Chương 6
Bình Quả Thụ
24/06/2016
Từ ngày nhìn thấy tờ phiếu điền thông tin đáng ngờ kia cùng với thái độ
giấu giấu giếm giếm của thụ, công bắt đầu quan sát tỉ mỉ thụ, quả nhiên
đã bắt được những biểu hiện bất thường.
Ví dụ hỏi cậu ấy sao dạo gần đây buổi tối không đến quán cà phê, thụ bảo ở nhà đọc sách, hỏi cậu đọc sách gì thì lại không trả lời. Ví dụ lúc thụ cúi xuống lau sàn nhà một lúc, đến khi đứng lên thì người hơi đảo một cái, là vì thân thể yếu quá sao? Hay như lúc nhìn cậu ấy, thụ lúc nào cũng có phần lúng túng tránh né ánh mắt mình. Có lần còn nghe thấy cậu ấy tự lẩm nhẩm cái gì mà: “Còn phải đi một lần nữa”.
Đi đâu? Chỉ có thể là đi bệnh viện.
Minh chứng rõ ràng nhất chính là: Thụ đột nhiên không thích nghe tấu nói[1] nữa! Ngày trước, cậu thích nhất là xem tấu nói đấy! Mặc dù miệng thụ nói là vì nghe nhiều rồi, thấy hơi ngán nhưng công cứ cảm thấy là bởi vì nội tâm đau thương quá lớn, cười không nổi!
[1] Tấu nói: Là một loại khúc nghệ của Trung Quốc, dùng những câu nói vui, hỏi đáp hài hước hoặc nói, hát để gây cười. Phần lớn là để châm biếm thói hư tật xấu và ca ngợi những tấm gương người tốt việc tốt.
Công có phần mất kiên nhẫn, gọi điện cho A.
Công: “Thông thường thì những bệnh nào cần xét nghiệm máu?”.
A: “Nhiều lắm, rất nhiều bệnh cần xét nghiệm máu”.
Công: “Bệnh nghiêm trọng một chút ấy”.
A: “Nghiêm trọng một chút ấy hả? Chắc là bệnh máu trắng hay gì đấy. Sao thế?”.
Công: “… Tôi ngờ là… tôi ngờ là Chiêu Ninh mắc bệnh rồi…”.
A: “… Tôi không nhớ ông có thói quen đi xem bói…”.
Công: “Tôi không nói đùa với ông đâu!”.
Thế là công đem tuốt tuồn tuột từ việc thụ lừa anh cái gì, giấu giếm ra sao cho đến những biểu hiện bất thường trong sinh hoạt hằng ngày kể hết cho A nghe.
A: “Mợ nó, vốn chẳng thấy có vấn đề gì, nghe ông nói xong, quả nhiên thấy cũng có vẻ…”.
Công: “Tôi cũng không biết, cũng không dám hỏi cậu ấy…”.
A: “Nếu như, tôi nói là nếu như, nếu như là thật thì ông tính sao?”.
Công: “Chẳng tính sao cả, cứ theo lệ cũ ngày ngày mua đồ ăn, làm cơm, nói chuyện phiếm, đi xem phim, chỉ nhiều hơn một việc là cùng cậu ấy đến bệnh viện kiểm tra thôi”.
A thấy thật bất ngờ. Theo những gì công vừa nói, mặc dù trước mắt thụ mới chỉ là bạn của công nhưng công đã coi thụ là người của mình rồi. A nghĩ ngợi một hồi, nói: “Tôi thấy việc quan trọng trước mắt vẫn là làm rõ chuyện này cái đã”.
Dù công đồng ý với A, nhưng đến lúc chỉ có hai người với nhau, trong mắt công:
Nụ cười của thụ hơi nhạt một chút, đó là cười khổ. Thụ cười lớn một chút, đó là cười miễn cưỡng; Thụ nói ít một chút, đó chính là vì quá đau khổ, không muốn nói chuyện; Thụ nói nhiều một chút, đó chính là muốn dùng lời nói để che giấu nỗi khổ sở trong lòng. Tóm lại, nhìn bộ dạng thụ thế này, có muốn mấy, công cũng không hỏi ra miệng được, nhưng trong tim anh thì mười phần đã rõ tám, chín rồi.
Thụ cuối cùng cũng nhận ra công có điểm bất thường. Mấy ngày nay rất hay hỏi mấy câu chẳng hiểu đầu cua tai nheo ra sao, còn thường xuyên nhìn chăm chăm vào cậu khiến cậu mất tự nhiên. Nghĩ tới nghĩ lui một hồi, thấy bản thân mình trừ việc dạo gần đây buổi tối bận đọc truyện cổ tích không đến quán cà phê ra thì cũng đâu có gì lạ. Thụ quyết định phải nói chuyện rõ ràng với công mới được.
Thế là một ngày, cơm nước xong xuôi, thụ đợi công rửa hết bát đũa liền kéo anh đến ngồi trên sô pha, hỏi: “Dạo này anh làm sao đấy?”.
Công thầm thở dài một hơi, cuối cùng cũng đã đến lúc rồi, sau đó nhẹ giọng hỏi lại: “Không phải tôi làm sao, mà là cậu làm sao thế?”.
Thụ hoàn toàn chẳng hiểu gì: “Tôi làm sao cơ?”.
Công thấy thụ vẫn cố chấp không chịu nói ra, trong lòng đau đớn, nhưng anh cũng biết phải để thụ đối mặt với thực tế: “Tôi biết cậu bị bệnh, có thể là bệnh rất nặng rất nặng. Nhưng thế cũng không sao, cậu không cần lo lắng, tôi sẽ tìm bác sĩ giỏi nhất, nhất định sẽ chữa khỏi cho cậu thôi”.
Lông mày thụ nhíu lại: “Anh nói gì?”.
Công thở dài một cái: “Đừng trốn tránh nữa, mọi việc rồi sẽ ổn thôi”.
Thụ khóc không được mà cười cũng không xong: “Ai nói với anh là tôi bị bệnh thế?”.
Công thấy thụ vẫn rất cố chấp, vừa lo lắng vừa tức giận: “Cậu còn muốn giấu giếm đến lúc nào nữa? Lần trước rõ ràng cậu đi ra từ bệnh viện ngay gần hiệu sách, cậu lại nói dối tôi là cậu không đi qua phía đó. Tôi tìm thấy phiếu điền thông tin xét nghiệm máu trong túi cậu, hỏi cậu có phải bị ốm rồi không, cậu lại nói mình không sao! Chiêu Ninh, rốt cuộc thì cậu mắc bệnh gì, cậu nói cho tôi, tôi đã hứa sẽ tìm bác sĩ chữa cho cậu thì nhất định sẽ làm được!”.
Thụ lúc này ngây đơ ra rồi. Đây là lần đầu tiên cậu thấy công tức giận. Thụ nhìn đôi mắt đỏ quạch vừa lo lắng vừa phẫn nộ, nhất thời không biết nói gì mới phải. Cậu trầm mặc một lúc, đứng dậy đi vào phòng ngủ lấy ra mấy quyển sách đặt trước mặt công: “Lần đó đúng là tôi nói dối anh. Tôi bảo đi dạo phố, thực ra là đến hiệu sách mua sách của anh. Tôi đến bệnh viện thật ra là để hiến máu. Cái phiếu điền thông tin xét nghiệm máu mà anh nói là lúc hiến máu phải điền. Nếu anh không tin chúng ta có thể tới bệnh viện kiểm tra luôn bây giờ”.
Lần này đến lượt công đần ra.
Mãi một lúc lâu sau, anh mới chậm rãi mở miệng: “Cậu, cậu còn tự mình đi mua sách của tôi à?”.
Thụ gật đầu.
Công: “Cậu, thật sự không mắc bệnh gì?”.
Thụ: “Ngày mai tôi sẽ đi kiểm tra sức khỏe toàn thân, anh có thể đọc kết quả của tôi”.
Công: “Thế tại sao cậu không nghe tấu nói nữa?”.
Thụ: “… Dạo gần đây tôi thích xem mấy tác phẩm ngắn”.
Công cuối cùng cũng có thể thở phào nhẹ nhõm, toàn thân như mất hết khí lực ngã thẳng xuống sô pha: “Dọa chết tôi rồi. Hóa ra là tại tôi nghĩ ngợi lung tung, cậu không sao thì tốt rồi… tốt quá rồi… Ủa? Cậu nhìn tôi làm gì?”.
Ánh mắt thụ có chút phức tạp, mãi một lúc lâu sau mới cất giọng hỏi: “Hướng Vãn, anh, có phải là thích tôi không?”.
Công nhảy dựng lên, kinh hãi nhìn thụ, trong đầu chỉ có một ý nghĩ duy nhất: Xong rồi, bị phát hiện rồi, tình bạn cũng mất luôn rồi!
Công ép bản thân mình bình tĩnh lại, miễn cưỡng bày ra một nụ cười, nói lớn: “Sao, sao lại thế được. Chúng ta là bạn bè mà, tôi chỉ là rất thích đồ ăn cậu nấu thôi, đúng thế, tôi chính là thích món sườn cậu làm. A, còn có món thịt đúc ớt tôi cũng thích, ngoài ra thì không có gì nữa đâu. Thật đấy, nhưng cái áo khoác gió màu gạo kia cậu mặc rất đẹp. A, không phải, ý tôi là rất hợp với cậu, cũng không phải, chính là, cậu cười một cái tôi liền cảm thấy ngày hôm đó rất đẹp, không, ý tôi là, tôi… tôi…”.
Thụ không có phản ứng gì, chỉ nhìn công chăm chú.
Công nhất thời như quả bóng bị xì hết sạch hơi, thanh âm càng ngày càng yếu ớt, đến cuối cùng thì đã nhỏ đến mức sắp chẳng ai nghe thấy nữa:
“Đúng thế, tôi thích cậu.”
Anh thỏ và chú chim yến
“Trích Tuyển tập truyện cổ tích của nhà văn Hướng Nhật Quỳ”
Anh thỏ bị thứ âm thanh ríu rít lại có phần yếu ớt làm cho tỉnh giấc. Anh chậm rãi từ giường ngồi dậy, đi đến dựa vào cánh cửa căng tai nghe kỹ. Không sai, là âm thanh từ bên ngoài truyền vào, vừa cao lại vừa mỏng:
A, lại rụng mất một sợi lông rồi. Thật là, nước buổi sáng lạnh quá. Tại sao mặt trời còn chưa ló dạng?
Anh thỏ nhíu mày, nhẹ nhàng mở cửa. Con vật nhỏ ngoài cửa dường như cũng nhận ra sự xuất hiện của anh, giọng còn trở nên vui vẻ hơn trước:
Ồ, chào buổi sáng. Thật vui mừng được gặp anh trong một buổi sáng đẹp thế này, xin cho phép tôi tự giới thiệu một chút, tôi đến từ… Hây, anh à, tôi biết là tôi có hơi thấp một chút nhưng anh có thể không cùng lúc vừa chăm chú nghe tôi nói vừa nhìn qua người tôi đến chỗ xa xôi nào đó như thế không?
Anh thỏ có phần lung túng: Thật xin lỗi, tôi, không nhìn thấy.
Vật bé nhỏ kia ngây ra: Không nhìn thấy? Ý của anh là, đôi mắt đỏ xinh đẹp của anh không nhìn được sao?
Anh thỏ gật gật đầu, hơi lạnh buổi ban mai cuối cùng cũng kéo được anh khỏi trạng thái mơ màng lúc mới tỉnh giấc, anh cảm thấy âm thanh của đối phương có lẽ đến từ một nơi thấp hơn, liền ngồi luôn xuống đất.
Ôi trời, tôi rất xin lỗi.
Anh thỏ cảm thấy có gì đó đập nhẹ vào đùi, đoán có lẽ là vị khách không mời mà đến kia đang an ủi mình.
Anh à, thật có lỗi nhưng tôi vẫn muốn nói, tôi là chim yến đến từ khu rừng rậm ở dãy núi bên cạnh. Chim trong tộc tôi đều đã bay về phương nam cả rồi, hừ, cái đám sợ rét đấy, tôi chỉ là bận thu thập đồ đoàn…
Nói đến đây, chim yến hình như hơi mất tinh thần: Được rồi, thật ra là tôi bị lạc khỏi đội, đã mấy ngày không được ăn gì, lông vũ cũng rụng đi không ít, thời tiết lại lạnh thế này, vì vậy…
Anh thỏ bật cười: Vì vậy, cậu có muốn cùng tôi dùng món súp cà rốt cho bữa sáng không?
Cứ như vậy, chú chim yến kia ở lại nhà của anh thỏ. Giờ đã là mùa thu, mùa đông lạnh giá sắp đến gần, chú chim yến bị lạc đội kia không cách nào tự mình bay qua chặng đường xa xôi để đến phương nam. Thế nên anh thỏ tốt bụng đã giữ chú lại. Đợi đến mùa đông năm sau chú sẽ cùng người trong tộc mình bay về ngôi nhà ở khu rừng rậm kia.
Mặc dù mắt anh thỏ không nhìn thấy gì nhưng hoạt động trong nhà vẫn rất linh hoạt. Chú chim yến có lần vì tò mò, thử nhắm mắt bay từ trên bàn lên giường, kết quả là đâm thẳng vào bóng điện.
Anh thỏ, anh thật giỏi quá! Chim yến thật tâm khen ngợi.
Anh thỏ có đôi tai dài, mỗi lần anh nằm lên sô pha ngủ, đôi tai đều rủ xuống. Lúc này việc chim yến thích nhất chính là bay lên đầu anh thỏ, sau đó theo đôi tai dài của anh thỏ mà trượt xuống dưới. Có mấy lần anh thỏ bị chim yến nghịch ngợm làm tỉnh giấc, một tay bắt lấy chú chim yến, ôm vào lòng tiếp tục giấc mộng dở dang của mình. Chim yến rất ấm ức. Thang trượt trơn mượt thế, đang chơi vui mà. Có điều nhiệt độ cơ thể anh thỏ rất ấm áp, lại còn có lông xù xù, thế nên chẳng bao lâu sau, chim yến cũng thiếp đi.
Đương nhiên, chim yến cũng không phải ở nhà anh thỏ ăn không uống không. Chú sẽ đọc từng bài báo một trong tờ “Nhật báo Rừng sâu” cho anh thỏ nghe; Chú còn đem mấy loại hạt ngũ cốc mình thu thập lúc trước cùng với cái xẻng sắt đổi được từ chỗ cáo cho anh thỏ, như thế lúc anh thỏ thu hoạch cà rốt sẽ không bị thương ở tay nữa.
Có điều, chim yến vẫn cứ luôn thắc mắc tại sao đồ ăn của anh thỏ lúc nào cũng nhạt, chẳng có tý mùi vị nào thế? Mặc dù cậu chỉ là một chú chim yến, nhưng thỉnh thoảng cậu cũng muốn ăn một chút đồ ngọt mà.
Về việc này, anh thỏ cảm thấy có lỗi: Bạn tốt à, tôi trời sinh đã không có vị giác rồi.
Ôi, sao lại thế? Như thế thật đáng tiếc!
Chim yến rất ngạc nhiên, bay qua bay lại trên người anh thỏ, giọng nói có phần thương cảm.
Anh thỏ nghe thấy chim yến nói vậy chỉ cười khẽ: Có vấn đề gì đâu? Tôi cũng đã quen rồi.
Chim yến không nói gì nữa, vỗ cánh bay đến bên cửa sổ, đưa mắt nhìn ra cảnh vật bên ngoài. Anh thỏ cũng im lặng, anh biết chim yến nhất định lại bay đến bên cửa sổ rồi. Lúc chim yến yên lặng nhất trong ngày chính là lúc cậu ấy ngồi bên cửa sổ, anh thỏ đoán, có lẽ cậu ấy rất nhớ người nhà của mình. Thế là, anh thỏ rót một cốc sữa đậu nành nóng hổi để trên bàn, anh nghĩ chim yến nhất định sẽ cần đến nó.
Cả mùa đông trời đều đổ tuyết, đâu đâu cũng trắng xóa một màu. Chim yến trốn trong căn nhà nhỏ của anh thỏ, mổ mổ mấy hạt thóc trên đĩa, cảm thấy vô cùng mãn nguyện. Dạo gần đây lông vũ của chim yến hình như đã mọc ra không ít, màu sắc cũng đẹp hơn nhiều rồi. Lúc chim yến vui mừng đem chuyện này nói với anh thỏ, anh thỏ bảo:
Thật tốt quá rồi, chúng ta ăn mừng một chút nào. Tôi sẽ làm cho cậu một cái bánh quy nhé. Đừng lo, tuy tôi không nhận biết được mùi vị nhưng tôi có mật ong. Tôi dùng mười củ cà rốt đổi cho chú gấu ngựa lông xám lấy một lọ mật ong, ông ấy đảm bảo nếu làm bánh mà cho thêm ít mật ong này là đủ ngọt rồi.
Bánh quy chỉ một lúc đã làm xong, trong căn nhà nhỏ của anh thỏ tràn ngập hương thơm quyến rũ. Anh bẻ bánh thành từng miếng nhỏ, đặt trước mặt chim yến: Mau ăn thử xem, có ngọt không?
Chim yến ăn vài miếng: Rất ngọt, ăn ngon lắm!
Anh thỏ rất vui, cũng ăn vài miếng: Ừm, giòn giòn.
Chim yến nhìn anh thỏ, đột nhiên hỏi: Anh thỏ, anh có ngửi được mùi hoa nở vào mùa xuân không?
Anh thỏ sững ra rồi mới gật gật đầu.
Anh hồi tưởng lại mùi của các loại hoa đi, bọn chúng mặc dù mùi hương không giống nhau nhưng đều có một điểm chung. Anh cảm nhận một chút, đó chính là vị ngọt. Vị ngọt, ừm, sẽ khiến người ta cảm thấy thoải mái hơn, vui vẻ hơn…
Chắc là thế, chim yến nhớ lại lúc nhỏ khi cậu khóc, chỉ cần mẹ đưa ra nước hoa ép ngòn ngọt dỗ vài câu là cậu liền vui vẻ lại ngay.
Còn vị mặn… Anh đã từng đến biển chưa?
Anh thỏ lại gật gật đầu.
Gió ở biển, nước biển đều là vị mặn. Anh hồi tưởng lại mùi của gió biển, có điều chắc không tanh như thế đâu, anh phải bỏ cái mùi tanh đó ra…
Vị cay, nếu là rất rất cay thì chỉ cần anh đụng đến nó thì sẽ không nhịn được mà thè lưỡi ra, giống như trong miệng đang có lửa, đốt nóng rực vậy, ha ha.
Còn vị chua, vị chua chính là…
…
Nguyên cả buổi chiều, chim yến cứ ríu rít nói mãi không thôi, anh thỏ cũng rất chăm chú nghe. Anh thấy mình trước nay chưa từng thấy vui vẻ như thế. Chỉ có một lúc mà anh đã thưởng thức được biết bao nhiêu là mùi vị.
Chớp mắt mùa đông đã qua. Dòng nước bắt đầu phá vỡ mặt băng trên cùng, những vệt tuyết đọng bắt đầu tan chảy, màu xanh của rừng rậm xuất hiện từng tý từng tý một. Mùa xuân đến rồi.
Chim yến rời nhà anh thỏ vào một buổi chiều mùa xuân. Ngày đó chim yến đang nằm trên người anh thỏ kể câu chuyện về cuộc thám hiểm một sơn cốc sau đó bị kẹt vào một bụi cây của mình thì đột nhiên nghe thấy bên ngoài có âm thanh chim yến rất ồn ào, còn có cả tiếng vỗ cánh nữa.
Ôi, trời ạ, anh thỏ, tôi nghĩ tôi phải đi rồi. Có chuyện tôi nhất định phải nói với anh, sữa đậu nành anh làm rất ngon. Tạm biệt anh thỏ yêu quý của tôi.
Nói xong câu này, chim yến thoáng cái đã bay ra ngoài, nhanh đến mức anh thỏ muốn gọi một tiếng cũng không kịp. Anh thỏ vội vã chạy ra, bên ngoài có rất nhiều chim yến đang bay qua, để ý kỹ còn nghe được cả âm thanh ríu rít của chúng nữa. Anh thỏ sốt ruột, lần đầu tiên anh thấy ghét việc mình không nhìn được, anh tìm không thấy chim yến.
Anh tìm không được chim yến rồi. Thậm chí đến một câu “Tạm biệt” cũng không kịp nói với cậu ấy.
Xuân qua thu đến, lại một mùa đông nữa sắp bắt đầu. Mắt anh thỏ không nhìn thấy gì, muốn tìm thức ăn trong mùa đông sẽ rất vất vả, thế nên mỗi năm anh đều nhân lúc tiết trời còn ấm áp mà cố gắng tích trữ thật nhiều đồ ăn. Nhưng năm nay anh đi đi lại lại trong nhà, rõ ràng đã chuẩn bị đầy đủ lương thực cho cả mùa đông rồi, chẳng hiểu sao vẫn thấy thiếu thiếu cái gì đó. Anh thỏ nghĩ ngợi hồi lâu, lấy ra một sợi lông vũ. Đó là do chim yến tặng anh, chính là sợi lông rơi ra ở trước nhà anh thỏ lần hai người gặp mặt đầu tiên. Ngày ấy chim yến đã nói: Anh thỏ, đây là một sợi lông có ma thuật, đến lúc tôi đi rồi, nếu anh muốn gặp tôi thì chỉ cần lấy nó ra trước mặt rồi gọi tên tôi, tôi sẽ xuất hiện.
Anh thỏ đem sợi lông đặt trên bàn, miệng gọi: Chim Yến, Chim Yến. Nhưng chim yến không xuất hiện. Anh thỏ lại nghĩ: Không biết nếu dùng sữa đậu nành thì có dụ được chim yến đến không nhỉ? Thế là anh lại rót một cốc đậu nành nóng hổi để trước sợi lông kia. Chim yến vẫn không xuất hiện.
Anh thỏ nghĩ: Chắc mình sẽ chẳng bao giờ tìm được chim yến nữa rồi.
Thời tiết càng ngày càng lạnh. Anh thỏ mỗi ngày chỉ có ăn cơm, ngồi ngây ra rồi đi ngủ. Có lúc anh cũng bước đến bên cửa sổ “nhìn” ra ngoài, anh nghĩ, nơi chim yến cùng gia đình cậu ấy trú ở phương nam liệu có một chiếc cửa sổ như thế này không? Nghĩ ngợi miên man hồi lâu, anh thỏ hơi buồn ngủ, liền nằm bò luôn ra cửa sổ mà thiếp đi.
Đang say giấc thì bên ngoài truyền đến những tiếng gõ cửa gấp gáp. Anh thỏ dụi dụi mắt, lần theo tường bước đến mở cửa, liền nghe thấy một âm thanh cao vút, mỏng mảnh:
Anh thỏ, thật có lỗi lại làm phiền lúc anh đang ngủ. Nhưng mà, anh thấy đấy, tôi lại lạc đội rồi.
Thụ biến mất rồi, đã biến mất tròn năm ngày rồi.
Ngày đó sau khi tỏ tình xong, còn chưa đợi thụ nói gì công đã vội vã chạy thẳng ra cửa. Chạy ra rồi lại còn gửi một tin nhắn giấu đầu lòi đuôi đến cho thụ: Dạo này quán cà phê hơi bận, tôi đi trước đây. Đi đến bên đường cái, bị gió lạnh thổi tỉnh táo không ít, công lại rút điện thoại ra gọi cho A.
Công: “Tôi nói rồi!!!”.
A: “Nói cái gì rồi?”.
Công: “Tôi nói với Chiêu Ninh là tôi thích cậu ấy, tôi tỏ tình rồi!!!”.
A: “Mợ nó! Ông từ từ đã, đợi tôi pha ấm trà, lấy ít đồ ngọt đã rồi hẵng kể tiếp!”.
Công: “… Tóm lại là Chiêu Ninh không bị bệnh, sau đó tôi đã tỏ tình rồi!”.
A: “Tiếp theo?”.
Công: “Tiếp theo tôi liền chạy ra ngoài!”.
A: “…”.
Công: “Lúc đó tôi hồi hộp tý nữa thì nôn hết đồ ăn ra rồi!”.
A: “… Ông nôn cũng không quan trọng, Chiêu Ninh không nôn là được!”.
Công: “Tôi làm sao dám nhìn chứ! Xong rồi, nói không chừng còn nôn thật ấy chứ! Làm sao đây, có khi nào từ nay về sau cậu ấy sẽ không để ý đến tôi nữa không?”.
A: “Ông bình tĩnh đã nào. Trước tiên cứ thế đã, không phải ngày nào ông cũng mua đồ đến nhà Chiêu Ninh cùng ăn cơm sao, đợi ngày mai xem phản ứng của cậu ấy thế nào đã”.
Bởi vậy ngày hôm sau, công theo lệ thường lén lút đến bên góc đường đợi thụ, nhưng đợi đến giờ tan ca vẫn chẳng thấy người đâu. Công mất kiên nhẫn, lại còn cực kỳ hồi hộp, miễn cưỡng ổn định lại tâm tình để chạy vào quán cà phê. Ông chủ vừa thấy anh đã nói ngay thụ xin nghỉ phép rồi. Công nghe thế lập tức chạy thẳng đến nhà thụ, cửa khóa kín. Để lại giấy nhớ, gửi tin nhắn, gọi điện thoại, thụ có rất nhiều cách để báo với công một tiếng, nhưng cậu không làm thế. Công nghĩ: Quả nhiên là không được, cậu ấy không cách nào chấp nhận được việc bị một người con trai khác tỏ tình. Nhưng bản thân đã yêu cậu ấy quá rồi, yêu đến không cách nào che giấu được nữa.
Công cứ nghĩ mãi, có khi nào sau cánh cửa này là một căn phòng trống rỗng rồi không? Có khi nào từ nay về sau sẽ chẳng bao giờ gặp lại thụ nữa?
Công rất sợ ý nghĩ này nhưng lại không cách nào khống chế bản thân đừng nghĩ nữa, anh chỉ có thể mỗi ngày đến chỗ thụ ở, đứng trước cửa hút thuốc hoặc ngây ra nhìn điện thoại.
Thụ đã về nhà. Khi người ta có tâm trạng hỗn loạn muốn tìm một nơi yên tĩnh, ý nghĩ đầu tiên luôn là muốn về nhà.
Có điều bố mẹ thụ đều là giáo viên, công việc dạy dỗ người khác làm vài chục năm rồi, vừa nhìn qua đã biết con mình có tâm sự. Bởi vậy vào bữa tối một ngày nọ, mẹ thụ hỏi: “Có phải công việc có gì không ổn không?”.
Thụ: “Không có đâu, công việc của con rất tốt, ông chủ dạy con rất nhiều điều”.
Mẹ Diệp: “Vậy thì được rồi. Con trước giờ vẫn muốn mở một tiệm cà phê, bây giờ làm việc ở chỗ người ta thì phải khiêm tốn một chút, chăm chỉ học lấy kinh nghiệm”.
Thụ: “Con biết rồi”.
Mẹ Diệp: “Vậy…”.
Thụ: “Bố, mẹ, con, con định sau này sẽ phát triển sự nghiệp ở Dương Thành”.
Bố Diệp: “Lúc đầu con chỉ là muốn đến nơi khác xem thế nào, có điều nếu đã muốn ở lại đó thì cũng tốt. Dù sao cũng cách thành phố Thanh Châu nhà chúng ta không xa, muốn về lúc nào thì về”.
Thụ: “Vâng, con rất thích Dương Thành. Không khí trong lành, đường phố sạch đẹp, khụ, người ở đó cũng rất tốt nữa”.
Bố Diệp trêu: “Xem ra ở đó không tồi đâu nhỉ. Thế lần này con về làm gì? Về khoe khoang với hai ông bà già này đấy hả?”.
Thụ: “… Không phải, là về nhà thăm hỏi một chút thôi”.
Tối đó thụ nằm trên chiếc giường quen thuộc ở nhà, lăn qua lăn lại mãi vẫn không ngủ được. Cậu hơi nhớ công.
Ngày đó công thổ lộ xong, chạy trối chết, còn bản thân mình thì sao, cũng có thể coi là trốn mất dạng. Hơn nữa còn trốn vô cùng triệt để. Thụ không thể lừa dối bản thân, sau khi công nói ra câu “Tôi thích cậu”, cậu sững hết người. Hết lần này đến lần khác, thụ tự nhắc nhở bản thân, mình là một thằng đàn ông, thế nhưng lòng lại không nhịn được, vừa thích thú vừa lo lắng. Cuối cùng cậu cũng phải thừa nhận, mình thích công, là cái kiểu thích vượt rất xa so với tình cảm bạn bè bình thường. Có điều, thụ vẫn chưa chuẩn bị tâm lý để chấp nhận công. Mà quan trọng hơn nữa là, công mặc dù đã tỏ tình rồi, lại cũng đâu có nói mấy câu đại ý như “Hãy ở bên tôi đi” hay gì đó tương tự như thế! Tóm lại giờ phút này, lòng thụ loạn như ma, mà cứ nghĩ đến ngày hôm sau phải gặp công, cậu thấy với tình trạng bản thân bây giờ thật sự không cách nào đối diện với công được, liền quyết định chạy về nhà trốn mấy hôm.
Đến ngày thứ bảy, thụ cuối cùng cũng trở về, tám giờ tối có mặt ở chỗ trọ, phát hiện trước cửa nhà có một cái lọ nhựa, bên trong toàn là đầu thuốc. Cậu nghĩ đi nghĩ lại, cuối cùng xuống dưới lầu gõ cửa chủ nhà. Bác chủ nhà ra mở cửa, vừa thấy cậu đã nói ngay: “Tiểu Diệp à, có phải cậu nợ tiền anh bạn kia không thế? Ngày nào cậu ta cũng đến trước cửa nhà cậu hút thuốc, sắc mặt cực kỳ khó coi…”.
Thụ cười cười: “Không có gì đâu ạ, mấy ngày trước bọn cháu cãi nhau một tý ấy mà. Giờ cháu đang chuẩn bị tìm cậu ấy đây”. Thụ nói mấy câu xã giao với bác chủ nhà rồi lên phòng, đặt túi đồ xuống, lấy ra một hộp cơm.
Thụ xách theo hộp cơm, từ tốn bước ra ngoài. Cậu chọn một con đường khác so với bình thường, cứ đi như thế lại đến đúng chỗ góc đường mà công vẫn hay đứng đợi mình. Cậu dựa vào tường, nghĩ đến dáng vẻ công thích ăn sườn, dáng vẻ công gấp ếch bằng giấy, dáng vẻ công viết truyện cổ tích, dáng vẻ công nói thích mình.
Dáng vẻ của người đó, rõ ràng đã khắc sâu trong lòng.
Thụ thở dài một hơi, đi về phía quán cà phê.
Công nhìn thấy thụ, nhất thời giật mình, rất lâu sau mới lắp bắp nổi một câu: “Cậu, cậu đến rồi”.
Thụ: “Vừa mới quay lại”.
Thụ tìm một chỗ trống ngồi xuống, nói: “Cái lọ nhựa đựng đầy tàn thuốc trước cửa nhà tôi, anh định đem về bán lấy tiền à?”.
Công đầu tiên là gật gật, sau lại đột nhiên lắc đầu: “Không phải, tôi sợ làm bẩn chỗ đó nên mới nhét hết vào một chỗ”.
Thụ: “Mang cho anh ít sườn này, mẹ tôi làm đấy, không biết có hợp khẩu vị của anh không?”.
Công: “A? Mẹ cậu đặc biệt làm cho tôi à?”.
Thụ liếc công một cái: “Anh nghĩ nhiều quá rồi đấy”, sau đó đưa hộp cơm cho công.
Công nhìn món sườn quay nóng hổi trong hộp cơm: Sao nhìn thế nào cũng giống “Bữa tiệc cuối cùng” thế!
Công ngẩng đầu lên: “Tôi có thể không ăn không?”.
Thụ: “Làm sao thế?”.
Công đem hộp cơm trả lại, lắc đầu: “Tôi không ăn đâu”.
Thụ: “Anh không thích ăn quay à?”.
Công trầm mặc một lúc, nhìn thụ nói: “Tôi thích cậu, xin lỗi, tôi thật sự thích cậu, hiện giờ tôi không cách nào giả vờ mình không thích cậu được cả, vì vậy…”.
Thụ ngắt lời công: “Anh có thể kể cho tôi nghe một câu chuyện cổ tích không? Truyện anh viết là được”.
Công: “… Cậu, cậu muốn nghe truyện nào?”.
Thụ: “Câu chuyện về con mèo cứ lưu lạc khắp nơi ấy”.
Công: “Ngày xửa ngày xưa có một con mèo đen, nó…”.
Tốc độ kể chuyện của công rất chậm, giọng nói cũng rất thấp. Thụ nhìn anh, nghĩ: A, đây là dáng vẻ công khi kể chuyện.
Sau đó, cậu đứng dậy, nghiêng người về phía trước, hôn lên tai công, nói:
“Cảm ơn anh đã thích tôi. Tôi đến là để nói với anh, thực ra tôi cũng thích anh.”
Lần đầu tiên trong đời, công kể chuyện cổ tích, kể đến muốn khóc.
Sáng thứ Bảy, A nhận được điện thoại của công, nói muốn mời cậu ăn cơm.
A: “Ăn cơm? Sao tự dưng lại có hứng mời tôi ăn cơm?”.
Công: “Ông không có thời gian hả?”.
A: “Cũng không phải… Mà nói mới nhớ, ông với Chiêu Ninh thế nào rồi?”.
Công: “Không, không thế nào cả”.
A: “Không thế nào là thế nào?”.
Công: “Thì chính là không thế nào cả! Rốt cuộc ông có đến không, sáu giờ tối nay, quán Thực Vi Thiên”.
A: “Ờ, biết rồi”.
Thụ đứng một bên vừa cán bột gói sủi cảo, vừa nhìn công mặt mũi đỏ bừng dập điện thoại, không nhịn được mà đưa tay vuốt má anh một cái: “Chẳng phải chỉ gọi có cuộc điện thoại cho bạn rủ đi ăn thôi sao? Làm gì mà mặt đỏ bừng thế này?”.
Từ sau ngày hai người thổ lộ tình cảm cho nhau kia cũng xem như đã xác định quan hệ yêu đương. Thụ thì rất bình tĩnh, hoàn toàn chẳng có gì khác thường. Tâm trạng rối bời lúc trước, trải qua một tuần nghỉ ngơi căn bản đã hoàn toàn biến mất. Có thêm một người bạn trai, chủ yếu là khiến cậu cảm thấy mãn nguyện hơn thôi. Công thì ngược lại, thường xuyên hồi hộp còn hơn cả lúc tỏ tình. Lúc ở bên thụ, động một tý là đỏ mặt. Rõ ràng đã biết mình đồng tính từ lâu rồi, thế mà lúc này lại thuần khiết đến bất ngờ. Đối với việc này, thụ cảm thấy rất buồn cười: “Em nhớ lúc trước anh rất dũng cảm, ban ngày ban mặt còn dám hôn em”.
Công nghe thấy câu này liền quay đầu lại nhìn thụ, mắt chớp chớp. Thụ bị nhìn đến có phần lúng túng: “Khụ, ý của em là…”.
Chụt…
Công ghé sát lại bên tai thụ: “Em xem, giờ anh vẫn dám hôn em đấy thôi!”.
Ừm, lần này đổi thành cả hai người đều đỏ mặt rồi.
Lúc gần đến cuối tuần, công bảo thụ mình có một người bạn cũng biết chuyện của cả hai, định mời cậu ấy ăn bữa cơm, dù sao thì lúc trước cũng đã làm phiền cậu ấy không ít, hơn nữa cậu ấy cũng xem như là cố vấn…
Công đắn đo mãi, khó khăn lắm mới nặn ra được mấy chữ: Cố vấn về mặt tinh thần.
Thụ hiếu kỳ hỏi: “Cậu ấy cố vấn cho anh về chuyện gì thế?”.
Công nghĩ cả nửa ngày, đáp: “Cũng không nhớ nữa”.
Thụ: “…”.
Tối thứ Bảy, công với thụ từ sớm đã ngồi sẵn trong phòng đặt riêng ở quán ăn đợi, A vừa đến, nhìn thấy hai người lập tức cười toe: “Ồ…”.
Mặt công đã đỏ đến độ sắp chảy máu luôn rồi, còn thụ thì lại rất thản nhiên: “Chào anh, tôi là Diệp Chiêu Ninh”.
A: “Chào cậu, nghe danh đã lâu”.
Thụ: “Thế à? Anh ấy không nói xấu tôi chứ?”.
A: “Không có đâu, chỉ nói thích cậu, thích đến suýt nôn ra thôi!”.
Thụ: “… Lời tâm tình đặc biệt thế này, quả là lần đầu tiên nghe thấy”.
A âm thầm đưa mắt ra dấu với công: Không tồi, bình tĩnh thoải mái, khống chế cục diện rất tốt.
Thụ rót cho A cốc nước, nhìn thấy áo khoác A để sang một bên, hỏi: “Cái áo khoác này của anh nhìn hơi quen quen”.
A nghĩ thụ không nhận ra lần trước mình đã đến quán cà phê, vội đáp: “Không thể nào đâu, tôi hình như chưa từng đến quán cà phê ở chỗ cậu”.
Thụ: “Ừm, không phải anh. Tôi nói nhìn quen quen là vì lần trước có gặp một vị khách rất quái dị, anh ta hình như cũng mặc cái áo này”.
Công nãy giờ ngồi một bên cố gắng hạ nhiệt độ cho da mặt mình cuối cùng cũng bắt vào câu chuyện: “Em nói cái thằng cha biến thái lần trước ấy hở?”.
A đột nhiên hứng thú dạt dào, hỏi: “Biến thái? Thằng cha biến thái nào?”.
Công: “Cái này để tôi nói cho. Lần trước lúc đi làm, Chiêu Ninh có gặp phải một người khác, gọi cà phê thì gọi đi, lại còn gọi cái gì mà một cốc ‘Thời gian’, ha ha ha, ông nói xem hắn ta có phải là đọc truyện Quỳnh Dao nhiều quá rồi không?”.
A: “…”.
Công: “Chưa hết, gọi thế rồi, Chiêu Ninh bảo ở quán không có món đó, tên kia còn gọi thêm một cốc ‘Hồi ức’ nữa chứ”.
A: “… Thật ra, tôi cũng chẳng thấy hứng thú lắm đâu, không cần kể tiếp nữa…”.
Công: “Thỉnh thoảng tôi nhớ lại mà vẫn còn thấy buồn cười đây này, ha ha ha…”.
A hít một hơi thật sâu: “… Có thể gọi món được chưa?”.
Công: “Vậy thì chọn món đi”.
Công ân cần đẩy quyển thực đơn đến trước mặt thụ: “Em muốn ăn gì?”.
Thụ: “Để A chọn món trước đi”.
Công: “Cậu ta ăn uống tùy tiện lắm, em cứ chọn đi, xem xem thích ăn gì?”.
Thụ đưa mắt hỏi ý kiến A.
A: “… Cậu chọn là được rồi”.
Thụ: “Được rồi, vậy lấy một đĩa cá hấp, một đĩa thịt bò xào khoai tây, một đĩa đậu cô ve xào khô, ừm, anh muốn ăn gì?”.
Công: “Anh muốn…”.
Thụ: “Không được chọn món sườn”.
Công: “Anh không thèm chọn món sườn đâu, anh chỉ thích món sườn em nấu thôi”.
Thụ: “Í? Lần trước mẹ em nấu, không phải anh ăn rất vui vẻ đấy à?”.
Công: “Chuyện đó không giống nhau mà…”.
Công nói mãi nói mãi, tự nhiên thấy phía đối diện có vẻ im lặng quá, ngẩng đầu nhìn, mắt A đã trợn trắng lên rồi. Công giật mình: “Sao thế sao thế? Đói hoa mắt rồi à?”.
A: “Tôi không những đói, mà còn sắp mù luôn rồi!”.
Công: “Thế à…”.
Công dựng thẳng quyển thực đơn lên, che khuất toàn bộ mặt mình và thụ: “Được rồi, bảo vệ mắt cho ông còn nhìn thức ăn!”.
Ví dụ hỏi cậu ấy sao dạo gần đây buổi tối không đến quán cà phê, thụ bảo ở nhà đọc sách, hỏi cậu đọc sách gì thì lại không trả lời. Ví dụ lúc thụ cúi xuống lau sàn nhà một lúc, đến khi đứng lên thì người hơi đảo một cái, là vì thân thể yếu quá sao? Hay như lúc nhìn cậu ấy, thụ lúc nào cũng có phần lúng túng tránh né ánh mắt mình. Có lần còn nghe thấy cậu ấy tự lẩm nhẩm cái gì mà: “Còn phải đi một lần nữa”.
Đi đâu? Chỉ có thể là đi bệnh viện.
Minh chứng rõ ràng nhất chính là: Thụ đột nhiên không thích nghe tấu nói[1] nữa! Ngày trước, cậu thích nhất là xem tấu nói đấy! Mặc dù miệng thụ nói là vì nghe nhiều rồi, thấy hơi ngán nhưng công cứ cảm thấy là bởi vì nội tâm đau thương quá lớn, cười không nổi!
[1] Tấu nói: Là một loại khúc nghệ của Trung Quốc, dùng những câu nói vui, hỏi đáp hài hước hoặc nói, hát để gây cười. Phần lớn là để châm biếm thói hư tật xấu và ca ngợi những tấm gương người tốt việc tốt.
Công có phần mất kiên nhẫn, gọi điện cho A.
Công: “Thông thường thì những bệnh nào cần xét nghiệm máu?”.
A: “Nhiều lắm, rất nhiều bệnh cần xét nghiệm máu”.
Công: “Bệnh nghiêm trọng một chút ấy”.
A: “Nghiêm trọng một chút ấy hả? Chắc là bệnh máu trắng hay gì đấy. Sao thế?”.
Công: “… Tôi ngờ là… tôi ngờ là Chiêu Ninh mắc bệnh rồi…”.
A: “… Tôi không nhớ ông có thói quen đi xem bói…”.
Công: “Tôi không nói đùa với ông đâu!”.
Thế là công đem tuốt tuồn tuột từ việc thụ lừa anh cái gì, giấu giếm ra sao cho đến những biểu hiện bất thường trong sinh hoạt hằng ngày kể hết cho A nghe.
A: “Mợ nó, vốn chẳng thấy có vấn đề gì, nghe ông nói xong, quả nhiên thấy cũng có vẻ…”.
Công: “Tôi cũng không biết, cũng không dám hỏi cậu ấy…”.
A: “Nếu như, tôi nói là nếu như, nếu như là thật thì ông tính sao?”.
Công: “Chẳng tính sao cả, cứ theo lệ cũ ngày ngày mua đồ ăn, làm cơm, nói chuyện phiếm, đi xem phim, chỉ nhiều hơn một việc là cùng cậu ấy đến bệnh viện kiểm tra thôi”.
A thấy thật bất ngờ. Theo những gì công vừa nói, mặc dù trước mắt thụ mới chỉ là bạn của công nhưng công đã coi thụ là người của mình rồi. A nghĩ ngợi một hồi, nói: “Tôi thấy việc quan trọng trước mắt vẫn là làm rõ chuyện này cái đã”.
Dù công đồng ý với A, nhưng đến lúc chỉ có hai người với nhau, trong mắt công:
Nụ cười của thụ hơi nhạt một chút, đó là cười khổ. Thụ cười lớn một chút, đó là cười miễn cưỡng; Thụ nói ít một chút, đó chính là vì quá đau khổ, không muốn nói chuyện; Thụ nói nhiều một chút, đó chính là muốn dùng lời nói để che giấu nỗi khổ sở trong lòng. Tóm lại, nhìn bộ dạng thụ thế này, có muốn mấy, công cũng không hỏi ra miệng được, nhưng trong tim anh thì mười phần đã rõ tám, chín rồi.
Thụ cuối cùng cũng nhận ra công có điểm bất thường. Mấy ngày nay rất hay hỏi mấy câu chẳng hiểu đầu cua tai nheo ra sao, còn thường xuyên nhìn chăm chăm vào cậu khiến cậu mất tự nhiên. Nghĩ tới nghĩ lui một hồi, thấy bản thân mình trừ việc dạo gần đây buổi tối bận đọc truyện cổ tích không đến quán cà phê ra thì cũng đâu có gì lạ. Thụ quyết định phải nói chuyện rõ ràng với công mới được.
Thế là một ngày, cơm nước xong xuôi, thụ đợi công rửa hết bát đũa liền kéo anh đến ngồi trên sô pha, hỏi: “Dạo này anh làm sao đấy?”.
Công thầm thở dài một hơi, cuối cùng cũng đã đến lúc rồi, sau đó nhẹ giọng hỏi lại: “Không phải tôi làm sao, mà là cậu làm sao thế?”.
Thụ hoàn toàn chẳng hiểu gì: “Tôi làm sao cơ?”.
Công thấy thụ vẫn cố chấp không chịu nói ra, trong lòng đau đớn, nhưng anh cũng biết phải để thụ đối mặt với thực tế: “Tôi biết cậu bị bệnh, có thể là bệnh rất nặng rất nặng. Nhưng thế cũng không sao, cậu không cần lo lắng, tôi sẽ tìm bác sĩ giỏi nhất, nhất định sẽ chữa khỏi cho cậu thôi”.
Lông mày thụ nhíu lại: “Anh nói gì?”.
Công thở dài một cái: “Đừng trốn tránh nữa, mọi việc rồi sẽ ổn thôi”.
Thụ khóc không được mà cười cũng không xong: “Ai nói với anh là tôi bị bệnh thế?”.
Công thấy thụ vẫn rất cố chấp, vừa lo lắng vừa tức giận: “Cậu còn muốn giấu giếm đến lúc nào nữa? Lần trước rõ ràng cậu đi ra từ bệnh viện ngay gần hiệu sách, cậu lại nói dối tôi là cậu không đi qua phía đó. Tôi tìm thấy phiếu điền thông tin xét nghiệm máu trong túi cậu, hỏi cậu có phải bị ốm rồi không, cậu lại nói mình không sao! Chiêu Ninh, rốt cuộc thì cậu mắc bệnh gì, cậu nói cho tôi, tôi đã hứa sẽ tìm bác sĩ chữa cho cậu thì nhất định sẽ làm được!”.
Thụ lúc này ngây đơ ra rồi. Đây là lần đầu tiên cậu thấy công tức giận. Thụ nhìn đôi mắt đỏ quạch vừa lo lắng vừa phẫn nộ, nhất thời không biết nói gì mới phải. Cậu trầm mặc một lúc, đứng dậy đi vào phòng ngủ lấy ra mấy quyển sách đặt trước mặt công: “Lần đó đúng là tôi nói dối anh. Tôi bảo đi dạo phố, thực ra là đến hiệu sách mua sách của anh. Tôi đến bệnh viện thật ra là để hiến máu. Cái phiếu điền thông tin xét nghiệm máu mà anh nói là lúc hiến máu phải điền. Nếu anh không tin chúng ta có thể tới bệnh viện kiểm tra luôn bây giờ”.
Lần này đến lượt công đần ra.
Mãi một lúc lâu sau, anh mới chậm rãi mở miệng: “Cậu, cậu còn tự mình đi mua sách của tôi à?”.
Thụ gật đầu.
Công: “Cậu, thật sự không mắc bệnh gì?”.
Thụ: “Ngày mai tôi sẽ đi kiểm tra sức khỏe toàn thân, anh có thể đọc kết quả của tôi”.
Công: “Thế tại sao cậu không nghe tấu nói nữa?”.
Thụ: “… Dạo gần đây tôi thích xem mấy tác phẩm ngắn”.
Công cuối cùng cũng có thể thở phào nhẹ nhõm, toàn thân như mất hết khí lực ngã thẳng xuống sô pha: “Dọa chết tôi rồi. Hóa ra là tại tôi nghĩ ngợi lung tung, cậu không sao thì tốt rồi… tốt quá rồi… Ủa? Cậu nhìn tôi làm gì?”.
Ánh mắt thụ có chút phức tạp, mãi một lúc lâu sau mới cất giọng hỏi: “Hướng Vãn, anh, có phải là thích tôi không?”.
Công nhảy dựng lên, kinh hãi nhìn thụ, trong đầu chỉ có một ý nghĩ duy nhất: Xong rồi, bị phát hiện rồi, tình bạn cũng mất luôn rồi!
Công ép bản thân mình bình tĩnh lại, miễn cưỡng bày ra một nụ cười, nói lớn: “Sao, sao lại thế được. Chúng ta là bạn bè mà, tôi chỉ là rất thích đồ ăn cậu nấu thôi, đúng thế, tôi chính là thích món sườn cậu làm. A, còn có món thịt đúc ớt tôi cũng thích, ngoài ra thì không có gì nữa đâu. Thật đấy, nhưng cái áo khoác gió màu gạo kia cậu mặc rất đẹp. A, không phải, ý tôi là rất hợp với cậu, cũng không phải, chính là, cậu cười một cái tôi liền cảm thấy ngày hôm đó rất đẹp, không, ý tôi là, tôi… tôi…”.
Thụ không có phản ứng gì, chỉ nhìn công chăm chú.
Công nhất thời như quả bóng bị xì hết sạch hơi, thanh âm càng ngày càng yếu ớt, đến cuối cùng thì đã nhỏ đến mức sắp chẳng ai nghe thấy nữa:
“Đúng thế, tôi thích cậu.”
Anh thỏ và chú chim yến
“Trích Tuyển tập truyện cổ tích của nhà văn Hướng Nhật Quỳ”
Anh thỏ bị thứ âm thanh ríu rít lại có phần yếu ớt làm cho tỉnh giấc. Anh chậm rãi từ giường ngồi dậy, đi đến dựa vào cánh cửa căng tai nghe kỹ. Không sai, là âm thanh từ bên ngoài truyền vào, vừa cao lại vừa mỏng:
A, lại rụng mất một sợi lông rồi. Thật là, nước buổi sáng lạnh quá. Tại sao mặt trời còn chưa ló dạng?
Anh thỏ nhíu mày, nhẹ nhàng mở cửa. Con vật nhỏ ngoài cửa dường như cũng nhận ra sự xuất hiện của anh, giọng còn trở nên vui vẻ hơn trước:
Ồ, chào buổi sáng. Thật vui mừng được gặp anh trong một buổi sáng đẹp thế này, xin cho phép tôi tự giới thiệu một chút, tôi đến từ… Hây, anh à, tôi biết là tôi có hơi thấp một chút nhưng anh có thể không cùng lúc vừa chăm chú nghe tôi nói vừa nhìn qua người tôi đến chỗ xa xôi nào đó như thế không?
Anh thỏ có phần lung túng: Thật xin lỗi, tôi, không nhìn thấy.
Vật bé nhỏ kia ngây ra: Không nhìn thấy? Ý của anh là, đôi mắt đỏ xinh đẹp của anh không nhìn được sao?
Anh thỏ gật gật đầu, hơi lạnh buổi ban mai cuối cùng cũng kéo được anh khỏi trạng thái mơ màng lúc mới tỉnh giấc, anh cảm thấy âm thanh của đối phương có lẽ đến từ một nơi thấp hơn, liền ngồi luôn xuống đất.
Ôi trời, tôi rất xin lỗi.
Anh thỏ cảm thấy có gì đó đập nhẹ vào đùi, đoán có lẽ là vị khách không mời mà đến kia đang an ủi mình.
Anh à, thật có lỗi nhưng tôi vẫn muốn nói, tôi là chim yến đến từ khu rừng rậm ở dãy núi bên cạnh. Chim trong tộc tôi đều đã bay về phương nam cả rồi, hừ, cái đám sợ rét đấy, tôi chỉ là bận thu thập đồ đoàn…
Nói đến đây, chim yến hình như hơi mất tinh thần: Được rồi, thật ra là tôi bị lạc khỏi đội, đã mấy ngày không được ăn gì, lông vũ cũng rụng đi không ít, thời tiết lại lạnh thế này, vì vậy…
Anh thỏ bật cười: Vì vậy, cậu có muốn cùng tôi dùng món súp cà rốt cho bữa sáng không?
Cứ như vậy, chú chim yến kia ở lại nhà của anh thỏ. Giờ đã là mùa thu, mùa đông lạnh giá sắp đến gần, chú chim yến bị lạc đội kia không cách nào tự mình bay qua chặng đường xa xôi để đến phương nam. Thế nên anh thỏ tốt bụng đã giữ chú lại. Đợi đến mùa đông năm sau chú sẽ cùng người trong tộc mình bay về ngôi nhà ở khu rừng rậm kia.
Mặc dù mắt anh thỏ không nhìn thấy gì nhưng hoạt động trong nhà vẫn rất linh hoạt. Chú chim yến có lần vì tò mò, thử nhắm mắt bay từ trên bàn lên giường, kết quả là đâm thẳng vào bóng điện.
Anh thỏ, anh thật giỏi quá! Chim yến thật tâm khen ngợi.
Anh thỏ có đôi tai dài, mỗi lần anh nằm lên sô pha ngủ, đôi tai đều rủ xuống. Lúc này việc chim yến thích nhất chính là bay lên đầu anh thỏ, sau đó theo đôi tai dài của anh thỏ mà trượt xuống dưới. Có mấy lần anh thỏ bị chim yến nghịch ngợm làm tỉnh giấc, một tay bắt lấy chú chim yến, ôm vào lòng tiếp tục giấc mộng dở dang của mình. Chim yến rất ấm ức. Thang trượt trơn mượt thế, đang chơi vui mà. Có điều nhiệt độ cơ thể anh thỏ rất ấm áp, lại còn có lông xù xù, thế nên chẳng bao lâu sau, chim yến cũng thiếp đi.
Đương nhiên, chim yến cũng không phải ở nhà anh thỏ ăn không uống không. Chú sẽ đọc từng bài báo một trong tờ “Nhật báo Rừng sâu” cho anh thỏ nghe; Chú còn đem mấy loại hạt ngũ cốc mình thu thập lúc trước cùng với cái xẻng sắt đổi được từ chỗ cáo cho anh thỏ, như thế lúc anh thỏ thu hoạch cà rốt sẽ không bị thương ở tay nữa.
Có điều, chim yến vẫn cứ luôn thắc mắc tại sao đồ ăn của anh thỏ lúc nào cũng nhạt, chẳng có tý mùi vị nào thế? Mặc dù cậu chỉ là một chú chim yến, nhưng thỉnh thoảng cậu cũng muốn ăn một chút đồ ngọt mà.
Về việc này, anh thỏ cảm thấy có lỗi: Bạn tốt à, tôi trời sinh đã không có vị giác rồi.
Ôi, sao lại thế? Như thế thật đáng tiếc!
Chim yến rất ngạc nhiên, bay qua bay lại trên người anh thỏ, giọng nói có phần thương cảm.
Anh thỏ nghe thấy chim yến nói vậy chỉ cười khẽ: Có vấn đề gì đâu? Tôi cũng đã quen rồi.
Chim yến không nói gì nữa, vỗ cánh bay đến bên cửa sổ, đưa mắt nhìn ra cảnh vật bên ngoài. Anh thỏ cũng im lặng, anh biết chim yến nhất định lại bay đến bên cửa sổ rồi. Lúc chim yến yên lặng nhất trong ngày chính là lúc cậu ấy ngồi bên cửa sổ, anh thỏ đoán, có lẽ cậu ấy rất nhớ người nhà của mình. Thế là, anh thỏ rót một cốc sữa đậu nành nóng hổi để trên bàn, anh nghĩ chim yến nhất định sẽ cần đến nó.
Cả mùa đông trời đều đổ tuyết, đâu đâu cũng trắng xóa một màu. Chim yến trốn trong căn nhà nhỏ của anh thỏ, mổ mổ mấy hạt thóc trên đĩa, cảm thấy vô cùng mãn nguyện. Dạo gần đây lông vũ của chim yến hình như đã mọc ra không ít, màu sắc cũng đẹp hơn nhiều rồi. Lúc chim yến vui mừng đem chuyện này nói với anh thỏ, anh thỏ bảo:
Thật tốt quá rồi, chúng ta ăn mừng một chút nào. Tôi sẽ làm cho cậu một cái bánh quy nhé. Đừng lo, tuy tôi không nhận biết được mùi vị nhưng tôi có mật ong. Tôi dùng mười củ cà rốt đổi cho chú gấu ngựa lông xám lấy một lọ mật ong, ông ấy đảm bảo nếu làm bánh mà cho thêm ít mật ong này là đủ ngọt rồi.
Bánh quy chỉ một lúc đã làm xong, trong căn nhà nhỏ của anh thỏ tràn ngập hương thơm quyến rũ. Anh bẻ bánh thành từng miếng nhỏ, đặt trước mặt chim yến: Mau ăn thử xem, có ngọt không?
Chim yến ăn vài miếng: Rất ngọt, ăn ngon lắm!
Anh thỏ rất vui, cũng ăn vài miếng: Ừm, giòn giòn.
Chim yến nhìn anh thỏ, đột nhiên hỏi: Anh thỏ, anh có ngửi được mùi hoa nở vào mùa xuân không?
Anh thỏ sững ra rồi mới gật gật đầu.
Anh hồi tưởng lại mùi của các loại hoa đi, bọn chúng mặc dù mùi hương không giống nhau nhưng đều có một điểm chung. Anh cảm nhận một chút, đó chính là vị ngọt. Vị ngọt, ừm, sẽ khiến người ta cảm thấy thoải mái hơn, vui vẻ hơn…
Chắc là thế, chim yến nhớ lại lúc nhỏ khi cậu khóc, chỉ cần mẹ đưa ra nước hoa ép ngòn ngọt dỗ vài câu là cậu liền vui vẻ lại ngay.
Còn vị mặn… Anh đã từng đến biển chưa?
Anh thỏ lại gật gật đầu.
Gió ở biển, nước biển đều là vị mặn. Anh hồi tưởng lại mùi của gió biển, có điều chắc không tanh như thế đâu, anh phải bỏ cái mùi tanh đó ra…
Vị cay, nếu là rất rất cay thì chỉ cần anh đụng đến nó thì sẽ không nhịn được mà thè lưỡi ra, giống như trong miệng đang có lửa, đốt nóng rực vậy, ha ha.
Còn vị chua, vị chua chính là…
…
Nguyên cả buổi chiều, chim yến cứ ríu rít nói mãi không thôi, anh thỏ cũng rất chăm chú nghe. Anh thấy mình trước nay chưa từng thấy vui vẻ như thế. Chỉ có một lúc mà anh đã thưởng thức được biết bao nhiêu là mùi vị.
Chớp mắt mùa đông đã qua. Dòng nước bắt đầu phá vỡ mặt băng trên cùng, những vệt tuyết đọng bắt đầu tan chảy, màu xanh của rừng rậm xuất hiện từng tý từng tý một. Mùa xuân đến rồi.
Chim yến rời nhà anh thỏ vào một buổi chiều mùa xuân. Ngày đó chim yến đang nằm trên người anh thỏ kể câu chuyện về cuộc thám hiểm một sơn cốc sau đó bị kẹt vào một bụi cây của mình thì đột nhiên nghe thấy bên ngoài có âm thanh chim yến rất ồn ào, còn có cả tiếng vỗ cánh nữa.
Ôi, trời ạ, anh thỏ, tôi nghĩ tôi phải đi rồi. Có chuyện tôi nhất định phải nói với anh, sữa đậu nành anh làm rất ngon. Tạm biệt anh thỏ yêu quý của tôi.
Nói xong câu này, chim yến thoáng cái đã bay ra ngoài, nhanh đến mức anh thỏ muốn gọi một tiếng cũng không kịp. Anh thỏ vội vã chạy ra, bên ngoài có rất nhiều chim yến đang bay qua, để ý kỹ còn nghe được cả âm thanh ríu rít của chúng nữa. Anh thỏ sốt ruột, lần đầu tiên anh thấy ghét việc mình không nhìn được, anh tìm không thấy chim yến.
Anh tìm không được chim yến rồi. Thậm chí đến một câu “Tạm biệt” cũng không kịp nói với cậu ấy.
Xuân qua thu đến, lại một mùa đông nữa sắp bắt đầu. Mắt anh thỏ không nhìn thấy gì, muốn tìm thức ăn trong mùa đông sẽ rất vất vả, thế nên mỗi năm anh đều nhân lúc tiết trời còn ấm áp mà cố gắng tích trữ thật nhiều đồ ăn. Nhưng năm nay anh đi đi lại lại trong nhà, rõ ràng đã chuẩn bị đầy đủ lương thực cho cả mùa đông rồi, chẳng hiểu sao vẫn thấy thiếu thiếu cái gì đó. Anh thỏ nghĩ ngợi hồi lâu, lấy ra một sợi lông vũ. Đó là do chim yến tặng anh, chính là sợi lông rơi ra ở trước nhà anh thỏ lần hai người gặp mặt đầu tiên. Ngày ấy chim yến đã nói: Anh thỏ, đây là một sợi lông có ma thuật, đến lúc tôi đi rồi, nếu anh muốn gặp tôi thì chỉ cần lấy nó ra trước mặt rồi gọi tên tôi, tôi sẽ xuất hiện.
Anh thỏ đem sợi lông đặt trên bàn, miệng gọi: Chim Yến, Chim Yến. Nhưng chim yến không xuất hiện. Anh thỏ lại nghĩ: Không biết nếu dùng sữa đậu nành thì có dụ được chim yến đến không nhỉ? Thế là anh lại rót một cốc đậu nành nóng hổi để trước sợi lông kia. Chim yến vẫn không xuất hiện.
Anh thỏ nghĩ: Chắc mình sẽ chẳng bao giờ tìm được chim yến nữa rồi.
Thời tiết càng ngày càng lạnh. Anh thỏ mỗi ngày chỉ có ăn cơm, ngồi ngây ra rồi đi ngủ. Có lúc anh cũng bước đến bên cửa sổ “nhìn” ra ngoài, anh nghĩ, nơi chim yến cùng gia đình cậu ấy trú ở phương nam liệu có một chiếc cửa sổ như thế này không? Nghĩ ngợi miên man hồi lâu, anh thỏ hơi buồn ngủ, liền nằm bò luôn ra cửa sổ mà thiếp đi.
Đang say giấc thì bên ngoài truyền đến những tiếng gõ cửa gấp gáp. Anh thỏ dụi dụi mắt, lần theo tường bước đến mở cửa, liền nghe thấy một âm thanh cao vút, mỏng mảnh:
Anh thỏ, thật có lỗi lại làm phiền lúc anh đang ngủ. Nhưng mà, anh thấy đấy, tôi lại lạc đội rồi.
Thụ biến mất rồi, đã biến mất tròn năm ngày rồi.
Ngày đó sau khi tỏ tình xong, còn chưa đợi thụ nói gì công đã vội vã chạy thẳng ra cửa. Chạy ra rồi lại còn gửi một tin nhắn giấu đầu lòi đuôi đến cho thụ: Dạo này quán cà phê hơi bận, tôi đi trước đây. Đi đến bên đường cái, bị gió lạnh thổi tỉnh táo không ít, công lại rút điện thoại ra gọi cho A.
Công: “Tôi nói rồi!!!”.
A: “Nói cái gì rồi?”.
Công: “Tôi nói với Chiêu Ninh là tôi thích cậu ấy, tôi tỏ tình rồi!!!”.
A: “Mợ nó! Ông từ từ đã, đợi tôi pha ấm trà, lấy ít đồ ngọt đã rồi hẵng kể tiếp!”.
Công: “… Tóm lại là Chiêu Ninh không bị bệnh, sau đó tôi đã tỏ tình rồi!”.
A: “Tiếp theo?”.
Công: “Tiếp theo tôi liền chạy ra ngoài!”.
A: “…”.
Công: “Lúc đó tôi hồi hộp tý nữa thì nôn hết đồ ăn ra rồi!”.
A: “… Ông nôn cũng không quan trọng, Chiêu Ninh không nôn là được!”.
Công: “Tôi làm sao dám nhìn chứ! Xong rồi, nói không chừng còn nôn thật ấy chứ! Làm sao đây, có khi nào từ nay về sau cậu ấy sẽ không để ý đến tôi nữa không?”.
A: “Ông bình tĩnh đã nào. Trước tiên cứ thế đã, không phải ngày nào ông cũng mua đồ đến nhà Chiêu Ninh cùng ăn cơm sao, đợi ngày mai xem phản ứng của cậu ấy thế nào đã”.
Bởi vậy ngày hôm sau, công theo lệ thường lén lút đến bên góc đường đợi thụ, nhưng đợi đến giờ tan ca vẫn chẳng thấy người đâu. Công mất kiên nhẫn, lại còn cực kỳ hồi hộp, miễn cưỡng ổn định lại tâm tình để chạy vào quán cà phê. Ông chủ vừa thấy anh đã nói ngay thụ xin nghỉ phép rồi. Công nghe thế lập tức chạy thẳng đến nhà thụ, cửa khóa kín. Để lại giấy nhớ, gửi tin nhắn, gọi điện thoại, thụ có rất nhiều cách để báo với công một tiếng, nhưng cậu không làm thế. Công nghĩ: Quả nhiên là không được, cậu ấy không cách nào chấp nhận được việc bị một người con trai khác tỏ tình. Nhưng bản thân đã yêu cậu ấy quá rồi, yêu đến không cách nào che giấu được nữa.
Công cứ nghĩ mãi, có khi nào sau cánh cửa này là một căn phòng trống rỗng rồi không? Có khi nào từ nay về sau sẽ chẳng bao giờ gặp lại thụ nữa?
Công rất sợ ý nghĩ này nhưng lại không cách nào khống chế bản thân đừng nghĩ nữa, anh chỉ có thể mỗi ngày đến chỗ thụ ở, đứng trước cửa hút thuốc hoặc ngây ra nhìn điện thoại.
Thụ đã về nhà. Khi người ta có tâm trạng hỗn loạn muốn tìm một nơi yên tĩnh, ý nghĩ đầu tiên luôn là muốn về nhà.
Có điều bố mẹ thụ đều là giáo viên, công việc dạy dỗ người khác làm vài chục năm rồi, vừa nhìn qua đã biết con mình có tâm sự. Bởi vậy vào bữa tối một ngày nọ, mẹ thụ hỏi: “Có phải công việc có gì không ổn không?”.
Thụ: “Không có đâu, công việc của con rất tốt, ông chủ dạy con rất nhiều điều”.
Mẹ Diệp: “Vậy thì được rồi. Con trước giờ vẫn muốn mở một tiệm cà phê, bây giờ làm việc ở chỗ người ta thì phải khiêm tốn một chút, chăm chỉ học lấy kinh nghiệm”.
Thụ: “Con biết rồi”.
Mẹ Diệp: “Vậy…”.
Thụ: “Bố, mẹ, con, con định sau này sẽ phát triển sự nghiệp ở Dương Thành”.
Bố Diệp: “Lúc đầu con chỉ là muốn đến nơi khác xem thế nào, có điều nếu đã muốn ở lại đó thì cũng tốt. Dù sao cũng cách thành phố Thanh Châu nhà chúng ta không xa, muốn về lúc nào thì về”.
Thụ: “Vâng, con rất thích Dương Thành. Không khí trong lành, đường phố sạch đẹp, khụ, người ở đó cũng rất tốt nữa”.
Bố Diệp trêu: “Xem ra ở đó không tồi đâu nhỉ. Thế lần này con về làm gì? Về khoe khoang với hai ông bà già này đấy hả?”.
Thụ: “… Không phải, là về nhà thăm hỏi một chút thôi”.
Tối đó thụ nằm trên chiếc giường quen thuộc ở nhà, lăn qua lăn lại mãi vẫn không ngủ được. Cậu hơi nhớ công.
Ngày đó công thổ lộ xong, chạy trối chết, còn bản thân mình thì sao, cũng có thể coi là trốn mất dạng. Hơn nữa còn trốn vô cùng triệt để. Thụ không thể lừa dối bản thân, sau khi công nói ra câu “Tôi thích cậu”, cậu sững hết người. Hết lần này đến lần khác, thụ tự nhắc nhở bản thân, mình là một thằng đàn ông, thế nhưng lòng lại không nhịn được, vừa thích thú vừa lo lắng. Cuối cùng cậu cũng phải thừa nhận, mình thích công, là cái kiểu thích vượt rất xa so với tình cảm bạn bè bình thường. Có điều, thụ vẫn chưa chuẩn bị tâm lý để chấp nhận công. Mà quan trọng hơn nữa là, công mặc dù đã tỏ tình rồi, lại cũng đâu có nói mấy câu đại ý như “Hãy ở bên tôi đi” hay gì đó tương tự như thế! Tóm lại giờ phút này, lòng thụ loạn như ma, mà cứ nghĩ đến ngày hôm sau phải gặp công, cậu thấy với tình trạng bản thân bây giờ thật sự không cách nào đối diện với công được, liền quyết định chạy về nhà trốn mấy hôm.
Đến ngày thứ bảy, thụ cuối cùng cũng trở về, tám giờ tối có mặt ở chỗ trọ, phát hiện trước cửa nhà có một cái lọ nhựa, bên trong toàn là đầu thuốc. Cậu nghĩ đi nghĩ lại, cuối cùng xuống dưới lầu gõ cửa chủ nhà. Bác chủ nhà ra mở cửa, vừa thấy cậu đã nói ngay: “Tiểu Diệp à, có phải cậu nợ tiền anh bạn kia không thế? Ngày nào cậu ta cũng đến trước cửa nhà cậu hút thuốc, sắc mặt cực kỳ khó coi…”.
Thụ cười cười: “Không có gì đâu ạ, mấy ngày trước bọn cháu cãi nhau một tý ấy mà. Giờ cháu đang chuẩn bị tìm cậu ấy đây”. Thụ nói mấy câu xã giao với bác chủ nhà rồi lên phòng, đặt túi đồ xuống, lấy ra một hộp cơm.
Thụ xách theo hộp cơm, từ tốn bước ra ngoài. Cậu chọn một con đường khác so với bình thường, cứ đi như thế lại đến đúng chỗ góc đường mà công vẫn hay đứng đợi mình. Cậu dựa vào tường, nghĩ đến dáng vẻ công thích ăn sườn, dáng vẻ công gấp ếch bằng giấy, dáng vẻ công viết truyện cổ tích, dáng vẻ công nói thích mình.
Dáng vẻ của người đó, rõ ràng đã khắc sâu trong lòng.
Thụ thở dài một hơi, đi về phía quán cà phê.
Công nhìn thấy thụ, nhất thời giật mình, rất lâu sau mới lắp bắp nổi một câu: “Cậu, cậu đến rồi”.
Thụ: “Vừa mới quay lại”.
Thụ tìm một chỗ trống ngồi xuống, nói: “Cái lọ nhựa đựng đầy tàn thuốc trước cửa nhà tôi, anh định đem về bán lấy tiền à?”.
Công đầu tiên là gật gật, sau lại đột nhiên lắc đầu: “Không phải, tôi sợ làm bẩn chỗ đó nên mới nhét hết vào một chỗ”.
Thụ: “Mang cho anh ít sườn này, mẹ tôi làm đấy, không biết có hợp khẩu vị của anh không?”.
Công: “A? Mẹ cậu đặc biệt làm cho tôi à?”.
Thụ liếc công một cái: “Anh nghĩ nhiều quá rồi đấy”, sau đó đưa hộp cơm cho công.
Công nhìn món sườn quay nóng hổi trong hộp cơm: Sao nhìn thế nào cũng giống “Bữa tiệc cuối cùng” thế!
Công ngẩng đầu lên: “Tôi có thể không ăn không?”.
Thụ: “Làm sao thế?”.
Công đem hộp cơm trả lại, lắc đầu: “Tôi không ăn đâu”.
Thụ: “Anh không thích ăn quay à?”.
Công trầm mặc một lúc, nhìn thụ nói: “Tôi thích cậu, xin lỗi, tôi thật sự thích cậu, hiện giờ tôi không cách nào giả vờ mình không thích cậu được cả, vì vậy…”.
Thụ ngắt lời công: “Anh có thể kể cho tôi nghe một câu chuyện cổ tích không? Truyện anh viết là được”.
Công: “… Cậu, cậu muốn nghe truyện nào?”.
Thụ: “Câu chuyện về con mèo cứ lưu lạc khắp nơi ấy”.
Công: “Ngày xửa ngày xưa có một con mèo đen, nó…”.
Tốc độ kể chuyện của công rất chậm, giọng nói cũng rất thấp. Thụ nhìn anh, nghĩ: A, đây là dáng vẻ công khi kể chuyện.
Sau đó, cậu đứng dậy, nghiêng người về phía trước, hôn lên tai công, nói:
“Cảm ơn anh đã thích tôi. Tôi đến là để nói với anh, thực ra tôi cũng thích anh.”
Lần đầu tiên trong đời, công kể chuyện cổ tích, kể đến muốn khóc.
Sáng thứ Bảy, A nhận được điện thoại của công, nói muốn mời cậu ăn cơm.
A: “Ăn cơm? Sao tự dưng lại có hứng mời tôi ăn cơm?”.
Công: “Ông không có thời gian hả?”.
A: “Cũng không phải… Mà nói mới nhớ, ông với Chiêu Ninh thế nào rồi?”.
Công: “Không, không thế nào cả”.
A: “Không thế nào là thế nào?”.
Công: “Thì chính là không thế nào cả! Rốt cuộc ông có đến không, sáu giờ tối nay, quán Thực Vi Thiên”.
A: “Ờ, biết rồi”.
Thụ đứng một bên vừa cán bột gói sủi cảo, vừa nhìn công mặt mũi đỏ bừng dập điện thoại, không nhịn được mà đưa tay vuốt má anh một cái: “Chẳng phải chỉ gọi có cuộc điện thoại cho bạn rủ đi ăn thôi sao? Làm gì mà mặt đỏ bừng thế này?”.
Từ sau ngày hai người thổ lộ tình cảm cho nhau kia cũng xem như đã xác định quan hệ yêu đương. Thụ thì rất bình tĩnh, hoàn toàn chẳng có gì khác thường. Tâm trạng rối bời lúc trước, trải qua một tuần nghỉ ngơi căn bản đã hoàn toàn biến mất. Có thêm một người bạn trai, chủ yếu là khiến cậu cảm thấy mãn nguyện hơn thôi. Công thì ngược lại, thường xuyên hồi hộp còn hơn cả lúc tỏ tình. Lúc ở bên thụ, động một tý là đỏ mặt. Rõ ràng đã biết mình đồng tính từ lâu rồi, thế mà lúc này lại thuần khiết đến bất ngờ. Đối với việc này, thụ cảm thấy rất buồn cười: “Em nhớ lúc trước anh rất dũng cảm, ban ngày ban mặt còn dám hôn em”.
Công nghe thấy câu này liền quay đầu lại nhìn thụ, mắt chớp chớp. Thụ bị nhìn đến có phần lúng túng: “Khụ, ý của em là…”.
Chụt…
Công ghé sát lại bên tai thụ: “Em xem, giờ anh vẫn dám hôn em đấy thôi!”.
Ừm, lần này đổi thành cả hai người đều đỏ mặt rồi.
Lúc gần đến cuối tuần, công bảo thụ mình có một người bạn cũng biết chuyện của cả hai, định mời cậu ấy ăn bữa cơm, dù sao thì lúc trước cũng đã làm phiền cậu ấy không ít, hơn nữa cậu ấy cũng xem như là cố vấn…
Công đắn đo mãi, khó khăn lắm mới nặn ra được mấy chữ: Cố vấn về mặt tinh thần.
Thụ hiếu kỳ hỏi: “Cậu ấy cố vấn cho anh về chuyện gì thế?”.
Công nghĩ cả nửa ngày, đáp: “Cũng không nhớ nữa”.
Thụ: “…”.
Tối thứ Bảy, công với thụ từ sớm đã ngồi sẵn trong phòng đặt riêng ở quán ăn đợi, A vừa đến, nhìn thấy hai người lập tức cười toe: “Ồ…”.
Mặt công đã đỏ đến độ sắp chảy máu luôn rồi, còn thụ thì lại rất thản nhiên: “Chào anh, tôi là Diệp Chiêu Ninh”.
A: “Chào cậu, nghe danh đã lâu”.
Thụ: “Thế à? Anh ấy không nói xấu tôi chứ?”.
A: “Không có đâu, chỉ nói thích cậu, thích đến suýt nôn ra thôi!”.
Thụ: “… Lời tâm tình đặc biệt thế này, quả là lần đầu tiên nghe thấy”.
A âm thầm đưa mắt ra dấu với công: Không tồi, bình tĩnh thoải mái, khống chế cục diện rất tốt.
Thụ rót cho A cốc nước, nhìn thấy áo khoác A để sang một bên, hỏi: “Cái áo khoác này của anh nhìn hơi quen quen”.
A nghĩ thụ không nhận ra lần trước mình đã đến quán cà phê, vội đáp: “Không thể nào đâu, tôi hình như chưa từng đến quán cà phê ở chỗ cậu”.
Thụ: “Ừm, không phải anh. Tôi nói nhìn quen quen là vì lần trước có gặp một vị khách rất quái dị, anh ta hình như cũng mặc cái áo này”.
Công nãy giờ ngồi một bên cố gắng hạ nhiệt độ cho da mặt mình cuối cùng cũng bắt vào câu chuyện: “Em nói cái thằng cha biến thái lần trước ấy hở?”.
A đột nhiên hứng thú dạt dào, hỏi: “Biến thái? Thằng cha biến thái nào?”.
Công: “Cái này để tôi nói cho. Lần trước lúc đi làm, Chiêu Ninh có gặp phải một người khác, gọi cà phê thì gọi đi, lại còn gọi cái gì mà một cốc ‘Thời gian’, ha ha ha, ông nói xem hắn ta có phải là đọc truyện Quỳnh Dao nhiều quá rồi không?”.
A: “…”.
Công: “Chưa hết, gọi thế rồi, Chiêu Ninh bảo ở quán không có món đó, tên kia còn gọi thêm một cốc ‘Hồi ức’ nữa chứ”.
A: “… Thật ra, tôi cũng chẳng thấy hứng thú lắm đâu, không cần kể tiếp nữa…”.
Công: “Thỉnh thoảng tôi nhớ lại mà vẫn còn thấy buồn cười đây này, ha ha ha…”.
A hít một hơi thật sâu: “… Có thể gọi món được chưa?”.
Công: “Vậy thì chọn món đi”.
Công ân cần đẩy quyển thực đơn đến trước mặt thụ: “Em muốn ăn gì?”.
Thụ: “Để A chọn món trước đi”.
Công: “Cậu ta ăn uống tùy tiện lắm, em cứ chọn đi, xem xem thích ăn gì?”.
Thụ đưa mắt hỏi ý kiến A.
A: “… Cậu chọn là được rồi”.
Thụ: “Được rồi, vậy lấy một đĩa cá hấp, một đĩa thịt bò xào khoai tây, một đĩa đậu cô ve xào khô, ừm, anh muốn ăn gì?”.
Công: “Anh muốn…”.
Thụ: “Không được chọn món sườn”.
Công: “Anh không thèm chọn món sườn đâu, anh chỉ thích món sườn em nấu thôi”.
Thụ: “Í? Lần trước mẹ em nấu, không phải anh ăn rất vui vẻ đấy à?”.
Công: “Chuyện đó không giống nhau mà…”.
Công nói mãi nói mãi, tự nhiên thấy phía đối diện có vẻ im lặng quá, ngẩng đầu nhìn, mắt A đã trợn trắng lên rồi. Công giật mình: “Sao thế sao thế? Đói hoa mắt rồi à?”.
A: “Tôi không những đói, mà còn sắp mù luôn rồi!”.
Công: “Thế à…”.
Công dựng thẳng quyển thực đơn lên, che khuất toàn bộ mặt mình và thụ: “Được rồi, bảo vệ mắt cho ông còn nhìn thức ăn!”.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.