Quyển 16 - Chương 2: Bách Thượng
Hoa Ban
02/03/2015
Bách Thượng không phải cánh rừng lớn nhất Khương La nhưng tuyệt đối
là khu rừng độc nhất vô nhị. Tên của nó có từ lâu đời, nghĩa là vùng đất cao có nhiều cây bách. Giống bách là chúa tể của rừng già, từ trắc bách diệp chỉ cao ngang người cho tới cự sam như gã khổng lồ quá cỡ. Bách
xanh, bách vàng, liễu sam và tuyết tùng trắng cùng mọc thành quần thể
trong khi bách xù thích uốn éo cái thân duyên dáng trên mõm đá đơn độc.
Rừng triệu năm, cây nghìn năm, Bách Thượng như một xứ sở cổ kính mang
theo hơi thở tổ tiên, khiến người ta choáng ngợp trước vẻ đẹp của nó
hoặc sợ hãi trước hình thù của nó.
Ở Bách Thượng cũng có hành cung, gọi là Thần Thụ Cung. Do thường xuyên có lễ hội nên tiểu cung điện này được trùng tu kĩ lưỡng, vẫn mới tinh đồ sộ không thua gì Ôn Chi Sơn vừa xây xong một năm. Sở dĩ gọi là Thần Thụ Cung bởi vì tòa kiến trúc này vây quanh một cây bách xanh cổ thụ, cái cây cao tuổi nhất rừng. Chính điện mượn thân cây làm cột, thuở xưa nó cũng giống như Dụ Kiến cung ở kinh thành, bị phong thủy sư kịch liệt phê bình bởi vì người ta quan niệm “mộc ở giữa nhà là vây khốn”. Chữ “mộc” (木) đóng lại bốn gốc chính là “khốn” (困).
Thần Thụ Cung là một tác phẩm điên rồ khác của Thiên Vĩnh đế ngày xưa. Sau khi ông qua đời, các triều đại sau không sử dụng chính điện này nữa, nó bị bỏ hoang và đập phá một phần. Vậy mà đến khi Chu Lạc Ca Dương lên ngôi, lần nữa quay lại Bách Thượng, chỉ bằng một cái liếc mắt hắn đã quyết định ở trong tòa nhà đổ nát đó. Lần này không giống như trước, Ca Dương không cần tìm lại sử sách để hiểu về Thần Thụ Cung, hắn nhớ cả quá trình khi nó từ một bức vẽ trở thành hiện thực.
Năm ấy Khương La có một mùa hạ oi bức khác thường, ruộng đồng khô nứt nẻ, cá giãy chết trên con suối cạn nước, nắng như đổ lửa có thể khiến mọi thứ tự động bốc cháy. Triều thần kiến nghị lập đàn cầu mưa, dân chúng khắp nơi đổ xô đi chùa miếu cúng bái. Phù Dung cả ngày mặc áo mỏng, cầm chiếc quạt nhỏ phẩy phẩy. Nàng sai nô tài dọn bàn ghế ra vườn, ở đó có một cây bách xanh khá lớn, tán rộng che một khoảng sân. Dưới bóng mát với hơi ẩm dễ chịu, nàng ở lì bên ngoài cả ngày, thậm chí đem giường màn ra ngủ trưa. Hạ Hầu Vĩnh Khang cũng học theo nàng, đem hết tấu chương ra gốc cây ngồi đọc. Hai người không nói chuyện nhưng chỉ cần ngẩng đầu là nhìn thấy nhau. Giấc hè bởi vì bách xanh mà mát mẻ hơn nhiều, hắn ôm nàng nằm ở trên giường, gác tay sau đầu nhìn lên bầu trời màu diệp lục, vài tia nắng vàng le lói xuyên kẽ lá. Vĩnh Khang khẽ nghiêng sang hôn lên tóc nàng. Phù Dung bị nóng đẩy đẩy hắn, rầm rì than vãn: “Phải chi đem cái cây này vào nhà thì tốt biết mấy!” Khi đó hắn không nghĩ nhiều, chỉ hợp tình hợp lý mà đáp: “Cổ thụ bộ rễ rất lớn, đâm rất sâu, đào lên làm đứt mạch rễ thì cây không sống được!”
Sau đó họ không bao giờ nhắc tới chuyện này nữa nhưng Vĩnh Khang vẫn thầm để trong lòng. Nếu cây không dời thì nhà dời. Hắn muốn xây một cung điện vây quanh cây đại thụ lớn nhất Bách Thượng. Mỗi lần đi săn hắn thường dừng lại ngắm cái cây ấy thật lâu. Gốc cây to quá khổ, không còn là hình trụ mà giống một vách tường gỗ, chạy dài đến vài mét. Vỏ cây nâu sẫm xù xì với những vết sẹo lồi lõm cho thấy quá khứ của nó có bao phen oanh liệt. Một cành lớn bị cụt tạo ra hình dáng kì quái, nhìn giống như đầu người, không biết vì bão tố đánh gãy hay một nguyên do thần bí nào đó. Có người nói rằng đại thụ đã thành tinh. Vĩnh Khang thì nghĩ nếu cái cây cũng có linh hồn thì chắc hẳng là một linh hồn hiền lành. Đứng dưới tán lá khổng lồ, cảm nhận sự dịu mát của bóng râm, dường như ta nghe thấy tiếng lá xào xạc của khu rừng một triệu năm về trước.
Xây dựng Thần Thụ Cung không phải việc đơn giản. Về căn bản chúng ta không thể làm nhà trên một bộ rễ chằng chịt và lớn dần từng năm, nền móng sẽ bị hỏng và mất đi độ vững chắc. Cũng khó dựng nhà dưới một tán cây cản gió cản nắng, nó sẽ khiến ngôi nhà âm u và ẩm ướt. Bài toán này khiến bang hội kiến trúc thời ấy phải vắt óc suy nghĩ. Hoàng đế muốn chính là trời muốn, họ phải biến không thể thành có thể! Triều đại về sau nào có biết, Thần Thụ Cung là một kiệt tác, tuy Thiên Vĩnh đế là ông vua tiêu pha xa xỉ, vừa hách dịch lại ngang ngược nhưng tất cả những gì hắn để lại đều là vật vô giá.
-Muội thích chỗ này không?
Khi Ca Dương hỏi, hai người đang đứng giữa đại sảnh, ngửa đầu nhìn lên thân cây to quá tầm mắt, phía trên là mái vòm mở rộng, không khí mát lạnh của rừng rậm tràn vào. Tư Tư tròn mắt không thể tin nổi trên đời có một cái cây khủng bố như vậy. Bộ rễ của nó như bầy mãng xà, ngụp lặn trong đất. Tại một chùm rễ lớn từ gốc cây đưa ra, người ta đẽo thành cái bục cao bằng phẳng, đặt lên chiếc ghế vàng chạm ngọc lưu ly. Thần Thụ Cung là hành cung duy nhất có sân triều, bởi vì nó không chỉ là nơi nghỉ mát mà còn là nơi tổ chức chính sự, giống như hoàng cung thứ hai.
-Anh họ, anh mà ngồi ở đó thì giống thần rừng hơn là hoàng đế đấy!
Ca Dương bật cười, dắt Tư Tư tiến đến gốc cây.
-Mời ngồi, thưa nữ thần!
-Muội ngồi được sao? Không mắc tội khi quân chứ?
Hắn ấn vai nàng xuống, còn mình ngồi lên tay vịn. Tư Tư híp mắt nhích tới nhích lui cái mông, cuối cùng tìm một tư thế tự cho là oai phong nhất. Ca Dương gác đầu lên lưng tựa, vén một lọn tóc rối của nàng ra sau vành tai. Hắn đang nghĩ, khi Thần Thụ Cung hoàn thành thì Phù Dung đã chết, nàng ấy chưa được nhận món quà bất ngờ này.
-Trong nhà có cái cây to, rất mát đúng không?
-Dạ đúng! Ngủ trưa ở đây sẽ không sợ nóng… chỗ này tốt thật đấy!
-Sau này Thần Thụ Cung tặng cho muội, muốn đến lúc nào cũng được.
Tư Tư không cảm thấy hắn đang nghiêm túc, nàng nhếch miệng cười hùa theo:
-Vậy muội sẽ ngồi ở đây, làm nữ chúa, rồi nạp vào một trăm nam sủng!
Ca Dương gõ nhẹ vào chiếc mũi nhỏ bướng bỉnh.
-Nữ chúa có thể, nam sủng thì không! Đi ăn cơm nào!
Tư Tư lại ở trong một gian phòng thuộc chính điện trong khi hoàng hậu và Dung phi được an bài trong tiểu cung bên ngoài. Trước sự sủng ái của bệ hạ đối với Quận chúa, người ta chỉ biết lắc đầu nhìn quen. Hội săn bắn mở màn vào ngày thứ hai, mọi người có một ngày để dắt ngựa làm quen địa hình các khu phụ cận. Ở Bách Thượng, gấu xám là loài hung hãn và khó bắt nhất. Những người tham gia hội săn đều ao ước gặp được một con, chỉ cần cái đầu gấu cũng quý giá hơn tất cả hươu nai heo rừng.
Buổi sáng sau khi ăn uống no đủ, mọi người được bệ hạ ban rượu mật đào, nghe ngài nói vài câu động viên đại khái là chú ý an toàn, trở về trước giờ Ngọ. Quan võ bừng bừng khí thế, quan văn lúi húi xắn ống quần. Công tử nhà quan căng tràn sức trẻ sớm đã đánh ngựa chạy trước. Vài tiểu thư cá biệt cũng thay y phục bó sát, động tác thành thục giục ngựa đuổi theo. Vị tướng quân nào đó kiêu ngạo nói với đồng liêu: “Nữ nhi của ta đấy!”
Ca Dương cười nhạt nhìn từng tốp biến mất vào rừng sâu, mấy ngày sắp tới Bách Thượng sẽ không được yên tĩnh. Ninh công công cúi đầu hỏi hắn:
-Bệ hạ, ngài muốn dùng Tiểu Hắc hay Tiểu Bạch?
Ca Dương thở dài.
-Trẫm già rồi, không bon chen với lớp trẻ làm gì…
Ninh công công ôm phất trần thầm nghĩ, ngài mà già thì mấy lão kia đã thành tinh hết! Hắn còn tính khuyên bệ hạ nên ra ngoài thư giãn, hiếm có dịp thảnh thơi thế này, ai ngờ Ca Dương nhíu mày chợt hỏi:
-Vừa chạy đi là Tư Tư đúng không?
Ninh công công nhìn theo mắt hoàng thượng, thấy cái bóng đen khuất vào rặng cây, không khỏi toát mồ hôi đáp:
-Bẩm… bẩm… hình như là Quận chúa…
-Dẫn Tiểu Bạch lại đây!
Trong này hội săn đã bắt đầu, giữa khu rừng tĩnh lặng thỉnh thoảng vang lên tiếng ngựa hí, tiếng cung tên xé gió, tiếng gào của dã thú,… thiên nhiên thật sự bị quấy rầy. Bên ngoài bìa rừng, một đoàn ngựa xe thong dong đến muộn. Những con tuấn mã to khỏe lông đen bóng và những người hộ vệ không khác gì chiến mã. Cách ăn mặc của họ tương đối giống dân Khương La, chỉ khác ở những họa tiết và chất liệu. Đoàn người ngoại quốc mặc dù bước đi ung dung nhưng vẫn âm thầm đề cao cảnh giác. Vùng đất dưới chân không thuộc về họ nữa, bất cứ lúc nào cũng có thể gặp hiểm nguy.
Rèm xe bị nâng lên, một lão già mái tóc muối tiêu rướn cổ nói với một người cưỡi ngựa ở gần đấy:
-Thập thất điện hạ, ngài vào xe ngồi đi! Cứ thế này vi thần sẽ đau tim chết mất…!
Người cưỡi ngựa không thèm quay đầu, chỉ thấy một dáng cao vai rộng. Gió thổi áo choàng bay phần phật, làm những tua rua ngọc trai chạm vào nhau lách cách. Khuôn mặt hắn giấu sau nón áo, giọng nói là một cung âm đầy từ tính:
-Dừng tưởng gia không biết ông có bệnh cũ, nếu chết thì bởi vì ông kém, không liên quan đến gia!
Lão già ngồi trong xe mếu máo:
-Điện hạ à… nhưng mà chúng ta đang ở Khương La đấy! An toàn vẫn là trên hết mà!
-Hừ, đã biết không phải nơi tốt mà hắn còn bắt gia đi! Từ nhỏ tới lớn gia bị đè đầu cưỡi cổ đã đủ rồi! Lần này còn ép gia cưới vợ. Ai biết cái cô Quận chúa đó là hà mã hay thú ăn kiến?
Lão già thở phì phò, không thể chịu được mà nhắc nhở:
-Điện hạ của tôi ơi, ngài đừng có mở miệng ra là “gia” này với “gia” kia! Không khéo người ta “oánh” giá nhân phẩm của ngài kém!
-Từ khi nào ông tinh tường như vậy, cũng biết nhân phẩm gia kém?
Ở Đại Thế, nam nhân đi kỹ viện đều tự xưng là “gia”, gái làng chơi cũng gọi họ là “gia”. Chữ này thay cho tên, đôi khi sẽ dẫn tới mấy chuyện dở khóc dở cười. Chẳng hạn có lần hắn vừa ý một cơ thiếp, tưởng sẽ có một đêm vui vẻ, ai dè nàng ta cứ rên rỉ “gia gia… gia gia…”. Thế là hắn bực mình đá cửa bỏ đi.
-Ta không phải ông nội cô!
*gia gia: ông nội
Đoàn xe tiến sát bìa rừng, Ngự lâm quân gươm giáo chỉnh tề chặn ngựa của họ lại. Vì vấn đề an toàn, ba mặt của Bách Thượng đã được canh phòng nghiêm ngặt, còn mặt hướng Tây thì dựa núi cao, vách tường tự nhiên này đã phần nào kiên cố bất khả xâm phạm. Bởi vì cả đầu não triều đình đều đang ở đây, một chút sơ suất cũng không thể.
Bọn họ buộc phải giao nộp mọi vũ khí, để thị vệ kiểm tra hành lý, còn đòi khám xét người. Lão già là Nguyên thái phó, chức này ở Đại Thế là bậc tam chính phẩm không hề thấp, tất nhiên lão không vui lòng để tay chân phàm phu chạm vào người mình. Trái lại Thập thất hoàng tử hết sức thờ ơ xem nhẹ, đã đến tận đây rồi thì mấy thứ ám khí gì đó có thể bảo vệ mạng sống sao? Hắn vô tư giơ rộng cánh tay cho họ khám xét, còn có lòng nhắc nhở một câu:
-Cẩn thận, cẩn thận… chỗ nào đụng được chứ đừng đụng của quý của gia!
Đã biết là miệng Lỗ Lang xưa nay không hề sạch! Trải qua mấy khâu rắc rối phiền phức, cuối cùng họ cũng được tiến vào Bách Thượng. Nguyên Kế Sanh giật giật chòm râu dê, khinh thường quay đầu nhìn đám người phía sau, nói với Lỗ Lang:
-Đạo hiếu khách của Khương La đây sao? Thật là thất lễ quá mức!
Thập thất hoàng tử phủi bụi trên áo choàng, cười như không cười.
-Gia không cần họ hiếu khách, nhưng mà vừa rồi đúng là quá sức cẩn thận… Xem ra Thái Minh đế cũng đề phòng lắm, người yếu tim sao làm được chuyện lớn?
Nguyên thái phó gật đầu đồng ý, hạ giọng cực thấp nói:
-Điện hạ nói phải. Chuyến này ngoài cầu thân còn phải thăm dò một chút Chu Lạc Ca Dương kia… đúng rồi, Thái tử còn dặn dò liên lạc với Triệu Phi Liên, bảo nàng ta lấy cho được Ngọc hồi về cứu mạng Thủy Tức Chân Nhân!
Lỗ Lang khịt mũi nhổ một bãi nước bọt.
-Mẹ kiếp! Hắn còn sai cái gì nữa? Tại sao lại đổ hết lên đầu gia? Lẽ ra giờ này gia đang vui vẻ với mỹ nhân, thế mà phải chạy cả đêm đến cái nơi rừng rú này, còn chưa biết Quận chúa là yêu quái phương nào. Gia nói trước, cô ta mà xấu quá là gia không lấy đâu, có đánh chết cũng không lấy đâu!!!
Nguyên thái phó chảy mồ hôi ròng ròng, kêu trời không thấu kêu đất không nghe. Lão sớm biết vị điện hạ này không phải hạng vừa, Thái tử giao nhiệm vụ giám sát và hỗ trợ, đối phương không chịu hợp tác thì lão phải làm sao? Chẳng nhìn ra Thái tử và Thập thất hoàng tử là anh em chỗ nào, hai người đều từ bụng Hoàng hậu chui ra nhưng khác biệt quá lớn. Thái tử là quốc chủ tương lai, không chỉ đầu óc hơn người mà tâm kế càng sâu, làm việc gì cũng nghiêm túc thỏa đáng. Trong khi Thập thất điện hạ suốt ngày chỉ thích rong chơi, tất cả chỗ đỏ đen ở kinh thành đều quen mặt hắn cả. Nguyên thái phó không hiểu nổi vì sao Thái tử vẫn không la mắng dạy dỗ em trai, vẫn thương yêu hắn hết mực, muốn gì được nấy…
Hàng năm Lỗ Tông Phi đều giao vài việc không lớn không nhỏ cho hắn làm. Sau ít tháng thì báo cáo lên hoàng thượng kết quả tốt đẹp. Thật ra triều thần ai cũng hiểu, “tốt đẹp” này là nhờ vào những người tài Thái tử cố ý sắp xếp đi theo Thập thất hoàng tử, cuối cùng công trạng đều thuộc về hoàng tử cả! Họ chỉ cúi đầu không dám tố giác, tự hứa trong lòng hoàng đế có thể đắc tội nhưng mà tiểu điện hạ thì không được đâu!
Ngựa xe theo con đường mòn cắm cờ đỏ làm dấu mà tìm tới Thần Thụ hành cung. Ninh công công sớm nhận được tin đi ra nghênh đón. Đoàn khách này được sắp xếp ở trong một tiểu viện sạch đẹp, với cơ sở vật chất trong hành cung thì viện này rất khá rồi, thế mà Nguyên thái phó cứ chê đông chê tây, chỗ nào cũng không bằng Đại Thế. Ninh công công cười hề hề khách khí, không có biểu hiện bất mãn gì. Hiện tại cả hành cung vắng vẻ, chỉ có nô tài, cung nữ và binh lính. Hỏi ra mới biết hôm nay là ngày đầu của hội săn, mọi người đã vào rừng từ sớm. Lỗ Lang nghe Ninh công công giới thiệu về Bách Thượng, cảm thấy rừng bách này quá độc, không thể không đi xem một chút.
Mặc cho Nguyên thái phó nói hết nước miếng, Lỗ Lang vẫn dắt ngựa chạy ra ngoài. Hộ vệ đi sát theo hắn một tấc không rời. Dĩ nhiên nếu Lỗ Tông Phi đẩy em trai vào hang cọp thì hắn đã tính sẵn đường lui, tạm thời không phải lo lắng chuyện an nguy.
Bách Thượng rừng cũng như tên, khắp nơi là chủng loại họ bách. Giống cây hạt trần này ở Đại Thế cũng có nhưng cả một khu rừng bách và bách thì rất hiếm lạ. Lỗ Lang cho ngựa đi chậm, dành ít phút trầm ngâm. Hắn đã nhìn kĩ Thần Thụ Cung lúc nãy, cái cây khổng lồ như mái nhà xanh, che rợp kiến trúc xinh đẹp hài hòa vô cùng, tựa như đại thụ vì cung điện này mà mọc. Lỗ Lang đã đến nhiều nơi, cũng từng mon men ở vài châu trì biên giới của Khương La nhưng hắn chưa có dịp được đến Đế đô hay những vùng nằm sâu trong nội địa. Hiện tại Khương La có hơi khác so với tưởng tượng của hắn…
Đi càng xa, những cái cây càng lớn, chúng là rừng thứ sinh hoặc nguyên sinh, khắp nơi mang hơi thở nguyên thủy vừa huyền bí lại nguy hiểm. Những cây cự sam giống cái trụ trời, không biết ngọn cây có chạm đến mây không? Lỗ Lang rẽ lá mà đi, gót ngựa giẫm lên nền dương xỉ xanh rì. Thình lình lúc đó có cái bóng trắng xẹt qua, Lỗ Lang nheo mắt nhìn kĩ, hóa ra là thỏ! Hắn nhếch môi cười, tay sờ vào thanh cung đeo ở bên hông. Cung tên này do Ninh công công đưa, tuy không tốt mấy nhưng dây cước rất chắc. Sở trường của Lỗ Lang không phải cung thủ, đối với hắn cung tốt cũng vô ích.
Lỗ Lang giơ tay lấy mũi tên đồng sau lưng, gài vào thân cung nhắm ngay con thỏ xấu số. Lúc hắn chuẩn bị nhả tên không ngờ có một mũi tên khác từ đâu bay tới, không trúng con thỏ nhưng dọa nó chạy mất. Lỗ Lang hạ tay chửi một tiếng. Mũi tên kia cắm vào thân cây, phất phơ một sợi lông hồng, loại mũi tên này cũng dùng để săn thú sao? Tiếng gót ngựa xa xa vọng tới, trước khi thấy người đã nghe tiếng nói.
-Muội chậm thôi… chậm thôi… ngồi không vững mà còn chạy!
-Tứ ca phiền quá, đừng theo muội nữa!
-Nè nè, vậy cái tên này thì sao? Sao chỉ có ta phiền mà không phải hắn?
-Tứ thiếu gia, bởi vì tại hạ biết giữ im lặng!
-Hừ, ngươi đang xỏ xiên bổn công tử lắm lời?
-Không dám…
-Đúng thế!
Ba con ngựa đi tới trước mặt Lỗ Lang. Hắn thấy một thiếu nữ mặt hoa mày ngọc cưỡi bạch mã ở trước, theo sau là con ngựa đen nhìn qua rất tốt, con ngựa nâu giá trị không thấp. Đám người này có lẽ là hoàng thân quốc thích… Lỗ Lang chú ý đến cô gái đi trước. Mỹ nhân đối với hắn cũng như hoa lá trên cành, nhiều vô số kể, cực phẩm cũng thành bình thường. Nhưng mà thiếu nữ này hơi đặc biệt, nàng không phải người đẹp nhất nhưng chính là người hợp gu thẩm mỹ của hắn nhất, cứ như trong mộng chui ra, đường nét hài hòa hắn thầm phác thảo trong lòng… Nàng giơ tay gạt tán lá, bước vào vùng sáng do nắng sớm rọi xuống, giống tiên nga hạ phàm!
Tư Tư, Tịch Tề và Hựu Trát thấy Lỗ Lang, ngẩn ra không biết kẻ này là ai. Sáng sớm hai chàng trai hẹn nhau đi săn, không ngờ nhìn thấy Quận chúa leo lên con ngựa, chẳng ai tháp tùng đã xông vào rừng. Họ trợn mắt không biết nàng kiếm đâu ra bộ đồ bó sát… sát… sát kia… Cả giày ống cao nữa! Bệ hạ nhìn thấy mà không lôi nàng về treo lên ngọn cây mới lạ! Hai người ăn ý lập tức phóng ngựa đuổi theo, thế là bám sát cho tới bây giờ.
Lỗ Lang nhìn cục diện một nữ hai nam, híp đôi mắt cáo, lên tiếng trước:
-Các ngươi làm sổng con mồi của gia rồi!
Chu Lạc Tịch Tề nhíu mày nhìn hắn, rồi nhìn năm hộ vệ phía sau hắn, cảnh giác khiển ngựa tiến lên trước che chắn cho em gái.
-Ngươi là ai? Ăn mặc không giống chúng ta, thấy Quận chúa còn không biết chào.
Lỗ Lang nhìn xuyên qua Tịch Tề, ánh mắt chạm vào đôi nhãn tròng long lanh của cô gái. Hắn tự hỏi ở Khương La có bao nhiêu “Quận chúa”, nếu thật là nàng thì bọn họ có duyên quá chứ, vừa đến đã gặp!
-Cái tên này! Mắt chó nhìn đi đâu đó?
Tịch Tề xắn tay áo dong dỏng mắng, hắn chịu không nổi cái cách gã này nhìn em gái mình, giống ruồi nhìn hũ mật! Lỗ Lang gãi gãi mũi, tiểu thư khuê các thật là phiền, xưa nay hắn rất ghét mấy cô nàng đụng đến là đỏ mặt, mở miệng chỉ nói lễ nghĩa rất giả dối. Hắn vẫn thích nữ nhân ở thanh lâu hơn, trực tiếp thẳng thắn, tiền trao cháo múc! Cũng vì thế Lỗ Lang không ưng mấy đám mà Thái tử giới thiệu. Một cô cứ tránh hắn như tránh tà, vừa nắm tay một cái đã lăn ra ngất, một người khác mặt đỏ như đít khỉ, làm như bị hắn nhìn cũng to bụng vậy! Có cô khá hơn chút thì ra vẻ thanh cao lạnh nhạt, cảnh giới cao như vậy đi tu cho rồi! Không biết Quận chúa này thuộc loại nào trong những loại trên, nàng được nuôi dưỡng trong hoàng gia, tính tình có lẽ kiêu ngạo tự phụ…
Trong khi ba chàng trai đều giữ im lặng đánh giá lẫn nhau thì Tư Tư chỉ quan tâm đến mũi tên của mình. Nàng nhảy xuống ngựa, chạy tới gốc cây. Cái lông hồng đung đưa, mũi nhọn bằng đồng cắm vào vỏ cây. Tư Tư dùng sức giật ra, không được thì đạp một chân lên thân cây kéo ra. Tịch Tề và Hựu Trát cùng hô một tiếng “Cẩn thận!”, thế là nàng và mũi tên trong tay té bịch xuống đất, mông đau ê ẩm. Tư Tư lật đật bò dậy, lá khô dính trên tóc, mắt nhìn chăm chăm cái lỗ trên gốc cây như có thâm thù đại hận. Lỗ Lang cảm thấy thú vị, trông cô gái này giống con búp bê bằng rơm mà ngày bé hắn ăn cướp được từ tay nhị tỷ.
-Cô là Minh Châu quận chúa?
Tư Tư phủi cỏ trên người, ngẩng đầu khó hiểu nhìn hắn.
-Ngươi là ai?
-Lỗ Lang!
-“Lang”? Khoai lang?
Lỗ Lang xám mặt, buồn bực sửa lại:
-Không phải, “lang” nghĩa là tốt đẹp!
-Ồ?
Tư Tư không có thói quen nói chuyện với người lạ, mặc kệ củ khoai này có ăn được không, nàng muốn đi săn cơ! Cứ vậy trèo lên ngựa, Tư Tư chọn bừa một hướng đi tiếp. Tịch Tề và Hựu Trát phải đuổi theo, cho dù có trăm suy nghĩ về Lỗ Lang cũng không biểu hiện gì. Nếu họ nhớ không lầm, Thập thất hoàng tử của Đại Thế tên là Lỗ Lang.
Lỗ Lang nhìn ba người quay đít bỏ đi, thế là xong rồi? Không phải chứ? Đây là phép xã giao gì vậy? Hắn khịt mũi quay đầu hỏi một hộ vệ:
-Này, ngươi xem sức hút của gia có phải không hợp khí hậu nên giảm đi chút ít không?
Hộ vệ nghiêm chỉnh quan sát:
-Bẩm điện hạ,… sức hút là gì…?
Ở Bách Thượng cũng có hành cung, gọi là Thần Thụ Cung. Do thường xuyên có lễ hội nên tiểu cung điện này được trùng tu kĩ lưỡng, vẫn mới tinh đồ sộ không thua gì Ôn Chi Sơn vừa xây xong một năm. Sở dĩ gọi là Thần Thụ Cung bởi vì tòa kiến trúc này vây quanh một cây bách xanh cổ thụ, cái cây cao tuổi nhất rừng. Chính điện mượn thân cây làm cột, thuở xưa nó cũng giống như Dụ Kiến cung ở kinh thành, bị phong thủy sư kịch liệt phê bình bởi vì người ta quan niệm “mộc ở giữa nhà là vây khốn”. Chữ “mộc” (木) đóng lại bốn gốc chính là “khốn” (困).
Thần Thụ Cung là một tác phẩm điên rồ khác của Thiên Vĩnh đế ngày xưa. Sau khi ông qua đời, các triều đại sau không sử dụng chính điện này nữa, nó bị bỏ hoang và đập phá một phần. Vậy mà đến khi Chu Lạc Ca Dương lên ngôi, lần nữa quay lại Bách Thượng, chỉ bằng một cái liếc mắt hắn đã quyết định ở trong tòa nhà đổ nát đó. Lần này không giống như trước, Ca Dương không cần tìm lại sử sách để hiểu về Thần Thụ Cung, hắn nhớ cả quá trình khi nó từ một bức vẽ trở thành hiện thực.
Năm ấy Khương La có một mùa hạ oi bức khác thường, ruộng đồng khô nứt nẻ, cá giãy chết trên con suối cạn nước, nắng như đổ lửa có thể khiến mọi thứ tự động bốc cháy. Triều thần kiến nghị lập đàn cầu mưa, dân chúng khắp nơi đổ xô đi chùa miếu cúng bái. Phù Dung cả ngày mặc áo mỏng, cầm chiếc quạt nhỏ phẩy phẩy. Nàng sai nô tài dọn bàn ghế ra vườn, ở đó có một cây bách xanh khá lớn, tán rộng che một khoảng sân. Dưới bóng mát với hơi ẩm dễ chịu, nàng ở lì bên ngoài cả ngày, thậm chí đem giường màn ra ngủ trưa. Hạ Hầu Vĩnh Khang cũng học theo nàng, đem hết tấu chương ra gốc cây ngồi đọc. Hai người không nói chuyện nhưng chỉ cần ngẩng đầu là nhìn thấy nhau. Giấc hè bởi vì bách xanh mà mát mẻ hơn nhiều, hắn ôm nàng nằm ở trên giường, gác tay sau đầu nhìn lên bầu trời màu diệp lục, vài tia nắng vàng le lói xuyên kẽ lá. Vĩnh Khang khẽ nghiêng sang hôn lên tóc nàng. Phù Dung bị nóng đẩy đẩy hắn, rầm rì than vãn: “Phải chi đem cái cây này vào nhà thì tốt biết mấy!” Khi đó hắn không nghĩ nhiều, chỉ hợp tình hợp lý mà đáp: “Cổ thụ bộ rễ rất lớn, đâm rất sâu, đào lên làm đứt mạch rễ thì cây không sống được!”
Sau đó họ không bao giờ nhắc tới chuyện này nữa nhưng Vĩnh Khang vẫn thầm để trong lòng. Nếu cây không dời thì nhà dời. Hắn muốn xây một cung điện vây quanh cây đại thụ lớn nhất Bách Thượng. Mỗi lần đi săn hắn thường dừng lại ngắm cái cây ấy thật lâu. Gốc cây to quá khổ, không còn là hình trụ mà giống một vách tường gỗ, chạy dài đến vài mét. Vỏ cây nâu sẫm xù xì với những vết sẹo lồi lõm cho thấy quá khứ của nó có bao phen oanh liệt. Một cành lớn bị cụt tạo ra hình dáng kì quái, nhìn giống như đầu người, không biết vì bão tố đánh gãy hay một nguyên do thần bí nào đó. Có người nói rằng đại thụ đã thành tinh. Vĩnh Khang thì nghĩ nếu cái cây cũng có linh hồn thì chắc hẳng là một linh hồn hiền lành. Đứng dưới tán lá khổng lồ, cảm nhận sự dịu mát của bóng râm, dường như ta nghe thấy tiếng lá xào xạc của khu rừng một triệu năm về trước.
Xây dựng Thần Thụ Cung không phải việc đơn giản. Về căn bản chúng ta không thể làm nhà trên một bộ rễ chằng chịt và lớn dần từng năm, nền móng sẽ bị hỏng và mất đi độ vững chắc. Cũng khó dựng nhà dưới một tán cây cản gió cản nắng, nó sẽ khiến ngôi nhà âm u và ẩm ướt. Bài toán này khiến bang hội kiến trúc thời ấy phải vắt óc suy nghĩ. Hoàng đế muốn chính là trời muốn, họ phải biến không thể thành có thể! Triều đại về sau nào có biết, Thần Thụ Cung là một kiệt tác, tuy Thiên Vĩnh đế là ông vua tiêu pha xa xỉ, vừa hách dịch lại ngang ngược nhưng tất cả những gì hắn để lại đều là vật vô giá.
-Muội thích chỗ này không?
Khi Ca Dương hỏi, hai người đang đứng giữa đại sảnh, ngửa đầu nhìn lên thân cây to quá tầm mắt, phía trên là mái vòm mở rộng, không khí mát lạnh của rừng rậm tràn vào. Tư Tư tròn mắt không thể tin nổi trên đời có một cái cây khủng bố như vậy. Bộ rễ của nó như bầy mãng xà, ngụp lặn trong đất. Tại một chùm rễ lớn từ gốc cây đưa ra, người ta đẽo thành cái bục cao bằng phẳng, đặt lên chiếc ghế vàng chạm ngọc lưu ly. Thần Thụ Cung là hành cung duy nhất có sân triều, bởi vì nó không chỉ là nơi nghỉ mát mà còn là nơi tổ chức chính sự, giống như hoàng cung thứ hai.
-Anh họ, anh mà ngồi ở đó thì giống thần rừng hơn là hoàng đế đấy!
Ca Dương bật cười, dắt Tư Tư tiến đến gốc cây.
-Mời ngồi, thưa nữ thần!
-Muội ngồi được sao? Không mắc tội khi quân chứ?
Hắn ấn vai nàng xuống, còn mình ngồi lên tay vịn. Tư Tư híp mắt nhích tới nhích lui cái mông, cuối cùng tìm một tư thế tự cho là oai phong nhất. Ca Dương gác đầu lên lưng tựa, vén một lọn tóc rối của nàng ra sau vành tai. Hắn đang nghĩ, khi Thần Thụ Cung hoàn thành thì Phù Dung đã chết, nàng ấy chưa được nhận món quà bất ngờ này.
-Trong nhà có cái cây to, rất mát đúng không?
-Dạ đúng! Ngủ trưa ở đây sẽ không sợ nóng… chỗ này tốt thật đấy!
-Sau này Thần Thụ Cung tặng cho muội, muốn đến lúc nào cũng được.
Tư Tư không cảm thấy hắn đang nghiêm túc, nàng nhếch miệng cười hùa theo:
-Vậy muội sẽ ngồi ở đây, làm nữ chúa, rồi nạp vào một trăm nam sủng!
Ca Dương gõ nhẹ vào chiếc mũi nhỏ bướng bỉnh.
-Nữ chúa có thể, nam sủng thì không! Đi ăn cơm nào!
Tư Tư lại ở trong một gian phòng thuộc chính điện trong khi hoàng hậu và Dung phi được an bài trong tiểu cung bên ngoài. Trước sự sủng ái của bệ hạ đối với Quận chúa, người ta chỉ biết lắc đầu nhìn quen. Hội săn bắn mở màn vào ngày thứ hai, mọi người có một ngày để dắt ngựa làm quen địa hình các khu phụ cận. Ở Bách Thượng, gấu xám là loài hung hãn và khó bắt nhất. Những người tham gia hội săn đều ao ước gặp được một con, chỉ cần cái đầu gấu cũng quý giá hơn tất cả hươu nai heo rừng.
Buổi sáng sau khi ăn uống no đủ, mọi người được bệ hạ ban rượu mật đào, nghe ngài nói vài câu động viên đại khái là chú ý an toàn, trở về trước giờ Ngọ. Quan võ bừng bừng khí thế, quan văn lúi húi xắn ống quần. Công tử nhà quan căng tràn sức trẻ sớm đã đánh ngựa chạy trước. Vài tiểu thư cá biệt cũng thay y phục bó sát, động tác thành thục giục ngựa đuổi theo. Vị tướng quân nào đó kiêu ngạo nói với đồng liêu: “Nữ nhi của ta đấy!”
Ca Dương cười nhạt nhìn từng tốp biến mất vào rừng sâu, mấy ngày sắp tới Bách Thượng sẽ không được yên tĩnh. Ninh công công cúi đầu hỏi hắn:
-Bệ hạ, ngài muốn dùng Tiểu Hắc hay Tiểu Bạch?
Ca Dương thở dài.
-Trẫm già rồi, không bon chen với lớp trẻ làm gì…
Ninh công công ôm phất trần thầm nghĩ, ngài mà già thì mấy lão kia đã thành tinh hết! Hắn còn tính khuyên bệ hạ nên ra ngoài thư giãn, hiếm có dịp thảnh thơi thế này, ai ngờ Ca Dương nhíu mày chợt hỏi:
-Vừa chạy đi là Tư Tư đúng không?
Ninh công công nhìn theo mắt hoàng thượng, thấy cái bóng đen khuất vào rặng cây, không khỏi toát mồ hôi đáp:
-Bẩm… bẩm… hình như là Quận chúa…
-Dẫn Tiểu Bạch lại đây!
Trong này hội săn đã bắt đầu, giữa khu rừng tĩnh lặng thỉnh thoảng vang lên tiếng ngựa hí, tiếng cung tên xé gió, tiếng gào của dã thú,… thiên nhiên thật sự bị quấy rầy. Bên ngoài bìa rừng, một đoàn ngựa xe thong dong đến muộn. Những con tuấn mã to khỏe lông đen bóng và những người hộ vệ không khác gì chiến mã. Cách ăn mặc của họ tương đối giống dân Khương La, chỉ khác ở những họa tiết và chất liệu. Đoàn người ngoại quốc mặc dù bước đi ung dung nhưng vẫn âm thầm đề cao cảnh giác. Vùng đất dưới chân không thuộc về họ nữa, bất cứ lúc nào cũng có thể gặp hiểm nguy.
Rèm xe bị nâng lên, một lão già mái tóc muối tiêu rướn cổ nói với một người cưỡi ngựa ở gần đấy:
-Thập thất điện hạ, ngài vào xe ngồi đi! Cứ thế này vi thần sẽ đau tim chết mất…!
Người cưỡi ngựa không thèm quay đầu, chỉ thấy một dáng cao vai rộng. Gió thổi áo choàng bay phần phật, làm những tua rua ngọc trai chạm vào nhau lách cách. Khuôn mặt hắn giấu sau nón áo, giọng nói là một cung âm đầy từ tính:
-Dừng tưởng gia không biết ông có bệnh cũ, nếu chết thì bởi vì ông kém, không liên quan đến gia!
Lão già ngồi trong xe mếu máo:
-Điện hạ à… nhưng mà chúng ta đang ở Khương La đấy! An toàn vẫn là trên hết mà!
-Hừ, đã biết không phải nơi tốt mà hắn còn bắt gia đi! Từ nhỏ tới lớn gia bị đè đầu cưỡi cổ đã đủ rồi! Lần này còn ép gia cưới vợ. Ai biết cái cô Quận chúa đó là hà mã hay thú ăn kiến?
Lão già thở phì phò, không thể chịu được mà nhắc nhở:
-Điện hạ của tôi ơi, ngài đừng có mở miệng ra là “gia” này với “gia” kia! Không khéo người ta “oánh” giá nhân phẩm của ngài kém!
-Từ khi nào ông tinh tường như vậy, cũng biết nhân phẩm gia kém?
Ở Đại Thế, nam nhân đi kỹ viện đều tự xưng là “gia”, gái làng chơi cũng gọi họ là “gia”. Chữ này thay cho tên, đôi khi sẽ dẫn tới mấy chuyện dở khóc dở cười. Chẳng hạn có lần hắn vừa ý một cơ thiếp, tưởng sẽ có một đêm vui vẻ, ai dè nàng ta cứ rên rỉ “gia gia… gia gia…”. Thế là hắn bực mình đá cửa bỏ đi.
-Ta không phải ông nội cô!
*gia gia: ông nội
Đoàn xe tiến sát bìa rừng, Ngự lâm quân gươm giáo chỉnh tề chặn ngựa của họ lại. Vì vấn đề an toàn, ba mặt của Bách Thượng đã được canh phòng nghiêm ngặt, còn mặt hướng Tây thì dựa núi cao, vách tường tự nhiên này đã phần nào kiên cố bất khả xâm phạm. Bởi vì cả đầu não triều đình đều đang ở đây, một chút sơ suất cũng không thể.
Bọn họ buộc phải giao nộp mọi vũ khí, để thị vệ kiểm tra hành lý, còn đòi khám xét người. Lão già là Nguyên thái phó, chức này ở Đại Thế là bậc tam chính phẩm không hề thấp, tất nhiên lão không vui lòng để tay chân phàm phu chạm vào người mình. Trái lại Thập thất hoàng tử hết sức thờ ơ xem nhẹ, đã đến tận đây rồi thì mấy thứ ám khí gì đó có thể bảo vệ mạng sống sao? Hắn vô tư giơ rộng cánh tay cho họ khám xét, còn có lòng nhắc nhở một câu:
-Cẩn thận, cẩn thận… chỗ nào đụng được chứ đừng đụng của quý của gia!
Đã biết là miệng Lỗ Lang xưa nay không hề sạch! Trải qua mấy khâu rắc rối phiền phức, cuối cùng họ cũng được tiến vào Bách Thượng. Nguyên Kế Sanh giật giật chòm râu dê, khinh thường quay đầu nhìn đám người phía sau, nói với Lỗ Lang:
-Đạo hiếu khách của Khương La đây sao? Thật là thất lễ quá mức!
Thập thất hoàng tử phủi bụi trên áo choàng, cười như không cười.
-Gia không cần họ hiếu khách, nhưng mà vừa rồi đúng là quá sức cẩn thận… Xem ra Thái Minh đế cũng đề phòng lắm, người yếu tim sao làm được chuyện lớn?
Nguyên thái phó gật đầu đồng ý, hạ giọng cực thấp nói:
-Điện hạ nói phải. Chuyến này ngoài cầu thân còn phải thăm dò một chút Chu Lạc Ca Dương kia… đúng rồi, Thái tử còn dặn dò liên lạc với Triệu Phi Liên, bảo nàng ta lấy cho được Ngọc hồi về cứu mạng Thủy Tức Chân Nhân!
Lỗ Lang khịt mũi nhổ một bãi nước bọt.
-Mẹ kiếp! Hắn còn sai cái gì nữa? Tại sao lại đổ hết lên đầu gia? Lẽ ra giờ này gia đang vui vẻ với mỹ nhân, thế mà phải chạy cả đêm đến cái nơi rừng rú này, còn chưa biết Quận chúa là yêu quái phương nào. Gia nói trước, cô ta mà xấu quá là gia không lấy đâu, có đánh chết cũng không lấy đâu!!!
Nguyên thái phó chảy mồ hôi ròng ròng, kêu trời không thấu kêu đất không nghe. Lão sớm biết vị điện hạ này không phải hạng vừa, Thái tử giao nhiệm vụ giám sát và hỗ trợ, đối phương không chịu hợp tác thì lão phải làm sao? Chẳng nhìn ra Thái tử và Thập thất hoàng tử là anh em chỗ nào, hai người đều từ bụng Hoàng hậu chui ra nhưng khác biệt quá lớn. Thái tử là quốc chủ tương lai, không chỉ đầu óc hơn người mà tâm kế càng sâu, làm việc gì cũng nghiêm túc thỏa đáng. Trong khi Thập thất điện hạ suốt ngày chỉ thích rong chơi, tất cả chỗ đỏ đen ở kinh thành đều quen mặt hắn cả. Nguyên thái phó không hiểu nổi vì sao Thái tử vẫn không la mắng dạy dỗ em trai, vẫn thương yêu hắn hết mực, muốn gì được nấy…
Hàng năm Lỗ Tông Phi đều giao vài việc không lớn không nhỏ cho hắn làm. Sau ít tháng thì báo cáo lên hoàng thượng kết quả tốt đẹp. Thật ra triều thần ai cũng hiểu, “tốt đẹp” này là nhờ vào những người tài Thái tử cố ý sắp xếp đi theo Thập thất hoàng tử, cuối cùng công trạng đều thuộc về hoàng tử cả! Họ chỉ cúi đầu không dám tố giác, tự hứa trong lòng hoàng đế có thể đắc tội nhưng mà tiểu điện hạ thì không được đâu!
Ngựa xe theo con đường mòn cắm cờ đỏ làm dấu mà tìm tới Thần Thụ hành cung. Ninh công công sớm nhận được tin đi ra nghênh đón. Đoàn khách này được sắp xếp ở trong một tiểu viện sạch đẹp, với cơ sở vật chất trong hành cung thì viện này rất khá rồi, thế mà Nguyên thái phó cứ chê đông chê tây, chỗ nào cũng không bằng Đại Thế. Ninh công công cười hề hề khách khí, không có biểu hiện bất mãn gì. Hiện tại cả hành cung vắng vẻ, chỉ có nô tài, cung nữ và binh lính. Hỏi ra mới biết hôm nay là ngày đầu của hội săn, mọi người đã vào rừng từ sớm. Lỗ Lang nghe Ninh công công giới thiệu về Bách Thượng, cảm thấy rừng bách này quá độc, không thể không đi xem một chút.
Mặc cho Nguyên thái phó nói hết nước miếng, Lỗ Lang vẫn dắt ngựa chạy ra ngoài. Hộ vệ đi sát theo hắn một tấc không rời. Dĩ nhiên nếu Lỗ Tông Phi đẩy em trai vào hang cọp thì hắn đã tính sẵn đường lui, tạm thời không phải lo lắng chuyện an nguy.
Bách Thượng rừng cũng như tên, khắp nơi là chủng loại họ bách. Giống cây hạt trần này ở Đại Thế cũng có nhưng cả một khu rừng bách và bách thì rất hiếm lạ. Lỗ Lang cho ngựa đi chậm, dành ít phút trầm ngâm. Hắn đã nhìn kĩ Thần Thụ Cung lúc nãy, cái cây khổng lồ như mái nhà xanh, che rợp kiến trúc xinh đẹp hài hòa vô cùng, tựa như đại thụ vì cung điện này mà mọc. Lỗ Lang đã đến nhiều nơi, cũng từng mon men ở vài châu trì biên giới của Khương La nhưng hắn chưa có dịp được đến Đế đô hay những vùng nằm sâu trong nội địa. Hiện tại Khương La có hơi khác so với tưởng tượng của hắn…
Đi càng xa, những cái cây càng lớn, chúng là rừng thứ sinh hoặc nguyên sinh, khắp nơi mang hơi thở nguyên thủy vừa huyền bí lại nguy hiểm. Những cây cự sam giống cái trụ trời, không biết ngọn cây có chạm đến mây không? Lỗ Lang rẽ lá mà đi, gót ngựa giẫm lên nền dương xỉ xanh rì. Thình lình lúc đó có cái bóng trắng xẹt qua, Lỗ Lang nheo mắt nhìn kĩ, hóa ra là thỏ! Hắn nhếch môi cười, tay sờ vào thanh cung đeo ở bên hông. Cung tên này do Ninh công công đưa, tuy không tốt mấy nhưng dây cước rất chắc. Sở trường của Lỗ Lang không phải cung thủ, đối với hắn cung tốt cũng vô ích.
Lỗ Lang giơ tay lấy mũi tên đồng sau lưng, gài vào thân cung nhắm ngay con thỏ xấu số. Lúc hắn chuẩn bị nhả tên không ngờ có một mũi tên khác từ đâu bay tới, không trúng con thỏ nhưng dọa nó chạy mất. Lỗ Lang hạ tay chửi một tiếng. Mũi tên kia cắm vào thân cây, phất phơ một sợi lông hồng, loại mũi tên này cũng dùng để săn thú sao? Tiếng gót ngựa xa xa vọng tới, trước khi thấy người đã nghe tiếng nói.
-Muội chậm thôi… chậm thôi… ngồi không vững mà còn chạy!
-Tứ ca phiền quá, đừng theo muội nữa!
-Nè nè, vậy cái tên này thì sao? Sao chỉ có ta phiền mà không phải hắn?
-Tứ thiếu gia, bởi vì tại hạ biết giữ im lặng!
-Hừ, ngươi đang xỏ xiên bổn công tử lắm lời?
-Không dám…
-Đúng thế!
Ba con ngựa đi tới trước mặt Lỗ Lang. Hắn thấy một thiếu nữ mặt hoa mày ngọc cưỡi bạch mã ở trước, theo sau là con ngựa đen nhìn qua rất tốt, con ngựa nâu giá trị không thấp. Đám người này có lẽ là hoàng thân quốc thích… Lỗ Lang chú ý đến cô gái đi trước. Mỹ nhân đối với hắn cũng như hoa lá trên cành, nhiều vô số kể, cực phẩm cũng thành bình thường. Nhưng mà thiếu nữ này hơi đặc biệt, nàng không phải người đẹp nhất nhưng chính là người hợp gu thẩm mỹ của hắn nhất, cứ như trong mộng chui ra, đường nét hài hòa hắn thầm phác thảo trong lòng… Nàng giơ tay gạt tán lá, bước vào vùng sáng do nắng sớm rọi xuống, giống tiên nga hạ phàm!
Tư Tư, Tịch Tề và Hựu Trát thấy Lỗ Lang, ngẩn ra không biết kẻ này là ai. Sáng sớm hai chàng trai hẹn nhau đi săn, không ngờ nhìn thấy Quận chúa leo lên con ngựa, chẳng ai tháp tùng đã xông vào rừng. Họ trợn mắt không biết nàng kiếm đâu ra bộ đồ bó sát… sát… sát kia… Cả giày ống cao nữa! Bệ hạ nhìn thấy mà không lôi nàng về treo lên ngọn cây mới lạ! Hai người ăn ý lập tức phóng ngựa đuổi theo, thế là bám sát cho tới bây giờ.
Lỗ Lang nhìn cục diện một nữ hai nam, híp đôi mắt cáo, lên tiếng trước:
-Các ngươi làm sổng con mồi của gia rồi!
Chu Lạc Tịch Tề nhíu mày nhìn hắn, rồi nhìn năm hộ vệ phía sau hắn, cảnh giác khiển ngựa tiến lên trước che chắn cho em gái.
-Ngươi là ai? Ăn mặc không giống chúng ta, thấy Quận chúa còn không biết chào.
Lỗ Lang nhìn xuyên qua Tịch Tề, ánh mắt chạm vào đôi nhãn tròng long lanh của cô gái. Hắn tự hỏi ở Khương La có bao nhiêu “Quận chúa”, nếu thật là nàng thì bọn họ có duyên quá chứ, vừa đến đã gặp!
-Cái tên này! Mắt chó nhìn đi đâu đó?
Tịch Tề xắn tay áo dong dỏng mắng, hắn chịu không nổi cái cách gã này nhìn em gái mình, giống ruồi nhìn hũ mật! Lỗ Lang gãi gãi mũi, tiểu thư khuê các thật là phiền, xưa nay hắn rất ghét mấy cô nàng đụng đến là đỏ mặt, mở miệng chỉ nói lễ nghĩa rất giả dối. Hắn vẫn thích nữ nhân ở thanh lâu hơn, trực tiếp thẳng thắn, tiền trao cháo múc! Cũng vì thế Lỗ Lang không ưng mấy đám mà Thái tử giới thiệu. Một cô cứ tránh hắn như tránh tà, vừa nắm tay một cái đã lăn ra ngất, một người khác mặt đỏ như đít khỉ, làm như bị hắn nhìn cũng to bụng vậy! Có cô khá hơn chút thì ra vẻ thanh cao lạnh nhạt, cảnh giới cao như vậy đi tu cho rồi! Không biết Quận chúa này thuộc loại nào trong những loại trên, nàng được nuôi dưỡng trong hoàng gia, tính tình có lẽ kiêu ngạo tự phụ…
Trong khi ba chàng trai đều giữ im lặng đánh giá lẫn nhau thì Tư Tư chỉ quan tâm đến mũi tên của mình. Nàng nhảy xuống ngựa, chạy tới gốc cây. Cái lông hồng đung đưa, mũi nhọn bằng đồng cắm vào vỏ cây. Tư Tư dùng sức giật ra, không được thì đạp một chân lên thân cây kéo ra. Tịch Tề và Hựu Trát cùng hô một tiếng “Cẩn thận!”, thế là nàng và mũi tên trong tay té bịch xuống đất, mông đau ê ẩm. Tư Tư lật đật bò dậy, lá khô dính trên tóc, mắt nhìn chăm chăm cái lỗ trên gốc cây như có thâm thù đại hận. Lỗ Lang cảm thấy thú vị, trông cô gái này giống con búp bê bằng rơm mà ngày bé hắn ăn cướp được từ tay nhị tỷ.
-Cô là Minh Châu quận chúa?
Tư Tư phủi cỏ trên người, ngẩng đầu khó hiểu nhìn hắn.
-Ngươi là ai?
-Lỗ Lang!
-“Lang”? Khoai lang?
Lỗ Lang xám mặt, buồn bực sửa lại:
-Không phải, “lang” nghĩa là tốt đẹp!
-Ồ?
Tư Tư không có thói quen nói chuyện với người lạ, mặc kệ củ khoai này có ăn được không, nàng muốn đi săn cơ! Cứ vậy trèo lên ngựa, Tư Tư chọn bừa một hướng đi tiếp. Tịch Tề và Hựu Trát phải đuổi theo, cho dù có trăm suy nghĩ về Lỗ Lang cũng không biểu hiện gì. Nếu họ nhớ không lầm, Thập thất hoàng tử của Đại Thế tên là Lỗ Lang.
Lỗ Lang nhìn ba người quay đít bỏ đi, thế là xong rồi? Không phải chứ? Đây là phép xã giao gì vậy? Hắn khịt mũi quay đầu hỏi một hộ vệ:
-Này, ngươi xem sức hút của gia có phải không hợp khí hậu nên giảm đi chút ít không?
Hộ vệ nghiêm chỉnh quan sát:
-Bẩm điện hạ,… sức hút là gì…?
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.