mao Trạch Đông, có đúng không?
Tiểu Ất đáp:
– Anh Ngũ giỏi đấy, em có chuyện gì anh cũng biết, anh có nói với bố em không đấy?
Triệu Kinh Ngũ đáp:
– Mình là anh em, có bao giờ anh bán đứng cậu đâu. Tiểu Liễu Điệp và Vương Bệu cung cấp thuốc phiện cho cậu, từ lâu người ta đã không muốn cung cấp thuốc cho cậu nữa, sợ bố cậu biết sẽ kiện họ, có phải anh đã khuyên họ không nào?
Tiểu Ất nói:
– Anh Ngũ là bạn bền vững như thép. Tranh chữ của Mao Trạch Đông viết đẹp đấy chứ, vừa nhìn vào một cái đã thấy ngay cái khí của đế vương, món ấy đang ở trong tay em.
Triệu Kinh Ngũ nói:
– Vậy thì nói rõ hơn nhé, anh và chú cậu hôm nay đến đây là để xem xem quyển tranh chữ ấy đấy. Chú Điệp của cậu là nhà văn, chữ gì cũng không thiếu, chỉ có điều muốn viết một bài trong lĩnh vực thư pháp thơ và từ về Mao Trạch Đông, liền muốn có một hiện vật. Chú Điệp của cậu nói với anh, anh bảo chuyện này dễ thôi, ở chỗ Tiểu Ất có một bức, Tiểu Ất là người nghĩa khí, cậu ấy giữ làm gì, sẽ tặng anh thôi.
Trang Chi Điệp bảo:
– Chú đâu có xin không? Tiểu Ất đến nhà chú, xem cái gì vừa mắt thì cháu cứ lấy một thứ.
Triệu Kinh Ngũ lại nói:
– Chữ của Mao Trạch Đông đương nhiên không phải chữ của chủ tịch tỉnh, song nói đi thì cũng phải nói lại, đó cũng không phải là văn vật, cho dù coi là văn vật cách mạng, thì cậu có bán không? Nhà nước một khi đã phát hiện thì phải nộp lên trên, một xu cũng không trả.
Tiểu Ất chỉ cười hì hì, Triệu Kinh Ngũ hỏi:
– Cười gì vậy hả Tiểu Ất?
Tiểu Ất đáp:
– Chú Điệp và anh Ngũ không phải người ngoài, cháu cũng nói thật, chú và anh cần tranh gì của bố cháu, cháu đều có thể cho chú và anh. Còn cuốn tranh chữ này thì không thể cho. Đã có người đến hỏi mua, trả giá năm ngàn đồng, song cháu không bán. Cháu cũng yêu Mao chủ tịch, Mao chủ tịch đã chết, nhưng người vẫn là thần, những thứ của thần trong nhà sẽ tránh được ma tà.
Triệu Kinh Ngũ liền nhìn Trang Chi Điệp. Trang Chi Điệp lắc đầu, Triệu Kinh Ngũ nói:
– Thôi được, cậu đã nói vậy chúng tôi cũng không làm cậu khó xử nữa. Song cậu cũng không để chú Điệp của cậu ra về tay không chứ? Ở đây có tranh chữ của bố cậu, tiện thể lấy mấy bức nhé?
Tiểu Ất mở tủ ôm ra một bó, rút lấy ba bức có cán treo và nói:
– Cháu nhờ vào những thứ này để hút thuốc. Chú không biết đâu, bố cháu chẹt ghê lắm, mất bao nhiêu công sức cháu mới thó được ngần này đấy.
Triệu Kinh Ngũ lấy giấy báo gói ba bức tranh chữ có cán lại, kẹp vào mảnh báo:
– Anh Ngũ đã để em chịu thiệt? Anh sẽ nói với Tiểu Liễu Diệp bán thuốc cho em với giá mềm mềm một chút.
Nói xong cùng Trang Chi Điệp ra về. Trang Chi Điệp và Triệu Kinh Ngũ vừa đi khỏi, Tiểu Ất lấy từ trong tủ ra một hộp gỗ dài, mở ra ngắm nhìn tranh chữ của Mao Trạch Đông, rồi bọc lại để vào hộp khoá chặt, đặt vào dưới đáy tủ. Cậu ta thầm nghĩ, Triệu Kinh Ngũ dẫn Trang Chi Điệp đến đây cũng định kiếm chữ này, chứng tỏ thứ này quả thật là một bảo bối, vậy thì vạn bất đắc dĩ mới đem bán đi. Bây giờ giá thuốc càng ngày càng đắt đỏ, để sau này quả thật không kiếm đâu ra tiền mới mang đổi lấy thuốc hút. Một khi nghĩ đến thuốc cơn nghiện lại kéo đến, liền đổ gói bột trắng duy nhất vào giấy thiếc, bật diêm đốt ở bên dưới, rồi cầm một xe điếu cuộn bằng giấy hút một hơi rõ dài vào bụng, mở luôn một hộp nước cất bưởi uống luôn vào để ép chặt, không cho một chút hơi thuốc nào lọt ra khỏi cuống phổi, sau đó châm một điếu thuốc lá thơm Manbro, nằm ngửa tại chỗ rít từng hơi và lập tức đi vào một cõi khác, dường như nhìn thấy Tiểu Vũ từ ngoài cửa đi vào, cậu ta hỏi:
– Tiểu Vũ đã đến hả em? Mấy ngày nay em đi đâu thế? Anh cứ tưởng em vĩnh viễn không đến thăm anh nữa cơ đấy!
Tiểu Vũ đáp:
– Em nhớ anh lắm, nhớ ghê lắm cơ, anh không đến đón em mà!
Tiểu Vũ làm nũng với cậu ta. Tiểu Vũ khi làm nũng thì cứ cọ sát vào người cậu ta, cặp vú gí dát vào mặt cậu, tay thì sờ soạng bên dưới. Tiểu Vũ mặc nhiều quần áo quá, cởi hết chiếc này đến chiếc khác, cởi đến lớp quần áo cuối cùng, thì một tấm thân nhỏ nhắn hiện ra. Hai đứa liền nghĩ ngay ra các động tác làm xiếc. Tiểu Ất hỏi: em đã ngồi thuyền chưa Tiểu Vũ? Tiểu Vũ chưa đi thuyền bao giờ. Tiểu Ất liền bê một bao tải đậu tương đổ lên giường, rải đều thành một lớp, rồi đặt một tấm phản lên đậu tương. Nhưng Tiểu Vũ lại tụt xuống định đi, bắt đầu trở mặt, trở mặt giống như một con chó dữ. Tiểu Ất bèn điên tiết bảo:
– Mày không chơi với tao, thì chơi với cái thằng họ Chu phải không? Thằng họ Chu ấy có gì hay hơn tao hả?
Tiểu Vũ đáp:
– Đúng thế, anh ra khỏi cửa một cái là tôi chơi với Tiểu Chu ngay. Anh ấy mạnh hơn anh, anh ấy là siêu nhân, tuyệt vời hết chỗ nói.
Tiểu Ất liền cầm con dao lên doạ:
– Tao sẽ giết mày.
Tiểu Vũ thách thức:
– Anh giết đi.
Tiểu Ất đâm một cái giết cô gái. Tiểu Vũ gục ngay trước mặt cậu ta, tấm thân trắng như tuyết quằn quại. Một dòng máu tách ra như một chạc cây từ vú chảy xuống, chảy qua đùi. Khi chảy qua đùi dường như không chảy nữa, máu đọng lại thành cái gờ rất cao, Tiểu Ất liền rạch mũi dao một cái thành một đường trăng trắng, dẫn máu chảy ào xuống. Tiểu Ất lại lấy dao khoét ngực cô gái, lấy ra một quả tim. Hắn ta bảo:
– Tiểu Vũ này, thì ra trái tim mày cứng như đá thế này ư?
Tiểu Vũ liền kêu lên một tiếng chết hẳn. Thấy trên người Tiểu Vũ đã chết còn một chỗ đang động đậy, liền cảm thấy đẹp vô cùng, nhất là tiếng kêu kia đã kích thích hắn cười một tràng dài hết sức khoái trá.
Trang Chi Điệp đem ba bức tranh chữ về nhà giở ra xem, quả nhiên là những tác phẩm tuyệt vời trong thư pháp của Cung Tịnh Nguyên, cảm thấy không đành lòng cho hết Tư Mã Cung. Anh để lại hai bức, bảo Triệu Kinh Ngũ giữ lấy sau này dậm treo ở cửa hàng tranh. Nhưng đi gặp Tư Mã Cung như thể nào thì Trang Chi Điệp thấy khó xử. Anh bảo, anh chưa từng đi cầu xin người ta như thế này, tỏ ra hèn kém quá. Triệu Kinh Ngũ bảo, việc này anh phải đi, ngày xưa Hàn Tín còn chui qua đũng quần kia mà, người ở dưới mái hiên, thì tại sao lại không cúi đầu cơ chứ?
Trang Chi Điệp liền bảo để Mạnh Vân Phòng cùng đi. Mạnh Vân Phòng biết nói chuyện không thì sẽ tẻ nhạt. Tối hôm sắp sửa đi, Triệu Kinh Ngũ đi gọi Mạnh Vân Phòng. Mạnh Vân Phòng đi vắng, Hạ Tiệp hỏi, chẳng phải đi chỗ Bạch Ngọc Châu vì vụ kiện đó sao? thì ra mẹ đẻ của Bạch Ngọc Châu bị đau lưng. Mạnh Vân Phòng dẫn thầy lang Tống đến chữa bệnh cho mẹ của Bạch Ngọc Châu. Triệu Kinh Ngũ quay về nói lại, hai người liền đến nhà Bạch Ngọc Châu. Quả nhiên Mạnh Vân Phòng và thầy lang Tống đang ở đó. Thầy lang Tống xoa bóp lưng cho bà già xong, đang cắt thuốc cho bà dưới ánh đèn, vừa nhìn thấy Trang Chi Điệp, liền hỏi chỗ chân đau như thế nào rồi, Trang Chi Điệp vội vàng cám ơn, dậm chân xuống nền nhà bảo cao thuốc tốt lắm, trong năm ngày không còn một chút đau nào nữa.
Bạch Ngọc Châu tuy đã đến khu nhà hội văn học nghệ thuật năm lần, nhưng chưa được gặp Trang Chi Điệp lần nào, liền niềm nở mời chào và vỗ ngực bảo việc kiện tụng đã có anh, không sao cả. Trang Chi Điệp cũng có vài lời cảm ơn, đưa bức tranh chữ của Cung Tịnh Nguyên cho Bạch Ngọc Châu xem hỏi thử thế này có được không? Liệu Tư Mã cung có nhận không? Nếu nhận thì thôi, nếu không nhận thì làm thế nào? Mạnh Vân Phòng nói:
– Có gì mà không nhận, đây có phải là đồ cồng kềnh như tủ lạnh tivi, cũng chẳng phải tiền mặt, tín phiếu. Văn nhân tặng tranh chữ là nghề nghiệp của văn nhân, thanh nhã đấy. Anh đem tặng không mất mặt, mà ông ấy nhận cũng không cấn cá khó xử, ông ấy lại có thể công khai nói với người khác ai tặng, đã không mang tiếng nhận hối lộ, ngược lại còn vinh dự là đàng khác. Nếu anh thấy không được tự nhiên, thì tôi cùng anh đi.
Trang Chi Điệp nói:
– Tôi đến đây là để kéo anh đi cùng mà!
Bạch Ngọc Châu liền bảo:
– Các anh cứ ngồi đây đã, tôi thử đến nhà anh ấy xem, nếu nhà đang có khách, thì các anh hãy hượm đến. Nếu anh ấy ở nhà, tôi cũng tiếp vài câu, ướm thử xem thái độ như thế nào. Nếu đang buồn bực vì chuyện khác, thì mình đến cũng không hay lắm, nếu anh ấy tỏ ra vui vẻ, thì chuyện gì cũng nói được.
Mạnh Vân Phòng đáp:
– Đúng, đúng, bọn tôi ở đây chờ anh.
Bạch Ngọc Châu đi khỏi cửa, Trang Chi Điệp liền hỏi thầy lng Tống hiện nay đã có giấy phép hành nghề chưa, gần đây có gặp chủ nhiệm Vương hay không?
Thầy lang Tống đáp:
– Tôi cứ định đi tìm nhà văn, chỉ e nhà văn đã biết chuyện đó từ lâu nên không đi quấy rầy nhà văn.
Trang Chi Điệp hỏi:
– Chuyện gì vậy?
Thầy lang Tống liền đi ra nhà bếp rửa tay, ra hiệu cho Trang Chi Điệp đi theo nói chuyện. Tới nhà bếp, anh Tống khép cửa nói:
– Nhà văn chưa biết chuyện đó thật sao? Nhà văn còn nhớ cô nhân viên thiết kế của chủ nhiệm họ Vương chứ?
Trang Chi Điệp đáp:
– Còn nhớ. Lâu lắm rồi không có thời gian đi gặp cô ấy.
Anh Tống bảo:
– Cô ấy điên rồi.
Trang Chi Điệp ngạc nhiên tới múc suýt nữa kêu thành tiếng, vội hỏi:
– Điên à? Tại sao cô ấy điên? Anh nghe nói hay nhìn tận mắt?
Anh Tống đáp:
– Không nhìn thấy cô ấy nhưng điên thật mà. Để làm giấy phép hành nghề, tôi đã đi tìm chủ nhiệm Vương ba lần. Ông ấy cứ kêu bận, hẹn hôm khác nhất định đi và nói rõ ngày nào sẽ đi. Hôm ấy tôi đến đúng hẹn, vừa ngồi xuống nói chuyện thì một người đàn bà bước vào, người đó bảo là chị gái của A Lan. Chị bảo A Lan đã bị điên, không biết thế nào là xấu hổ nữa, chị ấy đến hỏi chủ nhiệm Vương xem tại sao em gái chị ấy bị điên. Chủ nhiệm Vương nghe nói A Lan đã bị điên, cũng hỏi lại: “Cô ấy điên à? Cô ấy điên thế thì công trình thiết kế này làm thế nào?” Chị gái A Lan liền móc ra một cái xi lip đặt lên bàn, hỏi chủ nhiệm Vương đây là chuyện gì. Tôi đã nhìn rõ chiếc xi líp bé tí đàn bà vẫn mặc. Song chiếc xi líp đã hỏng, rõ ràng là bị cắt bằng kéo. Chủ nhiệm Vương liền bảo tôi: “Anh xem, hôm nay lại có chuyện rồi, anh cứ về đã, ba hôm sau đến tìm tôi”.
Anh Tống nói rồi cúi xuống vòi nước, há mồm uống nước, súc miệng ùng ục một lát, nhổ đi lại nói tiếp:
– Ba hôm sau tôi đến tìm, Vương chủ nhiệm đi vắng, hỏi người ở nhà bên cạnh, họ bảo chủ nhiệm Vương đi nằm viện. Tôi nghĩ người ta ốm nằm viện, thi nên mua một chút quà đi hỏi thăm mới được. Tôi e liền hỏi ông Vương bị bệnh gì, đang nằm ở bệnh viện nào. Người hàng xóm liền cười ha ha, tôi mới biết đầu đuôi sự việc. Chuyện xảy ra như thế này:
Chủ nhiệm Vương mượn cớ để A Lan thiết kế nhà vệ sinh công cộng, luôn luôn gọi A Lan đến văn phòng bàn phương án. Cô A Lan kia cũng say sưa thiết kế, song không nhận ra ý định xâu xa của Vương chủ nhiệm. Hôm ấy A Lan đến văn phòng, chủ nhiệm Vương nói phương án đã xác định, phải ăn mừng, liền lấy rượu mời A Lan uống. A Lan đã uống rượu và uống say, chủ nhiệm Vương liền đặt cô ấy lên bàn, lột quần áo của người ta, vì hấp tấp đà lấy kéo cắt đứt xi líp, rồi chà đạp người ta. A Lan tỉnh dậy liền làm ầm lên, chủ nhiệm Vương bảo, nếu cô kêu lên, tôi sẽ bảo chúng mình thông dâm. Tôi có đến nhà cô đâu, cô đã tự ý đến chỗ tôi cơ mà. A Lan đã nín nhịn, về nhà càng nghĩ càng tức, đã kể lại với chị gái. Chị gái cũng giận dữ muốn chết, lại chửi em gái thiết kế cái cóc khô gì, lớn ngần này mà không biết giữ gìn. A Lan càng nghĩ càng điên đầu và đã điên thật. Hôm tôi gặp chị A Lan là chị ấy đến tìm chủ nhiệm Vương. Chủ nhiệm Vương đã quỳ xuống van xin chị ấy. Chị ấy là người có mưu kế, một là muốn trả thù chủ nhiệm Vương, cho nên đã cố ý mềm mỏng, nói là sẽ tha thứ cho ông ta, hai là chủ nhiệm Vương quá ư táo tợn thấy cô chị xinh đẹp hơn cô em, thôi thì cô chị đã xử nhũn rồi, lại còn cười với mình, và bảo, anh có tìm em thì cũng được thôi, anh tìm con gái tân, thì liệu có để cho em gái em lấy chồng không đấy. Thế là chủ nhiệm Vương bước đến ôm lấy chị A Lan, chị A Lan bằng lòng luôn. Chủ nhiệm Vương mừng quýnh cứ gọi chị A Lan, chị A Lan, ngay lập tức bày tỏ ông sẽ ly hôn, mong chị A Lan lấy ông. Ngày hôm sau, chị A Lan đã tìm đến nhà chủ nhiệm Vương nói với vợ ông:
– Tôi yêu anh Vương, anh Vương cũng yêu tôi. Chúng tôi đã yêu nhau ba năm nay, chị có thể để cho chúng tôi thành vợ thành chồng được không?
Nói xong chị A Lan ngồi xuống giường, tự rót một cốc nước tự uống. Chị ấy ghê gớm thật, phong độ và khí thế ấy đã áp đảo vợ chủ nhiệm Vương, khiến bà ta cứng họng không nói được câu nào. Chị A Lan liền đứng dậy nói: chị nhớ kỹ tôi là A Xán, chỉ có A Xán mới có tư cách làm chủ ngôi nhà này. Nói xong liền sải bước đi khỏi. Vợ chủ nhiệm Vương thấy A Xán đã bỏ đi, liền khóc bù lu bù loa tại nhà, rồi chạy đến văn phòng tìm chủ nhiệm Vương. Nhưng ông đang chủ trì cuộc họp, bà ta cứ xồng xộc xông vào túm chặt tai chồng kéo ra sân, kêu ầm lên chủ nhiệm Vương lưu manh, nuôi vợ bé ở bên ngoài, bảo vợ bé đến tận nhà doạ nạt bà ta. Hai vợ chồng liền đánh nhau trong sân. Tối hôm đó chủ nhiệm Vương đi tìm A Xán. A Xán cười ngặt nghẽo bảo:
– Anh không hôn em ư?
Chủ nhiệm Vương nhào tới hôn, A Xán liền cắn đứt luôn một đoạn lưỡi của ông ta. Lúc này chủ nhiệm Vương mới biết mọi việc làm của A Xán là để trả thù, liền ôm mồm chuồn thẳng. Nhà văn ơi, Trang Chi Điệp ơi, ông làm sao thế? Ông bị bệnh tim à?
Anh Tống cứ thế kể ra ngẩng đầu nhìn Trang Chi Điệp, thì mặt anh đã tái mét, hai mắt nhắm nghiền, người tựa vào tường từ từ tụt xuống. Anh Tống hốt hoảng gọi Triệu Kinh Ngũ và Mạnh Vân Phòng. Hai người chạy ra, sợ hết hồn, đặt bằng Trang Chi Điệp trên đất, rồi ấn ngực, làm hô hấp nhân tao. Trang Chi Điệp mở mắt ra bảo:
– Không sao đâu!
Nói xong từ từ ngồi dậy. Triệu Kinh Ngũ rót nước cho anh uống, Mạnh Vân Phòng hỏi:
– Thầy lang Tống nói gì vậy, vừa giờ còn khoẻ khoắn hẳn hoi tại sao bỗng chốc thành thế này?
Anh Tống trả lời:
– Tôi kể cho nhà văn nghe một câu chuyện phiếm, đột nhiên ông ấy tụt khỏi bờ tường.
Trang Chi Điệp nói:
– Không iên quan gì đến chuyện của anh Tống, có lẽ mấy hôm nay mệt, có phần nào mất thăng bằng, loạn nhịp tim.
Mọi người thấy anh uống nước, nét mặt đỏ dần ra, ai cũng thở phào nhẹ nhõm, bảo có lẽ bệnh tim, mấy hôm nữa nhất định phải đi bệnh viện khám chữa.
Một lúc sau, Bạch Ngọc Châu trở về, bảo là lãnh đạo của toà án đang ở nhà Tư Mã Cung, xem ra còn phải đợi một lúc, khi nào lãnh đạo ra về sẽ đi.
Trang Chi Điệp nói:
– Anh Châu ơi, đã như vậy, thì ngồi nói chuyện phiếm chẳng biết đến bao giờ, đêm cũng đã khuya, chúng ta hẹn hôm khác sẽ đến gặp thẩm phán Tư Mã Cung được chứ!
Triệu Kinh Ngũ lại kể chuyện Trang Chi Điệp vừa bị ngất. Bạch Ngọc Châu nghĩ một lát rồi bảo:
– Thế cũng được, chắc chắn anh bị bệnh tim cấp tính, không cần nóng vội đâu, tôi đã nói có tôi mà, ngay một chút việc này tôi cũng không làm nổi cho anh, thì chẳng phải tôi làm việc ở toà án vô tích sự hay sao?
Nói rồi tiễn khách ra tận cổng, khi bắt tay tạm biệt Trang Chi Điệp, còn ôm hôn thắm thiết, bảo lần sau đến xin báo cho biết trước bằng điện thoại, để anh còn chuẩn bị cái máy ảnh, mấy khi được chụp ảnh chung với nhà văn lớn để hãnh diện với bạn bè.
Trang Chi Điệp về đến nhà, Triệu Kinh Ngũ kể lại việc anh bị ngất xỉu, Ngưu Nguyệt Thanh và Liễu Nguyệt sợ phát khóc, bảo xưa nay có bị bệnh tim bao giờ đâu, liền pha nước đường cho anh uống, còn nấu cả nước gừng bưng lên, hỏi thèm ăn gì. Trang Chi Điệp đáp:
– Anh buồn ngủ.
Nói rồi đi ngủ luôn. Khách khưá ra về rồi, Ngưu Nguyệt Thanh khe khẽ cởi áo nằm cạnh chồng. Trang Chi Điệp chợt tỉnh giấc. Ngưu Nguyệt Thanh hỏi anh thấy trong người thế nào, anh đáp không sao. Ngưu Nguyệt Thanh nói:
– Không sao thì em yên tâm.
Chị nằm gọn trong lòng chồng, chị bảo:
– Anh ương lắm cơ, nếu không xảy ra chuyện quan trọng này, có lẽ anh vẫn còn bỏ mặc em. Nhìn anh cũng gầy rộc đi, có lẽ trận ngất vừa rồi là do tim bị xốc gây nên. Đàn ông như anh phải quả cảm, chuyện tầy trời đi chăng nữa, thì cũng sẽ qua đi, có phải thế không anh?
Trang Chi Điệp nhấc cánh tay dưới eo vợ ôm lấy chị, tấm thân mềm mại như sợi bún của chị áp sát vào người chồng, song cảm thấy có cái gì cồm cộm đè vào da, chị thò tay sờ một cái, liền sờ thấy một đồng tiền. Chị hỏi:
– Đồng tiền nào vậy, quý hiếm lắm hay sao mà đeo vào người thế này?
Trang Chi Điệp ấ úng chống chế:
– Đeo thế tốt chứ sao!
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
– Đàn ông đeo thứ ấy làm gì, chắc chắn ai đã tặng anh, thời gian vừa qua không quản lý anh, con ngứa nghề nào không biết xấu hổ đã tán tỉnh anh chứ gỉ?
Trang Chi Điệp đáp:
– Đừng có đoán già đoán non, bắt ma doạ ma nữa. Hôm Nguyễn Tri Phi mời anh đến nhà chơi, anh ấy bảo một thầy khí công đã phát công lên một đồng tiền đúc bằng đồng của anh ấy, đeo vào người trừ được tà lại khoẻ thân, anh ấy đã tặng anh.
Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
– Nguyễn Tri Phi nói mười câu, thì chín câu thiêu thối. Tặng anh một đồng tiền mà lại nói huyên thuyên kỳ cục như thế, tại sao đeo vào còn bị bệnh tim?
Trang Chi Điệp lập tức đánh trống lảng, kể luôn chuyện A Lan và A Xán. Đương nhiên Ngưu Nguyệt Thanh chửi tay chủ nhiệm Vương kia một thôi một hồi, song lại trách A Xán làm gì phải xử lý như thế. Đàn bà xét cho cùng là đàn bà, để trả thù, cũng không nên ôm hôn chủ nhiệm Vương thật như vậy. Trang Chi Điệp nói:
– Em không hiểu.
Ngưu Nguyệt Thanh không đáp lại song thầm nghĩ, anh ấy ngất thế, thì ra là vì hai chị em kia, bèo nước gặp nhau, cho dù có đồng tình, cũng không đến mức như thế. Chị bảo: vâng, em không hiểu, anh thì hiểu cô ấy, anh hiểu cô ấy như thế nào nào?
Nhưng Trang Chi Điệp đã khe khẽ ngáy, giả vờ ngủ.
– Chị cầm đi , cầm cái con lợn nái ấy.
Bắt đầu xỉa bài, trong sân có tiếng mèo kêu, tiếng kêu thảm thiết. Hồng Giang liền hỏi:
– Trong nhà nuôi mèo ư? Trong thời kỳ mèo động đực, chớ có phối giống tạp nham. Anh có một con mèo Ba Tư thuần giống, chờ ngày mai anh sẽ mang con mèo Ba Tư đến.
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
Bạn đang đọc truyện tại
– Đâu có nuôi mèo. Tôi đâu thích nuôi mèo nuôi chó. Đây là con mèo của nhà b ên cạnh, ớn thế không biết, cứ vài hôm lại rủ rê một bày mèo hoang về kêu ầm lên.
Trang Chi Điệp liền kêu lên:
– Chết cha rồi, chiều nay mình mở vại dưa muối trên ban công phơi nắng, quên khuấy ban tối chưa đậy vào!
Nói xong liền chạy lên ban công, lên đến ban công rồi lại gọi Liễu Nguyệt:
– Liễu Nguyệt ơi, em lên giúp anh bê vại dưa, đừng để mèo nó mó vào!
Liễu Nguyệt liền chạy lên ban công, Trang Chi Điệp liền đóng cửa ban công, khe khẽ nói:
– Em lấy đồng tiền đó ở đâu ra vậy?
Liễu Nguyệt đáp:
– Em thấy nó ở buồng tắm, cảm thấy hay hay liền xâu vào chùm chìa khoá.
Trang Chi Điệp bảo:
– Của anh đấy, đưa trả anh mau lên.
Liễu Nguyệt hỏi:
– Của anh ư? Trên đồng tiền còn có một sợi dây, tại sao em trước kia không thấy anh đeo ở cổ?
Trang Chi Điệp nói:
– Anh đeo đã lâu rồi, ngày đêm không tháo ra, sao em biết được cơ chứ!
Liễu Nguyệt đáp:
– Một người đàn ông lớn tướng đeo đồng tiền ở cổ, em mới gặp lần đầu tiên đấy. Trông dáng vẻ sốt ruột của anh, chắc là những ngày chúng em ở bên Song Nhân Phủ, có người đàn bà nào đã tặng anh để làm tin?
Trang Chi Điệp nói:
– Em nói vớ vẩn!
Nói rồi nắm hai tay Liễu Nguyệt, móc túi cô ta lấy ra. Liễu Nguyệt cứ giằng lại, Trang Chi Điệp liền ngậm đồng tiền vào miệng ra vẻ đắc ý. Ba người ở bên này xỉa xong bài, lại chia xếp đâu vào đấy, mà mãi vẫn không thấy Trang Chi Điệp quay lại, Mạnh Vân Phòng liền gọi to:
– Bê có một vại dưa mà khó khăn thế kia à? Chi Điệp ơi, anh có đánh nữa không hả?
Trang Chi Điệp lập tức quay trở lại, đồng tiền đã cất vào túi áo, nói:
– Vân Phòng này, năm nay dưa làm ngon lắm, anh có thích ăn, thì lát nữa lấy về một túi.
Tới nửa đêm, thì Triệu Kinh Ngũ và Chu Mẫn trở về, bảo là đã tìm được Bạch Ngọc Châu. Bạch Ngọc Châu không nhận được vụ án này, nhưng anh ta có biết toà án đã nhận được một thư khởi tố. Cả toà án xôn xao bàn tán, đương nhiên kẻ nói thế này, người nói thế kia. Đơn khởi tố vốn giao cho bên hình sự, nhưng vì chưa đủ yếu tố một vụ án hình sự nên chuyển sang dân sự. Chánh án toà sự tiếp nhận vụ án này là thẩm phán Tư Mã Cung đều là bạn của anh ta, an hta có thể móc nối với họ không lập biên bản. Anh Bạch Ngọc Châu này có thái độ cực tốt, chủ trương không tìm chánh án trước, mà chủ yếu là tìm Tư Mã Cung. Thẩm phán Tư Mã Cung không sốt sắng cũng không thờ ơ lạnh nhạt, bọn họ liền bảo, lẽ ra thầy giáo Trang Chi Điệp tối nay đến xin ý kiến ông, song giữa đường bị đau bụng phải quay về, sai hai chúng tôi thay mặt thầy đến yết kiến, đồng thời đã biếu một quyển sách làm kỷ niệm. quyển sách này do sáng kiến của Chu Mẫn tìm mua ở quán sách chợ đêm, cũng do Chu Mẫn bắt chước nét bút của thầy Điệp ký tên. Sau khi hai người ra khỏi nhà Tư Mã Cung, lại về nhà Bạch Ngọc Châu. Bạch Ngọc Châu nói, thầy giáo Điệp có tiếng tăm lớn như thế, từ lâu đã có ý định làm quen nhưng chưa có dịp nào, vì có chuyện này mà được kết bạn, anh ta mừng lắm, liền nói đến chuyện sách của thầy Điệp hay như thế nào, con trai của anh ta càng thích đọc, con trai anh ta là quân nhân, viết tin tức ở sư đoàn bộ, còn viết cả tản văn và tuỳ bút, cũng coi là một nhà văn nhỏ, mong thầy Điệp sau này dạy bảo nhiều hơn. Nói đến đây, Ngưu Nguyệt Thanh liền bảo:
– Những yêu cầu khác mình không thể, riêng điểm này thì làm được, cậu ta viết bài gửi đến, các anh đều có thể đăng giúp cậu ta.
Triệu Kinh Ngũ liền móc túi đưa ra bốn bài nói:
– Chính vì thế mà Bạch Ngọc Châu đã lấy ra bốn bài của con trai, bảo đơn vị của con trai có quy định, nếu đăng được năm bài trên báo và tạp chí của tỉnh và thành phố, thì có thể được một lần lập công loại ba, nếu được đăng ba bài trên báo chí có tính chất cả nước, thì được một lần lập công hạng hai. Con trai anh ta viết rất nhiều, cũng gởi cho bố bốn bài, bảo bố tìm cách gửi đăng trên báo nào đó ở Tây Kinh. Anh ta đang buồn không quen biết ai, thế là chúng tôi cầm hết về đây, vỗ ngực nói đại với người ta.
Trang Chi Điệp nói:
– Thế thì được, chúng ta sẽ nghĩ cách đăng cho cậu ta.
Triệu Kinh Ngũ bảo:
– Chúng em có biện pháp đếch gì cơ chứ. Chuyện này vẫn phải do anh đứng ra giải quyết phải không nào?
Trang Chi Điệp nói:
– Cậu cứ để sáng mai tôi xem xem. Còn yêu cầu gì nữa?
Triệu Kinh Ngũ đáp:
– Bạch Ngọc Châu nói, Tư Mã Cung là người có tính nết lạ lắm, ngày thường không hay nói cười, không hút thuốc, không uống rượu, cũng không chơi mạt chược. Anh ta hoàn toàn có thể thuyết phục được người này, nhưng công việc hơi khó hơn người thường. Song Tư Mã Cung có một thị hiếu là rất thích chơi tranh chữ, trong nhà cất giữ nhiều tranh, các anh có điều kiện, liệu có thể kiếm được một bức tranh hay tặng ông ấy? Anh ấy nói vậy, tôi cũng đã nhận lời, mình có thể bố trí thời gian đi gặp con trai Cung Tịnh Nguyên, moi tranh chữ của Mao Trạch Đông cho ông ấy. Việc này mười phần thì có tám chín phần thành công.
Cứ vậy lại bàn bạc thêm một lúc, cuối cùng quyết định để Chu Mẫn mấy ngày này đi lại nhiều hơn với Bạch Ngọc Châu để trao đổi tình cảm. Trang Chi Điệp xem bản thảo, tìm cách nhanh chóng đăng bốn bài viết kia. Triệu Kinh Ngũ và Trang Chi Điệp lại kịp thời đích thân đi tìm con trai Cung Tịnh Nguyên là Cung Tiểu t để lấy cuốn thư pháp của Mao Trạch Đông, một khi đã lấy được, Trang Chi Điệp sẽ đích thân đi gặp Tư Mã Cung. Nếu mời được Bạch Ngọc Châu và Tư Mã Cung cùng đi ăn một bữa cơm thì tốt nhất.
Việc này do Chu Mẫn đi giao thiệp với Bạch Ngọc Châu. Phương án đã định, Trang Chi Điệp nói:
– Chúng ta bàn đối sách này trong phòng kín, xem xem dưới gầm bàn có đặt máy nghe trộm không?
Mọi người cùng cười, Mạnh Vân Phòng nói:
– Làm đảo chính có lẽ thế này nhỉ?
Trang Chi Điệp nói:
– Liễu Nguyệt này, bây giờ em đi nấu cho mỗi người một bát mì râu rồng cùng ăn.
Liễu Nguyệt vâng lời đi xuống bếp, một lúc sau, quả nhiên bưng lên bảy bát mì râu rồng, mọi người ăn xong thì ai về nhà người ấy.
Trang Chi Điệp ngủ đến trưa hôm sau mới dậy, đọc xong bốn bài viết, nhưng chửi to, văn chương viết dở òm, riêng sai chữ đã khiến anh đọc mà đau đầu, liền vo tròn vứt vào bô đại tiện. Ngưu Nguyệt Thanh vội vào bô nhặt ra, giấy đã bị nước giải thấm bẩn, liền sai Liễu Nguyệt mau mau đem ra ban công phơi. Trang Chi Điệp cho một nhát chổi quét bản thảo phơi ở ban công rơi xuống gác. Ngưu Nguyệt Thanh nhìn cái dáng điên tiết của Trang Chi Điệp sợ tới mức phát khóc. Chị nói:
– Đó đâu phải là văn của anh, chỉ cần được đăng, anh cần gì phải quan tâm đến trình độ của cậu ta cao thấp ra sao chứ?
Trang Chi Điệp nói:
– Văn này có ma nó đăng.
Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
– Vậy thì anh không định thắng kiện hay sao?
Trang Chi Điệp ngồi tại chỗ thở dài thườn thượt, cuối cùng đã tìm hai bài tản văn mình viết chưa đăng nói:
– Anh đi tìm ban văn nghệ của báo tỉnh thay tên cậu ta vào đây đăng trước đã. Anh đây làm nhà văn cái đếch gì, làm nhà văn cái đếch gì cơ chứ?
Nói rồi hấp tấp đi ra cửa, cánh cửa kêu đánh sầm một tiếng.
Ba ngày sau hai bài văn đã được đăng. Chu Mẫn đã mua báo đem biếu Bạch Ngọc Châu, Bạch Ngọc Châu mừng quýnh lên, lại hỏi còn hai bài kia bao giờ đăng. Chu Mẫn về nói lại, Trang Chi Điệp nổi cơn thịnh nộ, chửi toáng lên:
– Đăng hai bài còn chưa được à? Không đăng nữa. Kiên quyết không đăng nữa, vụ kiện dù có thắng thì tôi cũng đã thua.
Chu Mẫn không dám nói gì, Ngưu Nguyệt Thanh nói thêm mấy câu, lại bị mắng một trận, đương nhiên cũng không nói lại, quay sang an ủi Chu Mẫn. Ngưu Nguyệt Thanh lại đi tìm Mạnh Vân Phòng cầu xin Mạnh Vân Phòng khuyên bảo Trang Chi Điệp. Chị vẫn ngày đêm lo lắng chuyện này đã làm tổn thương đến chồng, mấy lần tủi thân, thao thức, sợ hãi khốn khổ đến mức khóc vụng khóc trộm vài bận.
Đương nhiên Liễu Nguyệt ở bên này nấu cơm, mỗi ngày hai lần sang bên Song Nhân Phủ lo cơm nước cho bà già. Bà già lại mắc chứng bệnh cũ, cứ càu nhà càu nhàu bảo cửa mỗi ngày mỗi dầy, những cái bóng in trên cửa tối nào cũng sống động. Bà đòi Trang Chi Điệp sang giúp bà đốt hết những thứ ấy đi. Liễu Nguyệt bàn lùi, nói thầy giáo Điệp bận lắm, không có lúc nào rảnh rỗi. Bà già liền cãi nhau với Liễu Nguyệt. Bà bảo Trang Chi Điệp là con rể của bà, mà cô cứ giữ rịt là tại làm sao, cô là vợ anh ấy à? Liễu Nguyệt bực quá, cơm nước phục dịch chẳng ra sao, cứ hận bà già rồi mà không chết quách đi, mấy lần định dỗ bà già uống thuốc ngủ để ngủ yên một hay ngày, nhưng lại sợ uống vào xảy ra chuyện rắc rối. Song bà già lại tự chống gậy đi sang khu nhà hội văn học nghệ thuật, khăng khăng đòi Trang Chi Điệp phải đến. Hai mẹ con đi ra ngoài đường về phía Song Nhân Phủ. Lúc ấy người trên phố thưa vắng, song bà già lại bảo người đông nghìn nghịt, không chen nổi, bà chỉ vào một chỗ bảo, ba người kia gầy quá, nằm ở đó nhìn rõ từng dẻ xương sườn.
Trang Chi Điệp nhìn theo tay mẹ vợ chỉ, thì chỗ đó chẳng thấy cái gì liền bảo:
– Mẹ đã nhìn thấy ma.
Bà già nói:
– Mẹ cũng chẳng phân biệt rõ là người hay là ma, có thể là ma chăng?
Bà lại vừa đi vừa huơ cái gậy, cứ y hệt như đang chen lấn trong đám đông. Trang Chi Điệp liền nghĩ, lời bà nói nghe cũng có thể, người ta chết ai cũng biến thành ma, thì từ xưa đến nay, trên đời này chẳng phải ma nhiều nhất là gì? Về đến nhà ở Song Nhân Phủ, bà già liền sai con rể lấy dao khoét hết vết bóng trên cánh cửa. Trang Chi Điệp chẳng biết khoét bằng cách nào. Bà già liền bảo:
– Anh đứng ở đấy, anh là danh nhân, hoả khí lớn, kẻ nào cũng sợ anh, anh cho tôi bạo dạn để tôi khoét.
Nói rồi bà cầm dao khắc vào cánh cửa, khắc một lúc, bà bảo tháo cánh ra, khắc thêm một lúc nữa lại bảo tháo cánh ra, tổng cộng đã tháo mười hai lần, đưa tay làm điệu bộ bê vào bếp, bật diêm đốt, hỏi nghe thấy chưa, mỡ chảy da nổ kêu bem bép đấy thây. Bỗng bà hét to, có đôi chân người chạy mất rồi, đôi chân này do bà lấy dao chặt ra từ một cái chân trâu, trâu mọc thành chân người, chặt ra lại chạy mất. Bà liền chạy đuổi trong nhà, cuối cùng đã đuổi ra khỏi cửa và người bà ướt đẫm mồ hôi, lên giường thiếp đi. Đêm ấy Trang Chi Điệp không tài nào chợp mắt nổi, dường như trong lơ mơ, anh cảm thấy khắp nhà chỗ nào cũng có chân người đi, đi với đủ các kiểu, những vết chân ấy in chi chít trên nền nhà, ở chung quanh tường và trên trần nhà, tạo thành một bức tranh. Rồi dường như theo bức tranh này, anh đi từ tầng ngoài vào tầng trong, vết chân liền biến hoá khôn lường, đi vào tầng trong rồi, thì không làm sao đi ra được nữa. Bất giác tỉnh giấc, người anh toát mồ hôi. Anh bật đèn nhìn xuống nền nhà và quanh tường, thì không có một dấu chân nào. Anh nghĩ, có lẽ mình nghe lời mẹ nói mà nằm mơ chăng? Nhưng không sao ngủ tiếp được, liền bật điện ngồi hút thuốc ở cửa buồng ngủ của mẹ vợ, nhìn bà ôm gọn đôi giày chân nhỏ trong lòng đang ngủ say. Mà tiếng huyên, thì từ xa xa vọng lại, nghe âm âm u u như ma khóc sói gầm.
Trang Chi Điệp ở vài hôm bên Song Nhân Phụ Ngưu Nguyệt Thanh không dám về tìm chồng, liền bàn với Mạnh Vân Phòng, ý của Mạnh Vân Phòng là để Trang Chi Điệp ở bên cạnh mẹ vợ, còn hai bài văn kia Mạnh Vân Phòng sẽ viết và chịu trách nhiệm tìm báo để đăng. Chờ Trang Chi Điệp nguôi giận, sẽ bảo đi tìm Cung Tiểu Ất để mua tranh chữ. Ngày nào Ngưu Nguyệt Thanh cũng chờ Chu Mẫn ở nhà, nắm tình hình xảy ra trong ngày, lại còn bảo Triệu Kinh Ngũ và Hồng Giang mỗi ngày đến một lần. Điều đau đầu nhức óc hơn là Chu Mẫn đã mời Bạch Ngọc Châu đến nhà một lần. Từ đó trở đi, Bạch Ngọc Châu thường đến nhà chơi nói chuyện phiếm vào lúc ăn cơm, hoặc mười một giờ đêm, thậm chí còn dẫn một lô một lốc các cô các cậu ham đọc sách, hoặc sùng bái nhà văn. Ngưu Nguyệt Thanh cứ phải lần lượt tươi cười ngồi tiếp, rót trà mời thuốc hẳn hoi. Chờ khách ra về mới há mồm ngáp ngủ, mệt bã cả người. Liễu Nguyệt ở bên quét dọn nhà, ca cẩm nào là bọn người này không bỏ đầu mẩu thuốc vào gạt tàn, cứ quẳng vào góc nhà, nào là khạc nhổ cả ra nền nhà, lại còn lấy đế giày di di, nào là ai đến cũng pha trà mới, chỉ uống một hai ngụm, người khác đến lại đổ đi pha ấm khác, lãng phí trà quá thể, nào là đi tiểu bắn ra cả mép bô nhà vệ sinh…
Chu Mẫn gầy rạc hẳn đi, râu cũng mọc tua tủa mấy ngày không cạo, khuôn mặt trắng trẻo trông như con nhím, luôn mồm tố khổ, anh bảo Bạch Ngọc Châu đã hỏi mấy lần về chuyện bức tranh chữ. Ngưu Nguyệt Thanh lại phải thúc Mạnh Vân Phòng và Triệu Kinh Ngũ khuyên Trang Chi Điệp mau mau đi tìm Cung Tiểu Ất. Trang Chi Điệp không sao được, đã cùng với Triệu Kinh Ngũ một buổi tối đi đến số nhà hai mươi chín phố Mạch Hiện, may sao Cung Tiểu Ất ở nhà. Cung Tịnh Nguyên chỉ có một cậu con trai này, song quan hệ hai bố con chẳng ra sao. Cung Tịnh Nguyên bỏ tiền mua một nhà gác riêng để Cung Tiểu Ất sống một mình ở phố Mạch Hiện, cốt sao mắt khỏi phải nhìn thấy, lòng khỏi phải buồn phiền. Trang Chi Điệp và Triệu Kinh Ngũ bước vào cửa, đương nhiên Tiểu Ất không dám chậm trễ, lấy thuốc pha trà, rồi hỏi, chú có việc gì mà đến tìm cháu, nhà cháu bừa bộn và bẩn quá, chú tìm chỗ sành sạch mà ngồi vậy, nói rồi cầm một tờ báo đậy lên cái bô tiểu tiện dưới gầm giường. Trong nhà quả tình lộn xộn như ổ chó, thoang thoảng mùi tanh hôi. Trang Chi Điệp bước đến mở cửa sổ ra và ngồi xuống mép giường. Ban đầu Tiểu Ất ngồi trên ghế mây nói chuyện với hai người, đầu ngả chân duỗi, mấy lần định ngồi ngay ngắn, bất giác trong phút chốc đã co dúm người tại chỗ, lại há mồm chảy nước mắt nói:
– Mời chú ngồi uống trà, cháu vào nhà vệ sinh một lát.
Tiểu Ất vào nhà vệ sinh rồi, mãi không thấy ra, Trang Chi Điệp và Triệu Kinh Ngũ liền ngửi thấy mùi thơm, nhìn trên giàn hoa, chậu cây hoa đã héo lá cũng tươi tỉnh trở lại, hai người nhìn nhau không nói gì. Tiểu Ất ra khỏi nhà vệ sinh, dáng dấp khác hẳn, trong ánh mắt lờ đờ đã có tia sáng. Trang Chi Điệp hỏi:
– Tiểu Ất này, cháu lại hút thuốc phiện đấy à? Cháu đưa ra một ít cho chú xem nào, chú chưa bao giờ nhìn thấy thuốc phiện.
Tiểu Ất đáp:
– Chú cũng đã biết ư? Chú cũng chẳng phải người ngoài, cháu sẽ lấy ra để chú xem.
Tiểu Ất đem ra một vật như một cục đất đen nho nhỏ, cậu ta bảo cạo thuốc này nhét một viên vào điếu thuốc để hút, chỗ cậu ta không có thứ bột trắng, loại bột trắng tốt hơn, liền mời Trang Chi Điệp và Triệu Kinh Ngũ hút thử. Hai người bảo không hút, cháu giữ lại mà dùng.
Tiểu Ất liền bảo:
– Chú Điệp ơi, chú là người viết văn, chú có thể phản ánh cho ngành nào đó được không ạ?
Trang Chi Điệp hỏi:
– Chuyện gì hả cháu? Có lẽ chú nói được.
Tiểu Ất đáp:
– Hiện giờ trên thị trường hàng giả nhiều quá, gây thiệt hại lợi ích người tiêu dùng. Loại bột trắng này làm giả khiếp lắm, nhiều người hút vào mọc mụn đầy người, tóc rụng trơ trọi.
Trang Chi Điệp nói:
– Cháu cứ viết ra, chú sẽ đưa sang cục công an để họ tra hỏi.
Tiểu Ất liền cười đáp:
– Chú còn nói đùa với cháu ư!
Trang Chi Điệp bảo:
– Tiểu Ất này, chú nói với cháu một câu, câu này có lẽ cháu đã nghe nhiều rồi, cháu ăn uống gì chẳng được mà lại đi hút cái trò này? Bố cháu đã từng nói với chú về cháu, bố cháu đau đầu vì cháu đấy, người chung quanh cũng nhìn cháu bằng con mắt khác, thứ này vừa mất tiền vừa ảnh hưởng đến sức khoẻ, chủ yếu là tác hại cơ thể. Cháu còn trẻ thế này, còn phải lấy vợ chứ?
Tiểu Ất đáp:
– Chú nói cháu không giận đâu. Cháu biết chú tốt với cháu. Nhưng chú đâu có biết, sự tuyệt diệu của hút thuốc là như thế nào? Hút vào rồi, chú muốn gì có nấy, nghĩ cái gì có cái nấy. Nói thật lòng, cháu hận bố cháu, bố cháu có nhiều tiền như thế, một đêm bố cháu đánh mạt chược có thể thua hai ba ngàn đồng, nhưng bố cháu lại không cho đứa con trai thừa ra này. Cháu hận Tiểu Vũ, cô ấy và cháu đã yêu nhau năm năm, hai đứa đã từng ăn nằm với nhau, thế mà nói đi là bỏ đi luôn ư? Cháu hận vị lãnh đạo đơn vị cháu, ông ta nói xấu cháu khắp nơi, để có được công việc ấy, ông ta đã lấy của bố cháu hết mười tranh chữ, thế mà ông ta lại khai trừ cháu ư? Cháu biết càng hút càng không cai nổi cơn nghiện, nhưng những hoài bão lý tưởng của cháu cũng chỉ có thể hút xong thuốc mới thực hiện được. Chú ơi, chú đừng khuyên cháu nữa, chú có cách sống của chú, cháu có cách sống của cháu. Có lẽ chú giống bố cháu, nói ra thì có danh tiếng, trời rung đất chuyển, nhưng cả chú và bố cháu lại sống không tự do bằng cháu. Có một điểm chú ạ, chú tin rằng, cháu không trở thành sâu bọ của xã hội đâu, cháu không đi ăn cắp trên đường phố, cháu không đi cướp giật thật mà, cháu không gây cản trở bất cứ ai. Cháu là con trai của bố cháu, bố cháu có buồn phiền cháu đến đâu đi chăng nữa thì cháu rút cuộc là con trai của bố cháu. Tranh chữ của bố cháu đủ để cháu hút cả đời này.
Triệu Kinh Ngũ liền bảo:
– Điều ấy đương nhiên rồi. Tiểu Ất có phúc là phúc ở chỗ này. Tiểu Ất này, tôi biết trong tay cậu có tác phẩm tranh chữ của bố cậu, cũng nghe nói ở Hán Trung còn có người đã cho cậu hẳn một cuốn thư pháp của Mao Trạch Đông, có đúng không?
Tiểu Ất đáp:
– Anh Ngũ giỏi đấy, em có chuyện gì anh cũng biết, anh có nói với bố em không đấy?
Triệu Kinh Ngũ đáp:
– Mình là anh em, có bao giờ anh bán đứng cậu đâu. Tiểu Liễu Điệp và Vương Bệu cung cấp thuốc phiện cho cậu, từ lâu người ta đã không muốn cung cấp thuốc cho cậu nữa, sợ bố cậu biết sẽ kiện họ, có phải anh đã khuyên họ không nào?
Tiểu Ất nói:
– Anh Ngũ là bạn bền vững như thép. Tranh chữ của Mao Trạch Đông viết đẹp đấy chứ, vừa nhìn vào một cái đã thấy ngay cái khí của đế vương, món ấy đang ở trong tay em.
Triệu Kinh Ngũ nói:
– Vậy thì nói rõ hơn nhé, anh và chú cậu hôm nay đến đây là để xem xem quyển tranh chữ ấy đấy. Chú Điệp của cậu là nhà văn, chữ gì cũng không thiếu, chỉ có điều muốn viết một bài trong lĩnh vực thư pháp thơ và từ về Mao Trạch Đông, liền muốn có một hiện vật. Chú Điệp của cậu nói với anh, anh bảo chuyện này dễ thôi, ở chỗ Tiểu Ất có một bức, Tiểu Ất là người nghĩa khí, cậu ấy giữ làm gì, sẽ tặng anh thôi.
Trang Chi Điệp bảo:
– Chú đâu có xin không? Tiểu Ất đến nhà chú, xem cái gì vừa mắt thì cháu cứ lấy một thứ.
Triệu Kinh Ngũ lại nói:
– Chữ của Mao Trạch Đông đương nhiên không phải chữ của chủ tịch tỉnh, song nói đi thì cũng phải nói lại, đó cũng không phải là văn vật, cho dù coi là văn vật cách mạng, thì cậu có bán không? Nhà nước một khi đã phát hiện thì phải nộp lên trên, một xu cũng không trả.
Tiểu Ất chỉ cười hì hì, Triệu Kinh Ngũ hỏi:
– Cười gì vậy hả Tiểu Ất?
Tiểu Ất đáp:
– Chú Điệp và anh Ngũ không phải người ngoài, cháu cũng nói thật, chú và anh cần tranh gì của bố cháu, cháu đều có thể cho chú và anh. Còn cuốn tranh chữ này thì không thể cho. Đã có người đến hỏi mua, trả giá năm ngàn đồng, song cháu không bán. Cháu cũng yêu Mao chủ tịch, Mao chủ tịch đã chết, nhưng người vẫn là thần, những thứ của thần trong nhà sẽ tránh được ma tà.
Triệu Kinh Ngũ liền nhìn Trang Chi Điệp. Trang Chi Điệp lắc đầu, Triệu Kinh Ngũ nói:
– Thôi được, cậu đã nói vậy chúng tôi cũng không làm cậu khó xử nữa. Song cậu cũng không để chú Điệp của cậu ra về tay không chứ? Ở đây có tranh chữ của bố cậu, tiện thể lấy mấy bức nhé?
Tiểu Ất mở tủ ôm ra một bó, rút lấy ba bức có cán treo và nói:
– Cháu nhờ vào những thứ này để hút thuốc. Chú không biết đâu, bố cháu chẹt ghê lắm, mất bao nhiêu công sức cháu mới thó được ngần này đấy.
Triệu Kinh Ngũ lấy giấy báo gói ba bức tranh chữ có cán lại, kẹp vào mảnh báo:
– Anh Ngũ đã để em chịu thiệt? Anh sẽ nói với Tiểu Liễu Diệp bán thuốc cho em với giá mềm mềm một chút.
Nói xong cùng Trang Chi Điệp ra về. Trang Chi Điệp và Triệu Kinh Ngũ vừa đi khỏi, Tiểu Ất lấy từ trong tủ ra một hộp gỗ dài, mở ra ngắm nhìn tranh chữ của Mao Trạch Đông, rồi bọc lại để vào hộp khoá chặt, đặt vào dưới đáy tủ. Cậu ta thầm nghĩ, Triệu Kinh Ngũ dẫn Trang Chi Điệp đến đây cũng định kiếm chữ này, chứng tỏ thứ này quả thật là một bảo bối, vậy thì vạn bất đắc dĩ mới đem bán đi. Bây giờ giá thuốc càng ngày càng đắt đỏ, để sau này quả thật không kiếm đâu ra tiền mới mang đổi lấy thuốc hút. Một khi nghĩ đến thuốc cơn nghiện lại kéo đến, liền đổ gói bột trắng duy nhất vào giấy thiếc, bật diêm đốt ở bên dưới, rồi cầm một xe điếu cuộn bằng giấy hút một hơi rõ dài vào bụng, mở luôn một hộp nước cất bưởi uống luôn vào để ép chặt, không cho một chút hơi thuốc nào lọt ra khỏi cuống phổi, sau đó châm một điếu thuốc lá thơm Manbro, nằm ngửa tại chỗ rít từng hơi và lập tức đi vào một cõi khác, dường như nhìn thấy Tiểu Vũ từ ngoài cửa đi vào, cậu ta hỏi:
– Tiểu Vũ đã đến hả em? Mấy ngày nay em đi đâu thế? Anh cứ tưởng em vĩnh viễn không đến thăm anh nữa cơ đấy!
Tiểu Vũ đáp:
– Em nhớ anh lắm, nhớ ghê lắm cơ, anh không đến đón em mà!
Tiểu Vũ làm nũng với cậu ta. Tiểu Vũ khi làm nũng thì cứ cọ sát vào người cậu ta, cặp vú gí dát vào mặt cậu, tay thì sờ soạng bên dưới. Tiểu Vũ mặc nhiều quần áo quá, cởi hết chiếc này đến chiếc khác, cởi đến lớp quần áo cuối cùng, thì một tấm thân nhỏ nhắn hiện ra. Hai đứa liền nghĩ ngay ra các động tác làm xiếc. Tiểu Ất hỏi: em đã ngồi thuyền chưa Tiểu Vũ? Tiểu Vũ chưa đi thuyền bao giờ. Tiểu Ất liền bê một bao tải đậu tương đổ lên giường, rải đều thành một lớp, rồi đặt một tấm phản lên đậu tương. Nhưng Tiểu Vũ lại tụt xuống định đi, bắt đầu trở mặt, trở mặt giống như một con chó dữ. Tiểu Ất bèn điên tiết bảo:
– Mày không chơi với tao, thì chơi với cái thằng họ Chu phải không? Thằng họ Chu ấy có gì hay hơn tao hả?
Tiểu Vũ đáp:
– Đúng thế, anh ra khỏi cửa một cái là tôi chơi với Tiểu Chu ngay. Anh ấy mạnh hơn anh, anh ấy là siêu nhân, tuyệt vời hết chỗ nói.
Tiểu Ất liền cầm con dao lên doạ:
– Tao sẽ giết mày.
Tiểu Vũ thách thức:
– Anh giết đi.
Tiểu Ất đâm một cái giết cô gái. Tiểu Vũ gục ngay trước mặt cậu ta, tấm thân trắng như tuyết quằn quại. Một dòng máu tách ra như một chạc cây từ vú chảy xuống, chảy qua đùi. Khi chảy qua đùi dường như không chảy nữa, máu đọng lại thành cái gờ rất cao, Tiểu Ất liền rạch mũi dao một cái thành một đường trăng trắng, dẫn máu chảy ào xuống. Tiểu Ất lại lấy dao khoét ngực cô gái, lấy ra một quả tim. Hắn ta bảo:
– Tiểu Vũ này, thì ra trái tim mày cứng như đá thế này ư?
Tiểu Vũ liền kêu lên một tiếng chết hẳn. Thấy trên người Tiểu Vũ đã chết còn một chỗ đang động đậy, liền cảm thấy đẹp vô cùng, nhất là tiếng kêu kia đã kích thích hắn cười một tràng dài hết sức khoái trá.
Trang Chi Điệp đem ba bức tranh chữ về nhà giở ra xem, quả nhiên là những tác phẩm tuyệt vời trong thư pháp của Cung Tịnh Nguyên, cảm thấy không đành lòng cho hết Tư Mã Cung. Anh để lại hai bức, bảo Triệu Kinh Ngũ giữ lấy sau này dậm treo ở cửa hàng tranh. Nhưng đi gặp Tư Mã Cung như thể nào thì Trang Chi Điệp thấy khó xử. Anh bảo, anh chưa từng đi cầu xin người ta như thế này, tỏ ra hèn kém quá. Triệu Kinh Ngũ bảo, việc này anh phải đi, ngày xưa Hàn Tín còn chui qua đũng quần kia mà, người ở dưới mái hiên, thì tại sao lại không cúi đầu cơ chứ?
Trang Chi Điệp liền bảo để Mạnh Vân Phòng cùng đi. Mạnh Vân Phòng biết nói chuyện không thì sẽ tẻ nhạt. Tối hôm sắp sửa đi, Triệu Kinh Ngũ đi gọi Mạnh Vân Phòng. Mạnh Vân Phòng đi vắng, Hạ Tiệp hỏi, chẳng phải đi chỗ Bạch Ngọc Châu vì vụ kiện đó sao? thì ra mẹ đẻ của Bạch Ngọc Châu bị đau lưng. Mạnh Vân Phòng dẫn thầy lang Tống đến chữa bệnh cho mẹ của Bạch Ngọc Châu. Triệu Kinh Ngũ quay về nói lại, hai người liền đến nhà Bạch Ngọc Châu. Quả nhiên Mạnh Vân Phòng và thầy lang Tống đang ở đó. Thầy lang Tống xoa bóp lưng cho bà già xong, đang cắt thuốc cho bà dưới ánh đèn, vừa nhìn thấy Trang Chi Điệp, liền hỏi chỗ chân đau như thế nào rồi, Trang Chi Điệp vội vàng cám ơn, dậm chân xuống nền nhà bảo cao thuốc tốt lắm, trong năm ngày không còn một chút đau nào nữa.
Bạch Ngọc Châu tuy đã đến khu nhà hội văn học nghệ thuật năm lần, nhưng chưa được gặp Trang Chi Điệp lần nào, liền niềm nở mời chào và vỗ ngực bảo việc kiện tụng đã có anh, không sao cả. Trang Chi Điệp cũng có vài lời cảm ơn, đưa bức tranh chữ của Cung Tịnh Nguyên cho Bạch Ngọc Châu xem hỏi thử thế này có được không? Liệu Tư Mã cung có nhận không? Nếu nhận thì thôi, nếu không nhận thì làm thế nào? Mạnh Vân Phòng nói:
– Có gì mà không nhận, đây có phải là đồ cồng kềnh như tủ lạnh tivi, cũng chẳng phải tiền mặt, tín phiếu. Văn nhân tặng tranh chữ là nghề nghiệp của văn nhân, thanh nhã đấy. Anh đem tặng không mất mặt, mà ông ấy nhận cũng không cấn cá khó xử, ông ấy lại có thể công khai nói với người khác ai tặng, đã không mang tiếng nhận hối lộ, ngược lại còn vinh dự là đàng khác. Nếu anh thấy không được tự nhiên, thì tôi cùng anh đi.
Trang Chi Điệp nói:
– Tôi đến đây là để kéo anh đi cùng mà!
Bạch Ngọc Châu liền bảo:
– Các anh cứ ngồi đây đã, tôi thử đến nhà anh ấy xem, nếu nhà đang có khách, thì các anh hãy hượm đến. Nếu anh ấy ở nhà, tôi cũng tiếp vài câu, ướm thử xem thái độ như thế nào. Nếu đang buồn bực vì chuyện khác, thì mình đến cũng không hay lắm, nếu anh ấy tỏ ra vui vẻ, thì chuyện gì cũng nói được.
Mạnh Vân Phòng đáp:
– Đúng, đúng, bọn tôi ở đây chờ anh.
Bạch Ngọc Châu đi khỏi cửa, Trang Chi Điệp liền hỏi thầy lng Tống hiện nay đã có giấy phép hành nghề chưa, gần đây có gặp chủ nhiệm Vương hay không?
Thầy lang Tống đáp:
– Tôi cứ định đi tìm nhà văn, chỉ e nhà văn đã biết chuyện đó từ lâu nên không đi quấy rầy nhà văn.
Trang Chi Điệp hỏi:
– Chuyện gì vậy?
Thầy lang Tống liền đi ra nhà bếp rửa tay, ra hiệu cho Trang Chi Điệp đi theo nói chuyện. Tới nhà bếp, anh Tống khép cửa nói:
– Nhà văn chưa biết chuyện đó thật sao? Nhà văn còn nhớ cô nhân viên thiết kế của chủ nhiệm họ Vương chứ?
Trang Chi Điệp đáp:
– Còn nhớ. Lâu lắm rồi không có thời gian đi gặp cô ấy.
Anh Tống bảo:
– Cô ấy điên rồi.
Trang Chi Điệp ngạc nhiên tới múc suýt nữa kêu thành tiếng, vội hỏi:
– Điên à? Tại sao cô ấy điên? Anh nghe nói hay nhìn tận mắt?
Anh Tống đáp:
– Không nhìn thấy cô ấy nhưng điên thật mà. Để làm giấy phép hành nghề, tôi đã đi tìm chủ nhiệm Vương ba lần. Ông ấy cứ kêu bận, hẹn hôm khác nhất định đi và nói rõ ngày nào sẽ đi. Hôm ấy tôi đến đúng hẹn, vừa ngồi xuống nói chuyện thì một người đàn bà bước vào, người đó bảo là chị gái của A Lan. Chị bảo A Lan đã bị điên, không biết thế nào là xấu hổ nữa, chị ấy đến hỏi chủ nhiệm Vương xem tại sao em gái chị ấy bị điên. Chủ nhiệm Vương nghe nói A Lan đã bị điên, cũng hỏi lại: “Cô ấy điên à? Cô ấy điên thế thì công trình thiết kế này làm thế nào?” Chị gái A Lan liền móc ra một cái xi lip đặt lên bàn, hỏi chủ nhiệm Vương đây là chuyện gì. Tôi đã nhìn rõ chiếc xi líp bé tí đàn bà vẫn mặc. Song chiếc xi líp đã hỏng, rõ ràng là bị cắt bằng kéo. Chủ nhiệm Vương liền bảo tôi: “Anh xem, hôm nay lại có chuyện rồi, anh cứ về đã, ba hôm sau đến tìm tôi”.
Anh Tống nói rồi cúi xuống vòi nước, há mồm uống nước, súc miệng ùng ục một lát, nhổ đi lại nói tiếp:
– Ba hôm sau tôi đến tìm, Vương chủ nhiệm đi vắng, hỏi người ở nhà bên cạnh, họ bảo chủ nhiệm Vương đi nằm viện. Tôi nghĩ người ta ốm nằm viện, thi nên mua một chút quà đi hỏi thăm mới được. Tôi e liền hỏi ông Vương bị bệnh gì, đang nằm ở bệnh viện nào. Người hàng xóm liền cười ha ha, tôi mới biết đầu đuôi sự việc. Chuyện xảy ra như thế này:
Chủ nhiệm Vương mượn cớ để A Lan thiết kế nhà vệ sinh công cộng, luôn luôn gọi A Lan đến văn phòng bàn phương án. Cô A Lan kia cũng say sưa thiết kế, song không nhận ra ý định xâu xa của Vương chủ nhiệm. Hôm ấy A Lan đến văn phòng, chủ nhiệm Vương nói phương án đã xác định, phải ăn mừng, liền lấy rượu mời A Lan uống. A Lan đã uống rượu và uống say, chủ nhiệm Vương liền đặt cô ấy lên bàn, lột quần áo của người ta, vì hấp tấp đà lấy kéo cắt đứt xi líp, rồi chà đạp người ta. A Lan tỉnh dậy liền làm ầm lên, chủ nhiệm Vương bảo, nếu cô kêu lên, tôi sẽ bảo chúng mình thông dâm. Tôi có đến nhà cô đâu, cô đã tự ý đến chỗ tôi cơ mà. A Lan đã nín nhịn, về nhà càng nghĩ càng tức, đã kể lại với chị gái. Chị gái cũng giận dữ muốn chết, lại chửi em gái thiết kế cái cóc khô gì, lớn ngần này mà không biết giữ gìn. A Lan càng nghĩ càng điên đầu và đã điên thật. Hôm tôi gặp chị A Lan là chị ấy đến tìm chủ nhiệm Vương. Chủ nhiệm Vương đã quỳ xuống van xin chị ấy. Chị ấy là người có mưu kế, một là muốn trả thù chủ nhiệm Vương, cho nên đã cố ý mềm mỏng, nói là sẽ tha thứ cho ông ta, hai là chủ nhiệm Vương quá ư táo tợn thấy cô chị xinh đẹp hơn cô em, thôi thì cô chị đã xử nhũn rồi, lại còn cười với mình, và bảo, anh có tìm em thì cũng được thôi, anh tìm con gái tân, thì liệu có để cho em gái em lấy chồng không đấy. Thế là chủ nhiệm Vương bước đến ôm lấy chị A Lan, chị A Lan bằng lòng luôn. Chủ nhiệm Vương mừng quýnh cứ gọi chị A Lan, chị A Lan, ngay lập tức bày tỏ ông sẽ ly hôn, mong chị A Lan lấy ông. Ngày hôm sau, chị A Lan đã tìm đến nhà chủ nhiệm Vương nói với vợ ông:
– Tôi yêu anh Vương, anh Vương cũng yêu tôi. Chúng tôi đã yêu nhau ba năm nay, chị có thể để cho chúng tôi thành vợ thành chồng được không?
Nói xong chị A Lan ngồi xuống giường, tự rót một cốc nước tự uống. Chị ấy ghê gớm thật, phong độ và khí thế ấy đã áp đảo vợ chủ nhiệm Vương, khiến bà ta cứng họng không nói được câu nào. Chị A Lan liền đứng dậy nói: chị nhớ kỹ tôi là A Xán, chỉ có A Xán mới có tư cách làm chủ ngôi nhà này. Nói xong liền sải bước đi khỏi. Vợ chủ nhiệm Vương thấy A Xán đã bỏ đi, liền khóc bù lu bù loa tại nhà, rồi chạy đến văn phòng tìm chủ nhiệm Vương. Nhưng ông đang chủ trì cuộc họp, bà ta cứ xồng xộc xông vào túm chặt tai chồng kéo ra sân, kêu ầm lên chủ nhiệm Vương lưu manh, nuôi vợ bé ở bên ngoài, bảo vợ bé đến tận nhà doạ nạt bà ta. Hai vợ chồng liền đánh nhau trong sân. Tối hôm đó chủ nhiệm Vương đi tìm A Xán. A Xán cười ngặt nghẽo bảo:
– Anh không hôn em ư?
Chủ nhiệm Vương nhào tới hôn, A Xán liền cắn đứt luôn một đoạn lưỡi của ông ta. Lúc này chủ nhiệm Vương mới biết mọi việc làm của A Xán là để trả thù, liền ôm mồm chuồn thẳng. Nhà văn ơi, Trang Chi Điệp ơi, ông làm sao thế? Ông bị bệnh tim à?
Anh Tống cứ thế kể ra ngẩng đầu nhìn Trang Chi Điệp, thì mặt anh đã tái mét, hai mắt nhắm nghiền, người tựa vào tường từ từ tụt xuống. Anh Tống hốt hoảng gọi Triệu Kinh Ngũ và Mạnh Vân Phòng. Hai người chạy ra, sợ hết hồn, đặt bằng Trang Chi Điệp trên đất, rồi ấn ngực, làm hô hấp nhân tao. Trang Chi Điệp mở mắt ra bảo:
– Không sao đâu!
Nói xong từ từ ngồi dậy. Triệu Kinh Ngũ rót nước cho anh uống, Mạnh Vân Phòng hỏi:
– Thầy lang Tống nói gì vậy, vừa giờ còn khoẻ khoắn hẳn hoi tại sao bỗng chốc thành thế này?
Anh Tống trả lời:
– Tôi kể cho nhà văn nghe một câu chuyện phiếm, đột nhiên ông ấy tụt khỏi bờ tường.
Trang Chi Điệp nói:
– Không iên quan gì đến chuyện của anh Tống, có lẽ mấy hôm nay mệt, có phần nào mất thăng bằng, loạn nhịp tim.
Mọi người thấy anh uống nước, nét mặt đỏ dần ra, ai cũng thở phào nhẹ nhõm, bảo có lẽ bệnh tim, mấy hôm nữa nhất định phải đi bệnh viện khám chữa.
Một lúc sau, Bạch Ngọc Châu trở về, bảo là lãnh đạo của toà án đang ở nhà Tư Mã Cung, xem ra còn phải đợi một lúc, khi nào lãnh đạo ra về sẽ đi.
Trang Chi Điệp nói:
– Anh Châu ơi, đã như vậy, thì ngồi nói chuyện phiếm chẳng biết đến bao giờ, đêm cũng đã khuya, chúng ta hẹn hôm khác sẽ đến gặp thẩm phán Tư Mã Cung được chứ!
Triệu Kinh Ngũ lại kể chuyện Trang Chi Điệp vừa bị ngất. Bạch Ngọc Châu nghĩ một lát rồi bảo:
– Thế cũng được, chắc chắn anh bị bệnh tim cấp tính, không cần nóng vội đâu, tôi đã nói có tôi mà, ngay một chút việc này tôi cũng không làm nổi cho anh, thì chẳng phải tôi làm việc ở toà án vô tích sự hay sao?
Nói rồi tiễn khách ra tận cổng, khi bắt tay tạm biệt Trang Chi Điệp, còn ôm hôn thắm thiết, bảo lần sau đến xin báo cho biết trước bằng điện thoại, để anh còn chuẩn bị cái máy ảnh, mấy khi được chụp ảnh chung với nhà văn lớn để hãnh diện với bạn bè.
Trang Chi Điệp về đến nhà, Triệu Kinh Ngũ kể lại việc anh bị ngất xỉu, Ngưu Nguyệt Thanh và Liễu Nguyệt sợ phát khóc, bảo xưa nay có bị bệnh tim bao giờ đâu, liền pha nước đường cho anh uống, còn nấu cả nước gừng bưng lên, hỏi thèm ăn gì. Trang Chi Điệp đáp:
– Anh buồn ngủ.
Nói rồi đi ngủ luôn. Khách khưá ra về rồi, Ngưu Nguyệt Thanh khe khẽ cởi áo nằm cạnh chồng. Trang Chi Điệp chợt tỉnh giấc. Ngưu Nguyệt Thanh hỏi anh thấy trong người thế nào, anh đáp không sao. Ngưu Nguyệt Thanh nói:
– Không sao thì em yên tâm.
Chị nằm gọn trong lòng chồng, chị bảo:
– Anh ương lắm cơ, nếu không xảy ra chuyện quan trọng này, có lẽ anh vẫn còn bỏ mặc em. Nhìn anh cũng gầy rộc đi, có lẽ trận ngất vừa rồi là do tim bị xốc gây nên. Đàn ông như anh phải quả cảm, chuyện tầy trời đi chăng nữa, thì cũng sẽ qua đi, có phải thế không anh?
Trang Chi Điệp nhấc cánh tay dưới eo vợ ôm lấy chị, tấm thân mềm mại như sợi bún của chị áp sát vào người chồng, song cảm thấy có cái gì cồm cộm đè vào da, chị thò tay sờ một cái, liền sờ thấy một đồng tiền. Chị hỏi:
– Đồng tiền nào vậy, quý hiếm lắm hay sao mà đeo vào người thế này?
Trang Chi Điệp ấ úng chống chế:
– Đeo thế tốt chứ sao!
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
– Đàn ông đeo thứ ấy làm gì, chắc chắn ai đã tặng anh, thời gian vừa qua không quản lý anh, con ngứa nghề nào không biết xấu hổ đã tán tỉnh anh chứ gỉ?
Trang Chi Điệp đáp:
– Đừng có đoán già đoán non, bắt ma doạ ma nữa. Hôm Nguyễn Tri Phi mời anh đến nhà chơi, anh ấy bảo một thầy khí công đã phát công lên một đồng tiền đúc bằng đồng của anh ấy, đeo vào người trừ được tà lại khoẻ thân, anh ấy đã tặng anh.
Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
– Nguyễn Tri Phi nói mười câu, thì chín câu thiêu thối. Tặng anh một đồng tiền mà lại nói huyên thuyên kỳ cục như thế, tại sao đeo vào còn bị bệnh tim?
Trang Chi Điệp lập tức đánh trống lảng, kể luôn chuyện A Lan và A Xán. Đương nhiên Ngưu Nguyệt Thanh chửi tay chủ nhiệm Vương kia một thôi một hồi, song lại trách A Xán làm gì phải xử lý như thế. Đàn bà xét cho cùng là đàn bà, để trả thù, cũng không nên ôm hôn chủ nhiệm Vương thật như vậy. Trang Chi Điệp nói:
– Em không hiểu.
Ngưu Nguyệt Thanh không đáp lại song thầm nghĩ, anh ấy ngất thế, thì ra là vì hai chị em kia, bèo nước gặp nhau, cho dù có đồng tình, cũng không đến mức như thế. Chị bảo: vâng, em không hiểu, anh thì hiểu cô ấy, anh hiểu cô ấy như thế nào nào?
Nhưng Trang Chi Điệp đã khe khẽ ngáy, giả vờ ngủ.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.