Chương 523: Một mũi tên trúng nhiều con chim
Hoàng Oanh
19/01/2015
Thời gian thấm thoát, mùa xuân đã trở lại, chẳng mấy chốc nữa là đến tết âm lịch.
Tháng 4 năm 1990, trong phòng họp đại học Hồng Châu, giăng đèn kết hoa, giăng một tấm biểu ngữ lớn.
Giữa bàn chủ tịch được trải vải đỏ, Chủ tịch tỉnh Vưu Lợi Dân đang ngồi ngay ngắn, bên trái Vưu Lợi Dân là Phó Đức Trăn – Phó cục trưởng cục độc quyền thuốc lá, kiêm Giám đốc Nhà máy thuốc lá Hồng Châu, bên phải là hiệu trưởng đại học Hồng Châu.
Dưới đài các hàng ghế ngồi đều chật ních, hàng thứ nhất thứ hai bàn cũng được trải vải đỏ, đặt nước trà. Rất nhiều cán bộ mang giày tây, quần áo chỉnh tề đang ngồi. Các hàng ghế dưới là các sinh viên, có nam có nữ, đa số quần áo đơn giản, thần tình trên mặt vừa hưng phấn vừa ngại ngùng.
Chủ tịch tỉnh Vưu Lợi Dân đến đại học Hồng Châu thị sát công tác, gặp mặt với sinh viên, tổ chức một cuộc họp, thăm hỏi cổ vũ cán bộ và sinh viên, đây là điều rất bình thường. Nhưng điều kỳ lạ chính là Phó cục trưởng cục độc quyền thuốc lá kiêm giám đốc Nhà máy thuốc lá Hồng Châu Phó Đức Trăn lại ngồi ngay ngắn trên bàn chủ tịch, đây có vẻ rất đột ngột và không liên quan gì đến nhau cho lắm.
Phó Đức Trăn thì có liên quan gì đến trường đại học Hồng Châu chứ?
Trên thực tế, cuộc họp này vốn là rất đặc thù.
Ở vị trí hàng thứ nhất, người nam thanh niên mặc quần tây đen áo sơ mi trắng, ngồi bên cạnh các cán bộ trung niên, đó chính là đồng chí Phạm Hồng Vũ.
Bên cạnh Phạm Hồng Vũ, là một cô gái xinh đẹp mặc quần đen bó sát, giày thể thao màu trắng, đó chính là phóng viên của Thanh Sơn nhật báo – Bành Na.
- Anh, để nhà máy thuốc lá ký cam kết giúp đỡ sinh viên nghèo, chủ ý này tuyệt vời quá, giúp được rất nhiều sinh viên nông thôn…
Hội nghị vừa bắt đầu, Bành Na ghé vào tai Phạm Hồng Vũ nói nhỏ, giọng điệu phấn chấn. Phạm Hồng Vũ khẽ mỉm cười, gật gật đầu.
Tháng 11 năm trước, Trung ương đoàn và quỹ phát triển thanh thiếu niên quốc gia đã chính thức khởi xướng “công trình hy vọng”, hơn nữa Quỹ phát triển thanh niên đã thành lập văn phòng phụ trách việc thúc đẩy “Công trình hy vọng” phát triển.
Lúc “Công trình hy vọng” được ấp ủ, tôn chỉ chính là giúp đỡ học sinh vùng khó khăn được trở lại trường học, cải thiện điều kiện của việc quản lý trường học nông thôn. Xây dựng “trường học hy vọng” và giúp đỡ học sinh nghèo chính là hai hạng mục chủ yếu của “Công trình hy vọng”.
Tuy nhiên, trong buổi họp báo chính thức của Trung ương đoàn và Quỹ phát triển thanh niên, lại tăng thêm một hạng mục quan trọng khác, đó chính là “công trình hy vọng” thành lập danh nghĩa “quỹ cho vay hỗ trợ việc học tập của học sinh vùng khó khăn”.
Nghe nói quỹ cho vay này thành lập theo yêu cầu của một doanh nghiệp lớn của trung ương. Người phụ trách của doanh nghiệp này là đồng chí Lý Thạch Viễn đã đích thân tìm lãnh đạo của trung ương đoàn để thương thảo việc thành lập quỹ cho vay này, đồng thời đóng góp mười triệu tệ. Dưới sự dẫn dắt của Lý Thạch Viễn, đã có không ít doanh nghiệp lớn đứng ra quyên tặng, khi quỹ chưa được thành lập thì đã có hơn năm triệu tệ rồi.
Năm triệu nghe thì rất lớn, nhưng cả nước nhiều vùng khó khăn như vậy, thì số tiền này cũng chỉ như muối bỏ biển mà thôi.
Lý Thạch Viễn rất rõ ràng, khoản cho vay này nhất định phải nhằm vào đối tượng học sinh khó khăn, không được đối với đơn vị mà chỉ được đối với cá nhân. Là một lãnh đạo cao cấp nhiều năm, Lý Thạch Viễn nhận thức khá rõ một số hiện tượng không bình thường trong xã hội. Nhân dân đã chìm trong nghèo đói quá lâu, bất cứ khoản tiền nào đều có lực hấp dẫn lớn.
Nếu giao cho đơn vị như trường học hay các cơ sở hành chính, thì khoản tiền này liệu có đến được tay học sinh nghèo khó hay không thì rất khó bảo đảm.
Nhằm đúng đối tượng, thẩm tra nghiêm khắc “tư cách” của học sinh là việc vô cùng quan trọng, đảm bảo cho quỹ này không bị “biến chất”
Với uy vọng của Lý Thạch Viễn, ông đích thân đưa ra đề nghị như vậy, hơn nữa còn là “mang theo tiền” đến, thì tất nhiên sẽ nhận được coi trọng cao độ của trung ương đoàn và quỹ phát triển thanh niên.
Và không lâu sau, quỹ cho vay này chính thức được thành lập, trở thành một trong ba hạng mục chính của “Công trình hy vọng”.
Theo đề nghị của Phạm Hồng Vũ, đồng chí Lý Xuân Vũ sẽ đảm nhiệm Phó chủ nhiệm ban quản lý của quỹ cho vay, cấp bậc điều chỉnh là cục phó.
Lý Xuân Vũ tuy rằng tuổi còn trẻ, nhưng là con cháu dòng chính của Lý gia, đảm nhiệm chức trưởng phòng cũng đã lâu, cho thăng tiến một bậc nhỏ như vậy cũng là điều bình thường. Huống chi gã cũng ủng hộ hai trăm ngàn.
Số tiền này cũng không phải gã móc từ hầu bao của mình, mà là Lệnh Hòa Phồn quyên tặng.
Lý Xuân Vũ và Hạ Ngôn hợp tác làm ăn, nhưng không chiếm được “miếng lớn”, mà người được miếng lớn ở đây là Triệu Ca và Hạ Ngôn. Tiền vốn của bọn họ nhiều, lại đứng trên “tuyến đầu”, Lý nhị thiếu gia chi ngồi mát ăn bát vàng, nếu gặp phải vấn đề khó khăn về mặt hành chính thì gã sẽ đứng ra lo liệu, còn việc kinh doanh thế nào thì gã mù tịt.
Khi cần phải dùng tiền để làm “việc chung” thì đương nhiên gã cũng dùng “tiền chung” rồi.
Hai năm qua, công ty Thiên Ca và Phồn Thịnh phát triển rất mạnh, tiền đổ vào túi của Lệnh Hòa Phồn như nước, hai trăm ngàn đối với anh ta mà nói thì cũng chỉ như hạt bụi, hoàn toàn không đáng kể.
Lý nhị thiếu gia không “cắt thịt” của Lệnh công tử thì cắt của ai đây?
Đối với gã mà nói, có được thăng cấp hay không thì không quan trọng chút nào.
Bởi vì gã cũng không muốn làm quan.
Làm quan quá vất vả. Tuy nhiên trung tâm quản lý quỹ vay vốn học tập kia vẫn là cơ cấu bán chính thức, có biên chế cấp cục hành chính, Lý Xuân Vũ không thăng cấp thì sẽ không đảm đương được chức Phó chủ nhiệm, không quản được chuyện.
Mũ quan rơi xuống đầu Lý Xuân Vũ, cũng không chấp nhận thì cũng không có cách nào khác.
Tuy nhiên nói gì thì nói, Lý Xuân Vũ cảm thấy Phạm Hồng Vũ quả nhiên là có năng khiếu lăn lộn trong chốn quan trường. Hắn công tác mới được mấy năm, bản thân hắn được thăng chức cao không nói, mà tùy tiện ra một chủ ý là có thể biến một người không thích làm quan như Lý Xuân Vũ trở thành cấp cục phó.
Người này là Trưởng ban tổ chức Trung ương rồi sao?
Lý gia hành động, Phạm Hồng Vũ cũng không nhàn rỗi. Như lúc đầu hắn nói với Lý Thạch Viễn, quỹ cho vay sau khi thành lập, nhất định sẽ xuất hiện tình trạng mật ít ruồi nhiều, cho nên cần phải nghĩ biện pháp khác.
Phạm Hồng Vũ trở lại Hồng Châu, liền định ngày hẹn Phó Đức Trăn đến nói quan điểm của mình. Khiến nhà máy thuốc lá đi đầu, hợp tác với các trường đại học cao đẳng, xác định địa điểm giúp đỡ học sinh nghèo.
Phó Đức Trăn liền đáp ứng luôn.
Chuyện này đối với Phó Đức Trăn mà nói, quả thật là chưa bao giờ nghe thấy. Đâu có người nào chưa đến nhà máy thuốc lá làm việc đã phải cho một khoản tiền rồi?
Nhà máy thuốc lá Hồng Châu là đơn vị tốt, tiền lương cao, đãi ngộ cao, cho tới bây giờ cũng không thiếu người, rất nhiều sinh viên giỏi tốt nghiệp đều muốn vào làm, năm nào Phó Đức Trăn cũng phải ứng phó với những người muốn “chạy cửa” để vào. Cho nên chưa bao giờ ông có ý định là sẽ bỏ tiền để “đầu tư” cho số sinh viên nghèo này.
Đây không phải là điều khôi hài sao?
Nhưng việc này không nên là Phạm Hồng Vũ nói.
Phạm Hồng Vũ mở miệng thì Phó Đức Trăn sẽ không biết giấu mặt vào đâu.
Đừng nói là Phạm Hồng Vũ chỉ giao cho ông ta làm một việc nhỏ như vậy, mà cho dù là việc khó khăn hơn nữa thì lão Phó cũng sẽ đáp ứng không chút do dự.
Hiện tại, đến Chủ tịch tỉnh cũng tham dự hội nghị này, Phó Đức Trăn cũng hiểu được “sự khổ tâm” của Trưởng phòng Phạm, không ngờ lại cho ông ta một cơ hội để lại ấn tượng tốt với Chủ tịch tỉnh như vậy.
Dùng tiền nhà nước, mình lại được mặt mũi, nhận được sự kính ngưỡng của rất nhiều sinh viên nghèo khó, lại được Chủ tịch tỉnh khẳng định, lợi không kể hết.
Nếu không, lão Phó đâu được cơ hội ngòi bên cạnh Chủ tịch tỉnh như vậy chứ.
Hội nghị do hiệu trưởng đại học Hồng Châu chủ trì, lời mở đầu rất văn vẻ, hoa lá…
Tiếp theo là Phó Đức Trăn phát biểu ý kiến, nhấn mạnh ý nghĩa trọng đại của việc thiện này.
Tiếp theo, chính là Chủ tịch tỉnh Vưu Lợi Dân ra chỉ thị trọng yếu.
Hội nghị được tiến hành đâu vào đấy.
Lúc bài phát biểu của Vưu Lợi Dân sắp kết thúc, máy nhắn tin của Phạm Hồng Vũ lại rung rung, vừa cầm lên, hắn không khỏi nhíu mày. Là số của phòng Thư ký 1, hay lại xảy ra chuyện gì rồi?
Nếu không, chắc chắn đồng sự sẽ không làm phiền hắn vào lúc này.
Tháng 4 năm 1990, trong phòng họp đại học Hồng Châu, giăng đèn kết hoa, giăng một tấm biểu ngữ lớn.
Giữa bàn chủ tịch được trải vải đỏ, Chủ tịch tỉnh Vưu Lợi Dân đang ngồi ngay ngắn, bên trái Vưu Lợi Dân là Phó Đức Trăn – Phó cục trưởng cục độc quyền thuốc lá, kiêm Giám đốc Nhà máy thuốc lá Hồng Châu, bên phải là hiệu trưởng đại học Hồng Châu.
Dưới đài các hàng ghế ngồi đều chật ních, hàng thứ nhất thứ hai bàn cũng được trải vải đỏ, đặt nước trà. Rất nhiều cán bộ mang giày tây, quần áo chỉnh tề đang ngồi. Các hàng ghế dưới là các sinh viên, có nam có nữ, đa số quần áo đơn giản, thần tình trên mặt vừa hưng phấn vừa ngại ngùng.
Chủ tịch tỉnh Vưu Lợi Dân đến đại học Hồng Châu thị sát công tác, gặp mặt với sinh viên, tổ chức một cuộc họp, thăm hỏi cổ vũ cán bộ và sinh viên, đây là điều rất bình thường. Nhưng điều kỳ lạ chính là Phó cục trưởng cục độc quyền thuốc lá kiêm giám đốc Nhà máy thuốc lá Hồng Châu Phó Đức Trăn lại ngồi ngay ngắn trên bàn chủ tịch, đây có vẻ rất đột ngột và không liên quan gì đến nhau cho lắm.
Phó Đức Trăn thì có liên quan gì đến trường đại học Hồng Châu chứ?
Trên thực tế, cuộc họp này vốn là rất đặc thù.
Ở vị trí hàng thứ nhất, người nam thanh niên mặc quần tây đen áo sơ mi trắng, ngồi bên cạnh các cán bộ trung niên, đó chính là đồng chí Phạm Hồng Vũ.
Bên cạnh Phạm Hồng Vũ, là một cô gái xinh đẹp mặc quần đen bó sát, giày thể thao màu trắng, đó chính là phóng viên của Thanh Sơn nhật báo – Bành Na.
- Anh, để nhà máy thuốc lá ký cam kết giúp đỡ sinh viên nghèo, chủ ý này tuyệt vời quá, giúp được rất nhiều sinh viên nông thôn…
Hội nghị vừa bắt đầu, Bành Na ghé vào tai Phạm Hồng Vũ nói nhỏ, giọng điệu phấn chấn. Phạm Hồng Vũ khẽ mỉm cười, gật gật đầu.
Tháng 11 năm trước, Trung ương đoàn và quỹ phát triển thanh thiếu niên quốc gia đã chính thức khởi xướng “công trình hy vọng”, hơn nữa Quỹ phát triển thanh niên đã thành lập văn phòng phụ trách việc thúc đẩy “Công trình hy vọng” phát triển.
Lúc “Công trình hy vọng” được ấp ủ, tôn chỉ chính là giúp đỡ học sinh vùng khó khăn được trở lại trường học, cải thiện điều kiện của việc quản lý trường học nông thôn. Xây dựng “trường học hy vọng” và giúp đỡ học sinh nghèo chính là hai hạng mục chủ yếu của “Công trình hy vọng”.
Tuy nhiên, trong buổi họp báo chính thức của Trung ương đoàn và Quỹ phát triển thanh niên, lại tăng thêm một hạng mục quan trọng khác, đó chính là “công trình hy vọng” thành lập danh nghĩa “quỹ cho vay hỗ trợ việc học tập của học sinh vùng khó khăn”.
Nghe nói quỹ cho vay này thành lập theo yêu cầu của một doanh nghiệp lớn của trung ương. Người phụ trách của doanh nghiệp này là đồng chí Lý Thạch Viễn đã đích thân tìm lãnh đạo của trung ương đoàn để thương thảo việc thành lập quỹ cho vay này, đồng thời đóng góp mười triệu tệ. Dưới sự dẫn dắt của Lý Thạch Viễn, đã có không ít doanh nghiệp lớn đứng ra quyên tặng, khi quỹ chưa được thành lập thì đã có hơn năm triệu tệ rồi.
Năm triệu nghe thì rất lớn, nhưng cả nước nhiều vùng khó khăn như vậy, thì số tiền này cũng chỉ như muối bỏ biển mà thôi.
Lý Thạch Viễn rất rõ ràng, khoản cho vay này nhất định phải nhằm vào đối tượng học sinh khó khăn, không được đối với đơn vị mà chỉ được đối với cá nhân. Là một lãnh đạo cao cấp nhiều năm, Lý Thạch Viễn nhận thức khá rõ một số hiện tượng không bình thường trong xã hội. Nhân dân đã chìm trong nghèo đói quá lâu, bất cứ khoản tiền nào đều có lực hấp dẫn lớn.
Nếu giao cho đơn vị như trường học hay các cơ sở hành chính, thì khoản tiền này liệu có đến được tay học sinh nghèo khó hay không thì rất khó bảo đảm.
Nhằm đúng đối tượng, thẩm tra nghiêm khắc “tư cách” của học sinh là việc vô cùng quan trọng, đảm bảo cho quỹ này không bị “biến chất”
Với uy vọng của Lý Thạch Viễn, ông đích thân đưa ra đề nghị như vậy, hơn nữa còn là “mang theo tiền” đến, thì tất nhiên sẽ nhận được coi trọng cao độ của trung ương đoàn và quỹ phát triển thanh niên.
Và không lâu sau, quỹ cho vay này chính thức được thành lập, trở thành một trong ba hạng mục chính của “Công trình hy vọng”.
Theo đề nghị của Phạm Hồng Vũ, đồng chí Lý Xuân Vũ sẽ đảm nhiệm Phó chủ nhiệm ban quản lý của quỹ cho vay, cấp bậc điều chỉnh là cục phó.
Lý Xuân Vũ tuy rằng tuổi còn trẻ, nhưng là con cháu dòng chính của Lý gia, đảm nhiệm chức trưởng phòng cũng đã lâu, cho thăng tiến một bậc nhỏ như vậy cũng là điều bình thường. Huống chi gã cũng ủng hộ hai trăm ngàn.
Số tiền này cũng không phải gã móc từ hầu bao của mình, mà là Lệnh Hòa Phồn quyên tặng.
Lý Xuân Vũ và Hạ Ngôn hợp tác làm ăn, nhưng không chiếm được “miếng lớn”, mà người được miếng lớn ở đây là Triệu Ca và Hạ Ngôn. Tiền vốn của bọn họ nhiều, lại đứng trên “tuyến đầu”, Lý nhị thiếu gia chi ngồi mát ăn bát vàng, nếu gặp phải vấn đề khó khăn về mặt hành chính thì gã sẽ đứng ra lo liệu, còn việc kinh doanh thế nào thì gã mù tịt.
Khi cần phải dùng tiền để làm “việc chung” thì đương nhiên gã cũng dùng “tiền chung” rồi.
Hai năm qua, công ty Thiên Ca và Phồn Thịnh phát triển rất mạnh, tiền đổ vào túi của Lệnh Hòa Phồn như nước, hai trăm ngàn đối với anh ta mà nói thì cũng chỉ như hạt bụi, hoàn toàn không đáng kể.
Lý nhị thiếu gia không “cắt thịt” của Lệnh công tử thì cắt của ai đây?
Đối với gã mà nói, có được thăng cấp hay không thì không quan trọng chút nào.
Bởi vì gã cũng không muốn làm quan.
Làm quan quá vất vả. Tuy nhiên trung tâm quản lý quỹ vay vốn học tập kia vẫn là cơ cấu bán chính thức, có biên chế cấp cục hành chính, Lý Xuân Vũ không thăng cấp thì sẽ không đảm đương được chức Phó chủ nhiệm, không quản được chuyện.
Mũ quan rơi xuống đầu Lý Xuân Vũ, cũng không chấp nhận thì cũng không có cách nào khác.
Tuy nhiên nói gì thì nói, Lý Xuân Vũ cảm thấy Phạm Hồng Vũ quả nhiên là có năng khiếu lăn lộn trong chốn quan trường. Hắn công tác mới được mấy năm, bản thân hắn được thăng chức cao không nói, mà tùy tiện ra một chủ ý là có thể biến một người không thích làm quan như Lý Xuân Vũ trở thành cấp cục phó.
Người này là Trưởng ban tổ chức Trung ương rồi sao?
Lý gia hành động, Phạm Hồng Vũ cũng không nhàn rỗi. Như lúc đầu hắn nói với Lý Thạch Viễn, quỹ cho vay sau khi thành lập, nhất định sẽ xuất hiện tình trạng mật ít ruồi nhiều, cho nên cần phải nghĩ biện pháp khác.
Phạm Hồng Vũ trở lại Hồng Châu, liền định ngày hẹn Phó Đức Trăn đến nói quan điểm của mình. Khiến nhà máy thuốc lá đi đầu, hợp tác với các trường đại học cao đẳng, xác định địa điểm giúp đỡ học sinh nghèo.
Phó Đức Trăn liền đáp ứng luôn.
Chuyện này đối với Phó Đức Trăn mà nói, quả thật là chưa bao giờ nghe thấy. Đâu có người nào chưa đến nhà máy thuốc lá làm việc đã phải cho một khoản tiền rồi?
Nhà máy thuốc lá Hồng Châu là đơn vị tốt, tiền lương cao, đãi ngộ cao, cho tới bây giờ cũng không thiếu người, rất nhiều sinh viên giỏi tốt nghiệp đều muốn vào làm, năm nào Phó Đức Trăn cũng phải ứng phó với những người muốn “chạy cửa” để vào. Cho nên chưa bao giờ ông có ý định là sẽ bỏ tiền để “đầu tư” cho số sinh viên nghèo này.
Đây không phải là điều khôi hài sao?
Nhưng việc này không nên là Phạm Hồng Vũ nói.
Phạm Hồng Vũ mở miệng thì Phó Đức Trăn sẽ không biết giấu mặt vào đâu.
Đừng nói là Phạm Hồng Vũ chỉ giao cho ông ta làm một việc nhỏ như vậy, mà cho dù là việc khó khăn hơn nữa thì lão Phó cũng sẽ đáp ứng không chút do dự.
Hiện tại, đến Chủ tịch tỉnh cũng tham dự hội nghị này, Phó Đức Trăn cũng hiểu được “sự khổ tâm” của Trưởng phòng Phạm, không ngờ lại cho ông ta một cơ hội để lại ấn tượng tốt với Chủ tịch tỉnh như vậy.
Dùng tiền nhà nước, mình lại được mặt mũi, nhận được sự kính ngưỡng của rất nhiều sinh viên nghèo khó, lại được Chủ tịch tỉnh khẳng định, lợi không kể hết.
Nếu không, lão Phó đâu được cơ hội ngòi bên cạnh Chủ tịch tỉnh như vậy chứ.
Hội nghị do hiệu trưởng đại học Hồng Châu chủ trì, lời mở đầu rất văn vẻ, hoa lá…
Tiếp theo là Phó Đức Trăn phát biểu ý kiến, nhấn mạnh ý nghĩa trọng đại của việc thiện này.
Tiếp theo, chính là Chủ tịch tỉnh Vưu Lợi Dân ra chỉ thị trọng yếu.
Hội nghị được tiến hành đâu vào đấy.
Lúc bài phát biểu của Vưu Lợi Dân sắp kết thúc, máy nhắn tin của Phạm Hồng Vũ lại rung rung, vừa cầm lên, hắn không khỏi nhíu mày. Là số của phòng Thư ký 1, hay lại xảy ra chuyện gì rồi?
Nếu không, chắc chắn đồng sự sẽ không làm phiền hắn vào lúc này.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.