Chương 87: Bước đầu tiên về phía thành công
Thao Lang
17/03/2014
- Con thấy hứng thú với nhà máy đóng tàu Hắc Hải? Công nghiệp đóng tàu trong nước chúng ta cũng đang thời kỳ phát triển, không cần rập khuôn theo người Soviet, hơn nữa về phương diện đóng tàu dân sự thì nhà máy đóng tàu Giang Nam…cũng không tệ.
Diệp Tử Bình nghe con trai nói muốn chiêu nạp một số nhân viên kỹ thuật ở nhà máy đóng tàu Hắc Hải về nước thì tỏ vẻ ngạc nhiên.
Nhận thực về nhân tài của cán bộ thời kỳ này còn rất sơ khai, hoàn toàn không thể biết ảnh hưởng lớn lao đối nghành đóng tàu trong nước mà một đoàn chuyên gia mang lại.
- Chế tạo hàng không mẫu hạm trong nước sao?
Câu đầu tiên của Diệp Khai khiến Diệp Tử Bình á khẩu.
- Trung Quốc không cần hàng không mẫu hạm, chúng ta không phát triển chủ nghĩa bá quyền.
Một hồi lâu sau, Diệp Tử Bình mới lên tiếng.
Diệp Khai nhếch miệng, cách nói này là của thời đại nào rồi.
Một quốc gia muốn phát triển mạnh mẽ thì không chỉ tự mình cố gắng đạt được mục tiêu là đủ. Đến thời điểm nhất định cần phải khuếch trương ra bên ngoài. Một quốc gia quật khởi có ý nghĩa là những quốc gia chung quanh bị phụ thuộc, tuy giờ không còn là thời đại của chủ nghĩa thực dân nhưng khắp nơi đều có xâm lăng về kinh tế.
Vào thời điểm thích hợp, tất yếu phải có uy hiếp về vũ lực đi kèm.
Hơn nữa, Trung Quốc không cần hàng không mẫu hạm? Chỉ tính riêng vấn đề Nam Hải đã cần không chỉ một biên đội hàng không mẫu hạm mới có thể giải quyết vấn đề, chưa nói những thứ khác. Hạm đội bảy của Mỹ đã là nỗi phiền toái suốt hơn nửa thế kỷ qua của người Trung Quốc.
Cái gọi là Trung Quốc không cần hàng không mẫu hạm chỉ là lừa mình dối người mà thôi.
- Một chính trị gia thành thục về tư tưởng chính trị không nên nói ra những câu ngây thơ như vậy.
Diệp Khai dày mặt lên lớp chính trị cho cha.
Phát triển hòa bình có dễ dàng như vậy? Diệp Khai rất hoài nghi khả năng này.
Thứ mà thế giới này tôn thờ là luật rừng, mạnh được yếu thua, ngươi không bắt nạt người khác sẽ bị người khác bắt nạt.
Kỳ thật, dù là quân đội thì nhận thức trong nướ về tác dụng của hàng không mẫu hạm cũng còn hạn chế.
Suy nghĩ trong nước về vấn đề này có liên quan đến chuyện thời mạt Thanh mua chiến hạm. Lúc ấy triều đình Mãn Thanh đã chứng kiến uy lực của tàu sắt và pháo tàu của nước ngoài nên nghiến răng mua một số lượng lớn tàu bọc thép tiên tiến nhất, kết quả lại bại triệt để trong tay người Nhật, chuyện này vẫn là một mối sỉ nhục.
Có tấm gương tày liếp như vậy nên dù bên hải quân thỉnh thoảng có nhắc đến chuyện đóng hay mua hàng không mẫu hạm thì đều bị khiển trách là không thực tế, thích đao to búa lớn. Qua một thời gian lâu cũng không còn ai đề cập đến chuyện này.
Ngoài ra còn có nguyên nhân khách quan khác, cùng với sự phát triển của tình thế thì tác dụng tấn công lẫn phòng thủ của hàng không mẫu hạm đều có chỗ giảm đi.
Lấy ví dụ như hải quân Mĩ, sau khi kết thúc thế chiến thứ hai, hàng không mẫu hạm từng được coi như biểu tượng sức mạng hải quân Mĩ.
Vào trước những năm tám mươi, hỏa lực của các chiến hạm nhỏ vẫn là pháo tàu, cự ly công kích ngắn. Nhưng cùng với sự phát triển của tên lửa đạn đạo tầm xa thì hỏa lực của tuần dương hạm lẫn tàu ngầm đều có bước phát triển vượt bậc. Cự ly công kích của chúng đều đã vượt quá lộ trình của hàng không mẫu hạm nhưng không cần tới phi công trực tiếp xuất kích.
Thể tích lớn của hàng không mẫu hạm lúc này vừa là ưu điểm nhưng cũng là nhược điểm.
Ngoài ra chi phí chế tạo hàng không mẫu hạm rất lớn, còn cần cả biên đội tàu hộ vệ đi kèm.
Rất nhiều người trong hải quân Mĩ cũng cho rằng thay vì chỉ chế tạo được một ít hàng không mẫu hạm thì chuyển sang chế tạo được rất nhiều chiến hạm nhỏ. Hơn nữa hải quân chế tạo càng nhiều chiến hạm cỡ nhỏ thì cũng có thể đánh lừa đối phương rất tốt, thu thập tình báo cũng càng thuận tiện.
Bởi vì quan niệm như vậy nên trong những năm tám mươi, lúc quan hệ quân sự Trung Mỹ có xu hướng mật thiết, phía Mỹ từng rất hoan nghênh chứng kiến Trung Quốc chế tạo hàng không mẫu hạm, từng nhiều lần mời lãnh đạo đối phương thăm hàng không mẫu hạm của Mĩ.
Các sĩ quan hải quân Trung Quốc đã từng được mời lên thăm hàng không mẫu hạm Nimitz bỏ neo ở khu vực biển gần Hongkong. Người Mĩ cho phép họ tham quan tất cả các khu vực trên tàu.
Việc này khiến bên Trung Quốc chấn động vì bọn họ thấy được sức mạnh vượt trội của hải quân Mĩ, lên hàng không mẫu hạm khiến bọn họ như là chủ nhân của biển cả. Ngoại trừ quy mô hàng không mẫu hạm, vũ khí trang bị khiến họ chấn động thì cuộc sống trên đó cũng để lại ấn tượng sâu sắc.
Nhưng cao tầng quân đội lại có hoài nghi về giá thành quá cao của hàng không mẫu hạm, Trung Quốc không thể đóng được. Dù đóng được thì ngay cả giàu có như người Mĩ cũng cảm thấy chi phí sử dụng và bảo dưỡng quá cao, người Trung Quốc gánh chịu được hay sao?
Nếu chạy đua vũ trang với Mĩ như Soviet, cuối cùng chẳng phải làm sụp đổ nền kinh tế quốc gia? Người Trung Quốc chắc chắn sẽ không đọ được với người Mĩ, giao lưu cũng cần phù hợp.
Diệp Khai nghĩ tới những chuyện này cũng không biết nói sao cho phải. Nhưng hắn cảm giác đem những người này về nước là chuyện đúng đắn.
Diệp Khai nói chuyện này với Diệp Tử Bình cũng không phải trưng cầu ý kiến của ông mà vì chuyện này liên quan đến chính phủ nên cần quan viên đứng ra nói, chính phủ Soviet mới có thể tích cực phối hợp.
Ít nhất, giám đốc nhà máy đóng tàu Hắc Hải sẽ rất vui mừng, chuyện này giải quyết khó khăn rất lớn của ông ta.
Diệp Tử Bình sau khi biết được thực lực kinh tế của con trai thì sững sờ hồi lâu, cuối cùng mới tiếp nhận nổi sự thật này. Tuy nhiên sau khi ông hiểu được thì liền lập tức tích cực hành động, về phía nhà máy đóng tàu Hắc Hải cũng rất vui mừng, đây chính là biện pháp tốt giải quyết việc làm cho công nhân!
Cuối cùng song phương ký kết hợp đồng chính thức trong vòng ba tháng bên Trung Quốc sẽ tiếp nhận 3000 công nhân và kỹ thuật viên bậc cao, vấn đề nhà ở cũng được giải quyết.
Với một cái giá cao như vậy, nhà máy đóng tàu Hắc Hải liền đem ra một phần tài liệu kỹ thuật đóng tàu không quá nhạy cảm để trao tặng. Diệp Khai nhanh chóng tiếp nhận, chẳng lẽ ngốc nghếch mà không nhận.
Trong một tuần lễ sau, hai cha con phỏng vấn một số căn cứ công nghiệp trọng điểm của Ukraine, thậm chí là một vài nhân vật cao cấp trong quân đội. Dưới sự tiến công bằng đô la của Diệp Khai, song phương trò chuyện vui vẻ, thiết lập quan hệ hữu hảo.
Diệp Khai xuất ra trên trăm vạn Mĩ kim nhưng không hề đau lòng vì biết sau này sẽ thu lai cả vốn lẫn lời.
Rất nhanh đã đến cuối tháng, toàn bộ đoàn phỏng vấn cũng đã thời khắc trở về.
Bất quá, đúng lúc này đột nhiên truyền đến tin tức tổng thống Gorbachov muốn tiếp kiến Diệp Tử Bình.
Diệp Tử Bình nghe con trai nói muốn chiêu nạp một số nhân viên kỹ thuật ở nhà máy đóng tàu Hắc Hải về nước thì tỏ vẻ ngạc nhiên.
Nhận thực về nhân tài của cán bộ thời kỳ này còn rất sơ khai, hoàn toàn không thể biết ảnh hưởng lớn lao đối nghành đóng tàu trong nước mà một đoàn chuyên gia mang lại.
- Chế tạo hàng không mẫu hạm trong nước sao?
Câu đầu tiên của Diệp Khai khiến Diệp Tử Bình á khẩu.
- Trung Quốc không cần hàng không mẫu hạm, chúng ta không phát triển chủ nghĩa bá quyền.
Một hồi lâu sau, Diệp Tử Bình mới lên tiếng.
Diệp Khai nhếch miệng, cách nói này là của thời đại nào rồi.
Một quốc gia muốn phát triển mạnh mẽ thì không chỉ tự mình cố gắng đạt được mục tiêu là đủ. Đến thời điểm nhất định cần phải khuếch trương ra bên ngoài. Một quốc gia quật khởi có ý nghĩa là những quốc gia chung quanh bị phụ thuộc, tuy giờ không còn là thời đại của chủ nghĩa thực dân nhưng khắp nơi đều có xâm lăng về kinh tế.
Vào thời điểm thích hợp, tất yếu phải có uy hiếp về vũ lực đi kèm.
Hơn nữa, Trung Quốc không cần hàng không mẫu hạm? Chỉ tính riêng vấn đề Nam Hải đã cần không chỉ một biên đội hàng không mẫu hạm mới có thể giải quyết vấn đề, chưa nói những thứ khác. Hạm đội bảy của Mỹ đã là nỗi phiền toái suốt hơn nửa thế kỷ qua của người Trung Quốc.
Cái gọi là Trung Quốc không cần hàng không mẫu hạm chỉ là lừa mình dối người mà thôi.
- Một chính trị gia thành thục về tư tưởng chính trị không nên nói ra những câu ngây thơ như vậy.
Diệp Khai dày mặt lên lớp chính trị cho cha.
Phát triển hòa bình có dễ dàng như vậy? Diệp Khai rất hoài nghi khả năng này.
Thứ mà thế giới này tôn thờ là luật rừng, mạnh được yếu thua, ngươi không bắt nạt người khác sẽ bị người khác bắt nạt.
Kỳ thật, dù là quân đội thì nhận thức trong nướ về tác dụng của hàng không mẫu hạm cũng còn hạn chế.
Suy nghĩ trong nước về vấn đề này có liên quan đến chuyện thời mạt Thanh mua chiến hạm. Lúc ấy triều đình Mãn Thanh đã chứng kiến uy lực của tàu sắt và pháo tàu của nước ngoài nên nghiến răng mua một số lượng lớn tàu bọc thép tiên tiến nhất, kết quả lại bại triệt để trong tay người Nhật, chuyện này vẫn là một mối sỉ nhục.
Có tấm gương tày liếp như vậy nên dù bên hải quân thỉnh thoảng có nhắc đến chuyện đóng hay mua hàng không mẫu hạm thì đều bị khiển trách là không thực tế, thích đao to búa lớn. Qua một thời gian lâu cũng không còn ai đề cập đến chuyện này.
Ngoài ra còn có nguyên nhân khách quan khác, cùng với sự phát triển của tình thế thì tác dụng tấn công lẫn phòng thủ của hàng không mẫu hạm đều có chỗ giảm đi.
Lấy ví dụ như hải quân Mĩ, sau khi kết thúc thế chiến thứ hai, hàng không mẫu hạm từng được coi như biểu tượng sức mạng hải quân Mĩ.
Vào trước những năm tám mươi, hỏa lực của các chiến hạm nhỏ vẫn là pháo tàu, cự ly công kích ngắn. Nhưng cùng với sự phát triển của tên lửa đạn đạo tầm xa thì hỏa lực của tuần dương hạm lẫn tàu ngầm đều có bước phát triển vượt bậc. Cự ly công kích của chúng đều đã vượt quá lộ trình của hàng không mẫu hạm nhưng không cần tới phi công trực tiếp xuất kích.
Thể tích lớn của hàng không mẫu hạm lúc này vừa là ưu điểm nhưng cũng là nhược điểm.
Ngoài ra chi phí chế tạo hàng không mẫu hạm rất lớn, còn cần cả biên đội tàu hộ vệ đi kèm.
Rất nhiều người trong hải quân Mĩ cũng cho rằng thay vì chỉ chế tạo được một ít hàng không mẫu hạm thì chuyển sang chế tạo được rất nhiều chiến hạm nhỏ. Hơn nữa hải quân chế tạo càng nhiều chiến hạm cỡ nhỏ thì cũng có thể đánh lừa đối phương rất tốt, thu thập tình báo cũng càng thuận tiện.
Bởi vì quan niệm như vậy nên trong những năm tám mươi, lúc quan hệ quân sự Trung Mỹ có xu hướng mật thiết, phía Mỹ từng rất hoan nghênh chứng kiến Trung Quốc chế tạo hàng không mẫu hạm, từng nhiều lần mời lãnh đạo đối phương thăm hàng không mẫu hạm của Mĩ.
Các sĩ quan hải quân Trung Quốc đã từng được mời lên thăm hàng không mẫu hạm Nimitz bỏ neo ở khu vực biển gần Hongkong. Người Mĩ cho phép họ tham quan tất cả các khu vực trên tàu.
Việc này khiến bên Trung Quốc chấn động vì bọn họ thấy được sức mạnh vượt trội của hải quân Mĩ, lên hàng không mẫu hạm khiến bọn họ như là chủ nhân của biển cả. Ngoại trừ quy mô hàng không mẫu hạm, vũ khí trang bị khiến họ chấn động thì cuộc sống trên đó cũng để lại ấn tượng sâu sắc.
Nhưng cao tầng quân đội lại có hoài nghi về giá thành quá cao của hàng không mẫu hạm, Trung Quốc không thể đóng được. Dù đóng được thì ngay cả giàu có như người Mĩ cũng cảm thấy chi phí sử dụng và bảo dưỡng quá cao, người Trung Quốc gánh chịu được hay sao?
Nếu chạy đua vũ trang với Mĩ như Soviet, cuối cùng chẳng phải làm sụp đổ nền kinh tế quốc gia? Người Trung Quốc chắc chắn sẽ không đọ được với người Mĩ, giao lưu cũng cần phù hợp.
Diệp Khai nghĩ tới những chuyện này cũng không biết nói sao cho phải. Nhưng hắn cảm giác đem những người này về nước là chuyện đúng đắn.
Diệp Khai nói chuyện này với Diệp Tử Bình cũng không phải trưng cầu ý kiến của ông mà vì chuyện này liên quan đến chính phủ nên cần quan viên đứng ra nói, chính phủ Soviet mới có thể tích cực phối hợp.
Ít nhất, giám đốc nhà máy đóng tàu Hắc Hải sẽ rất vui mừng, chuyện này giải quyết khó khăn rất lớn của ông ta.
Diệp Tử Bình sau khi biết được thực lực kinh tế của con trai thì sững sờ hồi lâu, cuối cùng mới tiếp nhận nổi sự thật này. Tuy nhiên sau khi ông hiểu được thì liền lập tức tích cực hành động, về phía nhà máy đóng tàu Hắc Hải cũng rất vui mừng, đây chính là biện pháp tốt giải quyết việc làm cho công nhân!
Cuối cùng song phương ký kết hợp đồng chính thức trong vòng ba tháng bên Trung Quốc sẽ tiếp nhận 3000 công nhân và kỹ thuật viên bậc cao, vấn đề nhà ở cũng được giải quyết.
Với một cái giá cao như vậy, nhà máy đóng tàu Hắc Hải liền đem ra một phần tài liệu kỹ thuật đóng tàu không quá nhạy cảm để trao tặng. Diệp Khai nhanh chóng tiếp nhận, chẳng lẽ ngốc nghếch mà không nhận.
Trong một tuần lễ sau, hai cha con phỏng vấn một số căn cứ công nghiệp trọng điểm của Ukraine, thậm chí là một vài nhân vật cao cấp trong quân đội. Dưới sự tiến công bằng đô la của Diệp Khai, song phương trò chuyện vui vẻ, thiết lập quan hệ hữu hảo.
Diệp Khai xuất ra trên trăm vạn Mĩ kim nhưng không hề đau lòng vì biết sau này sẽ thu lai cả vốn lẫn lời.
Rất nhanh đã đến cuối tháng, toàn bộ đoàn phỏng vấn cũng đã thời khắc trở về.
Bất quá, đúng lúc này đột nhiên truyền đến tin tức tổng thống Gorbachov muốn tiếp kiến Diệp Tử Bình.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.