Sáng, Trưa Và Đêm

Chương 4

Sidney Sheldon

22/10/2016

Thần tượng của gã là Dan Quayle và gã thường dùng cái tên đó như một tiêu thức.

- Tôi cóc cần biết anh nói gì về Quayle, ông ta là chính trị gia duy nhất với những giá trị đích thực. Gia đình: tất cả là ở đó. Gia đình đã bại hoại thì quốc gia cũng suy vong. Hãy xem bọn trẻ đang sống chung sống chạ với nhau, ngủ với nhau tùm lum, rồi thậm chí sinh con đẻ cái mà chẳng cưới xin gì. Nghe mà hãi. Vậy thì tội phạm cả đống như vậy cũng đâu có lạ. Nếu Dan Quayle ứng cử Tổng thống thì chắc chắn ông ta sẽ được một phiếu của tôi. - Thật là một nỗi nhục, gã thầm nghĩ, khi gã không thể bỏ phiếu bởi một nền luật pháp ngu xuẩn, song dù thế nào đi nữa thì gã cũng hậu thuẫn Quayle đến cùng.

Gã có bốn con: Billy lên tám và ba đứa con gái - Amy, Clarissa, và Susan, mười, mười hai và mười bốn tuổi. Chúng là những đứa trẻ tuyệt vời và niềm hạnh phúc lớn lao nhất của gã là chơi với con cái.

Những phút như vậy đã được gã gọi là thời gian chất lượng. Gã dành trọn mọi kỳ nghỉ cuối tuần cho bọn trẻ. Gã nướng thịt cho chúng ăn, đùa nghịch với chúng, đưa chúng đi xem phim, xem thể thao và giúp chúng làm bài tập ở nhà. Mọi bọn trẻ trong khu đều ngưỡng mộ gã. Gã sửa xe đạp và đồ chơi cho chúng, gã dẫn chúng đi pic nic cùng với gia đình mình. Chúng tặng cho gã cái tên lóng - "Cha".

Một buổi sáng thứ bảy nắng đẹp, gã ngồi trên khán đài xem một trận bóng chày. Đứa con lên tám của gã Billy, lúc đó đang chơi ở một vị trí quan trọng, trông rất có dáng nhà nghề và lớn hắn lên trong bộ đồng phục đội bóng thiếu niên. Ba cô con gái và vợ gã ngồi bên cạnh. Không thể khá hơn thế nầy được nữa, gã sung sướng nghĩ thầm. Sao tất cả những gia đình khác đều không như chúng ta?

Lúc đó đã cuối lượt chơi thứ tám, tỉ số đang sát nút, với hai lần bóng ra ngoài sân và đưa vào cuộc.

Billy đang ở vạch ngang, phải ứng phó với ba bóng và hai cú đánh.

"Cha" cao giọng cổ xuý: "Bắt lấy chúng, Billy?"

Billy đang chờ cú ném bóng. Đường bóng đi căng và thấp. Billy vung gậy quật thật lực, nhưng trượt.

Trọng tài nổi còi kết thúc lượt chơi.

Những tiếng than thở chán ngán xen lẫn tiếng cườỉ nói hỉ hả trỗi lên từ đám cổ động viên là các bậc cha mẹ lũ trẻ cầu thủ. Billy đứng như trời trồng nhìn hai đội đổi sân.

"Cha" la lớn:

- Không sao đâu, Billy. Lần tới con sẽ đánh trúng.

Billy cố nhoẻn cười.

John Cotton, huấn luyện viên của đội Billy đang chờ nó:

- Em ra khỏi sân ngay! - Ông ta bảo.

- Nhưng, thưa ông Cotton...

- Không nhưng gì hết. Ra khỏi sân ngay.

Cha của Billy đau đớn nhìn con thất thểu rời sân cỏ. Ông ta không thể làm như thế, gã bụng bảo dạ. Ông ta phải cho Billy thêm một cơ hội nữa chứ. Ta phải nói chuyện với ông ta mới được. Vừa lúc đó, điện thoại di động của gã đổ chuông. Gã cho nó reo bốn lần mới tiếp nhận cuộc gọi. Chỉ có một người biết được số máy cầm tay của gã thôi. Hắn biết mình muốn được yên vào những ngày cuối tuần mà, gã tức tối nghĩ.

Người ở máy bên kia nói khẽ độ vài phút. "Cha" lắng nghe, thỉnh thoảng gật đầu. Rút cuộc gã đáp:

- Vâng, tôi hiểu. Tôi sẽ lo việc đó.

- Mọi chuyện ổn cả chứ, anh yêu? - Vợ gã hỏi.

- Không, anh e là không. Họ muốn anh làm việc cả vào thứ bảy và chủ nhật còn anh thì đã có kế hoạch làm món thịt nướng cho cả nhà vào ngày mai.

Vợ gã cầm lấy tay gã mà nói âu yếm:

- Anh khỏi phải lo chuyện đó. Công việc của anh quan trọng hơn.

Không có gì quan trọng hơn gia đình ta hết. Dan Quay le hẳn hiểu điều nầy.

Tay gã bắt đầu ngứa ran và gã gãi. Sao nó lại ngứa ghê thế nhỉ? Ta sẽ phải đi gặp bác sĩ da liễu mình được.

***

John Cotton làm trợ lý giám đốc siêu thị địa phương. Ông ta là người lực lưỡng, tuổi ngoài năm mươi.

Cotton nhận lời làm huấn luyện viên cho đội tuyển thiếu nhi bởi có con trai chơi trong đó. Đội ông ta thua trận hôm thứ bảy là do lỗi của Billy.



Khi siêu thị đã đóng cửa và John Cotton đang đi ra xe thì một người lạ mặt tiến đến.

- Xin lỗi, ông Cotton.

- Vâng?

- Không biết ông có cho phép tôi nói chuyện với ông một lát không?

- Siêu thị đã đóng cửa.

- Ồ không phải chuyện cái siêu thị. Tôi muốn nói chuyện với ông về con trai tôi kia. Billy đã rất chán nản khi ông đuổi nó ra khỏi sân và nói với nó rằng nó sẽ không được chơi nữa.

- Billy là con trai ông à? Tôi lấy làm tiếc vì đã để nó chơi. Nó sẽ không bao giờ trở thành một cầu thủ bóng chày được.

Cha của Billly chân thành nói:- Ông làm như vậy là không công bằng, ông Cotton.

- Tôi biết Billy chứ. Nó là đứa chơi tốt. Rồi ông sẽ thấy nó chơi trong trận thứ bảy tới.

- Nó sẽ không chơi vào thứ bảy tới đâu. Tôi đuổi nó rồi.

- Nhưng mà...

- Không nhưng gì cả. Chuyện thế đấy. Thôi nhé, nếu không còn gì khác thì xin phép ông, tôi đi đây.

- Ồ, vẫn còn đấy. - Cha Billy mở cái gói trong tay ra, để lộ một cây gậy bóng chày. Gã nói với giọng nài nỉ. - Đây là cây gậy Billy vẫn dùng. Ông thấy đấy cây gậy đã vỡ đầu nên thật không công bằng khi phạt nó như vậy...

- Nầy ông, tôi cóc cần biết cáì gậy đó ra sao đâu. Con ông đã bị đuổi!

Cha Billy thở dài chán ngán:

- Ông có tin là mình sẽ không đổi ý không?

- Không có cơ hội cho tôi đổi ý đâu.

Cotton vừa sờ vào tay nắm cửa xe thì cha Billy cũng vung cây gậy lên và đập vỡ tan kính hậu.

Cotton bàng hoàng nhìn gã.

- Ông... ông làm cái trò gì thế?

Khởi động chút xíu cho ấm người ấy mà, - vừa nói gã vừa đánh mạnh vào xương bánh chè của Cotton.

John Cotton thét lên và ngã xuống, quằn quại vì đau đớn.

- Mày điên rồi. Cứu tôi với.

Cha Billy quì xuống bên cạnh, nói khẽ:

- Mày mà còn kêu thêm một tiếng là tao đập vỡ nốt cái xương bánh chè còn lại.

Cotton kinh hoàng nhìn gã. Gã lạnh lùng tiếp:

- Nếu con trai tao không có mặt trong đội hình vào thứ bảy tới thì tao sẽ giết mày và giết con trai mày. Tao nói vậy đã rõ chưa?

Cotton cố nghiến răng kỳm cơn đau và gật đầu.

- Ồ mà tao không muốn chuyện nầy lộ ra đâu nhé.



- Tao có bạn bè. - Gã nhìn đồng hồ. Gã vừa đủ thời gian để đáp chuyến bay tới Boston.

Tay gã lại bắt đầu ngứa.

Vào lúc bảy giờ sáng ngày chủ nhật, gã vận com lê, tay xách chiếc cặp da sang trọng đi bộ qua Quảng trường Copley ra phố Stuart. Gã bước vào toà nhà hiệp hội Luật gia Boston. Với cả tá chủ nhân trong toà nhà đồ sộ đó, nhân viên bảo vệ có tài thánh cũng chẳng nhận ra gã là ai.

- Chào ông, - gã lên tiếng.

- Chào ngài. Tôi có thể giúp gì ngài không?

Gã thở dài:

- Đến Chúa cũng chẳng giúp gì được tôi. Người ta nghĩ tôi chẳng có việc gì khác ngoài bỏ ra cả ngày chủ nhật để làm cái việc mà một kẻ nào khác có thể đã làm rồi.

Viên bảo vệ nói, giọng thông cảm:

- Tôi hiểu cảm giác đó. - Ông ta kéo chốt cửa. - Ông làm ơn kí vào đây.

Gã kí đánh xoẹt và đi ra chỗ thang máy. Văn phòng mà gã đang tìm nằm ở tầng năm, song gã theo thang máy lên tầng sáu rồi mới lội bộ xuống. Đi dọc hành lang một đoạn gã thấy có tấm biển đồng, ghi: "RENQUIST, RENQUIST & FITZGERALD, LUẬT SƯ".

Gã nhìn quanh, và khi thấy hành lang trống trơn mới mở cặp, lôi ra một túi đồ nghề. Gã mở cửa phòng trong khoảng năm giây.

Gian tiếp tân được bài trí theo lối cổ, thị hiếu bảo thủ, đúng kiểu một hãng luật hàng đầu Boston. Gã đứng yên một lát để định vị, đoạn đi vào gian lưu trữ hồ sơ. Trong đó có một dãy tủ sắp xếp theo thứ tự chứ cái. Gã lần đến chứ R-S. Tủ khoá.

Gã bèn rút trong cặp ra một bản chìa khoá chưa khoét răng, một cái cưa nhỏ và một đôi giũa. Gã tra bản chìa khoá vào ổ, lắc nhẹ một lát. Sau vài giây gã rút nó ra và ngắm nghía những vệt đen hằn trên đó rồi hí hoáy giũa. Miệng gã nhoẻn cười khi nhận ra mình đang lẩm bẩm: "Phải đi những nơi thật xa"

Một kỳ nghỉ thực thụ nhé. Ta tin lũ trẻ sẽ rất khoái Hawaii

Cánh cửa tú rút cuộc cũng được mở. Chỉ nháy mắt gã đã tóm được bộ hồ sơ cần tìm. Gã rút chiếc máy ảnh Pentax nhỏ ra và bắt đầu bấm. Mười phút sau thì xong. Đoạn gã lấy vài mẩu giấy Kleenex, đi ra vòi nước nhúng cho ướt rồi thấm sạch những vụn kim loại rơi ra sàn nhà. Gã khoá tủ hồ sơ lại, bước ra hành lang, đóng nốt cửa văn phòng và chuồn khỏi toà nhà.Ngoài khơi tối hôm ấy, thuyền trưởng Vacarro tới phòng Stanford.

- Ngài Stanford...

- Có tôi.

Thuyền trưởng chỉ lên tấm bản đồ điện tử trên tường và nói:

- Tôi e là cơn bão đang mạnh lên. Tâm cơn Libeccio nầy nằm ở eo biển Bonifacio. Theo thiển ý của tôi, chúng ta nên tạm lánh vào vịnh chờ đến khi...

Stanford vội cắt ngang:

- Đây là một con tầu tốt, và ông là thuyền trưởng tốt Tôi tin ông có thể vượt qua cơn bão.

Thuyền trưởng Vacarro lưỡng lự:

- Tôi sẽ cố hết sức, thưa ngài.

- Tôi tin như vậy, thuyền trưởng ạ.

Stanford ngồi trong văn phòng và vạch chiến lược của mình. Ông sẽ gặp René ở đảo Corsica và giải quyết mọi chuyện trong buổi gặp ấy. Sau đó, trực thăng sẽ đưa ông đi Naples, rồi từ Naples ông sẽ gọi máy bay đưa ông về Boston. Mọi chuyện sẽ suôn sẻ cả ông thầm nghĩ. Ta chỉ cần có bốn mươi tám tiếng đồng hồ. Chỉ bốn mươi tám tiếng thôi.

***

Ông tỉnh giấc vào lúc hai giờ sáng bởi tiếng gió rít và con tàu tròng trành dữ dội quá. Stanford đã gặp bão biển nhiều lần, song chưa có cơn nào ghê gớm như cơn nầy. Thuyền trưởng Vacarro nói đúng.

Stanford ngồi dậy, tay bám chặt thành giường cho khỏi ngã rồi lần mò đi ra chỗ tấm bản đồ. Con tầu đang ở vùng eo biển Bonifacio. Chúng ta sẽ tới Ajaccio trong vài giờ nữa. Tới được đó là an toàn

Những sự kiện tiếp theo xảy ra trong đêm đó chỉ là sự phỏng đoán. Báo chí chọ rằng bâo lớn đã hất một số người xuống biển, và Stanford đã cố cứu họ, song vì con tầu tròng trành nên ông đã mất thăng bằng và ngã ra ngoài bao lơn. Dmitri Kaminsky thấy ông ngã xuống nước liền vớ lấy máy liên lạc nội bộ và kêu lên:

- Có người rơi!

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện ngôn tình full
Nguyên Tôn

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Sáng, Trưa Và Đêm

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook