Quay Lại Tuổi 17 Để Cứu Rỗi Chính Mình
Chương 65
Hwaji
25/10/2024
Về nhà trong vòng tay của mẹ, tôi cảm giác mình như bé lại thuở nào. Cả
căn nhà lớn sau khi sửa sang đã rộng rãi hơn nhiều lại chỉ có hai mẹ
con. Buổi sáng mẹ đi làm, tôi ở nhà một mình.
Loanh quanh trong căn phòng với bốn bức tường, ngày bé tôi cảm thấy thích thú với việc được ở nhà, tự do tự tại, muốn làm gì gì làm. Nhưng giờ thì không.
Tôi chán nản, liền mặc áo khoác và ra đường sau một buổi sáng vô vị. Đi vài bước chân là đến nhà Hoa. Tôi cẩn trọng đứng ngoài, ngó nghiêng vào trong. Từ trong nhà vọt ra một đứa bé, thoăn thoắt chạy đuổi nô đùa. Nó đột nhiên ngã oạch ra sau một cú vấp. Cả người có vẻ đau điếng liền khóc toáng lên.
Tôi bối rối chạy đến đỡ đứa nhóc, phủi bụi ở phần mông rồi xuýt xoa: "Ôi trời, con nhà ai đây, khóc lấm lem cả mặt mũi rồi nè."
Người trong nhà lật đật chạy ra khi nghe tiếng ré lên của đứa trẻ. Đã ra dáng bà mẹ bỉm sữa cùng người vợ đảm đang quá rồi. Hoa thất thần khi thấy tôi.
Con bé đã lập gia đình nhiều năm trước, hôm nay có vẻ cả nhà đang về quê ngoại chơi.
Hoa đánh rơi muỗng nấu cơm trên tay, nhào ra ghì chặt lấy người tôi, rối rít:
"Mày về lúc nào thế? Sao tao nghe Linh bảo mai mới về mà? May mà tao về đây sớm, chứ không là không thấy được mày rồi."
"Tao đổi vé tàu sớm một ngày. Có chút việc."
Hoa mò mẫm khắp người tôi, kiểm tra xem có còn lành lặn hay không.
"Đã ốm yếu đến vậy rồi còn việc gì nữa? Nghỉ ngơi cho lại sức đi con này." Hoa lắc lắc người tôi.
Nhỏ kéo tôi vào nhà, không thể để tôi đứng giữa trời đông đang gió rít. Nhiều năm qua, khí hậu thay đổi bất thường. Có những năm tháng 11 vẫn nắng chang chang, có năm thì đông đến kéo theo cả mưa rét.
Hoa bày tỏ sự nuối tiếc khi không thể đến thăm tôi, một phần vì tôi nằm bệnh viện ở Hà Nội, phần lớn vì nhỏ mới có em bé thứ hai, được vài tháng tuổi, không thể rời xa mẹ.
Tôi nhìn đứa nhỏ nằm trong nôi, mắt nhắm tịt, ngủ ngon với một bụng sữa đầy.
Đôi lúc tôi cũng chỉ muốn có một gia đình nhỏ, đông đủ một chút, yên lặng ngắm nhìn nhau cũng đủ thấy mãn nguyện. Hoa hồi ấy từ bỏ công việc ở Hà Nội để về Hải Dương lấy chồng. Tôi can ngăn đủ đường vì phụ nữ không thể toàn tâm toàn ý giao cơ hội làm chủ của mình cho người khác như thế được. Là phụ nữ phải độc lập, có sự nghiệp, rồi mới nghĩ đến chuyện khác.
Nhưng khi nhìn lại cuộc sống có được rồi lại mất đi nhiều thứ , tôi chỉ mong mình có sức khoẻ bình thường, có một người yêu thương, có một gia đình với những sinh linh nhỏ nhắn, đáng yêu thế này. Nhìn Hoa hạnh phúc, con bé như được thăng hạng nhan sắc. Sắc thái lúc nào cũng vui vẻ, tươi cười, trẻ hơn nhiều so với độ tuổi gần 30.
Ngồi nói chuyện với nhỏ cả buổi, cuối cùng cũng thấy mặt anh chồng. Cậu ta là người ở làng bên, hiền lành, tốt tính, có chí làm ăn. Vừa đi làm về còn không cả thay bộ đồ công nhân nhà máy đã vội lăn vào bếp nấu cơm giúp vợ.
Tôi cười ngất vì Hoa ngồi ung dung trà bánh với bạn, để chồng tất bật chạy ra chạy vào. Cuộc đời luôn là canh bạc, đôi khi phải chấp nhận đánh đổi để có thể đạt được những thứ tốt hơn.
Ngồi lê cả buổi chiều bên nhà Hoa, tôi nhận ra đã muộn, đành tạm biệt nhỏ rồi về.
Tôi muốn nấu cơm cho mẹ, nên vừa về đến nhà là xắn tay vào bếp. Nấu những món đơn giản khiến tôi luôn tự hào là giỏi nhất trong những năm tháng đại học ăn đi ăn lại, trứng sốt cà chua và thịt kho trứng cút, thêm một đĩa rau muống luộc.
Xếp sẵn ở bàn ăn, tôi ngoan ngoãn ngồi im đợi mẹ về. Lâu rồi mới được trải qua cảm giác những năm tháng của lớp 12. Khi bố mới mất, cả căn nhà trống trải vô cùng. Tôi một mình bó gối trong phòng khách, đôi mắt lơ đễnh nhìn tivi suốt cả một buổi tối, ngày nào cũng vậy. Mặc dù chương trình tivi lúc đó chẳng có gì hay cả. Cố bật các chương trình thực tế, gameshow, mặc cho tiếng cười hiệu ứng vang lên khắp căn phòng, mà phản ứng duy nhất của tôi là bật dậy mở cửa khi có ánh đèn xe của mẹ rọi vào.
7 giờ tối mẹ về, trên tay còn xách theo vài túi hoa quả, bưởi cam táo đầy đủ. Mẹ cười khoe: "Mấy cô biết con gái về, nên cho để tẩm bổ đấy."
Mấy cô ở công ty mẹ đã lâu luôn là những người bạn tốt, thường xuyên qua bầu bạn tâm sự với mẹ. Đến giờ họ vẫn còn nhớ tôi, đứa con gái nhút nhát chẳng gặp họ đến được vài ba lần.
Hai mẹ con nhanh chóng hoàn thành bữa tối, rồi cùng nhau ăn hoa quả, xem phim rồi cười khanh khách. Mẹ tôi mạnh mẽ hơn rất nhiều, những ngày đầu thường hay khóc thầm, hay đờ đẫn nhìn về phía ảnh thờ của bố. Lúc ấy, suýt chút nữa tôi đã tự huỷ kết quả đỗ đại học của mình. Nhưng thật biết ơn vì mẹ đã luôn cố gắng, luôn tự lực dù con cái ở xa.
Ở nhà được một tuần, tôi bắt đầu tìm kiếm lịch trình của các chuyến bay sang Anh. Cứ nhìn nút mua vé rồi lại thôi. Đêm hôm đó, tôi hay tin Lâm về quê, liền nhắn tin hẹn cậu ấy một buổi.
***
Ngồi nhìn tách cà phê nóng trước mặt, Lâm cúi gằm trước câu hỏi bất chợt của tôi. Mãi lúc sau mới lên tiếng:
"Sao tự dưng hỏi vậy? Tao không biết gì đâu."
"Mày là người cung cấp thông tin của tao cho Đăng mà, đừng chối nữa." Tôi nghiêm mặt.
Hình như cậu ta nghĩ tôi đang tra khảo và khó chịu với vấn đề này, nên nhất mực chối cãi.
"Cảm ơn." Tôi thả giọng.
"..." Lâm ngẩng đầu lên, nhìn tôi nghi hoặc.
"Vì đã luôn ở cạnh Đăng lúc đó."
Lâm thở dài: "Hôm lễ hội trường mày ấy, Đăng nó mới đi trị liệu vật lý ở Pháp. Tao lỡ mồm kể hôm sau mày có tiết mục biểu diễn, mấy đứa Linh đều háo hức muốn đi, nên Đăng nó không nói không rằng mà tự đặt vé về ngay trong hôm đấy. Sáng hôm sau vừa có mặt ở Hà Nội là chạy vào trường mày ngay. Tao nhớ mãi cái hôm đấy, đúng là cái đồ thần kinh. Vừa 5 giờ sáng nó đã gọi điện bắt tao ra đón..."
Nhận ra mình kể quá trớn, Lâm lập tức che miệng.
"Mày là chủ mưu mà còn kêu hả?"
Lâm một tay vẫn che miệng, một tay đưa ra trước phẩy phẩy như chối từ mọi trách nhiệm.
"Đúng là đồ điên." Lâm lặp lại câu trách móc ấy.
"Giờ mày còn liên lạc gì không?"
"Không có. Vẫn là lỡ lời, tao lỡ kể là mày đi xem mắt, rồi có vẻ miêu tả hơi quá trớn làm thằng nhóc nghĩ là mày nhận lời hẹn hò với người ta. Xong cái, thấy nó có vẻ cam chịu, nói gì mà cũng đến lúc rồi các thứ, rồi sang Anh, đổi cả số điện thoại, không thèm liên lạc gì nữa."
Tôi đưa tay ra trước, ý bảo dừng lại: "Thôi được rồi. Nãy cảm ơn mày hình như hơi vô ích. Sao mà vô dụng quá vậy?"
"Vâng. Lỗi em thưa hai anh chị. Hai anh chị như thần kinh với nhau, một đứa thì gào lên với Linh là "thằng kia phản bội tao huhu", một đứa thì như con ma trầm cảm ngày nào cũng lẩm bẩm bên tai tao là "tao vô dụng, không xứng, không đáng, không cần thiết để Hân phải cố gắng nhớ lại." Chúng mày làm tao với Linh mỗi tối về truyền đạt lại cho nhau là cũng đủ thông tin để diễn thành vở kịch rồi đấy."
Lâm lải nhải, cố nhái lại cho sinh động câu nói của tôi với Đăng.
"Trong mấy năm đấy, Đăng có quen ai khác không?" Tôi nhỏ giọng, cúi thấp xuống.
"Trời ơi mẹ ơi. Nó luỵ mẹ điên lên được mà còn đòi quen đứa khác." Lâm thì lại rướn giọng lên, tỏ vẻ bất ngờ.
Tôi tròn mắt, không phải vì nội dung câu trả lời, vì tôi thừa biết là vậy, mà là vì tính cách của tên này biến chất càng ngày càng lố.
Tạm biệt Lâm vì những thông tin "bổ ích" mà cậu ta cung cấp. Tôi quyết tâm ấn đặt vé chuyến sớm nhất ngay khi vừa đặt chân về nhà.
***
Giữa tháng 11, London chào đón tôi bằng một cơn mưa phùn kéo dài suốt 5 tiếng. Tôi ngả lưng tựa đầu vào ghế, nhìn qua cửa kính mờ tịt của chiếc xe taxi đưa tôi từ sân bay về đến nhà nghỉ.
Vừa mở được cửa phòng, tôi đẩy hai cái vali to sụ vào trong, rồi đóng cửa, không cả bật đèn nhìn căn phòng lấy một lần. Mất mấy đêm lướt website mới chốt đơn được căn phòng nhỏ gần địa chỉ chỗ làm của Đăng. Nói là chỗ làm, thực ra là quán bar, do anh đứng tên mở.
Hai chữ "Blue Berry" được ghi thêm trong phần thông tin ở mặt sau mà Hải Anh cung cấp, nghe quen quen. Quán ăn hồi trước do Đăng quản lý cũng tên là Blue Berry. Sao mà chấp niệm với cái tên này quá vậy?
À, hồi cấp hai, có một giai đoạn trưa nào tôi cũng mua sữa vị việt quất...
Đến một con hẻm nhỏ, vì trời vẫn còn tí tách mưa nên ngoài đường khá vắng. Ở cuối con ngõ ngắn, biển quán nhập nhoè hai chữ B&B rất to ở trên, và một tấm biển ngang ở dưới ghi "Blue Berry."
Biết mình đã tìm đến đúng chỗ, tôi gập ô, ngó nghiêng vào trong. Từ bên trong, bước ra mấy thanh niên độ tuổi 30, trên miệng đang ngậm điếu thuốc, có vẻ là bên trong không được hút.
"Hey little girl, u wanna come in?" Một thanh niên tóc bạch kim để lộ chút chân đen đá lông mày với tôi.
Tôi lảng tránh ánh mắt của họ, khẽ gật đầu rồi đi thẳng vào trong. Họ cười cợt với nhau đằng sau, nói gì đó bằng tiếng anh: "Lại một em nữa đến tìm ông chủ rồi."
Loanh quanh trong căn phòng với bốn bức tường, ngày bé tôi cảm thấy thích thú với việc được ở nhà, tự do tự tại, muốn làm gì gì làm. Nhưng giờ thì không.
Tôi chán nản, liền mặc áo khoác và ra đường sau một buổi sáng vô vị. Đi vài bước chân là đến nhà Hoa. Tôi cẩn trọng đứng ngoài, ngó nghiêng vào trong. Từ trong nhà vọt ra một đứa bé, thoăn thoắt chạy đuổi nô đùa. Nó đột nhiên ngã oạch ra sau một cú vấp. Cả người có vẻ đau điếng liền khóc toáng lên.
Tôi bối rối chạy đến đỡ đứa nhóc, phủi bụi ở phần mông rồi xuýt xoa: "Ôi trời, con nhà ai đây, khóc lấm lem cả mặt mũi rồi nè."
Người trong nhà lật đật chạy ra khi nghe tiếng ré lên của đứa trẻ. Đã ra dáng bà mẹ bỉm sữa cùng người vợ đảm đang quá rồi. Hoa thất thần khi thấy tôi.
Con bé đã lập gia đình nhiều năm trước, hôm nay có vẻ cả nhà đang về quê ngoại chơi.
Hoa đánh rơi muỗng nấu cơm trên tay, nhào ra ghì chặt lấy người tôi, rối rít:
"Mày về lúc nào thế? Sao tao nghe Linh bảo mai mới về mà? May mà tao về đây sớm, chứ không là không thấy được mày rồi."
"Tao đổi vé tàu sớm một ngày. Có chút việc."
Hoa mò mẫm khắp người tôi, kiểm tra xem có còn lành lặn hay không.
"Đã ốm yếu đến vậy rồi còn việc gì nữa? Nghỉ ngơi cho lại sức đi con này." Hoa lắc lắc người tôi.
Nhỏ kéo tôi vào nhà, không thể để tôi đứng giữa trời đông đang gió rít. Nhiều năm qua, khí hậu thay đổi bất thường. Có những năm tháng 11 vẫn nắng chang chang, có năm thì đông đến kéo theo cả mưa rét.
Hoa bày tỏ sự nuối tiếc khi không thể đến thăm tôi, một phần vì tôi nằm bệnh viện ở Hà Nội, phần lớn vì nhỏ mới có em bé thứ hai, được vài tháng tuổi, không thể rời xa mẹ.
Tôi nhìn đứa nhỏ nằm trong nôi, mắt nhắm tịt, ngủ ngon với một bụng sữa đầy.
Đôi lúc tôi cũng chỉ muốn có một gia đình nhỏ, đông đủ một chút, yên lặng ngắm nhìn nhau cũng đủ thấy mãn nguyện. Hoa hồi ấy từ bỏ công việc ở Hà Nội để về Hải Dương lấy chồng. Tôi can ngăn đủ đường vì phụ nữ không thể toàn tâm toàn ý giao cơ hội làm chủ của mình cho người khác như thế được. Là phụ nữ phải độc lập, có sự nghiệp, rồi mới nghĩ đến chuyện khác.
Nhưng khi nhìn lại cuộc sống có được rồi lại mất đi nhiều thứ , tôi chỉ mong mình có sức khoẻ bình thường, có một người yêu thương, có một gia đình với những sinh linh nhỏ nhắn, đáng yêu thế này. Nhìn Hoa hạnh phúc, con bé như được thăng hạng nhan sắc. Sắc thái lúc nào cũng vui vẻ, tươi cười, trẻ hơn nhiều so với độ tuổi gần 30.
Ngồi nói chuyện với nhỏ cả buổi, cuối cùng cũng thấy mặt anh chồng. Cậu ta là người ở làng bên, hiền lành, tốt tính, có chí làm ăn. Vừa đi làm về còn không cả thay bộ đồ công nhân nhà máy đã vội lăn vào bếp nấu cơm giúp vợ.
Tôi cười ngất vì Hoa ngồi ung dung trà bánh với bạn, để chồng tất bật chạy ra chạy vào. Cuộc đời luôn là canh bạc, đôi khi phải chấp nhận đánh đổi để có thể đạt được những thứ tốt hơn.
Ngồi lê cả buổi chiều bên nhà Hoa, tôi nhận ra đã muộn, đành tạm biệt nhỏ rồi về.
Tôi muốn nấu cơm cho mẹ, nên vừa về đến nhà là xắn tay vào bếp. Nấu những món đơn giản khiến tôi luôn tự hào là giỏi nhất trong những năm tháng đại học ăn đi ăn lại, trứng sốt cà chua và thịt kho trứng cút, thêm một đĩa rau muống luộc.
Xếp sẵn ở bàn ăn, tôi ngoan ngoãn ngồi im đợi mẹ về. Lâu rồi mới được trải qua cảm giác những năm tháng của lớp 12. Khi bố mới mất, cả căn nhà trống trải vô cùng. Tôi một mình bó gối trong phòng khách, đôi mắt lơ đễnh nhìn tivi suốt cả một buổi tối, ngày nào cũng vậy. Mặc dù chương trình tivi lúc đó chẳng có gì hay cả. Cố bật các chương trình thực tế, gameshow, mặc cho tiếng cười hiệu ứng vang lên khắp căn phòng, mà phản ứng duy nhất của tôi là bật dậy mở cửa khi có ánh đèn xe của mẹ rọi vào.
7 giờ tối mẹ về, trên tay còn xách theo vài túi hoa quả, bưởi cam táo đầy đủ. Mẹ cười khoe: "Mấy cô biết con gái về, nên cho để tẩm bổ đấy."
Mấy cô ở công ty mẹ đã lâu luôn là những người bạn tốt, thường xuyên qua bầu bạn tâm sự với mẹ. Đến giờ họ vẫn còn nhớ tôi, đứa con gái nhút nhát chẳng gặp họ đến được vài ba lần.
Hai mẹ con nhanh chóng hoàn thành bữa tối, rồi cùng nhau ăn hoa quả, xem phim rồi cười khanh khách. Mẹ tôi mạnh mẽ hơn rất nhiều, những ngày đầu thường hay khóc thầm, hay đờ đẫn nhìn về phía ảnh thờ của bố. Lúc ấy, suýt chút nữa tôi đã tự huỷ kết quả đỗ đại học của mình. Nhưng thật biết ơn vì mẹ đã luôn cố gắng, luôn tự lực dù con cái ở xa.
Ở nhà được một tuần, tôi bắt đầu tìm kiếm lịch trình của các chuyến bay sang Anh. Cứ nhìn nút mua vé rồi lại thôi. Đêm hôm đó, tôi hay tin Lâm về quê, liền nhắn tin hẹn cậu ấy một buổi.
***
Ngồi nhìn tách cà phê nóng trước mặt, Lâm cúi gằm trước câu hỏi bất chợt của tôi. Mãi lúc sau mới lên tiếng:
"Sao tự dưng hỏi vậy? Tao không biết gì đâu."
"Mày là người cung cấp thông tin của tao cho Đăng mà, đừng chối nữa." Tôi nghiêm mặt.
Hình như cậu ta nghĩ tôi đang tra khảo và khó chịu với vấn đề này, nên nhất mực chối cãi.
"Cảm ơn." Tôi thả giọng.
"..." Lâm ngẩng đầu lên, nhìn tôi nghi hoặc.
"Vì đã luôn ở cạnh Đăng lúc đó."
Lâm thở dài: "Hôm lễ hội trường mày ấy, Đăng nó mới đi trị liệu vật lý ở Pháp. Tao lỡ mồm kể hôm sau mày có tiết mục biểu diễn, mấy đứa Linh đều háo hức muốn đi, nên Đăng nó không nói không rằng mà tự đặt vé về ngay trong hôm đấy. Sáng hôm sau vừa có mặt ở Hà Nội là chạy vào trường mày ngay. Tao nhớ mãi cái hôm đấy, đúng là cái đồ thần kinh. Vừa 5 giờ sáng nó đã gọi điện bắt tao ra đón..."
Nhận ra mình kể quá trớn, Lâm lập tức che miệng.
"Mày là chủ mưu mà còn kêu hả?"
Lâm một tay vẫn che miệng, một tay đưa ra trước phẩy phẩy như chối từ mọi trách nhiệm.
"Đúng là đồ điên." Lâm lặp lại câu trách móc ấy.
"Giờ mày còn liên lạc gì không?"
"Không có. Vẫn là lỡ lời, tao lỡ kể là mày đi xem mắt, rồi có vẻ miêu tả hơi quá trớn làm thằng nhóc nghĩ là mày nhận lời hẹn hò với người ta. Xong cái, thấy nó có vẻ cam chịu, nói gì mà cũng đến lúc rồi các thứ, rồi sang Anh, đổi cả số điện thoại, không thèm liên lạc gì nữa."
Tôi đưa tay ra trước, ý bảo dừng lại: "Thôi được rồi. Nãy cảm ơn mày hình như hơi vô ích. Sao mà vô dụng quá vậy?"
"Vâng. Lỗi em thưa hai anh chị. Hai anh chị như thần kinh với nhau, một đứa thì gào lên với Linh là "thằng kia phản bội tao huhu", một đứa thì như con ma trầm cảm ngày nào cũng lẩm bẩm bên tai tao là "tao vô dụng, không xứng, không đáng, không cần thiết để Hân phải cố gắng nhớ lại." Chúng mày làm tao với Linh mỗi tối về truyền đạt lại cho nhau là cũng đủ thông tin để diễn thành vở kịch rồi đấy."
Lâm lải nhải, cố nhái lại cho sinh động câu nói của tôi với Đăng.
"Trong mấy năm đấy, Đăng có quen ai khác không?" Tôi nhỏ giọng, cúi thấp xuống.
"Trời ơi mẹ ơi. Nó luỵ mẹ điên lên được mà còn đòi quen đứa khác." Lâm thì lại rướn giọng lên, tỏ vẻ bất ngờ.
Tôi tròn mắt, không phải vì nội dung câu trả lời, vì tôi thừa biết là vậy, mà là vì tính cách của tên này biến chất càng ngày càng lố.
Tạm biệt Lâm vì những thông tin "bổ ích" mà cậu ta cung cấp. Tôi quyết tâm ấn đặt vé chuyến sớm nhất ngay khi vừa đặt chân về nhà.
***
Giữa tháng 11, London chào đón tôi bằng một cơn mưa phùn kéo dài suốt 5 tiếng. Tôi ngả lưng tựa đầu vào ghế, nhìn qua cửa kính mờ tịt của chiếc xe taxi đưa tôi từ sân bay về đến nhà nghỉ.
Vừa mở được cửa phòng, tôi đẩy hai cái vali to sụ vào trong, rồi đóng cửa, không cả bật đèn nhìn căn phòng lấy một lần. Mất mấy đêm lướt website mới chốt đơn được căn phòng nhỏ gần địa chỉ chỗ làm của Đăng. Nói là chỗ làm, thực ra là quán bar, do anh đứng tên mở.
Hai chữ "Blue Berry" được ghi thêm trong phần thông tin ở mặt sau mà Hải Anh cung cấp, nghe quen quen. Quán ăn hồi trước do Đăng quản lý cũng tên là Blue Berry. Sao mà chấp niệm với cái tên này quá vậy?
À, hồi cấp hai, có một giai đoạn trưa nào tôi cũng mua sữa vị việt quất...
Đến một con hẻm nhỏ, vì trời vẫn còn tí tách mưa nên ngoài đường khá vắng. Ở cuối con ngõ ngắn, biển quán nhập nhoè hai chữ B&B rất to ở trên, và một tấm biển ngang ở dưới ghi "Blue Berry."
Biết mình đã tìm đến đúng chỗ, tôi gập ô, ngó nghiêng vào trong. Từ bên trong, bước ra mấy thanh niên độ tuổi 30, trên miệng đang ngậm điếu thuốc, có vẻ là bên trong không được hút.
"Hey little girl, u wanna come in?" Một thanh niên tóc bạch kim để lộ chút chân đen đá lông mày với tôi.
Tôi lảng tránh ánh mắt của họ, khẽ gật đầu rồi đi thẳng vào trong. Họ cười cợt với nhau đằng sau, nói gì đó bằng tiếng anh: "Lại một em nữa đến tìm ông chủ rồi."
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.