Chương 34: Nước mất nhà tan
VMT
10/03/2014
Hiện tại đã là giờ Dậu, bóng tối còn chưa buông trùm trên vạn vật. Mấy hôm
nay nhiều việc xảy ra và diễn biến quá nhanh, Cửu Dương rất cần một lúc
tĩnh tâm để suy nghĩ cho thật thấu đáo.
Ba hôm trước, sau lần giáp mặt Phủ Viễn tướng quân, Cửu Dương được trả tự do. Dương Tiêu Phong nhờ Lôi Kiến Minh thu xếp nơi cư trú để Gia Cát tái lai tạm thời ở đó suy tính phương thức tảo trừ tệ nạn nha phiến đang khuếch tán khắp kinh thành.
Chiều nay rời quán trọ bước ra ngoài đường sá, Cửu Dương thấy lồng đèn hoa đăng rực rỡ. Kinh thành là nơi dưới chân thiên tử thành thử phồn vinh, tấp nập kẻ đi người lại vô cùng náo nhiệt tuy nhiên tâm tình chàng chẳng cảm giác một chút phấn khởi.
Tuy rằng bản thân đang tự do tự tại nhưng vắng người yêu mến, trời đất rộng lớn, tâm tư hư hư đãng đãng, chàng cảm thấy không một chỗ nào đáng đi.
Dạo lòng vòng quận nội thành Thạch Cảnh Sơn gần nửa thời thần, quán tính đưa Cửu Dương đến bờ sông Vĩnh Định, nơi đang mở hội thiên đăng.
Nơi này ánh nến lung linh, quang cảnh thanh bình. Mỗi một lồng đèn bay cao mang theo một ước nguyện của chủ nhân chiếc lồng đèn đó. Những chiếc đèn trời đầy màu sắc, muôn hình muôn vẻ bay lên như thắp sáng những niềm vui và ước mơ của nhân sinh về cuộc sống tươi đẹp.
Đứng trên chiếc cầu tạo hình bán nguyệt để ngắm dòng nước trong xanh, dương liễu thanh thanh, Cửu Dương tự nhủ tạo hóa thật khéo tay sắp đặt. Dòng sông Vĩnh Định uốn khúc quanh co như hình con rắn bên thảm cỏ xanh mướt và len qua những ngọn đồi. Tứ bề phong tư trác tuyệt, đất trời hòa quyện thành bức tranh tuyệt mỹ.
Đang ngoạn cảnh, Cửu Dương giật nẩy mình, quay phắt lại.
Từ đằng sau lưng chàng có một tiểu nha đầu vận y phục màu đỏ tía độ bảy tám tuổi. Miệng cô bé cười thật tươi, tay phải cầm ba chiếc đèn trời, tay trái nắm vạt áo chàng lay nhẹ.
Tiểu nha đầu huơ ba chiếc lồng đèn trước mặt Cửu Dương.
Thấy tiểu nha đầu bé bỏng giống Hiểu Lạc năm xưa, trong lòng Cửu Dương bỗng dưng phát sinh một loại cảm giác day dứt.
- Chỉ thiên đẹp quá! – Tiểu nha đầu gương mặt xinh xắn như vầng trăng rằm với đôi mi rậm toát lên vẻ ngây thơ trong sáng, khóe môi nở nụ cười lanh lợi, mắt liếc lên trời hoan hĩ reo to.
Cửu Dương cũng trông lên không trung, khẽ gật đầu tán thành.
- Mỗi năm vào ngày này – Nha đầu đó chớp cặp mắt đen láy, tiếp tục nói - Nơi đây có rất nhiều người đến thưởng ngoạn phong cảnh.
Dứt lời rồi chờ một lúc, không nghe đấng nam tử ừ hử mà chỉ có gật gật, tiểu nha đầu mím môi ngạc nhiên trước ánh mắt ưu tư. Người nam tử giống như không thích bị người khác quấy nhiễu. Chàng đứng tại nơi đấy tựa hồ một khối thạch nhũ đã bị lãng quên suốt mấy nghìn năm, âu sầu lặng lẽ.
Sau một hồi đoán già đoán non, tiểu nha đầu bấm bụng hỏi:
- Huynh có thích phong tục thả đèn trời?
Bị hỏi thẳng, Cửu Dương không thể làm thinh mãi.
- Hynh không thích... - Chàng lắc đầu đáp.
“Úi! Thiên đăng mà không thích!” Tiểu nha đầu chưa nghe hết lời thì tức tốc trố mắt nhủ thầm.
- Nhưng sư muội của huynh rất thích – Cửu Dương hạ giọng tiếp lời, lòng bâng khuâng hồi tưởng.
Dường như chỉ chực chờ nghe vế sau, tiểu nha đầu hớn hở chìa ra một chiếc chỉ thiên, cười hỏi:
- Vậy huynh mua một chiếc lồng đèn tặng tỷ ấy?
Cửu Dương lơ đễnh cầm lấy, hỏi lại:
- Trời đã sắp tối, sao muội không ở yên trong nhà?
Câu nói ngắn gọn tuy chỉ mười âm song vô tình chạm vào nỗi đau của thiên thần bé nhỏ. Tai nghe câu hỏi đó, tia mắt long lanh liền nhường chỗ cho ánh nhìn u ám. Tiểu nha đầu đáy mắt ngập tràn lệ bảo:
- Mẹ muội mấy ngày trước đột nhiên mắc phải ác bệnh. Đại phu nói nếu không dùng nhân sâm Linh Chi thì trị bằng nguyên liệu thông thường sẽ không bao giờ khỏi. Khổ cho muội gia cảnh bần hàn không đủ tiền... nên cầu xin huynh hãy mua chỉ thiên giúp muội...
Cửu Dương trầm ngâm nhìn người đối diện, thấy nha đầu kia nước mắt rưng rưng, vẻ mặt đau khổ, nói cho cùng cũng vì hoàn cảnh bất đắc dĩ mới phải tảo tần. Bàn tay cô bé trắng nõn nà không giống cái vẻ đã từng nếm qua khổ ải, cứ dịu dàng thuần khiết hệt như một đóa hoa nhỏ bên suối vậy.
Cuối cùng, chàng lấy từ trong tay áo vài nén bạc giúi vào bàn tay búp măng. Số tiền vốn là một trong số ngân lượng mà Dương Tiêu Phong tặng, dùng để thăm dò tin tức của các chuyến tàu nha phiến ở các tửu lầu.
Tiểu nha đầu mặt mày tươi tắn trở lại, tuy nhiên lắc đầu từ chối:
- Ba chiếc lồng đèn này không đáng giá như vậy đâu...
- Nha đầu khờ - Tới phiên Cửu Dương ngắt lời - Cứ cầm lấy và mua sâm Linh Chi cho thân mẫu, coi như là... tiền chúc thọ, huynh tặng muội.
- Huynh thật tốt bụng – Tiểu nha đầu đưa Cửu Dương hai chiếc chỉ thiên còn lại rồi chỉ ngón trỏ vào ngực, tự giới thiệu - Muội là Hương Nhi, không biết huynh tên họ là gì?
Cửu Dương đáp:
- Tần Thiên Văn.
- Thiên Văn à? – Nha đầu tròn mắt – Hai chữ đó nghe rất hay, thế còn sư muội của huynh tên gì?
- Tây Hồ.
- Tỷ ấy bây giờ ở đâu?
- Thất lạc rồi.
- Sao thế?
Cửu Dương không trả lời thẳng mà bâng quơ chép miệng:
- Thời buổi loạn lạc, giặc giã triền miên...
- Huynh đừng buồn nữa – Tiểu nha đầu bé bỏng bỗng nhiên hóm hỉnh lý sự - Người tốt như huynh sớm muộn gì ơn trên cũng sẽ thương tình, cho huynh gặp lại tỷ ấy.
Nghe cô bé tuổi tác chưa đầy thập kỷ trổ giọng tư vấn, Cửu Dương bật cười:
- Hy vọng vậy.
Tiểu nha đầu đang hớn hở thì ngẩn ngơ đến xuất thần, phát hiện nụ cười lẫn tiếng cười của ân nhân tỏa làn khí xuân ấm áp. Và cô bé nói bằng giọng chắc nịch:
- Muội tin chắc là vậy!
Cửu Dương xoa đầu đứa trẻ:
- Thôi! Trời gần tối rồi, muội trở về đi.
Bán được số lồng đèn thiên đăng, nha đầu mặt mày tươi tắn như hoa hướng dương, vui vẻ nói:
- Đa tạ Thiên Văn ca ca!
Và thình lình nghĩ ra một điều, tiểu nha đầu nheo mắt phụ họa:
- À! Lúc nãy muội thấy huynh cười lên trông vô cùng tuấn tú!
Nói rồi cô bé vận trang phục màu đỏ tía quay mình bỏ chạy, chớp nhoáng đã khuất bóng sau rặng thông già.
Còn lại một mình, tay cầm ba chiếc lồng đèn màu trắng, Cửu Dương đưa mắt ngắm dòng nước chảy xiết. Chàng thấy chi chít hình bóng thiên đăng lấp lánh như một cảnh tượng nô nức của đàn đom đóm.
Tâm can ngậm ngùi tưởng nhớ bờ hồ phía Tây miền đất Giang Nam, chốn mộng mơ bắt đầu, Cửu Dương định viết lên thân đèn nguyện vọng mà hai người ưa viết nhưng chung cục đành thôi. Vì người xưa bây giờ vắng bóng, có chăng chỉ làm tăng thêm nỗi thương cảm bồi hồi.
Rốt cuộc chàng lấy quẹt lửa đốt tiêm đèn xong buông tay để chiếc lồng đèn thứ nhất bay lên trời, miệng khẽ đọc:
- Một mình khoác áo đứng bên sông
Bốn bề non nước trải mênh mông
Nhạn bay qua bến, từng hàng một
Buồm nâu mấy chấm, trời xanh trong
Cửu Dương vừa ngâm đến câu thứ tư thì từ dưới chân cầu chợt vọng tiếng thánh thót:
- Bao năm múa giáo với non sông
Dũng mãnh ba quân tựa hổ rồng
Nợ nước làm trai chưa trả được
Nghĩ tới Khổng Minh, thẹn với lòng
Cửu Dương nghe rõ bốn câu thơ đối đáp nhưng không mấy quan tâm, lại đốt tiêm đèn và thả chiếc lồng đèn thứ hai, thẫn thờ ngâm nga:
- Vắng người, lối nhỏ phủ rêu xanh
Cửa cung hờ khép, liễu buông mành
Trong vườn rực rỡ hoa muôn sắc
Cho ai hoa đẹp thế trên cành?
Chờ cho trang nam tử ngâm hết bốn câu thơ và thiên đăng rời khỏi lòng bàn tay phong trần rắn rỏi, giọng nói thanh như tiếng chim khuyên hót pha lẫn chuỗi ngọc khua lại vang lên:
- Trượng phu hào khí tỏa muôn nơi
Cái chí phải cao hơn mọi người
Bắt chước Phùng Hoan lo cứu nước
Tổ Địch phò vua, gương sáng ngời
Lần này, bốn câu thơ chứa đầy hàm ý trách cứ khiến Cửu Dương lấy làm lạ. Chàng bèn đi đến sát thành cầu, cúi đầu nhìn hướng chân cầu nhưng không thấy ai ở đó mà chỉ có đáy sông tinh khiết ẩn hiện năm màu rõ rệt. Vàng, xanh da trời, xanh lá cây, đen và đỏ. Ngũ sắc lay động lòng nhân thế này được tạo nên từ các loại tảo sống lâu năm. Màu đáy sông đậm hay nhạt còn tùy thuộc vào nơi du khách đứng ngắm từ trên cầu và các yếu tố tác động ngoại cảnh khác.
“Tuyệt thật!” Cửu Dương buột miệng tấm tắc khen. Điểm đặc biệt của dòng sông Vĩnh Định là sắc xanh của thảm cỏ non đan xen sắc hồng của đào hoa nở rộ. Hai bên bờ non nước hữu tình hòa quyện vào nhau tạo thành bức tranh thiên nhiên đẹp mĩ mãn.
Đùng! Đoàn!
Đột ngột có thanh âm rầm rộ phát xuất từ phía xa xa. Cửu Dương lia mắt nhìn, bắt gặp hàng ngàn cánh pháo hoa bừng sáng một mảnh trời chiều êm ả.
Tâm tư chợt tỉnh ngộ, chàng đốt vội tiêm đèn để thả nốt chiếc lồng đèn thứ ba xong bỏ đi.
Ba hôm trước, sau lần giáp mặt Phủ Viễn tướng quân, Cửu Dương được trả tự do. Dương Tiêu Phong nhờ Lôi Kiến Minh thu xếp nơi cư trú để Gia Cát tái lai tạm thời ở đó suy tính phương thức tảo trừ tệ nạn nha phiến đang khuếch tán khắp kinh thành.
Chiều nay rời quán trọ bước ra ngoài đường sá, Cửu Dương thấy lồng đèn hoa đăng rực rỡ. Kinh thành là nơi dưới chân thiên tử thành thử phồn vinh, tấp nập kẻ đi người lại vô cùng náo nhiệt tuy nhiên tâm tình chàng chẳng cảm giác một chút phấn khởi.
Tuy rằng bản thân đang tự do tự tại nhưng vắng người yêu mến, trời đất rộng lớn, tâm tư hư hư đãng đãng, chàng cảm thấy không một chỗ nào đáng đi.
Dạo lòng vòng quận nội thành Thạch Cảnh Sơn gần nửa thời thần, quán tính đưa Cửu Dương đến bờ sông Vĩnh Định, nơi đang mở hội thiên đăng.
Nơi này ánh nến lung linh, quang cảnh thanh bình. Mỗi một lồng đèn bay cao mang theo một ước nguyện của chủ nhân chiếc lồng đèn đó. Những chiếc đèn trời đầy màu sắc, muôn hình muôn vẻ bay lên như thắp sáng những niềm vui và ước mơ của nhân sinh về cuộc sống tươi đẹp.
Đứng trên chiếc cầu tạo hình bán nguyệt để ngắm dòng nước trong xanh, dương liễu thanh thanh, Cửu Dương tự nhủ tạo hóa thật khéo tay sắp đặt. Dòng sông Vĩnh Định uốn khúc quanh co như hình con rắn bên thảm cỏ xanh mướt và len qua những ngọn đồi. Tứ bề phong tư trác tuyệt, đất trời hòa quyện thành bức tranh tuyệt mỹ.
Đang ngoạn cảnh, Cửu Dương giật nẩy mình, quay phắt lại.
Từ đằng sau lưng chàng có một tiểu nha đầu vận y phục màu đỏ tía độ bảy tám tuổi. Miệng cô bé cười thật tươi, tay phải cầm ba chiếc đèn trời, tay trái nắm vạt áo chàng lay nhẹ.
Tiểu nha đầu huơ ba chiếc lồng đèn trước mặt Cửu Dương.
Thấy tiểu nha đầu bé bỏng giống Hiểu Lạc năm xưa, trong lòng Cửu Dương bỗng dưng phát sinh một loại cảm giác day dứt.
- Chỉ thiên đẹp quá! – Tiểu nha đầu gương mặt xinh xắn như vầng trăng rằm với đôi mi rậm toát lên vẻ ngây thơ trong sáng, khóe môi nở nụ cười lanh lợi, mắt liếc lên trời hoan hĩ reo to.
Cửu Dương cũng trông lên không trung, khẽ gật đầu tán thành.
- Mỗi năm vào ngày này – Nha đầu đó chớp cặp mắt đen láy, tiếp tục nói - Nơi đây có rất nhiều người đến thưởng ngoạn phong cảnh.
Dứt lời rồi chờ một lúc, không nghe đấng nam tử ừ hử mà chỉ có gật gật, tiểu nha đầu mím môi ngạc nhiên trước ánh mắt ưu tư. Người nam tử giống như không thích bị người khác quấy nhiễu. Chàng đứng tại nơi đấy tựa hồ một khối thạch nhũ đã bị lãng quên suốt mấy nghìn năm, âu sầu lặng lẽ.
Sau một hồi đoán già đoán non, tiểu nha đầu bấm bụng hỏi:
- Huynh có thích phong tục thả đèn trời?
Bị hỏi thẳng, Cửu Dương không thể làm thinh mãi.
- Hynh không thích... - Chàng lắc đầu đáp.
“Úi! Thiên đăng mà không thích!” Tiểu nha đầu chưa nghe hết lời thì tức tốc trố mắt nhủ thầm.
- Nhưng sư muội của huynh rất thích – Cửu Dương hạ giọng tiếp lời, lòng bâng khuâng hồi tưởng.
Dường như chỉ chực chờ nghe vế sau, tiểu nha đầu hớn hở chìa ra một chiếc chỉ thiên, cười hỏi:
- Vậy huynh mua một chiếc lồng đèn tặng tỷ ấy?
Cửu Dương lơ đễnh cầm lấy, hỏi lại:
- Trời đã sắp tối, sao muội không ở yên trong nhà?
Câu nói ngắn gọn tuy chỉ mười âm song vô tình chạm vào nỗi đau của thiên thần bé nhỏ. Tai nghe câu hỏi đó, tia mắt long lanh liền nhường chỗ cho ánh nhìn u ám. Tiểu nha đầu đáy mắt ngập tràn lệ bảo:
- Mẹ muội mấy ngày trước đột nhiên mắc phải ác bệnh. Đại phu nói nếu không dùng nhân sâm Linh Chi thì trị bằng nguyên liệu thông thường sẽ không bao giờ khỏi. Khổ cho muội gia cảnh bần hàn không đủ tiền... nên cầu xin huynh hãy mua chỉ thiên giúp muội...
Cửu Dương trầm ngâm nhìn người đối diện, thấy nha đầu kia nước mắt rưng rưng, vẻ mặt đau khổ, nói cho cùng cũng vì hoàn cảnh bất đắc dĩ mới phải tảo tần. Bàn tay cô bé trắng nõn nà không giống cái vẻ đã từng nếm qua khổ ải, cứ dịu dàng thuần khiết hệt như một đóa hoa nhỏ bên suối vậy.
Cuối cùng, chàng lấy từ trong tay áo vài nén bạc giúi vào bàn tay búp măng. Số tiền vốn là một trong số ngân lượng mà Dương Tiêu Phong tặng, dùng để thăm dò tin tức của các chuyến tàu nha phiến ở các tửu lầu.
Tiểu nha đầu mặt mày tươi tắn trở lại, tuy nhiên lắc đầu từ chối:
- Ba chiếc lồng đèn này không đáng giá như vậy đâu...
- Nha đầu khờ - Tới phiên Cửu Dương ngắt lời - Cứ cầm lấy và mua sâm Linh Chi cho thân mẫu, coi như là... tiền chúc thọ, huynh tặng muội.
- Huynh thật tốt bụng – Tiểu nha đầu đưa Cửu Dương hai chiếc chỉ thiên còn lại rồi chỉ ngón trỏ vào ngực, tự giới thiệu - Muội là Hương Nhi, không biết huynh tên họ là gì?
Cửu Dương đáp:
- Tần Thiên Văn.
- Thiên Văn à? – Nha đầu tròn mắt – Hai chữ đó nghe rất hay, thế còn sư muội của huynh tên gì?
- Tây Hồ.
- Tỷ ấy bây giờ ở đâu?
- Thất lạc rồi.
- Sao thế?
Cửu Dương không trả lời thẳng mà bâng quơ chép miệng:
- Thời buổi loạn lạc, giặc giã triền miên...
- Huynh đừng buồn nữa – Tiểu nha đầu bé bỏng bỗng nhiên hóm hỉnh lý sự - Người tốt như huynh sớm muộn gì ơn trên cũng sẽ thương tình, cho huynh gặp lại tỷ ấy.
Nghe cô bé tuổi tác chưa đầy thập kỷ trổ giọng tư vấn, Cửu Dương bật cười:
- Hy vọng vậy.
Tiểu nha đầu đang hớn hở thì ngẩn ngơ đến xuất thần, phát hiện nụ cười lẫn tiếng cười của ân nhân tỏa làn khí xuân ấm áp. Và cô bé nói bằng giọng chắc nịch:
- Muội tin chắc là vậy!
Cửu Dương xoa đầu đứa trẻ:
- Thôi! Trời gần tối rồi, muội trở về đi.
Bán được số lồng đèn thiên đăng, nha đầu mặt mày tươi tắn như hoa hướng dương, vui vẻ nói:
- Đa tạ Thiên Văn ca ca!
Và thình lình nghĩ ra một điều, tiểu nha đầu nheo mắt phụ họa:
- À! Lúc nãy muội thấy huynh cười lên trông vô cùng tuấn tú!
Nói rồi cô bé vận trang phục màu đỏ tía quay mình bỏ chạy, chớp nhoáng đã khuất bóng sau rặng thông già.
Còn lại một mình, tay cầm ba chiếc lồng đèn màu trắng, Cửu Dương đưa mắt ngắm dòng nước chảy xiết. Chàng thấy chi chít hình bóng thiên đăng lấp lánh như một cảnh tượng nô nức của đàn đom đóm.
Tâm can ngậm ngùi tưởng nhớ bờ hồ phía Tây miền đất Giang Nam, chốn mộng mơ bắt đầu, Cửu Dương định viết lên thân đèn nguyện vọng mà hai người ưa viết nhưng chung cục đành thôi. Vì người xưa bây giờ vắng bóng, có chăng chỉ làm tăng thêm nỗi thương cảm bồi hồi.
Rốt cuộc chàng lấy quẹt lửa đốt tiêm đèn xong buông tay để chiếc lồng đèn thứ nhất bay lên trời, miệng khẽ đọc:
- Một mình khoác áo đứng bên sông
Bốn bề non nước trải mênh mông
Nhạn bay qua bến, từng hàng một
Buồm nâu mấy chấm, trời xanh trong
Cửu Dương vừa ngâm đến câu thứ tư thì từ dưới chân cầu chợt vọng tiếng thánh thót:
- Bao năm múa giáo với non sông
Dũng mãnh ba quân tựa hổ rồng
Nợ nước làm trai chưa trả được
Nghĩ tới Khổng Minh, thẹn với lòng
Cửu Dương nghe rõ bốn câu thơ đối đáp nhưng không mấy quan tâm, lại đốt tiêm đèn và thả chiếc lồng đèn thứ hai, thẫn thờ ngâm nga:
- Vắng người, lối nhỏ phủ rêu xanh
Cửa cung hờ khép, liễu buông mành
Trong vườn rực rỡ hoa muôn sắc
Cho ai hoa đẹp thế trên cành?
Chờ cho trang nam tử ngâm hết bốn câu thơ và thiên đăng rời khỏi lòng bàn tay phong trần rắn rỏi, giọng nói thanh như tiếng chim khuyên hót pha lẫn chuỗi ngọc khua lại vang lên:
- Trượng phu hào khí tỏa muôn nơi
Cái chí phải cao hơn mọi người
Bắt chước Phùng Hoan lo cứu nước
Tổ Địch phò vua, gương sáng ngời
Lần này, bốn câu thơ chứa đầy hàm ý trách cứ khiến Cửu Dương lấy làm lạ. Chàng bèn đi đến sát thành cầu, cúi đầu nhìn hướng chân cầu nhưng không thấy ai ở đó mà chỉ có đáy sông tinh khiết ẩn hiện năm màu rõ rệt. Vàng, xanh da trời, xanh lá cây, đen và đỏ. Ngũ sắc lay động lòng nhân thế này được tạo nên từ các loại tảo sống lâu năm. Màu đáy sông đậm hay nhạt còn tùy thuộc vào nơi du khách đứng ngắm từ trên cầu và các yếu tố tác động ngoại cảnh khác.
“Tuyệt thật!” Cửu Dương buột miệng tấm tắc khen. Điểm đặc biệt của dòng sông Vĩnh Định là sắc xanh của thảm cỏ non đan xen sắc hồng của đào hoa nở rộ. Hai bên bờ non nước hữu tình hòa quyện vào nhau tạo thành bức tranh thiên nhiên đẹp mĩ mãn.
Đùng! Đoàn!
Đột ngột có thanh âm rầm rộ phát xuất từ phía xa xa. Cửu Dương lia mắt nhìn, bắt gặp hàng ngàn cánh pháo hoa bừng sáng một mảnh trời chiều êm ả.
Tâm tư chợt tỉnh ngộ, chàng đốt vội tiêm đèn để thả nốt chiếc lồng đèn thứ ba xong bỏ đi.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.