Chương 12
Bồng Lai Khách
13/10/2020
So với Bạch Cẩm Tú, sự kinh ngạc của Bạch Thành Sơn có thể nói là lớn hơn một chút.
Quảng Châu phủ bởi vị trí địa lý đặc biệt cởi mở của nó và bầu không khí xã hội đi kèm, tiếng kêu gọi cắt bím tóc càng ngày càng lớn, nhưng phần lớn là đến từ tầng lớp phần tử trí thức, ở trên các đường phố lớn, hầu như là không nhìn thấy một người đàn ông nào dám công khai đi trên phố. Dù triều Thanh hận thấu xương “Phỉ đảng cắt tóc”, lúc tiến vào Quảng Châu, để che giấu ánh mắt người đời mà đều mang bím để che giấu.
Cố Cảnh Hồng từng đi du học, ủng hộ cắt tóc cũng không hề lạ. Bạch Thành Sơn có dạng người nào mà chưa từng gặp, càng không cần phải nói người cắt tóc. Nhưng Cố Cảnh Hồng là công tử của Tổng đốc phủ, điều này đúng là gây kinh hãi thế tục.
Ánh mắt Bạch Thành Sơn dừng trên đầu anh ta, sửng sốt một lát, mới nói:
– Cháu làm vậy, chế đài không nói gì à?
– Gia phụ từng nhiều lần quở trách cháu, bắt cháu nuôi tóc, cháu không nghe theo, cha cháu không ép được nên đành thôi.
Bạch Thành Sơn đã khôi phục lại thần sắc bình thường, khẽ gật đầu:
– Cháu bỏ mũ trước mắt ta là có ý gì?
Cố Cảnh Hồng tiến lên một bước.
– Bác, bác kiến thức rộng, tình trạng hiện này hiểu rõ trong lòng. Cháu thực ra…đã có chuẩn bị cho sau này….từ lâu rồi.
Anh ta dừng lại, ánh mắt càng thêm sáng ngời.
– Bác là cao nhân, có một vài lời không cần cháu nói bác cũng hiểu. Lý do cho sự dũng cảm của cháu mạo hiểm bộc lộ trái tim với bác trước thiên hạ to lớn này, đó chính là nhằm bày tỏ với bác trái tim của cháu với Cẩm Tú. Mong bác yên tâm, cháu sẽ trân trọng Cẩm Tú, để em ấy được hưởng phú quý lâu dài, cả đời vô lo.
Thanh âm đĩnh đạc dừng lại, thư phòng cũng theo đó yên tĩnh xuống, tĩnh đến mức cây kim rơi xuống cũng có thể nghe thấy được.
Bạch Cẩm Tú nín thở, căng thẳng nhìn chằm chằm bóng dáng không hề nhúc nhích của cha mình.
Sau một lúc lâu, trong lúc cô nghẹt thở và gần như sắp không thể kìm nén được thì bóng dáng của Bạch Thành Sơn rốt cuộc cử động.
– Hiền chất thẳng thắn thành khẩn, lão hủ vô cùng cảm động. Nhưng đây là chuyện lớn của hai nhà, tới quá đột ngột, hãy để ta vài ngày suy nghĩ đã, chờ chế đài đại nhân trở về thì bác mới trả lời, được không?
Trong mắt Cố Cảnh Hồng hiện lên tia hơi thất vọng, nhưng mau chóng nở nụ cười.
– Đa tạ bác đã cho cháu cơ hội. Bác cứ suy nghĩ ạ, cháu chờ tin vui từ bác. Cháu không làm phiền bác nữa, cháu xin phép ra ngoài.
Anh ta đội mũ trở lại, chỉnh cho ngay ngắn, cung kính hành lễ với Bạch Thành Sơn, xoay người ra khỏi thư phòng.
Đôi quân ủng da trâu kiểu Đức giẫm lên nền gạch phát ra tiếng bước chân vang dội, dần dần đi xa.
Bạch Thành Sơn đứng lên khỏi ghế bành, chậm rãi đến bên cửa sổ, tay chắp sau lưng, nhìn ra đình viện bên ngooài, thất thần.
Tâm tình của Bạch Cẩm Tú hoảng loạn, đầu óc nóng lên, hận không thể lập tức lao ra bày tỏ suy nghĩ của mình với cha, cô không muốn gả đi, nhưng ngay khoảnh khắc đó, lại cứng rắn ép mình đứng yên.
Sức ảnh hưởng của những lời bộc bạch vừa rồi của Cố Cảnh Hồng với cha không hề đơn giản chút nào.
Trăm năm trước nhóm hiệu buôn Thập Tam Hàng từng phong quang vô hạn cùng với Bạch gia đã sớm xuống dốc từ lâu, chỉ còn lại một nhà là còn kéo dài, tới trên tay phụ thân thì càng phát dương quang đại. Từ trước tới nay, cha làm việc, xuy xét tuyệt đối không chỉ giới hạn ở một mặt, mà còn là nhiều mặt.
Cô tuy chỉ là một người rảnh rỗi, nhưng với hiện thực bên ngoài cũng không phải là hoàn toàn ngây thơ không biết gì. Bối cảnh của Cố Cảnh Hồng, cộng thêm trọng lượng lời nói anh ta tuyệt đối không nhẹ. Không giống Minh Luân cầu thân, mình tùy tiện lao ra phản đối, chỉ sợ cha chưa chắc đã nghe.
Cô vẫn nên suy nghĩ cho thật kỹ, nên nói như nào mới có khả năng nhất để cha tiếp thu mong muốn của mình.
……
Bữa cơm chiều cô lại một lần nữa lấy lý do còn mệt mà không ra ngoài dùng bữa, Bạch Kính Đường lo lắng cho em gái, ăn cơm xong, trò chuyện với khách vài câu là xin phép, muốn đi thăm em gái thì bị vợ gọi lại.
– Hai ngày này Tú Tú sao vậy, toàn bỏ cơm chiều? Có phải bị ốm không? Hay là em đi xem xem.
– Con bé không sao đâu, anh yên tâm. Lát em sẽ bảo người mang cơm vào cho con bé. – Trương Uyển Diễm kéo chồng vào phòng.
– Em muốn nói với anh, nếu cha có hỏi có nên gả cô út vào Cố gia không, anh định nói như nào?
Bạch Kính Đường nhìn vợ:
– Cố công tử á? Nói năng không đầu không cuối, em muốn nói gì?
– Cố công tử thích cô út, không phải anh không biết chứ? Nếu em đoán không sai, cậu ta đến đây ngoài mừng thọ ra thì chắc là muốn cầu hôn nữa.
Bạch Kính Đường lập tức nhớ tới mấy ngày trước ở Quảng Châu phủ khi mình tìm tài xế cho em gái, Cố Cảnh Hồng tới gặp mình dò hỏi ngày về của em ấy bị mình gạt đi thì lặng thinh.
– Em bảo anh này, Cố công tử là người làm việc lớn, tình thế hiện giờ anh còn rõ hơn cả em nữa, triều đình là châu chấu sau thu, em thấy sẽ chẳng có mấy con sống đâu. Tú Tú gả cho cậu ta, ngày sau nếu có thay đổi, Bạch gia chúng ta sẽ có chỗ dựa. Nếu không thay đổi mà cứ thế đi xuống, cùng đường kết thân với Tổng đốc phủ, với Bạch gia ta cũng không thiệt. Chuyện tốt như vậy, vì sao không làm?
Huống chi Cố công tử có điểm nào không xứng với Tú Tú nhà ta? Hai đứa vô cùng xứng đôi đấy.
Bạch Kính Đường khẽ nhíu mày:
– Cố công tử là người tài anh không phủ nhận, nhưng cậu ta muốn cưới Tú Tú, chỉ sợ không chỉ đơn giản là thích em ấy thôi đâu.
Trương Uyển Diễm nói:
– Vậy thì sao làm sao? Làm chuyện lớn nào mà không cần tiền. Giờ Tân Quân Quảng Châu phủ chẳng phải đều dựa vào Bạch gia chúng ta để duy trì đó sao? Đều là ra tiền, giúp đỡ Cố công tử với giúp đỡ Tân Quân thì có gì khác nhau? So với đẩy từng đống vàng thật bạc trắng xuống sông còn không bằng giúp Cố công tử còn hơn.
– Em chỉ lo nghĩ cho tương lai lâu dài của Bạch gia chúng ta thôi. Quan trọng nhất, Cố công tử có tình cảm với Tú Tú. Biết Tú Tú tư tưởng cởi mở, với độ tuổi này của cậu ta, gia thế như vậy, mà ngay cả một người hầu hạ cũng không có, chính bởi vì đợi Tú Tú. Anh nói đi, một người đàn ông như thế, ai có thể làm được?
Bạch Kính Đường trầm ngâm:
– Nếu Tú Tú bằng lòng thì tốt, anh có gì mà không đồng ý? Nhưng nếu em ấy không muốn, anh cũng hết cách. Như em nói ấy, làm chuyện gì mà không cần tiền bạc, nếu thật sự có chuyện lớn, thì dựa vào thương mạch và danh vọng của cha, mặc cho ai đi lên, cũng không dám có ba phần thất kính với ông cụ, không nhất thiết cứ phải dựa vào Cố gia.
Trương Uyển Diễm nóng nảy:
– Người một nhà sao giống người ngoài được? Loạn thế rồi biết ai là kẻ thiện, có người nào mà không phải lang phải hổ ăn thịt người đâu? Nếu để ngày sau cẩn thận mà sống, đề phòng nơi nơi, còn không bằng chuẩn bị sẵn đường lui. Là người một nhà có gì cũng tiện bàn, ngày sau Bạch gia chúng ta có chỗ dựa, sẽ càng hưng thịnh hơn thôi…
– Thiếu gia, lão gia gọi anh đến thư phòng ạ!
Hai vợ chồng đang nói chuyện thì bên ngoài có tiếng người làm hầu bẩm.
– Được rồi được rồi, chuyện hôn sự của em Tú em đừng có xen vào. Mà em cũng không cần phải chêm lời với anh, tự cha có suy nghĩ của mình!
Bạch Kính Đường gắt một tiếng, đi ra khỏi phòng, gấp gáp đi đến thư phòng, đi vào đóng cửa lại:
– Cha, cha tìm con có chuyện ạ?
Bạch Thành Sơn đem chuyện ban ngày Cố Cảnh Hồng cầu thân với mình và cả chuyện cắt tóc nói cho con trai nghe.
Bạch Kính Đường tuy đã đoán được nhưng khi nghe đến đoạn Cố Cảnh Hồng cắt tóc thì vô cùng khiếp sợ:
– Cậu ấy làm thế cũng quá là…
Nói chưa hết lời chợt khựng lại.
– Chuyện cầu thân, con thấy sao?
Bạch Kính Đường lập tức nhớ tới những lời mà vợ vừa nói với mình. Tuy rằng không hài lòng, nhưng bình tĩnh suy ngẫm thì không thể không thừa nhận có một vài câu cũng rất có lý.
– Cha đã hỏi, vậy con xin nói. Tình thế hiện giờ ngoài bên chỗ cậu, Bạch gia chúng ta cũng nên chuẩn bị con đường đi khác cho mình. Phòng ngừa chu đáo, đây là điều mà cha vẫn luôn dạy dỗ con.
Anh ngập ngừng,
– Nếu Tú Tú cũng bằng lòng, con thấy Cố công tử cũng là một lựa chọn không tệ.
Nói xong, anh nhìn cha mình.
Bạch Thành Sơn yên lặng chốc lát, phất phất tay, ý bảo con trai lui ra.
Bạch Cẩm Tú ở ngay chỗ rẽ hàng lang nhìn thấy anh cả từ thư phòng đi ra, lấy lại bình tĩnh, bưng một khay thức ăn đi đến, gõ cửa rồi đi vào.
Con trai vừa đi, Bạch Thành Sơn chau mày đến xuất thần, thấy con gái đi vào thì nở nụ cười tươi:
– Bữa cơm chiều không thấy con đâu, mệt hay làm sao? Đã ăn chưa?
– Con đỡ rồi, cũng vừa ăn rồi ạ.
Bạch Cẩm Tú mỉm cười đặt cái khay trước mặt ông cụ.
– Cha ơi, canh cá trích lần trước cha không thích, buổi chiều con đổi làm canh gừng pha sữa rồi. Con nhớ lúc nhỏ mẹ vẫn thường làm canh này cho cha, cha rất thích. Con nhờ vú Vương dạy con, làm cả buổi chiều đó ạ, cha nếm thử xem nhé.
Bạch Thành Sơn nhận thìa từ con gái, múc một thìa, ăn một ngụm.
– Cha ơi, thế nào ạ?
Trông nụ cười ngọt ngào và ánh mắt đầy mong chờ của con gái, Bạch Thành Sơn cười gật đầu.
– Ngon, rất ngon. Mùi vị rất giống tay nghề mẹ con làm. – Ông khen.
– Cha thích thì tốt rồi. Cha cứ ăn từ từ ạ.
Bạch Cẩm Tú làm như rất tự nhiên đi dạo trong thư phòng, cuối cùng đừng trước cái bàn tính cổ bằng gỗ mun đặt ở một góc của kệ sách, cầm xuống, gẩy gẩy hạt bàn tính, hạt châu chạm vào nhau phát ra những thanh âm lách cách vui tai.
Bạch Thành Sơn quay lại, thấy con gái đang cúi đầu nghịch bàn tính thì nói:
– Ra nước ngoài nhiều năm, bàn tính lúc nhỏ cha dạy con chắc ném ra sau đầu hết rồi đúng không?
Bạch Cẩm Tú giơ bàn tính lên lắc lắc, cười tươi rói:
– Cha ơi, chẳng những không quên, con còn làm tốt hơn trước nữa. Nhắm mắt con cũng tính được đó.
Bạch Thành Sơn có vẻ không tin:
– Thật à?
– Dĩ nhiên! Không tin cha có thể ra đề thử con đi!
Cô đặt bàn tính lên bàn, kéo ghế ra ngồi xuống, lấy khăn ra.
– Con sẽ bịt mắt lại, đỡ để cha lại bảo con nhìn lén.
Bạch Thành Sơn bị gợi lên hứng thú:
– Được! Vậy cha sẽ thử con xem nào.
Bạch Cẩm Tú đang bịt mắt lại, chợt dừng tay:
– Cha ơi, nếu như con thắng, cha có nên thưởng gì cho con không?
– Được được, con muốn gì cứ nói, cái gì cũng thưởng hết!
– Là cha nói đó nhé, lát nữa không cho phép cha nuốt lời đâu.
Bạch Thành Sơn vuốt râu cười:
– Cha có bao giờ không giữ lời với con chưa?
Bấy giờ Bạch Cẩm Tú mới bịt kín mắt, tay đặt lên bàn tính:
– Cha bắt đầu đi.
Đề ra đầu tiên của Bạch Thành Sơn rất nhẹ nhàng, là cộng và trừ các con số đơn giản nhất, phát hiện ra con gái mình gẩy hạt giải được rất nhanh, hứng thú càng cao, đề ra càng khó, nhưng vẫn không làm khó được con gái, cuối cùng thì ra đề phát tạp giải bốn phép tính.
Tiếng hạt tính chạm vào nhau lách lách trên bàn tính như tiếng mưa rơi, mười ngón tay thon gầy của Bạch Cẩm Tú linh hoạt gẩy hạt tính không ngừng. Chỉ chốc lát sau tiếng gảy hạt tính đã ngừng, Bạch Cẩm Tú tháo khăn bịt mắt xuống, báo ra đáp số cuối cùng.
Bạch Thành Sơn tự tính lại, khi gẩy lên hạt tính cuối cùng, ông ngẩng lên, nhìn con gái.
– Thế nào ạ, con không mạnh miệng đúng không ạ? – Bạch Cẩm Tú nghiêng đầu, mỉm cười nói.
Giờ khắc này, trong lòng Bạch Thành Sơn ngoài vui vẻ, thì còn có cả kiêu ngạo.
Con gái của ông từ nhỏ thường ngồi trên đùi ông xem ông gảy bàn tính đối chiếu sổ sách, lâu dần, trên việc tính toán cũng không lạ lẫm. Bạch Thành Sơn đối xử rất bình đẳng giữa con trai và con gái, còn dự tính bồi dưỡng con gái tiếp nhận nghề nghiệp của mình nữa. Nhưng về sau con bé lại thích học hội họa, còn say mê tới mức học hội họa Tây Dương nữa. Tuy ông thấy rất tiếc nhưng cũng không cấm cản đam mê của con gái, một lần đi là mấy năm liền, cứ nghĩ con gái mình đã quên hết bàn tính rồi, nào ngờ không những không quên, mà còn thuần thục hơn so với trước đây rất nhiều.
Trình độ như này bình thường mà không luyện tập thì căn bản không thể nào đạt được.
– Con học hội họa mà, sao vẫn luyện bàn tính thế? – Bạch Thành Sơn hỏi.
– Cha ơi, luyện bàn tính ngoài có thể khiến ngón tay linh hoạt ra, thì còn giúp con phác thảo được đường nét chuẩn xác. Lúc con ở nước ngoài, thường xuyên nhớ cha, nhớ cha thì con lại lấy bàn tính ra gẩy. Con luyện bàn tính như vậy đó ạ.
Buổi tối này đã khơi gợi nên hồi ức dịu dàng, dĩ nhiên là do Bạch Cẩm Tú thiết kế để dụ cha mình chui vào. Nhưng những lời nói của cô cũng là thật.
Bạch Thành Sơn vô cùng cảm động, nhất thời không biết nên nói gì, dừng một chút, hiền từ nói:
– Vừa rồi con nói muốn cha thưởng cho, nói đi, con muốn thưởng gì?
Rốt cuộc đã thành công tới bước này rồi.
Bạch Cẩm Tú tim nảy liên hồi, bình ổn tinh thần, nhìn thần sắc của cha, khẽ khàng nói:
– Cha ơi, chuyện Cố gia cầu thân, con đã biết rồi. Con không thích Cố công tử, con cầu xin cha đừng đồng ý hôn nhân này.
Nói xong, cô nín thở nhìn cha.
Bạch Thành Sơn sửng sốt.
– Cha ơi, con không muốn gả cho anh ta đâu!
Cô nhấn mạnh một lần nữa.
Nụ cười trên mặt Bạch Thành Sơn dần biến mất, thay vào là vẻ nghiêm trang.
Ông không trả lời.
– Cha ơi, cha chơi xấu!
Bạch Cẩm Tú hất bàn tính ra, đứng bật lên, đi ra ngoài. Lúc ra tới cửa, nghe ông cụ phía sau nói:
– Tú Tú, việc này cha con chưa đồng ý đâu. Sự việc quan hệ trọng đại, cha sẽ thận trọng suy xét, con cũng không được hành động theo cảm tính.
Bạch Cẩm Tú quay đầu lại, thấy cha vẫn còn ngồi trên ghế Thái Sư, ánh nến nhảy nhót trong đáy mắt ông, phản chiếu ra hai điểm sáng khiến cô thấy có chút xa lạ.
Vành mắt cô đỏ lên, cắn môi, đẩy cửa đi ra.
Cả buổi tối này, Bạch Cẩm Tú nằm trên giường ngoài chán nản và buồn bực ra thì toàn bộ là một cảm giác bất ổn mãnh liệt.
Cha còn suy xét điều gì, cô có thể đoán ra được.
Tình thế bức người, cuộc liên hôn này dù là cha cũng không thể không để tâm đến.
Nếu cô là một cô gái vô tư tuân thủ truyền thống nghiêm ngặt, cô nên vì lợi ích của gia tộc mà nghe theo mọi sắp xếp. Tiếc là cô không phải.
Cô không tin mình không gả cho Cố Cảnh Hồng, Bạch gia từ đây sẽ tụt dốc không gượng dậy nổi.
Cô hất chăn ra, xuống giường.
Cô đã quyết định, chờ ngày mai qua đại thọ 60 của cha xong, cô sẽ tìm cơ hội bỏ nhà ra đi. Tuy không hề muốn làm như vậy, nhưng cô không còn lựa chọn nào khác.
Cô bắt đầu thu dọn hành lý của mình, lúc thu dọn tới tập phác thảo, nhìn bức tự họa kia thì tay dừng lại.
Cô nhìn cô gái xinh đẹp trong bức chân dung đang khoe làn da mềm mại và dịu dàng dưới ánh đèn, thất thần một lát, bất chợt lại rút một bức vẽ dang dở khác dưới chồng bản vẽ, nhìm chằm chằm, trong đầu cô dần dà hình thành một ý tưởng.
Bỏ nhà đi một lần nữa, còn không bằng đánh cược một lần.
Cô tức khắc phấn chấn hẳn lên, khêu đèn dầu sáng lên, cầm bút, ngồi xuống nhắm mắt hồi tưởng một lát, mở mắt ra, tập trung tinh thần bắt đầu vẽ, cả đêm bổ sung hoàn thiện bức vẽ này.
Hết chương 12
Quảng Châu phủ bởi vị trí địa lý đặc biệt cởi mở của nó và bầu không khí xã hội đi kèm, tiếng kêu gọi cắt bím tóc càng ngày càng lớn, nhưng phần lớn là đến từ tầng lớp phần tử trí thức, ở trên các đường phố lớn, hầu như là không nhìn thấy một người đàn ông nào dám công khai đi trên phố. Dù triều Thanh hận thấu xương “Phỉ đảng cắt tóc”, lúc tiến vào Quảng Châu, để che giấu ánh mắt người đời mà đều mang bím để che giấu.
Cố Cảnh Hồng từng đi du học, ủng hộ cắt tóc cũng không hề lạ. Bạch Thành Sơn có dạng người nào mà chưa từng gặp, càng không cần phải nói người cắt tóc. Nhưng Cố Cảnh Hồng là công tử của Tổng đốc phủ, điều này đúng là gây kinh hãi thế tục.
Ánh mắt Bạch Thành Sơn dừng trên đầu anh ta, sửng sốt một lát, mới nói:
– Cháu làm vậy, chế đài không nói gì à?
– Gia phụ từng nhiều lần quở trách cháu, bắt cháu nuôi tóc, cháu không nghe theo, cha cháu không ép được nên đành thôi.
Bạch Thành Sơn đã khôi phục lại thần sắc bình thường, khẽ gật đầu:
– Cháu bỏ mũ trước mắt ta là có ý gì?
Cố Cảnh Hồng tiến lên một bước.
– Bác, bác kiến thức rộng, tình trạng hiện này hiểu rõ trong lòng. Cháu thực ra…đã có chuẩn bị cho sau này….từ lâu rồi.
Anh ta dừng lại, ánh mắt càng thêm sáng ngời.
– Bác là cao nhân, có một vài lời không cần cháu nói bác cũng hiểu. Lý do cho sự dũng cảm của cháu mạo hiểm bộc lộ trái tim với bác trước thiên hạ to lớn này, đó chính là nhằm bày tỏ với bác trái tim của cháu với Cẩm Tú. Mong bác yên tâm, cháu sẽ trân trọng Cẩm Tú, để em ấy được hưởng phú quý lâu dài, cả đời vô lo.
Thanh âm đĩnh đạc dừng lại, thư phòng cũng theo đó yên tĩnh xuống, tĩnh đến mức cây kim rơi xuống cũng có thể nghe thấy được.
Bạch Cẩm Tú nín thở, căng thẳng nhìn chằm chằm bóng dáng không hề nhúc nhích của cha mình.
Sau một lúc lâu, trong lúc cô nghẹt thở và gần như sắp không thể kìm nén được thì bóng dáng của Bạch Thành Sơn rốt cuộc cử động.
– Hiền chất thẳng thắn thành khẩn, lão hủ vô cùng cảm động. Nhưng đây là chuyện lớn của hai nhà, tới quá đột ngột, hãy để ta vài ngày suy nghĩ đã, chờ chế đài đại nhân trở về thì bác mới trả lời, được không?
Trong mắt Cố Cảnh Hồng hiện lên tia hơi thất vọng, nhưng mau chóng nở nụ cười.
– Đa tạ bác đã cho cháu cơ hội. Bác cứ suy nghĩ ạ, cháu chờ tin vui từ bác. Cháu không làm phiền bác nữa, cháu xin phép ra ngoài.
Anh ta đội mũ trở lại, chỉnh cho ngay ngắn, cung kính hành lễ với Bạch Thành Sơn, xoay người ra khỏi thư phòng.
Đôi quân ủng da trâu kiểu Đức giẫm lên nền gạch phát ra tiếng bước chân vang dội, dần dần đi xa.
Bạch Thành Sơn đứng lên khỏi ghế bành, chậm rãi đến bên cửa sổ, tay chắp sau lưng, nhìn ra đình viện bên ngooài, thất thần.
Tâm tình của Bạch Cẩm Tú hoảng loạn, đầu óc nóng lên, hận không thể lập tức lao ra bày tỏ suy nghĩ của mình với cha, cô không muốn gả đi, nhưng ngay khoảnh khắc đó, lại cứng rắn ép mình đứng yên.
Sức ảnh hưởng của những lời bộc bạch vừa rồi của Cố Cảnh Hồng với cha không hề đơn giản chút nào.
Trăm năm trước nhóm hiệu buôn Thập Tam Hàng từng phong quang vô hạn cùng với Bạch gia đã sớm xuống dốc từ lâu, chỉ còn lại một nhà là còn kéo dài, tới trên tay phụ thân thì càng phát dương quang đại. Từ trước tới nay, cha làm việc, xuy xét tuyệt đối không chỉ giới hạn ở một mặt, mà còn là nhiều mặt.
Cô tuy chỉ là một người rảnh rỗi, nhưng với hiện thực bên ngoài cũng không phải là hoàn toàn ngây thơ không biết gì. Bối cảnh của Cố Cảnh Hồng, cộng thêm trọng lượng lời nói anh ta tuyệt đối không nhẹ. Không giống Minh Luân cầu thân, mình tùy tiện lao ra phản đối, chỉ sợ cha chưa chắc đã nghe.
Cô vẫn nên suy nghĩ cho thật kỹ, nên nói như nào mới có khả năng nhất để cha tiếp thu mong muốn của mình.
……
Bữa cơm chiều cô lại một lần nữa lấy lý do còn mệt mà không ra ngoài dùng bữa, Bạch Kính Đường lo lắng cho em gái, ăn cơm xong, trò chuyện với khách vài câu là xin phép, muốn đi thăm em gái thì bị vợ gọi lại.
– Hai ngày này Tú Tú sao vậy, toàn bỏ cơm chiều? Có phải bị ốm không? Hay là em đi xem xem.
– Con bé không sao đâu, anh yên tâm. Lát em sẽ bảo người mang cơm vào cho con bé. – Trương Uyển Diễm kéo chồng vào phòng.
– Em muốn nói với anh, nếu cha có hỏi có nên gả cô út vào Cố gia không, anh định nói như nào?
Bạch Kính Đường nhìn vợ:
– Cố công tử á? Nói năng không đầu không cuối, em muốn nói gì?
– Cố công tử thích cô út, không phải anh không biết chứ? Nếu em đoán không sai, cậu ta đến đây ngoài mừng thọ ra thì chắc là muốn cầu hôn nữa.
Bạch Kính Đường lập tức nhớ tới mấy ngày trước ở Quảng Châu phủ khi mình tìm tài xế cho em gái, Cố Cảnh Hồng tới gặp mình dò hỏi ngày về của em ấy bị mình gạt đi thì lặng thinh.
– Em bảo anh này, Cố công tử là người làm việc lớn, tình thế hiện giờ anh còn rõ hơn cả em nữa, triều đình là châu chấu sau thu, em thấy sẽ chẳng có mấy con sống đâu. Tú Tú gả cho cậu ta, ngày sau nếu có thay đổi, Bạch gia chúng ta sẽ có chỗ dựa. Nếu không thay đổi mà cứ thế đi xuống, cùng đường kết thân với Tổng đốc phủ, với Bạch gia ta cũng không thiệt. Chuyện tốt như vậy, vì sao không làm?
Huống chi Cố công tử có điểm nào không xứng với Tú Tú nhà ta? Hai đứa vô cùng xứng đôi đấy.
Bạch Kính Đường khẽ nhíu mày:
– Cố công tử là người tài anh không phủ nhận, nhưng cậu ta muốn cưới Tú Tú, chỉ sợ không chỉ đơn giản là thích em ấy thôi đâu.
Trương Uyển Diễm nói:
– Vậy thì sao làm sao? Làm chuyện lớn nào mà không cần tiền. Giờ Tân Quân Quảng Châu phủ chẳng phải đều dựa vào Bạch gia chúng ta để duy trì đó sao? Đều là ra tiền, giúp đỡ Cố công tử với giúp đỡ Tân Quân thì có gì khác nhau? So với đẩy từng đống vàng thật bạc trắng xuống sông còn không bằng giúp Cố công tử còn hơn.
– Em chỉ lo nghĩ cho tương lai lâu dài của Bạch gia chúng ta thôi. Quan trọng nhất, Cố công tử có tình cảm với Tú Tú. Biết Tú Tú tư tưởng cởi mở, với độ tuổi này của cậu ta, gia thế như vậy, mà ngay cả một người hầu hạ cũng không có, chính bởi vì đợi Tú Tú. Anh nói đi, một người đàn ông như thế, ai có thể làm được?
Bạch Kính Đường trầm ngâm:
– Nếu Tú Tú bằng lòng thì tốt, anh có gì mà không đồng ý? Nhưng nếu em ấy không muốn, anh cũng hết cách. Như em nói ấy, làm chuyện gì mà không cần tiền bạc, nếu thật sự có chuyện lớn, thì dựa vào thương mạch và danh vọng của cha, mặc cho ai đi lên, cũng không dám có ba phần thất kính với ông cụ, không nhất thiết cứ phải dựa vào Cố gia.
Trương Uyển Diễm nóng nảy:
– Người một nhà sao giống người ngoài được? Loạn thế rồi biết ai là kẻ thiện, có người nào mà không phải lang phải hổ ăn thịt người đâu? Nếu để ngày sau cẩn thận mà sống, đề phòng nơi nơi, còn không bằng chuẩn bị sẵn đường lui. Là người một nhà có gì cũng tiện bàn, ngày sau Bạch gia chúng ta có chỗ dựa, sẽ càng hưng thịnh hơn thôi…
– Thiếu gia, lão gia gọi anh đến thư phòng ạ!
Hai vợ chồng đang nói chuyện thì bên ngoài có tiếng người làm hầu bẩm.
– Được rồi được rồi, chuyện hôn sự của em Tú em đừng có xen vào. Mà em cũng không cần phải chêm lời với anh, tự cha có suy nghĩ của mình!
Bạch Kính Đường gắt một tiếng, đi ra khỏi phòng, gấp gáp đi đến thư phòng, đi vào đóng cửa lại:
– Cha, cha tìm con có chuyện ạ?
Bạch Thành Sơn đem chuyện ban ngày Cố Cảnh Hồng cầu thân với mình và cả chuyện cắt tóc nói cho con trai nghe.
Bạch Kính Đường tuy đã đoán được nhưng khi nghe đến đoạn Cố Cảnh Hồng cắt tóc thì vô cùng khiếp sợ:
– Cậu ấy làm thế cũng quá là…
Nói chưa hết lời chợt khựng lại.
– Chuyện cầu thân, con thấy sao?
Bạch Kính Đường lập tức nhớ tới những lời mà vợ vừa nói với mình. Tuy rằng không hài lòng, nhưng bình tĩnh suy ngẫm thì không thể không thừa nhận có một vài câu cũng rất có lý.
– Cha đã hỏi, vậy con xin nói. Tình thế hiện giờ ngoài bên chỗ cậu, Bạch gia chúng ta cũng nên chuẩn bị con đường đi khác cho mình. Phòng ngừa chu đáo, đây là điều mà cha vẫn luôn dạy dỗ con.
Anh ngập ngừng,
– Nếu Tú Tú cũng bằng lòng, con thấy Cố công tử cũng là một lựa chọn không tệ.
Nói xong, anh nhìn cha mình.
Bạch Thành Sơn yên lặng chốc lát, phất phất tay, ý bảo con trai lui ra.
Bạch Cẩm Tú ở ngay chỗ rẽ hàng lang nhìn thấy anh cả từ thư phòng đi ra, lấy lại bình tĩnh, bưng một khay thức ăn đi đến, gõ cửa rồi đi vào.
Con trai vừa đi, Bạch Thành Sơn chau mày đến xuất thần, thấy con gái đi vào thì nở nụ cười tươi:
– Bữa cơm chiều không thấy con đâu, mệt hay làm sao? Đã ăn chưa?
– Con đỡ rồi, cũng vừa ăn rồi ạ.
Bạch Cẩm Tú mỉm cười đặt cái khay trước mặt ông cụ.
– Cha ơi, canh cá trích lần trước cha không thích, buổi chiều con đổi làm canh gừng pha sữa rồi. Con nhớ lúc nhỏ mẹ vẫn thường làm canh này cho cha, cha rất thích. Con nhờ vú Vương dạy con, làm cả buổi chiều đó ạ, cha nếm thử xem nhé.
Bạch Thành Sơn nhận thìa từ con gái, múc một thìa, ăn một ngụm.
– Cha ơi, thế nào ạ?
Trông nụ cười ngọt ngào và ánh mắt đầy mong chờ của con gái, Bạch Thành Sơn cười gật đầu.
– Ngon, rất ngon. Mùi vị rất giống tay nghề mẹ con làm. – Ông khen.
– Cha thích thì tốt rồi. Cha cứ ăn từ từ ạ.
Bạch Cẩm Tú làm như rất tự nhiên đi dạo trong thư phòng, cuối cùng đừng trước cái bàn tính cổ bằng gỗ mun đặt ở một góc của kệ sách, cầm xuống, gẩy gẩy hạt bàn tính, hạt châu chạm vào nhau phát ra những thanh âm lách cách vui tai.
Bạch Thành Sơn quay lại, thấy con gái đang cúi đầu nghịch bàn tính thì nói:
– Ra nước ngoài nhiều năm, bàn tính lúc nhỏ cha dạy con chắc ném ra sau đầu hết rồi đúng không?
Bạch Cẩm Tú giơ bàn tính lên lắc lắc, cười tươi rói:
– Cha ơi, chẳng những không quên, con còn làm tốt hơn trước nữa. Nhắm mắt con cũng tính được đó.
Bạch Thành Sơn có vẻ không tin:
– Thật à?
– Dĩ nhiên! Không tin cha có thể ra đề thử con đi!
Cô đặt bàn tính lên bàn, kéo ghế ra ngồi xuống, lấy khăn ra.
– Con sẽ bịt mắt lại, đỡ để cha lại bảo con nhìn lén.
Bạch Thành Sơn bị gợi lên hứng thú:
– Được! Vậy cha sẽ thử con xem nào.
Bạch Cẩm Tú đang bịt mắt lại, chợt dừng tay:
– Cha ơi, nếu như con thắng, cha có nên thưởng gì cho con không?
– Được được, con muốn gì cứ nói, cái gì cũng thưởng hết!
– Là cha nói đó nhé, lát nữa không cho phép cha nuốt lời đâu.
Bạch Thành Sơn vuốt râu cười:
– Cha có bao giờ không giữ lời với con chưa?
Bấy giờ Bạch Cẩm Tú mới bịt kín mắt, tay đặt lên bàn tính:
– Cha bắt đầu đi.
Đề ra đầu tiên của Bạch Thành Sơn rất nhẹ nhàng, là cộng và trừ các con số đơn giản nhất, phát hiện ra con gái mình gẩy hạt giải được rất nhanh, hứng thú càng cao, đề ra càng khó, nhưng vẫn không làm khó được con gái, cuối cùng thì ra đề phát tạp giải bốn phép tính.
Tiếng hạt tính chạm vào nhau lách lách trên bàn tính như tiếng mưa rơi, mười ngón tay thon gầy của Bạch Cẩm Tú linh hoạt gẩy hạt tính không ngừng. Chỉ chốc lát sau tiếng gảy hạt tính đã ngừng, Bạch Cẩm Tú tháo khăn bịt mắt xuống, báo ra đáp số cuối cùng.
Bạch Thành Sơn tự tính lại, khi gẩy lên hạt tính cuối cùng, ông ngẩng lên, nhìn con gái.
– Thế nào ạ, con không mạnh miệng đúng không ạ? – Bạch Cẩm Tú nghiêng đầu, mỉm cười nói.
Giờ khắc này, trong lòng Bạch Thành Sơn ngoài vui vẻ, thì còn có cả kiêu ngạo.
Con gái của ông từ nhỏ thường ngồi trên đùi ông xem ông gảy bàn tính đối chiếu sổ sách, lâu dần, trên việc tính toán cũng không lạ lẫm. Bạch Thành Sơn đối xử rất bình đẳng giữa con trai và con gái, còn dự tính bồi dưỡng con gái tiếp nhận nghề nghiệp của mình nữa. Nhưng về sau con bé lại thích học hội họa, còn say mê tới mức học hội họa Tây Dương nữa. Tuy ông thấy rất tiếc nhưng cũng không cấm cản đam mê của con gái, một lần đi là mấy năm liền, cứ nghĩ con gái mình đã quên hết bàn tính rồi, nào ngờ không những không quên, mà còn thuần thục hơn so với trước đây rất nhiều.
Trình độ như này bình thường mà không luyện tập thì căn bản không thể nào đạt được.
– Con học hội họa mà, sao vẫn luyện bàn tính thế? – Bạch Thành Sơn hỏi.
– Cha ơi, luyện bàn tính ngoài có thể khiến ngón tay linh hoạt ra, thì còn giúp con phác thảo được đường nét chuẩn xác. Lúc con ở nước ngoài, thường xuyên nhớ cha, nhớ cha thì con lại lấy bàn tính ra gẩy. Con luyện bàn tính như vậy đó ạ.
Buổi tối này đã khơi gợi nên hồi ức dịu dàng, dĩ nhiên là do Bạch Cẩm Tú thiết kế để dụ cha mình chui vào. Nhưng những lời nói của cô cũng là thật.
Bạch Thành Sơn vô cùng cảm động, nhất thời không biết nên nói gì, dừng một chút, hiền từ nói:
– Vừa rồi con nói muốn cha thưởng cho, nói đi, con muốn thưởng gì?
Rốt cuộc đã thành công tới bước này rồi.
Bạch Cẩm Tú tim nảy liên hồi, bình ổn tinh thần, nhìn thần sắc của cha, khẽ khàng nói:
– Cha ơi, chuyện Cố gia cầu thân, con đã biết rồi. Con không thích Cố công tử, con cầu xin cha đừng đồng ý hôn nhân này.
Nói xong, cô nín thở nhìn cha.
Bạch Thành Sơn sửng sốt.
– Cha ơi, con không muốn gả cho anh ta đâu!
Cô nhấn mạnh một lần nữa.
Nụ cười trên mặt Bạch Thành Sơn dần biến mất, thay vào là vẻ nghiêm trang.
Ông không trả lời.
– Cha ơi, cha chơi xấu!
Bạch Cẩm Tú hất bàn tính ra, đứng bật lên, đi ra ngoài. Lúc ra tới cửa, nghe ông cụ phía sau nói:
– Tú Tú, việc này cha con chưa đồng ý đâu. Sự việc quan hệ trọng đại, cha sẽ thận trọng suy xét, con cũng không được hành động theo cảm tính.
Bạch Cẩm Tú quay đầu lại, thấy cha vẫn còn ngồi trên ghế Thái Sư, ánh nến nhảy nhót trong đáy mắt ông, phản chiếu ra hai điểm sáng khiến cô thấy có chút xa lạ.
Vành mắt cô đỏ lên, cắn môi, đẩy cửa đi ra.
Cả buổi tối này, Bạch Cẩm Tú nằm trên giường ngoài chán nản và buồn bực ra thì toàn bộ là một cảm giác bất ổn mãnh liệt.
Cha còn suy xét điều gì, cô có thể đoán ra được.
Tình thế bức người, cuộc liên hôn này dù là cha cũng không thể không để tâm đến.
Nếu cô là một cô gái vô tư tuân thủ truyền thống nghiêm ngặt, cô nên vì lợi ích của gia tộc mà nghe theo mọi sắp xếp. Tiếc là cô không phải.
Cô không tin mình không gả cho Cố Cảnh Hồng, Bạch gia từ đây sẽ tụt dốc không gượng dậy nổi.
Cô hất chăn ra, xuống giường.
Cô đã quyết định, chờ ngày mai qua đại thọ 60 của cha xong, cô sẽ tìm cơ hội bỏ nhà ra đi. Tuy không hề muốn làm như vậy, nhưng cô không còn lựa chọn nào khác.
Cô bắt đầu thu dọn hành lý của mình, lúc thu dọn tới tập phác thảo, nhìn bức tự họa kia thì tay dừng lại.
Cô nhìn cô gái xinh đẹp trong bức chân dung đang khoe làn da mềm mại và dịu dàng dưới ánh đèn, thất thần một lát, bất chợt lại rút một bức vẽ dang dở khác dưới chồng bản vẽ, nhìm chằm chằm, trong đầu cô dần dà hình thành một ý tưởng.
Bỏ nhà đi một lần nữa, còn không bằng đánh cược một lần.
Cô tức khắc phấn chấn hẳn lên, khêu đèn dầu sáng lên, cầm bút, ngồi xuống nhắm mắt hồi tưởng một lát, mở mắt ra, tập trung tinh thần bắt đầu vẽ, cả đêm bổ sung hoàn thiện bức vẽ này.
Hết chương 12
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.