Chương 73: Tôi có ý này
Thời Kính
02/05/2024
Cao Trình ngớ ra mấy giây mới hiểu ý cô, cười khổ nói: “Đâu có, em có pha gì đâu.”
Gã vẫn còn muốn sống trong lớp thiền tu mà.
Thầy Trí Định là sư thầy giảng dạy lớp thiền tu, sao gã dám cả gan làm vậy được?
Thế là Lâm Khấu Khấu nhìn chằm chằm ly nước chanh trước mặt sư thầy, nghĩ trăm lần vẫn không hiểu nổi. Sư thầy uống nước chanh mà cũng say à? Sao cùi bắp dữ vậy?
Tuy không mở miệng nhưng Bùi Thứ cũng có cùng suy nghĩ với Lâm Khấu Khấu.
Câu sư thầy vừa nói quá sức kinh hồn táng đảm, đừng nói là hai bọn họ mà tất cả người ngồi đây đều không tin nổi.
“Thầy nói đùa cứ như thật, ngành ấy lớn như thế, ảnh hưởng đến công ăn việc làm của bao nhiêu người, sao nói toang là toang được?” Có người nhìn quanh một vòng, thấy bầu không khí hơi nguội vội vàng xoa dịu, “Suýt nữa thì con bị thầy dọa rồi…”
Nhưng Trí Định không tiếp lời anh ta, còn xụ mặt nói: “Tôi không nói đùa.”
Cả phòng bỗng chốc im re, mọi người đưa mắt nhìn nhau.
Lâm Khấu Khấu khẽ nhíu mày nhìn Trí Định hồi lâu, đột nhiên hỏi: “Ai cũng biết hiện nay ngành dạy thêm phát triển như tên bắn, toàn xã hội không có gia đình nào là không có nhu cầu về tài nguyên giáo dục. Chiếu theo tình hình từ năm ngoái và nửa đầu năm nay thì toàn ngành đã có 230 phi vụ góp vốn, kim ngạch góp vốn đạt hơn 68 tỷ, hơn nữa giới tư bản vẫn liên tục gia nhập ngành, thậm chí có vài công ty đứng đầu đã lên sàn chứng khoán. Dựa vào đâu mà thầy lại phán đoán như vậy?”
Nếu đã nhận case về ngành này thì tất nhiên phải biết tình hình cơ bản của ngành, người khác thường không để ý số liệu nhưng Lâm Khấu Khấu lại nắm rõ như lòng bàn tay.
Nhưng Trí Định không suy suyển: “Chính bởi giới tư bản gia nhập ngành quá nhiều nên mới toang đấy.”
Mọi người không hiểu lắm.
Trí Định hừ khẽ một tiếng, nói: “Ở bất cứ nước nào thì giáo dục luôn là một ngành quan trọng, ảnh hưởng đến tương lai thế hệ sau, cô tưởng muốn là nhúng tay được chắc? Bọn họ khiến ngành dạy thêm trở nên hỗn loạn dơ bẩn, đăng quảng cáo vô tội vạ, coi học sinh và phụ huynh như khách hàng mà giành giật nhau thì còn ra thể thống gì nữa?”
Bùi Thứ thờ ơ đáp: “Giới tư bản nhúng tay vào ngành nào cũng đốt tiền giành thị phần trước, ngành dạy thêm cũng thế, không khác gì ngành vận tải và kinh tế chia sẻ lúc trước. Nguyên tắc “Muốn kiếm một đồng thì phải bỏ ra hai xu trước” chẳng còn xa lạ nữa.”
Trí Định nhìn anh hỏi: “Thế câu khẩu hiệu “Nếu bạn tới, chúng tôi sẽ đào tạo con bạn, nếu bạn không tới, chúng tôi sẽ đào tạo con đối thủ của bạn” cũng không phải chuyện lạ nhỉ?”
Bùi Thứ: “…”
Câu này rất nổi trong ngành dạy thêm. Nó là câu khẩu hiệu quảng cáo của một công ty giáo dục trực tiếng nổi tiếng, được phổ biến rộng khắp giới phụ huynh.
Không ngờ Trí Định ở trên núi mà ngay cả chuyện này cũng biết.
Bùi Thứ thoáng kinh ngạc, nghẹn họng vì bị hỏi vặn bất thình lình, tạm thời im lặng.
Lâm Khấu Khấu ngẫm nghĩ rồi hỏi: “Đúng là quảng cáo kiểu ấy hơi lố lăng, nhưng đâu đến mức tuyên án tử hình cho cả ngành này chứ?”
Trí Định hỏi: “Thế cô có biết hiện nay có bao nhiêu cơ sở dạy thêm và bao nhiêu trường học chính quy không?”
Quy mô ngành dạy thêm có thể đoán sơ sơ dựa vào kim ngạch góp vốn.
Nhưng quy mô trường học cả nước thì họ lại không biết rõ.
Trí Định nói toẹt ra: “Quy mô hai bên đại khái đã xấp xỉ nhau. Nhưng trường học chính quy chí ít còn đảm bảo chất lượng, chứ công ty dạy thêm bên ngoài, dù online hay offline thì đều vàng thau lẫn lộn, tốt xấu đủ cả. Học sinh làm hết bài tập trên trường lại phải đi học thêm thì còn mệt hơn cả người lớn. Mấy người có biết nuôi một đứa bé phải tiêu tốn bao nhiêu công sức và chi phí cho chuyện giáo dục không?”
Lâm Khấu Khấu bỗng dấy lên một suy nghĩ: Cô hay thấy chuyện này trên bản tin, thường xuyên có phụ huynh trình độ học vấn không thấp than phiền rằng mình không hiểu bài tập của con, hoặc phải ngồi làm bài với con đến rạng sáng gì đó…
Nhưng đừng nói là kết hôn sinh con mà ngay cả mảnh tình vắt vai cô cũng không có, tất nhiên sẽ không đồng cảm nổi.
Bùi Thứ cũng đâu hơn gì cô.
Hai người đều là kiểu người dốc lòng vì sự nghiệp, không thiếu thốn tiền bạc.
Nhưng trong số học viên lớp thiền tu đang ngồi đây thì lại có người cực kỳ đồng tình: “Đúng là tốn tiền lắm. Tôi có một đứa con gái năm nay mười hai tuổi, vừa tốt nghiệp Tiểu học, được nhận vào một trường Trung học khá ổn. Không ngờ trong lúc nghỉ hè, các bạn cùng lớp đều đã học trước chương trình trên lớp, thế là giáo viên trên trường chỉ nói vắn tắt, nếu không đi học thêm thì chẳng hiểu gì cả. Ngoài học thêm thì còn phải học dương cầm, ba lê, vẽ tranh v.v… Một tháng phải chi tầm 10,000 – 20,000 tệ mà vẫn không đủ, đấy là nhà tôi chỉ tìm giáo viên tàm tạm thôi đấy. Lần này tôi từ chức tới lớp thiền tu ba tháng là vợ tôi cực lực ủng hộ nên tôi mới dám tới…”
Lâm Khấu Khấu biết người này.
Nếu cô nhớ không nhầm thì anh ta là một quản lý cấp thấp trong ngành bán ô tô, lương lậu khá khẩm, không ngờ vẫn phải than vãn về tiền học của con.
Cô suy nghĩ một lúc rồi nhìn sang Trí Định: “Thế ý thầy là ngành dạy thêm đang chèn ép trường học chính quy ạ?”
Trí Định lắc đầu: “Cô còn chưa giác ngộ sâu lắm.”
Bùi Thứ tò mò: “Là sao ạ?”
Trí Định thong thả nói: “Phải đổi từ chính xác hơn, thứ bọn họ chèn ép là giáo dục bắt buộc, nhất là giáo dục chín năm bắt buộc.”
Vừa nghe thấy bốn chữ giáo dục bắt buộc là Lâm Khấu và Bùi Thứ đều thấy kinh hãi trợn cả mắt.
Nhưng cũng bởi thế mà họ hiểu vì sao sư thầy lại bảo họ giác ngộ chưa sâu.
Vì chỉ cần đổi cách gọi thì đã thành một câu chuyện khác hẳn.
Thầy Trí Định nhìn họ, lại quay về với giọng lạnh căm ban nãy: “Giờ đã thông tí nào chưa?”
Lâm Khấu Khấu và Bùi Thứ im lặng không nói.
Cả hai đều đã đánh hơi ra vấn đề rồi.
Khuôn mặt tròn của Trí Định hiện ý cười nhẹ, như thể đang khoe rằng “Lâm Khấu Khấu nhà cô có là ma nữ thì cũng không nhảy khỏi lòng bàn tay lão tăng tôi được”, mở miệng khuyên nhủ cô: “Hai người không biết ngành công nghiệp sản xuất trò chơi điện tử cũng có quy mô nghìn tỷ à? Ngành ấy bị quản lý nghiêm ngặt hơn từ khi nào?* Ở mảng giáo dục, vì nguyên nhân tự thân mà học sinh cấp 1 và cấp 2 nước ta luôn phải chịu áp lực học tập nặng nề, nhà trường thì lại mắc bệnh thành tích chạy theo tỉ lệ lên lớp. Bất cứ ai đi nữa, chỉ cần chịu khó quan sát đều biết cứ độ mười năm sẽ có một lần cắt giảm và uốn nắn chuyện dạy thêm. Trẻ em là tương lai của đất nước, chính phủ đời nào chịu để cho giới tư bản làm bậy trong lĩnh vực này.”
(*) Từ năm 2019, chính phủ Trung Quốc ban hành hàng loạt quy định ảnh hưởng tiêu cực đến ngành game như giới hạn giờ chơi game của trẻ vị thành niên là 3 tiếng/tuần (bao gồm 1 tiếng/ngày chia đều thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ Nhật) cùng các ngày nghỉ lễ quốc gia, đồng thời cấm trẻ dưới 18 tuổi được mua nhiều tựa game nổi tiếng.
Có người vẫn thấy khó hiểu: “Theo lý là vậy, nhưng ngành dạy thêm đang phát triển vũ bão như thế, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người, dù có toang thì cũng phải có thời kỳ giảm xóc chứ. Trước khi bị sóng đánh sập chắc vẫn còn một kỳ thu lời, nếu muốn kiếm tiền hẳn là vẫn kiếm được.”
Trí Định không có ý đôi co, chỉ buông một câu: “Thời thế chẳng bao giờ đánh tiếng trước khi muốn loại bỏ thứ gì cả.”
Lâm Khấu Khấu nghe vậy thì liếc nhìn Bùi Thứ.
Bùi Thứ cũng nhìn lại cô.
Bấy giờ hai người cực kỳ ăn ý mà nói khách sáo mấy câu rồi kẻ trước người sau chuồn ra ngoài hành lang.
Lâm Khấu Khấu hỏi trước: “Anh thấy thế nào?”
Bùi Thứ hỏi lại: “Cô nghĩ sao?”
Lâm Khấu Khấu nói: “Thoạt nghe có vẻ không đáng tin lắm, dù là mấy chính trị gia online thì cũng không đoán xa đến vậy.”
Bùi Thứ nói: “Cũng hơi hơi.”
Nhưng hai người nói xong đều đưa mắt nhìn nhau. Ánh đèn lờ mờ ngoài hành lang rọi lên má cả hai, cùng ánh mắt sáng lập lòe y hệt nhau của họ.
Đó là ánh mắt của những kẻ thám hiểm, bọn đầu cơ, hay đám thợ săn!
Khoảnh khắc này, chẳng ai che giấu nổi nữa!
Lâm Khấu Khấu khoanh tay trước ngực, giơ một tay lên, không ngừng siết rồi thả năm ngón tay, rõ ràng đang cố kiềm chế cảm giác căng thẳng và phấn khích. Cô hít sâu một hơi, hỏi: “Nhỡ… nhỡ không phải thì sao?”
Lúc trước thầy Trí Định giảng bài trong lớp thiền tu đâu có khả năng nói dăm ba câu là thuyết phục được người ta thế này đâu?
Lâm Khấu Khấu cảm thấy mình sắp bị tẩy não đến nơi rồi.
Nếu ngành dạy thêm toang thật thì giáo dục trực tuyến vốn là một trong những nhánh quan trọng nhất ngành chắc chắn sẽ phải hứng chịu đả kích nghiêm trọng.
Nhưng nếu như biết trước…
Bùi Thứ sao lại không nhìn ra cơ hội tiềm tàng trong chuyện này chứ?
Anh cảm thấy mình cũng không hơn gì Lâm Khấu Khấu, chỉ hỏi: “Trí Định ở trên núi mà lại biết rõ như lòng bàn tay những chuyện dưới núi, thậm chí còn rõ hơn cả chúng ta. Trước kia cô tính đào người của lớp thiền tu, lý lịch của ai cũng đều tìm hiểu, thế còn ông ta thì sao? Trước khi đi tu ông ta làm nghề gì thế?”
“…”
Lâm Khấu Khấu bỗng câm như hến.
Từ khi lên núi cô toàn đối đầu với sư thầy, hễ gặp ông ta là đỏ mặt tía tai, chọc ông ta tức chết. Dù cô có đào sạch luôn mấy cọng cỏ trước cổng chùa thì cũng không có ý định đào sư thầy.
Đùa gì thế? Ai thèm đào cục đá kê hố xí vừa thối vừa cứng ấy làm gì!
Thế nên cô đâu rảnh rỗi đi hỏi thăm trước kia ông ta làm gì chứ.
Bùi Thứ hỏi thế này đúng là bắt bí cô.
Mân mê mí mắt đang trợn ngược của mình, đôi mắt Lâm Khấu Khấu sáng lên, phân rõ trắng đen dưới ánh đèn. Cô nhìn anh hỏi: “Hay giờ chúng ta đi hỏi thăm đi?”
Bùi Thứ mặt đối mặt với cô một lát, quả quyết gật đầu.
Hai người lại quay về phòng ăn.
Bấy giờ chủ đề tán gẫu không còn là ngành dạy thêm và giáo dục trực tuyến nữa mà Cao Trình đang liệt kê thành tích của lớp thiền tu dạo gần đây, câu chữ đượm vẻ cảm kích Trí Định.
Bùi Thứ bèn nói: “Thầy Trí Định đúng là tinh thông Phật pháp, kiến thức uyên thâm.”
Trí Định chẳng hề khiêm tốn: “Tất nhiên rồi.”
Lâm Khấu Khấu hiếm khi chịu nịnh bợ mà hùa theo, sau đó đột nhiên hỏi một câu: “Đúng là đỉnh lắm luôn ạ. Trước khi vào chùa Thanh Tuyền xuất gia thì thầy làm nghề gì thế?”
Trí Định đang được mọi người khen sướng tê người nên không hề cảnh giác, mà cũng chẳng cần thiết phải cảnh giác, thuận miệng đáp: “Quan hệ chính phủ.”
Lâm Khấu Khấu, Bùi Thứ: …!
Ánh mắt hai người lại chạm nhau lần nữa, lúc này quả thật không giấu nổi vẻ chấn động.
Nhưng bọn họ giấu rất tài.
Moi được tin này xong thì chỉ” nói mấy câu “Chả trách!” “Nhìn xa trông rộng” linh tinh để lảng sang chuyện khác. Hai phút sau, Bùi Thứ thò tay xuống gầm bàn, lại kéo Lâm Khấu Khấu ra ngoài.
Chưa kịp đứng ổn, anh đã nhìn Lâm Khấu Khấu với cặp mắt sáng rỡ, trịnh trọng nói: “Cố vấn Lâm, tôi có ý này.”
Vẻ mặt Lâm Khấu Khấu cũng giống hệt anh: “Cố vấn Bùi, tôi có ý này.”
Bùi Thứ nói: “Ý tưởng của tôi liều lĩnh lắm.”
Lâm Khấu Khấu nói: “Ý tưởng của tôi cũng liều lĩnh lắm.”
Bốn mắt nhìn nhau, hai người đều biết rõ người kia đang nghĩ gì, toan tính gì, chẳng cần phải hỏi!
Thợ săn hàng đầu luôn có cái mũi thính giống nhau.
Làm quan hệ chính phủ…
Chỉ vỏn vẹn năm chữ ngắn ngủi đã tiết lộ quá nhiều tin tức.
Ở trong nước, chỉ có những tập đoàn lớn mới có phòng ban chuyên trách quan hệ chính phủ và có chức vụ quan hệ chính phủ. Mô tả công việc chủ yếu là nghiên cứu ảnh hưởng của các chính sách pháp luật liên quan có ảnh hưởng như thế nào với ngành, người đứng đầu phòng ban sẽ chịu trách nhiệm giao lưu và liên hệ với chính phủ, báo cáo lên trên và truyền đạt xuống dưới, tranh thủ sự ủng hộ và thông cảm, giải quyết khủng hoảng truyền thông, hoặc trình bày chính sách ưu đãi và trợ giúp tài chính.
Thậm chí có vài công ty liều lĩnh sẽ chủ động nắm bắt thời cơ nếu biết được chính sách có lợi cho ngành.
Phòng ban như thế nếu không phải người cực kỳ xuất chúng thì không lăn lộn nổi!
Thầy Trí Định – vị sư thầy giảng bài cộc tính của lớp thiền tu, kẻ chơi cờ dở như hạch chẳng ai thèm chơi cùng hóa ra lại có lý lịch oách thế cơ à?
Còn chuyện gì dị hơn nữa không?
Lâm Khấu Khấu vẫn quả quyết cho rằng: Mình không mù, là thế giới này mù!
Bùi Thứ hỏi cô: “Thế mai mình có về nữa không?”
Lâm Khấu Khấu ngẩng đầu: “Anh muốn về à?”
Giờ khắc này, thứ lóe lên trong đầu cả hai là câu nói của Tiết Lâm ở đầu cầu thang.
Chẳng ai đáp lời hay lên tiếng gì cả.
Nhưng căn phòng sau lưng họ chợt có động tĩnh.
Trí Định ngồi chưa ấm chỗ đã bảo khóa kinh tối trong chùa sắp kết thúc, ông ta phải về trước rồi đứng dậy chào tạm biệt mọi người.
Đám Cao Trình vội đi tiễn ông ta.
Lâm Khấu Khấu và Bùi Thứ liếc nhìn nhau, người này còn lẹ tay hơn kẻ kia.
Một người vội vàng bước tới mở cửa giùm, nhã nhặn nói một câu: “Thầy coi chừng bệ cửa ạ.”
Còn một người lại cười tươi như cáo già, đưa tay ra đỡ Trí Định: “Trời tối thế này mà đèn đường bên ngoài đã hư mấy bóng nên chẳng sáng nữa, để con đưa thầy Trí Định về ạ!”
Trí Định:???????
Quả đầu bóng lưỡng chẳng có lấy một cọng tóc của sư thầy chợt ớn lạnh, da gà nhanh chóng nổi khắp cánh tay, chuông cảnh báo trong đầu như được bật sáng, cứ kêu inh ỏi liên hồi.
Ông ta sợ đến nỗi lùi phắt về sau một bước.
Cực kỳ thận trọng nhìn con đường quả thật không mấy sáng sủa trước mắt, rồi quay đầu nhìn khuôn mặt tươi cười rất mực ân cần của Lâm Khấu Khấu, không khỏi thấy rợn người, cứ như phòng cướp mà cảnh cáo hai người họ: “Đồn công an trên núi chúng tôi chỉ cách chỗ này 200 mét thôi, mấy, mấy người tính làm gì hả?”
Gã vẫn còn muốn sống trong lớp thiền tu mà.
Thầy Trí Định là sư thầy giảng dạy lớp thiền tu, sao gã dám cả gan làm vậy được?
Thế là Lâm Khấu Khấu nhìn chằm chằm ly nước chanh trước mặt sư thầy, nghĩ trăm lần vẫn không hiểu nổi. Sư thầy uống nước chanh mà cũng say à? Sao cùi bắp dữ vậy?
Tuy không mở miệng nhưng Bùi Thứ cũng có cùng suy nghĩ với Lâm Khấu Khấu.
Câu sư thầy vừa nói quá sức kinh hồn táng đảm, đừng nói là hai bọn họ mà tất cả người ngồi đây đều không tin nổi.
“Thầy nói đùa cứ như thật, ngành ấy lớn như thế, ảnh hưởng đến công ăn việc làm của bao nhiêu người, sao nói toang là toang được?” Có người nhìn quanh một vòng, thấy bầu không khí hơi nguội vội vàng xoa dịu, “Suýt nữa thì con bị thầy dọa rồi…”
Nhưng Trí Định không tiếp lời anh ta, còn xụ mặt nói: “Tôi không nói đùa.”
Cả phòng bỗng chốc im re, mọi người đưa mắt nhìn nhau.
Lâm Khấu Khấu khẽ nhíu mày nhìn Trí Định hồi lâu, đột nhiên hỏi: “Ai cũng biết hiện nay ngành dạy thêm phát triển như tên bắn, toàn xã hội không có gia đình nào là không có nhu cầu về tài nguyên giáo dục. Chiếu theo tình hình từ năm ngoái và nửa đầu năm nay thì toàn ngành đã có 230 phi vụ góp vốn, kim ngạch góp vốn đạt hơn 68 tỷ, hơn nữa giới tư bản vẫn liên tục gia nhập ngành, thậm chí có vài công ty đứng đầu đã lên sàn chứng khoán. Dựa vào đâu mà thầy lại phán đoán như vậy?”
Nếu đã nhận case về ngành này thì tất nhiên phải biết tình hình cơ bản của ngành, người khác thường không để ý số liệu nhưng Lâm Khấu Khấu lại nắm rõ như lòng bàn tay.
Nhưng Trí Định không suy suyển: “Chính bởi giới tư bản gia nhập ngành quá nhiều nên mới toang đấy.”
Mọi người không hiểu lắm.
Trí Định hừ khẽ một tiếng, nói: “Ở bất cứ nước nào thì giáo dục luôn là một ngành quan trọng, ảnh hưởng đến tương lai thế hệ sau, cô tưởng muốn là nhúng tay được chắc? Bọn họ khiến ngành dạy thêm trở nên hỗn loạn dơ bẩn, đăng quảng cáo vô tội vạ, coi học sinh và phụ huynh như khách hàng mà giành giật nhau thì còn ra thể thống gì nữa?”
Bùi Thứ thờ ơ đáp: “Giới tư bản nhúng tay vào ngành nào cũng đốt tiền giành thị phần trước, ngành dạy thêm cũng thế, không khác gì ngành vận tải và kinh tế chia sẻ lúc trước. Nguyên tắc “Muốn kiếm một đồng thì phải bỏ ra hai xu trước” chẳng còn xa lạ nữa.”
Trí Định nhìn anh hỏi: “Thế câu khẩu hiệu “Nếu bạn tới, chúng tôi sẽ đào tạo con bạn, nếu bạn không tới, chúng tôi sẽ đào tạo con đối thủ của bạn” cũng không phải chuyện lạ nhỉ?”
Bùi Thứ: “…”
Câu này rất nổi trong ngành dạy thêm. Nó là câu khẩu hiệu quảng cáo của một công ty giáo dục trực tiếng nổi tiếng, được phổ biến rộng khắp giới phụ huynh.
Không ngờ Trí Định ở trên núi mà ngay cả chuyện này cũng biết.
Bùi Thứ thoáng kinh ngạc, nghẹn họng vì bị hỏi vặn bất thình lình, tạm thời im lặng.
Lâm Khấu Khấu ngẫm nghĩ rồi hỏi: “Đúng là quảng cáo kiểu ấy hơi lố lăng, nhưng đâu đến mức tuyên án tử hình cho cả ngành này chứ?”
Trí Định hỏi: “Thế cô có biết hiện nay có bao nhiêu cơ sở dạy thêm và bao nhiêu trường học chính quy không?”
Quy mô ngành dạy thêm có thể đoán sơ sơ dựa vào kim ngạch góp vốn.
Nhưng quy mô trường học cả nước thì họ lại không biết rõ.
Trí Định nói toẹt ra: “Quy mô hai bên đại khái đã xấp xỉ nhau. Nhưng trường học chính quy chí ít còn đảm bảo chất lượng, chứ công ty dạy thêm bên ngoài, dù online hay offline thì đều vàng thau lẫn lộn, tốt xấu đủ cả. Học sinh làm hết bài tập trên trường lại phải đi học thêm thì còn mệt hơn cả người lớn. Mấy người có biết nuôi một đứa bé phải tiêu tốn bao nhiêu công sức và chi phí cho chuyện giáo dục không?”
Lâm Khấu Khấu bỗng dấy lên một suy nghĩ: Cô hay thấy chuyện này trên bản tin, thường xuyên có phụ huynh trình độ học vấn không thấp than phiền rằng mình không hiểu bài tập của con, hoặc phải ngồi làm bài với con đến rạng sáng gì đó…
Nhưng đừng nói là kết hôn sinh con mà ngay cả mảnh tình vắt vai cô cũng không có, tất nhiên sẽ không đồng cảm nổi.
Bùi Thứ cũng đâu hơn gì cô.
Hai người đều là kiểu người dốc lòng vì sự nghiệp, không thiếu thốn tiền bạc.
Nhưng trong số học viên lớp thiền tu đang ngồi đây thì lại có người cực kỳ đồng tình: “Đúng là tốn tiền lắm. Tôi có một đứa con gái năm nay mười hai tuổi, vừa tốt nghiệp Tiểu học, được nhận vào một trường Trung học khá ổn. Không ngờ trong lúc nghỉ hè, các bạn cùng lớp đều đã học trước chương trình trên lớp, thế là giáo viên trên trường chỉ nói vắn tắt, nếu không đi học thêm thì chẳng hiểu gì cả. Ngoài học thêm thì còn phải học dương cầm, ba lê, vẽ tranh v.v… Một tháng phải chi tầm 10,000 – 20,000 tệ mà vẫn không đủ, đấy là nhà tôi chỉ tìm giáo viên tàm tạm thôi đấy. Lần này tôi từ chức tới lớp thiền tu ba tháng là vợ tôi cực lực ủng hộ nên tôi mới dám tới…”
Lâm Khấu Khấu biết người này.
Nếu cô nhớ không nhầm thì anh ta là một quản lý cấp thấp trong ngành bán ô tô, lương lậu khá khẩm, không ngờ vẫn phải than vãn về tiền học của con.
Cô suy nghĩ một lúc rồi nhìn sang Trí Định: “Thế ý thầy là ngành dạy thêm đang chèn ép trường học chính quy ạ?”
Trí Định lắc đầu: “Cô còn chưa giác ngộ sâu lắm.”
Bùi Thứ tò mò: “Là sao ạ?”
Trí Định thong thả nói: “Phải đổi từ chính xác hơn, thứ bọn họ chèn ép là giáo dục bắt buộc, nhất là giáo dục chín năm bắt buộc.”
Vừa nghe thấy bốn chữ giáo dục bắt buộc là Lâm Khấu và Bùi Thứ đều thấy kinh hãi trợn cả mắt.
Nhưng cũng bởi thế mà họ hiểu vì sao sư thầy lại bảo họ giác ngộ chưa sâu.
Vì chỉ cần đổi cách gọi thì đã thành một câu chuyện khác hẳn.
Thầy Trí Định nhìn họ, lại quay về với giọng lạnh căm ban nãy: “Giờ đã thông tí nào chưa?”
Lâm Khấu Khấu và Bùi Thứ im lặng không nói.
Cả hai đều đã đánh hơi ra vấn đề rồi.
Khuôn mặt tròn của Trí Định hiện ý cười nhẹ, như thể đang khoe rằng “Lâm Khấu Khấu nhà cô có là ma nữ thì cũng không nhảy khỏi lòng bàn tay lão tăng tôi được”, mở miệng khuyên nhủ cô: “Hai người không biết ngành công nghiệp sản xuất trò chơi điện tử cũng có quy mô nghìn tỷ à? Ngành ấy bị quản lý nghiêm ngặt hơn từ khi nào?* Ở mảng giáo dục, vì nguyên nhân tự thân mà học sinh cấp 1 và cấp 2 nước ta luôn phải chịu áp lực học tập nặng nề, nhà trường thì lại mắc bệnh thành tích chạy theo tỉ lệ lên lớp. Bất cứ ai đi nữa, chỉ cần chịu khó quan sát đều biết cứ độ mười năm sẽ có một lần cắt giảm và uốn nắn chuyện dạy thêm. Trẻ em là tương lai của đất nước, chính phủ đời nào chịu để cho giới tư bản làm bậy trong lĩnh vực này.”
(*) Từ năm 2019, chính phủ Trung Quốc ban hành hàng loạt quy định ảnh hưởng tiêu cực đến ngành game như giới hạn giờ chơi game của trẻ vị thành niên là 3 tiếng/tuần (bao gồm 1 tiếng/ngày chia đều thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ Nhật) cùng các ngày nghỉ lễ quốc gia, đồng thời cấm trẻ dưới 18 tuổi được mua nhiều tựa game nổi tiếng.
Có người vẫn thấy khó hiểu: “Theo lý là vậy, nhưng ngành dạy thêm đang phát triển vũ bão như thế, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người, dù có toang thì cũng phải có thời kỳ giảm xóc chứ. Trước khi bị sóng đánh sập chắc vẫn còn một kỳ thu lời, nếu muốn kiếm tiền hẳn là vẫn kiếm được.”
Trí Định không có ý đôi co, chỉ buông một câu: “Thời thế chẳng bao giờ đánh tiếng trước khi muốn loại bỏ thứ gì cả.”
Lâm Khấu Khấu nghe vậy thì liếc nhìn Bùi Thứ.
Bùi Thứ cũng nhìn lại cô.
Bấy giờ hai người cực kỳ ăn ý mà nói khách sáo mấy câu rồi kẻ trước người sau chuồn ra ngoài hành lang.
Lâm Khấu Khấu hỏi trước: “Anh thấy thế nào?”
Bùi Thứ hỏi lại: “Cô nghĩ sao?”
Lâm Khấu Khấu nói: “Thoạt nghe có vẻ không đáng tin lắm, dù là mấy chính trị gia online thì cũng không đoán xa đến vậy.”
Bùi Thứ nói: “Cũng hơi hơi.”
Nhưng hai người nói xong đều đưa mắt nhìn nhau. Ánh đèn lờ mờ ngoài hành lang rọi lên má cả hai, cùng ánh mắt sáng lập lòe y hệt nhau của họ.
Đó là ánh mắt của những kẻ thám hiểm, bọn đầu cơ, hay đám thợ săn!
Khoảnh khắc này, chẳng ai che giấu nổi nữa!
Lâm Khấu Khấu khoanh tay trước ngực, giơ một tay lên, không ngừng siết rồi thả năm ngón tay, rõ ràng đang cố kiềm chế cảm giác căng thẳng và phấn khích. Cô hít sâu một hơi, hỏi: “Nhỡ… nhỡ không phải thì sao?”
Lúc trước thầy Trí Định giảng bài trong lớp thiền tu đâu có khả năng nói dăm ba câu là thuyết phục được người ta thế này đâu?
Lâm Khấu Khấu cảm thấy mình sắp bị tẩy não đến nơi rồi.
Nếu ngành dạy thêm toang thật thì giáo dục trực tuyến vốn là một trong những nhánh quan trọng nhất ngành chắc chắn sẽ phải hứng chịu đả kích nghiêm trọng.
Nhưng nếu như biết trước…
Bùi Thứ sao lại không nhìn ra cơ hội tiềm tàng trong chuyện này chứ?
Anh cảm thấy mình cũng không hơn gì Lâm Khấu Khấu, chỉ hỏi: “Trí Định ở trên núi mà lại biết rõ như lòng bàn tay những chuyện dưới núi, thậm chí còn rõ hơn cả chúng ta. Trước kia cô tính đào người của lớp thiền tu, lý lịch của ai cũng đều tìm hiểu, thế còn ông ta thì sao? Trước khi đi tu ông ta làm nghề gì thế?”
“…”
Lâm Khấu Khấu bỗng câm như hến.
Từ khi lên núi cô toàn đối đầu với sư thầy, hễ gặp ông ta là đỏ mặt tía tai, chọc ông ta tức chết. Dù cô có đào sạch luôn mấy cọng cỏ trước cổng chùa thì cũng không có ý định đào sư thầy.
Đùa gì thế? Ai thèm đào cục đá kê hố xí vừa thối vừa cứng ấy làm gì!
Thế nên cô đâu rảnh rỗi đi hỏi thăm trước kia ông ta làm gì chứ.
Bùi Thứ hỏi thế này đúng là bắt bí cô.
Mân mê mí mắt đang trợn ngược của mình, đôi mắt Lâm Khấu Khấu sáng lên, phân rõ trắng đen dưới ánh đèn. Cô nhìn anh hỏi: “Hay giờ chúng ta đi hỏi thăm đi?”
Bùi Thứ mặt đối mặt với cô một lát, quả quyết gật đầu.
Hai người lại quay về phòng ăn.
Bấy giờ chủ đề tán gẫu không còn là ngành dạy thêm và giáo dục trực tuyến nữa mà Cao Trình đang liệt kê thành tích của lớp thiền tu dạo gần đây, câu chữ đượm vẻ cảm kích Trí Định.
Bùi Thứ bèn nói: “Thầy Trí Định đúng là tinh thông Phật pháp, kiến thức uyên thâm.”
Trí Định chẳng hề khiêm tốn: “Tất nhiên rồi.”
Lâm Khấu Khấu hiếm khi chịu nịnh bợ mà hùa theo, sau đó đột nhiên hỏi một câu: “Đúng là đỉnh lắm luôn ạ. Trước khi vào chùa Thanh Tuyền xuất gia thì thầy làm nghề gì thế?”
Trí Định đang được mọi người khen sướng tê người nên không hề cảnh giác, mà cũng chẳng cần thiết phải cảnh giác, thuận miệng đáp: “Quan hệ chính phủ.”
Lâm Khấu Khấu, Bùi Thứ: …!
Ánh mắt hai người lại chạm nhau lần nữa, lúc này quả thật không giấu nổi vẻ chấn động.
Nhưng bọn họ giấu rất tài.
Moi được tin này xong thì chỉ” nói mấy câu “Chả trách!” “Nhìn xa trông rộng” linh tinh để lảng sang chuyện khác. Hai phút sau, Bùi Thứ thò tay xuống gầm bàn, lại kéo Lâm Khấu Khấu ra ngoài.
Chưa kịp đứng ổn, anh đã nhìn Lâm Khấu Khấu với cặp mắt sáng rỡ, trịnh trọng nói: “Cố vấn Lâm, tôi có ý này.”
Vẻ mặt Lâm Khấu Khấu cũng giống hệt anh: “Cố vấn Bùi, tôi có ý này.”
Bùi Thứ nói: “Ý tưởng của tôi liều lĩnh lắm.”
Lâm Khấu Khấu nói: “Ý tưởng của tôi cũng liều lĩnh lắm.”
Bốn mắt nhìn nhau, hai người đều biết rõ người kia đang nghĩ gì, toan tính gì, chẳng cần phải hỏi!
Thợ săn hàng đầu luôn có cái mũi thính giống nhau.
Làm quan hệ chính phủ…
Chỉ vỏn vẹn năm chữ ngắn ngủi đã tiết lộ quá nhiều tin tức.
Ở trong nước, chỉ có những tập đoàn lớn mới có phòng ban chuyên trách quan hệ chính phủ và có chức vụ quan hệ chính phủ. Mô tả công việc chủ yếu là nghiên cứu ảnh hưởng của các chính sách pháp luật liên quan có ảnh hưởng như thế nào với ngành, người đứng đầu phòng ban sẽ chịu trách nhiệm giao lưu và liên hệ với chính phủ, báo cáo lên trên và truyền đạt xuống dưới, tranh thủ sự ủng hộ và thông cảm, giải quyết khủng hoảng truyền thông, hoặc trình bày chính sách ưu đãi và trợ giúp tài chính.
Thậm chí có vài công ty liều lĩnh sẽ chủ động nắm bắt thời cơ nếu biết được chính sách có lợi cho ngành.
Phòng ban như thế nếu không phải người cực kỳ xuất chúng thì không lăn lộn nổi!
Thầy Trí Định – vị sư thầy giảng bài cộc tính của lớp thiền tu, kẻ chơi cờ dở như hạch chẳng ai thèm chơi cùng hóa ra lại có lý lịch oách thế cơ à?
Còn chuyện gì dị hơn nữa không?
Lâm Khấu Khấu vẫn quả quyết cho rằng: Mình không mù, là thế giới này mù!
Bùi Thứ hỏi cô: “Thế mai mình có về nữa không?”
Lâm Khấu Khấu ngẩng đầu: “Anh muốn về à?”
Giờ khắc này, thứ lóe lên trong đầu cả hai là câu nói của Tiết Lâm ở đầu cầu thang.
Chẳng ai đáp lời hay lên tiếng gì cả.
Nhưng căn phòng sau lưng họ chợt có động tĩnh.
Trí Định ngồi chưa ấm chỗ đã bảo khóa kinh tối trong chùa sắp kết thúc, ông ta phải về trước rồi đứng dậy chào tạm biệt mọi người.
Đám Cao Trình vội đi tiễn ông ta.
Lâm Khấu Khấu và Bùi Thứ liếc nhìn nhau, người này còn lẹ tay hơn kẻ kia.
Một người vội vàng bước tới mở cửa giùm, nhã nhặn nói một câu: “Thầy coi chừng bệ cửa ạ.”
Còn một người lại cười tươi như cáo già, đưa tay ra đỡ Trí Định: “Trời tối thế này mà đèn đường bên ngoài đã hư mấy bóng nên chẳng sáng nữa, để con đưa thầy Trí Định về ạ!”
Trí Định:???????
Quả đầu bóng lưỡng chẳng có lấy một cọng tóc của sư thầy chợt ớn lạnh, da gà nhanh chóng nổi khắp cánh tay, chuông cảnh báo trong đầu như được bật sáng, cứ kêu inh ỏi liên hồi.
Ông ta sợ đến nỗi lùi phắt về sau một bước.
Cực kỳ thận trọng nhìn con đường quả thật không mấy sáng sủa trước mắt, rồi quay đầu nhìn khuôn mặt tươi cười rất mực ân cần của Lâm Khấu Khấu, không khỏi thấy rợn người, cứ như phòng cướp mà cảnh cáo hai người họ: “Đồn công an trên núi chúng tôi chỉ cách chỗ này 200 mét thôi, mấy, mấy người tính làm gì hả?”
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.