[Quyển 4] Định Viễn Đại Tướng Quân Truyện - Nuôi Ong Tay Áo
Chương 19: Gian tế (thượng)
Vuongminhthy
27/07/2022
Mùa xuân năm nay đến khá chậm, băng tuyết của mùa đông chưa tan hết, màu trắng xóa vẫn còn rải rác khắp nơi, mấy bụi cỏ dại vẫn còn màu ngà úa
chưa thể đâm chồi. Vườn cây trong ngự hoa viên vẫn vươn những chiếc
cành khẳng khiu lên cao, như những bàn tay đang van xin thượng đế mang
khí hậu mùa xuân đến với dương gian. Ở tân giả khố khung cảnh có vẻ thê lương hơn. Nhưng cái khí hậu ngày hôm nay có vẻ khá hơn. Nắng đã lên, những tia nắng rọi lên mái nhà, làm những cụm tuyết còn đọng lại trên
mái nhà óng ánh như những tảng ngọc thạch.
Mãi đến cuối tháng tư khí hậu mùa xuân mới thật sự bao trùm vạn vật, bướm bắt đầu bay, én liệng, khắp ngự hoa viên có sức sống ngời ngời, hoa đủ các loại nở rộ khắp nơi nơi. Ngoài cung, các chồi non cũng nhú tạo thành màu lục mươn mướt dưới ánh nắng ban mai. Kim Sơn nhuộm màu xanh ngát. Vì trời dạo này là tiết xuân nên thời tiết ban ngày hay ban đêm đều rất mát mẻ. Thế nhưng, trong lòng Mộc Khả Hỷ chẳng cảm thấy dễ chịu chút nào. Chả là sáng nay, ở điện Thái Hòa, Mộc Khả Hỷ đang đứng trò chuyện rôm rả với đám người Sách Ngạch Đồ, Mã Tề, Ngạch Đức, Sách Ni và Đồ Ngạn Đột trong khoảnh sân trước đại điện chờ giờ thượng triều thì thấy Cửu Dương đi với Hi Nhĩ Căn từ đằng xa tiến lại. Khi này Tế Độ và tam mệnh đại thần còn chưa tới đại điện.
Mộc Khả Hỷ ngưng câu chuyện đang nói dang dở, mắt liếc nhìn Cửu Dương trong bổ phục màu đen giữa ngực thêu hình bát mãng ngũ trảo, trên đầu đội chiếc mũ Kim Thanh Thạch, bên trên cắm lông cánh chim công song nhãn. Mộc Khả Hỷ không hề nghe nói văn quan tứ phẩm mà được thưởng lông cánh chim công. Môi Mộc Khả Hỷ bĩu ra, nói với mấy người Sách Ngạch Đồ, Mã Tề, Ngạch Đức, Đồ Ngạn Đột, Sách Ni:
-Tên họ Lí đó tâm cao khí ngạo phải biết! Mấy hôm trước hạ quan đụng đầu hắn ở cổng thành định nói mấy câu xởi lởi để bắt chuyện làm quen nhưng chưa kịp mở miệng hắn đã nhìn hạ quan bằng cặp mắt của kẻ bề trên rồi đi một mạch lên xe ngựa.
Mộc Khả Hỷ nói tới đây Cửu Dương đi với Hi Nhĩ Căn bước lên bậc cấp chuẩn bị vào điện. Mộc Khả Hỷ bước ra chặn đường Cửu Dương lại, nói:
- Có người chịu cực chịu khổ theo lau giày cho Ngao Bái, nên chỉ vừa hơn nửa năm thì đã gặt được không ít thu hoạch. Trở thành một bộ hộ đại nhân quản lý một ti hẳn hòi!
Chả là sau khi Cửu Dương theo Ngao Bái làm “quân sư” chỉ vừa được hơn nửa năm, thì được Ngao Bái đưa vào bộ hộ làm việc dưới quyền của thượng thư Mễ Tư Hàn, làm những việc quản lý bổng lộc, quân lương, đồ cống nạp cùng với các công việc khác có liên quan tới tài chính. Dưới thời kỳ Thuận Trị, để quản lý lương bổng cho quân đội Bát Kỳ, Thuận Trị lập ra Bát Kỳ Bổng Hướng Xứ. Một trong hai cơ quan quản lý việc đúc tiền hay còn gọi là Tiền Pháp Đường hoặc Bảo Tuyền Cục. Cơ quan thứ hai là Hiện Thẩm Xứ dùng để quản lý kho tàng tích trữ lương thực và vận tải lương thực ra biên ải. Sau khi Thuận Trị qua đời, Ngao Bái chia bộ hộ ra bốn ti, Tổng bộ ti quản lý hộ khẩu, điền thổ, cống, thuế. Độ Chi bộ ti quản lý thi khảo, ban thưởng. Kim bộ ti quản lý chợ búa, hàng hóa, kho tàng, chè muối. Thương bộ ti quản lý vận tải và tích trữ quân lương.
Sở dĩ Cửu Dương được Ngao Bái nâng đỡ hơn người khác là vì ngoài những lời đã nói với Ngao Bái trong buổi tiệc thọ còn vì những lời Cửu Dương đã nói trong cái đêm Ngao Bái, Át Tất Long và Tô Khắc Táp Cáp có xích mích với nhau về việc trong bộ hộ. Đêm đó, Ngao Bái cùng Át Tất Long và Tô Khắc Táp Cáp từ bộ hộ về Ngao tông phủ để thảo luận cách xử trí vụ việc trong Thương bộ ti bộ hộ. Đúng vào lúc đó Cửu Dương tới thăm Ngao Bái. Lúc bấy giờ Cửu Dương chưa được bổ nhậm chức quan. Bốn người đàn ông vào nhà thủy tạ ngồi quanh chiếc bàn làm bằng đá cẩm thạch trắng, tối hôm ấy ánh sao sáng huy hoàng như đang cho thấy thế lực của Ngao Bái ngày càng lớn mạnh. Một vầng trăng dát bạc treo lơ lửng giữa những vì sao, ánh trăng như thác trút xuống ao nước.
Thủy tạ của phủ Ngao dạng vỏ cua, mái nhà thủy tạ được lợp bằng ngói ống lưu li màu vàng, phần phía trên cột trụ đặt máng xối với hai đầu được trang trí bằng hình cá chép đang há miệng nhả nước. Toàn bộ phần thân nhà để thoáng, chỉ có một hàng lan can chạy bao quanh. Một bục đá nối từ mặt sàn xuống ao nước làm chỗ bước xuống thuyền. Cảnh quan xung quanh nhà tạ thoáng đãng và yên tịnh, quanh ao trồng hoa trà đủ loại, cả vùng biển hoa rực rỡ dưới ánh trăng, hòa với làn gió nhẹ khiến bóng hoa vốn sum suê càng thêm phơi phới.
Nhưng khung cảnh yên ả của nhà tạ không làm tâm tình Ngao Bái, Át Tất Long, Tô Khắc Táp Cáp thoải mái chút nào. Ba người nói chuyện một hồi, Tô Khắc Táp Cáp bất đồng ý kiến với Ngao Bái. Ngao Bái liền nổi giận la mắng rồi quát đuổi Tô Khắc Táp Cáp về. Tô Khắc Táp Cáp đập mạnh tay xuống bàn thị oai, rồi hằn học bước ra khỏi nhà tạ đi một mạch ra khỏi phủ. Đấy chẳng phải lần đầu tiên hai người đàn ông này to tiếng với nhau.
Ngao Bái tiếp tục ở lại bàn bạc với Át Tất Long, một hồi sau cũng như Tô Khắc Táp Cáp, đôi bên lời qua tiếng lại rồi sửng cồ gườm nhau như hai con gà chọi. Ngao Bái đương nhiên quát tháo mắng Át Tất Long như mắng Tô Khắc Táp Cáp. Át Tất Long cũng như Tô Khắc Táp Cáp không nhịn được buông lời thóa mạ. Đang lúc hai người chuẩn bị ẩu đả thì Cửu Dương chen vào giữa lên tiếng can thiệp. “Hai vị đại nhân,” Cửu Dương nói, “xin đừng như vậy, đừng vì chút chuyện nhỏ trong bộ hộ mà động thủ, đôi bên có mối giao tình lâu năm, chẳng khác nào người nhà. Hơn nữa chuyện này chẳng phải chuyện gấp, có thể để hôm khác mọi người bình tĩnh hẵng bàn bạc tiếp. Át đại nhân xin đừng lườm nguýt Ngao đại nhân nữa. Đêm đã khuya lắm rồi, Át đại nhân ngài hãy về, lần sau gặp nhau, ngài và Ngao đại nhân có thể tiếp tục bàn bạc.”
Át Tất Long hãy còn trợn mắt ngó Ngao Bái, rồi ngoảnh sang Cửu Dương, chực nói lại câu gì đó cuối cùng ngoắt đầu nhìn Ngao Bái thêm lần nữa, đoạn phất tay áo bỏ đi.
Còn lại hai người, Cửu Dương thấy Ngao Bái hãy còn bừng bừng cơn giận bèn ngoắt một a đầu lại nói gì đó vào tai đầy tớ gái, chốc lát sau, a đầu trở vào nhà tạ mang theo chum trà.
Cửu Dương cầm chum trà đem lại dâng lên Ngao Bái, nói: “Học sinh nghĩ nếu muốn đăng cửu ngũ chí tôn, văn thao võ lược Ngao đại nhân ngài có đủ, ngay cả binh mã cũng cực kỳ hùng mạnh, cái ngài thiếu chỉ là cái này…”
Cửu Dương nói đoạn tạt nước trà vào mặt Ngao Bái. Bầu không khí trong nhà tạ tức thì lặng ngắt như tảng đá, tứ bề âm thanh càng lúc càng nhỏ dần lại, đến cực điểm, im ắng, tưởng chừng nghe được cả tiếng lá rơi.
Ngao Bái đứng chết sững nhìn Cửu Dương, nhất thời không nói năng gì được. Cửu Dương thừa dịp Ngao Bái hóa đá, nói tiếp: “Ngao đại nhân muốn làm bá chủ thiên hạ nhưng ngài không hiểu cách thu phục thiên hạ. Trong Lục Thập Thất Chân Lễ có câu người được thiên hạ là người ngã hữu tam bảo, trì nhi bảo chi. Nhất viết từ, nhị viết kiệm, tam viết bất cảm vi thiên hạ tiên. Ngao đại nhân ngài lại không làm được như thế, ngài không hề được lòng các quan. Hằng ngày trên đại điện, ngài đều gây gổ với các quan, thậm chí Tô đại nhân, Át đại nhân, hai người thân cận bên mình ngài. Vì vậy cho nên, hai vị đại nhân ấy ai cũng tức giận ngài, mặc dù bên ngoài họ tỏ ra kính trọng nhưng nếu Ngao đại nhân cứ ngày này qua tháng nọ bừng bừng chân hỏa tam muội với họ, họ chịu không nổi, có ngày cũng trả miếng lại thôi. Ngao đại nhân thử nghĩ mà xem, mỗi lần nói chuyện với ai, câu đầu hễ không phỉ báng thì ngài chê bai ý kiến của họ. Lại nữa, đối với hoàng thượng ngài còn đối xử tệ hơn thế nữa, hiện tại trong thiên hạ hoàng thượng là cửu ngũ cao quý, ai cũng biết điều đó. Trong lúc thượng triều, dầu hoàng thượng chỉ là một đứa trẻ nhưng vẫn phải được xem là người quan trọng nhất. Cho nên, thật tình Ngao đại nhân không nên nhục mạ hoàng thượng trước mặt các quan, chỉ khiến các quan nghĩ ngài là kẻ ưa sân si với đứa con nít miệng còn hôi sữa mà thôi. Như vậy, các quan sẽ sinh lòng bất mãn. Từ này về sau, ngài nhất định phải biết cách tiết chế hành xử, đừng để các quan bất mãn, không còn người nào muốn theo phò trợ ngài trở thành hoàng đế nữa.”
Cửu Dương thấy Ngao Bái mấp máy môi định phản bác, nhanh chóng nói thêm: “Học sinh biết Ngao đại nhân bảy tuổi đã theo a mã ngài đi tuần tra trường thành rồi, mười hai tuổi xuất chinh Cát Nhĩ Đan, đến bây giờ chẳng khác nào Nhạc Phi, tam thập công danh trần dữ thổ, bát thiên lý lộ vân hoà nguyệt. Thế nhưng, đây không phải chiến trường, mà là kinh thành. Nếu Ngao đại nhân còn không tôn trọng người khác, quá kiêu căng, lúc nào cũng tự cho rằng ý kiến người khác luôn luôn sai chỉ có ý kiến của ngài là đúng, luôn áp đặt suy nghĩ lên người khác, thì bất kể đại nhân có là người giàu có ra sao, binh mã có hùng cường thế nào, người ta vẫn không phục. Một hai người không phục thì không là chuyện gì đáng kể, nhưng nếu tất cả không phục, trong thời gian dài sẽ dẫn tới cảnh hổ xuống bình nguyên bị chó vây, đến khi đó chẳng những Ngao đại nhân không thể lấy được thiên hạ, chỉ e là anh hùng cũng không còn nơi để mà dụng võ. Cho nên sau này khi nói chuyện và hành sự, ngài phải biết khi nào cần dừng lại.”
Cửu Dương còn nói nhiều điều với Ngao Bái nữa, cuối cùng, Cửu Dương kể cho Ngao Bái nghe câu chuyện về Tần Thủy Hoàng muốn chiếm đất An Lăng, nhưng Tần Thủy Hoàng không muốn đánh nên sai người đến bảo vua An Lăng: “Vua ta muốn đem năm trăm dặm đất để đổi lấy đất An Lăng, mong ngài hãy bằng lòng cho.”
Tuy vua An Lăng rất sợ Tần Thủy Hoàng song vẫn nói: “Cảm ơn vua Tần đã gia ân tuy nhiên đất tôi dù có mấy mươi dặm nhưng vẫn là đất của tổ tiên để lại, không thể vâng mệnh được.”
Tần Thủy Hoàng nghe sứ giả trở về bẩm báo thế liền nổi giận, sửa soạn cất quân định đi đánh chiếm. Bấy giờ có một người áo vải già nua tên Đường Thư vào xin vua An Lăng để đi sứ sang thuyết vua Tần. Tần Thủy Hoàng nói: “Vua nước ngươi khinh quả nhân chăng, mà không chịu đổi năm mươi dặm để lấy mảnh đất rộng gấp mười? Quân binh đông cỡ như Hàn như Ngụy ta còn diệt được, huống gì đám người An Lăng?”
Đường Thư từ tốn nói: “Không phải đâu thưa bệ hạ! Mà do vua tôi nhận đất của tiên đế để lại nên ngài phải ra sức giữ gìn, dẫu bệ hạ có đem hàng ngàn hàng vạn dặm đất đai đi đổi cũng không đổi được chứ đừng nói là năm trăm dặm.”
Tần Thủy Hoàng trợn mắt ngó Đường Thư: “Tên lão quái ngu ngốc kia, khôn hồn thì hãy biết điều, chim khôn phải biết lựa cành mà đậu! Ông có biết khi làm thiên tử nổi giận thì sẽ ra sao không?”
“Ra sao thưa bệ hạ?”
“Thiên tử mà nổi giận một cái thì thây chúng bây chỉ có nước đem đi phơi khô trăm dặm, còn máu sẽ loang tới ngàn dặm!”
Đường Thư ôn hòa hỏi lại: “Thế đại vương có biết khi làm hạng áo vải nổi giận thì sẽ ra sao không?”
Tần Thủy Hoàng lồng lộn lên đáp: “Tụi áo vải chúng bây có bao giờ làm được nỗi gì? Khi chúng bây giận lên chỉ có thể lột mão, cởi dép, dập đầu xuống mà tế quả nhân như tế sao!”
Đường Thư nhếch mép cười: “Cũng có thật! Nhưng đó chỉ là bọn thất phu thôi đó bệ hạ à! Chứ kẻ sĩ giận thì khác. Lúc Chuyên Chư đâm Vương Liễu thì sao chổi lấn át mặt trăng, lúc Nhiếp Chính đâm Hiệp Lũy thì cầu vồng vắt ngang qua mặt trời, lúc Yếu Ly đâm Khánh Kỵ thì chim ưng xanh đá nhau trên điện. Ba vị đó đều là kẻ sĩ áo vải, lòng nén uất nên mới cả gan hành thích bề trên, nhưng cũng vì vậy mà được Trời thương, Trời mới hiện lộ những điềm như thế. Nay sắp có thêm tôi nữa là bốn. Để tôi nói cho bệ hạ nghe, nếu ai mà làm cho kẻ sĩ nổi giận thì thây nằm hai cái, máu loang năm bước, thiên hạ để tang, tức như hôm nay đây!”
Đường Thư nói rồi lầm lì tiến tới. Tần Thủy Hoàng cảm thấy hãi lão già liều mạng này quá nên nhũn người rối rít xua tay nói: “Thôi, thôi! Được rồi! Quả nhân đã hiểu! Binh Hàn binh Ngụy đều bị ta diệt, trong khi đó An Lăng chỉ có năm mươi dặm đất mà vẫn giữ được chính là nhờ có tiên sinh đó!”
Ngao Bái nghe xong câu chuyện phía trên, nhìn Cửu Dương, cười lớn nói: “Ngon lắm! Chum trà đó của ngươi còn ngon hơn bát canh Bách Phụng Triều Dương mà ta uống hằng ngày!”
Cửu Dương nghe Ngao Bái so trà do Tân Nguyên chọn cho chàng đem tặng gã trong buổi tiệc thọ với chén canh dùng tới chín con gà mái tơ, một cái đùi thịt khô cùng đem nấu chung với bốn lạng vi cá, hầm hết hai ngày hai đêm, không khỏi mừng thầm. Nhưng sau khi Ngao Bái khen chàng một câu rồi, Cửu Dương nghe giọng trầm hùng của Ngao Bái tiếp: “Bản tướng rất thích nhà ngươi! Vì nhà ngươi là người đầu tiên dám trả lời một cách tự nhiên như vậy với ta. Nói rất hay, nhưng nhớ đừng có biến cử chỉ tạt trà vào mặt ta thành thói quen đấy nhé!”
Cửu Dương hô dạ.
Thế là kể từ hôm đó, người ta không còn thấy anh hoa của Ngao Bái phát tiết nữa, hai mắt cũng tinh linh có thần, khí định thần nhàn, hằng ngày khi chầu triều cái vẻ đường hoàng vị tha lấp dần cái vẻ hoàn toàn không coi ai ra gì cả.
Mãi đến cuối tháng tư khí hậu mùa xuân mới thật sự bao trùm vạn vật, bướm bắt đầu bay, én liệng, khắp ngự hoa viên có sức sống ngời ngời, hoa đủ các loại nở rộ khắp nơi nơi. Ngoài cung, các chồi non cũng nhú tạo thành màu lục mươn mướt dưới ánh nắng ban mai. Kim Sơn nhuộm màu xanh ngát. Vì trời dạo này là tiết xuân nên thời tiết ban ngày hay ban đêm đều rất mát mẻ. Thế nhưng, trong lòng Mộc Khả Hỷ chẳng cảm thấy dễ chịu chút nào. Chả là sáng nay, ở điện Thái Hòa, Mộc Khả Hỷ đang đứng trò chuyện rôm rả với đám người Sách Ngạch Đồ, Mã Tề, Ngạch Đức, Sách Ni và Đồ Ngạn Đột trong khoảnh sân trước đại điện chờ giờ thượng triều thì thấy Cửu Dương đi với Hi Nhĩ Căn từ đằng xa tiến lại. Khi này Tế Độ và tam mệnh đại thần còn chưa tới đại điện.
Mộc Khả Hỷ ngưng câu chuyện đang nói dang dở, mắt liếc nhìn Cửu Dương trong bổ phục màu đen giữa ngực thêu hình bát mãng ngũ trảo, trên đầu đội chiếc mũ Kim Thanh Thạch, bên trên cắm lông cánh chim công song nhãn. Mộc Khả Hỷ không hề nghe nói văn quan tứ phẩm mà được thưởng lông cánh chim công. Môi Mộc Khả Hỷ bĩu ra, nói với mấy người Sách Ngạch Đồ, Mã Tề, Ngạch Đức, Đồ Ngạn Đột, Sách Ni:
-Tên họ Lí đó tâm cao khí ngạo phải biết! Mấy hôm trước hạ quan đụng đầu hắn ở cổng thành định nói mấy câu xởi lởi để bắt chuyện làm quen nhưng chưa kịp mở miệng hắn đã nhìn hạ quan bằng cặp mắt của kẻ bề trên rồi đi một mạch lên xe ngựa.
Mộc Khả Hỷ nói tới đây Cửu Dương đi với Hi Nhĩ Căn bước lên bậc cấp chuẩn bị vào điện. Mộc Khả Hỷ bước ra chặn đường Cửu Dương lại, nói:
- Có người chịu cực chịu khổ theo lau giày cho Ngao Bái, nên chỉ vừa hơn nửa năm thì đã gặt được không ít thu hoạch. Trở thành một bộ hộ đại nhân quản lý một ti hẳn hòi!
Chả là sau khi Cửu Dương theo Ngao Bái làm “quân sư” chỉ vừa được hơn nửa năm, thì được Ngao Bái đưa vào bộ hộ làm việc dưới quyền của thượng thư Mễ Tư Hàn, làm những việc quản lý bổng lộc, quân lương, đồ cống nạp cùng với các công việc khác có liên quan tới tài chính. Dưới thời kỳ Thuận Trị, để quản lý lương bổng cho quân đội Bát Kỳ, Thuận Trị lập ra Bát Kỳ Bổng Hướng Xứ. Một trong hai cơ quan quản lý việc đúc tiền hay còn gọi là Tiền Pháp Đường hoặc Bảo Tuyền Cục. Cơ quan thứ hai là Hiện Thẩm Xứ dùng để quản lý kho tàng tích trữ lương thực và vận tải lương thực ra biên ải. Sau khi Thuận Trị qua đời, Ngao Bái chia bộ hộ ra bốn ti, Tổng bộ ti quản lý hộ khẩu, điền thổ, cống, thuế. Độ Chi bộ ti quản lý thi khảo, ban thưởng. Kim bộ ti quản lý chợ búa, hàng hóa, kho tàng, chè muối. Thương bộ ti quản lý vận tải và tích trữ quân lương.
Sở dĩ Cửu Dương được Ngao Bái nâng đỡ hơn người khác là vì ngoài những lời đã nói với Ngao Bái trong buổi tiệc thọ còn vì những lời Cửu Dương đã nói trong cái đêm Ngao Bái, Át Tất Long và Tô Khắc Táp Cáp có xích mích với nhau về việc trong bộ hộ. Đêm đó, Ngao Bái cùng Át Tất Long và Tô Khắc Táp Cáp từ bộ hộ về Ngao tông phủ để thảo luận cách xử trí vụ việc trong Thương bộ ti bộ hộ. Đúng vào lúc đó Cửu Dương tới thăm Ngao Bái. Lúc bấy giờ Cửu Dương chưa được bổ nhậm chức quan. Bốn người đàn ông vào nhà thủy tạ ngồi quanh chiếc bàn làm bằng đá cẩm thạch trắng, tối hôm ấy ánh sao sáng huy hoàng như đang cho thấy thế lực của Ngao Bái ngày càng lớn mạnh. Một vầng trăng dát bạc treo lơ lửng giữa những vì sao, ánh trăng như thác trút xuống ao nước.
Thủy tạ của phủ Ngao dạng vỏ cua, mái nhà thủy tạ được lợp bằng ngói ống lưu li màu vàng, phần phía trên cột trụ đặt máng xối với hai đầu được trang trí bằng hình cá chép đang há miệng nhả nước. Toàn bộ phần thân nhà để thoáng, chỉ có một hàng lan can chạy bao quanh. Một bục đá nối từ mặt sàn xuống ao nước làm chỗ bước xuống thuyền. Cảnh quan xung quanh nhà tạ thoáng đãng và yên tịnh, quanh ao trồng hoa trà đủ loại, cả vùng biển hoa rực rỡ dưới ánh trăng, hòa với làn gió nhẹ khiến bóng hoa vốn sum suê càng thêm phơi phới.
Nhưng khung cảnh yên ả của nhà tạ không làm tâm tình Ngao Bái, Át Tất Long, Tô Khắc Táp Cáp thoải mái chút nào. Ba người nói chuyện một hồi, Tô Khắc Táp Cáp bất đồng ý kiến với Ngao Bái. Ngao Bái liền nổi giận la mắng rồi quát đuổi Tô Khắc Táp Cáp về. Tô Khắc Táp Cáp đập mạnh tay xuống bàn thị oai, rồi hằn học bước ra khỏi nhà tạ đi một mạch ra khỏi phủ. Đấy chẳng phải lần đầu tiên hai người đàn ông này to tiếng với nhau.
Ngao Bái tiếp tục ở lại bàn bạc với Át Tất Long, một hồi sau cũng như Tô Khắc Táp Cáp, đôi bên lời qua tiếng lại rồi sửng cồ gườm nhau như hai con gà chọi. Ngao Bái đương nhiên quát tháo mắng Át Tất Long như mắng Tô Khắc Táp Cáp. Át Tất Long cũng như Tô Khắc Táp Cáp không nhịn được buông lời thóa mạ. Đang lúc hai người chuẩn bị ẩu đả thì Cửu Dương chen vào giữa lên tiếng can thiệp. “Hai vị đại nhân,” Cửu Dương nói, “xin đừng như vậy, đừng vì chút chuyện nhỏ trong bộ hộ mà động thủ, đôi bên có mối giao tình lâu năm, chẳng khác nào người nhà. Hơn nữa chuyện này chẳng phải chuyện gấp, có thể để hôm khác mọi người bình tĩnh hẵng bàn bạc tiếp. Át đại nhân xin đừng lườm nguýt Ngao đại nhân nữa. Đêm đã khuya lắm rồi, Át đại nhân ngài hãy về, lần sau gặp nhau, ngài và Ngao đại nhân có thể tiếp tục bàn bạc.”
Át Tất Long hãy còn trợn mắt ngó Ngao Bái, rồi ngoảnh sang Cửu Dương, chực nói lại câu gì đó cuối cùng ngoắt đầu nhìn Ngao Bái thêm lần nữa, đoạn phất tay áo bỏ đi.
Còn lại hai người, Cửu Dương thấy Ngao Bái hãy còn bừng bừng cơn giận bèn ngoắt một a đầu lại nói gì đó vào tai đầy tớ gái, chốc lát sau, a đầu trở vào nhà tạ mang theo chum trà.
Cửu Dương cầm chum trà đem lại dâng lên Ngao Bái, nói: “Học sinh nghĩ nếu muốn đăng cửu ngũ chí tôn, văn thao võ lược Ngao đại nhân ngài có đủ, ngay cả binh mã cũng cực kỳ hùng mạnh, cái ngài thiếu chỉ là cái này…”
Cửu Dương nói đoạn tạt nước trà vào mặt Ngao Bái. Bầu không khí trong nhà tạ tức thì lặng ngắt như tảng đá, tứ bề âm thanh càng lúc càng nhỏ dần lại, đến cực điểm, im ắng, tưởng chừng nghe được cả tiếng lá rơi.
Ngao Bái đứng chết sững nhìn Cửu Dương, nhất thời không nói năng gì được. Cửu Dương thừa dịp Ngao Bái hóa đá, nói tiếp: “Ngao đại nhân muốn làm bá chủ thiên hạ nhưng ngài không hiểu cách thu phục thiên hạ. Trong Lục Thập Thất Chân Lễ có câu người được thiên hạ là người ngã hữu tam bảo, trì nhi bảo chi. Nhất viết từ, nhị viết kiệm, tam viết bất cảm vi thiên hạ tiên. Ngao đại nhân ngài lại không làm được như thế, ngài không hề được lòng các quan. Hằng ngày trên đại điện, ngài đều gây gổ với các quan, thậm chí Tô đại nhân, Át đại nhân, hai người thân cận bên mình ngài. Vì vậy cho nên, hai vị đại nhân ấy ai cũng tức giận ngài, mặc dù bên ngoài họ tỏ ra kính trọng nhưng nếu Ngao đại nhân cứ ngày này qua tháng nọ bừng bừng chân hỏa tam muội với họ, họ chịu không nổi, có ngày cũng trả miếng lại thôi. Ngao đại nhân thử nghĩ mà xem, mỗi lần nói chuyện với ai, câu đầu hễ không phỉ báng thì ngài chê bai ý kiến của họ. Lại nữa, đối với hoàng thượng ngài còn đối xử tệ hơn thế nữa, hiện tại trong thiên hạ hoàng thượng là cửu ngũ cao quý, ai cũng biết điều đó. Trong lúc thượng triều, dầu hoàng thượng chỉ là một đứa trẻ nhưng vẫn phải được xem là người quan trọng nhất. Cho nên, thật tình Ngao đại nhân không nên nhục mạ hoàng thượng trước mặt các quan, chỉ khiến các quan nghĩ ngài là kẻ ưa sân si với đứa con nít miệng còn hôi sữa mà thôi. Như vậy, các quan sẽ sinh lòng bất mãn. Từ này về sau, ngài nhất định phải biết cách tiết chế hành xử, đừng để các quan bất mãn, không còn người nào muốn theo phò trợ ngài trở thành hoàng đế nữa.”
Cửu Dương thấy Ngao Bái mấp máy môi định phản bác, nhanh chóng nói thêm: “Học sinh biết Ngao đại nhân bảy tuổi đã theo a mã ngài đi tuần tra trường thành rồi, mười hai tuổi xuất chinh Cát Nhĩ Đan, đến bây giờ chẳng khác nào Nhạc Phi, tam thập công danh trần dữ thổ, bát thiên lý lộ vân hoà nguyệt. Thế nhưng, đây không phải chiến trường, mà là kinh thành. Nếu Ngao đại nhân còn không tôn trọng người khác, quá kiêu căng, lúc nào cũng tự cho rằng ý kiến người khác luôn luôn sai chỉ có ý kiến của ngài là đúng, luôn áp đặt suy nghĩ lên người khác, thì bất kể đại nhân có là người giàu có ra sao, binh mã có hùng cường thế nào, người ta vẫn không phục. Một hai người không phục thì không là chuyện gì đáng kể, nhưng nếu tất cả không phục, trong thời gian dài sẽ dẫn tới cảnh hổ xuống bình nguyên bị chó vây, đến khi đó chẳng những Ngao đại nhân không thể lấy được thiên hạ, chỉ e là anh hùng cũng không còn nơi để mà dụng võ. Cho nên sau này khi nói chuyện và hành sự, ngài phải biết khi nào cần dừng lại.”
Cửu Dương còn nói nhiều điều với Ngao Bái nữa, cuối cùng, Cửu Dương kể cho Ngao Bái nghe câu chuyện về Tần Thủy Hoàng muốn chiếm đất An Lăng, nhưng Tần Thủy Hoàng không muốn đánh nên sai người đến bảo vua An Lăng: “Vua ta muốn đem năm trăm dặm đất để đổi lấy đất An Lăng, mong ngài hãy bằng lòng cho.”
Tuy vua An Lăng rất sợ Tần Thủy Hoàng song vẫn nói: “Cảm ơn vua Tần đã gia ân tuy nhiên đất tôi dù có mấy mươi dặm nhưng vẫn là đất của tổ tiên để lại, không thể vâng mệnh được.”
Tần Thủy Hoàng nghe sứ giả trở về bẩm báo thế liền nổi giận, sửa soạn cất quân định đi đánh chiếm. Bấy giờ có một người áo vải già nua tên Đường Thư vào xin vua An Lăng để đi sứ sang thuyết vua Tần. Tần Thủy Hoàng nói: “Vua nước ngươi khinh quả nhân chăng, mà không chịu đổi năm mươi dặm để lấy mảnh đất rộng gấp mười? Quân binh đông cỡ như Hàn như Ngụy ta còn diệt được, huống gì đám người An Lăng?”
Đường Thư từ tốn nói: “Không phải đâu thưa bệ hạ! Mà do vua tôi nhận đất của tiên đế để lại nên ngài phải ra sức giữ gìn, dẫu bệ hạ có đem hàng ngàn hàng vạn dặm đất đai đi đổi cũng không đổi được chứ đừng nói là năm trăm dặm.”
Tần Thủy Hoàng trợn mắt ngó Đường Thư: “Tên lão quái ngu ngốc kia, khôn hồn thì hãy biết điều, chim khôn phải biết lựa cành mà đậu! Ông có biết khi làm thiên tử nổi giận thì sẽ ra sao không?”
“Ra sao thưa bệ hạ?”
“Thiên tử mà nổi giận một cái thì thây chúng bây chỉ có nước đem đi phơi khô trăm dặm, còn máu sẽ loang tới ngàn dặm!”
Đường Thư ôn hòa hỏi lại: “Thế đại vương có biết khi làm hạng áo vải nổi giận thì sẽ ra sao không?”
Tần Thủy Hoàng lồng lộn lên đáp: “Tụi áo vải chúng bây có bao giờ làm được nỗi gì? Khi chúng bây giận lên chỉ có thể lột mão, cởi dép, dập đầu xuống mà tế quả nhân như tế sao!”
Đường Thư nhếch mép cười: “Cũng có thật! Nhưng đó chỉ là bọn thất phu thôi đó bệ hạ à! Chứ kẻ sĩ giận thì khác. Lúc Chuyên Chư đâm Vương Liễu thì sao chổi lấn át mặt trăng, lúc Nhiếp Chính đâm Hiệp Lũy thì cầu vồng vắt ngang qua mặt trời, lúc Yếu Ly đâm Khánh Kỵ thì chim ưng xanh đá nhau trên điện. Ba vị đó đều là kẻ sĩ áo vải, lòng nén uất nên mới cả gan hành thích bề trên, nhưng cũng vì vậy mà được Trời thương, Trời mới hiện lộ những điềm như thế. Nay sắp có thêm tôi nữa là bốn. Để tôi nói cho bệ hạ nghe, nếu ai mà làm cho kẻ sĩ nổi giận thì thây nằm hai cái, máu loang năm bước, thiên hạ để tang, tức như hôm nay đây!”
Đường Thư nói rồi lầm lì tiến tới. Tần Thủy Hoàng cảm thấy hãi lão già liều mạng này quá nên nhũn người rối rít xua tay nói: “Thôi, thôi! Được rồi! Quả nhân đã hiểu! Binh Hàn binh Ngụy đều bị ta diệt, trong khi đó An Lăng chỉ có năm mươi dặm đất mà vẫn giữ được chính là nhờ có tiên sinh đó!”
Ngao Bái nghe xong câu chuyện phía trên, nhìn Cửu Dương, cười lớn nói: “Ngon lắm! Chum trà đó của ngươi còn ngon hơn bát canh Bách Phụng Triều Dương mà ta uống hằng ngày!”
Cửu Dương nghe Ngao Bái so trà do Tân Nguyên chọn cho chàng đem tặng gã trong buổi tiệc thọ với chén canh dùng tới chín con gà mái tơ, một cái đùi thịt khô cùng đem nấu chung với bốn lạng vi cá, hầm hết hai ngày hai đêm, không khỏi mừng thầm. Nhưng sau khi Ngao Bái khen chàng một câu rồi, Cửu Dương nghe giọng trầm hùng của Ngao Bái tiếp: “Bản tướng rất thích nhà ngươi! Vì nhà ngươi là người đầu tiên dám trả lời một cách tự nhiên như vậy với ta. Nói rất hay, nhưng nhớ đừng có biến cử chỉ tạt trà vào mặt ta thành thói quen đấy nhé!”
Cửu Dương hô dạ.
Thế là kể từ hôm đó, người ta không còn thấy anh hoa của Ngao Bái phát tiết nữa, hai mắt cũng tinh linh có thần, khí định thần nhàn, hằng ngày khi chầu triều cái vẻ đường hoàng vị tha lấp dần cái vẻ hoàn toàn không coi ai ra gì cả.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.